Bangladesh: 'Người sống sót sau 17 ngày'


Cập nhật: 11:44 GMT - thứ sáu, 10 tháng 5, 2013

Rehsma Shariful Islam sống sót sau 17 ngày kể từ tòa nhà bị sập.
Các nhóm cứu hộ vừa tìm được một người còn sống trong đống đổ nát trong lúc số nạn nhân tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất ở Bangladesh đã vượt quá 1000.
Vào chiều hôm thứ Sáu, khi lính đang dọn trên tầng hai thì họ nghe có tiếng người phía dưới.

Ngay sau đó đã có lệnh ngưng dọn dẹp và người ta đưa thiết bị dò tới và thấy một người phụ nữ vẫy tay và nói "Tôi vẫn ở đây, tôi là Reshma".
Chỉ trong vài phút sau hàng trăm lính và nhân viên cứu hỏa đã được điều tới cùng các thiếtt bị khoan và cắt thép để giải cứu cho bà.
Bà Rehsma Shariful Islam sống sót sau 17 ngày kể từ khi tòa nhà bị sập và không bị thương nặng.
Tin cho hay bà có thể nói được với những người cứu hộ.
Tòa nhà Rana Plaza 8 tầng là cơ sở của nhà máy may mặc gần Dhaka bị sập vào ngày 24/04 với số người bị kẹt trong đó không rõ là bao nhiêu.
Nhà chức trách nói khoảng 2500 người bị thương trong vụ tai nạn và 2438 được cứu sống.
Chiến dịch cứu hộ đáng ra sẽ kết thúc vào hôm thứ Sáu 10/05 và trước khi tìm được nạn nhân nói trên người ta dự kiến sẽ dùng máy ủi để dọn dẹp sau đó.
Bắt quay lại làm
Nhiều người không tìm được xác thân nhân thiệt mạng.
Vào sáng thứ Sáu, các quan chức nói họ tìm được 1021 xác trong các đống gạch đổ nát và 650 xác đã được xác nhận danh tính và chuyển cho thân nhân.
Nhiều xác đã bị biến dạng nhưng có thể xác định được danh tính nhờ điện thoại di động trong túi nạ nhân hoặc thẻ ra vào chỗ làm của họ với đa số nạn nhân là phụ nữ.
Nhà chức trách đang thử mẫu DNA của các nạn nhân để dùng cho mục đích bồi thường trong tương lại, AFP đưa tin.
Một số xác được đưa tới một trường học gần đó nơi thân nhân của các nạn nhân chờ nhiều ngày qua.
Tòa nhà Rana Plaza có nhiều xưởng may đặt tại đây và một số người đã bị bắt và bị buộc tội vì để tòa nhà bị sập do thiếu các tiêu chuẩn an toàn.
Nhiều người xuống đường phản đối và kêu gọi án tử hình cho chủ tòa nhà Rana Plaza là Mohammad Sohel Rana.
Chỉ một ngày trước khi tòa nhà bị sập, người ta đã tạm thời sơ tán người tại đây khi thấy vết nứt trên tường.
Tuy nhiên sau đó công nhân lại được phép quay lại hoặc được giới chủ các xưởng may bảo họ quay lại làm việc.
Chính phủ Bangladesh đã tiến hành điều tra sơ bộ và phát hiện bốn máy phát điện lớn làm rung các tầng phía trên gây ra vụ sập nhà thảm khốc này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?