Người VN bị từ chối nhập cảnh Nội Bài

Cập nhật: 08:29 GMT - thứ tư, 1 tháng 5, 2013

Ông Phạm Văn Điệp
Ông Phạm Văn Điệp từng có nhiều bài viết về chính trị-xã hội Việt Nam
Ông Phạm Văn Điệp, 45 tuổi, nói ông đã bị từ chối nhập cảnh ở sân bay Nội Bài cho dù vẫn có quốc tịch Việt Nam.
Từ Nga, nơi ông thường trú cùng vợ con, ông Điệp nói với BBC rằng hôm 24/4 vừa qua, khi từ Moscow bay về Nội Bài, Hà Nội lúc 8 giờ sáng, ông đã bị từ chối làm thủ tục xuất nhập cảnh.

"Đến gần 9 giờ 30, đại diện Công an Xuất nhập cảnh ở sân bay Nội Bài đến yêu cầu tôi phải quay lại máy bay để trở về Moscow."
Khi hỏi, ông Phạm Văn Điệp được trả lời rằng lý do không cho ông nhập cảnh là vì ông đã "vi phạm pháp luật Việt Nam".
Trong cuộc đôi coi với nhân viên xuất nhập cảnh, thoạt tiên ông Điệp từ chối không quay lại Moscow vì "tôi là công dân Việt Nam" và không mang một quốc tịch gì khác.
Ông cũng cho rằng chỉ có Chủ tịch nước mới có thể tước quyền công dân của ông.
Thế nhưng sau đó, ông đã bị cảnh sát cơ động áp tải ra máy bay trong cùng buổi sáng.

'Chống phá Nhà nước'

Ông Phạm Văn Điệp cho BBC hay rằng cán bộ xuất nhập cảnh cáo buộc ông đã hoạt động "chống phá Nhà nước".
"Tôi cho rằng nguyên nhân họ làm như vậy là vì tôi từng tham gia đảng Dân chủ Việt Nam từ thời ở trong nước, khi ông Hoàng Minh Chính phục hoạt đảng này," ông suy đoán.
Ông Điệp cũng là người viết nhiều bài về tình hình xã hội - chính trị Việt Nam, đăng trên các website ở hải ngoại mà Việt Nam cho là 'chống đối' như Đàn Chim Việt hay Dân Luận; cũng như trên blog cá nhân của mình.
Khi quay trở lại Nga, ông đã viết đơn lên Đại sứ quán Việt Nam ở Liên bang Nga để khiếu nại và yêu cầu phục hồi quyền lợi hợp pháp.
"Đơn khiếu nại về việc vi phạm quyền tự do về nước của Công dân" của ông Điệp cũng yêu cầu nhà chức trách hoàn lại tiền vé đi về Việt Nam của ông.
Lá đơn được ông Phạm Văn Điệp gửi đi hôm 29/4 và hiện đang chờ phúc đáp của sứ quán.
Quê quán ở Thanh Hóa, ông Điệp sang Nga từ 1992 và làm công việc kinh doanh.
Ông cho hay từ đó tới nay ông đã về Việt Nam nhiều lần 'nhưng chỉ có lần này bị không cho nhập cảnh".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện