Phó thủ tướng Nhật: 1.500 năm chưa bao giờ có quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh


Phó thủ tướng Nhật Taro Aso trong hội nghị Ngân hàng Phát triển Á châu tại ngoại ô New Delhi ngày 04/05/2013.

Phó thủ tướng Nhật Taro Aso trong hội nghị Ngân hàng Phát triển Á châu tại ngoại ô New Delhi ngày 04/05/2013.
REUTERS/Adnan Abidi

Đức Tâm
Đang công du Ấn Độ, ông Taro Aso, Phó thủ tướng Nhật Bản tuyên bố rằng trong quá khứ hơn một nghìn năm qua, chưa bao giờ Tokyo có quan hệ thuận hòa với Trung Quốc.

Theo tờ Nikkei và Sankei Shimbun của Nhật Bản, ngày hôm qua 04/05/2013 trong cuộc gặp các doanh nhân Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, Phó thủ tướng Taro Aso bình luận : « Ấn Độ có đường biên giới chung với Trung Quốc, còn Nhật Bản thì có những điểm tiếp xúc hàng hải với Trung Quốc, thế nhưng trong quá khứ 1.500 năm và xa hơn nữa, chưa bao giờ chúng tôi có quan hệ với Trung Quốc cực kỳ suông sẻ cả ».
Ông Aso đã từng là Thủ tướng, đưa ra lời bình luận nói trên để đáp lại gợi ý là Nhật Bản và Ấn Độ nên tăng cường hợp tác quốc phòng và hàng hải, vì hai nước đều có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
Quan hệ New Delhi và Bắc Kinh hiện đang căng thẳng vì tại Himalaya, các binh sĩ Trung Quốc đóng quân ngay trên phần lãnh thổ mà Ấn Độ tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Vẫn theo báo chí Nhật Bản, trong chuyến thăm Ấn Độ, Phó thủ tướng Taro Aso đã kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản, Úc, Ấn và Hoa Kỳ nhằm bảo đảm ổn định trong khu vực.
Tháng trước, ông Taro Aso đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông khi ông đến thăm khu đền Yasukuni, nơi thờ phụng 2,5 triệu người Nhật thiệt mạng vì đất nước, nhưng trong số này lại có bài vị của một số kẻ bị kết án phạm tội ác chiến tranh trong chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Đối với chính quyền Bắc Kinh và Seoul, đền thờ Yasukuni được coi là biểu tượng của quân phiệt Nhật Bản, đã từng chiếm đóng và gây tội ác ở nhiều quốc gia châu Â, đặc biệt là tại Trung Quốc và Hàn Quốc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện