Vui buồn sau Hội nghị Trung ương 7


Quốc Phương

Cập nhật: 14:57 GMT - thứ bảy, 11 tháng 5, 2013

Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn củng cố lại sức mạnh của Đảng Cộng sản và niềm tin vào Đảng của quần chúng

Một số nhà quan sát trong nước đưa ra những nhận định ban đầu về Hội nghị Trung ương 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cuộc họp kín đã bế mạc hôm 11/5, với thông báo có thêm hai tân ủy viên Bộ Chính trị: ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội.
Trao đổi với BBC từ Sài Gòn, Giáo sư Tương Lai, nguyên thành viên Ban cố vấn Thủ tướng Chính phủ, cho rằng việc hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ không trúng ghế ủy viên Bộ Chính trị là "tin mừng".
"Xu hướng vừa rồi khi Ban Chấp hành Trung ương bác bỏ phương án ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị, riêng cá nhân tôi nhìn nhận đó là một bước phát triển đáng mừng," ông nói với BBC Việt ngữ hôm 11/5/2013.
Ông Tương Lai cáo buộc: “Nếu như ông Nguyễn Bá Thanh tiếp tục hỗ trợ quan điểm đi với Trung Quốc, thì sẽ giữ được Đảng, và giữ được chế độ, đấy là quan điểm người ta cho rằng ưu tiên, cách tư duy ấy thể hiện một cái nhìn gây phẫn nộ trong giới trí thức và trong truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của cả dân tộc.”
Bất ngờ ở Hội nghị Trung ương 7
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhận định sau khi Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bế mạc.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Từ Hà Nội, luật sư đối kháng Nguyễn Văn Đài cho rằng Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân"không thuộc phe nào".
Ông nói: "Hai người này theo tôi có quan điểm trung dung, không thuộc một phe phái nào lớn ở trong Đảng. Họ được bầu bổ sung vào Bộ Chính Trị, tôi cho rằng đây là thắng lợi của nhóm lợi ích trong Đảng."
"Họ đã cố tình bầu cho những người không có vai trò gì trong cuộc chiến chống tham nhũng hay mong muốn cải cách đất nước, đây là một điều hết sức thất vọng cho toàn thể nhân dân Việt Nam."
'Thiếu kinh nghiệm'
Trong khi đó, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng lý do mà hai lãnh đạo ở các ban Nội chính Trung ương và Kinh tế Trung ương không được bầu là vì ông Thanh thiếu kinh nghiệm lãnh đạo ở phạm vi quốc gia, còn ông Huệ chưa có kinh nghiệm ở địa phương.
"Trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng Ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh (phải) đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Ông Doanh nói: "Vấn đề là ông Nguyễn Bá Thanh đã không kinh qua một nhiệm vụ nào ở Trung ương cả, cho nên xét về một Ủy viên Bộ Chính trị, có nhiều đồng chí trung ương cho rằng ông Nguyễn Bá Thanh mới có kinh nghiệm ở địa phương chứ chưa có ở trung ương.
"Và điều nữa, có lẽ điều này mọi người đều đã biết, là trước và sau khi ra nhậm chức Trưởng Ban Nội chính ở Hà Nội, ông Nguyễn Bá Thanh đã có một số tuyên bố làm công luận hết sức chú ý, là sẽ bắt hết, sẽ hốt liền, và các tuyên bố đó có thể làm cho người này người khác có e ngại nhất định."
Giữa việc Đảng bổ sung nhân sự cao cấp ở Bộ Chính trị, Ban Bí thư và biến đổi, chuyển biến trên thị trường, kinh tế trong nước, Tiến sỹ Doanh nói ông không thấy có liên hệ gì rõ rệt giữa hai vấn đề, vì theo ông kinh tế thị trường không chịu chi phối quyết định nào từ những bàn cãi về phê và tự phê.

'Bưng bít thông tin'

Một người khác, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, phê phán cách thức mà Trung ương và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản tổ chức Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng như các sự kiện chính trị, Đại hội, hội nghị BCH Trung ương quan trọng hàng đầu khác từ trước.
Ông nói: "Lẽ ra với tư cách một Đảng chính trị có tư cách rất lớn trong cuộc sống chính trị của đất nước, thì bất kỳ đảng chính trị nào cũng phải hoạt động một cách công khai, một cách minh bạch."
'Thắng lợi của nhóm lợi ích'
Luật sư bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài cho biết suy nghĩ về Hội nghị Trung ương 7.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
"Và cái kiểu mà vẫn bưng bít thông tin, tạo ra một sự thống nhất giả tạo và để cho người bên ngoài thấy như một cái hộp đen, và thực sự không biết rằng bên trong hộp đen đó thế nào, thì đấy là một điều rất đáng suy ngẫm và cần thay đổi triệt để."
Về cung cách Đảng họp các Hội nghị trung ương, hôm thứ Bảy, luật sư Nguyễn Văn Đài cững chỉ trích Đảng vẫn còn "giữ bí mật" với nhân dân và đây là một điểm mà người dân cần nhận thức để thay đổi.
Ông nói: "Từ khi đảng nắm được quyền lãnh đạo từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975 ở trên toàn bộ đất nước, thì mọi hội nghị hay cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đều rất bí mật,
Hội nghị của Đảng Cộng sản bầu thêm hai ủy viên Bộ Chính trị
"Chỉ những bài phát biểu khai mạc và bế mạc được truyền hình trực tiếp cho người dân biết, còn toàn bộ những cuộc tranh luận hay các cuộc đấu đá diễn ra trong nội bộ của họ thì người dân không được biết, tất cả những gì dân biết, chỉ qua những tin đồn."
Ông Đài cho rằng điều này hoàn toàn trái ngược với điều Đảng Cộng sản nói với người dân là dân có quyền kiểm tra, giám sát tất cả những gì mà Đảng làm, hay các quy định quyền giám sát của người dân đối với Chính quyền và Đảng cầm quyền.
"Quyền lực thực sự vẫn nằm hoàn toàn trong tay hai trăm ủy viên trung ương, trong đó 175 ủy viên chính thức, 25 ủy viên dự khuyết. Họ quyết định mọi vấn đề của đất nước và người dân Việt Nam chỉ có nghĩa vụ chấp hành," ông nói với BBC.
Hôm 11/5, Bấm Báo Điện tử của Đảng Cộng sản đưa tin: "Sáng 11/5, sau 10 ngày làm việc khẩn trương, dân chủ, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra."
"Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất cao thông qua nội dung các nghị quyết, kết luận của Hội nghị," trang thông tin điện tử của Đảng cho hay.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?