Tin khắp nơi – 25/08/2016

No sub-categories
Tin khắp nơi – 25/08/2016

Donald Trump dọa đánh thuế hàng hóa Trung Quốc

Tampa, Florida. (Reuters) - Ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump đe dọa đánh thuế lên các sản phẩm của Trung Quốc, để chứng tỏ Hoa Kỳ không còn chơi đùa trong vấn đề cân bằng thương mại.
Trước đông đảo người ủng hộ, ông Trump nhấn mạnh về chính sách kinh tế của ông, cho biết nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ đề nghị tham tán thương mại Hoa Kỳ đệ đơn kiện Trung Quốc ở tại nước Mỹ, và ở cả Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trước đó, ông Trump từng cam kết đánh thuế 45% lên hàng hóa Trung Quốc.
Tại cuộc vận động ở Tampa hôm qua, ông Trump cũng gọi cựu ngoại trưởng Dân Chủ Hillary Clinton là một nhà lãnh đạo thất bại, quản trị Bộ Ngoại giao giống như trong một đất nước thế giới thứ ba. Trong những ngày gần đây, bà Clinton bị chỉ trích về mối quan hệ tài chính giữa Clinton Foundation với Bộ Ngoại giao, khi bà còn làm ngoại trưởng. Ông Trump và các thành viên khác của đảng Cộng Hòa kêu gọi một công tố viên đặc biệt để điều tra sự việc mà họ gọi là tham nhũng, với cáo buộc rằng khi còn là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, bà Clinton gặp gỡ riêng nhiều nhà tài trợ cho Clinton Foundation, mặc dù những người này không có liên quan tới chính phủ.
Ông Trum nói bà Clinton bán đặc ân để lấy tiền mặt. Cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào ngày 8 tháng 11 tới. Kết quả các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy bà Clinton vẫn đang dẫn trước ông Trump ở một số tiểu bang. (Mai Đức)

Động đất ở Myanmar

làm 3 người thiệt mạng, hàng chục chùa hư hại

Một trận động đất mạnh làm rung chuyển bắc trung bộ Myanmar hôm 24/8, đồng thời làm ít nhất 3 người thiệt mạng và gây hư hại đối với hàng chục ngôi chùa Phật giáo cổ.
Cục Khảo sát Địa chất Mỹ xác định chính xác tâm chấn của trận động đất cường độ 6,8 độ Richter là ở gần thị trấn Chauk trên sông Irrawaddy, ở độ sâu khoảng 84 km.
Nghị sĩ U Win Myint Khine, đại biểu của khu vực Chauk, nói với đài VOA rằng chấn rung đã làm hư hại ít nhất 140 ngôi đền cổ ở Bagan. Đây là một điểm đang được xem xét để trở thành di sản thế giới.
Bagan có hơn 2.000 cấu trúc Phật giáo cổ đại, bao gồm các đền, chùa từ thế kỷ 10 đến 14, và là một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Nhân viên an ninh đã được điều động đi bảo vệ các địa điểm khỏi bị nạn hôi của, và người ta đã triệu tập các cuộc họp khẩn cấp để đánh giá thiệt hại.
Mặc dù động đất khá phổ biến ở Myanmar, song quốc gia Đông Nam Á này chưa bị trận động đất gây chết chóc nào kể từ một trận động đất 6,8 độ richter ở hồi tháng 11/2012 làm chết gần 40 người.
Một trận động đất 6,9 độ richter xảy ra ở Myanmar hồi tháng 4 năm nay, nhưng chỉ gây ra những hư hại nhỏ và không có thương vong.

Ngoại trưởng Mỹ và Hoàng tử A-rập Xê-út bàn thảo về Syria

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp Hoàng tử A-rập Xê-út Mohammed bin Salman ở Jeddah sáng 25/8 để thảo luận về các hoạt động quân sự của Mỹ ở Syria và các vấn đề khác.
Ông Kerry cũng đã gặp các nhà ngoại giao của Bahrain và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh để cập nhật họ về các cuộc họp trước đó với Nga về hành động quân sự tại Syria.
Ông Kerry muốn thúc đẩy sự ủng hộ của các quốc gia vùng Vịnh khác dành cho kế hoạch về Syria trước các cuộc họp theo lịch trình với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 26/8 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Trong cuộc họp với Ngoại trưởng Lavrov, hai bên sẽ cố gắng đi đến một thỏa thuận về hợp tác quân sự và chia sẻ thông tin trong nỗ lực nhằm đánh bại các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Syria.
Chuyến thăm của ông Kerry tới A-rập Xê-út diễn ra một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ phát động cuộc tấn công vào Syria để đẩy bật các chiến binh IS khỏi thị trấn Jarablus bị các chiến binh thánh chiến kiểm soát kể từ năm 2014. Thị trấn này ở ngay bên kia biên giới phía nam của Thổ Nhĩ Kỳ.
Đài quan sát Nhân quyền Syria đặt ở Anh cho biết các chiến binh Nhà nước Hồi giáo “kháng cự rất ít” trước khi bỏ chạy vào các làng lân cận.

