Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama lại đến thăm ‘chùa lạ’?

Posted on 23/05/2016

 
Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama lại đến thăm ‘chùa lạ’?
 
    
Quí độc giả thân mến,

Nhiều ý kiến trên mạng xã hội một mặt vừa rất phấn khởi trước chuyến thăm của TT Obama đến VN nhưng cũng vừa tỏ ra lo lắng hoài nghi về các hoạt động chính thức của Ông vào đúng thời điểm thật đặc biệt của đất nước trước các biến động rất sâu xắc và toàn diện … nó gần giống như bối cảnh của Ukraina mới đây
Tuy chưa có đủ thông tin về các Thỏa thuận gì sẽ được ký kết, ở lảnh vực nào nhưng với hơn 800 thành viên tháp tùng TT quả là rất đặc biệt, một số lượng quá đông hơn bình thường đến một nước cựu thù nhưng nhiều tin đã cho thấy hai mục tiêu chính của chuyến công du nhắm vào việc bỏ cấm vận vũ khí, TPP và có thể một vài bất ngờ khác …
Rất nhiều ước ao cháy bỏng được thấy Ông sẽ làm như những gì Ông đã làm cho nhân dân Miến Ðiện
Nhưng người ta tự hỏi tại sao đã theo đúng nghi thức khi TT Obama thăm CT nước ở phủ CT, gặp TT ở phủ TT, viếng TBT ở VPTUD nhưng Ông lại được Bà chủ tịch Quốc hội NTKN tiếp tại Nhà sàn của HCM làm cho nhiều người không hiểu nổi có phải đây là một vinh dự cho TT siêu cường số 1 của thế giới hay là Ông không xứng để được đứng trước Quốc hội VN như ông hoàng đế đỏ TCB hay tệ hại hơn ông có thể “được đề nghị” khi đến đó chụp lưu niệm vài tấm hình được chuẩn bị trước đúng vị trí dưới hình của HCM (như TT Bush đến VN trước đây) để người ta diễn giải rằng vị Tổng thống của Hiệp chủng quốc Hoa kỳ đến đó để tỏ lòng ngưỡng mộ “Vị cha già của dân tộc VN” y như Ông sắp đến “Chùa lạ quắc” hay Miễu Phước Hải do người Tàu xây để thờ mấy ông Thần Tàu để TT “bày tỏ lòng thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam”? (vì nơi thờ Thần phải gọi là Miếu hay Miễu hoặc Ðền chứ không thể là Chùa mà thờ Thần)
Nếu TT Obama thực tâm quan tâm nhân quyền cho người VN xin hãy đến gặp Trần Huynh Duy Thức đang lảnh án 16 năm ông Ngô Hào (án 15 năm), Phạm Xuân Diệu (án 13 năm) Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Ðài, hay các nhà bất đồng chính kiến bên ngoài như HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn Văn Lý, hay BS Nguyễn Đan Quế…
Nếu ngài TT muốn gởi thông điệp tự do tôn giáo cho Việt Nam xin hãy đến viếng Nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội hay Nhà thờ Kỳ Đồng thuộc DCCT Sài Gòn, Thanh Minh Thiền viện hoặc Chùa Liên Trì của HT Thích Không Tánh ở Sài Gòn hay thừa nhận quyền thống trị tôn giáo của đảng CSVN khi chọn “Chùa lạ”?
TT Obama có lẽ muốn nói với chúng ta rằng “Ðúng nước Mỹ luôn tôn trọng nhân quyền và mong muốn Nhân dân VN được hưởng đầy đủ Nhân quyền ” nhưng muốn được vậy thì chính Nhân dân VN phải tự đứng lên trước . BBT

Phản ứng dư luận: Tại sao ông Obama lại đến thăm ‘chùa lạ’?

