Tin khắp nơi – 19/05/2020

Tin khắp nơi – 19/05/2020

Covid-19: Tổng thống Trump

ra tối hậu thư cho WHO và Tedros

Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi thư cho Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, dọa sẽ ngừng tài trợ trong vòng 30 ngày tới.
Bill Gates nói việc Trump ngưng tài trợ cho WHO rất ‘nguy hiểm’
Cuộc đấu Donald Trump, Trung Quốc và WHO: Chống bê bối, hay trốn trách nhiệm?
Covid-19: Không ngạc nhiên khi Tổng thống Donald Trump ‘cắt tài trợ’ WHOLá thư viết: “Nếu WHO không cam kết tiến hành những cải thiện thực chất đáng kể trong vòng 30 ngày tới, tôi sẽ tạm thời đóng băng quỹ viện trợ của Mỹ dành cho WHO trong một thời gian dài và xem xét lại tư cách thành viên của chúng tôi tại tổ chức này.”
Trước đó, hôm thứ Hai, ông Trump gọi WHO là “con rối của Trung Quốc”.Ông Donald Trump đã chỉ trích Bắc Kinh là che giấu bệnh dịch Covid-19, và nói WHO không dám thách thức Trung Quốc.Trong khi đó, hôm 18/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị trực tuyến Đại hội đồng Tổ chức Y tế thế giới lần thứ 73.Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ cung cấp viện trợ quốc tế 2 tỷ USD trong 2 năm dùng để ủng hộ cuộc chiến phòng, chống dịch bệnh cũng như khôi phục phát triển kinh tế-xã hội của các nước bị tác động bởi dịch bệnh, đặc biệt là các nước đang phát triển.Ông cũng hứa hẹn sẽ hợp tác với Liên Hiệp Quốc và nếu có vaccine chống Covid-19, thì vaccine này sẽ là sản phẩm công cộng của toàn cầu.Hôm thứ Hai, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói điều tra độc lập về Covid-19 sẽ diễn ra “vào lúc sớm nhất thích hợp”.Trong thư gửi ông Tedros, ông Trump cáo buộc WHO “liên tục bỏ qua” cái mà ông gọi là “tin tức khả tín” về virus lây lan ở Vũ Hán vào đầu tháng 12 hay thậm chí sớm hơn.Tổng thống Mỹ đã liên tục cáo buộc Trung Quốc che giấu dịch bệnh.
Bắc Kinh bác bỏ cáo buộc.
Trong thư, Tổng thống Donald Trump còn cáo buộc:
WHO đã hoãn tuyên bố tình trạng khẩn cấp vì sức ép của ông Tập Cận Bình.
Chỉ trích WHO vì khen Trung Quốc “minh bạch”.
Cáo buộc ông Tedros lẽ ra có thể “cứu nhiều người” nếu đã hành động như lãnh đạo WHO, Harlem Brundtland trong dịch Sars năm 2003.
Từ giữa tháng 4, Tổng thống Trump đã yêu cầu Chính phủ Mỹ tạm ngừng tài trợ cho WHO.
Ông Trump cũng dọa sẽ quyết định về việc tài trợ cho WHO.
Tổng thống Donald Trump sẽ tái tranh cử vào tháng 11, và việc ông tấn công Trung Quốc cũng bị xem là nằm trong chiến lược tranh cử.
Nhưng Tổng thống Trump không phải người duy nhất phê phán WHO.
Tổ chức này bị tố cáo là quá tin tưởng Trung Quốc, quá khen nước này trong phòng chống Covid-19.
Còn ông Tedros, mặc dù mạnh mẽ bảo vệ WHO, thì cũng đã đồng tình rằng nên có cuộc đánh giá độc lập về hành động của WHO.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52729069

Ông Trump viết thư cho Tổng giám đốc WHO,

cảnh báo cắt vĩnh viễn tài trợ

Hải Lam
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/5 cảnh báo sẽ ngừng tài trợ vĩnh viễn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nếu cơ quan này không cam kết cải thiện trong vòng 30 ngày.
“Nếu WHO không cam kết cải thiện đáng kể trong 30 ngày tới, tôi sẽ lập tức đóng băng ngân sách của Mỹ cho WHO và xem xét lại tư cách thành viên của chúng tôi trong tổ chức. Tôi không thể cho phép người đóng thuế Mỹ tiếp tục tài trợ cho một tổ chức rõ ràng là không phục vụ lợi ích của nước Mỹ như hiện tại”, ông Trump viết trong bức thư gửi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus vừa được ông công bố trên Twitter.
Trong bức thư, Tổng thống Trump đã nêu ra hơn 10 trường hợp cụ thể mà ông cho rằng WHO đã bỏ lỡ các dấu hiệu cảnh báo về sự bùng phát của dịch Covid-19 hoặc khen ngợi Trung Quốc.
Ông chủ Nhà Trắng chỉ trích WHO vì đã ca ngợi những hạn chế đi lại trong nước của Trung Quốc nhưng lại đặt câu hỏi khi chính quyền Tổng thống Trump đặt ra những hạn chế đi lại quốc tế. Tổng thống Mỹ cũng trích dẫn những khẳng định của WHO hồi tháng 1 rằng virus không thể lây truyền từ người sang người.
“Trong suốt cuộc khủng hoảng này, WHO nhất quyết ca ngợi Trung Quốc một cách khó hiểu trước những cáo buộc ‘thiếu minh bạch’”, Tổng thống Trump viết.
“Rõ ràng là những sai lầm lặp đi lặp lại của ông cùng tổ chức của ông trong việc đối phó với đại dịch đã khiến thế giới phải trả cái giá quá đắt”, bức thư viết. “Cách duy nhất để WHO tiến về phía trước là có thể thực sự chứng minh thoát khỏi phụ thuộc vào Trung Quốc”.
Tổng thống Trump hôm 14/4 thông báo tạm dừng tài trợ cho WHO, cho rằng cơ quan y tế này đã quảng bá cho “thông tin giả dối” của chính quyền Trung Quốc về dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong cuộc họp báo ngày 18/5 tại Nhà Trắng, ông Trump gọi Tổ chức Y tế Thế giới WHO là “con rối” của Trung Quốc và cho biết đang xem xét kế hoạch cắt giảm bởi “không được đối xử đúng mức”.
Theo The Hill, Tổng giám đốc WHO hôm 18/5 cho biết ông ủng hộ cuộc điều tra độc lập về phản ứng toàn cầu đối với dịch Covid-19, trong bối cảnh Mỹ và chính phủ các nước phương Tây khác ngày càng tăng áp lực lên Trung Quốc, yêu cầu quốc gia này minh bạch hơn. Trước đề xuất này, Trung Quốc tỏ ý ủng hộ nhưng chỉ sau khi đại dịch kết thúc.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-viet-thu-cho-tong-giam-doc-who-canh-bao-cat-vinh-vien-tai-tro.html

Ông Trump gọi WHO là ‘con rối’ của Trung Quốc

Hải Lam
Tờ AFP đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/5 gọi Tổ chức Y tế Thế giới WHO là “con rối” của Trung Quốc và cho biết ông đang xem xét cắt giảm hoặc hủy bỏ hỗ trợ cho cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc này.
“Họ là một con rối của Trung Quốc, họ lấy Trung Quốc làm trung tâm để tô vẽ cho đất nước này trông tốt đẹp hơn”, ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng. “Họ đã cho chúng tôi rất nhiều lời khuyên tồi tệ”.
Tổng thống Trump cho biết Mỹ đóng góp cho WHO khoảng 450 triệu USD mỗi năm, cao hơn bất kỳ quốc gia nào. Ông chủ Nhà Trắng nói rằng đang xem xét các kế hoạch cắt giảm bởi “không được đối xử đúng mức”.
Ông Trump nhấn mạnh Trung Quốc chỉ đóng góp cho WHO khoảng 40 triệu USD mỗi năm và có ý kiến cho rằng Washington nên giảm từ 450 triệu USD xuống còn 40 triệu USD, nhưng “một số người cho rằng như vậy vẫn quá nhiều”.
Những phát biểu trên của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi WHO tổ chức hội nghị thường niên đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc và lây lan ra toàn cầu, gây ra sự gián đoạn kinh tế lớn và giết chết hơn 320.000 người.
Hôm 14/4, Tổng thống Trump thông báo tạm dừng tài trợ cho WHO nhằm buộc cơ quan này phải chịu trách nhiệm về cách xử lý đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Trong một tuyên bố trên Twitter hôm 16/5, ông Trump cho biết ông đang cân nhắc khôi phục lại một số khoản tiền tài trợ và có thể chỉ bằng 10% so với lượng tiền mà Mỹ từng cấp cho WHO trong suốt nhiều năm qua. Ông nói rằng điều này là “phù hợp với các khoản chi thấp hơn nhiều của Trung Quốc”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ong-trump-goi-who-la-con-roi-cua-trung-quoc.html

Mỹ chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới

ngăn chặn các thông tin dịch bệnh từ Đài Loan

Ủy ban Thẩm định an ninh và kinh tế Mỹ-Trung (USCC, 12/5) công bố Báo cáo “Trò chơi chết người của Bắc Kinh: Hậu quả của việc chặn Đài Loan tham gia cùng WHO trong đại dịch COVID-19”. Trong đó, Mỹ đã chỉ trích Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chịu áp lực từ Trung Quốc để ngăn chặn các thông tin dịch bệnh từ Đài Loan.
USCC đã công bố báo cáo về các vấn đề an ninh quốc gia trong quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh do ủy ban này trình lên Quốc hội Mỹ. Báo cáo được đặt tên là “Trò chơi chết người của Bắc Kinh: Hậu quả của việc chặn Đài Loan tham gia cùng WHO trong đại dịch COVID-19”. Báo cáo viết rằng áp lực và sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã khiến WHO phớt lờ cảnh báo của Đài Loan, tạo ra “sự chậm trễ đáng bị chỉ trích” trong việc hướng dẫn các quốc gia thành viên WHO đối phó đại dịch. USCC cho rằng Bắc Kinh đã làm suy yếu khả năng chia sẻ các chiến lược y tế của Đài Loan trong việc khống chế dịch COVID-19. Nếu WHO cho phép các chuyên gia y tế Đài Loan chia sẻ thông tin và các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất từ đầu tháng 1, chính phủ các quốc gia trên thế giới có thể đã có những thông tin đầy đủ để làm cơ sở cho các chính sách y tế công cộng.
Bên cạnh đó, việc WHO che giấu thông tin do Đài Loan cung cấp và công bố các hướng dẫn một cách chậm trễ đã gây hại cho an ninh quốc gia của  rất nhiều thành viên. Báo cáo cũng cho rằng WHO đã phớt lờ thư của chính quyền Đài Loan (được gửi từ cuối tháng 12/2019) yêu cầu được cung cấp thêm thông tin về những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), cũng như bỏ qua những nỗ lực sau đó của vùng lãnh thổ này nhằm chia sẻ thông tin với WHO. Khi Đài Loan hành động để khống chế COVID-19 trong vùng lãnh thổ này và phát triển các phương pháp điều trị có thể áp dụng được trên toàn cầu, WHO đã chặn đứng những cố gắng của Đài Loan trong việc chia sẻ thông tin và tham gia vào các cuộc thảo luận y tế với các quốc gia thành viên WHO. Mặc dù WHO cho phép các chuyên gia Đài Loan tham gia họp trực tuyến trong diễn đàn của WHO thảo luận cách ứng phó với COVID-19 (diễn ra hồi tháng 2 – PV), các chuyên gia này không thể tương tác trực tiếp với đại diện các quốc gia thành viên WHO hay chia sẻ thông tin về cách ứng phó của nền y tế công cộng Đài Loan.
Mỹ công bố Báo cáo trên trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm mọi cách để cô lập, từng bước tiến tới thống nhất với Đài Loan, khiến Mỹ phải triển khai chiến dịch vận động ủng hộ Đài Bắc gia nhập WHO. Theo đó, phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc (2/5) đã phát động hoạt động “Tweet cho Đài Loan” trên Twitter và ủng hộ Đài Loan gia nhập WHO; khẳng định mục đích thành lập Liên hợp quốc gồm 193 thành viên là để phục vụ “tất cả các tiếng nói” và hoan nghênh “nhiều quan điểm và cách nhìn”, thúc đẩy quyền con người; “việc cấm Đài Loan bước vào các cơ quan của Liên Hợp Quốc không chỉ xúc phạm niềm tự hào của người dân Đài Loan, mà còn sỉ nhục các nguyên tắc của Liên Hợp Quốc”. Tuy nhiên, tweet này không đề cập đến việc Đài Loan có nên gia nhập Liên hợp quốc hay không. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mỹ, Australia tuyên bố họ sẽ ủng hộ Đài Loan quay trở lại WHO làm quan sát viên. Theo đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (1/5) cho biết nước này sẽ ủng hộ Đài Loan tham gia WHO với tư cách là quan sát viên hoặc khách mời và điều này phù hợp với chính sách một Trung Quốc của Australia. Người phát ngôn này cũng cho biết, thách thức từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đòi hỏi một phản ứng toàn cầu và kiên quyết. Do đó, WHO cần duy trì mối quan hệ làm việc chặt chẽ với tất cả các cơ quan y tế trên toàn cầu.
Để đáp trả Mỹ, Người phát ngôn của Trung Quốc đã bác bỏ tuyên bố của Hoa Kỳ, cho rằng “Phái đoàn thường trực của Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc lấy cớ hoan nghênh đa nguyên quan điểm để ủng hộ Đài Loan là không thể chấp nhận”; đồng thời chỉ trích Hoa Kỳ “vi phạm nghiêm trọng Nghị quyết 2758 của Đại hội đồng Liên hợp quốc và ba Thông cáo chung Trung – Mỹ, can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và làm tổn thương tình cảm của 1,4 tỷ người Trung Quốc” và bày tỏ “sự bất mãn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối”. Bên cạnh đó, Phái đoàn Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng cáo buộc Hoa Kỳ “nhiều lần sử dụng thủ đoạn thị thực để ngăn chặn hoặc trì hoãn sự tham gia của các quốc gia thành viên có liên quan và đại diện xã hội dân sự tham gia các hoạt động của Liên hợp quốc”, cho rằng lập luận của Hoa Kỳ là “giả dối”. Trung Quốc cũng cáo buộc Hoa Kỳ chuyển sự chú ý và trốn tránh trách nhiệm của mình bằng cách tạo ra các chủ đề trong khi đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành.
Được biết, vấn đề Đài Loan là một chủ đề nóng trong các căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, Washington cũng cáo buộc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự gần đảo Đài Loan. Đài Loan từng được mời tham gia các hoạt động của WHO với tư cách là quan sát viên trong giai đoạn 2009-2016, khi quan hệ vùng lãnh thổ này và Trung Quốc đại lục đang trong giai đoạn nồng ấm. Ông Steven Solomon, người đứng đầu văn phòng phụ trách các vấn đề pháp lý của WHO, cho biết Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus có thể gửi giấy mời Đài Loan tham gia các chương trình của tổ chức này nếu như tất cả các quốc gia thành viên WHO đều ủng hộ sự tham gia của Đài Loan – giống như giai đoạn 2009-2016. Tuy nhiên, ông Solomon cho rằng “bây giờ tình huống đã không còn như trước. Thay vì ủng hộ một cách rõ ràng, các quốc gia đã có những động thái khác nhau và Tổng Giám đốc không có cơ sở – theo đó là không có quyền – gửi thư mời Đài Loan”. Theo ông, hiện đã có 13 quốc gia thành viên WHO đề xuất mời Đài Loan tham gia Hội nghị Y tế thế giới (WHA) sắp tới và các quốc gia thành viên đều có thể xem xét đề xuất này.
http://biendong.net/bi-n-nong/34734-my-chi-trich-to-chuc-y-te-the-gioi-ngan-chan-cac-thong-tin-dich-benh-tu-dai-loan.html

Tổng thống Trump ủng hộ

điều tra quốc tế về dịch COVID-19

Minh Hòa
Trong một tuyên bố ngắn gọn trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với việc tổ chức một cuộc điều tra quốc tế về dịch viêm phổi COVID-19, hiện đã lây lan tới 213 quốc gia với hơn 300.000 ca tử vong.
Australia đưa ra đề xuất điều tra về cách ứng phó đối với đại dịch toàn cầu này, và nhận được sự ủng hộ từ 116 quốc gia, theo SBS News. Tổng thống Trump đã chia sẻ bài báo này của SBS trên Twitter hôm thứ Hai (18/5), đồng thời tuyên bố: “Chúng tôi ủng hộ họ”.
Dự thảo điều tra không đề cập đích danh Trung Quốc, nhưng gần như chắc chắn các hành vi của chính quyền nước này sẽ là tâm điểm của cuộc điều tra mà Australia đang khởi xướng.
Chính quyền Trung Quốc đã biết đến ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở thành phố Vũ Hán từ ngày 17/11/2019. Thay vì thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã bưng bít thông tin và trừng phạt những người tiết lộ sự thật ra công chúng. Khoảng 5 triệu người đã rời khỏi Vũ Hán tới nhiều nước trên thế giới trước khi chính quyền Trung Quốc phong tỏa thành phố này từ ngày 23/1/2020.
Nỗ lực điều tra của Australia đã khiến Bắc Kinh nổi giận. Chính quyền Trung Quốc đáp trả Australia bằng cách đe dọa đánh thuế cao đối với lúa mạch và cấm nhập khẩu thịt bò của Úc, trong khi đó phớt lờ lời đề nghị đối thoại của Canberra về các biện pháp trừng phạt thương mại này.
Cách phản ứng của chính quyền Trung Quốc trong đại dịch Vũ Hán đã khiến đã khiến nhiều nước bất bình, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tổng thống Trump hôm 14/5 tuyên bố ông không muốn nói chuyện với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đồng thời cảnh báo ông có thể sẽ “cắt đứt toàn bộ” mối quan hệ với Bắc Kinh.
Theo AAP, mối quan hệ giữa Trung Quốc-Úc-Mỹ cũng trở nên căng thẳng hơn khi Hải quân Hoàng gia Úc đã tham gia cùng Hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc tập trận ở Biển Đông vào tháng trước. Hoa Kỳ tuyên bố các cuộc tập trận này là bằng chứng cho thấy cả hai quốc gia có “cùng mối quan tâm đối với việc đảm bảo tự do hàng hải” trong khu vực.
Các nhà quan sát nhận định chính quyền Trung Quốc đang tranh thủ thời điểm các nước bận ứng phó với COVID-19 để gia tăng các yêu sách trên Biển Đông.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tong-thong-trump-ung-ho-dieu-tra-quoc-te-ve-dich-covid-19.html

Hỗ trợ nạn nhân COVID-19 kiện Bắc Kinh,

dân biểu Mỹ bị Trung Quốc hăm dọa

Minh Hòa
Văn phòng của Hạ nghị sĩ Hoa Kỳ Chris Smith cho biết chính quyền Trung Quốc đang cố gắng đe dọa ông và những người đưa ra các đề xuất pháp lý để hỗ trợ các nạn nhân COVID-19 nộp đơn kiện Bắc Kinh tại các tòa án Hoa Kỳ.
Bản thông báo của Văn phòng ông Smith cho biết chính quyền Trung Quốc đưa ra những lời hăm dọa này thông qua thời báo Hoàn Cầu (Global Times), thuộc quản lý của Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hôm 14/5, tờ Hoàn Cầu viết: “Trung Quốc cực kỳ không hài lòng về tình trạng lạm dụng kiện tụng của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc về dịch bệnh COVID-19, và đang xem xét các biện pháp đáp trả nhằm trừng phạt các cá nhân, thực thể và giới chức Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ không phản công lại một cách tượng trưng, mà sẽ áp đặt các biện pháp đáp trả khiến họ cảm thấy đau đớn”.
Bài báo của tờ Hoàn Cầu cáo buộc ông “Smith cũng là kẻ xúi giục thường xuyên về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc, đặc biệt là về các vấn đề nhân quyền”.
Đáp lại lời đe dọa của Bắc Kinh, Hạ nghị sỹ Smith tuyên bố trong bản thông báo rằng: “Các biện pháp trừng phạt sẽ không thể bịt miệng tôi hay bất kỳ ai yêu cầu xác định trách nhiệm thực sự của những người gây ra đại dịch khủng khiếp này. Chỉ riêng ở bang New Jersey của tôi, hơn 10.000 người đã thiệt mạng vì COVID-19. Bắc Kinh không thể tiếp tục che giấu, nói dối và giờ đây hăm dọa nhằm ngăn cản chúng tôi đòi hỏi sự thật”.
Thông báo cho biết: “Ông Smith đã chủ trì hơn 60 phiên điều trần của Nghị viện Hoa Kỳ về các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, từ việc sử dụng ‘quyền lực mềm’ trong các Viện Khổng Tử, đến việc đưa ra những thỏa thuận không thể tưởng tượng được đối với Đại học New York và các tổ chức giáo dục đại học khác, thực trạng tràn lan về cưỡng bức phá thai, ép buộc triệt sản, tra tấn, đàn áp tín ngưỡng, cưỡng bức lao động trong các trại cải tạo và thu hoạch nội tạng”.
Với tư cách là hạ nghị sỹ đại diện cho bang New Jersey từ năm 1981 đến này, ông Smith là nhà bảo trợ chính đối với Đạo luật trách nhiệm nhân quyền toàn cầu Magnitsky, được ký kết ban hành vào ngày 23/12/2016. Đạo luật này chỉ đạo tổng thống Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt về tài sản và nhập cảnh đối với bất kỳ cá nhân hay thực thể nước ngoài nào chịu trách nhiệm gây ra các tội ác giết người, tra tấn hoặc vi phạm thô bạo nhân quyền của những cá nhân ở bất kỳ quốc gia nào.
Hạ nghị sỹ Smith tuyên bố: “Các biện pháp trừng phạt của Đạo luật toàn cầu Magnitsky nên được áp dụng đối với những quan chức chính phủ Trung Quốc đã nói dối và đàn áp sự thật về COVID-19, cũng như thực hiện các hành vi vi phạm nhân quyền đối với các cá nhân tìm cách cảnh báo thế giới về virus này”.
https://www.dkn.tv/the-gioi/ho-tro-nan-nhan-covid-19-kien-bac-kinh-dan-bieu-my-bi-trung-quoc-ham-doa.html

Cuộc đấu Donald Trump, Trung Quốc và WHO:

Chống bê bối, hay trốn trách nhiệm?

Ngô Ngọc VănGửi tới BBC từ London
Tuần trước, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ ngừng cấp tiền cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong khi chính quyền của ông xem xét các hành động của tổ chức này.
Virus corona: Tôi bỏ lại gia đình ở Trung Quốc
Virus corona: Quanh câu chuyện ‘điều tra WHO’ và ‘kiện Trung Quốc’
Ông cáo buộc WHO quản lý yếu kém và che đậy sự lây lan của virus corona sau khi nó xuất hiện ở Trung Quốc và đã không ép Trung Quốc cần phải minh bạch hơn.
Điều này diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ có nhiều ca mắc Covid-19 nhất và số người chết cao nhất thế giới hiện nay, với chính Tổng thống Trump hứng chịu chỉ trích vì cách xử lý đại dịch.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi quyết định của ông Trump đã thu hút sự chỉ trích rộng rãi từ cả trong và ngoài nước, bao gồm Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, Tổng Giám đốc WHO, Tổng thư ký LHQ, các nhà tài trợ lớn, các chuyên gia y tế và các đồng minh châu Âu đã cam kết tiếp tục ủng hộ cho WHO vào thời điểm đầy khó khăn này.
Trung Quốc, nước mà nhiều người coi là mục tiêu thực sự của cuộc tấn công của ông Trump, cũng đã phản ứng nhanh chóng và quyết liệt.
Trung Quốc là mục tiêu thực sự
Tân Hoa Xã đã thể hiện sự phẫn nộ rõ nét nhất trong quyết định của ông Trump, đồng thời tránh đề cập đến những điều mà ông phàn nàn về Trung Quốc.
“Trong cuộc chiến toàn cầu chống lại đại dịch này, WHO rất cần các quỹ để phát triển vắc-xin, cung cấp đồ bảo hộ cá nhân và hỗ trợ cho các nước kém phát triển hơn,” Tân Hoa Xã nói.
“Vào thời điểm quan trọng này, Hoa Kỳ không chỉ không đóng góp cho nỗ lực này mà họ còn ngưng hỗ trợ WHO, hành vi xấu như vậy đi ngược lại các nguyên tắc nhân đạo.”
Các nhà bình luận cũng tham gia, chẳng hạn như Tống Lỗ Trịnh, sống ở Pháp nhưng làm việc như một nhà nghiên cứu tại Đại học Phục Đán ở Thượng Hải:
“Khi Trung Quốc vẫn tự chống dịch, WHO đã ca ngợi Trung Quốc về các biện pháp tích cực của họ và khuyến nghị thế giới nên học hỏi. Điều này làm cho một số chính trị gia và truyền thông ở châu Âu và Mỹ không hài lòng, bởi vì nó không phù hợp với các giá trị và cách diễn giải của họ,” ông Tống Lỗ Trịnh viết.
“Đối với Hoa Kỳ, nếu họ có thể phá bỏ WHO thì điều đó là bác bỏ hiệu lực về kinh nghiệm chống dịch của Trung Quốc và họ đã thành công trong việc đẩy trách nhiệm của họ sang cho người khác.”
Nghi ngờ hợp lý
Tôn Vận, nhà nghiên cứu cao cấp và cũng là Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Washington DC, đưa ra nhận xét:
“Một số quyết định của WHO về Covid-19 mà mọi người đã nghi ngờ bao gồm kêu gọi các quốc gia khác đừng phản ứng quá mức với Covid-19 vào tháng 2 và quyết định của họ về việc hoãn gọi đây là đại dịch toàn cầu. Chúng tôi không biết liệu các quyết định này có động cơ chính trị không, nhưng chúng đã trùng lặp với lập trường của Trung Quốc nhiều tới mức rằng sự nghi ngờ là hợp lý,” Tôn Vận đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.
Đúng là Trung Quốc đã có mối quan hệ làm việc rất tốt với Tedros Adhanom Ghebreyesus, đương kim Tổng Giám đốc WHO.
Ông đã đến Bắc Kinh vào ngày 28 tháng 1 và gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Trong một bài phát biểu tại Geneva vào ngày hôm sau, ông đã ca ngợi ông Tập vì sự lãnh đạo của ông, gọi đó là chuyện hiếm, và đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc:
“Trung Quốc đã xác định mầm bệnh trong thời gian kỷ lục và chia sẻ nó ngay lập tức, điều này dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của các công cụ chẩn đoán. Họ hoàn toàn cam kết về tính minh bạch, cả bên trong lẫn bên ngoài,” ông Tedros nói.
Nhiều người sẽ chỉ ra rằng Trung Quốc có thể đã chia sẻ thông tin với WHO, nhưng Bắc Kinh đã không thông báo cho người dân của mình đủ sớm về mức độ nghiêm trọng của virus vào tháng Một.
Thay vào đó, họ khiển trách những người cố gắng đưa ra cảnh báo, bịt miệng các bác sĩ muốn thông báo các ca từ bệnh viện và làm dịu đi cuộc khủng hoảng để rồi mọi người đã bị thiếu chuẩn bị cho những gì sắp xảy ra.
Thiếu minh bạch là một trong những lời chỉ trích nhắm vào Trung Quốc, bao gồm cả số người chết. Một số cơ quan truyền thông của chính Trung Quốc đã thực hiện phóng sự dẫn nguồn là nhân viên y tế về báo cáo thiếu về số ca chết do Covid-19.
Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà vài ngày sau tuyên bố của ông Trump, Trung Quốc đã sửa đổi số người chết ở Vũ Hán thành 3.869, tăng 50%. Trung Quốc khẳng định điều này là do báo cáo thiếu thay vì che giấu.
Nhưng Tổng thống Trump không thấy ấn tượng. “Rất nhiều điều kỳ lạ đang xảy ra nhưng có rất nhiều cuộc điều tra đang diễn ra, và chúng tôi sẽ tìm ra,” ông nói.
Chính phủ Pháp và Anh cũng đã đặt câu hỏi về cách xử lý dịch bệnh của Trung Quốc.
Tôn Vận từ Trung tâm Stimson không nghĩ rằng Trung Quốc sẽ hợp tác dưới bất kỳ hình thức điều tra nào về hành vi của mình, nhưng “sẽ có việc rà soát lại lập trường, các tuyên bố, sự không nhất quán và chính sách của Trung Quốc để đưa ra kết luận về những gì Trung Quốc đã làm sai”.
Điều này không phụ thuộc vào sự hợp tác của Trung Quốc, bà Tôn Vận đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn.
Quan hệ lâu dài Trung-Mỹ
Vụ việc liên quan tới WHO chỉ là một trong chuỗi các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian gần đây.
Vương Lập Tư, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, dự báo tương lai của mối quan hệ song phương đang đi đến một giai đoạn đầy bão tố.
“Sự ngờ vực của chúng tôi với Hoa Kỳ và không thích Hoa Kỳ đã đạt đến một mức độ chưa từng thấy kể từ khi chúng tôi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 41 năm,” ông Wang nói trong một bài giảng gần đây.
So với các vụ việc gồ ghề khác, ông Vương nhận xét, thì lần này đã đi quá xa đụng chạm vào những lĩnh vực khác rộng hơn, mang nhiều cảm xúc hơn và ăn sâu hơn vào dư luận.
Tôn Vận từ Trung tâm Stimson ở Washington DC cũng nhìn thấy hướng tiêu cực đó.
“Tôi sẽ nói cả hai bên đều có trách nhiệm. Trung Quốc đã cố đổ lỗi cho virus do Hoa Kỳ (một số người Trung Quốc vẫn nói vậy) và cố gắng sử dụng cơ hội để bảo vệ tính chính danh và thậm chí là ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc. Và rằng sức mạnh mềm, kết hợp với chính sách ngoại giao đanh thép, đã không được nhìn nhận tích cực ở Hoa Kỳ,” Tôn Vận nói với tôi.
Tuy nhiên, bà cảm thấy rằng một khi Hoa Kỳ và Trung Quốc đã thành công trong việc kiểm soát Covid-19, một số yếu tố rạn nứt sẽ được loại bỏ và hai bên có thể nhìn về mối quan hệ ổn định hơn.
Nhưng ông Vương Lập Tư từ Đại học Bắc Kinh thì kém lạc quan hơn nhiều.
“Trong tương lai, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ đầy căng thẳng và xung đột, không có nhiều cơ hội để thỏa hiệp và điều chỉnh. Khi một cuộc cạnh tranh toàn diện trở thành đối đầu hoàn toàn, kịch bản Bẫy Thucydides không thể bị loại trừ,” ông Vương nói.
Đó sẽ là một viễn cảnh đen tối. Nếu đại dịch cho ta bài học gì thì có thể nói là virus sẽ giết chết bất kể người ta quốc tịch gì, ý thức hệ và niềm tin gì, và điều quan trọng hơn là các quốc gia chia sẻ thiện chí cũng như kiến thức, kinh nghiệm và chuyên môn, và bảo vệ toàn thể nhân loại.
Trung Quốc và Hoa Kỳ nên đi đầu trong nỗ lực này thay vì phá hủy dần bất kỳ điểm chung nào.
Bà Ngô Ngọc Văn là một nhà phân tích Trung Quốc tại London và là cựu nhà báo lâu năm của BBC.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52387760