Afghanistan: Bắn hạ kẻ tấn công trường đại học

Lực lượng an ninh Afghanistan bắn chết hai tay súng tấn công vào trường Đại học Hoa Kỳ ở Thủ đô Kabul.
Một người được tin cho biết là bảo vệ đã thiệt mạng và ít nhất 20 người khác bị thương trong một cuộc tấn công do các tay súng dân quân gây ra, bắt đầu bằng một vụ nổ lớn trong đêm thứ Tư 24/8.
Sinh viên và nhân viên trường bị kẹt trong tòa nhà khi lực lượng an ninh tìm kiếm kẻ tấn công, nhưng cảnh sát nói vụ bố ráp đã kết thúc.
Tới nay, chưa nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công.
Cảnh sát mô tả vụ tấn công bắt đầu vào lúc 19:00 giờ địa phương (21:30 giờ Việt Nam) là “phức tạp”. Các lực lượng đặc biệt có mặt tại hiện trường cùng cố vấn quân sự Hoa Kỳ.
Fraidoon Obaidi, Cảnh sát trưởng Đơn vị Điều tra Tội phạm của Kabul nói với hãng AFP sáng thứ Năm 25/8: “Chúng tôi đã kết thúc nhiệm vụ dọn dẹp. Hai kẻ tấn công đã bị bắn hạ.”
Một trong số những người bị kẹt trong trường đại học nhiều giờ là Massoud Hossaini, một phóng viên ảnh đoạt giải Pulitzer, người đã đăng trải nghiệm của ông trên Twitter và cầu cứu được giúp đỡ.
Sau đó ông thoát ra được và nói với hãng tin AP về vụ tấn công, bắt đầu bằng một vụ nổ khi ông đang ở trong lớp học với 15 sinh viên.
“Tôi ra ngoài cửa sổ để xem chuyện gì đang xảy ra, và tôi thấy một người mặc quần áo bình thường. Hắn bắn vào tôi và làm bể kính,” ông Hossaini nói, và cho biết thêm ông đã ngã vào đống kính và bị thương ở tay.
Các sinh viên sau đó chặn cửa vào lớp học. Ông Hossaini nói ít nhất hai quả lựu đạn đã bị ném vào lớp, khiến nhiều sinh viên bị thương.
Ông và chín sinh viên khác sau đó thoát được ra ngoài qua đường cửa thoát hiểm.
“Khi chạy tôi thấy ai đó nằm trên sàn úp mặt xuống, trông họ như thể đã bị bắn từ phía sau,” ông nói.
Sinh viên Ahmad Mukhtar nói với BBC anh đang ở cách cổng chính của trường khoảng 100m và đang trên đường về nhà thì nghe thấy “sáu hai mười” phát súng và một tiếng nổ “rất lớn”.
Vụ nổ quá sáng nên trong khoảng khắc khiến cả khu vực xung quanh sáng lên, anh nói.
“Tôi trèo lên bức tường cao sáu mét để thoát,” Ahmad nói.
Những sinh viên và nhân viên trường bị mắc kẹt khác đã đăng trên Facebook và Twitter lời kêu cứu.
Vụ tấn công xảy ra hai tuần sau khi hai nhân viên của trường đại học, một người Mỹ và một người Úc, bị bắt cóc bởi các tay súng chưa rõ danh tính. Tung tích của họ hiện vẫn chưa được biết ra sao.
Trường đại học này mở cửa nhận sinh viên vào học từ năm 2005, là một đại học tư thục phi lợi nhuận do Hoa Kỳ tài trợ.
Trường dạy các khóa tiếng Anh, các chứng chỉ chuyên môn và các chương trình đại học, và nhiều chương trình khác.
Khoảng 1.700 sinh viên đang theo học tại đây, rất nhiều sinh viên ở đây có việc làm ở ngoài và theo học bán thời gian.

Chính đảng mới của Campuchia nỗ lực thu hút lòng tin

TAKEO —
Các chính đảng lớn của Campuchia đã bắt đầu vận động tại các vùng nông thôn cho các cuộc bầu cử cấp địa phương sẽ diễn ra vào tháng 6 năm tới. Các cuộc đầu phiếu này được xem là một thước đo cho cuộc bầu cử toàn quốc năm 2018. Đảng Dân chủ từ Gốc đang dần giành được sự ủng hộ của giới nông dân. Chính đảng mới này hô hào sẽ thay đổi “tận gốc” cơ cấu quyền lực chính trị tập trung của dòng chính ở Campuchia.
Ngay tại vùng đồng áng này, một trong những chính trị gia mới nhất đã gia nhập chính trường Campuchia với tuyên bố rằng cải cách đang được khởi động.
Ðảng Dân chủ từ Gốc, gọi tắt là GDP, ra đời cách nay hơn 2 năm, nói rằng nhận thức dân chủ đang lan tỏa trong giới cử tri nông thôn, những người đã quá mệt mỏi với cơ cấu lãnh đạo “từ trên xuống,” đặc trưng của hai chính đảng lớn nhất của Campuchia.
Mỏi mệt phải chờ đợi chính quyền tỉnh rót ngân sách, các nông dân ở làng này tự góp tiền để xây dựng hệ tưới tiêu giúp ích cho cả cộng đồng của họ.
Ông Ourn Sophal, chủ nhiệm một hội nông dân, và là một thủ lãnh địa phương của đảng GDP, cho biết: “Mọi người đồng ý với nhau rằng nếu chúng ta không tự xây dựng hệ thống tưới tiêu, mà ngồi chờ chính phủ, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được, bởi vì ông chủ tịch xã sẽ nói rằng không được dùng ngân sách của xã để xây dựng cổng chặn nước.”
Đảng GDP nói rằng tinh thần của cộng đồng địa phương là thay đổi chính trường Campuchia từ trên chóp. Các nhà sáng lập đảng nói rằng đưa ra quyết định tập thể không thực hiện ở nông thôn, nơi mà người dân đã trở nên quen với nghĩa vụ của các chủ tịch thôn xã của họ với các nhà lãnh đạo ở Phnom Penh.
Các hợp tác xã nông nghiệp, ban đầu được thành lập để tạo sức cạnh tranh cho nông dân trong việc bán nông sản của họ, và nay trở thành tai mắt của họ theo dõi các diễn biến chính trị tại địa phương.
Bắt đầu từ các thôn xã ở gần thủ đô, các nhà sáng lập đảng nói rằng họ đang tiếp xúc với các cử tri đã tỉnh ngộ và tạo ra một diễn đàn cho dân chúng tranh luận, và bầu chọn hàng loạt chính sách của đảng, từ phát triển kinh tế cho đến y tế, giáo dục, và ngay cả chính sách đối ngoại.
Ông Yaing Saing Koma, người đồng sáng lập Ðảng Dân chủ từ Gốc, nói: “Tóm lại, chính sách của chúng tôi là tập trung vào phát triển nông thôn từ gốc và phá bỏ quyền lực ở trung ương để đảm bảo rằng mỗi người dân từ cấp thôn xã có điều kiện giải quyết những vấn đề khó khăn riêng của họ, được tự do, và có nguồn lực để giải quyết những khó khăn.”
Tuy nhiên đi ngược lại với dòng chính có thể gặp nhiều nguy hiểm ở đất nước mà lịch sử chính trị hằn sâu bởi bạo động.
Hồi tháng 7, nhà phân tích chính trị nổi tiếng Kem Ley, người đã nghiên cứu để giúp lập ra đảng GDP, đã bị ám sát khi đang ngồi uống cà phê tại một quán nước ở Phnom Penh.
Vụ ám sát có những yếu tố giống các vụ ám sát chính trị trong những năm trước và đã khiến cho người dân nông thôn sững sốt, vì nhà phê bình chính phủ này nổi tiếng với những chỉ trích thường xuyên trên đài phát thanh.
Hiện mới có khoảng 2.000 đảng viên, ảnh hưởng của Ðảng Dân chủ từ Gốc này sẽ lan tỏa chậm. Nhưng đảng GDP đã chứng tỏ được sự hiện hữu chính trị và có mối liên hệ vững chắc với các khu vực bầu cử ở nông thôn, nơi đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải thể hiện nhiền hơn nữa.

Mỹ khước từ đòi hỏi dẫn độ giáo sĩ Gulen của Thổ Nhĩ Kỳ

WASHINGTON —
Mỹ hôm thứ Tư kiên quyết khước từ đòi hỏi của Thổ Nhĩ Kỳ là Mỹ ngay lập tức dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người mà Ankara quy trách về cuộc đảo chính quân sự bất thành vào tháng trước, nói rằng họ vẫn chưa nhận được bất kỳ bằng chứng nào liên kết ông ta với cuộc nổi dậy này.
Trong một chuyến thăm một ngày tới Ankara, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một cuộc họp báo rằng Mỹ “không có lợi ích trong việc bảo vệ bất cứ người nào gây tổn hại đến nước đồng minh.” Ông nói rằng Mỹ đang tiếp tục hợp tác với các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ trong việc phân tích những tuyên bố về những hành động bị cho là của ông Gulen liên quan đến cuộc đảo chính bất thành khiến 240 người chết.
Nhưng trong một bài viết đăng trên báo Milliyet của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Biden nói rằng dù Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi cho Washington những thông tin về “những hoạt động bị cáo buộc diễn ra trước cuộc đảo chính bất thành” của ông Gulen 75 tuổi, “chúng tôi vẫn chưa nhận được một yêu cầu dẫn độ hoặc bất kỳ bằng chứng nào từ Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến cuộc đảo chính bất thành.”
Ông Biden nói trong cuộc họp báo rằng ông hiểu được sự tức giận của Thổ Nhĩ Kỳ về sự chậm trễ của Mỹ trong việc xử lý yêu cầu dẫn độ, nhưng ông nói tòa án Mỹ phải cứu xét liệu có căn cứ pháp lý chính đáng hay không để bắt giữ và giao nộp ông ta cho chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên hiệp ước dẫn độ giữa hai nước.
Ông Gulen đã tự ý sống lưu vong trong một khu nhà ở bang Pennsylvania thuộc vùng đông bắc của Mỹ kể từ năm 1999 và đã phủ nhận bất kỳ sự dính líu nào trong âm mưu lật đổ chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hoặc sa thải 80.000 công chức chính phủ, thẩm phán, học giả và giáo viên mà họ cho rằng có cảm tình với ông Gulen hoặc bằng cách nào đó có dính líu tới âm mưu đảo chính do một nhóm sĩ quan quân đội phản loạn thực hiện. Ông Erdogan, đang đi nghỉ vào đêm xảy ra cuộc đảo chính, cho biết ông suýt bị bắt trước khi lực lượng chính phủ trung thành với Ankara đẩy lùi phiến quân tìm cách lật đổ ông.
Ông Biden đã tìm cách xua tan bất kỳ quan niệm nào cho rằng Mỹ đồng lõa trong cuộc nổi dậy này. Ông gọi những người thực hiện cuộc tấn công là “hèn hạ, phản bội.”
“Chúng tôi không hề biết trước,” ông nói. “Người dân Mỹ ghét chuyện đã xảy ra. Người dân Thổ Nhĩ Kỳ không có người bạn nào lớn hơn là Hoa Kỳ.”
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim cho biết bất kỳ tranh cãi nào với Mỹ, một đồng minh NATO, không được phép làm tổn hại tình hữu nghị lâu năm của hai nước. Nhưng ông Yildirim nói ông muốn những thủ tục dẫn độ được tiến hành ngay tức thì.
Chuyến thăm của ông Biden đến thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra vào lúc lực lượng quân sự của Ankara, làm việc song song cùng với máy bay chiến đấu của Mỹ, phát động cuộc tấn công đầu tiên của họ vào bên trong Syria để nhắm mục tiêu vào những kẻ chủ chiến Nhà nước Hồi giáo và những chiến binh người Kurd, sau vụ đánh bom tự sát cuối tuần trước nhắm vào một đám cưới người Kurd ở một thành phố kế cận của Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết ít nhất 54 người. Ông Erdogan quy trách nhóm Nhà nước Hồi giáo về vụ tấn công này.

241 người thiệt mạng do động đất ở Ý

Hàng ngàn nhân viên cứu hộ làm việc suốt đêm để tìm những người sống sót sau trận động đất hôm 24/8 tại khu vực đồi núi miền Trung nước Ý.
Nhiều người được cho là bị chôn vùi dưới đống đổ nát và hơn 4.300 nhân viên cứu hộ sử dụng thiết bị nâng và tay trần để tìm nạn nhân.
Ít nhất 241 người thiệt mạng và 368 người bị thương, các quan chức cho biết.
Nhiều người trong số các nạn nhân là trẻ em, Bộ trưởng Y tế cho hay, và đã có cảnh báo số nạn nhân có thể tăng cao.
Trong số các nạn nhân có bé Marisol Piermarini, 18 tháng tuổi, mẹ bé là Martina Turco sống sót sau trận động đất năm 2009 tại L’Aquila, hãng thông tấn Ý Ansa tường thuật.
Bà Turco đang được điều trị trong bệnh viện sau khi được giải cứu từ đống đổ nát ở làng Arquata del Tronto, Ansa cho hay.
Đêm 24/8, dân làng Pescara del Tronto vui mừng khi một cô gái trẻ được giải cứu sau 17 giờ bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Hầu như tất cả các ngôi nhà trong làng đã sụp, thị trưởng nói.
Trận động đất 6,2 độ Richter xảy ra vào lúc 03:36 giờ địa phương hôm 24/8 tại khu vực cách Rome 100km về phía đông bắc.
Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các thị trấn nhỏ và các ngôi làng miền núi Umbria, Lazio và Le Marche.
Những người dân ở đó qua đêm ngoài trời hoặc trong lều cứu trợ.
Ít nhất 86 nạn nhân sống tại thị trấn Amatrice và Accumoli.
Thị trưởng Amatrice nói ba phần tư thị trấn đã bị phá hủy.
Nhiều người trong số những nạn nhân đang đi nghỉ tại đây. Một số người đến Amatrice dự lễ hội đặc sản địa phương – thịt xông khói và nước sốt cà chua.

Lãnh đạo UKIP phát biểu với ông Trump

Lãnh đạo Đảng Độc lập Anh quốc (UKIP) ông Nigel Farage vừa kêu gọi những đảng viên Đảng Cộng hòa nỗ lực hết mình ủng hộ cho ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump.
Ông xuất hiện trước 15.000 nhà hoạt động ở Jackson, Missippi, được ông Trump giới thiệu và đứng chung sân khấu với vị tỷ phú.
Ông Nigel Farage nói đảng sẽ “đánh bại các thăm dò dư luận” trong kỳ tranh cử tổng thống.
Ông Trump đang theo sau đối thủ Hillary Clinton trong các thăm dò dư luận. Tỷ phú Donald Trump ủng hộ quyết định rời khỏi Liên minh Châu Âu (EU) của Anh.
Tuần trước ông Trump đăng trên Twitter: “Họ sẽ sớm gọi tôi là Ngài Brexit.”
Ông Trump giới thiệu ông Farage là người đã “thông minh” dẫn dắt chiến dịch của Đảng UKIP đảm bảo được số phiếu cho tương lai của nước Anh sau 40 năm là thành viên của EU.
Ông Farage bắt đầu bài diễn thuyết và nói ông có một “thông điệp của hi vọng và sự lạc quan” cho Đảng Cộng hòa.
Ông gọi điểm tương đồng giữa cuộc chạy đua của ông Trump vào Nhà Trắng với chiến dịch Brexit là “quân đội nhân dân của những công dân bình thường”. Ông nói Brexit đã thu hút thành công công chúng Anh trước cuộc trưng cầu dân ý ở Anh Quốc về việc rời khỏi EU hay không.
Ông nói với khán giả: “Nếu bạn muốn thay đổi trong đất nước này, tốt hơn hết là hãy xỏ giày vào và đi ra ngoài kia vận động.”
“Và hãy nhớ, bất cứ gì cũng có thể xảy ra nếu có đủ những người tử tế sẵn sàng chống lại sự sắp đặt sẵn.”
Ông Farage cũng nói chiến dịch của Đảng Cộng Hòa cho thấy “cơ hội tuyệt vời”.
Ông nói thêm: “Bạn có thể đánh bại các thăm dò dư luận, bạn có thể đánh bại những bình luận viên, bạn có thể đánh bại Washington.”
Ông Farage, từng tham dự đại hội của Đảng Cộng hòa ở Cleveland vào tháng 7/2016, trước đó từng nói ông sẽ “không rơi vào bẫy” ủng hộ cá nhân ông Trump trong chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng.
Tuy nhiên, khi xuất hiện tại buổi tuần hành, ông nói nếu ông là người Mỹ, ông sẽ không bỏ phiếu cho bà Clinton “cho dù bạn có trả tiền tôi”.
Lãnh đạo Đảng UKIP trước đó nói trên đài địa phương tại Hoa Kỳ những điểm giống nhau giữa kỳ Brexit và bầu cử Mỹ “thật kỳ lạ”.
Phát biểu trên chương trình Super Talk Radio ở Hoa Kỳ, ông Farage nói ông là một phần trong cuộc “cách mạng chính trị” tại Anh Quốc và có nhiều điểm chung tương tự đang diễn ra ở Hoa Kỳ.
Ông so sánh chính phủ liên bang ở Washington DC với Ủy ban Châu Âu, và nói nhiều người cảm thấy nó đã trở thành “quốc gia của riêng họ” và ông nói ứng viên Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton là điển hình của việc này.
“Tôi sẽ nói với người dân nước này là tình huống, sự giống nhau, các điểm tương đồng, giữa người dân đã ủng hộ Brexit và người dân có thể đánh bại Clinton trong vài tuần tới đây ở Mỹ là điều lạ lùng.”
Ông nói không quan trọng là sự sắp đặt chính trị, với rất nhiều lãnh đạo cao cấp Đảng Cộng hòa, đang lảng tránh chiến dịch của ông Trump, vì “hàng triệu người chưa bao giờ bầu cho nhà Bush, những người chưa bao giờ bầu cho nhà Clinton, những người chưa từng bầu cho bất cứ ai, nhưng những người, nếu họ nghĩ qua cuộc bầu cử tổng thống này, họ có thể thay đổi cuộc sống và cộng đồng của mình, thì những khán giả đó mới quan trọng.”
Ông Farage, người nổi tiếng vì đã bất ngờ đem lại kết quả chiến thắng cho phe bỏ phiếu rời EU trogn cuộc trưng cầu Brexit ở Anh, sẽ rời khỏi vị trí lãnh đạo Đảng UKIP tháng tới sau khi hoàn tất tham vọng chính trị mà ông theo đuổi cả đời, nhưng ông vẫn sẽ là thành viên của Nghị viện Châu Âu.
Nhà tài trợ và chiến lược gia cho Đảng UKIP, Arron Banks đi cùng với ông Farage nói ông sẽ có thể ăn tối với ông Trump và trông đợi cuộc tuần hành.

Bắc Kinh: Mỹ hợp tác với Trung Cộng là tốt nhất

Bắc Kinh, Trung Cộng. (Reuters) - Sau khi ứng cử viên Cộng Hòa Donald Trump tuyên bố nếu đắc cử tổng thống, ông sẽ đánh thuế các sản phẩm của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Trung Cộng lập tức trả lời rằng hợp tác với Bắc Kinh là lợi ích tốt nhất của Hoa Kỳ.
Một ngày trước đó, ông Trump đưa ra lời đe dọa trên để chứng tỏ Hoa Kỳ không còn chơi đùa trong vấn đề cân bằng thương mại. Nhà tỷ phú nhấn mạnh sau khi trở thành tổng thống, ông sẽ đề nghị tham tán thương mại Hoa Kỳ đệ đơn kiện Trung Cộng ở nước Mỹ, và ở cả Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Tại buổi họp báo ở Bắc Kinh sáng nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Cộng Lu Kang tin rằng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục hợp tác với Trung Cộng, bất kể tân tổng thống đó là ai. Ông Lu nói rằng quan điểm không thay đổi của Trung Cộng là duy trì một mối quan hệ song phương hoạt động, ổn định và lành mạnh giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ. Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Theo phát ngôn viên này, việc duy trì mối quan hệ hợp tác cùng có lợi trong nhiều năm qua, mang đến cho cả Trung Cộng lẫn Hoa Kỳ những lợi ích to lớn. Ứng cử viên Trump noi rằng thâm hụt thương mại với Trung Cộng là hơn 500 tỷ Mỹ kim, mặc dù chính phủ Hoa Kỳ đưa ra con số thấp hơn 367 tỷ Mỹ kim trong năm 2015. (Mai Đức)

Tổng thống Đài Loan thị sát

cuộc tập trận đối phó với Trung Quốc

Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn khi thị sát cuộc tập trận hôm nay 25/08/2016 đã cổ vũ quân đội tăng cường hiệu năng, hứa hẹn sẽ cho nâng cấp các trang thiết bị. Đây là lần đầu tiên bà chủ trì cuộc tập trận thường niên nhằm chống lại các cuộc tấn công giả định từ Trung Quốc, mối đe dọa lớn nhất cho an ninh Đài Loan.
Cuộc tập trận diễn ra tại Bình Đông (Pingtung), có sự tham gia của trên 100 lính nhảy dù giả làm quân địch toan xâm nhập một căn cứ quân sự Đài Loan.
Hôm nay bà Thái Anh Văn tuyên bố quân đội Đài Loan « cần có một tổng thể phương hướng vững chắc » và ra lệnh cho bộ Quốc phòng cập nhật chiến lược quân sự. Sau khi quan sát các chiến đấu cơ và các chiến xa tập trận bắn đạn thật, bà nhận xét : « Một số những thử thách cho quân đội Đài Loan là từ những hạn chế bên ngoài, số khác vì chưa thật sự hiệu quả ».
Mặc áo giáp và đội nón sắt chống đạn, tân tổng thống Đài Loan nói với các quân nhân và những người chứng kiến, là quân đội quá chậm chạp trong việc nâng cấp thiết bị, hứa hẹn sẽ coi đây là vấn đề ưu tiên.
Bà cũng vinh danh bốn quân nhân bị thiệt mạng tuần trước, khi xe tăng của họ bị trượt và rơi xuống sông vào lúc trời mưa lớn. Tai nạn này xảy ra tiếp theo vụ một chiến hạm Đài Loan bắn nhầm một hỏa tiễn siêu thanh « sát thủ diệt hàng không mẫu hạm » về hướng Trung Quốc, gây giận dữ cho dư luận trong nước và bị Bắc Kinh nghiêm khắc cảnh cáo.
Bà Thái Anh Văn cũng hứa sẽ tăng cường năng lực cho quân đội. Hiện nay hầu hết vũ khí của Đài Loan được mua từ Mỹ. Năm ngoái, Washington cho biết đã bán cho Đài Loan số vũ khí trị giá lên đến 1,8 tỉ đô la.
Quan hệ với Trung Quốc ngày càng trở nên lạnh giá từ khi bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống Đài Loan hồi tháng Giêng. Bắc Kinh rất hoài nghi về bà cũng như đảng Dân Tiến, và cảnh cáo mọi ý định chính thức chính thức tuyên bố độc lập.
Bắc Kinh hiện bố trí 1.500 hỏa tiễn nhắm vào Đài Loan, luôn nhấn mạnh rằng hòn đảo này là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, và không loại trừ khả năng sáp nhập bằng vũ lực.