 Đang dấy lên những ngạc nhiên lẫn nghi ngại của khá nhiều dư luận trong nước và cộng đồng người Việt hải ngoại về kế hoạch thăm “chùa lạ” của Tổng thống Obama trong đợt công du Việt Nam tháng 5/2016.
Theo lịch trình thăm viếng Việt Nam do Nhà Trắng phổ biến, Tổng thống Barrack Obama, sau bài diễn văn “với nhân dân Việt Nam”, dự kiến bắt đầu khoảng 12h trưa ngày Thứ Ba 24 tháng 5 năm  2016, sẽ ra sân bay Nội Bài để bay vào TP. HCM vào buổi chiều. Việc đầu tiên là ông sẽ đến thăm Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) để (theo lời ông Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes) “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ văn hóa truyền thống Việt Nam”.
Quang cảnh nhếch nhác thường thấy trước chùa Phước Hải (Ngọc Hoàng) ở đường Mai Thị Lựu, quận 1, TP.HCM. Địa chỉ này cũng khá nổi tiếng với hiện tượng “buôn thần bán thánh”. Phía Mỹ đã không biết hay không quan tâm đến “đặc thù” này?
Nhưng theo tìm hiểu của những người Việt am hiểu, chùa Ngọc Hoàng, mặc dầu mang tên “chùa” nhưng không phải là ngôi chùa vì nơi đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và thờ các thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Tàu như: thần Thiên Lôi, thần giữ cửa, thần Thổ Địa, thần Táo Quân,thần Hà Bá, thần Lã Tổ, Thái Tuế, thần Lỗ Ban và Kim Hoa thánh mẫu. Cộng đồng không hiểu vì sao mà chính phủ và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam lại giới thiệu ngôi chùa Tàu này với Tổng thống Obama để ông “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam”?
Phải chăng phía Mỹ đã bị “hố” khi để mặc chính quyền Việt Nam đạo diễn một cuộc viếng thăm cơ sở tôn giáo hoàn toàn không mang tính tiêu biểu, nếu không muốn nói là còn phát sinh những hơi hám mang yếu tố “đồng chí tốt”?
———————-
THƯ GỬI ĐẠI SỨ MỸ
Tp Hồ Chí Minh ngày 22.5.2016
Kính gửi Ngài Đại sứ Ted Osius,
Đã từng quen biết và tin tưởng ngài qua những lần tiếp xúc với Ngài và với những quan chức ngoại giao của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi muốn trao đổi với Ngài một vấn đề mà theo nhận thức của tôi là hết sức cấp bách và tế nhị vào dịp Tổng thống Barack Obama đến Việt Nam và thăm TP Hồ Chí Minh.
Theo bản tin của BBC ngày 21.5.2016 về “Lịch trình của Tổng thống Obama ở Việt Nam”, dẫn lời của Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes khi đến Thành phố Hồ Chí Minh thì “ngay lập tức, Tổng thống sẽ đến thăm Chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải) để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam”.
Chúng tôi hết sức ngỡ ngàng về tin này. Vì sao các ngài lại chọn chùa Ngọc Hoàng (Phước Hải tự) để Tổng thống đến thăm để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam“? Vậy “Chùa Ngọc Hoàng” có lai lịch ra sao?
Theo Wikipedia [Bách khoa toàn thư mở] thì:
Ngôi chùa vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người tên Lưu Minh (pháp danh là Lưu Đạo Nguyên, người Quảng Đông, Trung Quốc) xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 20 …Năm 1982, Hòa thượng Thích Vĩnh Khương đến tiếp quản điện thờ. Kể từ đó điện thờ này thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đến năm 1984, thì điện Ngọc Hoàng được đổi tên là “Phước Hải Tự”. Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thầnThổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề),Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy [4], v.v… Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng..
Một ngôi chùa như vậy liệu có tiêu biểu cho “truyền thống văn hóa Việt Nam” không?
Đành rằng trong quá trình tiếp biến văn hóa, với sự giao thoa của văn hóa tín ngưỡng, những ngôi chùa Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của những kiến trúc của các ngôi chùa Ấn Độ, Trung Hoa, song bản sắc Văn hóa Việt Nam vẫn là nét chủ đạo trong các chùa cổ của Việt Nam. “Đất vua, chùa làng”, “trẻ vui nhà già vui chùa”, từ xa xưa khi Phật giáo giữ vị trí độc tôn, thì ngôi chùa làng không chỉ tọa lạc ở nơi linh thiêng có cảnh quan đẹp nhất của một làng quê mà còn tọa lạc ngay chính trong tâm hồn cả cư dân trong làng đó.
Bản sắc văn hóa truyền thống Việt Nam một phần lớn, nếu chưa muốn nói là nhân tố quan trọng nhất thường được hun đúc, nuôi dưỡng và phát huy từ những ngôi chùa đó.
Trong quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa, với nhiều biến đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố, vai trò và ảnh hưởng của những điều vừa nói tuy không còn nguyên vẹn, nhưng ở những phần giá trị cốt lõi, thì những ngôi chùa muốn được xem là tiêu biểu của văn hóa Phật giáo Việt Nam vẫn phải giữ cho được. Ở giữa Tp Hồ Chí Minh đương nhiên không có ngôi chùa làng, nhưng cũng không quá hiếm những ngôi chùa thuần Việt hoặc đậm sắc thái, tính cách Việt để có thể giới thiệu cho những ai muốn hiểu về “truyền thống văn hóa Việt Nam”.
Đó là thiển ý của chúng tôi muốn gửi đến ngài Đại sứ. Xin được nói thêm rằng, tôi vừa trao đổi nội dung thư này với giáo sư Cao Huy Thuần,  một nhà nghiên cứu uyên bác về Phật giáo, tác giả của nhiều tác phẩm viết về đề tài này, hiện là giáo sư về ngành chính trị học tại Đại học Picardie,Pháp. Gs Cao Huy Thuần đã hoàn toàn nhất trí với những ý kiến trình bày trong thư và muốn qua lá thư này, nhờ tôi chuyển đến Ngài Đại sứ ý kiến của ông.
Chúng tôi mong rằng, với trách nhiệm và sự hiểu biết khá kỹ về văn hóa Việt Nam, Ngài sẽ có sự can thiệp kịp thời về một sự kiện có thể sẽ gây nên những phản ứng khó lường. Đó là những phản ứng khi người Việt Nam cảm thấy bị xúc phạm. Đặc biệt là những Phật tử khắp cả nước sẽ hết sức bất bình dẫn đến phẫn nộ khi ngôi chùa đang được ngộ nhận là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa truyền thống đáng tự hào của mình, ngôi chùa duy nhất được Ngài Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đến thăm để “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam” lại “vốn là một điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế do một người Quảng Đông, Trung Quốcxâyđang thờ nhiều“thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa”.
Sự bất bình dẫn đến phẫn nộ là điều dễ hiểu nhưng lại hoàn toàn có thể cỡi bỏ chuyện đó một cách đơn giản với đầy đủ ý thức tôn trọng truyền thồng văn hóa của dân tộc Việt Nam, một dân tộc chưa hề biết cúi đầu.
Xin gửi đến Ngài Đại sứ lời chào trân trọng của chúng tôi.
Tương Lai,

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?