Tuần hành ủng hộ dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Imagecopyright epa                                                                            Image caption Đám đông vẫy cờ đêm 16/7 tại các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ                


BBC
17 tháng 7 2016

Đám đông tập hợp tại Istanbul và các thành phố khác để đáp lại lời kêu gọi bảo vệ nền dân chủ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc đảo chính quân sự thất bại.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan muốn Mỹ dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị cáo buộc là đã xúi giục cuộc nổi dậy. Tuy nhiên, ông Gulen bác bỏ bất kỳ giả định liên hệ giữa ông và những gì đã xảy ra.
Gần 3.000 binh sĩ đã bị bắt giữ và 2.700 thẩm phán bị sa thải trong lúc chính phủ tái khẳng định quyền lực.
Các tướng lĩnh được ghi nhận nằm trong số những người bị bắt giữ.
Thủ tướng Binali Yildirim gọi âm mưu đảo chính là một "vết đen của nền dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ".
Các vụ nổ bom và súng được nghe thấy tại các thành phố trọng điểm đêm 15/7. Thống kê chính thức cho thấy 161 dân thường và cảnh sát thiệt mạng, trong lúc 104 binh sĩ tham gia đảo chính cũng bị giết. 1.440 người bị thương.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry kêu gọi nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ tôn trọng pháp luật trong quá trình điều tra âm mưu đảo chính.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan kêu gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama dẫn độ giáo sĩ Fethullah Gulen.
Mỹ tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ phải chứng minh những cáo buộc trước khi việc dẫn độ ông Gulen có thể được xem xét.

'Bất ổn'

Trong khi đó, Mỹ khuyến cáo công dân nước họ về bất kỳ ý định đi đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Image copyright EPA
Image caption Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan "ngày càng trở nên độc trị"

"Khách du lịch nước ngoài và Mỹ bị các tổ chức khủng bố quốc tế và bản địa nhắm mục tiêu rõ ràng," thông cáo Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Jeremy Bowen, Biên tập viên Trung Đông của BBC News phân tích: “Có âm mưu đảo chính là do Thổ Nhĩ Kỳ bị chia rẽ sâu sắc với kế hoạch của Tổng thống Erdogan muốn thay đổi đất nước và do bạo lực lây lan từ cuộc chiến ở Syria".
"Tổng thống Erdogan và Đảng AK đã trở thành chuyên gia trong việc đắc cử, nhưng vẫn luôn tồn tại nghi ngờ về cam kết lâu dài của ông với dân chủ. Ông là một chính trị gia Hồi giáo, người bác bỏ di sản thế tục của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Ông Erdogan ngày càng trở nên độc trị và cố gắng biến mình thành một tổng thống có khả năng điều hành mạnh mẽ".
"Ngay từ đầu, chính quyền của ông Erdogan đã tham gia sâu vào cuộc chiến ở Syria, ủng hộ phe đối lập Tổng thống Assad. Nhưng bạo lực đã tràn qua biên giới, châm ngòi lại cho cuộc chiến giữa Đảng PKK của người Kurd và khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành mục tiêu của quân thánh chiến tự xưng là Nhà nước Hồi giáo.
Điều này gây lo lắng lớn. Thổ Nhĩ Kỳ phải đối diện với bất ổn và nỗ lực lật đổ Tổng thống Erdogan chưa phải là diễn biến cuối cùng”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?