Sao Hỏa trong tầm ngắm của Trung Quốc

Theo báo chí Trung Quốc ngày 24/08/2016, các nhà khoa học nước này vừa tiết lộ mô hình một rô- bốt sẽ đáp xuống Sao Hỏa vào năm 2020. Dự án cho thấy tham vọng của một quốc gia đang trên đường tự khẳng định vị thế quốc tế của mình trong lĩnh vực không gian. Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, chuyến du hành Sao Hỏa là một « thách thức lớn chưa từng có ».
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt tường thuật :
Các nhà nghiên cứu nhìn nhận vẫn còn nhiều trở ngại kỹ thuật phải vượt qua. Liệu rô-bốt sẽ có thể liên lạc được với Trái Đất hay không ? Liệu bốn tấm bảng pin mặt trời có đủ để sạc lại các bình điện cho rô-bốt hay không ? Điều này không dễ biết trước được, nhưng trưởng nhóm dự án, ông Chương Dung Hiệp (Zhang Rongqia), tỏ ra tự tin : « Chúng tôi quyết tâm thực hiện thành công chuyến du hành này ».
Rô-bốt của Trung Quốc sẽ cân nặng 200kg
Vào mùa hè 2020, chiếc phi thuyền Trường Chinh V sẽ được phóng đi từ bệ phóng Văn Xương nằm trên đảo Hải Nam. Bảy tháng sau đó và sau khi đã đi một chặng đường dài 400 triệu km, rô-bốt được hướng dẫn từ xa sẽ phải đáp xuống Hành Tinh Đỏ. Con rô-bốt nặng 200 kg này, được lắp các thiết bị chụp ảnh và máy quay sẽ thám hiểm trên Sao Hỏa trong vòng ba tháng.
Rô-bốt phải nghiên cứu về khí hậu và đất của hành tinh, và nhất là phải tìm hiểu về nước. Các nhà khoa học vẫn còn đang tìm kiếm cho con rô-bốt của họ một cái tên. Trên các trang mạng xã hội, các ý tưởng tuôn ra dồi dào, chẳng hạn như đặt tên cho rô-bốt là Đom Đóm.
Trước đây Trung Quốc đã từng đưa ra một dự án chung với Nga. Đó là vào năm 2011. Nhưng nhiệm vụ bất thành. Bây giờ  dự án này không chỉ làm cho quên đi giai đoạn đau buồn đó, mà còn để chứng tỏ là Trung Quốc có khả năng, rằng họ đang chậm trễ so với Hoa Kỳ và châu Âu.
Hiện tại, Bắc Kinh chỉ có thể tự hào về chương trình khám phá Mặt Trăng, nhờ vào thiết bị được hướng dẫn từ xa mang tên Thỏ Ngọc, đã được đưa vào quỹ đạo Mặt Trăng hồi cuối năm 2013. Nhưng niềm tự hào quốc gia đó cũng đã bị dập tắt, vì « cỗ máy Hằng Nga » đó cũng đã trút hơi thở trước khi kết thúc nhiệm vụ.
Bắc Kinh có đủ phương tiện
Năm 2015, Bắc Kinh có lẽ đã đầu tư đến gần 90 tỷ euro cho các cuộc phiêu lưu không gian của mình. Đó là lợi ích quốc gia và nguồn tự hào dân tộc. Cũng nên biết là chủ tịch Tập Cận Bình khi lên cầm quyền vào năm 2012 đã tuyên bố là cách tân là một trong những trọng tâm cho công cuộc phát triển đất nước.
Kể từ đó, các thông báo về những cuộc chinh phục này hay cuộc thám hiểm khác cứ lần lượt nối tiếp đưa ra. Hồi tuần rồi, Bắc Kinh đã đưa một vệ tinh viễn thông lượng tử, vệ tinh đầu tiên trên thế giới có khả năng điều chỉnh một hệ thống viễn thông mã hóa và có thể ngăn chận mọi ý đồ dọ thám.
Một cuộc chinh phục khác cũng được truyền thông loan tải rầm rộ : Lần đầu tiên, một chiếc tầu ngầm có thể lặn sâu đến hơn 10.000 mét, một sự kiện đủ để cho Trung Quốc trở thành cường quốc thứ ba trên thế giới sở hữu công nghệ lặn này, chỉ sau Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Chính phủ Colombia và quân nổi dậy FARC đạt hòa ước lịch sử

Tại Colombia, các nhà thương thuyết của chính phủ và của quân du kích FARC ngày 24/08/2016 thông báo đã đạt được một thỏa thuận hòa bình. Thông tin này được loan báo từ thủ đô Cuba, La Habana, nơi diễn ra 44 tháng thương lượng.
Tuy nhiên, chính phủ Colombia đã bị các đảng cực hữu chỉ trích là đã quá nhượng bộ quân du kích.Từ Bogota, thông tín viên RFI, Marie-Eve Detoeuf cho biết thêm :
“Cuộc chiến đã chấm dứt” . Khi nghe Humberto de la Calle, trưởng đoàn thương thuyết của chính phủ thông báo những lời này vào tối hôm qua trên truyền hình, người dân Colombia đều rơi lệ.
Cuộc xung đột vũ trang, diễn ra chủ yếu ở vùng nông thôn, đã để lại một bản tổng kết nặng nề : 220.000 người chết và hơn 6 triệu nông dân phải di dời.
Thỏa thuận được thương lượng tại La Habana dự trù đồng thời một lịch trình để chuyển đổi quân du kích FARC thành một đảng chính trị và một loạt các biện pháp để xây dựng đất nước công bằng hơn. Hơn 8.000 quân du kích sẽ phải nộp vũ khí trong những tháng sắp tới.
Nhưng, để thực thi, thỏa thuận phải được ký kết chính thức tại Bogota, giữa lãnh đạo nhà nước Juan Manuel Santos và lãnh tụ quân du kích FARC, Timochenko. Thỏa thuận sau đó phải được các cử tri thông qua. Đấy mới là điểm khởi đầu cho mọi sự rắc rối.
Phe hữu theo đường lối cứng rắn cho rằng chính phủ đã quá nhượng bộ quân FARC và yêu cầu thương lượng lại thỏa thuận. Về điểm này, ông Humberto de la Calle đã đáp trả rằng thỏa thuận có thể không hoàn hảo, nhưng đó là một thỏa thuận tốt nhất có thể có.”

Thiếu hợp tác,

các cường quốc không thể ngăn chận Bắc Triều Tiên

Hôm qua, Bắc Triều Tiên đã bắn thử nghiệm thành công một tên lửa từ tàu ngầm, bay được đến 500 km về phía Nhật Bản. Cuộc thử nghiệm này khẳng định một bước tiến lớn trong chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, vì cho tới nay vì các tên lửa phóng từ tàu ngầm của Bắc Triều Tiên không vượt quá khoảng cách 30 km.
Trước vụ thử nghiệm hôm qua, ngày 03/08, chế độ Bình Nhưỡng cũng đã bắn thử hai tên lửa đạn đạo, trong đó một tên lửa rơi vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản, tên lửa kia đã phát nổ sau khi được phóng đi.
Ngoài ra, Bắc Triều Tiên cũng đã bắn một tên lửa tầm xa vào tháng 2, bắn một tên lửa tầm trung vào tháng 6, bắn 3 tên lửa đạn đạo vào biển trong tháng 7. Ấy là chưa kể vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ tư, được tiến hành vào tháng Giêng.
Như vậy, Bắc Triều Tiên là mối đe dọa ngày càng lớn về an ninh đối với khu vực cũng như thế giới, bởi vì công nghệ tên lửa gắn liền với khả năng hạt nhân của nước này.
Theo Uỷ Ban Quốc Gia về Bắc Triều Tiên, một tổ chức phi chính phủ của Mỹ, Bình Nhưỡng được cho là đang nắm trong tay hơn 1000 tên lửa các loại, bao gồm cả những tên lửa đạo đạo liên lục địa, có thể được sử dụng để bắn đầu đạn nguyên tử.
Hôm nay, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un còn kêu gọi các nhà khoa học của nước này nỗ lực làm việc để tiến tới trang bị đầu đạn hạt nhân cho toàn bộ các tên lửa đạn đạo để chuẩn bị cho một cuộc “chiến tranh toàn diện và chiến tranh hạt nhân với bọn đế quốc Mỹ”.
Thành công của cuộc bắn thử tên lửa hôm qua một lần nữa khiến công luận quốc tế phải đặt câu hỏi : Vì sao cho tới nay các cường quốc vẫn không thể ngăn chận được Bắc Triều Tiên, mặc dù quốc gia này đã vi phạm trắng trợn các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ?
Câu trả lời rất đơn giản : Hiện giờ chỉ có ba cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc (và cũng là ba trong số năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an) là có thể ngăn chận được Bắc Triều Tiên leo thang, thế mà ba cường quốc này vẫn không hợp tác với nhau, do hiện giờ lợi ích của họ không tương đồng với nhau. Đó là nhận định của ông Michael Ivanovitch, chủ tịch hãng nghiên cứu MSI Global, được đài truyền hình Mỹ CNBC hôm nay trích dẫn.
Theo giải thích của ông Ivanovitch, ba cường quốc nói trên đã từng là các phe đối nghịch nhau trong cuộc chiến tranh Triều Tiên và cho tới nay những hệ quả của cuộc xung đột quốc tế này vẫn chưa được giải quyết xong.
Tranh cãi gay gắt về hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD mà Hoa Kỳ sẽ đặt ở Hàn Quốc phản ánh những căng thẳng dằng dai giữa ba cường quốc. Seoul và Washington muốn dùng THAAD để đối phó với mối đe dọa Bắc Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh và Matxcơva lại phản đối, cho rằng chính hệ thống này mới là mối đe dọa cho an ninh khu vực.
Sư phản đối quyết liệt hệ thống THAAD làm giảm đi hy vọng là Trung Quốc sẽ giúp chặn đứng chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặc dù chính Bắc Kinh nay cũng lên án những vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng.
Về phần mình, nhà phân tích Harry Sa, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore, cũng thấy rằng ba nước Mỹ, Nga, Trung Quốc vẫn có lợi ích địa chính trị khác nhau trên bán đảo Triều Tiên và điều này cản trở khả năng ba cường quốc đi đến đồng thuận về các biện pháp trừng phạt chế độ Bình Nhưỡng.