Huawei và Apple trong cuộc chiến Mỹ – Trung

Để đáp trả Mỹ áp dụng các biện pháp trừng phạt Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei và các công ty Trung Quốc khác, Trung Quốc dự định đưa các công ty Mỹ vào “danh sách thực thể không đáng tin cậy” để trả đũa Washington.
Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành quy định mới nhằm hạn chế Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei mua các chất bán dẫn vốn là sản phẩm trực tiếp của công nghệ và phần mềm của Mỹ. Quy định này đòi hỏi việc bán chip sản xuất ở nước ngoài bằng công nghệ Mỹ cho Huawei phải được Washington cho phép. Một động thái như thế sẽ khiến Huawei, hiện là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 2 thế giới, không thể làm ăn với hãng chip TSMC của Đài Loan. Trước đó, Bộ Thương mại Mỹ (năm 2019) đã đưa Huawei vào “danh sách đen” do nỗi lo an ninh quốc gia, xuất phát từ cáo buộc công ty này có thể do thám khách hàng và từng vi phạm lệnh trừng phạt của Washington nhằm vào Iran. Điều này đồng nghĩa Huawei bị cấm mua các bộ phận và linh kiện từ công ty Mỹ nếu không có sự chấp thuận của Washington. Dù vậy, giới chức Mỹ cáo buộc Huawei tìm cách tránh né biện pháp trừng phạt này bằng cách mua bộ phận và linh kiện được sản xuất dựa trên công nghệ Mỹ khắp thế giới.
Điều này ảnh hưởng cực lớn đến Huawei khi tương lai của công ty này lại nằm trong tay Tổng thống Donald Trump. Cách duy nhất để Huawei sử dụng những con chip mạnh mẽ cho các thiết bị cao cấp của mình là được chính quyền Trump đồng ý. Tuy nhiên, Mỹ vẫn cho Huawei nhận những con chip tạo ra từ các tấm wafer đã sản xuất, miễn là chúng được xuất xưởng không quá 120 ngày kể từ 17/5/2020.
Phản ứng trước thông tin trên, Trung Quốc (16/5) đã thúc giục Mỹ chấm dứt hành động “trấn áp vô lý” nhằm vào Tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei và các công ty Trung Quốc khác. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Chính phủ nước này sẽ kiên quyết ủng hộ tính hợp pháp, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc; đồng thời cáo buộc các hành động của chính quyền Tổng thống Mỹ “hủy hoại nền sản xuất, chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu”.
Thời báo Hoàn Cầu (15/5) cho biết Bắc Kinh sẵn sàng đưa các công ty Mỹ vào cái gọi là “danh sách thực thể không đáng tin cậy” như là một phần các biện pháp đáp trả Washington. Các biện pháp khác là tiến hành điều tra và áp đặt hạn chế đối với các công ty Mỹ tên tuổi như Apple Inc, Cisco Systems Inc, Qualcomm Inc… và ngưng mua máy bay của hãng Boeing Co. chuyên gia He Weiwen, Cựu quan thức thương mại cấp cao và là thành viên hội đồng điều hành của Hiệp hội Nghiên cứu Tổ chức Thương mại Thế giới Trung Quốc, Bắc Kinh nên thực hiện những biện pháp đối phó này. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc cũng cần điều tra kỹ lưỡng về những công ty Mỹ có liên quan “để họ có thể cảm thấy nỗi đau” này. Bất kỳ sự trả đũa nào đối với các công ty công nghệ Mỹ sẽ dẫn đến việc những sản phẩm của họ bị cấm tại Trung Quốc, khiến họ chịu một sự mất mát lớn về tài chính. Trong quý tài chính thứ 2, 14,8% doanh thu của Apple đến từ Trung Quốc. Tuy vậy, rất nhiều nhà sản xuất điện thoại nội địa Trung Quốc sử dụng các chipset Snapdragon cũng như chip modem của Qualcomm, thế nên, chính phủ Trung Quốc cần phải rất cẩn thận để không gây ra quá nhiều tác động. Trong khi đó, Gao Lingyun, một chuyên gia tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ trừng phạt các công ty nhỏ của Mỹ đang phụ thuộc vào Trung Quốc. Theo ông, đây là cảnh báo “cấp độ đầu tiên” đến Mỹ trước khi áp dụng các hình phạt khác cho những công ty lớn hơn, chẳng hạn như Apple. Bên cạnh đó, các công ty nhỏ sẽ dễ bị tổn hại bởi những biện pháp hạn chế. Một khi chính quyền Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt, họ sẽ không đủ chi phí vận hành. Hầu hết những công ty nhỏ này sẽ bị đẩy đến bờ vực sụp đổ. Cùng quan điểm trên, có ý kiến cho rằng “Trung Quốc sẽ thực hiện những vòng điều tra bất tận về các công ty đó, giống như thanh kiếm đang treo trên đầu họ. Điều này sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và khiên thu nhập của họ tại thị trường Trung Quốc bị giảm đi”. Việc này cũng sẽ tạo ra phản ứng dây chuyền cho nhiều công ty thượng nguồn và hạ nguồn khác nhau trong ngành sản xuất chip của Mỹ.
Wall Street Journal tiết lộ, lệnh cấm chip Mỹ tại Trung Quốc có thể khiến các công ty công nghệ Mỹ mất 36 tỉ USD doanh thu. Việc xuất khẩu chip Mỹ sang Trung Quốc vẫn tạo ra thặng dư thương mại. Nó là một trong số ít lĩnh vực kinh doanh có thể làm được điều này.
Trước các biện pháp đáp trả dự kiến của Trung Quốc, Apple được cho là đang có những bước chuẩn bị để rút khỏi Trung Quốc. Theo báo Economic Times của Ấn Độ (11/5), Apple muốn chuyển gần 20% sản lượng từ Trung Quốc sang Ấn Độ. Các lãnh đạo của Apple đã gặp gỡ quan chức chính phủ Ấn Độ trong nhiều tháng để bàn luận về vấn đề này. Nếu kế hoạch thành hiện thực, Apple sẽ trở thành công ty xuất khẩu lớn nhất Ấn Độ, với sản lượng xuất khẩu tới 40 tỷ USD trong 5 năm tới. Đảm nhiệm sản xuất chính cho Apple tại Ấn Độ là hai công ty quen thuộc Wistron và Foxconn. Đây không phải thông tin duy nhất cho thấy Apple ngày càng tập trung cho những địa điểm sản xuất khác ngoài Trung Quốc. Vào đầu tháng 5, Nikkei Asian Review cũng dẫn nguồn tin cho rằng khoảng 3-4 triệu tai nghe, tức 30% tổng sản lượng AirPods, sẽ được sản xuất tại Việt Nam vào quý này.
Tuy vậy, chuỗi cung ứng và sản xuất các sản phẩm của Apple được đánh giá là một trong những mô hình phức tạp nhất trên thế giới, thậm chí việc chuyển dịch cơ sở sản xuất nhằm tránh lệ thuộc vào Trung Quốc còn khó khăn hơn trước những vấn đề phát sinh và việc phải từ bỏ cả một hệ sinh thái công nghiệp phụ trợ hiện đại. Quá trình sản xuất một thiết bị bao gồm rất nhiều bước, trong đó chuỗi cung ứng linh kiện chiếm vị trí quan trọng. Mỗi thiết bị công nghệ hiện đại có hàng trăm loại linh kiện khác nhau. Khiến cho vấn đề chuyển đổi toàn bộ chuỗi cung ứng sẽ không hề dễ dàng. Trong quá trình đó, Trung Quốc vẫn đóng vai trò rất quan trọng.
Được biết, từ năm 2018, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nổ ra và diễn biến căng thẳng khi chính phủ hai nước thay phiên nhau đưa ra những hành động đáp trả, áp các mức thuế nhập khẩu khác nhau đối với sản phẩm hai bên. Đỉnh điểm vào tháng 5/2018, chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ áp mức thuế nhập khẩu 25% lên khối lượng hàng hóa tiêu dùng 300 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Thông tin này khiến hàng loạt tập đoàn Mỹ bao gồm Apple, Microsoft, Intel lao đao và phải đệ đơn kiến nghị lên Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) để phản đối chính sách.
Nhiều mặt hàng công nghệ như điện thoại, máy tính hay tivi nằm trong danh sách đánh thuế trừng phạt, đe dọa chuỗi cung ứng đã tồn tại hàng chục năm qua của các tập đoàn công nghệ có khả năng rơi vào hỗn loạn. Không nằm ngoài số đó, Apple trở thành nạn nhân khi là công ty có tỷ suất lợi nhuận cao nhưng sở hữu chuỗi cung ứng dễ bị tổn thương khi phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc. Trong kiến nghị gửi USTR, Apple nói rằng chính sách thuế sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ. Vào tháng 4/2018, Tim Cook đã tới thăm trực tiếp Nhà Trắng và trong cuộc phỏng vấn trên truyền hình, ông nói với Tổng thống Donald Trump rằng thuế quan không phải biện pháp thích hợp để giải quyết các vấn đề về thương mại. Apple ở một vị trí đặc biệt nguy hiểm nếu chiến tranh thương Mại giữa Mỹ và
Trung Quốc leo thang. Tuy có được sự đảm bảo của ông Trump về triển vọng của các doanh nghiệp Mỹ bất chấp cuộc xung đột, CEO của Apple Tim Cook vẫn lên tiếng chỉ trích kế hoạch này đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của Apple tại thị trường Trung Quốc, cũng như khả năng cung cấp các mặt hàng công nghệ ra toàn thế giới.
http://biendong.net/bien-dong/34763-huawei-va-apple-trong-cuoc-chien-my-trung.html

Bộ Thương mại Mỹ điều tra thép nhập từ Việt Nam

có nguồn gốc Trung Quốc

Bộ Thương mại Mỹ vừa khởi xướng một cuộc điều tra xem liệu các sản phẩm thép tấm không gỉ nhập từ Việt Nam có phải là thép Trung Quốc được gia công ở nước láng giềng Đông Nam Á để xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế.
Theo một thông cáo báo chí của Cơ quan Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITA) hôm 12/5, Bộ Thương mại Mỹ nghi ngờ rằng các nhà sản xuất thép của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc, sau đó gia công hoàn thiện rồi xuất khẩu sang Mỹ.
Cục Phòng vệ Thương mại của Bộ Công thương Việt Nam hôm 15/5 cũng thông báo về việc Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép tấm không gỉ nhập khẩu từ Việt Nam.
Bộ Thương mại Mỹ nghi ngờ rằng các nhà sản xuất thép của Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu thép cán phẳng không gỉ từ Trung Quốc, sau đó gia công hoàn thiện rồi xuất khẩu sang Mỹ.
Theo Bộ Công thương, đây là vụ việc Bộ Thương mại Mỹ tự khởi xướng điều tra dựa trên các thông tin sẵn có với cáo buộc mặt hàng thép tấm không gỉ đang có dấu hiệu lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại mà Mỹ đang áp dụng với hàng hoá tương trự của Trung Quốc từ năm 2016 với mức thuế từ 139% đến 267%.
Một căn cứ khác để Bộ Thương mại Mỹ khởi xướng cuộc điều tra lần này là lượng xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt nam có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn trước và sau khi Mỹ áp thuế với Trung Quốc. Theo thông cáo của ITA, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp lên mặt hàng thép tấm không gỉ của Trung Quốc vào tháng 3/2016.
Thông cáo còn cho biết, việc thực thi luật thương mại một cách chặt chẽ của Mỹ là trọng tâm hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump.
Quyết định hôm 12/5 của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump lặp lại đe doạ sẽ áp thêm thuế mới lên hàng hoá Trung Quốc đồng thời tiếp tục chỉ trích sự thiếu minh bạch của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn tới đại dịch virus corona toàn cầu.
Trước đây, Mỹ từng ra phán quyết áp thuế đối với thép từ Việt Nam được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Phán quyết sơ bộ được đưa ra vào tháng 12 năm 2017 và chung cuộc vào tháng 5 năm 2018.
Bộ Thương mại Mỹ khi đó thu thuế chống bán phá giá gần 200% và thuế chống trợ cấp gần 260% đối với thép cuộn cán nguội sản xuất ở Việt Nam sử dụng thép chất nền xuất xứ từ Trung Quốc. Thép chống gỉ từ Việt Nam cũng đối mặt với thuế chống bán phá giá là gần 200% và thuế chống trợ cấp gần 40%.
Bộ Công thương Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước phải “hợp tác” và “cung cấp thông tin đầy đủ” liên quan đến “nguồn nguyên liệu, quy trình quản lý” cho Bộ Thương mại Mỹ trong quá trình điều tra.
Do đó, theo dữ liệu của Bộ Công thương Việt Nam, xuất khẩu sản phẩm thép tấm không gỉ từ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian qua liên tục giảm từ 32.000 tấn năm 2017 xuống còn 25.000 tấn năm 2018 và tiếp tục giảm xuống còn 23.000 tấn năm 2019. Hiện nay, Việt Nam đang áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm thép cán phẳng không gỉ nhập từ Trung Quốc với mức từ 17,94%-31,85%.
Bộ Công thương Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp trong nước phải “hợp tác” và “cung cấp thông tin đầy đủ” liên quan đến “nguồn nguyên liệu, quy trình quản lý” cho Bộ Thương mại Mỹ trong quá trình điều tra.
Bộ này còn cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội thép Việt Nam “trong suốt quá trình điều tra vụ việc và có phương án hỗ trợ, xử lý phù hợp bao gồm cả việc trao đổi với Bộ Thương mại Hoa Kỳ để làm rõ căn cứ khởi xướng điều tra, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của doanh nghiệp xuất khẩu” Việt Nam.
Theo nhận định của Bộ Công thương Việt Nam, việc Bộ Thương mại Mỹ tự khởi xướng điều tra chống phá giá và chống trợ cấp sau 26 năm “thể hiện chính quyền mới của Hoa Kỳ đang quyết liệt đấu tranh chống lại các hành vi thương mại không công bằng, bảo vệ ngành sản xuất trong nước.”
Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành phán quyết về việc áp thuế lên tới hơn 456% đối với các sản phẩm thép nhập vào Hoa Kỳ từ Việt Nam có sử dụng nguyên liệu xuất xứ từ Hàn Quốc và Đài Loan.
Theo Bộ này, các mặt hàng bị Mỹ áp thuế là các loại thép có xuất xứ từ hai quốc gia trên được đưa sang Việt Nam, sau đó qua công đoạn gia công đơn giản rồi xuất khẩu sang Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/bo-thuong-mai-my-dieu-tra-thep-nhap-tu-viet-nam-co-nguon-goc-trung-quoc/5426188.html

Cùng là cường quốc, song Mỹ đóng ngân sách

thường niên cho Liên hợp quốc lớn gấp 2 lần TQ

Mỹ và Trung Quốc là hai cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhìn về ngân sách đóng góp cho Liên hợp quốc sẽ thấy rõ sự cống hiến của Mỹ và Trung Quốc khác xa nhau.
Mỹ hiện là nước đóng góp nhiều nhất cho Liên hợp quốc, tương đương 25% chi phí vận hành tổ chức đa phương lớn nhất thế giới, tức là khoảng 3 tỷ USD mỗi năm và đóng 25% cho ngân sách hoạt động gìn giữ hòa bình, khoảng 6 tỷ USD mỗi năm. Trước đây, Mỹ cam kết đóng 27,89% ngân sách hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc nhưng hồi năm 2017, Tổng thống Trump đã thực hiện quyết định của Quốc hội nước này là cắt giảm phần đóng góp xuống còn 25%. Theo đó các khoản đóng góp thường niên của Mỹ cho ngân sách gìn giữ hòa bình sẽ hụt đi 200 triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, Trung Quốc – cường quốc đứng thứ hai thế giới về kinh tế chỉ đóng góp vỏn vẹn 12% chi phí vận hành cho Liên hợp quốc.
Tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguồn kinh phí để cơ quan này vận hành bởi tài trợ bởi một số nguồn lực bao gồm: các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ tư nhân, các quốc gia thành viên và Liên Hợp Quốc. Theo đó, mỗi quốc gia thành viên được yêu cầu phải trả lệ phí để trở thành một phần của tổ chức. Những khoản tiền này được tính toán tương đối dựa trên tiềm lực tài chính và dân số của mỗi quốc gia. Hiện tại, những khoản phí chỉ chiếm khoảng một phần tư tổng kinh phí của WHO. Phần còn lại của ba phần tư đến từ “đóng góp tự nguyện”, nghĩa là đóng góp từ các quốc gia thành viên hoặc đối tác. Trong tất cả các quốc gia, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất của WHO. Trong chu kỳ tài trợ hai năm từ 2018 đến 2019, quốc gia này đã đóng góp hơn 893 triệu USD cho WHO. Trong tổng số này, có tới 237 triệu USD là khoản phí thành viên bắt buộc và 656 triệu USD là hình thức quyên góp tự nguyện. Sự đóng góp của Mỹ chiếm 14,67% tổng số tiền đóng góp tự nguyện được đưa ra trên toàn cầu. Nhà tài trợ lớn tiếp theo của WHO là Quỹ Bill và Melinda Gates, một tổ chức tư nhân của Mỹ. Quốc gia thành viên có đóng góp lớn thứ hai là Vương quốc Anh với 434,8 triệu USD tiền phí và quyên góp trong khoảng thời gian đó, tiếp theo là Đức và Nhật Bản. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ đóng góp gần 86 triệu USD trong các khoản phí và đóng góp tự nguyện trong chu kỳ tài trợ hai năm từ 2018 đến 2019.
Trong một động thái lại, Trung Quốc (15/5) ra thông cáo kêu gọi các nước thành viên Liên hợp quốc chủ động hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình đối với Liên hợp quốc, đồng thời nhấn mạnh Mỹ hiện đang nợ tổ chức này hơn 2 tỷ USD. Phía Trung Quốc viện dẫn báo cáo của Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết, tính đến ngày 14/5, tổng số nợ các nước chưa trả cho Liên hợp quốc bao gồm 1,63 tỷ USD khoản ngân sách thường xuyên và 2,14 tỷ USD khoản ngân sách cho hoạt động gìn giữ hòa bình. Trung Quốc nhấn mạnh Mỹ là nước nợ nhiều nhất với 2 khoản là 1,165 tỷ USD và 1,332 tỷ USD cho hai khoản ngân sách kể trên.
Trước đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc, ông Vương Quân đã cáo buộc Mỹ làm suy yếu kinh tế toàn cầu thông qua việc tạo ra những rào cản thương mại và cố kéo dài dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 toàn cầu bằng cách ngừng tài trợ cho WHO. Bên cạnh đó, Vương Quân cũng cáo buộc “Mỹ đã dốc sức tham gia trò chơi đổ lỗi và bêu xấu Trung Quốc cùng WHO nhằm gỡ bỏ trách nhiệm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh này ở Mỹ. Những hành động như vậy của Mỹ không chỉ gây cản trở và làm suy yếu nỗ lực và sự hợp tác quốc tế chống đại dịch, mà kết quả còn làm kéo dài dịch bệnh này, rồi sau đó dẫn đến sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu, điều này sẽ dẫn đến bùng phát những rủi ro toàn
cầu”. Ngoài ra, ông Vương cũng cho rằng Washington đang gây nguy hiểm cho sự hồi phục kinh tế toàn cầu với việc bổ sung các mức thuế quan tùy tiện, gây ra những bất đồng và tranh cãi thương mại.
Động thái bất thường của Trung Quốc đối với khoản nợ của Mỹ xảy ra khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục chỉ trích Bắc Kinh không cởi mở về Covid-19 khi các ca bệnh ban đầu được báo cáo hồi tháng 12 và đầu tháng 1. Phái đoàn ngoại giao của Mỹ tại Liên Hiệp Quốc bác bỏ thông cáo của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc “đang cố ý muốn phân tán dư luận khỏi việc che giấu cũng như quản lý kém đại dịch COVID-19 của họ”. Bên cạnh đó, Mỹ có năm tài chính tính từ tháng 10 năm nay tới tháng 10 năm sau nên nhìn vào những thời điểm cụ thể trong năm các khoản nợ của nước này có vẻ lớn hơn.
Mỹ hiện đã thanh toán 726 triệu USD cho ngân sách gìn giữ hòa bình và thông thường sẽ trả một khoản lớn trong đó vào cuối năm dương lịch. Các nhà ngoại giao Mỹ cũng nói rõ tổng số tiền chưa trả cho các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc là 888 triệu USD và giải thích khoảng 2/3 trong khoản đó là kết quả của việc họ chỉ đang đóng góp theo tỉ lệ 25% từ năm 2017 cho tới hiện tại.
Nhìn chung, với việc là nước có tiềm lực kinh tế lớn (đứng thứ hai thế giới), nhưng các khoản đóng góp của Trung Quốc cho Liên hợp quốc và WHO còn quá ít, thậm chí các khoản đóng góp cho WHO chỉ bằng 1/10 của Mỹ. Điều này cho thấy nghĩa vụ của Trung Quốc đối với cộng đồng quốc tế còn quá ít. Thay vì chỉ trích, lên án Mỹ, Trung Quốc nên hành xử có trách nhiệm, tuân thủ luật pháp quốc tế, ngừng chỉ trích, vu cáo các nước và đóng góp một cách có trách nhiệm đối với các tổ chức quốc tế.
http://biendong.net/bien-dong/34757-cung-la-cuong-quoc-song-my-dong-ngan-sach-thuong-nien-cho-lien-hop-quoc-lon-gap-2-lan-tq.html

Vì sao nhiều người Mỹ

chống cách ly xã hội, bất chấp Covid-19?

Gaia VinceBBC Future
Các nhà khoa học giỏi nhất thế giới đang được huy động trong nỗ lực giống như trong thời chiến để chiến đấu với dịch virus corona, nghĩ ra vắc-xin, phương pháp điều trị, mô hình hóa các kết quả và tư vấn cho chúng ta.
Đây là một bệnh lây lan nhanh, được sinh ra trong xã hội toàn cầu hóa của chúng ta trong Thế kỷ 21, và nó đòi hỏi phải có khoa học dựa trên bằng chứng mới nhất.
Tiến hành xét nghiệm virus corona khó, dễ tới đâu?
Covid-19 và sự lựa chọn đau đớn cho ai được sống
Làm sao để giữ cơ thể không mắc Covid-19?
Về điều này, tất cả chúng ta đều đồng ý, bởi vì chúng ta là những người có lý trí trong Thế kỷ 21, phải không?
Donald Trump: ‘Giải phóng Michigan!’, ‘Giải phóng Virginia!’
Điều này chỉ đúng đến một lúc nào đó.
Khảo sát công chúng Mỹ cho thấy thái độ đối với cùng loại virus chết chóc trong cùng một quốc gia bị tác động mạnh mẽ bởi xu hướng bỏ phiếu theo đảng phái.
Các cử tri Cộng hòa nhìn chung ít lo ngại hơn về Covid-19 so với Đảng Dân chủ, và có vẻ như ít muốn ủng hộ các biện pháp phong tỏa ngăn chặn sự lây lan của virus.
Vì Covid-19 là bệnh truyền nhiễm, nó phụ thuộc hoàn toàn vào vật chủ là con người để chuyên chở và lây lan – càng nhiều người giao lưu như thường thì càng có nhiều cơ hội cho virus sinh sôi và lan truyền, và dịch bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
Đó là khoa học. Chỉ bằng cách nhận ra mối đe dọa của dịch bệnh thì mọi người mới được huy động để thay đổi hành vi xã hội bẩm sinh của họ, để làm chậm sự lây lan của nó một cách chủ động.
Tuy nhiên, trong khi các chuyên gia khoa học và y tế ở Mỹ và trên thế giới cảnh báo công chúng về những rủi ro và nhắc lại tầm quan trọng của việc giữ khoảng cách xã hội, thì một số nhà lãnh đạo thế giới không có kiến thức khoa học đã tìm cách coi thường nguy cơ trong nhiều tháng liền.
Các hạn chế đi lại mang tính phòng vệ đã được chính quyền hầu hết các bang ở Mỹ áp đặt, dẫn đến việc đóng cửa các hoạt động kinh doanh và tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục.
Đáp lại, tại hơn chục bang đã xảy ra các cuộc biểu tình phản đối phong tỏa, khi mà hàng ngàn người Mỹ bảo thủ và cực hữu đòi dỡ bỏ các hạn chế đi lại, bất chấp cái giá phải trả về y tế.
Tại các bang Michigan và Washington, những người biểu tình ủng hộ ông Trump đã cầm súng kêu gọi giành ‘tự do’ trước ‘sự chuyên chế’ của các thống đốc.
Với sự ủng hộ của họ, Tổng thống Donald Trump đã viết trên Twitter: ‘Giải phóng Michigan!’, ‘Giải phóng Virginia!’, và gọi người biểu tình là những người ‘yêu nước Mỹ’.
Hồi cuối tháng Tư, hàng trăm người biểu tình đã xông vào Tòa nhà Quốc hội bang Michigan và đe dọa Thống đốc, người đã gia hạn lệnh ở nhà của tiểu bang thêm hai tuần cho đến ngày 15/5.
Michigan là một trong những tiểu bang bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất, với số các ca tử vong mỗi ngày trong tuần đầu tháng Năm là hơn 100 ca.
Vào ngày 1/5, một ngày sau cuộc biểu tình mà khi đó những người xuống đường đã gọi Thống đốc Michigan là ‘bạo chúa’ và đánh đồng bà với Hitler, ông Trump đã mô tả những người biểu tình này là ‘những người rất tốt’.
Trong khi đó, trên khắp nước Mỹ, các cuộc biểu tình chống phong tỏa vẫn tiếp tục.
Tính đảng phái
Những cuộc biểu tình này, vốn đi ngược lại lời khuyên của cơ quan y tế về việc áp dụng các biện pháp nhằm giảm tốc độ lây lan, xảy ra vào lúc các thuyết âm mưu về virus được lan truyền rộng rãi, bao gồm đó là trò lừa bịp (có 13% người Mỹ được thăm dò đồng ý), hoặc con virus này đã được cố tình tạo ra trong một phòng thí nghiệm vũ khí của Trung Quốc (một giả thuyết được gần một nửa dân số Mỹ tin), và công nghệ không dây 5G bằng cách nào đó đã lan truyền virus.
Covid-19 ra tay tàn độc với nam giới hơn là với phụ nữ?
Vì sao tỷ lệ tử vong do virus corona mỗi nước mỗi khác?
Đồ uống nóng có tác dụng chống virus corona không?
Những giả thuyết như vậy đã được thúc đẩy và lan truyền bởi một số chính trị gia bảo thủ nổi bật và các nhà hoạt động cực hữu, trong đó có Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tom Cotton.
Và nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả những người thông minh cũng có thể tin vào những thuyết âm mưu như vậy, nếu chúng được diễn đạt đúng cách.
“Nếu chúng ta có tính đảng phái cực độ như ở Mỹ, thì nó sẽ giống như một rừng cây khô và chỉ cần một que diêm để đốt cháy nó và gây ra vấn đề,” ông Jay van Bavel, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học New York, nói.
“Đó là những gì chúng ta đã thấy trong vài tháng qua ở Mỹ, khi mà ông Trump lúc đầu không nghiêm túc nhìn nhận con virus, và truyền thông cánh hữu – như Fox News – đã hạ thấp mối đe dọa của đại dịch trong thời gian dài để bảo vệ cơ hội đắc cử của ông Trump. Do đó, chúng ta có công thức cho sự khác biệt trong niềm tin.”
Như các cuộc thăm dò đã chỉ ra, ngay từ hồi tháng Hai thì thái độ của người Mỹ đối với nguy cơ Covid-19 gắn chặt với xu hướng bỏ phiếu, với những người Cộng hòa ít lo ngại hơn nhiều về dịch bệnh.
Văn hóa bộ lạc ảnh hưởng đến cách mọi người nhìn nhận thế giới nhiều hơn là tác động của thực tế.
Hãy xem biến đổi khí hậu do con người gây ra mà vốn có sự đồng thuận khoa học gần như nhất trí trên toàn cầu.
Vấn đề này cũng chia rẽ người Mỹ, nhưng theo một cách không thể ngờ: các cử tri Dân chủ và Cộng hòa càng có trình độ học vấn cao, niềm tin của họ vào biến đổi khí hậu càng khác xa nhau.
Trong số những người Cộng hòa chỉ học hết trung học, có 23% cho biết họ rất lo lắng về biến đổi khí hậu. Nhưng trong số những người Cộng hòa có trình độ đại học, con số đó chỉ là 8%.
Điều này có vẻ phản trực giác, bởi vì những người Cộng hòa có học vấn tốt hơn có nhiều khả năng hiểu được sự đồng thuận khoa học hơn.
Nhưng khi nói đến dư luận, biến đổi khí hậu không phải là vấn đề khoa học, nó là vấn đề chính trị. Khoa học biến đổi khí hậu tương đối mới và phức tạp về mặt kỹ thuật, và nhiều người Mỹ chấp nhận ý kiến của các nhà lãnh đạo của họ: giới tinh hoa chính trị.
Ngay cả khi những người Cộng hòa có học vấn tốt hơn có thể tiếp cận nhiều hơn những thông tin khoa học về biến đổi khí hậu, họ cũng tiếp xúc nhiều hơn với các thông tin mang tính đảng phái về vấn đề này, và điều này quan trọng hơn.
“Chúng ta đã trải qua ba năm mà người Mỹ tranh luận về những cảm nhận khác nhau về thực tế: chẳng hạn, quy mô của đám đông tại lễ nhậm chức của ông Trump so với lễ nhậm chức của ông Obama. Thật dễ dàng để cho qua việc này vì nó không gây hậu quả gì. Nhưng giờ đây chúng ta có một con virus gây ra rủi ro rất lớn cho sức khỏe của con người,” van Bavel nói.
Covid-19: Vì sao không cần hoảng sợ lo thiếu lương thực?
Năm ‘bí kíp’ đơn giản để lên hình đẹp trong video call
Giãn cách xã hội trên máy bay có khả thi?
“Và những rủi ro này gây ra hậu quả phi đảng phái bởi vì hầu hết mọi người đều có thân nhân hay làm việc với ai đó thuộc đảng phái chính trị khác. Nếu họ tiếp xúc với virus và nhiễm bệnh, họ sẽ khiến bạn gặp rủi ro. Cho nên có lý do mạnh mẽ để đi tìm cách giải quyết vấn đề này.”
Bị cảm xúc dẫn dắt
Do chúng ta đã tiến hóa về mặt văn hóa để có được kiến thức và niềm tin của mình chủ yếu thông qua việc sao chép người khác với độ chính xác cao thay vì bằng cách sáng tạo (bằng cách xem xét bằng chứng và tự quyết định cho mình), chúng ta dễ bị tổn thương trước việc sao chép những mô hình không đáng tin cậy. Tệ hơn nữa, vì chúng ta đã học cách coi trọng cách giải thích lý tính hơn là cách nhìn nhận chủ quan đối với các vấn đề khoa học, chúng ta có thể bị làm cho ảnh hưởng để tin rằng những ý kiến chúng ta sao chép là lý tính, vì vậy khó mà thay đổi chúng hơn.
Bất chấp các chuẩn mực của chúng ta về lý tính và ra quyết định dựa trên bằng chứng vốn đã phát triển trong nền văn hóa, sự tiến hóa sinh học của chúng ta đã không theo kịp và nhận thức của chúng ta tiếp tục bị cảm xúc dẫn dắt.
Vấn đề không nhất thiết là chúng ta sử dụng phần cảm xúc của não bộ nhiều hơn phần lý trí khi ra quyết định, mà là chúng ta tự huyễn hoặc.
Ngay cả các chuyên gia cũng có xu hướng thiên kiến và điều này có nghĩa là họ gây ra những sai lầm đắt giá: những định kiến phi lý mang tính hệ thống trong các tổ chức, nơi mà mọi người tin rằng bản thân họ không kỳ thị chủng tộc, không kỳ thị giới và nắm giữ các vị trí hiện có nhờ vào năng lực hơn là vận may.
Thông thường, vai trò chính của lý trí trong việc ra quyết định thực ra không phải là đi đến quyết định mà là có thể trình bày quyết định như điều gì đó duy lý.
Một số nhà tâm lý tin rằng chúng ta chỉ sử dụng lý trí nhằm quay ngược lại biện hộ cho các quyết định của mình và chủ yếu dựa vào bản năng không có gì hoài nghi của chúng ta để đưa ra quyết định.
Có thể là bản năng vô thức của chúng ta – bất chấp thiên kiến và định kiến nhận thức – có năng lực duy lý hơn là tâm trí xử lý suy nghĩ logic của chúng ta. Rất ít người trong chúng ta có khả năng phân tách hoàn toàn lập luận chủ quan và khách quan của mình trong quá trình ra quyết định – đây là một trong những hứa hẹn của trí tuệ nhân tạo.
Tác động của nỗi sợ
Việc ra quyết định bị yếu tố sinh học và môi trường xã hội của chúng ta tác động.
Hãy xem ảnh hưởng tâm lý và sinh lý của nỗi sợ: người ta đã chứng minh rằng những người bỏ phiếu bảo thủ có xu hướng có amygdala – trung tâm sợ hãi của não – lớn hơn.
Trong một nghiên cứu, một đứa trẻ ba hoặc bốn tuổi càng sợ hãi nhiều chừng nào phòng thí nghiệm, thì thái độ chính trị của chúng sẽ càng bảo thủ chừng đó hơn 20 năm sau.
Tác động của nỗi sợ là ngay lập tức: trong một nghiên cứu, khi những người có tư tưởng tự do gặp mối đe dọa thể xác thì thái độ chính trị và thái độ xã hội của họ tạm thời trở nên bảo thủ hơn.
Các chính trị gia bảo thủ và các nhà chiến lược bầu cử khai thác điểm này, nhằm mục đích đẩy cao nỗi sợ nhập cư của cử tri, chẳng hạn như bằng cách so sánh người nhập cư với vi trùng, nhằm vào các động cơ sâu thẳm của chúng ta vốn đã trải qua tiến hóa sinh học để tránh bị lây nhiễm và bệnh tật.
Trong một nghiên cứu, trong đại dịch cúm H1N1, các nhà nghiên cứu đã nhắc nhở mọi người về sự nguy hiểm của virus cúm rồi hỏi về thái độ của họ đối với nhập cư, sau đó hỏi họ đã tiêm phòng cúm chưa. Những người chưa được tiêm ngừa cúm có khả năng chống nhập cư nhiều hơn những người cảm thấy ít bị đe dọa.
Nhưng trong một nghiên cứu tiếp theo, các nhà nghiên cứu cho mọi người một chút nước rửa tay khô sau khi cảnh báo về cúm. Thiên kiến đối với dân nhập cư không còn nữa.
Làm cho mọi người cảm thấy an toàn đã thay đổi quyết định bỏ phiếu của họ theo hướng tự do hơn. Khi các nhà nghiên cứu yêu cầu mọi người tưởng tượng mình hoàn toàn bất khả xâm phạm trước mọi tác hại, các cử tri Cộng hòa trở nên có lập trường tự do hơn rất nhiều trong thái độ xã hội của họ đối với các vấn đề như phá thai và nhập cư. Trong lý trí là tràn ngập cảm xúc.
Sự chế ngự từ thực tế
Ý nghĩa xã hội của hầu hết các quyết định cũng là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định. Trong các tình huống rất đảng phái, những người không tuân theo các quy tắc xã hội bằng cách bỏ phiếu chống lại đa số có nguy cơ bị tẩy chay. Do đó, trong những trường hợp như vậy, có thể sẽ hợp lý hơn để các cá nhân đi ngược lại lý trí, vì chúng ta có động cơ duy trì gắn kết xã hội và mạng lưới hỗ trợ hơn là để mình đúng một cách khách quan.
Dù xu hướng chính trị của bạn là gì, Covid-19 sẽ không phân biệt vì nó vẫn kiếm thêm lá phổi để lây nhiễm.
Tuy nhiên, do sự lây nhiễm tự thân nó mang tính xã hội, nên có thể có những người vẫn tiếp tục giao lưu mà không hề sợ hãi rằng tình hình dịch bệnh có thể còn trở nên tồi tệ hơn.
Nói cách khác, lịch sử bỏ phiếu cũng có thể ảnh hưởng đến số phận của bạn.
Không cần phải nói, xu hướng chung liên kết khuynh hướng chính trị với thái độ đối với virus corona không phải là toàn bộ câu chuyện.
Chẳng hạn như ông Rand Paul, Thượng nghị sĩ bang Kentucky, đã tình nguyện vào bệnh viện để giúp đỡ các bệnh nhân trong cuộc khủng hoảng, bao gồm những người mắc virus corona, sau khi chính ông cũng đã mắc bệnh.
Và có dấu hiệu mọi thứ đang thay đổi.
Khi các cử tri Cộng hòa tiếp xúc với những người mà họ biết bị ảnh hưởng bởi virus, họ sẽ xem mối đe dọa nghiêm túc hơn – điều được gọi là ‘sự chế ngự từ thực tế’.
“Động cơ của mọi người để đi theo đảng phái bắt đầu trở nên bị đè bẹp trước giá trị của việc phải chính xác và giữ sự khỏe mạnh đối với bản thân và gia đình họ”, van Bavel nói.
Cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy hơn 95% cử tri Dân chủ ủng hộ các biện pháp giãn cách xã hội, và phần lớn cử tri Cộng hòa cũng vậy – hơn 80% – cho nên khoảng cách ngày càng thu hẹp.
Do đó, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi tỷ lệ ủng hộ của ông Trump đã giảm trong cùng thời gian mà tỷ lệ ủng hộ đối với các thống đốc bang, những người đã đứng ra lãnh đạo đối phó với virus, tăng lên.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-fut-52700392

Donald Trump nói ông uống hydroxychloroquine

để phòng virus corona

Trump dùng hydroxychloroquine để ngăn ngừa coronavirus
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang dùng hydroxychloroquine để phòng tránh virus corona, mặc dù các quan chức y tế đã cảnh báo rằng loại thuốc này có thể không an toàn.
Phát biểu tại Nhà Trắng, ông nói với các phóng viên rằng gần đây ông đã bắt đầu dùng loại thuốc trị sốt rét và lupus ban đỏ hệ thống này.
“Tôi đã dùng thuốc đó khoảng một tuần rưỡi và tôi vẫn ổn, vẫn ổn,” ông bất ngờ thông báo.
Không có bằng chứng hydroxychloroquine có thể chống virus corona, mặc dù các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành.
Tổng thống Trump nói gì?
Vị tổng thống 73 tuổi đã tổ chức một cuộc họp dành cho ngành công nghiệp nhà hàng đang gặp khó khăn vào thứ Hai, thế rồi ông một phen khiến các phóng viên sửng sốt bằng cách tiết lộ chuyện ông đang dùng loại thuốc đó.
“Quý vị sẽ ngạc nhiên về số người đang dùng thuốc này, đặc biệt là các nhân viên ở tuyến đầu, các nhân viên ở tuyến đầu, nhiều, rất nhiều người đang dùng”, ông nói với các phóng viên. “Tôi cũng tình cờ uống thuốc đó.”
Khi được hỏi về bằng chứng cho thấy lợi ích của hydroxychloroquine, ông Trump đáp: “Đây là bằng chứng của tôi: Tôi đã nhận được rất nhiều cuộc gọi cho biết họ đã uống thuốc và có kết quả tích cực.”
Ông nói thêm: “Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện hay [về hydroxychloroquine] và nếu thuốc không tốt, tôi sẽ nói ngay với quý vị rằng tôi sẽ không đày đọa bản thân làm gì.”
Hôm thứ Hai, tổng thống đã nhắc lại rằng ông “không có triệu chứng” và đang được xét nghiệm thường xuyên sau khi một số nhân sự Nhà Trắng dương tính với virus corona.
Ông cho biết thêm rằng ông được bổ sung kẽm mỗi ngày và đã nhận một liều azithromycin, loại kháng sinh dùng để ngừa nhiễm trùng.
Khi được hỏi liệu bác sĩ Nhà Trắng có khuyến nghị ông dùng loại thuốc gây tranh cãi đó hay không, ông Trump trả lời rằng chính ông đã yêu cầu sử dụng.
Ông Sean Conley, bác sĩ của tổng thống, sau đó cho biết trong một tuyên bố được đưa ra thông qua Nhà Trắng vào thứ Hai rằng ông Trump có “sức khỏe rất tốt” và “không có triệu chứng”.
Bác sĩ Sean Conley, cũng là một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, chia sẻ thêm: “Sau nhiều cuộc thảo luận giữa ngài ấy và tôi về bằng chứng ủng hộ và chống lại việc sử dụng hydroxychloroquine, chúng tôi đã đi đến kết luận rằng lợi ích tiềm năng từ việc dùng thuốc vượt xa các rủi ro.”
Giới chức y tế Mỹ nói gì?
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tháng trước đã đưa ra khuyến cáo rằng hydroxychloroquine “chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả”.
Cơ quan này trích dẫn các báo cáo cho biết loại thuốc trên có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về nhịp tim ở bệnh nhân Covid-19.
FDA cũng cảnh báo chỉ được dùng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sĩ tại bệnh viện, nơi cơ quan này đã cấp phép tạm thời cho việc sử dụng thuốc trong một số trường hợp.
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho biết hiện chưa có thuốc hoặc phương pháp điều trị nào được phê duyệt để ngăn ngừa hoặc điều trị Covid-19, căn bệnh đã lây nhiễm cho hơn 1,5 triệu người ở Mỹ, giết chết hơn 90.000 bệnh nhân.
Lại trở thành tâm điểm
Ông Donald Trump luôn biết cách tạo ra tin nóng.
Lúc đi vào cuộc họp giữa ông với các doanh nghiệp nhà hàng, có rất nhiều chủ đề cho các sự kiện trong ngày, bao gồm chuyện thị trường chứng khoán tăng điểm mạnh dựa trên tin tức tích cực về tiềm năng có vaccine ngừa virus corona. Nhưng khi rời cuộc họp, tất cả mọi người trong giới truyền thông đều nói về chuyện ông Trump kể rằng ông đã uống thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine trong hơn một tuần nay.
Một số người chỉ trích tổng thống sẽ coi lời thú nhận là một nỗ lực đánh lạc hướng khỏi những tin tức xấu khác. Một số người sẽ coi đây là một ví dụ nữa cho thấy tổng thống đã phá hỏng một ngày lẽ ra đã rất tốt đẹp.
Hoặc có lẽ chỉ đơn giản là tổng thống không muốn thừa nhận rằng trước đây ông đã quá vội vã khi ca ngợi loại thuốc đó như một phép màu trong điều trị, và điều này thật tồi tệ.
Dù lý do là gì đi nữa, ông Trump một lần nữa biến mình thành tâm điểm của sự chú ý – và không còn nghi ngờ gì nữa, ông hoàn toàn hài lòng với điều đó.
Ông Trump còn nói gì nữa?
Tổng thống đã bác bỏ các báo cáo về tác dụng phụ nghiêm trọng của hydroxychloroquine và nói: “Tất cả những gì tôi có thể nói với quý vị là, cho đến nay tôi trông vẫn ổn.”
Ông nói “điều tiêu cực duy nhất” mà ông đã nghe là từ một “báo cáo rất không khoa học” được thực hiện bởi “những người không phải là người hâm mộ lớn của Trump”.
Ông Trump dường như đã đề cập đến một nghiên cứu sơ bộ hồi tháng Tư, được thực hiện đối với bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện dành cho cựu chiến binh do chính phủ Hoa Kỳ điều hành, trong đó cho biết hydroxychloroquine không có lợi ích gì và thậm chí có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao hơn.
“Tôi nhận được rất nhiều tin tức cực kỳ tích cực về hydroxy”, tổng thống nói với các phóng viên, và hỏi thêm: “Quý vị có gì để mất?”
Theo các bác sĩ, loại thuốc này có thể gây ra các triệu chứng bao gồm suy tim, suy nghĩ tự tử và các dấu hiệu của bệnh gan.
Phản ứng đáng chú ý
Đối thủ dân cử đáng gờm nhất của Trump là Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi thuộc đảng Dân chủ, đã xoáy vào tuổi tác và cân nặng của tổng thống khi được đài CNN hỏi về việc ông Trump uống thuốc trị sốt rét.
“Ông ấy là tổng thống của chúng ta và với tôi thì tôi sẽ không uống loại thuốc nào mà không được các nhà khoa học chấp thuận, đặc biệt là trong độ tuổi và, nói thế nào nhỉ, tình trạng cân nặng của ông ấy, như người ta nói là béo phì ở mức nguy hiểm”, bà nói.
Năm ngoái, trong cuộc kiểm tra y tế hằng năm của ông Trump, bác sĩ Nhà Trắng cho biết ông nặng 110kg và cao 190 cm, có nghĩa chỉ số khối cơ thể ở mức béo phì 30,4.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52702638

Vaccine ngừa COVID của Moderna có tín hiệu hứa hẹn

Những dữ liệu sớm từ vaccine chống COVID do công ty Moderna phát triển, loại vaccine đầu tiên được thử nghiệm tại Mỹ, cho thấy vaccine này sản sinh ra kháng thể bảo vệ với một nhóm nhỏ các tình nguyện viên khỏe mạnh, công ty loan báo ngày 18/5.
Dữ liệu này được đúc kết từ 8 người tham dự một cuộc thử nghiệm an toàn bắt đầu trong tháng 3 lúc đại dịch toàn cầu do virus corona đang lây lan.
Trong cuộc thử nghiệm trên 45 người tình nguyện, do Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia thực hiện, 8 người tình nguyện nhận được hai liều vaccine sản xuất ra những kháng thể bảo vệ gần như tương tự với những người bình phục tự nhiên từ virus corona gây bệnh COVID-19, công ty công nghệ sinh học Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí.
Cuộc nghiên cứu, không được thiết kế để chứng tỏ vaccine hiệu nghiệm, tạo ra một ít hy vọng ban đầu là vaccine có thể bảo vệ cơ thể chống virus được.
Tin này làm cho cổ phần của Moderna tăng khoảng 20% ở mức 79,39 đô la môt cổ phần trong phiên giao dịch giữa buổi sáng và đẩy thị trường chứng khoán nhìn chung lên cao hơn.
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu xem mức độ kháng thể như thế nào là chứng tỏ có thể bảo vệ chống virus corona, và việc bảo vệ này sẽ kéo dài bao lâu.
Vaccine của Moderna dường như cho thấy đáp ứng một liều, có nghĩa là một người nhận được liều cao hơn có được mức kháng thể cao hơn.
Vaccine của Moderna được bật đèn xanh để bắt đầu giai đoạn hai thử nghiệm trên người. Tuần trước, các nhà ban hành qui định Mỹ dành cho vaccine này quy chế “cứu xét nhanh” để tăng tốc việc duyệt xét.
“Chúng tôi đang đầu tư nhằm đẩy mạnh việc sản xuất để chúng tôi tối đa hóa con số các liều vaccine chúng tôi có thể sản xuất được để bảo vệ càng nhiều người càng tốt chống lại SARS-CoV-2,” Giám đốc Điều hành Moderna, Stephane Bancel, nói.
Vaccine của công ty Moderna đang ở trên tuyến đầu của những nỗ lực chặn đứng virus lây lan nhanh chóng. Moderna hy vọng bắt đầu giai đoạn thử nghiệm tiếp theo, rộng rãi hơn, vào tháng 7.
Moderna đã ký thỏa thuận với công ty sản xuất dược phẩm hợp đồng Thụy Sĩ Lonza Group AG và chính phủ Mỹ để sản xuất đại trà số lượng lớn.
Vaccine tên là mRNA-1273 cũng được cho là nhìn chung an toàn và được chấp nhận tốt trong cuộc nghiên cứu giai đoạn sơ khởi, công ty sản xuất thuốc nói.
Một người trong nhóm tình nguyện thử nghiệm nổi vết đỏ xung quanh chỗ tiêm vaccine. Đây được xemlà phản ứng phụ “cấp 3”. Không có phản ứng phụ nghiêm trọng được ghi nhận, công ty cho biết.
https://www.voatiengviet.com/a/vaccine-ng%E1%BB%ABa-covid-c%E1%BB%A7a-moderna-c%C3%B3-t%C3%ADn-hi%E1%BB%87u-h%E1%BB%A9a-h%E1%BA%B9n/5425316.html

Thống Đốc New York

kêu gọi người dân đi xét nghiệm coronavirus

Trong một nỗ lực để thúc đẩy người dân New York xét nghiệm coronavirus, Thống đốc Andrew Cuomo đã tự xét nghiệm trên cá nhân ông để chứng minh cho người dân thấy “sự nhanh chóng và dễ dàng” của nó.
Trong cuộc họp báo hàng ngày, Thống đốc đã yêu cầu bác sĩ Elizabeth Dufort lấy mẫu thử từ mũi của ông, và quá trình này mất không đến 10 giây. Ông nói rằng nếu ngày mai ông không xuất hiện trong buổi họp báo thường nhật thì có nghĩa là ông bị dương tính.
Cũng trong cuộc họp báo, ông Cuomo tuyên bố một vấn đề mới tại tiểu bang là người dân không chịu đến xét nghiệm, mặc dù tiểu bang đã tăng cường khả năng xét nghiệm cùng số lượng các cơ sở.
Theo Thống đốc, New York hiện có hơn 700 cơ sở xét nghiệm và những người nên xét nghiệm bao gồm: cư dân có triệu chứng, đã từng tiếp xúc với người được chẩn đoán dương tính, sắp trở lại làm việc hoặc những ai là công nhân thiết yếu hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe. (BBT)
https://www.sbtn.tv/thong-doc-new-york-keu-goi-nguoi-dan-di-xet-nghiem-coronavirus/

Texas báo cáo số ca nhiễm coronavirus mới

cao nhất trong một ngày


Vào hôm thứ bảy (ngày 16 tháng 5), Bộ Y tế Texas đã báo cáo rằng có hơn 47,000 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus trong tiểu bang, với hơn 1,800 ca nhiễm mới chỉ trong thứ bảy. Báo cáo được đưa ra khi tiểu bang này tăng cường xét nghiệm tại các khu vực “có nguy cơ cao.” Bên cạnh đó, có thêm 33 ca tử vong được ghi nhận vào cùng ngày, nâng tổng số tử vong tại tiểu bang này lên 1,305.
Trong khi đó, Texas đang tiếp tục các kế hoạch mở cửa nền kinh tế. Vào thứ Hai (ngày 18 tháng 5), các phòng tập thể thao có thể mở cửa với 25% công suất, và các cơ sở này phải trang bị không gian và cung cấp các sản phẩm làm sạch trong phòng tập. Các văn phòng sản xuất và làm việc không thiết yếu cũng có thể mở cửa trở lại với 25% công suất.
Hiện tại, số lượng các ca nhiễm cao nhất tập trung tại hai quận lớn nhất của tiểu bang: Quận Dallas và Quận Harris. Trong khi đó, có 2,100 ca nhiễm tại Quận Potter, và 600 ca tại Quận Randall lân cận. Trước đó vào thứ sáu (ngày 15 tháng 5), hơn 700 trường hợp đã được báo cáo tại khu vực Amarillo.
Thống đốc Greg Abbott cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Bảy rằng vào ngày 4 tháng 5, ông đã thành lập một nhóm gồm các nhân viên y tế và Vệ binh quốc gia Texas để kiểm tra các cơ sở đóng gói thịt tại Amarillo.
Thống đốc Abbott lưu ý rằng trong quá trình Texas tăng cường khả năng xét nghiệm, số lượng ca nhiễm dương tính sẽ tăng theo, đặc biệt là khi kết quả xét nghiệm từ các cơ sở có nguy cơ cao như nhà máy đóng gói thịt, nhà dưỡng lão và nhà tù được gởi về.
Theo Thống đốc, khu vực Amarillo hiện có 516 giường bệnh viện và 236 giường bệnh khẩn cấp. Ngoài ra, khu vực này cũng có sẵn 110 máy thở, và chính phủ tiểu bang sẽ cung cấp thêm thiết bị này khi cần thiết.(BBT)
https://www.sbtn.tv/texas-bao-cao-so-ca-nhiem-coronavirus-moi-cao-nhat-trong-mot-ngay/

Virus corona :

Trên 90.000 người chết và 1,5 triệu ca nhiễm tại Mỹ

Thụy My
Nước Mỹ hôm 18/05/2020 đã vượt ngưỡng 90.000 người thiệt mạng và 1,5 triệu ca dương tính với virus corona chủng mới, theo tổng kết của trường đại học Johns Hopkins. Chỉ trong một tuần đã có thêm 10.000 người chết.
Như vậy nước Mỹ dẫn đầu và vượt xa các nước khác về số người chết và các trường hợp dương tính với virus corona, theo số liệu chính thức. Tuy nhiên, nếu tính theo dân số thì các nước Bỉ, Tây Ban Nha, Anh, Ý, Pháp có tỉ lệ người chết vì Covid-19 nhiều hơn, theo trang Worldometer.
Chỉ riêng bang New York đã chiếm đến 1/3 số người chết vì virus corona của cả nước Mỹ, cụ thể là trên 28.300 người. Từ nay cho đến ngày 06/06, số tử vong của Hoa Kỳ có thể lên đến 112.000 người, đây là số trung bình theo mô hình tính toán của các nhà nghiên cứu trường đại học Massachusetts.
Gần 11,5 triệu người đã được xét nghiệm tại Mỹ, và 272.000 người khỏi bệnh.
Một vac-xin Mỹ có kết quả bước đầu
Trong bối cảnh đó, một tia hy vọng đang dấy lên từ một vac-xin thử nghiệm mang lại kết quả ban đầu đáng khích lệ, theo loan báo hôm 18/05 của công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna. Công ty được chính phủ Mỹ đầu tư 483 triệu đô la thông báo « những dữ liệu sơ bộ mang tính tích cực » trong giai đoạn đầu của thử nghiệm lâm sàng.
Vac-xin được đặt tên là mRNA-1273 đã gây phản ứng miễn dịch ở 8 người tình nguyện, tương tự như khi bị nhiễm virus corona chủng mới. Giai đoạn đầu này nhằm thử nghiệm xem vac-xin có độc tính hay không, và Moderna cho biết chỉ có vài tác dụng phụ nhẹ như chỗ chích bị ửng đỏ. Cổ phiếu của công ty tăng ngay 25% vào trưa 18/05. Dự kiến thử nghiệm với quy mô lớn sẽ được tiến hành vào tháng Bảy.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200519-virus-corona-tr%C3%AAn-90-000-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-v%C3%A0-1-5-tri%E1%BB%87u-ca-nhi%E1%BB%85m-t%E1%BA%A1i-m%E1%BB%B9

Dấu hiệu đầu cho thấy vaccine Mỹ

 có thể luyện hệ thống miễn dịch chống Covid-19

By James GallagherPhóng viên Khoa học và Y tế
Gợi ý đầu tiên rằng vaccine có thể luyện cho hệ thống miễn dịch của con người để chống lại virus corona vừa được báo cáo bởi một công ty ở Mỹ.
Moderna cho biết các kháng thể trung hòa đã được tìm thấy ở tám người đầu tiên tham dự cuộc thử nghiệm an toàn của công ty này.
Moderna cũng cho biết phản ứng miễn dịch của những người tham dự thử nghiệm tương tự như những người bị nhiễm virus thực sự.
Các thử nghiệm lớn hơn để xem liệu phát mình đầu tiên này có thực sự bảo vệ con người chống nhiễm trùng dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng Bảy.
Công việc tìm ra vaccine đã diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, với khoảng 80 nhóm trên toàn thế giới đang nghiên cứu.
Virus corona: Bao lâu nữa thì có vaccine hay thuốc điều trị?
Virus corona: Khi nào hết dịch và cuộc sống trở lại bình thường?
Virus corona: Ông Trump công bố dự án vaccine ‘thần tốc’
Moderna là công ty đầu tiên thử nghiệm một vaccine thử, được gọi là mRNA-1273, ở loài người.
Vacine này là một mẩu nhỏ trong mã di truyền của virus corona, được tiêm vào người bệnh nhân.
Nó không có khả năng gây nhiễm trùng hoặc các triệu chứng của Covid-19, nhưng đủ để gây ra phản ứng từ hệ thống miễn dịch.
Các thử nghiệm vaccine, được điều hành bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của chính phủ Hoa Kỳ, cho thấy vaccine dẫn đến việc sản xuất các kháng thể có thể vô hiệu hóa virus corona.
Tuy nhiên, xét nghiệm tìm các kháng thể trung hòa này mới chỉ diễn ra ở tám người đầu tiên, trong số 45 người tham dự cuộc thử nghiệm.
Những người tham gia thử nghiệm đã được cho dùng liều thấp, trung bình hoặc cao. Liều cao nhất có liên quan đến hầu hết các tác dụng phụ.
Tuy nhiên, Moderna nói rằng ngay cả những người dùng liều thấp nhất cũng có kháng thể ở mức tương tự được thấy ở những bệnh nhân hồi phục từ Covid-19.
Và kháng thể của những người được cho dùng liều trung bình”vượt quá đáng kể” so với kháng thể của những bệnh nhân đã hồi phục.
Nghiên cứu này được gọi là thử nghiệm giai đoạn 1 vì nó được thiết kế để kiểm tra xem vaccine có an toàn hay không, thay vì thử nghiệm để xem nó có hiệu quả hay không.
Sẽ phải có các thử nghiệm lớn hơn để xem mọi người có được bảo vệ chống lại virus hay không. Tuy nhiên, các thí nghiệm trên chuột cho thấy vaccine có thể ngăn chặn virus nhân ra trong phổi của chúng.
“Những dữ liệu tạm thời của giai đoạn 1, trong khi sớm, chứng minh rằng việc tiêm vaccine mRNA-1273 gợi ra phản ứng hệ thống miễn dịch có cùng cường độ với nhiễm trùng tự nhiên”, bác sĩ Tal Zaks, giám đốc y tế tại Moderna nói.
“Những dữ liệu này chứng minh niềm tin của chúng tôi rằng mRNA-1273 có khả năng ngăn ngừa bệnh Covid-19 và nâng cao khả năng lựa chọn liều cho các thử nghiệm quan trọng.”
Moderna cho biết họ hy vọng sẽ bắt đầu một thử nghiệm tầm cỡ lớn vào tháng 7, và họ đã nghiên cứu cách sản xuất vaccine ở mức quy mô.
Một loại vaccine được tiên phong bởi Đại học Oxford cũng đang được thử nghiệm trên con người, nhưng vẫn chưa có kết quả từ những thử nghiệm này.
Tuy nhiên, những lo ngại đã được đặt ra về kết quả thí nghiệm trên loài khỉ.
Các xét nghiệm cho thấy động vật được chích vaccine có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn và không bị viêm phổi. Tuy nhiên, chúng không được bảo vệ hoàn toàn khỏi virus và các dấu hiệu nhiễm virus đã được phát hiện ở cùng cấp độ trong mũi của khỉ như ở động vật chưa được chủng ngừa.
Giáo sư Eleanor Riley, từ Đại học Edinburgh, cho biết: “Nếu thu được kết quả tương tự ở người, vaccine có khả năng bảo vệ một phần chống lại bệnh tật ở người nhận vaccine, nhưng sẽ không có khả năng giảm lây truyền trong cộng đồng rộng lớn hơn.”
Tuy nhiên, cho đến khi thử nghiệm trên người được thực hiện, không thể biết vaccine Oxford sẽ hoạt động như thế nào ở người.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52702606

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi trừng phạt

các quan chức Trung Quốc gây bùng phát đại dịch

Hương Thảo & Quý Khải
Ba nghị sĩ đảng Cộng hòa đã kêu gọi chính quyền tổng thống Trump áp dụng Đạo luật Magnitsky để trừng phạt các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc che giấu sự bùng phát dịch Covid-19, theo The Epoch Times hôm 18/5.
Các nghị sĩ Jim Banks, Dan Crenshaw và Lance Gooden, trong một lá thư ngày 18/5, đã kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin xử phạt bảy quan chức Trung Quốc theo Đạo luật Magnitsky toàn cầu.
Đạo luật liên bang này cho phép chính phủ Mỹ trừng phạt những cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài vi phạm nhân quyền, bằng cách đóng băng tài sản của họ ở Mỹ và cấm nhập cảnh vào nước này.
Các quan chức Trung Quốc được xác định bao gồm những người đứng đầu cơ quan công an và cơ quan y tế thành phố Vũ Hán, vì vai trò của họ trong việc đàn áp các bác sĩ và các nhà báo công dân báo động sớm cho công chúng về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong giai đoạn đầu.
“Nếu hành động của những cá nhân này chưa đủ để được đưa vào “danh sách trừng phạt theo Đạo luật Magnitsky”, thì tôi không biết phải thế nào mới đủ,” Nghị sĩ Gooden nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi đang nói về những người chịu trách nhiệm trực tiếp về việc hạ giảm mức độ dịch bệnh và chèn ép tiếng nói của những người gióng hồi chuông báo động sớm cho người dân. Những hành vi vi phạm nhân quyền toàn cầu nghiêm trọng như vậy chính là những loại mà chúng ta cần sử dụng thẩm quyền của chúng ta để giải quyết.”
Triệu Lập Kiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người khởi phát thuyết âm mưu cho rằng virus này được đưa vào Vũ Hán bởi các sĩ quan quân đội Mỹ, cũng được bao hàm trong danh sách này.
“Chúng tôi tin rằng hành động của họ đã vi phạm Quy định Y tế Quốc tế 2005, vi phạm quyền con người của công dân nước họ và vi phạm các nguyên tắc cơ bản về công bằng và trách nhiệm trong quan hệ quốc tế,” bức thư viết, đề cập đến công ước quốc tế đòi hỏi các nước phải nhanh chóng thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO về các dịch bệnh bùng phát trên quy mô lớn.
Kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) gần đây đã công bố một đoạn tin đe dọa trừng phạt các nhà lập pháp Mỹ, những người dám chỉ trích chính quyền Trung Quốc. Trong khi bài báo này không xác định những ai sẽ bị xử phạt, nó đã chỉ trích dự luật mà các nghị sĩ Banks, Crenshaw và Gooden đệ trình cho phép người Mỹ kiện ĐCSTQ vì gây ra đại dịch bất chấp quyền miễn trừ quốc gia trong tư pháp quốc tế.
“Khác với những gì ĐCSTQ đe dọa trừng phạt tôi và các thành viên khác của Nghị viện Mỹ, chúng tôi có thể chứng minh điều này”, theo ông Crenshaw. “Chính quyền cộng sản đã che giấu những thông tin quan trọng và cho phép đại dịch lan rộng, gây thiệt hại vô số sinh mạng và sinh kế của người dân Mỹ. Hiện tại, đã đến lúc họ phải đối mặt với hậu quả.”
Ông Banks nói động thái này cho thấy chính quyền đang quay trở lại với “những chiến thuật tuyệt vọng” trong nỗ lực né tránh trách nhiệm của mình.
Ông Pompeo, trong một cuộc phỏng vấn hôm 16/5 với đài phát thanh Breitbart, cho biết các cuộc tấn công của truyền thông nhà nước Trung Quốc cho thấy chính quyền này đang cố gắng làm chệch hướng sự chú ý khỏi trách nhiệm của họ trong việc lây lan đại dịch ra toàn cầu.
“Tôi nghĩ điều này cho thấy ĐCSTQ hiểu được rủi ro mà họ đã đặt lên đầu quốc gia họ,” ông nói. “Những cuộc tấn công này thể hiện sự yếu kém, chứ không giúp giải quyết vấn đề, của ĐCSTQ. Bạn và tôi đều đủ lớn để nhớ rằng các chính quyền chuyên chế đã hành xử như thế nào. Một khi họ biết rằng họ đã làm điều sai trái, họ sẽ tranh đấu [để tránh phải chịu trách nhiệm] Họ sẽ cố gắng đổ lỗi cho người khác. Tôi nghĩ rằng đó là những gì chúng ta đang thấy hiện nay”.
Theo The Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nghi-si-my-keu-goi-trung-phat-cac-quan-chuc-trung-quoc-gay-bung-phat-dai-dich.html

Dự án tên lửa siêu thanh tốc độ Mach 80:

Mỹ đang làm những điều không tưởng

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố nước này đang phát triển một tên lửa siêu thanh bay nhanh gấp 17 lần so với tên lửa bay nhanh nhất trong trong quân đội Mỹ hiện nay – tương đương với tốc độ Mach 80 – 85. Nếu thành hiện thực, đây sẽ là một trong những loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới.
Phát biểu trước truyền thông, Tổng thống Mỹ Donald Trump (15/5) cho biết, Mỹ “đang phát triển một thiết bị quân sự tuyệt vời, đó là tên lửa siêu việt, và nó nhanh gấp 17 lần so với tên lửa chúng tôi có hiện nay”; khẳng định tên lửa đang phát triển này vượt trội những tên lửa mà Nga và Trung Quốc đang phát triển. Tuyên bố của ông Trump ngụ ý rằng tên lửa nhanh nhất hiện nay là tổ hợp Avangard của Nga có thể đạt tốc độ Mach 27 và tên lửa siêu thành Mỹ đang nghiên cứu chế tạo có tốc độ nhanh gấp 3 lần tổ hợp Avangard của Nga – một tên lửa có khả năng đẩy tốc độ lên tới Mach 80 – 85.
Cùng ngày, Thư ký báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ Jonathan Hoffman cũng đã xác nhận rằng Lầu Năm Góc đang phát triển một tên lửa siêu thanh tinh vi để đối phó với các đối thủ của Mỹ. Trước đó, chính quyền Mỹ đã yêu cầu ít nhất 3,2 tỷ USD tài trợ cho các chương trình phát triển vũ khí siêu thanh trong năm tài chính tiếp theo, tăng gần 500 triệu đô la từ năm 2020.
Trong khi đó, truyền thông Nga cho rằng theo tuyên bố của ông Trump, tốc độ tên lửa siêu thanh mới nhất của Mỹ là khoảng 100 nghìn km/h, điều này cho thấy Tổng thống Mỹ đang cường điệu hóa sự vượt trội về quy mô so với mọi thứ trên thế giới; khẳng định Hoa Kỳ vẫn đang nói quá khi báo cáo về sự phát triển của một tên lửa nhanh hơn 80 lần so với tốc độ âm thanh.
So với Mỹ, Nga hiện đang sở hữu một số loại tên lửa siêu thanh hiện đại, trong đó hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard có tầm bắn thuộc hàng liên lục địa, với tốc độ bay lên đến Mach 20 (Mach 1, tương đương 1.235km/h), tức là hơn 24.000km/h. Avangard là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chiến lược được trang bị phương tiện phương tiện lướt siêu vượt âm. Theo các nguồn tin công khai, vũ khí “đột phá” này được phát triển bởi Hiệp hội Nghiên cứu và Chế tạo máy ở thành phố Reutov thuộc khu vực Moscow. Loại vũ khí mới đã được đưa vào thử nghiệm từ năm 2004. Phương tiện lướt có khả năng bay ở tốc độ siêu vượt âm trong những tầng dày đặc của khí quyển và có thể điều khiển đường bay, độ cao cũng như xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào. Bên cạnh đó, tên lửa siêu thanh Avangard là loại tên lửa có thể bay và hoạt động ở khí quyển tầng cao với tốc độ trên Mach 5. Điều này khiến cho các tên lửa Avangard trở nên khó chặn hơn các đầu đạn thông thường. Mới đây, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã tiết lộ trên kênh truyền hình Rossiya 24 TV rằng cuộc thử nghiệm mới nhất đã cho thấy, tên lửa Avangard có thể phóng đi với tốc độ kinh khủng là 27 Mach, vượt quá 27 lần tốc độ âm thanh và tương đương hơn 30.000 km/h. Sự linh hoạt vượt trội của tên lửa Avangard khiến nó trở thành một trong những mục tiêu khó tấn công nhất, gần như không có tên lửa nào có thể bắn hạ nó ở tốc độ như vậy và sẽ cực kỳ khó để đoán được đường đi của tên lửa siêu vượt âm Avangard.
Ngoài tên lửa Avangad, ba tên lửa khác của Nga cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của đối thủ là tên lửa Kinshal, Sarmat và Zircon. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat là tên lửa đầu tiên mang các đầu đạn Avangard. Sarmat được xem là tên lửa đạn đạo có thể vươn khắp hành tinh và là vũ khí “sát thủ” đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa vì không có hệ thống nào hiện nay có thể ngăn chặn nó. Vũ khí chiến lược mới này của Nga được xem là để đối chọi với Hệ thống tấn công chớp nhoáng toàn cầu (PGS – Prompt Global Strike) mà Mỹ đang theo đuổi. Các chuyên gia quân sự bình luận, Sarmat là hệ thống vũ khí “độc nhất vô nhị” chưa tìm được đối thủ “xứng tầm”, kể cả của Mỹ. Tất cả các loại hệ thống hiện nay không thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat hạng nặng của Nga. Trong khi đó, tên lửa siêu thanh Kinzhal, còn có tên là Dagger là phiên bản mới nhất của loại tên lửa được bắt đầu phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước. Theo phía Nga, tên lửa Kinzhal phiên bản mới nhất, được trang bị cho máy bay chiến đấu, có thể mang theo đầu đạn công ước hoặc đầu đạn hạt nhân với tầm bắn gần 2.000km. Tên lửa siêu vượt âm Zircon có lớp vỏ được làm từ vật liệu tổng hợp với sự kết hợp của carbon và sợi đặc biệt. Chính kết cấu này giúp tên lửa Zircon có trọng lượng nhẹ hơn, chịu gia nhiệt tốt hơn và khả năng tàng hình trước radar. Các chuyên gia của Avia.pro đánh giá, tên lửa Zircon sử dụng vật liệu chế tạo có nhiều nét tương đồng với tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm 3M37 Skiff. Công nghệ chế tạo vật liệu đặc biệt do Nhà máy Chelyabinsk UMATEX sản xuất độc quyền. Dù được trang bị vật liệu đặc biệt, nhưng do bay với vận tốc tới Mach 9 trong khí quyển Trái đất, các lớp bề mặt phía ngoài của tên lửa tên lửa Zircon sẽ dần bốc hơi và cháy. Chính vì thế, khi quan sát bằng mắt thường, tên lửa sẽ giống như thiên thạch lao đi trên bầu trời. Ngay từ khi được giới thiệu, tên lửa Zircon
được coi là dòng vũ khí đối hạm độc nhất, vô nhị trên thế giới. Mỹ và phương Tây không hề có loại vũ khí tương tự. Zircon kế thừa nhiều công nghệ siêu thanh đã được hoàn thiện trên các dòng tên lửa diệt hạm thời Liên Xô. Điểm mạnh của Zircon là vừa duy trì được khả năng cơ động ở tốc độ siêu thanh trong toàn bộ quá trình bay, nhưng vẫn đảm bảo được khả năng hoạt động của hệ thống dẫn đường trong điều kiện nhiễu động plasma. Tốc độ siêu thanh kết hợp với cơ chế dẫn đường đặc biệt, quỹ đạo bay phức tạp khiến việc đánh chặn Zircon gần như không thể ở thời điểm hiện tại. Zircon được coi là một trong những dòng vũ khí siêu thanh thế hệ mới của Nga được Tổng thống Nga Vladimir Putin giới thiệu trong Thông điệp liên bang năm 2018.
http://biendong.net/bien-dong/34762-du-an-ten-lua-sieu-thanh-toc-do-mach-80-my-dang-lam-nhung-dieu-khong-tuong.html

Sở Di Trú yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ

tài trợ ngân quỹ khẩn cấp.

Tin từ Washington, DC – Cơ quan chuyên giải quyết đơn xin nhập tịch và visa lao động của chính phủ Hoa Kỳ đang sắp hết tiền vì đại dịch COVID-19, và nói rằng họ cần tăng lệ phí và nhận tài trợ khẩn cấp từ Quốc hội để duy trì hoạt động.
Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) hoạt động từ việc thu lệ phí của những người muốn đến Hoa Kỳ sinh sống hoặc làm việc. Nhưng hôm Chủ nhật (17 tháng 5), cơ quan này cho biết số lượng người nộp đơn xin duyệt đã sụt giảm đáng kể trong đại dịch. Phần lớn hệ thống di trú của Hoa Kỳ đã bị đình trệ. Gần như mọi visa do Bộ Ngoại giao giải quyết đều đã bị đình chỉ và việc ra vào Hoa Kỳ cũng bị hạn chế.
Hồi tháng 04/2020, tổng thống Trump đã tuyên bố tạm dừng cấp thẻ xanh 60 ngày để hạn chế cạnh tranh việc làm trong nền kinh tế Hoa Kỳ đang bị coronavirus hủy hoại.
USCIS dự kiến đến cuối năm nay, doanh thu của họ sẽ giảm khoảng 61%. Hôm thứ Sáu (15 tháng 5), USCIS đã gửi thư yêu cầu tới Quốc hội để xin tài trợ khẩn cấp 1.2 tỷ Mỹ kim. Họ nói rằng sẽ hoàn trả cho người đóng thuế bằng cách tính thêm phụ phí 10% cho lệ phí nộp đơn.
Cơ quan này không nói rằng liệu họ sẽ tìm cách giảm nhân lực của họ hay cho nhân viên nghỉ phép hay không, nhưng họ có nói đã cắt giảm chi phí điều hành, và có thể sẽ phải thực hiện các hành động quyết liệt hơn để giữ cho cơ quan này tiếp tục hoạt động mà không cần tài trợ khẩn cấp từ Quốc hội. (BBT)
https://www.sbtn.tv/so-di-tru-yeu-cau-chinh-phu-hoa-ky-tai-tro-ngan-quy-khan-cap/

Bộ Tư Pháp không điều tra cựu Tổng thống Obama

và cựu Phó Tổng thống Biden

Tin Washington DC – Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr vào thứ Hai, 18 tháng 5, cho biết Bộ Tư Pháp sẽ không mở cuộc điều tra hình sự đối với cựu Tổng Thống Barack Obama và cựu Phó Tổng Thống Joe Biden, bất chấp những lời hối thúc của Thổng Thống Trump.
Trong thời gian gần đây, tổng thống Trump, dù không có chứng cứ, đã cáo buộc chính phủ Obama vu oan cho các viên chức hàng đầu để phá hoại nỗ lực tranh cử của ông. Đồng thời tổng thống cũng kêu gọi điều tra những người liên quan đến điều mà ông gọi là vụ phạm tội và tai tiếng chính trị lớn nhất lịch sử Hoa Kỳ.
Tổng Thống Trump thường dùng thuật ngữ Obamagate mỗi khi nói đến vấn đề này. Trong cuộc họp báo vào thứ Hai, Bộ Trưởng Barr nói ông sẽ không để Bộ Tư Pháp bị sử dụng như một vũ khí để thực hiện các cuộc điều tra trái phép, và trò chơi chính trị.
Theo Bộ Trưởng Barr, Công tố viên liên bang John Durham đang rà soát lại cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Hoa Kỳ. Tuy nhiên, công việc của ông Durham sẽ không dẫn tới cuộc điều tra hình sự đối với cựu Tổng Thống Obama hay cựu Phó Tổng Thống Biden. Ông Barr khẳng định Bộ Tư Pháp sẽ không thể bị sử dụng như một vũ khí chính trị chống lại bất cứ đảng nào, trong bối cảnh Hoa Kỳ chuẩn bị bầu cử tổng thống vào tháng 11.
Ông Barr nói người dân Mỹ phải được quyền tự do lựa chọn giữa Tổng Thống Trump và ứng cử viên Joe Biden, dựa trên các cuộc tranh luận về chính sách, và Bộ Tư Pháp sẽ không cho phép quá trình này bị phá hoại. Bộ Trưởng Barr thêm rằng, bất kỳ ý định điều tra nào nhắm vào các ứng cử viên tổng thống đều phải được chính ông xem xét và phê duyệt. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/bo-tu-phap-khong-dieu-tra-cuu-tong-thong-obama-va-cuu-pho-tong-thong-biden/

Covid-19 :

Brazil có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới

Thanh Phương
Với tổng cộng 254.220 ca nhiễm tính đến hôm qua, 18/05/2020, theo các số liệu chính thức, Brazil đã trở thành quốc gia đứng hàng thứ ba thế giới về số ca nhiễm Covid-19, qua mặt Anh Quốc (gần 250.000), chỉ thua Nga (290.678) và Hoa Kỳ (khoảng 1,5 triệu).
Trong vòng 24 tiếng đồng hồ, Brazil đã ghi nhận 13.140 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, theo thẩm định của các nhà khoa học, do không tiến hành đủ xét nghiệm, tổng số ca nhiễm ở Brazil trên thực tế có thể cao hơn gấp 15 lần.
Tính đến ngày 18/05, cũng theo các số liệu chính thức, tại Brazil có tổng cộng 16.792 người chết vì Covid-19, đứng hàng thứ sáu thế giới về số ca tử vong, thế nhưng, theo AFP, con số này rất có thể là thấp hơn thực tế rất nhiều.
Vào lúc virus corona đang lây lan nhanh chóng tại quốc gia 210 triệu dân này, chiếc ghế bộ trưởng Y Tế vẫn do một người nắm tạm. Tướng Eduardo Pazuello, từ ngày 15/05, thay thế bác sĩ Nelson Teich, đã từ chức bộ trưởng Y Tế Brazil chỉ sau 28 ngày tham gia chính phủ của tổng thống Jair Bolsonaro.
Ông Bolsonaro cho tới nay vẫn xem thường dịch Covid-19, cho đó chỉ là một loại cúm bình thường, và vẫn chỉ trích những biện pháp phong tỏa được ban hành tại các bang. Giống như tổng thống Mỹ Donald Trump, tổng thống Brazil chủ trương sử dụng thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine để điều trị Covid-19, mặc dù chưa có gì chứng minh công hiệu của loại thuốc này.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200519-covid-19-brazil-c%C3%B3-s%E1%BB%91-ca-nhi%E1%BB%85m-nhi%E1%BB%81u-th%E1%BB%A9-ba-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi

Covid-19: Hơn 120 quốc gia

yêu cầu ‘‘điều tra độc lập’’ về đại dịch

Trọng Thành
Đại dịch Covid-19, bùng lên từ Vũ Hán, Trung Quốc, gần như là chủ đề duy nhất của đại hội đồng thường niên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới năm 2020. Hôm qua, 18/05/2020, trong ngày đầu tiên của hội nghị, đã có hơn 120 quốc gia ký tên vào dự thảo một nghị quyết yêu cầu « điều tra độc lập » về đại dịch Covid-19.
Dự thảo nghị quyết yêu cầu cộng đồng quốc tế tiến hành một cuộc điều tra « không thiên vị, độc lập và đầy đủ » về nguồn gốc của đại dịch Covid-19, về các phản ứng quốc tế đối với dịch bệnh. Theo nhiều nhà quan sát, tuy không bị chỉ đích danh, nhưng Bắc Kinh chắc chắn là một đối tượng hàng đầu của cuộc điều tra, nếu điều tra được cộng đồng quốc tế bật đèn xanh.
Các nước ký tên vào dự thảo nghị quyết thuộc tất cả các châu lục: các quốc gia Liên Hiệp Châu Âu, Nga, Úc, Nhật Bản, Canada, nhiều nước châu Phi… Theo Foreign Policy, nghị quyết sẽ phải được bỏ phiếu trong ngày hôm nay, 19/05. Nghị quyết sẽ được thông qua, nếu hội đủ 2/3 phiếu bầu, có nghĩa là 2/3 trong số 194 quốc gia thành viên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Mỹ đe dọa vĩnh viễn ngừng đóng góp cho WHO
Trong lúc đó, chính quyền Mỹ tiếp tục gia tăng áp lực lên Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO). Reuters cho hay, hôm qua, từ Nhà Trắng, tổng thống Trump ra tối hậu thư, đe dọa sẽ cắt bỏ vĩnh viễn các đóng góp của Hoa Kỳ cho WHO, nếu định chế này không tiến hành « cải thiện » cơ bản, Washington thậm chí sẽ xem xét việc rút ra khỏi định chế y tế của Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Mỹ một lần nữa gọi WHO là « con rối trong tay Trung Quốc ».
Bắc Kinh đáp trả ngay tức khắc. Hôm nay, 19/05, người phát ngôn của bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) đã kêu gọi Washington nên « ngừng đổ lỗi cho Trung Quốc » và tập trung vào việc xử lý dịch bệnh, đang hoành hành tại chính nước Mỹ. Theo Trung Quốc, chính quyền Trump chỉ lấy cớ lên án Bắc Kinh để « thoái thác các nghĩa vụ » đối với Tổ Chức Y Tế Thế Giới.
Từ Genève, thông tín viên Jérémy Lanche  cho biết thêm về ngày đầu tiên của hội nghị toàn thể thường niên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới :
« Thách thức đầu tiên của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong hội nghị này, không phải là về mặt chính trị, mà là về mặt kỹ thuật. Làm thế nào tổ chức được một cuộc họp đại hội đồng từ xa, với 194 thành viên
qua cầu truyền hình. Có thể là đã có nhiều trục trặc về kết nối, nhưng rốt cuộc tất cả mọi người hoặc gần như vậy đã phát biểu ý kiến. Trong số những người phát biểu đầu tiên có chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nguyên thủ Trung Quốc cam đoan là Bắc Kinh hoàn toàn minh bạch trong cuộc khủng hoảng này.
Ngay sau đó, bộ trưởng Y Tế Mỹ Alex Azar đã bác bỏ tuyên bố của chủ tịch Trung Quốc. Ông nói: ‘‘Ít nhất đã có một quốc gia thành viên không đếm xỉa gì đến nghĩa vụ minh bạch, và đã cố tình che giấu dịch bệnh. Các hậu quả đối với toàn thế giới thật là kinh khủng. Điều này không bao giờ được phép tái diễn’’.
Nếu như nhiều nước chia sẻ quan điểm hoài nghi của Hoa Kỳ, thì ít có người sẵn sàng đi theo Washington trong chiến lược đối đầu với Bắc Kinh và Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Hơn nữa, trong lúc mà Bắc Kinh tham gia vào các kêu gọi để một loại vac-xin trở thành tài sản chung của thế giới. Có nghĩa là có thể đến được với tất cả mọi người. Hiện tại một văn bản liên quan đến chủ đề này đang còn đợi được thảo luận. Văn bản này cũng yêu cầu đánh giá về cách thức mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới quản lý cuộc khủng hoảng này. Lãnh đạo WHO nhắc lại là việc đánh giá này sẽ chỉ diễn ra sau khi đại dịch chấm dứt ».
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200519-covid-19-h%C6%A1n-120-qu%E1%BB%91c-gia-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-%C4%91i%E1%BB%81u-tra-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-v%E1%BB%81-%C4%91%E1%BA%A1i-d%E1%BB%8Bch

Pháp, Đức đề ra kế hoạch 500 tỉ euro

để đưa châu Âu khỏi khủng hoảng

Thụy My
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel trong hội nghị truyền hình hôm 18/05/2020 đã đề nghị một kế hoạch 500 tỉ euro, để tái thúc đẩy nền kinh tế châu Âu đang bị tê liệt vì đại dịch virus corona. Đây là một bước ngoặt đối với Đức, vốn từ trước đến nay vẫn phản đối ý tưởng phát hành trái phiếu chung cho châu Âu.
Số tiền này nằm trong ngân sách Liên Hiệp Châu Âu, do Ủy Ban Châu Âu quản lý. Pháp, Đức đề nghị để bơm tiền vào quỹ tái thúc đẩy, Ủy Ban có thể dùng danh nghĩa Liên Hiệp Châu Âu đi vay trên thị trường.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :
« Giám đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu, bà Christine Lagarde, hoan nghênh Quỹ tái thúc đẩy mà Pháp và Đức đề nghị, được cho là đầy tham vọng và có mục tiêu cụ thể. Theo bà, đây là biểu hiện cho sự tương trợ về tài chính trong châu lục.
Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen cũng chia sẻ nhiệt tình này. Bà biểu dương ý định dùng ngân sách Liên Hiệp Châu Âu, thuộc quyền quản lý của Ủy Ban, để tái thúc đẩy kinh tế. Đề xuất trên đây khiến bà Leyen có thêm lý lẽ để biện luận, khi trình bày đề án ngân sách mới vào tuần tới, sau hai năm dậm chân tại chỗ.
Để có hiệu lực thi hành, đề nghị này còn phải có được sự đồng thuận của 27 nước, và chưa chi đã xuất hiện những rạn nứt. Tây Ban Nha, là nước sẽ được hưởng lợi, thấy rằng đây là một đề xuất tích cực và tham vọng. Ngược lại, thủ tướng Áo chỉ chấp nhận nếu đây là tiền cho vay chứ không phải tài trợ, trong khi đây chính là nguyên tắc san sẻ nợ trong đề nghị của Pháp-Đức. »
Ngoài vấn đề ngân sách, Paris và Berlin cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải gia tăng năng lực nghiên cứu và triển khai vaccin, thuốc chữa bệnh trong khối châu Âu. Bên cạnh đó là dự trữ chiến lược chung về dược phẩm, thiết bị y tế, tăng cường kiểm soát đầu tư từ các nước bên ngoài khối vào các lãnh vực chiến lược.
Bên cạnh đó, tổng thống Pháp còn khẳng định « sẽ không có thỏa hiệp hay tỏ ra mềm mỏng » đối với các nước thuộc Liên hiệp đã giảm thiểu Nhà nước pháp quyền trong khuôn khổ đấu tranh chống dịch.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200519-ph%C3%A1p-%C4%91%E1%BB%A9c-%C4%91%E1%BB%81-ra-k%E1%BA%BF-ho%E1%BA%A1ch-500-t%E1%BB%89-euro-%C4%91%E1%BB%83-%C4%91%C6%B0a-ch%C3%A2u-%C3%A2u-kh%E1%BB%8Fi-kh%E1%BB%A7ng-ho%E1%BA%A3ng

Pháp : Tham Chính Viện yêu cầu chính phủ

bỏ lệnh cấm tụ họp tại nơi thờ tự

Thụy My
Theo đơn kiện của nhiều hiệp hội, Tham Chính Viện Pháp hôm qua 18/05/2020 yêu cầu chính phủ « trong thời hạn 8 ngày » phải dỡ bỏ lệnh cấm tụ họp tại các địa điểm thờ phượng – được đưa ra trong khuôn khổ tình trạng khẩn cấp về dịch tễ.
Cơ quan cao nhất trong hệ thống tòa án hành chính Pháp nhận định, lệnh cấm trên là quá đáng, vi phạm trầm trọng đến tự do tín ngưỡng. Tham Chính Viện cho rằng có thể sử dụng các biện pháp ít khắt khe hơn, tương tự với việc cho phép tụ tập dưới 10 người tại các địa điểm công cộng, thay vì « cấm tuyệt đối » ở các nơi thờ tự.
Nghị định do thủ tướng Edouard Philippe ký ban hành ngày 11/05, cấm mọi cuộc tụ tập, hội họp tại các cơ sở tôn giáo, ngoại trừ tang lễ – được giới hạn số người tham dự là 20. Trong khi đó, các cơ sở thương mại đã được phép mở cửa trở lại, trừ các trung tâm lớn có diện tích trên 40.000 mét vuông.
Ông Bruno Retailleau, chủ tịch nhóm Những Người Cộng Hòa (LR, cánh hữu) ở Thượng Viện Pháp cho rằng quyết định của Tham Chính Viện là « một tin vui cho tự do tín ngưỡng, vốn là một quyền căn bản ». Còn chủ tịch đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo, Jean-Frédéric Poisson cho biết rất hài lòng, và đòi hỏi chính phủ thi hành ngay, không nên « câu giờ ».
Quyết định trên đây có ý nghĩa trong bối cảnh người Công giáo sẽ mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Pentecôte) ngày 31/05, còn đối với người Hồi Giáo, mùa chay Ramadan kết thúc ngày 24/05.
Virus corona : Số ca nặng tại Pháp xuống dưới mức 2.000
Pháp có thêm 131 người thiệt mạng và 492 ca dương tính trong vòng 24 giờ qua, nâng tổng số người chết vì virus corona tại Pháp lên 28.239 người kể từ ngày 01/03 và số ca dương tính là 142.903. Riêng các trường hợp nặng phải thở máy đã xuống dưới mức 2.000 người (cụ thể là 1.998 người). Tổng cộng hiện có 19.015 người nằm viện vì Covid-19. Kể từ đầu nạn dịch đến nay tại Pháp có tất cả 98.853 bệnh nhân nhập viện, trong đó 61.728 người đã được về nhà.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200519-ph%C3%A1p-tham-ch%C3%ADnh-vi%E1%BB%87n-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-ch%C3%ADnh-ph%E1%BB%A7-b%E1%BB%8F-l%E1%BB%87nh-c%E1%BA%A5m-t%E1%BB%A5-h%E1%BB%8Dp-t%E1%BA%A1i-n%C6%A1i-th%E1%BB%9D-t%E1%BB%B1

Nga: Số người chết do Covid-19 tại Dagestan

 cao hơn nhiều so với thống kê chính thức

Trọng Thành
Tại Nga, chính quyền khẳng định dịch bệnh Covid-19 đang trên đà được kiểm soát, với số lượng ca nhiễm mới giảm xuống còn 9.000 ca trong vòng 24 giờ qua, như ghi nhận của thủ tướng Mikhaïl Michoustine. Hôm qua, 18/05/2020, là ngày thứ tư liên tiếp số lượng người nhiễm virus trong ngày giảm xuống dưới con số 10.000.
Tuy nhiên, tình hình đặc biệt đáng lo ngại tại miền nam nước Nga. Nước cộng hòa tự trị nhỏ Dagestan vùng Kavkaz có nguy cơ trở thành một ổ dịch mới. Chính quyền thừa nhận số lượng nạn nhân thực sự của Covid-19 cao hơn nhiều so với số thống kê chính thức.
Thông tín viên Daniel Vallot tường trình từ Matxcơva :
« Về mặt chính thức, chỉ có 29 người chết vì virus corona ở Dagestan từ đầu mùa dịch đến nay. Tuy nhiên, trong kỳ nghỉ cuối tuần vừa qua, bộ Y Tế đã thừa nhận là số liệu được đưa ra thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Tại nước cộng hòa nhỏ bé của Liên Bang Nga, ở khu vực Kavkaz, thực ra phải có đến hàng trăm người chết vì Covid-19. Tuy nhiên, do không có đủ xét nghiệm cần thiết, mà các trường hợp tử vong nói trên không được chính thức coi là có liên hệ với bệnh Covid-19.
Thủ lĩnh Hồi Giáo của nước Cộng hòa Dagestan, trong một cuộc nói chuyện với tổng thống Nga Vladimir Putin, đã nói đến ‘‘thảm họa’’ đang diễn ra. Bản thân nhân vật này cũng bị nhiễm virus corona
mới. Hôm qua, tổng thống Nga đã yêu cầu tăng cường khả năng xét nghiệm tại Dagestan. Quân đội cũng có thể sẽ tham gia, với việc triển khai một bệnh viện dã chiến.
Việc thiếu phương tiện xét nghiệm không phải là vấn đề duy nhất đối với Dagestan, trong cuộc chiến chống dịch. Nhiều giới chức chính quyền Nga thừa nhận là nước cộng hòa vùng Kavkaz này thiếu cả thuốc men và các phương tiện bảo hộ y tế. Theo hãng thông tấn Interfax, chính quyền địa phương cũng yêu cầu thêm lực lượng cảnh sát, để bảo đảm rằng các biện pháp phong tỏa tại khu vực này được tuân thủ tốt hơn ».
Nga hiện là quốc gia đứng thứ hai thế giới về số người nhiễm virus corona mới, với 299.941 ca. Theo chính quyền, số người qua đời vì Covid-19 là 2.837. Tuy nhiên, nhiều người phản đối con số thống kê nói trên, khi cho rằng có rất nhiều bệnh nhân nhiễm virus corona qua đời mà không được tính vào số người chết vì Covid-19. Về phần mình, chính quyền khẳng định chỉ đưa vào danh sách những trường hợp tử vong, do nguyên nhân chính là bệnh Covid-19.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200519-nga-s%E1%BB%91-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-ch%E1%BA%BFt-do-covid-19-t%E1%BA%A1i-dagestan-cao-h%C6%A1n-nhi%E1%BB%81u-so-v%E1%BB%9Bi-th%E1%BB%91ng-k%C3%AA-ch%C3%ADnh-th%E1%BB%A9c

Tổng Thống Afghanistan và đối thủ ký kết thỏa thuận

chia sẻ quyền lực sau nhiều tháng tranh chấp

Tin từ KABUL, Afghanistan – Vào hôm Chủ nhật (17/5), phát ngôn viên của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani cho biết ông Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah ký kết một thỏa thuận chia sẻ quyền lực để chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị kéo dài nhiều tháng. Đây là một hành động có thể hỗ trợ các nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài của nước này.
Ông Abdullah tranh cãi về kết quả của một cuộc bầu cử vào tháng 9 và tuyên bố thành lập một chính phủ song song vào đầu năm nay, làm suy yếu chính quyền của ông Ghani tại thời điểm Hoa Kỳ đang cố gắng thúc đẩy tiến trình hòa bình với Taliban để chấm dứt cuộc chiến Afghanistan 19 năm.
Ba nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận về các trở ngại cuối cùng bao gồm việc phân bổ một số vị trí quan trọng được tiến hành trong suốt cả ngày. Ngay trước khi thỏa thuận được ký kết, các nguồn tin cho biết ông Abdullah muốn kiểm soát một danh mục lớn như tài chính hoặc đối ngoại, và dù ông Ghani không đồng ý với điều này, nhưng ông có thể nhượng quyền kiểm soát bộ nội vụ. Hiện vẫn chưa rõ các bộ mỗi bên kiểm soát sau khi thỏa thuận được ký kết.
Washington thất vọng vì tình trạng bế tắc ngày càng gia tăng giữa hai người, ngay cả sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo tới Kabul hồi tháng 3 để hòa giải. Hoa Kỳ công bố kế hoạch cắt giảm 1 tỷ mỹ kim viện trợ vì hai chính trị gia này không thể đồng ý với nhau.
Ngoại trưởng Pompeo hoan nghênh thỏa thuận này nhưng chỉ trích ông Ghani và ông Abdullah vì làm mất quá nhiều thời gian. Ông cho biết Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy các cuộc đàm phán nội bộ của Afghanistan và một cuộc dàn xếp chính trị. (BBT)
https://www.sbtn.tv/tong-thong-afghanistan-va-doi-thu-ky-ket-thoa-thuan-chia-se-quyen-luc-sau-nhieu-thang-tranh-chap/

Hội nghị trực tuyến quan chức Quốc phòng

cấp cao ASEAN:

Tập trung thảo luận COVID-19 và an ninh khu vực

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM), các đại biểu cùng bàn về hợp tác chống dịch Covid-19 và tình hình an ninh khu vực.
Hội nghị ADSOM (15/5) đã khai mạc tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ADSOM Việt Nam. Tham dự có đại diện các đơn vị của Bộ Quốc phòng Việt Nam, Trưởng ADSOM các nước ASEAN và thành viên đoàn, Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn.
Tại Hội nghị, giới chức quân sự các nước tham dự trao đổi 2 nội dung chính: Điểm lại sự hợp tác cùng chung tay chống dịch Covid-19 trong ASEAN trên kênh quốc phòng; chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh khu vực thời gian qua, trao đổi những công việc tiếp theo để hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN trong năm 2020 diễn ra tốt đẹp, đem lại hiệu quả thực chất cho tất cả các quốc gia.
Phát biểu tại Hội nghị, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng nêu một số vấn đề cụ thể: Đánh giá cao kết quả hội nghị trực tuyến nhóm làm việc quan chức quốc phòng ASEAN ngày 12/5 để chuẩn bị hội nghị ADSOM; Đánh giá cao sự phản ứng nhanh chóng, kịp thời của Trung tâm Quân y ASEAN trong triển khai diễn tập xử lý tình huống trực tuyến trong phòng chống Covid-19, đảm bảo tính thời sự và quan tâm của tất cả các quốc gia trong ASEAN; Đề xuất Brunei và Australia đồng chủ trì Nhóm chuyên gia Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) về Quân y chu kỳ 2020 – 2023, đưa hoạt động diễn tập xử lý tình huống trực tuyến quân y thành hoạt động thường niên; Chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng quốc phòng ASEAN trong ứng phó với dịch COVID-19; Chia sẻ quan điểm về tình hình an ninh thế giới và khu vực trong bối cảnh dịch COVID-19, hậu COVID-19 và tăng cường hợp tác ASEAN nói chung. Trong đó nhấn mạnh, bất chấp diễn biến dịch, các điểm nóng an ninh trên thế giới đều tăng nhiệt trở lại, khiến nguy cơ xung đột nổi lên rõ hơn. Đặc biệt, tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thăng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực.
Tại hội nghị, Phó Tổng Thư ký ASEAN Hoàng Anh Tuấn đánh giá cao nỗ lực của kênh quốc phòng trong tham gia với các cơ quan liên quan nhằm tăng cường khả năng tập thể của ASEAN trong ứng phó với đại dịch; nhấn mạnh mong chờ Diễn tập xử lý tình huống trực tuyến do Trung tâm Quân y ASEAN điều phối vào ngày 27/5/2020 và hội thảo được tổ chức bởi Mạng lưới Chuyên gia ASEAN về vũ khí hóa học, sinh học và phóng xạ được tổ chức vào tháng tới. Tôi tin tưởng rằng trên tinh thần hữu nghị và tăng cường phối hợp, ASEAN sẽ ứng phó hiệu quả, giữ cho khu vực được an toàn khỏi COVID-19, cũng như tiếp tục tự cường trước các nhân tố gây mất ổn định.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng chia sẻ quan điểm rằng, nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thẳng có thể lao thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa binh, ổn định ở khu vực.
Hội nghị trực tuyến ADSOM được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng ASEAN và phát huy vai trò Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Mở rộng (ADMM+) của Bộ Quốc phòng Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam; triển khai kết quả Hội nghị cấp cao (HNCC) đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 giữa ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc về ứng phó đại dịch Covid-19 cũng như Tuyên bố chung của Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN về hợp tác quốc phòng trong ứng phó dịch bệnh được thông qua tại Hội nghị ADMM Hẹp.
http://biendong.net/bien-dong/34764-hoi-nghi-truc-tuyen-quan-chuc-quoc-phong-cap-cao-asean-tap-trung-thao-luan-covid-19-va-an-ninh-khu-vuc.html

ASEAN cần chung tay đối phó với TQ trên Biển Đông

Các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang từng bước hướng tới một lập trường chung và nhất quán hơn để phản đối Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là cùng là tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực.
Đại sứ quán Mỹ tại Philippines (15/5) đã tổ chức hội thảo trực tuyến về Biển Đông với sự tham dự của 4 học giả nhằm mục đích găn chặn hành động phi pháp trên vùng biển này. Tham dự hội thảo có bà Sumathy Permal, Giám đốc Trung tâm Eo biển Malacca, Viện Hàng hải Malaysia (MIMA); ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Hàng hải và Luật Biển thuộc Đại học Philippines; ông Nguyễn Hùng Sơn, Viện trưởng Viện Biển Đông thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam; ông Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ.
Phát biểu tại hội thảo, chuyên gia Gregory Poling dẫn những hình ảnh mới nhất về các rặng san hô và nhiều loại sinh vật biển ở Biển Đông đang bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động bồi đắp, cải tạo đảo nhân tạo của Trung Quốc; cho rằng vấn đề duy trì hòa bình, ổn định và an toàn hàng hải ở Biển Đông không phải trách nhiệm của riêng một nước nào mà của chung tất cả các nước; đồng thời cảnh báo nếu
các nước không chung tay ngăn cản các hành động phi pháp của Trung Quốc, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều trước khi Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) ra đời.
Cùng quan điểm trên, ông Jay Batongbacal bày tỏ lo ngại về các hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm đánh chìm các tàu cá nhỏ hơn, gia tăng hoạt động quân sự, tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự ở Trường Sa, đối đầu với các hoạt động thăm dò và khai thác tài nguyên của các quốc gia trong khu vực. Theo ông, điều này làm suy yếu lòng tin và sự giảm nhiệt tình cho một COC và các nước ASEAN cần phối hợp và gắn kết hơn khi đàm phán với Trung Quốc về COC sắp tới. Bên cạnh đó, ông Jay Batongbacal cho rằng các thành viên ASEAN có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang từng bước hướng tới một lập trường chung và nhất quán hơn để phản đối Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng, trong đó đáng chú ý là cùng là tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, trong đó bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm tuyên bố chủ quyền phi pháp với gần như toàn bộ Biển Đông. Theo Batongbacal, xu hướng trên cho thấy sự cần thiết phải thống nhất lập trường chung giữa các thành viên ASEAN để tạo thành một nền tảng trong xử lý vấn đề Biển Đông với Trung Quốc trong tương lai. Không những vậy, phán quyết của Tòa có thể trở thành nền tảng tạo nên thống nhất của Hiệp hội trong thúc đẩy giải quyết vấn đề Biển Đông và Trung Quốc chỉ có thể phản đối phán quyết của PCA nếu chứng kiến các nước ASEAN chia rẽ quan điểm về văn bản này. Ngoài ra, chuyên gia Batongbacal cũng cho rằng việc Covid-19 bùng phát khiến các nước ASEAN không thể gặp trực tiếp để thảo luận COC và đây có thể là cơ hội để các thành viên ASEAN nhìn lại chiến lược quốc gia. Theo đó, các nước ASEAN không nhất thiết phải gặp trực tiếp để bàn về COC, mà có thể thúc đẩy các thảo luận song phương, trước khi nêu lên lập trường chung với Bắc Kinh.
Ông Batongbacal cảnh báo nếu một vài nước ven Biển Đông điều chỉnh cách hành xử của mình theo yêu cầu của Bắc Kinh do bị gây sức ép hoặc muốn duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, ASEAN sẽ bị chia rẽ, đánh mất vai trò trong vấn đề Biển Đông và rất khó nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngược lại, nếu ASEAN thống nhất được quan điểm về lợi ích chung và phối hợp hành động, chúng ta vẫn có hy vọng rằng chính Trung Quốc sẽ phải điều chỉnh hành vi của mình theo luật quốc tế và thừa nhận vai trò quan trọng của ASEAN.
Chuyên gia Nguyễn Hùng Sơn nhận định chuyện tàu Trung Quốc đâm tàu Việt Nam và cấm đánh bắt cá ở Biển Đông đã từng xảy ra nhiều lần; cũng như việc gia tăng các hoạt động xây dựng và quân sự trên các bãi Đá Chữ Thập và đá Xu Bi (thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép) cũng đã thực hiện từ lâu. Theo ông Sơn, đại dịch Covid-19 càng làm Trung Quốc đẩy nhanh hơn các hoạt động này. Bên cạnh đó, các nước ASEAN đang thể hiện xu hướng đề cao vai trò của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là phán quyết Biển Đông, trong hành xử của quốc gia. Sau hơn ba năm im lặng sau phán quyết của PCA, Philippines năm 2020 đã đưa phán quyết này vào các tài liệu chính thức của mình. Trong Công hàm ngày 6/3 gửi Liên Hợp Quốc nhằm phản đối Trung Quốc, Philippines đã lấy phán quyết Biển Đông làm căn cứ để củng cố lập trường của mình. Đây là một sự kiện đáng chú ý. Philippines đã không từ bỏ phán quyết như nhiều bên vẫn tưởng. Trong khi đó, Malaysia và Việt Nam, trong các công hàm gửi lên Liên hợp quốc cuối 2019 và đầu năm 2020, tuy không trực tiếp đề cập đến phán quyết, đều thể hiện sự nhất trí với văn bản này. Ông Sơn lưu ý các thành viên ASEAN khác cũng công khai công nhận phán quyết 2016 của PCA. Hồi đầu năm nay, Bộ Ngoại giao Indonesia trong tuyên bố phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở vùng biển phía bắc Natuna đã dẫn lại phán quyết của tòa. Ngay cả Singapore, quốc gia thường tránh đề cập trực tiếp phán quyết, cũng đã “phá lệ” khi Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen đề cập phán quyết của PCA tại Đối thoại An ninh Munich, Đức, hồi tháng 2. Điều rất quan trọng là 5 thành viên ASEAN ven Biển Đông giờ đây đã thảo luận hoặc công nhận phán quyết của tòa và ASEAN cần khuyến khích, thúc đẩy xu hướng căn cứ nhiều hơn vào UNCLOS để thiết lập và duy trì trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông. Tiến sĩ Sơn đề xuất ASEAN nên khuyến khích Brunei đề cập đến UNCLOS và phán quyết của PCA trong các phát ngôn và văn bản chính thức của mình để duy trì xu hướng trên. ASEAN cần thúc đẩy hơn nữa việc thảo luận về vấn đề Biển Đông tại các hội nghị, không tạo ra ấn tượng rằng vấn đề của được đề cập bằng một vài lời lẽ trong tuyên bố chủ tịch hay tuyên bố chung ASEAN.
Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn cho rằng Covid-19 đã khiến các cuộc thảo luận về COC bị trì hoãn trong nửa năm qua, nhưng ASEAN vẫn nên tái kết nối với Trung Quốc về vấn đề này, ít nhất là để thể hiện sự ủng hộ với chủ nghĩa đa phương. Đây cũng là một cơ hội để các lãnh đạo Trung Quốc, khi tính toán chính sách của mình với Biển Đông, nhận ra rằng vẫn tồn tại ngoại giao đa phương trong khu vực. Trong khi duy trì thảo luận COC với ASEAN trên bàn đàm phán, Trung Quốc từ đầu năm 2020 thực hiện một loạt
hành vi như đâm chìm tàu cá Việt Nam, điều tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Malaysia, tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính trái phép ở Trường Sa, điều máy bay và tàu đến Biển Đông. Do đó, Trung Quốc cần xem lại cách hành xử của mình và thể hiện thiện chí, quyết tâm chính trị, để cho thấy Bắc Kinh muốn thúc đẩy COC. Ngoài ra, Tiến sỹ Sơn cảnh báo nếu các nước để Trung Quốc “tự tung tự tác” ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ áp dụng cách hành xử như vậy với tất cả các nước khác trên thế giới. Bởi vậy, các nước cần đề cao trật tự dựa trên luật lệ, điều mang lại lợi ích chung cho cộng đồng quốc tế.
Bà Sumathy Permal đưa ra sơ đồ mô tả các hoạt động đơn phương của Trung Quốc ngày càng gia tăng trên Biển Đông của Trung Quốc như công bố cái gọi là “đường 9 đoạn” trái phép vào năm 2009 bất chấp bị cộng đồng quốc tế chỉ trích, trong đó Trung Quốc đã có nhiều hoạt động xâm hại chủ quyền của các nước thành viên ASEAN ở Biển Đông. Thời gian tới, Bắc Kinh sẽ gia tăng quyết tâm kiểm soát vùng biển này. Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc không chỉ thực hiện các biện pháp cũ mà còn gia tăng yêu sách của mình trong khu vực. Một ví dụ là Trung Quốc áp lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông, hành động mà Việt Nam luôn phản đối.
Được biết, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, các quốc gia tập trung nguồn lực đối phó đã tạo ra bối cảnh thuận lợi cho Bắc Kinh thúc đẩy tham vọng của mình. Trong khi Trung Quốc tiếp tục thể hiện sự hung hăng cho tham vọng độc chiếm Biển Đông, các nước láng giềng ASEAN có nguy cơ mất cả các quyền chủ quyền lẫn chủ quyền quốc gia. Hành vi hung hăng ở Biển Đông là một phần trong trò chơi dài hơi nhằm kiểm soát tất cả những gì Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.Nằm ở phía Nam của Biển Đông, với tầm quan trọng chiến lược cùng ngư trường phong phú, quần đảo Trường Sa là “tài sản” mơ ước và trở thành đối tượng tranh chấp của một số quốc gia trong khu vực. Xa hơn về phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa giàu tiềm năng hải sản và trữ lượng dầu khí lớn. Trong khi Việt Nam khẳng định chủ quyền thì Trung Quốc ngang nhiên chiếm quyền sở hữu và quân sự hóa toàn bộ Hoàng Sa và một phần của Trường Sa.
Các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam và Philippines, kiên trì phản đối việc Trung Quốc “thuộc địa hóa” các quần đảo này suốt thời gian dài. Tuy nhiên, dường như Trung Quốc cố tình phớt lờ trước làn sóng phản đối từ các nước láng giềng, tiếp tục sử dụng các chiến thuật bắt nạt khi gần đây ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông trong 4 tháng. Bất chấp Trung Quốc che giấu mục đích của động thái này với lý do “bảo vệ” nguồn cá, nhưng như quan điểm của Việt Nam và Philippines, bản chất của hành vi này là cách Trung Quốc khẳng định quyền lực và kiểm soát khu vực.
Một trong những động thái phi pháp mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông là triển khai hệ thống cảnh báo và kiểm soát sớm trên không (AEW & C) KJ-200 và máy bay tuần tra hàng hải KQ-200 (còn được gọi là máy bay chống ngầm Y-8), trên căn cứ thường trực trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Theo các bức ảnh vệ tinh trước đây cho thấy nhà chứa máy bay gần đường băng trên Đá Chữ Thập đã được lắp đặt máy điều hòa không khí, cho thấy máy bay quân sự đã sẵn sàng để triển khai mở rộng. Trong khi đó, các phương tiện truyền thông lãnh thổ Đài Loan nhận định đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang lên kế hoạch tuyên bố “khu vực nhận dạng phòng không” trái phép ở Biển Đông. Thời gian qua, Trung Quốc đã ngang nhiên xây dựng hạ tầng như nhà chứa máy bay, đường băng, lắp đặt hệ thống radar và triển khai các loại tên lửa đối không, đối hạm ở 3 bãi đá Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi. Đây là những bãi đá trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc đã bắt đầu một giai đoạn mới của chiến dịch xâm lược nhằm kiểm soát Biển Đông. Mục tiêu của cường quốc kinh tế số hai thế giới lần này chính là ngăn cản và gây áp lực lên các cuộc đàm phán về COC đang diễn ra giữa Trung Quốc với 10 quốc gia ASEAN. Kết quả của các cuộc đàm phán này có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc tế tại khu vực Biển Đông trong nhiều thập kỷ tới. Bắc Kinh mưu toan nỗ lực khẳng định quyền kiểm soát vùng biển chiến lược này để giành được lợi thế trước ASEAN, tạo đòn trong các cuộc đàm phán quan trọng. Không những vậy, Trung Quốc đã để lộ rõ bản chất cốt lõi mưu toan này: Khẳng định “đường 9 đoạn” trong tưởng tượng và việc xây dựng các cấu trúc đảo nhân tạo. Chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế chi phối hành xử ở Biển Đông đang bị đe dọa. Nếu Washington chủ động tác động đến nội dung cuối cùng của COC, động thái này có thể giúp đưa đến một thỏa thuận được ủng hộ. Một trong những điểm mấu chốt trong các cuộc đàm phán là phạm vi địa lý của COC. Dự thảo COC hiện tại không đề cập đến phạm vi mà nó sẽ áp dụng. Văn bản này chỉ tuyên bố rằng COC không phải là một công cụ để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và các bên không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác. Bằng cách thiết lập sự kiểm soát về hành chính và pháp lý đối với hầu hết Biển Đông, Bắc Kinh có thể tham gia các cuộc đàm phán với tư
thế chủ động và có quyền lực trên thực địa. Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể tuyên bố vùng biển, các thực thể và các đảo do nước này quản lý nằm dưới sự kiểm soát chỉ của nước này và không có tranh chấp. Điều này giảm thiểu phạm vi áp dụng của COC và cho phép Bắc Kinh điều chỉnh bản quy tắc này trước khi được hoàn tất.
Quan điểm chính thức của Washington là muốn có bản COC có ý nghĩa và hiệu quả, có thể bảo vệ quyền của các bên thứ ba và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việc Mỹ nhấn mạnh lập trường trong các cuộc họp chính thức với giới lãnh đạo ASEAN và khuyến khích các đối tác xem xét cẩn thận ngôn ngữ của COC thể hiện sự ủng hộ của Washington về một bản quy tắc ủng hộ lợi ích quốc gia của Mỹ tại Biển Đông. Việc Mỹ coi trọng vấn đề này về mặt ngoại giao cũng gián tiếp tiếp thêm sức mạnh cho các nước ASEAN trước sự chèn ép từ Bắc Kinh trong dự thảo đàm phán.
Cho đến nay, nhiều quốc gia ASEAN đã tỏ ý tôn trọng và viện dẫn Phán quyết năm 2016 của Toà trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc. Trong số đó có Indonesia, Malaysia, Singapore, Việt Nam. Đặc biệt trong Công hàm gửi lên Liên Hợp Quốc của Philippines cũng viện dẫn Phán quyết này. Điều này cho thấy những triển vọng trong việc có thể đưa nội dung Phán quyết 2016 vào trong Dự thảo COC.
http://biendong.net/bien-dong/34759-asean-can-chung-tay-doi-pho-voi-tq-tren-bien-dong.html

Hai bức chân dung và một bức tượng bất ngờ bị gỡ bỏ,

lại dấy lên tin đồn về Kim Jong Un

Băng Thanh
Việc hai bức chân dung và một bức tượng trên quảng trường Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng bất ngờ bị gỡ bỏ đang gợi lại những suy đoán về tình trạng sức khỏe của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Tờ NK News hôm 15/5 cho biết, chân dung khổng lồ của ông nội và cha của Kim Jong Un là Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) và Kim Chính Nhật (Kim Jong-il) đã bất ngờ bị gỡ bỏ.
Roy Calley, một nhà báo và khách du lịch thường xuyên đến Triều Tiên nói với tờ Daily Express rằng ông đã được thông báo một bức tượng của Kim Chính Nhật cũng đã bị dỡ bỏ.
Việc hai bức chân dung và một bức tượng bị gỡ bỏ có thể là để cải tạo quảng trường Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, ông Calley nói với Daily Express rằng, trong quá khứ, khi quảng trường Kim Nhật Thành được cải tạo là khi Kim Chính Nhật qua đời vào năm 2012.
Theo ông Calley, dựa theo tục lệ ở Triều Tiên, Kim Jong Un không thể có bất kỳ bức chân dung hay bức tượng nào được làm theo ý thích của mình “trừ khi ông ấy chết”. Ông Calley suy đoán rằng Triều Tiên có thể đang lên kế hoạch thêm một bức chân dung hoặc một bức tượng của Kim Jong Un trên quảng trường Kim Nhật Thành.
Theo tờ NK News, dựa trên các hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 11/5, tại quảng trường Kim Nhật Thành ở Triều Tiên, vị trí các quan chức cấp cao thường dùng để theo dõi các cuộc diễu hành đã bị phá hủy. Ngoài ra, phía tây của quảng trường cũng cấm các phương tiện giao thông.
Trước đó, vào tháng Tư, có nhiều suy đoán rằng Kim Jong Un đã chết vì một ca phẫu thuật không thành công. Tuy nhiên, đến ngày 2/5, hãng thông tấn của Triều Tiên đã công bố một video cho thấy, Kim tham gia khánh thành một nhà máy phân bón. Sự xuất hiện của video dường như nhằm chứng minh rằng Kim vẫn sống sau rất nhiều suy đoán khi ông biến mất khỏi tầm mắt của công chúng trong ba tuần.
Bây giờ vị lãnh đạo họ Kim lại biến mất trong hai tuần nữa, suy đoán lại nổi lên rằng, video có thể đã được quay từ trước và có thể Kim thực sự đã chết. Nếu Kim đã chết, một số người cho rằng em gái của ông, cô Kim Yo Jong sẽ lên nắm quyền.
Theo Taiwan News, một số chuyên gia cho rằng, Triều Tiên là một xã hội do nam giới thống trị và vì thế cô Kim có thể sẽ đảm nhận một vị trí cấp cao nhưng không phải là vị trí hàng đầu. Tuy nhiên, một số người khác thì lại cho rằng, một nhân vật nam nào đó có thể sẽ được làm “lãnh tụ tối cao” trong khi cô Kim ở phía sau hậu trường và “điều khiển” vị lãnh tụ này.
https://pearlfeet.fr/collections/handmade-shoe?adp=137500,140077,140954,136350&utm_source=affiliate&utm_medium=10002&utm_content=0000&utm_term=google&utm_campaign=google_pearlfeetfr_gdn_fr_pc_137500_roas_20200413_RayLee&gclid=EAIaIQobChMIhvmllLPA6QIVYsHmCh0PJgnCEAEYASAAEgL14PD_BwE

Tướng Đài Loan:

Trung Quốc chưa dám thiết lập ADIZ trên Biển Đông

Lục Du
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ sớm đưa ra tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông trong thời gian tới, Trung Tướng Diệp Quốc Huy của quân đội Đài Loan nói tại một cuộc họp Nghị viện diễn ra hôm thứ Hai (18/5), theo CNA.
Trung Quốc từng nhiều lần úp mở rằng họ có kế hoạch thành lập một ADIZ ở Biển Đông, vùng biển mà họ yêu sách chủ quyền với hầu hết diện tích. Theo tướng Diệp, Bắc Kinh còn phải tính toán tới nhiều yếu tố trước khi thực hiện hành động này.
Ông Diệp lấy ví dụ, nếu Bắc Kinh tuyên bố một ADIZ mới thì rất có khả năng sẽ trùng lấn với ADIZ hiện tại của Philippines. Điều này có thể dẫn tới những phản ứng dữ dội từ người dân Philippines và cộng đồng quốc tế.
Trước đó, vào tháng 11/2013, chính quyền Trung Quốc tuyên bố thành lập một ADIZ trên Biển Hoa Đông phủ lên lãnh thổ của Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, khiến người dân của 3 nước này phẫn nộ và xuống đường biểu tình phản đối sự ngang ngược của Bắc Kinh.
Ông Diệp cho biết, Quân đội Đài Loan sẽ tiếp tục quan sát động thái của chính quyền Trung Quốc trong vấn đề này.
Một nghị sĩ Đài Loan đã dẫn các báo cáo của truyền thông quốc tế đưa tin rằng hình ảnh vệ tinh cho thấy, vào tháng Tư, một máy bay tuần tra hàng hải của quân đội Trung Quốc đã quần thảo trên vùng trời của đá Chữ Thập, một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Nghị sĩ này yêu cầu đại diện Bộ quốc phòng Đài Loan cho biết thông tin này có xác thực hay không.
Tham gia cuộc họp cùng tướng Diệp, ông Trần Quốc Hoa, một tướng khác của quân đội Đài Loan đứng ra trả lời câu hỏi, ông xác nhận, từ nhiều tháng nay máy bay của Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động trên Biển Đông hòng đẩy mạnh yêu sách chủ quyền đối với vùng biển này.
https://www.dkn.tv/the-gioi/tuong-dai-loan-trung-quoc-chua-dam-thiet-lap-adiz-tren-bien-dong.html

Nghị viện Hong Kong xô xát,

các nhà lập pháp dân chủ bị khiêng ra ngoài

Một số nhà lập pháp ủng hộ dân chủ ở Hong Kong đã bị lôi ra khỏi phòng họp tại Nghị viện trong lúc tranh cãi về một dự luật quốc ca của Trung Quốc.
Dự luật sẽ hình sự hóa sự thiếu tôn trọng quốc ca.
Các nhà lập pháp đã tranh cãi về vai trò lãnh đạo một ủy ban chủ chốt, điều này sẽ ảnh hưởng đến tiến trình của dự luật.
Một trong những nhà lập pháp bị lôi ra ngoài, Eddie Chu, nói với BBC:
“Nếu Hong Kong là một nền dân chủ, chúng tôi sẽ không cần phải bắt đầu những vụ xô xát như thế này”.
Ông nói thêm: “Thật không may, chúng tôi bị đẩy vào tình huống này. Tôi có thể thấy trước nhiều cuộc ẩu đả hơn trong và ngoài Nghị viện.”
Biểu tình Hong Kong: Cơ quan giám sát ‘giải tội’ cho cảnh sát
Hong Kong lại có biểu tình và bắt giữ
Hong Kong: Cơn đau đầu 6 tháng qua của Bắc Kinh
Những cảnh hỗn loạn như vậy làm nổi bật sự chia rẽ sâu sắc ở Hong Kong, một khu vực hành chính đặc biệt của Trung Quốc.
Mặc dù các cuộc biểu tình trên đường phố năm ngoái chết yểu do đại dịch, một số cuộc biểu tình dự kiến sẽ tiếp tục trở lại.
Đây là lần thứ hai trong những ngày gần đây có những vụ ẩu đả trong Hội đồng Lập pháp.
Điều gì đã xảy ra?
Hội đồng Lập pháp đã tranh cãi về việc ai sẽ điều hành ủy ban nhà ở, nơi xem xét các dự luật và quyết định khi nào chúng được bỏ phiếu.
Tuần trước, chủ tịch hội đồng đã chỉ định Chan Kin-por, một nhà lập pháp thân Bắc Kinh, giám sát cuộc bầu cử lãnh đạo mới cho ủy ban này.
Vào thứ Hai – trước khi Hội đồng Lập pháp bắt đầu – Ông Chan Kin-por ngồi ghế chủ tọa, có 20 lính gác vây quanh.
Khi các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ bước vào phòng, họ cố gắng đến chỗ ngồi, nhưng bị lính gác ngăn lại.
Khi những lính gác sử dụng chăn để bao vây người biểu tình, những người khác đã chỉ ra và la hét từ ghế của họ.
Một nhà lập pháp đã cầm một biểu ngữ viết: “ĐCSTQ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] chà đạp cơ quan lập pháp Hong Kong”.
Trong cuộc hỗn chiến – diễn ra trong vài phút – ít nhất một người đã ngã xuống đất, dường như bị thương.
Tại một thời điểm, một nhà lập pháp đã thực hiện một cú nhảy để cố gắng tiếp cận băng ghế của chủ tọa, nhưng bị lính canh chặn lại giữa chừng.
Sau khi hầu hết các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ rời đi – hoặc bị khiêng đi- bà Starry Lee thân Bắc Kinh đã được bầu làm chủ tịch của ủy ban nhà ở.
Điều này, điều mà đối thủ của bà lo sợ, sẽ giúp cho dự luật quốc ca được thông qua dễ dàng hơn
Tranh cãi về điều gì?
Lam Cho Wai, BBC News Tiếng Trung, Hong Kong
Trung Quốc muốn một dự luật gây tranh cãi – hình sự hóa việc lạm dụng quốc ca của Trung Quốc – được thông qua càng sớm càng tốt.
Nhưng ủy ban nhà ở – chịu trách nhiệm xem xét các dự luật gây tranh cãi, bao gồm cả quốc ca – đã không chọn được chủ tịch trong nhiều tháng.
Thành phố sẽ bầu các nhà lập pháp mới vào tháng Chín. Đảng Dân chủ muốn trì hoãn các dự luật cho nhiệm kỳ tới.
Bắc Kinh đã cáo buộc các đảng ủng hộ dân chủ về các hành động gây cản trở “độc hại”, làm tê liệt hiệu quả cơ quan lập pháp.
Những gì xảy ra bên trong Nghị viện là một dấu hiệu khác cho thấy Trung Quốc tiếp tục thắt chặt sự kìm kẹp đối với Hong Kong.
Nó rất giống với những gì đã xảy ra năm ngoái – khi những người ủng hộ dân chủ không thể ngăn chặn dự luật dẫn độ gây tranh cãi ở tòa nhà Nghị viện, gây ra nhiều tháng biểu tình.
Một số cuộc biểu tình và đụng độ quy mô nhỏ hơn đã quay trở lại gần đây, và dự kiến sẽ đạt được nhiều động lực hơn sau đại dịch.
Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc, hay lãnh đạo của Hong Kong, sẽ nhượng bộ.
Có phải quốc ca Trung Quốc bị coi thường ở Hong Kong?
Hong Kong có đội bóng đá quốc gia riêng, nhưng không có quốc ca riêng – vì vậy người Trung Quốc được chơi trước các trận đấu.
Trong những năm gần đây, quốc ca Trung Quốc đã bị la ó thường xuyên hơn trước các trận đấu, bao gồm cả trước trận đấu với Iran vào tháng Chín.
Vào năm 2017, quốc hội Trung Quốc, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, đã mở rộng một đạo luật về việc không tôn trọng quốc ca đối với Hong Kong – nhưng nó vẫn chưa được thông qua.
Trong các cuộc biểu tình năm ngoái, một bài hát có tên Glory to Hong Kong đã trở thành một bài hát không chính thức của người biểu tình.
15 nhân vật đối lập ra tòa
Trong một diễn biến khác, một nhóm gồm 15 nhân vật đối lập, bao gồm cả ông trùm truyền thông Jimmy Lai Chee-ying, đã xuất hiện tại tòa vào thứ Hai 18/5 vì vai trò của họ trong các cuộc biểu tình bạo lực ở Hong Kong năm ngoái, theo ChinadailyHK.
Họ phải đối mặt với cáo buộc kích động, tổ chức và tham gia vào nhiều cuộc biểu tình trái phép từ tháng Tám đến tháng Mười.
Ông Lai, 72 tuổi, người sáng lập tờ báo Apple Daily có trụ sở tại Hong Kong, bị cáo buộc năm tội danh liên quan đến ba cuộc biểu tình trái phép. Ông bị nghi ngờ tổ chức và tham gia vào các cuộc biểu tình trái phép vào ngày 18/8 và 1/10, và tham gia một cuộc biểu tình trái phép khác vào ngày 31/8.
Mỗi tội, một khi bị kết án, phải chịu mức án lên đến năm năm tù.
Nhà cựu lập pháp Leung Kwok-hung, 64 tuổi, bị cáo buộc với tổng số bảy tội danh liên quan đến năm cuộc biểu tình trái phép khác nhau.
Một nhân vật hàng đầu khác trong phe đối lập – Tổng thư ký Liên đoàn Công đoàn Hong Kong Lee Cheuk-yan, 63 tuổi, phải đối mặt với sáu tội danh, và giáo sư đại học bán thời gian Yeung Sum, 72 tuổi, phải đối mặt với năm tội danh.
Trong số những người bị bắt và buộc tội có Martin Lee Chu-ming; nhà cựu lập pháp Cyd Ho Sau-lan; nhà cựu lập pháp Albert Ho Chun-yan; Raphael Wong Ho-ming; Avery Ng Man-yuen; Tội Chung-kai; Richard Tsoi Yiu-cheong; Margaret Ng Ng-yee; nhà cựu lập pháp Leung Yiu-chung; Au Nok-hin; và Figo Chan Ho-wun.
Ông Lai, Lee và Yeung bị bắt vào ngày 28/2 vì vi phạm Pháp lệnh trật tự công cộng Hong Kong do tham gia vào một cuộc biểu tình trái phép giữa Wan Chai và Central vào ngày 31/8. Vụ việc lần đầu tiên được đưa ra tòa vào ngày 5/5.
Ông Lai và 14 nhà hoạt động khác cũng bị bắt vào ngày 18/4 vì nghi ngờ tổ chức và tham gia các các cuộc biểu tình bất hợp pháp sau đó vào ngày 18/8, ngày 30/9, ngày 1/10, ngày 19/10 và ngày 20/10. Các sự kiện được nhóm thành ba vụ án và lần đầu tiên được xét xử tại tòa án vào thứ Hai.
Thẩm phán tại Tòa án sơ thẩm Tây Cửu Long Peter Law Tak-chuen đã hoãn lại tất cả các vụ án cho đến ngày 15/6. Các bị cáo đã được tại ngoại sau khi nộp 1.000 đô la Hong Kong (129 đô la Mỹ).
Ông Lai cũng bị buộc tội ‘đe dọa hình sự’, theo Pháp lệnh Tội phạm thành phố, vì đã đe dọa bằng lời nói với một phóng viên trong một cuộc biểu tình vào 4/6/ 2017, tại Quận Đông. Vụ án đã được hoãn lại cho đến ngày 19/8.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52718244

Cơ Quan Lập Pháp Hồng Kông sẽ thúc đẩy dự luật

quốc ca Trung Cộng sau những vụ ẩu đả hỗn loạn

Tin từ HỒNG KÔNG – Cơ quan lập pháp của Hồng Kông rơi vào tình trạng ẩu đả hỗn loạn lần thứ hai trong tháng này, khi các nhà lập pháp ủng hộ Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát một ủy ban chủ chốt vào hôm thứ Hai, mở đường cho một cuộc tranh luận về một dự luật sẽ hình sự hóa việc lạm dụng quốc ca Trung Cộng.
Các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ tấn công các nhân viên bảo vệ xung quanh nhà lập pháp phe kiến chế Chan Kin-Por, người giữ ghế chủ tịch trong cuộc họp trước sự phản đối của phe đối lập. Các nhân viên bảo vệ lôi một số nhà lập pháp ra khỏi phòng, một số người vùng vẫy và la hét. Một số người cố gắng nhảy qua các vệ sĩ từ trên băng ghế để giành lại ghế của chủ tịch, nhưng bị đẩy lùi.
Các thành viên đảng Dân chủ hô vang “chơi đểu” và giơ cao một tấm bảng có nội dung “CPP (Đảng Cộng sản Trung Cộng) chà đạp lên cơ quan lập pháp Hồng Kông”. Nhà lập pháp đối lập Ted Hui hô to về phía ông Chan rằng cuộc họp này là “bất hợp pháp”.
Ngay cả khi các cuộc biểu tình tiếp diễn, ông Chan kêu gọi một cuộc bỏ phiếu cho một chủ tịch của ủy ban, và người chiến thắng là nhà lập pháp thân Bắc Kinh Starry Lee. Phe của bà Lee lên án tình trạng bạo lực và cam kết sẽ thúc đẩy dự luật quốc ca.
Bắc Kinh cáo buộc các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ của Hồng Kông về hành vi trì hoãn để ngăn chặn một số dự luật được đề nghị tiến đến một cuộc bỏ phiếu cuối cùng, làm tê liệt cơ quan lập pháp. (BBT)
https://www.sbtn.tv/co-quan-lap-phap-hong-kong-se-thuc-day-du-luat-quoc-ca-trung-cong-sau-nhung-vu-au-da-hon-loan/

Trung Quốc-Đài Loan: Biết đánh không thắng,

Bắc Kinh dùng chiến thuật vây thành

Tú Anh
Thứ Ba 20/05/2020, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai. Chính sách bàn thay thép của Bắc Kinh tại Hồng Kông làm dân Đài Loan khiếp đảm. Tháng Giêng năm nay, 57% cử tri hải đảo dồn phiếu cho nhà lãnh đạo bất khuất, một gáo nước lạnh cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Song song với đòn ngầm trả thù qua Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Bắc Kinh lại dọa dùng vũ lực đánh Đài Loan. Theo giới phân tích, Trung Quốc chưa thể ra tay.
Tuyên thệ và các hải vụ bình thường trong eo biển Đài Loan
Một tuần trước khi tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ hai, và trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, hải quân Mỹ cho khu trục hạm USS McCampell đi ngang eo biển Đài Loan, bất chấp thái độ giận dữ của Bắc Kinh. Từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ sáu khu trục hạm Mỹ vào vùng và đối với USS McCampell thì đây là hải vụ thứ hai, mỗi khi chiến đấu cơ Hoa lục hù dọa hải đảo đồng minh.
Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, hải vụ “bình thường” này nhằm biểu dương quyết tâm của Hoa Kỳ luôn luôn ủng hộ nền dân chủ non trẻ trong giai đoạn nhạy cảm chính trị và quân sự. Trước đó hai hôm, Trung Quốc đưa máy bay trinh sát Y8 xâm nhập vùng nhân diện phòng không của Đài Loan.
Chiến thắng của bà Thái Anh Văn, đánh bại đối thủ Quốc Dân đảng, tái đắc cử vẻ vang, là một thất bại chính trị nặng nề của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình. Chính sách bàn tay thép của Bắc Kinh tại Hồng Kông đã làm cho cử tri Đài Loan kinh hoàng. Tưởng tượng phải sống trong vòng tay kềm kẹp của chế độ Hoa lục theo tuyên truyền “vận mệnh tương quan”, 57% cử tri đã chọn Thái Anh Văn và lý tưởng tự do dân chủ.
Hai thử thách, hai chiến thắng
Đại dịch siêu vi corona xảy đến, lúc đầu cũng làm Đài Loan khiếp vía. Nhưng chính quyền Thái Anh Văn trong hoàn cảnh đơn độc, đã nhanh chóng chận đứng vận tốc siêu vi, không cần phong tỏa hàng chục triệu dân như Trung Quốc.
Trong khi đó, chính quyền Trung Quốc không ngừng cô lập Đài Loan và gây áp lực không cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới làm bổn phận của cơ quan Liên Hiệp Quốc khi thế giới bị đại dịch. Vì sao lời báo động của Đài Loan phát hiện ca “siêu vi truyền từ người sang người” gửi Tổ Chức Y Tế Thế Giới ngày 31/12/2019 không được trả lời ? Một tuần sau, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, vẫn theo luận điểm trấn an củaTrung Quốc, khẳng định “rủi ro rất nhỏ”.
Chuyên gia Pháp Mathieu Duchâtel, viện nghiên cứu chiến lược Montaigne, nhận định : Qua đại dịch Covid-19, Đài Loan trở thành  “bài toán nát óc” của Trung Quốc, “quy chế” từ trước đến nay  của Hồng Kông.
Tổng thống Thái Anh Văn không bỏ lở cơ hội để tuyên cáo với thiên hạ : Đài Loan một mình “chiến thắng đại dịch đến từ Vũ Hán”. Theo chương trình nghi lễ nhậm chức, bà Thái Anh Văn đọc diễn văn từ Dinh Tổng Thống, chỉ cách một địa điểm biểu tượng khác có 200 mét, đó là đài tưởng niệm thống chế Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, trước đoàn quân chiến thắng của Mao, họ Tưởng và Quốc Dân đảng bỏ đại lục, rút ra hải đảo Đài Loan.
Bầu cử rồi đại dịch, chính trị rồi đến y tế, đó là hai thử thách chiến lược của bà Thái Anh Văn. Tổng thống Đài Loan chiến thắng cả hai mặt trận này. Trong khi đó, Quốc Dân đảng, trớ trêu thay, với lập trường thân đảng Cộng sản Trung Quốc, bị thua đậm phải giữ thái độ khiêm tốn. Thấy rõ dã tâm của Bắc Kinh, lãnh tụ Quốc Dân đảng ủng hộ chính phủ Thái Anh Văn,  kêu gọi Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho Đài Loan tái hội nhập, ít nhất là trong quy chế  quan sát viên.
Nhưng theo giới phân tích, không nên hy vọng Trung Quốc sẽ hòa hoãn. Trái lại, Bắc Kinh sẽ chọn thái độ cứng rắn hơn. Vì sao ?
Theo nhận định của chuyên gia Kesley Broderick, của Eurasia Group, do “Quốc Dân đảng bị mất ảnh hưởng ở Đài Loan, chế độ Bắc Kinh sẽ thay đổi chính sách, sẽ cứng rắn hơn, cách tiếp cận sẽ thô bạo hơn”.
Đại dịch viruscorona còn làm cho quan hệ địa chính trị căng thẳng thêm bởi vì Trung Quốc bị chạm tự ái. Vào lúc Bắc Kinh lên gân, phô diễn cơ bắp của một đại quốc hồi sinh, thì bị các nước Tây phương, từ Mỹ cho đến cường quốc bậc trung như nước Úc, lên án che giấu sự thật  để cho đại dịch lây nhiễm toàn cầu.
Cảm thấy tự hào dân tộc bị tổn thương, trong những tuần qua, trên các mạng xã hội ở Hoa lục, xuất hiện nhiều lời kêu gọi “Giải Phóng Quân”, nhân cơ hội hai hàng không mẫu hạm Mỹ ở Thái Bình Dương bị tê liệt vì siêu vi, tấn công Đài Loan.
Không phải chỉ có “dư luận viên năm xu”, mà nhiều nhân vật có chức vụ lớn bé  cũng tham gia. Mã Hiểu Quang (Ma Xiao Guang), phát ngôn viên Văn Phòng Đài Loan Sự Vụ của Hoa lục đe dọa : Đài Loan đừng xem thường quyết tâm của 1,4 tỷ người Trung Quốc sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Giáo sư Điền Phi Long (Tian Fei Long), đại học Bắc Kinh, trong một bài viết trên mạng Guancha.com cũng cho là “đã đến lúc dùng vũ lực vì chính sách hòa bình đã thất bại”.
Mặt trận thứ hai và chiến thuật cờ vây của Mãn Thanh
Hốt hoảng, tướng không quân Kiều Lương (Qiao Lang), một nhà quân sự có uy tín, đang nghỉ hưu, phải vội lên tiếng cảnh tỉnh những con diều hâu Trung Quốc : Không nên đánh vì đánh sẽ không thắng.
Tiếp theo đó, sử gia Đặng Đào (Deng Tao), tìm cách hạ nhiệt với đề xuất dùng thế cờ vây (cờ gô), chiến thuật mà triều đình Mãn Thanh thi hành trong suốt 20 năm, để chinh phục hải đảo.
Theo mưu kế này, để đánh chiếm mục tiêu có địa thế hiểm trở và được phòng thủ vững chắc, Trung Quốc cần chuẩn bị lực lượng để mở mặt trận thứ hai theo thế lưỡng diện giáp công. Lực lượng này gồm nhảy dù và hàng không mẫu hạm Sơn Đông, bắt đầu hoạt động từ cuối năm 2019.
Trước khi  kế hoạch tấn công hoàn tất, dự kiến vào năm 2025, Trung Quốc sẽ  bao vây hải đảo và cố tránh những thái độ khinh xuất gây xung đột vũ trang.
Năm năm cũng là thời gian tương đối không dài để chủ tịch Tập Cận Bình có thể ước mơ làm hoàng đế mãn đời và cấm ngọn cờ đỏ 5 sao vàng lên hải đảo bất trị.
Tuy nhiên, theo dự báo của giới chuyên gia tây phương, như Kerry Brown, đại học King’s College, Luân Đôn, với làn sóng dân tộc chủ nghĩa tại Trung Quốc, căng thẳng hai bờ eo biển sẽ leo thang.
Một tính toán sai lầm có thể  đưa đến xung đột vũ trang là nguy cơ có thật, chuyên gia Pháp Mathieu Duchâtel, trích dẫn bên trên, cảnh báo.
Phía Trung Quốc, Bắc Kinh lo ngại không khí chiến tranh lạnh mới với Mỹ sẽ tạo cơ hội cho Đài Loan chọn giải pháp tự vệ của kẻ yếu: tuyên bố độc lập, đặt Trung Quốc trước chuyện đã rồi. Về phần Đài Bắc, cho đến nay bà Thái Anh Văn từ chối vượt qua làn ranh đỏ. Nhưng giải pháp “độc lập” ngày càng được giới trẻ yêu thích vì bảo đảm đời sống tự do và dân chủ.
Trong cuộc đọ sức này, ba yếu tố thuận lợi cho thành công – thiên thời, địa lợi, nhân hòa – ở trong tay phe nào ?
(Nguồn : Le FigaroReuters)
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200519-trung-qu%E1%BB%91c-%C4%91%C3%A0i-loan-bi%E1%BA%BFt-%C4%91%C3%A1nh-kh%C3%B4ng-th%E1%BA%AFng-b%E1%BA%AFc-kinh-d%C3%B9ng-chi%E1%BA%BFn-thu%E1%BA%ADt-v%C3%A2y-th%C3%A0nh

Phương Phương:’Nhật ký virus’

của nhà văn Vũ Hán khiến TQ phẫn nộ

Một cuốn nhật ký của nữ tác giả người Trung Quốc từng đoạt giải thưởng văn học, ghi lại cuộc sống của bà ở Vũ Hán trong những ngày đầu đại dịch virus corona hiện đã được dịch sang tiếng Anh.
Bà Phương Phương bắt đầu đăng các bài viết online về trải nghiệm của bà trong thành phố Vũ Hán vào tháng Giêng, khi vụ dịch vẫn được coi là một cuộc khủng hoảng cấp địa phương.
Phương Phương ở Vũ Hán: ‘Quan chức Trung Quốc rất giỏi đẩy trách nhiệm’
Vũ Hán có cụm dịch mới, dự định xét nghiệm 11 triệu cư dân
Virus corona: Dân Vũ Hán đòi minh bạch, truyền thông Mỹ nghi ngờ số người chết
Vũ Hán choáng váng trỗi dậy từ cuộc phong tỏa khắc nghiệt nhất
Các trang nhật ký của người phụ nữ 65 tuổi này đã được rất nhiều người đọc, cung cấp cho hàng triệu người ở Trung Quốc một cái nhìn hiếm hoi về thành phố nơi virus xuất hiện lần đầu tiên.
Đầu năm nay, Vũ Hán đã trở thành nơi đầu tiên trên thế giới bước vào tình trạng phong tỏa hoàn toàn ở quy mô chưa từng thấy. Thành phố về cơ bản đã bị chia cắt khỏi không chỉ Trung Quốc, mà cả phần còn lại của thế giới.
Khi lệnh phong tỏa tiếp tục, sự nổi tiếng của Phương Phương tăng lên. Các nhà xuất bản sau đó tuyên bố rằng họ sẽ tập hợp các bài nhật ký của bà và xuất bản chúng bằng nhiều ngôn ngữ.
Nhưng khi Phương Phương ngày càng được quốc tế công nhận thì việc này cũng đi kèm với thay đổi trong cách bà được nhìn nhận ở Trung Quốc – nhiều người tức giận vì bài viết của bà, thậm chí coi bà là kẻ phản bội.
Phương Phương viết gì trong nhật ký?
Vào cuối tháng Giêng, sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh phong tỏa ở Vũ Hán, Phương Phương – tên thật là Wang Fang – đã bắt đầu ghi lại các sự kiện trong thành phố này trên trang mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
Trong các bài nhật ký của mình, bà viết về tất cả mọi thứ, từ những thách thức của cuộc sống hàng ngày đến tác động tâm sinh lý do bị bắt buộc phải cô lập.
Nhà xuất bản HarperCollins nói rằng bà “đã lên tiếng cho những nỗi sợ hãi, thất vọng, tức giận và hy vọng của hàng triệu đồng bào của mình”.
Họ lưu ý rằng bà “cũng lên tiếng chống lại sự bất công xã hội, lạm quyền và các vấn đề khác cản trở việc đối phó với dịch bệnh và khiến bản thân bị lôi kéo vào các cuộc tranh luận trực tuyến vì nó”.
Trong một bài chuyên mục do bà viết đăng trên tờ Thời báo Chủ nhật, Phương Phương kể chi tiết về một lần đi đón con gái từ sân bay.
“Hầu như không có xe hơi hay người đi bộ trên đường phố. Vài ngày đó là lúc hoảng loạn và sợ hãi dâng cao trong thành phố. Cả hai chúng tôi đều đeo khẩu trang”, bà nói.
Nhờ đâu nhật ký này thu hút sự chú ý từ quốc tế?
Trong thời gian mà tin tức được sàng lọc chặt chẽ và các hãng tin độc lập còn khan hiếm, Phương Phương nhanh chóng nổi lên như một nguồn thông tin đáng tin cậy, được củng cố bởi nền tảng là một nhà văn nổi tiếng của bà.
“Đất nước này cần những nhà văn có lương tâm như bạn. Công chúng đã mất niềm tin với phần lớn các phương tiện truyền thông chính thức,” một người dùng trên Weibo nói, theo trang tin The Independent.
Danh tiếng của bà, cũng như các bài viết của bà, nhanh chóng lan rộng và không lâu sau tìm được đường ra khỏi Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc chỉ trích bà?
Chủ nghĩa quốc gia rất phổ biến trên mạng xã hội Trung Quốc. Hàng ngàn cư dân mạng giận dữ sẵn sàng ngẩng cao đầu mỗi khi Trung Quốc bị chỉ trích, làm nhục hoặc phải chịu một số hình thức xúc phạm từ nước ngoài. Và Phương Phương khác xa với nhà văn Trung Quốc đầu tiên phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên mạng.
Trong trường hợp này, khi virus tiếp tục lan rộng trên toàn thế giới, mọi người bắt đầu trở nên chỉ trích hơn đối với phản ứng của Trung Quốc đối với dịch bệnh. Việc theo dõi kỹ lưỡng và chỉ trích nặng nề có nghĩa là nhiều người đã ở vào thế phòng thủ.
Chính trong bầu không khí này, người ta được nghe rằng các tác phẩm của Phương Phương sẽ được bán ở phương Tây.
Theo trang tin chuyên gia What’s on Weibo, đây là lúc dư luận chỉ trích bà, sau khi biết được rằng “một phiên bản quốc tế cuốn nhật ký của bà đã được bán trước thông qua Amazon”.
“Trong mắt nhiều người dùng Trung Quốc, một bản dịch cuốn nhật ký của bà Phương Phương về vụ dịch ở Vũ Hán sẽ chỉ cung cấp cho đối thủ của Trung Quốc nhiều đạn dược hơn”, báo cáo viết.
Bà nhanh chóng được xem không phải là người mang sự thật mà thay vào đó là kẻ phản bội Trung Quốc, với một số người nói rằng bà đang lợi dụng danh tiếng của mình – và thậm chí có thể là một bi kịch.
“Bà ấy đang nắm bắt thời gian khủng hoảng quốc gia này và tận dụng [nó]“, một người dùng trên Weibo nói. “Điều này thật đáng khinh.”
Sự tức giận đối với bà càng trở nên mãnh liệt bởi thực tế là cuốn sách được xuất bản bởi nhà xuất bản Hoa Kỳ HarperCollins – vào thời điểm Mỹ và Trung Quốc đang ở trong một cuộc tranh cãi ngoại giao.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã nói rất rõ quan điểm của họ đối với bà Phương Phương.
“Sự nổi tiếng toàn cầu của bà ấy được thúc đẩy bởi các hãng truyền thông nước ngoài đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho nhiều người ở Trung Quốc rằng nhà văn có thể đã trở thành một công cụ hữu ích khác để phương Tây phá hoại những nỗ lực của người dân Trung Quốc”, tờ Thời báo Hoàn cầu viết.
“Nhật ký của bà ấy chỉ phơi bày mặt tối ở Vũ Hán trong khi bỏ qua những nỗ lực mà người dân địa phương đã thực hiện và sự hỗ trợ được thực hiện trên toàn quốc.”
Cuốn sách được đón nhận thế nào?
Thật khó để nói vì cuốn sách mới chỉ được xuất bản vào thứ Sáu tuần trước.
Thời báo New York đã ca ngợi sự trung thực thô mộc của cuốn sách, nói rằng “bà ấy có thể sống hiền lành trong thời gian phong tỏa, nhưng cô ấy viết những câu táo bạo”.
Một đánh giá của NPR cho biết cuốn nhật ký này là một “tài liệu về sự tầm thường, bi thảm và phi lý trong suốt 76 ngày bị phong tỏa của Vũ Hán”, nhưng than thở rằng bản dịch sang tiếng Anh không thể “ghi lại sự đa chiều” như trong nhật ký bằng tiếng Trung của bà.
Tuy nhiên, trên Amazon, cuốn sách đã gặp phải một số đánh giá tiêu cực, một trong số này gọi cuốn sách là “thông tin hoàn toàn giả mạo”.
Tuy nhiên, một người khác đã ca ngợi cuốn sách này, nói rằng cuốn nhật ký của bà “đã cung cấp một cửa sổ để nhìn xem cuộc sống diễn ra như thế nào trong một thành phố mà cả thế giới đang theo dõi”.
https://www.bbc.com/vietnamese/52718243

Thảm họa vỡ đập Tam Hiệp đã được dự báo?!
Năm Canh Tý 2020 đã được định trước là một năm không bình thường. Khi tiếng pháo giao thừa báo hiệu năm mới đến cũng là thời kỳ bắt đầu bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, làm toàn thế giới đều nhận ra điều không bình thường từ cái gọi là ‘Made in China’…
Khu vực xây dựng đập Tam Hiệp, phía hạ lưu
Người Hồ Bắc đã phải lang thang lưu lạc ngay trong đất nước mình. Danh từ Hồ Bắc trở thành từ tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Thảm họa năm nay dường như nhất định phải có liên quan tới Hồ Bắc… Và một sự việc khác có liên quan tới Hồ Bắc lần nữa lại trở thành tâm điểm của dư luận: Vỡ đập Tam Hiệp.
Trên thực tế, ngay trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch của công trình đập Tam Hiệp, nhiều kỹ sư chuyên nghiệp đã cảm thấy không nên xây dựng nó. Trong đó có bức thư của chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Hoàng Vạn Lý gửi cho chính quyền trung ương. Trong thư, ông chỉ yêu cầu cho ông thời gian 30 phút để nói rõ tai họa của đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, mãi cho tới khi vị chuyên gia qua đời, ông cũng không nhận được 30 phút đó.
Mãi tới giây phút hấp mối, miệng ông vẫn không ngừng lẩm bẩm: “Tam Hiệp không thể xây dựng”. Ông lưu lại 12 điều tiên tri về con đập này: “Trường Giang hạ lưu làm đê vỡ bờ; ngăn cản vận tải đường thủy; vấn đề di dân; vấn đề tích ứ; chất lượng nước chuyển xấu; lượng điện phát ra không đủ; khí hậu bất thường; động đất liên tiếp; bệnh trùng hút máu kéo dài; sinh thái chuyển biến xấu; thượng du lũ lụt nghiêm trọng; cuối cùng sẽ bị dồn ép mà nổ tung. 11 sự kiện đầu đều đã xảy ra và ứng nghiệm như lời ông nói, chỉ còn sự kiện cuối cùng: Việc đập Tam Hiệp bị nổ tung chưa xảy ra.
Với bản tính luôn che đậy những sai lầm trước bằng những sai lầm sau lớn hơn, tai hại hơn, rất có thể chính phủ Trung Quốc năm nay sẽ thừa nhận thiết kế của đập Tam Hiệp có vấn đề. Cộng đồng mạng còn suy đoán, đây chính là bước đệm để làm cho con đập này bị nổ tung hoặc đánh sập.
Cảnh tượng sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ trong dự ngôn
Người ta đã nghiên cứu dự ngôn trong “Kim Lăng Tháp bi văn” của Lưu Bá Ôn và tin rằng đập Tam Hiệp có khả năng sẽ bị vỡ do một trận động đất năm nay. Người ta cũng tin rằng trong dự ngôn của Lưu Bá Ôn cũng miêu tả khá chi tiết cảnh tượng bi thảm sau khi đập bị vỡ.
Tháp Kim Lăng được xây dựng tại vùng ngoại ô thành phố Nam Kinh vào khoảng năm 1400 bởi vị quân sư và học giả nổi tiếng Lưu Cơ (tức Lưu Bá Ôn). Ngọn tháp đã bị phá đổ vào đầu thế kỷ 20 và những chữ khắc trên bia đá đã được tìm thấy. Những văn tự này được viết theo hình thức thơ cổ với những câu nói bóng gió dự báo trước những sự kiện sẽ xảy đến trong 500 – 600 năm sau triều Minh.
Trong Tháp Kim Lăng, những câu nói được các nhà dự ngôn giải đọc và tin rằng dự đoán tình hình năm nay đó là:
1. “Nhất khí sát nhân thiên thiên vạn, Đại dương tàn bạo quá sài lang”
Dịch nghĩa: Một khí giết người nghìn nghìn vạn, Dê lớn tàn bạo hơn lang sói.
Tạm giải: “Nhất khí” là chỉ một bệnh dịch, không nhìn thấy nhưng liên quan đến đường hô hấp. Bệnh dịch có thể cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Virus Vũ Hán thông qua không khí mà lây lan phát tán dịch bệnh khắp toàn cầu sẽ cướp đi sinh mệnh của hàng chục triệu người.
2. “Khinh khí động sơn nhạc, Nhất tuyến thiết nan đương”
Dịch nghĩa: Khí nhẹ chấn động cả núi cao, Một sợi dây sắt cũng khó mà chịu nổi.
Tạm giải: Câu “Khinh khí động sơn nhạc” được các nhà giải thích dự ngôn lý giải: Động đất, núi lửa đều là do luồng khí trong lớp vỏ trái đất bị loạn mà sinh ra. Câu “Nhất tuyến thiết nan đương” được lý giải là: Đập Tam Hiệp yếu ớt mong manh tột cùng, khi đối diện với các thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa… đều không có sức chống đỡ, đối kháng.
3.  “Nhân phùng mãnh hổ nan huýnh tị, Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang. Phồn hoa thị, Biến uông dương. Cao lâu các, Biến nê cương”
Dịch nghĩa: Mọi con hổ đều khó tránh, và những người may mắn thì sống trong biệt thự. Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy.
Tạm giải: Mãnh hổ” ở đây là để chỉ Giang Trạch Dân, người sinh năm Hổ, với bản tính tàn bạo và trí trá. Cuộc bức hại Pháp Luân Công của Giang gây ra tai ương và thảm họa cho con người. Sự bạo ngược cũng như con hổ, quan chức không hành thiện và nhân dân chịu khổ. “Hữu phúc chi nhân trụ sơn trang” ám chỉ những người lương thiện, chính trực sẽ không chịu hùa vào với chế độ của Giang. “Đô thị phồn hoa chìm trong biển nước mênh mông, nhà lầu cao trở thành đống đổ nát trong bùn lầy” theo lý giải của
các chuyên gia dự ngôn, đây là mô tả về cảnh khốn khổ của người dân sau khi đập Tam Hiệp bị vỡ. Tất cả sự phồn hoa đều bị phù sa, bùn lầy vùi lấp.
4. “Phụ mẫu tử, Nan mai táng. Đa nương tử, Nhân tôn giang. Vạn vật đồng tao kiếp, Trùng nghĩ diệc tao ương”.
Dịch nghĩa: Phụ mẫu chết, khó mai táng. Cha mẹ chết, con cháu khiêng. Vạn vật cùng chịu kiếp, sâu kiến cũng tai ương.
Tạm giải: Những người chất phác đơn giản còn sống sót sẽ khóc trời khóc đất vì không tìm thấy người thân, hay dù có tìm thấy cũng chỉ là thi thể và chỉ có thể mang đi mai táng. Vạn vật trong trời đất bao gồm cả côn trùng và kiến, đều khó thoát khỏi kiếp nạn này.
Vật cực tất phản, vận hạn rồi sẽ qua đi và sau đó thế giới sẽ có bước ngoặt thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, sự thay đổi đó là gì mọi người có thể thử tự giải đọc những câu cuối.
Hạnh đắc đại mộc lưỡng điều chi đại hạ, Điểu phi dương tẩu phản gia bang
Năng phùng Mộc Thỏ phương vi thọ, Trạch cập quần sinh lạc thả khang
Hữu nhân thức đắc kỳ trung ý, Phú quý vinh hoa bách thế xương
Tầng lâu lũy các tủng vân tiêu, Xa thủy mã long cánh tịch hiêu
Thiển thủy lý ngư chung hữu nạn, Bách tải phồn hoa nhất mộng tiêu
Dịch nghĩa:
May được hai cành gỗ lớn chống đỡ cho lâu đài, dê rời đi và chim bay trở lại quê nhà
May gặp Mộc Thỏ thì được thọ, chúng sinh vui mừng mà khỏe mạnh
Ai biết được ý tứ ở trong đó thì phú quý vinh hoa thịnh vượng trăm đời
Nhà lầu chọc trời lớp lớp tới tận mây xanh, giao thông nhộn nhịp càng ầm ĩ về đêm
Như cá mắc nạn trong ao nước cạn, trăm năm phồn hoa tiêu như giấc mộng
Tạm giải: Đại mộc lưỡng điều” hợp thành một chữ “lâm” (林), đồng thời có xuất hiện “Mộc” (木), tức “Mộc” trong Ngũ Hành; mà “Mộc Thỏ”, cũng thuộc Ngũ Hành. “Mộc”, chỉ năm Thỏ xuất sinh Đại Giác Giả độ nhân. Điểm này nhiều dự ngôn đã có đề cập rồi.
Như dự ngôn của Bộ Hư Đại Sư tiên tri về vị Thánh nhân giáng thế thời mạt pháp là “Tương tương Ngọc Thỏ tiệm Đông thăng” (Thỏ Ngọc dần dần thăng lên từ phương Đông). Trong dự ngôn “Cách Am Di Lục” của Hàn Quốc nói: “Thế mạt Thánh quân Mộc nhân”  (Thánh nhân thuộc Mộc thời mạt thế), “Hà Mộc thượng cú mưu kiến tự” (Nhìn thấy chữ ‘Mộc’ ở câu trên hãy lo tính), “Dục tri sinh mệnh xứ tâm giác” (Muốn hiểu biết về sinh mệnh hãy lo tỉnh giác), “Kim cưu Mộc Thỏ ” (Chim cưu vàng Thỏ Mộc). Trong “Trịnh Giám Lục” (một cuốn sách tiên tri nổi tiếng khác của Hàn Quốc) xác minh: “Ký ngữ thế gian Độc Giác sĩ, Tu tùng bạch Thỏ tẩu thanh lâm” (Lời nhắn để lại cho thế gian bởi Giác Giả tự ngộ, bám theo Thỏ trắng mà bước vào rừng xanh). “Thanh lâm”, đối ứng “đại Mộc lưỡng điều” ở trên, ở đây chỉ tu luyện.
Thật trùng hợp, trên mạng xã hội gần đây lan truyền dự đoán của bậc thầy phong thủy Hồng Kông tên là Quyền Lãng. Ông dự đoán vào tháng 5, tháng 6 năm nay sẽ có một trận động đất lớn với cường độ 8,3 độ richter ở phía tây nam Trung Quốc. Sóng địa chấn sẽ trực tiếp gây nguy hiểm cho đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử và làm vỡ đập, từ đó gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trên diện tích rộng ở toàn Trung Quốc.
Ngoài ra, năm nay Trung Quốc sẽ xuất hiện nạn đói nghiêm trọng, có rất nhiều người chết. Một điều cần chú ý ở đây là: Một khi con đập bị vỡ, toàn bộ vùng hạ du của con đập sẽ gặp tai họa, trong đó bao gồm các khu vực thuộc lưu vực sông Tần Hoài, là các thành phố và tỉnh lỵ như Hồ Bắc, Giang Tây, An Huy, Giang Tô và Thượng Hải. Dân cư sinh sống dọc theo con đập ước tính khoảng 100 triệu dân, đối với dân tộc Trung Hoa đây có thể gọi là tai họa ngập đầu.
Đập Tam Hiệp – Ký sinh trùng trên thân ‘con rồng lớn” Trường Giang
Theo các nhà phong thủy học, Trường Giang là long mạch của Trung Hoa, từ đầu nguồn chảy tới khi đổ ra biển, cũng tựa như một con rồng lớn từ đầu tới đuôi. Còn đập Tam Hiệp giống như một bức tường đá, gắn chặt lên thân rồng, làm dòng chảy tự nhiên tuần hoàn tạo thành địa thế phong thủy tốt trở thành đầm nước chết. Cũng nghĩa là, vành đai kinh tế sôi động dọc theo sông Trường Giang, thì ngày nay trở thành nơi phát sinh tai nạn thường xuyên.
Một cư dân mạng khác đã mô tả bằng hình ảnh ẩn dụ. Nếu nói rằng sông Trường Giang là một con rồng, thì đập Tam Hiệp giống như một ký sinh trùng sống bằng cách hút chất dinh dưỡng trên cơ thể rồng.
Có cư dân mạng bày tỏ, khi đập Tam Hiệp được xây dựng, họ vẫn còn là học sinh trung học. Khi đó giáo viên nói với họ, đập Tam Hiệp là công trình vĩ đại, có lợi với tất cả mọi người. Vì nó có thể tạo ra sản lượng điện lớn, tiền điện mỗi nhà sẽ giảm. Tuy nhiên, điều anh nhìn thấy ngược lại là với khoản đầu
tư xây dựng con đập tưới 90 tỷ nhân dân tệ, mực nước thượng nguồn dâng lên nhấn chìm nơi ban đầu là đất đai, dẫn đến nhiều ngời phải di dân. Ban đầu đã thỏa thuận phí di dời mỗi hộ là 30.000 nhân dân tệ, cuối cùng chỉ một phần trong số họ nhận được 10.000 nhân dân tệ, số còn lại không có tin tức gì. Tiền điện từ lúc anh ta học cấp ba tới nay không thấy giảm, mà đều tăng lên mỗi năm.
Tai họa thứ cấp do đập Tam Hiệp gây ra được Hoàng Vạn Lý nêu trong dự đoán thứ 11 về con đập này. Vùng lân cận hai bên bờ sông Trường Giang, vốn ban đầu rất trù phú thì bây giờ gần như khô cạn.
Người Trung Quốc giảng về Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Từ góc độ phong thủy, đập Tam Hiệp đã đàn áp long mạch của Trung Quốc quá lâu. Nhìn nhận từ quan điểm khoa học tự nhiên, những thiên tai do con đập mang lại cũng là quá nhiều. Về cơ bản, nhiều người cho rằng nó là loại côn trùng hút máu gây hại cho người dân Trung Quốc. Điều quan trọng nhất đó là, lãnh đạo bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ vẫn luôn nói rằng, con đập hoàn toàn an toàn và không có gì phải lo lắng. Đúng là “Chúng khẩu thước kim, tích hủy tiêu cốt dã”, nghĩa là: Miệng người ta nung chảy kim loại, lời gièm pha làm tan xương nát thịt.
Có lẽ, đập Tam Hiệp vỡ chỉ là việc sớm hay muộn mà thôi…
http://biendong.net/goc-nhin-moi/34777-tham-hoa-vo-dap-tam-hiep-da-duoc-du-bao.html

Trung Cộng hứa tài trợ WHO 2 tỷ Mỹ kim

Tin Geneva, Thụy Sỹ – Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO vào thứ Hai, 18 tháng 5, nói rằng một cuộc kiểm tra độc lập về phản ứng toàn cầu trước coronavirus sẽ được bắt đầu trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, WHO cũng cho biết tổ chức này đã nhận được nhiều hỗ trợ và lời hứa về một khoản viện trợ hào phóng từ Trung Cộng, quốc gia bị cho là nguồn gốc dịch bệnh.
Chính phủ Trump đã gọi các diễn biến mới này là một nỗ lực rõ ràng nhằm che giấu dịch bệnh của ít nhất 1 quốc gia thành viên của WHO. Hoa Kỳ hiện đã đình chỉ tài trợ WHO sau khi cáo buộc tổ chức này quá nghiêng về phía Trung Cộng, đồng thời cũng dẫn đầu những lời chỉ trích quốc tế về việc Bắc Kinh thiếu minh bạch trong giai đoạn đầu khủng hoảng.
Bộ Trưởng Y Tế Hoa Kỳ Alex Azar nói, một trong các lý do khiến dịch bệnh vượt ngoài tầm kiểm soát là do WHO đã thất bại trong việc thu thập các thông tin cần thiết, và sự thất bại này đã khiến nhiều người thiệt mạng.
Lên tiếng sau tuyên bố của Bộ Trưởng Azar, Bộ Trưởng Y Tế Trung Cộng Ma Xiaowei nói Bắc Kinh đã thông báo đúng lúc và minh bạch về dịch bệnh, và đã chia sẻ toàn bộ chuỗi gene của virus. Viên chức này kêu gọi thế giới nên chống lại các tin đồn và sự kỳ thị.
Trung Cộng cũng cam kết sẽ đóng góp 2 tỷ Mỹ kim cho WHO trong vòng 2 năm tới, để giúp đối phó Covid-19, đặt biệt là tại các nước đang phát triển. Con số này gần bằng toàn bộ ngân sách hoạt động thường niên của WHO vào năm ngoái, và nhiều hơn số tiền viện trợ của Hoa Kỳ đang bị đóng băng, vốn khoảng 400 triệu Mỹ kim một năm. (Ngô Bảo)
https://www.sbtn.tv/trung-cong-hua-tai-tro-who-2-ty-my-kim/

Người dân Vũ Hán hoảng loạn khi thành phố

bùng phát làn sóng dịch bệnh lần hai

Thiện Lan
Khi Vũ Hán tiếp tục trải qua một đợt lây nhiễm nữa, các cư dân nói với tờ The Epoch Times rằng các nhà chức trách đã hạ thấp quy mô của đợt bùng phát hiện tại.
Vào ngày 14/5, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã công bố 3 ổ dịch mới trên toàn quốc, hai trong số đó ở thành phố Thẩm Dương ở phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh và một ở thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm. Tuy nhiên không có thông tin mới về Vũ Hán.
Phong tỏa hoàn toàn
Đầu tuần này, nhà chức trách đã công bố 6 ca nhiễm mới ở Vũ Hán vào ngày 10 và 11/5.
Họ đều là cư dân của khu dân cư Sanmin ở quận Dongxihu. Sau khi chẩn đoán, chính quyền đã phong tỏa khu vực, hạn chế di chuyển và yêu cầu xét nghiệm axit nucleic cho tất cả cư dân.
Vào ngày 14/5, người dân Vũ Hán đã chia sẻ một video trên mạng xã hội cho thấy một số công nhân lắp đặt một tấm thép ở lối vào khu nhà.
“Họ đã niêm phong hoàn toàn khu dân cư bằng các tấm thép. Chính quyền rất cực đoan! Tôi không thể hiểu được”, một người dân Vũ Hán nói với The Epoch Times.
Một cư dân trong khu dân cư Sanmin nói rằng không ai trong khu nhà được phép đi làm. Tất cả phải ở trong nhà.
“Mười ba bệnh nhân mới được chẩn đoán là từ khu dân cư của chúng tôi”, cư dân này cho biết và nói thêm rằng các nhà chức trách đã thông báo về các ca bệnh này, nhưng người dân đang chia sẻ thông tin qua truyền miệng. “Hơn 300 người khác đang bị cách ly tại các trung tâm kiểm dịch”.
Khu dân cư có nhà máy, trường học và cửa hàng trong khuôn viên của nó. Tất cả đều bị buộc phải đóng cửa.
Một cư dân khác nói rằng chính quyền địa phương đã yêu cầu tất cả mọi người phải cách ly tại nhà trong 14 ngày.
Người dân cho biết ông tin số lượng bệnh nhân được báo cáo không đầy đủ.
Hoảng loạn
Vào ngày 14/5, chính quyền Vũ Hán đã ra lệnh cho tất cả cư dân thành phố xét nghiệm axit nucleic để xác định xem họ có bị nhiễm bệnh hay không.
The Epoch Times đã nhận được một số video từ cư dân Vũ Hán, cho thấy những hàng dài các địa điểm xét nghiệm được dựng lên trên đường phố, mặc dù trời mưa rất lớn.
Nhân viên y tế lấy nước bọt từ cổ họng. Sau đó, mẫu nước bọt được gửi đến bệnh viện hoặc trung tâm xét nghiệm kiểm tra.
Để ngăn ngừa lây nhiễm tiềm ẩn, nhân viên y tế phải thay găng tay sau mỗi mẫu họ lấy mẫu.
Tuy nhiên, người dân Vũ Hán phàn nàn rằng nhân viên y tế đã không thay găng tay và lo sợ họ có thể bị nhiễm bệnh.
Cô Netizen Miaomiao cho biết trên Weibo rằng ông chủ của cô đã sắp xếp để nhân viên được kiểm tra vào ngày 14/5.
“Tất cả các nhân viên đều bị ướt sau khi chờ đợi trong cơn mưa lớn, nó có thể khiến chúng tôi bị cảm lạnh”, cô viết. “Trên thực tế, hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn nôn khi đầu lấy mẫu chạm vào cổ họng. Một số thậm chí ho. Tuy nhiên, các nhân viên y tế đã thu thập các mẫu mà không thay găng tay”.
Liuyin Zhixia viết trên Weibo: “Người hàng xóm của tôi đã đi kiểm tra sáng nay. Anh ta nói găng tay của nhân viên y tế chạm vào khoang miệng của anh ấy. Anh ta rất sợ hãi và súc miệng bằng nước muối khi về nhà”.
Người dân địa phương cũng trở nên lo lắng sau khi họ nhận thấy rằng các nhà bán lẻ trực tuyến đã thông báo cho khách hàng của họ rằng họ sẽ tạm dừng vận chuyển hàng hóa đến Vũ Hán do dịch bệnh bùng phát gần đây.
Cư dân mạng cũng chia sẻ một thông báo từ công ty chuyển phát nhanh Trung Quốc ZTO Express và Jinjun Logistics ngày 12/5 rằng, nhân viên của họ sẽ không nhận hoặc giao các gói hàng đến một số quận ở Vũ Hán.
Vài giờ sau, hai công ty này phủ nhận thông tin trên.
Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng Trung Quốc đã đăng trên Weibo rằng các nhân viên vận chuyển sẽ không nhận gửi gói hàng của họ đến Vũ Hán.
Trong những ngày gần đây, các video truyền thông xã hội cũng cho thấy một số người ở Vũ Hán đột nhiên ngã quỵ trên đường phố. Do lo sợ virus, những người ở đó không dám đến gần họ.
Người ta không biết điều gì khiến họ ngã bệnh. Trong một video, các nhân viên sơ cứu mặc một bộ đồ bảo vệ đã cố gắng hồi sức cho người đàn ông. Họ thông báo rằng ông đã qua đời tại hiện trường.
Theo The Epoch Times
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/nguoi-dan-vu-han-hoang-loan-khi-thanh-pho-bung-phat-lan-song-dich-benh-lan-hai.html

‘Lưỡng hội’ Trung Quốc sắp khai mạc, an ninh

được tăng cường và số ghế phóng viên giảm 70%

Vũ Dương
Phiên họp “Lưỡng hội” của ĐCSTQ bị trì hoãn gần hai tháng rưỡi sẽ được khai mạc trong tuần này. Secret China ngày 18/5 dẫn tin của truyền thông Đài Loan cho biết, ngoài việc an ninh được tăng cường, thì số ghế dành cho phóng viên cũng đã giảm gần 70% so với các năm trước.
Truyền thông Đài Loan ETtoday đưa tin vào ngày 18/5 rằng số lượng ghế dành cho phóng viên tại trung tâm phát sóng tin tức tầng hai của Trung tâm Truyền thông (Media Center) Bắc Kinh đã giảm đáng kể, chỉ còn lại hơn 100 ghế. Trước đây, mỗi kỳ “Lưỡng hội” đều dành ra ít nhất 300 ghế cho các phóng viên. Khoảng cách giữa các ghế đã được mở rộng, các thiết bị phát sóng tin tức nơi hiện trường cũng đã lắp đặt xong. Theo nhân sĩ nắm rõ nội tình tiết lộ, một số nhà báo ở nước ngoài có trụ sở tại Bắc Kinh vẫn chưa nhận được thông báo về lịch trình của hội nghị, tất cả quy trình phỏng vấn đều được bảo mật tuyệt đối.
Ngày 15/5, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã chính thức tuyên bố, phiên họp thứ ba của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Nhân Đại) khóa 13 sẽ được tổ chức vào ngày 22/5/2020 và phiên họp thứ ba của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Toàn quốc (gọi tắt là Chính Hiệp) khóa 13 sẽ được tổ chức vào ngày 21/5/2020. Thời gian diễn ra phiên họp cũng sẽ được rút ngắn. Phóng viên nước ngoài sẽ không được mời đến Bắc Kinh phỏng vấn. Hoạt động phỏng vấn cũng sẽ được rút gọn và tiến hành bằng gọi thoại qua video.
Truyền thông Trung Quốc trước đó đưa tin rằng toàn bộ “Hai kỳ họp” năm nay chỉ diễn ra trong 8 ngày, rút ngắn gần một nửa so với 14 ngày trước đó. Theo các nguồn tin, việc rút ngắn thời gian của hội nghị chủ yếu là để giảm thiểu lượng lớn nhóm người tập trung tại Đại lễ đường Nhân dân.
Nguồn tin cho hay, tất cả đoàn đại biểu của “Lưỡng hội” đến từ các tỉnh đều ở trong khách sạn cách ly đã được chỉ định cho đến khi “Lưỡng hội” bắt đầu. Các đoàn đại biểu của “Nhân Đại” đến từ các tỉnh đã giảm đáng kể số lượng nhân viên phục vụ đi kèm và chỉ có một vài phóng viên đi cùng được giữ lại. Các phóng viên đi kèm đã thông qua quy trình quản lý kiểm dịch hoàn toàn khép kín. Các phóng viên được bố trí ở trong các khách sạn tách biệt với Ủy viên của Nhân Đại và Chính Hiệp. Một ngày trước khi tham dự Hội nghị, tất cả đều cần làm xét nghiệm axit nucleic.
Theo trang web BBC tiếng Trung, bộ phận khách sạn có trụ sở tại Bắc Kinh dành riêng cho các đoàn đại biểu đã được chuẩn bị từ hai tuần trước đó, không cho người ngoài đặt nữa. Hiện trường khách sạn cũng được trang bị nhân viên phòng chống dịch bệnh và thiết bị phát hiện axit nucleic.
Do chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng hộ được áp dụng trong “Lưỡng hội” năm nay càng nghiêm ngặt hơn. Vào ngày 17/5, Văn phòng Công an Thành phố Bắc Kinh tuyên bố sẽ chặn một số con đường trong khu trung tâm từ ngày 19/5 đến ngày 30/5. Đồng thời, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục duy trì quản lý chặt chẽ các cộng đồng dân cư của toàn thành phố.
Cảnh sát Bắc Kinh cũng tuyên bố vào ngày 18/5 rằng họ yêu cầu các trạm xăng Bắc Kinh tăng cường quản lý mua bán dầu lẻ, “về nguyên tắc tạm ngưng việc mua bán dầu lẻ”. Các doanh nghiệp bán buôn pháo hoa và pháo nổ của Bắc Kinh cũng ngừng phân phối và mua bán pháo hoa, pháo nổ. Tất cả các bưu phẩm được chuyển phát nhanh đến Bắc Kinh cũng sẽ phải chịu “kiểm tra an ninh lần hai” và tất cả thư chuyển phát nhanh không có đánh dấu kiểm tra an toàn đều sẽ được gửi trả lại.
Từ ngày 20 đến 28/5, thành phố Bắc Kinh cũng cấm tất cả các vật thể bay trong không trung và hoạt động thả bóng bay.
Theo Secret China,
Vũ Dương dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/luong-hoi-trung-quoc-sap-khai-mac-an-ninh-duoc-tang-cuong-va-so-ghe-phong-vien-giam-70.html

Bắc Kinh cảnh báo đáp trả Mỹ

sau lệnh cấm mới với Huawei

Hương Thảo & Quý Khải
Bắc Kinh đang đe dọa có các biện pháp đáp trả Hoa Kỳ, sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố quy tắc xuất khẩu mới nhằm ngăn chặn gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei mua các chất bán dẫn được sản xuất bằng công nghệ của Hoa Kỳ, theo The Epoch Times.
Ngày 17/5, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố, cáo buộc Mỹ “lạm dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu,” và “làm tổn hại các nguyên tắc thị trường và cạnh tranh công bằng” thông qua các quy tắc mới của Mỹ đối với Huawei.
Bộ này kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt “các biện pháp sai trái” của họ, nếu không “Trung Quốc sẽ áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ lợi ích của mình.
Năm ngoái, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa Huawei và 114 chi nhánh của nó vào “Danh sách Thực thể (một dạng danh sách đen)”, viện dẫn những lo ngại về an ninh quốc gia. Điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ cần phải có giấy phép đặc biệt để làm ăn với họ.
Tuy nhiên, Huawei bị phát hiện đã “lách” các hạn chế trong Danh sách Thực thể bằng cách tiếp tục thu mua từ các công ty chế tạo chip nước ngoài sử dụng công nghệ và phần mềm của Mỹ để thiết kế và sản xuất chất bán dẫn.
Do đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã sửa đổi Quy tắc sản phẩm trực tiếp nước ngoài vào ngày 15/5, chặn các lô hàng bán dẫn được sản xuất bởi các nhà sản xuất chip toàn cầu cho Huawei. Các lô hàng được vận chuyển trong 120 ngày tới được miễn lệnh cấm.
Sau thông báo của Bộ Thương mại, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã hoan nghênh hành động này, tuyên bố quyết định này bảo vệ “an ninh quốc gia Mỹ và tính toàn vẹn của mạng 5G,” bởi Huawei “là một nhà cung cấp không đáng tin cậy và là công cụ của ĐCSTQ, tuân theo các mệnh lệnh của ĐCSTQ,” ông nói trong một tuyên bố ngày 15/5.
Huawei có mối quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc, khi người sáng lập Nhậm Chính Phi là cựu giám đốc phòng kỹ thuật thông tin trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). Tương tự như tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc khác, Huawei phải bàn giao thông tin tình báo cho Bắc Kinh nếu được yêu cầu, theo Luật Tình báo Quốc gia Trung Quốc. Luật này đã có hiệu lực vào năm 2017, cho phép Bắc Kinh truy cập tất cả dữ liệu được lưu trữ trong địa phận nước này.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hạn chế hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ cho Huawei và các chi nhánh của nó trong Danh sách Thực thể, đối với các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia Mỹ và sự ổn định quốc tế” ,ông Pompeo nói.
Trong khi Bộ thương mại Hoa Kỳ không rõ về những hành động mà Bắc Kinh có thể làm để chống lại Mỹ, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã có bài viết trích dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính phủ hôm 15/5 cho biết rằng, Bắc Kinh đã sẵn sàng điều tra và áp đặt các hạn chế đối với Apple, Cisco và Qualcomm, đồng thời đình chỉ việc mua máy bay Boeing, như “các biện pháp đáp trả” đối với các hạn chế mới của Huawei.
Thời báo Hoàn cầu, trích dẫn một người trong cuộc giấu tên, đã viết hôm 16/5 rằng “Trung Quốc sẽ khởi động các vòng điều tra bất tận về các công ty này, giống như những thanh kiếm treo lơ lửng trên đầu họ. Nó sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư và vắt kiệt thu nhập của họ tại thị trường Trung Quốc.”
Trong khi đó, Công ty Sản xuất Bán dẫn Đài Loan (TSMC) – hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, gần đây công bố kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 12 tỷ USD tại Arizona, Hoa Kỳ – đã thông báo họ sẽ không nhận đơn đặt hàng mới từ Huawei, theo báo cáo của Nikkei Asian Review hôm 18/5, trích dẫn từ nhiều nguồn tin giấu tên.
“Tuy nhiên, những hàng hóa đang trong sản xuất và những đơn đặt hàng mà TSMC đã nhận trước lệnh cấm mới sẽ không bị ảnh hưởng, và có thể tiếp tục tiến hành nếu những con chip đó có thể được giao trước thời điểm giữa tháng 9,” một nguồn tin giấu tên thạo tin nói với Nikkei.
TSMC đã cho biết trong một tuyên bố rằng họ không tiết lộ chi tiết đơn hàng; công ty cho biết báo cáo của Nikkei “hoàn toàn là tin đồn trên thị trường”.
Huawei là khách hàng lớn thứ hai trong năm 2019 của TSMC, chiếm 14% tổng doanh số của TSMC, tương đương 152,876 tỷ đô la Đài Loan mới (khoảng 5 tỷ USD), theo Thông tấn xã Trung ương của chính phủ Đài Loan.
Theo Frank Fang, The Epoch Times
Hương Thảo dịch, Quý Khải biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-canh-bao-dap-tra-my-sau-lenh-cam-moi-voi-huawei.html

Chuyên gia tiết lộ dụng ý thật

của tập trận quân sự trước ‘Lưỡng hội’ Trung Quốc

Vũ Dương
Chuyên gia Trần Phá Không cho rằng, dụng ý thật của cuộc tập trận quân sự của Tập Cận Bình là để ngăn chặn việc “Lưỡng hội” có thể trở thành “Đại hội chống Tập”, theo NTD ngày 18/5.
Các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ trong thời điểm dịch bệnh bùng phát đã dấy lên rất nhiều đồn đoán. Có chuyên gia phân tích rằng cuộc tập trận quân sự của Tập lần này chỉ là đòn tung hỏa mù với thế giới bên ngoài, mục đích thật sự chính là để chấn nhiếp và đối phó kẻ thù chính trị trong đảng. Trước mắt, kỳ họp “Lưỡng hội” đang gần kề, đoàn đại biểu từ khắp các nơi trên cả nước đều tập trung về Bắc Kinh. Tập Cận Bình muốn mượn dùng các cuộc tập trận quân sự để tạo ra hiệu ứng chấn nhiếp tâm lý đối với các “thế lực chống Tập” nhằm ngăn chặn “Lưỡng hội” trở thành “hội nghị phản Tập”.
Cuộc tập trận của ĐCSTQ có bốn dụng ý
Từ ngày 14/5, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tổ chức cuộc tập trận quân sự trên bộ, trên không và trên biển quy mô lớn trên biển Bột Hải. Cục quản lý hàng hải Trung Quốc tuyên bố các cuộc tập trận quân sự và bắn đạn thật sẽ diễn ra suốt từ ngày 14/5 đến 31/7. Ông Trần Phá Không (Chen Pokong), một chuyên gia phân tích về các vấn đề thời sự chính trị của Trung Quốc, cho biết từ góc độ địa điểm và thời gian diễn tập, Tập Cận Bình đã huy động cuộc tập trận quân sự có bốn mục đích: đe dọa Đài Loan; khiêu khích Mỹ; phòng bị Nga, Triều Tiên và răn đe các đối thủ chính trị trong đảng.
Ngày 20/5, bà Thái Anh Văn, người có thái độ và lập trường cứng rắn đối với ĐCSTQ, một lần nữa sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan. Ông Trần Phá Không tin rằng các cuộc tập trận quân sự quy mô của ĐCSTQ trong giai đoạn này đang cố gắng tạo ra một bầu không khí đe dọa Đài Loan, vớt vát lại phần nào thể diện.
Đồng thời, ĐCSTQ che giấu dịch bệnh gây ra một thảm họa lớn. Dịch bệnh lan ra toàn thế giới, không chỉ gây ra một đòn chí mạng cho nền kinh tế Trung Quốc, mà còn dấy lên làn sóng chống lại ĐCSTQ trên cộng đồng quốc tế. Ông Trần Phá Không nhìn nhận rằng tại thời điểm này, ĐCSTQ không tập trung nhân lực, vật lực, tài lực và tinh lực vào việc phòng chống dịch bệnh, phục hồi sản xuất và vực dậy nền kinh tế, mà hao phí nhân lực tài lực thực hiện các cuộc tập trận quân sự, trong đó có ý khiêu khích Mỹ và cộng đồng quốc tế.
Ngoài ra, dịch bệnh lần này khiến Nga và Triều Tiên cũng bị ảnh hưởng, từ đó cảm thấy bất mãn với Bắc Kinh. Cuộc tập trận chọn biển Bột Hải có vị trí gần với Nga và Triều Tiên, phía sau hậu trường cũng có ý phòng bị Nga và Triều Tiên.
Ngoài ba điểm trên, ông Trần Phá Không tin rằng mục đích quan trọng nhất của cuộc tập trận quân sự lần này là để chấn nhiếp kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng. Mặc dù Tập Cận Bình cùng lúc đang phải đối mặt với các “thế lực chống Tập” trong nước và quốc tế, nhưng đối với cá nhân Tập mà nói, việc giải quyết thế lực chống đối trong đảng còn cấp bách hơn.
Tập Cận Bình trình diễn sức mạnh quân sự áp chế kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng
Gần đây, từ Bộ Công an đến Bộ Tư pháp của ĐCSTQ, từ Quân đồn trú Bắc Kinh đến Tập đoàn Công nghiệp Quân sự liên tục có những thông tin như tiết lộ bí mật, tạo phản, đảo chính. Tập Cận Bình nhiều lần rời Bắc Kinh ra bên ngoài, được cho là có ý tránh né những màn đấu đá kịch liệt ở Bắc Kinh.
Ông Trần bày tỏ, hiện giờ, “Lưỡng hội” ĐCSTQ sắp diễn ra, hơn 5.000 đại biểu hoặc Ủy viên tập trung tại Bắc Kinh, liệu những người này có câu kết lại với nhau gây khó dễ ông Tập, hoặc bất ngờ tạo phản, khiến ông rơi vào thế “cưỡi hổ khó xuống”? Trong lòng Tập Cận Bình cũng không nắm chắc. Lúc này, ông ta thao túng quân đội để thực hiện các cuộc tập trận quân sự quanh mình, có dụng ý thể hiện sức mạnh quân sự, áp chế kẻ thù chính trị trong đảng, tạo ra hiệu ứng khủng bố tâm lý.
Nếu “Lưỡng hội” biến thành “đại hội phản Tập”, hoặc một cuộc đảo chính xảy ra trong đảng, Tập có thể sử dụng các biện pháp quân sự để giải quyết mạnh mẽ các vấn đề chính trị hoặc tranh chấp quyền lực.
Trước đó, có nhiều nhân sĩ thạo tin cho biết, “Lưỡng hội” năm nay sẽ thực hiện quản lý khép kín trong suốt quá trình, các phóng viên và đại biểu tất cả đều được cách lý và hộ tống bằng xe chuyên dụng. Điều này không chỉ cho thấy giới chức cấp cao của ĐCSTQ cảnh giác cao độ đối với dịch bệnh, đồng thời cũng ngăn chặn các đại biểu của “Lưỡng hội” tụ tập lại với nhau, làm ra “hoạt động mang tính tập thể” gì đó.
Trước thềm “Lưỡng hội”, cục diện ở Trung Nam Hải có nhiều điều bất thường
Trước thềm “Lưỡng hội”, “Hồng nhị đại” lần lượt mượn dùng thư ngỏ để thách thức “chủ tịch Tập”, quan trường ĐCSTQ cũng liên tục có những biến đổi hiếm thấy. Sau khi Tôn Lập Quân – nguyên thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc ngã ngựa vào ngày 19/4, Phó Chính Hoa – nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp bị cách chức và rớt đài mau chóng. Trên mạng còn lan truyền rằng ông Mạnh Kiến Trụ – cựu Bí
thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật, cũng đã bị khám xét nhà, tình hình ở Trung Nam Hải càng trở nên khác lạ.
Gần đây, ông Tập Cận Bình đến hang đá Vân Cương, tỉnh Sơn Tây “lễ Phật”. Vương Xuân Ninh, vừa mới làm chỉ huy Quân đồn trú Bắc Kinh, thành viên Ủy ban Thường vụ Thành phố Bắc Kinh được 4 tháng, đã bị bãi chức Thường Ủy viên. Cảnh vệ khu Bắc Kinh trấn giữ thủ đô có hai sư đoàn và một trung đoàn với khoảng 30.000 người. Lực lượng quân sự của nó lớn hơn cả Cục An ninh Trung ương.
Ông Trần Phá Không cho rằng ông Vương Xuân Ninh đột nhiên bị loại khỏi Ủy ban Thường vụ Bắc Kinh ngay trước khi “Lưỡng hội” khai mạc, rõ ràng là ông Tập Cận Bình đã có sự nghi ngờ đối với Vương. Là chỉ huy của Quân đồn trú Bắc Kinh, nắm trong tay quyền lực quân sự then chốt như vậy, liệu Vương Xuân Ninh có tham gia vào cuộc đảo chính không? Có liên quan đến vụ án của Tôn Lập Quân và Phó Chính Hoa không? Vấn đề này rất đáng được quan tâm.
Điều đáng chú ý là Trung tướng Vương Thành Nam, nguyên Bí thư Ủy ban Kỷ luật Không quân kiêm Giám đốc Ủy ban Giám sát, được xác nhận vào ngày 15/5 rằng ông đã nhậm chức phó Chính ủy Chiến khu Trung ương, kiêm Ủy viên Chính trị Không quân Chiến khu Trung ương. Chiến khu Trung ương có trách nhiệm bảo vệ Bắc Kinh, sự thay đổi này cũng đã thu hút sự chú ý của giới quan sát bên ngoài.
Ngoài ra, thời điểm kết thúc của cuộc tập trận quân sự lần này cũng gần với thời điểm diễn ra Hội nghị Bắc Đới Hà, hoặc thậm chí trùng với Hội nghị Bắc Đới Hà. Cuộc họp mặt thường niên này của các trưởng lão chính trị và các nhà lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ đương nhiệm trong những năm gần đây thường trở thành “Đại hội chỉ trích Tập” hoặc “Đại hội đối chọi Tập”, khiến ông Tập Cận Bình đứng ngồi không yên.
Ông Trần Phá Không tin rằng Tập Cận Bình đã mượn dùng cuộc tập trận quân sự để bố trí quân đội gần đó thị uy các đối thủ chính trị. Ông Trần bày tỏ, Tập Cận Bình khởi động cuộc tập trận quân sự quy mô ở biển Bột Hải chỉ là màn tung hỏa mù với bên ngoài. Răn đe và đối phó kẻ thù chính trị trong nội bộ đảng mới là mục đích chính của cuộc tập trận quân sự này.
Theo Wenhui, NTDTV.com
Vũ Dương dịch và biên tập

https://www.dkn.tv/the-gioi/chuyen-gia-tiet-lo-dung-y-that-cua-tap-tran-truoc-luong-hoi-trung-quoc.html

Bắc Kinh thao túng Liên Hợp Quốc –

mối đe dọa đối với Hoa Kỳ

Hương Thảo
Alex Newman, một nhà báo, nhà giáo dục, và nhà tư vấn quốc tế có bài phân tích về mối nguy hiểm khi Bắc Kinh thao túng Liên Hợp Quốc, đăng trên The Epoch Times ngày 13/5/2020. Sau đây là toàn văn bài viết.
Các quan chức và chuyên gia Hòa Kỳ đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa gây ra bởi ảnh hưởng quá lớn của Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế, biến chúng thành một phần trong “chương trình nghị sự quản trị toàn cầu” của Bắc Kinh.
Với một danh sách mới cập nhật về các vị trí lãnh đạo trong Liên Hiệp Quốc (LHQ) bị thao túng bởi người Trung Quốc, các nhà phê bình đang kêu gọi những hành động cụ thể để kiềm chế Bắc Kinh.
Người Trung Quốc đứng đầu một loạt các cơ quan và tổ chức toàn cầu hùng mạnh
Trong số 15 cơ quan chuyên môn của LHQ, có 4 cơ quan đặt dưới sự lãnh đạo của các quan chức Trung Quốc và điều đó chỉ là bề nổi.
Một cựu quan chức cao cấp trong chính quyền Donald Trump, cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Kevin Moley nói với The Epoch Times rằng việc liên tục chiếm giữ vị trí lãnh đạo này thể hiện một “sự đe dọa hiện hữu lớn nhất đối với nền cộng hòa của Mỹ kể từ trước đến nay”.
“Đây là cuộc chiến sống còn của chúng ta”, ông nói thêm. “Đây là cuộc đấu tranh giữa nền văn minh phương Tây và đảng cộng sản Trung Quốc”.
Một báo cáo mới của Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung (USCC) được công bố vào tháng 4 cho thấy chế độ Trung Quốc đang nhanh chóng vươn vòi nắm chặt các tổ chức quốc tế.
“Kể từ khi Ủy ban bắt đầu theo dõi các quan chức Trung Quốc nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong các tổ chức quốc tế, ảnh hưởng của Bắc Kinh đã tăng lên đáng kể đối với các cơ quan chủ chốt của LHQ chịu
trách nhiệm tài trợ và hoạch định chính sách về một loạt các vấn đề quan trọng”, Ủy ban đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ – Trung USCC nói với The Epoch Times trong một tuyên bố.
“Trái ngược với các tiêu chuẩn ứng xử của công chức quốc tế, họ (các quan chức Trung Quốc) sử dụng các vị trí lãnh đạo đó để theo đuổi các mục tiêu chính sách đối ngoại của Trung Quốc”, Ủy ban nói thêm.
Thông qua ảnh hưởng ngày càng tăng tại LHQ và các tổ chức quốc tế khác, Bắc Kinh đang theo đuổi lợi ích riêng của mình, bao gồm việc tăng cường gây ảnh hưởng và kiểm soát toàn cầu, theo Ủy ban USCC.
“Trung Quốc đã liên tục thúc đẩy các lập trường ủng hộ lợi ích và quan điểm riêng của Bắc Kinh như quản trị internet, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công nghệ mới nổi và phát triển kinh tế mà phớt lờ các quan ngại về nhân quyền”, Ủy ban cho biết trong tuyên bố.
Các chuyên gia và quan chức cảnh báo rằng báo cáo của USCC không nắm bắt được toàn bộ vấn đề. Lưỡng Viện Hoa Kỳ và chính quyền phải hành động, họ nói.
Bắc Kinh kiểm soát những quan chức LHQ người gốc Trung Quốc
Các chuyên gia nói rằng các tổ chức quốc tế có lãnh đạo mang quốc tịch Trung Quốc đặc biệt có vấn đề khi mà ĐCSTQ luôn đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối của họ.
Lấy ví dụ, quan chức Trung Quốc Mạnh Hoành Vĩ là cựu thứ trưởng công an Trung Quốc. Ông ta từng là Chủ tịch cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol đã bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ khi có một chuyến đi đến Trung Quốc vào cuối năm 2018. Trong số các tội mà ông bị cáo buộc có tội bất tuân mệnh lệnh của Đảng Cộng sản.
Ít nhất một quan chức Trung Quốc đã khoe khoang trên truyền hình quốc gia về cách họ sử dụng ảnh hưởng của mình tại LHQ để thúc đẩy các mục tiêu của ĐCSTQ.
Cựu Tổng thư ký LHQ và người đứng đầu Vụ Các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ (UNDESA) Ngô Hồng Ba khoe với đài truyền hình nhà nước TQ CCTV rằng ông ta đã sử dụng vị trí của mình để khiến cảnh sát LHQ loại bỏ Chủ tịch Quốc hội Duy Ngô Nhĩ Dolkun Isa khỏi một cuộc hội thảo tại Tòa nhà LHQ. Là người đứng đầu một nhóm bất đồng chính kiến ​​ủng hộ quyền tự quyết cho người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, Isa đã bị ĐCSTQ nhắm đến.
“Chúng tôi phải bảo vệ mạnh mẽ những lợi ích của đất nước”, Ngô giải thích khi khán giả vỗ tay.
Mối đe dọa
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Moley từng phục vụ từ năm 2018 đến 2019 nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với The Epoch Times, Moley đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.
“Như Paul Revere từng nói ‘Người Anh đang đến, Người Anh đang đến’, tôi cảm thấy thật ra người Trung Quốc đã ở đây rồi”, ông cảnh báo.
Moley cũng từng là Đại diện Thường trực của Hoa Kỳ tại LHQ từ năm 2001 đến 2006. Ông cho biết phần lớn các phương tiện truyền thông và nhiều tầng lớp chính trị gia Hoa Kỳ đã xem thường hoặc bỏ qua mối nguy hiểm.
Nhắc đến các trại tập trung cho người Duy Ngô Nhĩ  ở Tân Cương, Moley đã so sánh chúng với tình hình cuối những năm 1930, khi các nhà lãnh đạo thế giới nhắm mắt làm ngơ trước sự lạm dụng nhân quyền dưới thời lãnh đạo Đức Quốc xã Hitler.
Moley cho biết các quan chức chủ chốt được đưa vào Bộ Ngoại giao thời chính quyền Obama và thậm chí các chính quyền trước đó đã “trở thành đồng lõa trong những gì đã xảy ra”.
Về việc Bắc Kinh sử dụng các “hành vi tham nhũng” nhằm chiếm quyền kiểm soát các cơ quan của LHQ và các tổ chức quốc tế khác, ông nói rằng Hoa Kỳ phải đáp trả thích đáng. “Đây không chỉ là một sân chơi không công bằng”, ông nói. “Chúng ta đã hoàn toàn bị ruồng bỏ và bị đánh bại vì thua phiếu”.
Báo cáo mới nhất của USCC chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, Moley tiếp tục. “Người Trung Quốc cũng đã ‘tràn ngập’ các cơ quan này với các thực tập sinh và các chuyên gia tư vấn”, ông tuyên bố.
Ví dụ, tại Montreal chính quyền Canada không thể theo dõi các điệp viên Trung Quốc hoạt động tại các tổ chức quốc tế, ông cho biết.
Bắc Kinh cũng đã “tràn ngập” Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với các thực tập sinh và nhân viên chuyên môn, tất cả những người mà – không giống như người Mỹ và những người từ các quốc gia phương Tây – đều đặt dưới sự chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc.
“Người của họ đã hoàn toàn tràn ngập trong hệ thống của LHQ” ông nói. Một số nguồn tin nội bộ tại Hoa Kỳ cũng xác nhận với The Epoch Times rằng hiện tượng này đã và đang tồn tại ở tổ chức này.
Moley giải thích rằng điều này dẫn đến nguy cơ nhiều cơ quan điều phối và thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu đang bị Bắc Kinh kiểm soát từ lĩnh vực viễn thông đến hàng không.
Cho phép Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới là một sai lầm nghiêm trọng, ông Moley lập luận. Bắc Kinh đang khai thác hệ thống quốc tế để đạt được lợi thế kinh tế cạnh tranh so với Hoa Kỳ, Moley nói.
“Sản phẩm quan trọng nhất của Hoa Kỳ là sở hữu tài sản trí tuệ… Sản phẩm quan trọng nhất của Trung Quốc là tài sản trí tuệ… của Hoa Kỳ”, ông nói.
Các cơ quan của Liên Hợp Quốc đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh
Gần một phần ba trong số các cơ quan trọng yếu nhất của LHQ đang được lãnh đạo bởi một quan chức cộng sản Trung Quốc, báo cáo của USCC cho thấy. Chẳng hạn, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), được điều hành bởi Zhao Houlin từ năm 2015.
ITU là một tổ chức quan trọng trong hệ thống LHQ. Nhiều chính phủ đã bỏ phiếu trao cho nó quyền lực kiểm soát internet toàn cầu. Trước khi làm việc tại LHQ, Zhao đã làm việc tại Bộ Bưu chính Viễn thông Trung Quốc, hiện là một phần của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin.
Khi Zhao được truyền thông Hàn Quốc Yonhap hỏi về bộ máy kiểm duyệt Bắc Kinh và  ông ta đã gạt đi. “Chúng tôi [ITU] không có một cách giải thích chung về kiểm duyệt nghĩa là gì”, ông ta trả lời.
Một cơ quan khác của LHQ đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh là Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), tổ chức này nhằm giám sát du lịch hàng không và ngành hàng không toàn cầu. Đứng đầu tổ chức là Liu Fang, người bắt đầu sự nghiệp tại bộ phận hàng không của chính quyền Trung Quốc, ICAO trở nên khét tiếng vì thù địch với sự tự trị của Đài Loan và đề xuất thuế quốc tế đối với du lịch hàng không.
Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ được lãnh đạo bởi cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Li Yong của Bắc Kinh. Cơ quan bị thất sủng này đã đánh mất tin tưởng của nhiều chính phủ phương Tây sau khi nó tài trợ đầu tư vào các chế độ độc tài của Cuba và Iran.
Người điều hành tổ chức Li Yong thường xuyên bảo vệ và ủng hộ các công ty Trung Quốc như Huawei, cùng với bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh nhằm khuếch đại và tuyên bố rằng LHQ ủng hộ Huawei.
Tổ chức Nông Lương LHQ có trụ sở tại Rome là cơ quan gần đây nhất bị đặt dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh, với việc Qu Dongyu nắm quyền vào mùa hè năm ngoái. Cơ quan này định hình chính sách nông nghiệp và phân phối viện trợ lương thực trên toàn thế giới. Theo các báo cáo truyền thông, Bắc Kinh đã dựa vào hối lộ và hăm dọa để đạt được vị trí lãnh đạo tổ chức này.
ĐCSTQ cũng tự hào rằng nó đã “đóng một vai trò trọng yếu” trong việc lập ra Các Mục tiêu Phát triển Bền vững trong chương trình nghị sự của LHQ đến năm 2030, được các nhà lãnh đạo LHQ gọi là “kế hoạch tổng thể cho nhân loại”.
Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, cũng tự hào về “liên kết của nhóm Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường với các Mục tiêu Phát triển Bền vững”.
Các vị trí quan trọng khác của Liên Hợp Quốc
Các vị trí lãnh đạo trọng yếu khác bao gồm Liu Zhenmin, người từng giữ chức Tổng thư ký phụ trách các vấn đề kinh tế và xã hội của LHQ kể từ năm 2017. Ông ta tiếp quản vị trí này từ một quan chức Trung Quốc khác. Liu trước đây từng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Xu Haoliang làm Trợ lý Tổng thư ký cho Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), một cơ quan có lịch sử ủng hộ các chế độ cộng sản. Chẳng hạn, từ những năm 1980, dưới chiêu bài “phát triển”, UNDP đã giúp Bình Nhưỡng, một đồng minh của Bắc Kinh, xây dựng một nhà máy bán dẫn mà chế độ Bắc Triều Tiên sử dụng để sản xuất các thành phần của tên lửa.
Xue Hanqin giữ chức phó chủ tịch Tòa án Công lý Quốc tế, cơ quan tư pháp chính của LHQ.  Cơ quan này tự mô tả mình là ‘Tòa án Thế giới’ đã được tạo ra để giải quyết tranh chấp giữa các chính phủ.
Đại diện Bắc Kinh cũng phục vụ trong cả các vị trí phó phụ trách
Cho đến năm 2018, quan chức Trung Quốc Tang Qian giữ chức Trợ lý Tổng Giám đốc của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) và được Bắc Kinh đề cử để tiếp quản toàn bộ cơ quan này nhưng đã thất bại trong cuộc bỏ phiếu cuối cùng. Sếp của ông ta là Irina Bokova, con gái của một chính trị gia cộng sản nổi tiếng người Bulgaria.
UNESCO đóng một vai trò to lớn trong chính sách giáo dục toàn cầu, giúp định hình tư duy của hàng tỷ trẻ em. Năm 2018, khi Tang đang sắp ra đi, tân giám đốc UNESCO Audrey Azoulay là một nhà xã hội chủ nghĩa học người Pháp đã bổ nhiệm quan chức cộng sản Trung Quốc Qu Xing làm phó tổng giám đốc của cơ quan này. Ông ta không được liệt kê trong báo cáo USCC.
Tại Tổ chức Y tế Thế giới WHO, nơi đã bị chỉ trích trong đại dịch lần này vì đã trở thành con rối cho Bắc Kinh, quan chức Trung Quốc Ren Minghui giữ chức trợ lý tổng giám đốc về “bảo hiểm y tế toàn
cầu”. Trước khi được thay thế bởi Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus do Bắc Kinh hậu thuẫn, WHO đã được lãnh đạo bởi Margaret Chan, một cựu quan chức Hồng Kông trung thành với Bắc Kinh.
Trích dẫn vụ bê bối COVID-19, Tổng thống Trump gần đây đã tuyên bố WHO là một tổ chức “lấy Trung Quốc làm trọng tâm” và đã ra lệnh tạm ngừng tài trợ của Hoa Kỳ, chờ xem xét về phản ứng của WHO trước đại dịch.
Một nhà lãnh đạo chủ chốt khác của Trung Quốc tại LHQ là Wang Binying, phó tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Bắc Kinh đang vận động để Wang trở thành người đứng đầu cơ quan. Các chuyên gia nêu lên mối lo ngại rằng nếu một quan chức Trung Quốc đứng đầu cơ quan này, Bắc Kinh sẽ có quyền truy cập vào kho lưu trữ tài sản trí tuệ và bí mật lớn nhất thế giới, liên lụy đến các công ty Mỹ và an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Zhang Wenjian làm trợ lý tổng thư ký của Tổ chức Khí tượng Thế giới, một cơ quan định hình chính sách khí hậu.
Một số vị trí cao cấp của LHQ bị chiếm giữ bởi các đặc vụ Bắc Kinh không được đề cập trong báo cáo của USCC như Thư ký tổ chức Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế Xia Jingyuan.
Và số lượng các nhà tư vấn và nhà thầu Trung Quốc ở các vị trí quan trọng có ảnh hưởng đến những người được bổ nhiệm chính thức, nhiều nguồn tin nói với The Epoch Times.
Các tổ chức quốc tế ngoài Liên Hợp Quốc
Bắc Kinh cũng có các quan chức được cài vào các tổ chức quốc tế khác, trải dài từ chính sách tài chính và ngân hàng cho tới cơ sở hạ tầng và phát triển, theo báo cáo của USCC.
Ví dụ, tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Zhang Tao giữ chức phó giám đốc điều hành từ năm 2016, một vị trí mà ông ta đã đảm nhận sau khi giữ chức phó thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc. Lin Jianhai làm thư ký của IMF và của Ủy ban tài chính và tiền tệ quốc tế. Trong khi đó, giám đốc điều hành IMF cho Trung Quốc là Jin Zhongxia, một cựu quan chức khác tại ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Ngân hàng Thế giới cũng có các quan chức Trung Quốc ở nhiều vị trí có ảnh hưởng. Trong số đó có Yang Shaolin, giám đốc điều hành và giám đốc hành chính; Hua Jingdong, phó chủ tịch và thủ quỹ; và Yang Yingming, giám đốc điều hành cho Trung Quốc.
Với việc phát hành trái phiếu hàng năm trị giá 50 tỷ USD và khả năng định hình chính sách của chính phủ trên toàn thế giới, việc có nhiều quan chức Trung Quốc nắm quyền điều hành của Ngân hàng Thế giới là mối đe dọa lớn đối với tự do, các chuyên gia cho biết.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) được thành lập gần đây, do Bắc Kinh đề xuất và bao gồm các quốc gia Ấn Độ – Thái Bình Dương, đứng đầu là quan chức Trung Quốc Jin Liqun, nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB do Mỹ hậu thuẫn.
Nhưng ngay cả Ngân hàng Phát triển Châu Á, vốn có truyền thống được phương Tây và Hoa Kỳ hậu thuẫn, cũng để lọt vị trí phó giám đốc điều hành cho quan chức Bắc Kinh Chen Shixin, trong khi Cheng Zhijun làm giám đốc điều hành cho Trung Quốc.
Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (IDB) cũng có thống đốc người Trung Quốc, Yi Gang, người đồng thời giữ chức vụ thống đốc Ngân hàng trung ương Trung Quốc.
Tổ chức thương mại thế giới WTO đã phục vụ như công cụ hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Kinh lên vị thế siêu cường toàn cầu, có quan chức Trung Quốc Yi Xiaozhun làm phó tổng giám đốc.
Trong khi đó, Zhao Hong phục vụ trong Cơ quan Phúc thẩm của WTO, nơi ra quyết định xử lý tranh chấp giữa các quốc gia và chính phủ.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, nơi điều tiết việc sử dụng công nghệ hạt nhân, cũng có một phó tổng giám đốc Trung Quốc, Yang Dazhu.
Bắc Kinh đang lên kế hoạch đưa thêm nhiều quan chức vào LHQ và các tổ chức khác, khi lập ra “Trường Quản trị Toàn cầu”, cung cấp đào tạo các quan chức tại các tổ chức quốc tế tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh.
Các “tài sản” khác của Bắc Kinh không mang quốc tịch Trung Quốc
Cựu quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Moley và các cựu quan chức cấp cao khác của Tổng thống Trump nhấn mạnh rằng, thậm chí nhiều quan chức LHQ không phải là người Trung Quốc đang phục vụ cho Bắc Kinh.
Một cựu quan chức cấp cao của Hoa Kỳ với hơn 30 năm kinh nghiệm trong thế giới ngoại giao của LHQ đã nhắc lại mối lo ngại của các chuyên gia khác về khả năng Bắc Kinh dựa vào các nhà ngoại giao từ các quốc gia khác tham gia bỏ phiếu.
“Trung Quốc đã sớm hiểu tầm quan trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng khi có chân trong Liên Hợp Quốc”, một cựu quan chức của LHQ yêu cầu giấu tên, cho biết. “Quan điểm này dẫn đến một cuộc đấu
tranh không khoan nhượng để giành được các vị trí cấp cao đảm bảo tiếng nói quyết định trong các cơ quan của LHQ”, cựu quan chức này nói, thêm rằng các chính phủ trong Nhóm G77 (liên minh G77 + Trung Quốc của hơn 130 chính phủ) hoạt động như một “vệ tinh” của Bắc Kinh và đã “trở thành phe cánh được vũ trang của chính sách ngoại giao của họ liên quan đến LHQ”.
Bởi vì các quyết định trong hầu hết các cơ quan của LHQ được đưa ra trên cơ sở một phiếu bầu của mỗi chính phủ, Trung Quốc đã có thể đạt nhiều lợi ích mặc dù họ tài trợ tương đối ít ỏi cho các tổ chức này.
Lợi dụng các đồng minh của mình ở châu Phi, châu Mỹ Latinh và châu Á, Trung Quốc đã có thể sử dụng một cách hiệu quả quy mô thang điểm khi cần thiết, cựu quan chức của LHQ cho biết.
“Với thời gian, tiền bạc và cả hăm dọa chính trị, LHQ đã trở thành tổ chức của Trung Quốc, và hầu hết các cơ quan của Liên Hợp Quốc thả nổi vào một mô hình vận hành kiểu mafia điển hình, bị chi phối bởi các kế hoạch tham nhũng và tham ô quy mô lớn với sự sụp đổ các quy tắc và luật pháp nội bộ và lạm dụng quyền lực”, nguồn tin nói.
“Con bạch tuộc khổng lồ Trung Quốc đang đưa những xúc tu của nó lan rộng hơn bao giờ hết” cựu quan chức bổ sung.
Những người tố giác phản đối Trung Quốc lạm dụng nhân quyền từ bên trong LHQ đã bày tỏ những mối lo ngại tương tự. Cựu quan chức nhân quyền của LHQ Emma Reilly có mặt trong một bài điều tra chuyên sâu trên The Epoch Times, cũng lưu ý rằng các quan chức LHQ không phải là người Trung Quốc cũng đã thường xuyên giúp đỡ Bắc Kinh.
“Trong khi có rất nhiều nghi ngại tập trung vào các công dân Trung Quốc được bổ nhiệm ở vị trí đứng đầu các cơ quan của LHQ, nhưng đó chỉ là một dấu hiệu rất rõ ràng về một vấn đề tổng quát hơn”, bà nói với The Epoch Times. “Trung Quốc không cần phải dựa vào các công dân của họ, khi mà những người đứng đầu sẽ đơn giản là thực hiện bỏ phiếu theo yêu sách của chính phủ Trung Quốc và phá vỡ các quy tắc để giúp họ xác định các nạn nhân bị tra tấn và diệt chủng”.
Reilly cáo buộc rằng Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ đã trao tên của các nhà bất đồng chính kiến ​​Trung Quốc đang tìm kiếm sự giúp đỡ cho Bắc Kinh. Bà đã nộp đơn khiếu nại lên Tòa án tranh chấp LHQ. Văn phòng Nhân quyền của LHQ trước đây đã từ chối bình luận về các cáo buộc của Reilly với lý do “do tình trạng kiện tụng hiện tại”.
Trung Quốc cũng kiểm soát cả vấn đề nhân sự, Reilly cho biết: “Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo an, có thể chỉ cần sử dụng ảnh hưởng của mình để ngăn chặn bổ nhiệm bất kỳ ai có khả năng hành động độc lập và áp dụng các quy tắc công bằng đối với Trung Quốc như các nước khác, vì nhân viên Liên Hợp Quốc chính thức bị buộc phải làm theo Hiến chương Liên Hợp Quốc”.
Những vấn đề từ chính quyền Obama và trước đó
Như The Epoch Times đã đưa tin vào tháng 9, giờ đây đã có một nỗ lực kép để đổ lỗi việc LHQ bị ĐCSTQ kiểm soát là do chính quyền Trump. Tuy nhiên, Moley và những người khác lập luận rằng chính quyền Tổng thống Trump là đi tiên phong khi coi Trung Quốc là mối đe dọa.
Moley cho biết các vấn đề đã bắt đầu ngay cả trước chính quyền Barack Obama, khi Tổng thống Bill Clinton chào đón Bắc Kinh vào WTO.
Tuy vậy, nhiều nguồn từ bên trong LHQ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các chuyên gia và nhà phân tích bên ngoài cho biết chính quyền Obama đóng vai trò rất quan trọng trong việc cho phép cuộc khủng hoảng hiện nay thành hiện thực.
“Chế độ cộng sản Trung Quốc đã lây nhiễm vào LHQ với ảnh hưởng ác tính của nó và chính quyền Obama đã nuôi dưỡng nó”,  Tiến sĩ Christopher Hull, một thành viên cao cấp của “Người Mỹ với Cải cách Tình báo”, người đã theo sát ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên hệ thống quốc tế.
Cụ thể, Tiến sĩ Hull và một số người khác đã chỉ tay về cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các Tổ chức Quốc tế Nerissa Cook, người đã phục vụ ở vị trí đó kể từ năm 2010.
Một quan chức khác của Hoa Kỳ mà những người trong cuộc cho biết, đã tạo điều kiện cho Trung Quốc thâm nhập vào LHQ là Bathsheba Crocker, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về các Tổ chức Quốc tế dưới thời chính quyền Obama. Bà này được trích dẫn bởi các cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc đã tôn vinh vai trò ngày càng tăng của Bắc Kinh trong hệ thống LHQ, khi tờ China Daily đưa tin rằng Crocker phát biểu rất hài lòng khi thấy Trung Quốc có trách nhiệm hơn ở LHQ.
Khi những người được Tổng thống Trump bổ nhiệm cố gắng cung cấp cho Cook và các quan chức cấp cao khác thông tin chi tiết về sự kiểm soát ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với các cơ quan của LHQ, họ đã làm mọi cách có thể để ngăn cản báo cáo, hai nguồn tin nội bộ nói với The Epoch Times. Các
quan chức này sau đó đã làm việc để khiến những người được Trump bổ nhiệm bị lật đổ, theo các nguồn tin.
Moley cho biết một báo cáo đã được soạn thảo xác định quốc tịch của các quan chức chủ chốt, bao gồm cả những người đại diện cho Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế. Nhưng ông đã không nhận được báo cáo này mãi cho đến nhiều tháng sau đó. Một nguồn tin khác của Bộ Ngoại giao xác nhận việc báo cáo bị ngăn cản.
Cả Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Crocker hoặc Cook đều không trả lời các yêu cầu nhận xét qua điện thoại và email.
Các quan chức Trung Quốc tại LHQ cũng không trả lời các yêu cầu bình luận của báo chí.
Bài của Alex Newman, The Epoch Times,
Hương Thảo dịch và Thiện Lan biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/bac-kinh-thao-tung-lien-hop-quoc-moi-de-doa-doi-voi-hoa-ky.html

Trung Quốc muốn làm đầu tàu thế giới về y tế

Thanh Phương
Mỹ rút đến đâu, Trung Quốc tiến đến đó. Vào lúc tổng thống Donald Trump dọa cắt đứt vĩnh viễn đóng góp tài chính của Hoa Kỳ cho Tổ Chức Y Tế Thế giới WHO, chủ tịch Tập Cận Bình đang thúc đẩy Trung Quốc nắm vai trò đầu tàu thế giới trong lĩnh vực y tế.
Dịch Covid-19 đã khiến căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng, đặc biệt là kể từ khi chính quyền Trump liên tục cáo buộc Bắc Kinh đã báo động và phản ứng quá chậm trễ với dịch bệnh này, khiến cho đến nay đã có hơn 300.000 người chết trên thế giới vì virus corona. Đáp lại những cáo buộc đó, hôm qua, 18/05, ông Tập Cận Bình khẳng định là Trung Quốc « trong tinh thần cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm, đã công bố không chậm trễ các thông tin về dịch bệnh cho WHO và các nước có liên quan ».
Vào lúc mà quốc tế đang gia tăng áp lực, đòi mở điều tra về sự bùng phát của dịch Covid-19 tại Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã có một nhân nhượng đáng kể khi tuyên bố ủng hộ việc đánh giá toàn diện về cách đối phó của quốc tế, một khi dịch bệnh được ngăn chặn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chủ tịch Trung Quốc yêu cầu việc đánh giá « phải do WHO điều hành và phải được thực hiện theo nguyên tắc khách quan và không thiên vị ».
Như vậy, Bắc Kinh muốn cuộc điều tra không chỉ tập trung vào việc truy tìm nguồn gốc của virus corona chủng mới, như yêu cầu của Washington, mà sẽ mang tính chất toàn diện hơn. Hơn nữa, đối với chính quyền Trung Quốc, mở điều tra bây giờ là « quá sớm », vì việc cấp thiết nhất hiện nay là ngăn chặn dịch bệnh.
Đối lại với quyết định của tổng thống Trump tạm ngưng đóng góp tài chính của Mỹ cho WHO, mà tổng thống Trump gọi « con rối » của Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố ủng hộ hoàn toàn tổ chức này, cũng như ủng hộ tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ông Tập Cận Bình kêu gọi cộng đồng quốc tế « gia tăng hỗ trợ về chính trị và tài chính cho WHO ». 
Về điểm này, lợi thế nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Đối lại với Hoa Kỳ, đại đa số các lãnh đạo thế giới được mời phát biểu trong cuộc họp hôm 18/05 đều ca ngợi WHO và tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus, tuy họ nhìn nhận là cần phải củng cố hơn nữa định chế này của Liên Hiệp Quốc.
Không chỉ dừng ở đó, lãnh đạo chế độ Bắc Kinh còn tuyên bố hôm 18/05 rằng vác-xin tương lai của Trung Quốc sẽ là « một tài sản chung của thế giới ». Ông cũng thông báo trong vòng 2 năm tới, Trung Quốc sẽ viện trợ tổng cộng 2 tỷ đôla để hỗ trợ các nước bị dịch, nhất là những nước đang phát triển.
Vào lúc mà các nước phương Tây phát hiện là họ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Trung Quốc trong việc sản xuất dược phẩm và khẩu trang y tế, ông Tập Cập Bình thông báo sẽ hợp tác với Liên Hiệp Quốc để thiết lập một kho dự trữ nhân đạo toàn cầu để bảo đảm việc cung cấp các trang thiết bị y tế chống các dịch bệnh.
Rõ ràng là, núp đằng sau vỏ bọc Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đang muốn đóng vai trò quan trọng hơn, thậm chí vai trò lãnh đạo thế giới về chính sách y tế. Ấy là chưa kể trong cuộc tranh đua giành vị trí đầu tàu này, Bắc Kinh vừa ghi thêm một điểm đối với Washington : Ngay trước khi cuộc họp thường niên của WHO, Đài Bắc đã chấp nhận là cuộc tranh luận về sự tham gia của Đài Loan vào tổ chức này được dời lại một ngày khác, « để cho các cuộc thảo luận có thể tập trung vào việc chống dịch Covid-19 ». 
Đây là một thất bại đối với Hoa Kỳ, một trong 29 quốc gia đang đòi cho Đài Loan được hưởng trở lại quy chế quan sát viên trong WHO. Đài Loan đã bị loại khỏi WHO vào năm 2016 dưới áp lực của Bắc Kinh, vì tổng thống Thái Anh Văn từ chối công nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa duy nhất.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200519-trung-qu%E1%BB%91c-mu%E1%BB%91n-l%C3%A0m-%C4%91%E1%BA%A7u-t%C3%A0u-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-v%E1%BB%81-y-t%E1%BA%BF

Trung Quốc công bố

chiến lược phát triển “Thời đại mới”

Thanh Phương
Theo trang mạng Asia Times hôm nay, 19/05/2020, Quốc vụ viện (chính phủ) Trung Quốc vừa công bố một số điểm chính trong tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp của Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, sẽ diễn ra ở Bắc Kinh vào thứ Năm 21/05. Tài liệu tập trung vào chiến lược đưa Trung Quốc đến một “Thời đại mới” và phát triển các vùng phía tây nước này.
Các vùng phía tây Trung Quốc, như Tân Cương, còn tương đối kém phát triển, ngoài công nghiệp khai thác khí đốt và khoáng sản. Đây cũng là nơi mà sắc tộc thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp dữ dội để ngăn chặn xu hướng ly khai. Trung Quốc cũng đang mở rộng ảnh hưởng sang các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ giáp ranh vùng Tân Cương.
Theo Asia Times, tài liệu chuẩn bị cho Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc gồm 33 điểm. Sáng kiến Một vành đai, Một con đường (BRI) không còn là một trong những ưu tiên hàng đầu nữa, mà ưu tiên được dành cho việc xóa nghèo đói, duy trì trật tự xã hội và mở rộng phát triển các cảng nước sâu ở Trung Quốc và nước ngoài. Có vẻ như chủ thuyết chính của các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đã chuyển từ “Giấc mơ Trung Hoa” của chủ tịch Tập Cận Bình sang chủ thuyết về một “Thời đại mới”, bao gồm một khái niệm mới về an ninh quốc gia, dựa nhiều vào công nghệ cao.
Ngoài việc tập trung phát triển các vùng phía tây, tài liệu của Quốc vụ viện Trung Quốc còn hứa sẽ xây dựng hàng loạt khu công nghiệp mới, chăm sóc người già tốt hơn và bảo đảm tốt hơn vấn đề nhà ở cho người dân.
Theo nhận xét của Asia Times, tài liệu này phản ánh một sự chuyển hướng của Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn đang đối phó với dịch Covid-19 và đang có nhiều căng thẳng quốc tế. Chiến lược này hướng nhiều hơn vào trong nước và đề cao khái niệm “Thời đại mới” trong bối cảnh thế giới đang cố tìm ra một mô hình phát triển mới.
Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, cơ quan cố vấn chính trị của Trung Quốc, đã khai mạc cuộc họp từ hôm 18/05 và đến thứ Năm 21/05, Ủy ban Toàn quốc của cơ chế này sẽ họp lại để chính thức thông qua các khuyến nghị.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200519-trung-qu%E1%BB%91c-c%C3%B4ng-b%E1%BB%91-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-ph%C3%A1t-tri%E1%BB%83n-th%E1%BB%9Di-%C4%91%E1%BA%A1i-m%E1%BB%9Bi

Trung Quốc đang ồ ạt ‘thâu tóm’ Úc

Triệu Hằng
Trung Quốc mua đất, cơ sở hạ tầng và doanh nghiệp của Úc với một tốc độ đáng báo động nhằm mục đích gia tăng ảnh hưởng trên toàn thế giới.
Trung Quốc là chủ sở hữu nước ngoài lớn thứ hai ở Úc. Các công ty Trung Quốc kiểm soát 2,3% đất của Úc, trong khi các nhà đầu tư Anh đứng đầu với 2,6% và người Mỹ xếp thứ ba với 0,7%, theo Hồ sơ Đăng ký Sở hữu Nước ngoài năm 2018.
Hầu hết đất đai thuộc chủ sở hữu nước ngoài nằm ở Tây Úc và Lãnh thổ phía Bắc (Northern Territory), được sử dụng để chăn nuôi gia súc. Từ năm 2017 đến 2018, các công ty Trung Quốc đã mua thêm 50.000 hecta đất ở Úc. Tổng cộng, Trung Quốc sở hữu hơn 9,1 triệu hecta, gần bằng kích thước 9 triệu sân bóng đá.
Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg cho biết, đầu tư nước ngoài rất quan trọng cho tăng trưởng. Nhưng ông cũng cảnh báo: “Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng đầu tư nước ngoài không đi ngược lợi ích quốc gia”.
Zenith Australia, một công ty con của doanh nghiệp Shanghai Cred, là chủ sở hữu của 7 bất động sản ở Tây Úc, là một trong những chủ đất Trung Quốc lớn nhất tại nước này. Đầu năm 2019, họ bị buộc tội khai hoang bất hợp pháp đất của người bản địa Aboriginal ở Tây Úc, khiến chính quyền Tây Úc yêu cầu họ đình chỉ giải phóng mặt bằng. Người dân địa phương nói rằng hệ thực vật quan trọng đã bị xé toạc.
Sân bay ở vùng nông thôn cách Perth 260 km về phía đông ban đầu chỉ có hai đường băng rải sỏi. Nhưng sau khi Trung Quốc đầu tư, giờ đây nó là một sân bay trị giá hàng triệu USD, cung cấp việc làm cho khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia bày tỏ lo ngại khi để chính phủ nước ngoài kiểm soát không phận ở Australia. Các phi công địa phương nói rằng họ chưa bao giờ bị từ chối khi yêu cầu hạ cánh, nhưng về mặt lý thuyết, China Southern Airlines có thể ngăn họ sử dụng sân bay bất cứ lúc nào.
“Thật kinh khủng khi nghĩ đến cảnh một phi công người Úc có thể bị người Trung Quốc từ chối cho hạ cánh ở sân bay nước mình”, Dick Smith, cựu chủ tịch của Cơ quan hàng không Dân dụng Úc cho biết.
Vào tháng 11/2015, chính quyền vùng Lãnh thổ phía Bắc đã để Landbridge Australia, một công ty con của doanh nghiệp Trung Quốc Shandong Landbridge, thuê cảng Darwin trong 99 năm với giá thầu 506 triệu USD. Chính quyền khu vực đã ra quyết định đó khi họ mong muốn được đầu tư khi thiếu thốn nguồn tài chính từ liên bang.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu Hiệp hội Quốc phòng Úc (ADA), ông Neil James gọi việc cho thuê căn cứ là “ý tưởng đặc biệt ngớ ngẩn”.
Nghị sĩ Công đảng Nick Champion kêu gọi hủy bỏ hợp đồng. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng họ chưa cân nhắc lợi ích quốc gia một cách thận trọng trong việc tư nhân hóa cảng này. Đây là một cảng trọng yếu vì chúng ta có các cơ sở quốc phòng quan trọng ở Lãnh thổ phía Bắc. Chúng ta cần đảm bảo rằng cảng nằm trong tay chính phủ. Vì lý do đó, nó cần được quốc hữu hóa”.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã rót hơn 150 tỷ USD vào Úc thông qua hình thức đầu tư hoặc thâu tóm các công ty Úc, theo phân tích của KPMG
Cuối năm ngoái, công ty sữa Trung Quốc Mengniu Dairy tiếp quản chuỗi thương hiệu sữa nổi tiếng của Úc Lion Dairy & Drinks trong thương vụ trị giá 600 triệu USD. Mengniu, trực thuộc công ty chế biến thực phẩm nhà nước Trung Quốc Cofco, cũng mua lại công ty sữa công thức Bellamy’s Organic với giá 1,5 tỷ USD.
Vào cuối năm 2019, sau khi Trung Quốc bị buộc tội gài gián điệp vào Nghị viện Úc, một số chuyên gia cho rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc đã “bịt mắt” các chính trị gia trước các mối đe dọa an ninh.
“Chính phủ đã thất bại trong việc ngăn chặn việc Trung Quốc can thiệp nội bộ vì họ đã quá chú trọng vào thương mại và đầu tư”, chuyên gia Peter Hartcher thuộc Viện Lowy cho biết.
Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc gài gián điệp trong Nghị viện Úc.
Chuyên gia nhận định, quyết định của chính phủ Turnbull là cấm tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei xây dựng mạng 5G cho Úc cũng như việc đưa ra luật chống can thiệp nước ngoài đã đánh dấu sự thay đổi chính sách, chuyển sang thận trọng với Trung Quốc hơn. Hiện nay Úc còn tích cực thúc đẩy một cuộc điều tra toàn cầu về nguồn gốc Covid-19.
Khi Hartcher được hỏi tại sao Úc không hành động sớm hơn, ông đổ lỗi do sức dẫn dụ từ tiền của Trung Quốc. “Đó là bởi vì chúng ta làm ăn quá nhiều với Trung Quốc”, ông nói.
Theo Electrodealpro
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-dang-o-at-thau-tom-uc.html

Đại sứ Mỹ tại Australia: TQ đang đẩy mạnh

các hoạt động gây bất ổn trên Biển Đông

Trung Quốc đã cấp tập triển khai hải quân, hải cảnh và dân quân biển nhằm thúc đẩy “yêu sách giả dối” để độc chiếm Biển Đông, hành động này của Trung Quốc gây bất ổn trên Biển Đông giữa lúc các nước tập trung đối phó với đại dịch Covid-19.
Đại sứ Mỹ tại Australia Arthur Culvahouse (16/5) đã chỉ trích Trung Quốc đang đẩy mạnh các hoạt động gây bất ổn trên Biển Đông giữa lúc các nước tập trung đối phó với đại dịch Covid-19; cho rằng Trung Quốc đã cấp tập triển khai hải quân, hải cảnh và dân quân biển nhằm thúc đẩy “yêu sách giả dối” để độc chiếm Biển Đông. Bên cạnh đó, Đại sứ Arthur Culvahouse cũng bác bỏ các luận điệu xuyên tạc của Trung Quốc về hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương, khẳng định không phải hoạt động của Mỹ, mà chính hành động hăm dọa và quân sự hóa hung hăng của Trung Quốc đã làm thay đổi thực trạng hàng hải trên Biển Đông; đồng thời khuyến khích Australia và các nước công khai đẩy lùi những hành động áp đặt chủ quyền phi pháp và bành trướng của Trung Quốc, bảo vệ những nguyên tắc phổ quát làm nền tảng cho an ninh và thịnh vượng tại khu vực.
Trước đó, giới chức ngoại giao, quân sự của Mỹ cũng từng đưa ra nhiều tuyên bố chỉ trích, lên án hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Mỹ (18/4) đã ra tuyên bố: “Mỹ lo ngại trước các thông tin về những hành động khiêu khích lặp đi lặp lại của Trung Quốc nhắm vào các hoạt động khai thác dầu khí của các bên tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc nên chấm dứt thói bắt nạt của mình và kiềm chế các hành động khiêu khích, gây bất ổn như vậy”. Trước đó, khi Trung Quốc đưa tàu Hải cảnh đâm chìm tàu cá Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Mỹ (06/4) ra tuyên bố lên án hành động đâm chìm tàu cá Việt Nam của tàu hải cảnh Trung Quốc tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam) ở Biển Đông trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (Covid-19) lan rộng. Trong thông cáo báo chí, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nhấn mạnh: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về thông tin Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Đây là vụ việc mới nhất trong loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định yêu sách hàng hải phi pháp và gây thiệt hại cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu, Bắc Kinh cũng đồng thời công bố “các trạm nghiên cứu” mới trên những căn cứ quân sự mà nước này xây dựng trái phép ở Đá Chữ Thập và Đá Xubi (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đồng thời cho máy bay quân sự đặc chủng hạ cánh xuống Đá Chữ Thập. Trung Quốc cũng tiếp tục triển khai lực lượng dân quân trên biển xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Thông cáo nhấn mạnh cái gọi là “đường 9 đoạn” của Trung Quốc đã bị Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc hồi tháng 7-2016 xem là tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Chính phủ Mỹ cũng có chung quan điểm này; đồng thời kêu gọi Trung Quốc tập trung hỗ trợ cộng đồng quốc tế chống đại dịch toàn cầu, chấm dứt việc lợi dụng sự mất tập trung hoặc khả năng dễ bị tổn thương của các nước khác để mở rộng các yêu sách trái pháp luật trên Biển Đông.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink nhấn mạnh, Mỹ kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch COVID-19 để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông. Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch COVID-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra đe dọa tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập trái luật pháp quốc tế các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua. Theo ông Mark Esper, “trong lúc Trung Quốc tăng tốc chiến dịch tung thông tin sai lệch để đổ lỗi và đánh bóng hình ảnh của họ, chúng tôi tiếp tục nhìn thấy cách hành xử hung hăng từ phía Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trên Biển Đông, từ đe dọa tàu hải quân Philippines đến làm chìm tàu cá của Việt Nam và đe dọa những nước khác không được tiến hành hoạt động phát triển dầu khí xa bờ”. Trước các hành động hung hăng này, Mỹ đã điều động hai tàu hải quân tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông vào tuần qua. Các hoạt động này của Mỹ nhằm gửi thông điệp Washington sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải và thương mại cho tất cả quốc gia dù lớn hay nhỏ. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhận định nhiều nước đang tập trung cho hồi phuc sau đại dịch. Trong bối cảnh đó, “những đối thủ chiến lược của Mỹ” đang tìm cách lợi dụng khủng hoảng vì lợi ích riêng dù khiến những nước khác chịu thiệt; đồng thời cáo buộc Trung Quốc không minh bạch từ thời điểm đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát; nhấn mạnh nếu Trung Quốc minh bạch hơn, mở cửa hơn, thẳng thắn hơn trong việc cung cấp cho các nước quyền tiếp cận, báo cáo, cung cấp quyền tiếp cận không chỉ với những người ở thực địa mà còn với những điều Bắc Kinh có được về virus để các nước tìm hiểu, có lẽ Mỹ lúc này đang trong một vị thế rất khác. Không nhưng vậy, Bộ trưởng Esper kêu gọi Trung Quốc cho phía Mỹ tiếp cận với những ca nhiễm sớm, giới nghiên cứu và các nhà khoa học Trung Quốc. Ông cáo buộc Trung Quốc đang tìm cách tận dụng cơ hội để thúc đẩy thông điệp nước này là “người tốt”. Ông đề cập đến việc Trung Quốc hỗ trợ khẩu trang và vật tư y tế cho nhiều nơi, nhưng trong nhiều trường hợp các trang thiết bị lại kém chất lượng và không đáp ứng được kỳ vọng. Bên cạnh đó, những ràng buộc là rất lớn trong nhiều trường hợp. Họ nói với một quốc gia rằng bạn có thể lấy số khẩu trang này “nhưng hãy công khai ca ngợi Trung Quốc tốt như thế nào, họ đang làm hiệu quả ra sao”; cho rằng Bắc Kinh đang cố đánh bóng hình ảnh nhưng sau hậu trường lại răn đe, điển hình là các đe dọa trả đũa nhắm vào Australia.
Đô đốc Hải quân Mỹ John Aquilino (8/5) cảnh báo Bắc Kinh rằng Washington cam kết tuân thủ trật tự dựa trên các quy tắc ở biển Đông và sẽ tiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải; kêu gọi Trung Quốc chấm dứt kiểu “bắt nạt” các nước Đông Nam Á trong hoạt động thăm dò, phát triển dầu khí và đánh bắt cá. Trong khi đó, Chỉ huy Nhóm tấn công Viễn chinh số 7 của Fred Kacher cho biết: “Lực lượng của chúng tôi bay, di chuyển và hoạt động trong vùng biển quốc tế của Biển Đông theo quyết định của chúng ta và theo các quy tắc hàng hải và luật pháp quốc tế, cho thấy phạm vi hoạt động rộng lớn của hải quân chúng ta ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Trên thực địa, Mỹ liên tục gia tăng sức ép về mặt quân sự, ngoại giao nhằm ngăn chặn các hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Trong tháng 4 và tháng 5, chiến hạm Hải quân Mỹ và máy bay ném bom B-1 của Không quân Mỹ đã nhận những nhiệm vụ với mục tiêu chính gửi thông điệp rằng nước này duy trì hiện diện trong khu vực, bảo đảm với các đồng minh. Lầu Năm Góc còn ưu tiên đưa tàu sân bay USS Theodore Roosevelt quay trở lại khu vực vào cuối tháng. Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cũng đã điều tàu tác chiến ven bờ lớp Independence USS Gabrielle Giffords (LCS-10) hoạt động gần khu vực tàu khoan của West Capella Malaysia. Trước đó, tàu chiến ven biển USS Montgomery (LCS-8) và tàu tiếp nhiên liệu USNS Cesar Chavez (T-AKE-14) cũng được thông báo hoạt động ở khu vực trên.
Trong động thái mới nhất, tài khoản Twitter Golf9 chuyên theo dõi lộ trình di chuyển của máy bay phát hiện ra chiếc P-8A mang số hiệu 169010 của Hải quân Mỹ bay qua Biển Đông, vòng qua đảo Hải Nam rồi tiến vào Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, máy bay trên bay cách bờ biển đảo Hải Nam gần 50km và bay qua căn cứ Hải quân Du Lâm của Trung Quốc. Golf9 chỉ ra rằng chiếc 169010 là một trong ít nhất 7 chiếc P-8A được trang bị AN/APS-154 có khả năng chụp ảnh chi tiết cả ngày và đêm, trong nhiều điều kiện thời tiết, đồng thời có thể phát hiện mục tiêu di động. Tin tức về hoạt động của máy bay trinh sát Mỹ xuất hiện không lâu sau khi tàu khu trục Mỹ được phát hiện di chuyển qua biển Hoàng Hải ngoài khơi Thượng Hải vào thời điểm Trung Quốc triển khai cuộc tập trận dài 11 tuần ở khu vực này. Theo đó, tàu khu trục USS Rafael Peralta lớp Arleigh Burke xuất hiện cách bờ biển phía Đông của Trung Quốc 214 km vào khoảng 8h sáng 15/5. Đây là khu trục hạm thứ 2 của Mỹ hiện diện ở biển Hoàng Hải trong vòng chưa đầy 1 tháng qua. Chiến hạm này di chuyển vào Biển Hoa Đông và các vùng biển gần Trung Quốc từ ngày 3/5.
http://biendong.net/bien-dong/34761-dai-su-my-tai-australia-tq-dang-day-manh-cac-hoat-dong-gay-bat-on-tren-bien-dong.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện