VN 'yêu cầu TQ dừng việc làm sai trái'


Cập nhật: 07:29 GMT - thứ tư, 1 tháng 5, 2013

Lễ Khao Lề thế lính Hoàng Sa
Người phát ngôn Việt Nam lại lên tiếng yêu cầu Trung Quốc 'không làm ảnh hưởng tới hòa bình ổn định ở Biển Đông'.

Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước một số hành động của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa như khánh thành nhà sách trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất của Hoàng Sa; tổ chức đưa khách du lịch và chuẩn bị thi câu cá tại đây, ông Lương Thanh Nghị nói: “Những việc làm trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, trái với Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc..."

Ông cũng tái khẳng định chủ quyền "không thể tranh cãi" của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Người phát ngôn của Việt Nam nói thêm: "Chúng tôi yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt các việc làm sai trái nêu trên, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở Biển Đông”.
Tuyên bố nói trên không có gì mới so với các phản đối trước đó mà giới chức Việt Nam đưa ra trước các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông.

Trả lời bằng hành động

Tuy nhiên, Việt Nam mới đây cũng có những hoạt động khẳng định chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, mà Trung Quốc chưa có phản ứng.
Gần đây nhất, huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ Khao Lề thế lính Hoàng Sa để vinh danh các binh phu đã ngã xuống ở vùng biển Hoàng Sa cũng như nhắc lại chủ quyền lịch sử của Việt Nam tại quần đảo này.
Trước đó, một hội thảo quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa đã được tổ chức ở Quảng Ngãi.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang cũng mới ra thăm Lý Sơn để khẳng định cam kết giữ chủ quyền tại các vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong một diễn biến có liên quan, Tân Hoa Xã đưa tin đội tàu hải giám Trung Quốc gồm các tàu Hải giám 84 và Hải giám 74 thi hành nhiệm vụ "tuần tra bảo vệ chủ quyền định kỳ" lần thứ 13 trên Biển Đông đã về đến Quảng Châu hôm 29/4.
Đội tàu tuần tra này đã ra khơi 12 ngày với hải trình hơn 4.500 hải lý, tới các quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và các vùng biển phụ cận.
Theo Tân Hoa Xã, đội tàu này đã tiến hành "giám sát thu thập bằng chứng và triển khai hành pháp bảo vệ chủ quyền đối với các hành vi xâm phạm chủ quyền được phát hiện trong quá trình tuần tra

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?