Châu Phi: Nhật đẩy mạnh cạnh tranh với Trung Quốc

Hội nghị Nhật Phi, Ticad, lần thứ 6 sẽ mở ra và kéo dài trong hai ngày, 27-28/08/2016 tại Nairobi (Kenya). Thủ tướng Abe với một phái đoàn hùng hậu trên dưới 80 người, bao gồm thành viên chính phủ, doanh nhân… sẽ đến tham dự. Phía Châu Phi có khoảng 30 nguyên thủ quốc gia, với những gương mặt có trọng lượng như tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, không kể tổng thống nước chủ nhà Kenya là Uhuru Kenyatta. Theo giới phân tích, Châu Phi lần này đến với hội nghị trong tư thế ít nhiều chủ động, không chỉ để nhận trợ giúp, còn Nhật thì cho thấy ý chí làm khác với Trung Quốc.
Sáng 25/08, lúc lên đường đến Kenya trước hội nghị, thủ tướng Abe nhấn mạnh là sức mạnh và chủ bài của Nhật là « công nghệ học có chất lượng cao và kỹ năng đào tạo nhân sự ».
Một viên chức cao cấp bộ Ngoại Giao Nhật, ông Shu Nakagawwa còn cho biết thêm là để đáp ứng yêu cầu các quốc gia Châu Phi, rất nhiều đại diện khu vực tư nhân có mặt trong lần đi này.
Theo AFP, từ khi hội nghị Ticad khởi đầu vào năm 1993, đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức trên đất Châu Phi, chức không phải tại Nhật Bản, vì như giải thích của viên chức ngoại giao Nhật, các quốc gia Châu Phi tham gia hội nghị muốn cho thấy họ « chủ động hơn ».
Ban tổ chức cuộc gặp này hy vọng sẽ đạt được khoảng 60 nghị định thư và thỏa thuận thương mại trong hai ngày hội nghị.
Ba chủ đề lớn sẽ là nền tảng cho các cuộc thảo luận để đi đến văn kiện gọi là « Tuyên bố Nairobi » : phát triển kinh tế ( xây dựng hạ tầng cơ sở, đào tạo nhân sự và cài thiện năng xuất), vấn đề vệ sinh, y tế, trong đó có bảo hiểm xã hội cho mọi người và cuối cùng là ổn định xã hội.
Ông Nakagawa nói thêm với hãng tin Pháp là Ticad mở rộng cho mọi giới chứ không chỉ dành cho các quốc gia Châu Phi, các định chế, tổ chức quốc tế hay tác nhân lãnh vực tư cũng tham gia, và các cam kết đều được tôn trọng.
Vả lại theo viên chức này, từ hội nghị cuối cùng vào năm 2013, nhiều vấn đề mới đã xuất hiện và Châu Phi bị tác động mạnh : về kinh tế thì nguyên liệu tuột giá, về xã hội thì nạn dịch bênh Ebola hoành hành, về an ninh thì khủng bố gia tăng với những nhóm như Boko Haram.
Nhân hội nghị Ticad trước vào năm 2013, Nhật đã cam kết trợ giúp 3.200 tỷ yen ( 28 tỷ euro) cho châu Phi, trải ra trong 5 năm, trong đó 1.400 tỷ yen viện trợ trực tiếp. Theo chính phủ Nhật, 67% mục tiêu đã hoàn tất cuối năm 2015.
‘ Cạnh tranh với Trung Quốc’
Đói với giới quan sát Nhật muốn đóng vai trò hàng đầu trong việc tài trợ và xây dựng hạ tầng cơ sở ở Châu Phi và ra sức ‘cạnh tranh ‘với Trung Quốc.
Trên thực địa, không kể việc tranh nhau trên các khoản tài chính, Nhật được xem như nhà « cung cấp » có chất lượng hơn, cho dù Nhật chậm chạp hơn và dự án không quy lớn như Trung Quốc.
Giáo sư Koichi Sakamoto, Đại học Tokyo, phân tích : ‘’ Nhât biết là phải cạnh tranh với Trung Quốc, nhưng vì không đi theo được trên bình diện tài chính nên Nhật đã phải chơi lá bài chất lượng.”
Theo một bộ trưởng Nhật đặc trách vấn đề tản quyền, Mwangi Kiunjuri, trong khuôn khổ Ticad 2013, Kenya được tài trợ cho nhiều công trình trong đó có trung tâm nhiệt điện ở Olkaria, việc mở rộng cảng Mombasa.
Phía Trung Quốc, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội nhận thấy là từ lâu Trung Quốc là kẻ thủ tưởng tượng của Nhật trong chiến lược ngoại giao ở Châu Phi. Nhật cũng đang nhìn Châu Phi đông dân cư như thị trường cuối cùng cần chinh phục.
Nếu đối với người dân bình thường ở Châu Phi, Nhật hiện diện qua những xe Toyota, hùng hậu trên đường, các doanh nhân Nhật rất ồ ạt lao vào nhưng lại thận trọng, đề phòng rủi ro đủ loại.
Nhưng tập đoàn điện tử Panasonic dự kiến phát triển loại điện thoại thông minh đặc biệt cho Châu Phi trong lúc tập đoàn này không còn bán sang các nước giàu. Ngay trong lãnh vực ẩm thực, các doanh nghiệp Nhật cũng tim chỗ đứng : tập đoàn sản xuất mì ăn liền Nissin đã chế biến những loại thích hợp với khẩu vị Châu Phi và hợp tác với một trường đại học Kenya.
Lãnh đạo Kenya cho biết là họ hy vong là Ticad lần này « sẽ thúc đẩy kinh tế tại chỗ với những đề nghị 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện