Tin khắp nơi – 02/08/2020

Tin khắp nơi – 02/08/2020

Mỹ: Báo giới không được tham dự Đại hội Toàn quốc của đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa cho biết hướng dẫn y tế liên quan đến virus corona khiến số người tham dự đại hội bị hạn chế
Đảng Cộng hòa bỏ phiếu quyết định Đại hội Toàn quốc đề cử ứng cử viên tổng thống trong tháng này sẽ được tổ chức trong vòng riêng tư, không có báo chí tham dự.
Một phát ngôn viên của Đại hội Quốc gia đảng Cộng hòa nại hướng dẫn y tế liên quan đến virus corona là lý do tại sao họ đi đến quyết định đó, Associated Press đưa tin.
Các đại biểu dự kiến sẽ tập trung tại tiểu bang North Carolina để chính thức tái đề cử Tổng thống Donald Trump.
Được biết 336 đại biểu sẽ gặp nhau vào ngày 24/8 tại thành phố Charlotte.
Họ sẽ bỏ phiếu ủy nhiệm cho khoảng 2.500 đại biểu chính thức. Ông Trump là ứng cử viên duy nhất còn lại của đảng, và việc tái đề cử ông sẽ chính thức khởi động cuộc tái tranh cử.
Quyết định này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể cho đại hội toàn quốc để đề cử ông Trump của đảng Cộng hòa, thường được dùng để thu hút sự chú ý của truyền thông và truyền bá thông điệp của đảng tới công chúng.
Ông Trump trước đó đã chuyển địa điểm tổ chức đại hội sang thành phố Jacksonville, Florida, sau khi Thống đốc đảng Dân chủ tiểu bang North Carolina nhấn mạnh vào tháng Năm là phải giới hạn số người tham dự, với lý do cần giãn cách xã hội.
Nhưng ông Trump sau đó hủy bỏ đại hội ở Florida, đổ lỗi cho tình hình “bùng phát” virus corona của tiểu bang.

Bầu cử 2020: Người hùng chiến tranh

có thể đứng cùng liên danh với Biden

Tara McKelvey
Ai là Tammy Duckworth, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ tiểu bang Illinois, người được nằm trong danh sách cho vị trí phó tổng thống trong liên danh của đảng Dân chủ?
Sinh ra ở Bangkok và bị thương trong cuộc chiến ở Iraq, Tammy Duckworth đoạt được huy chương Purple Heart và có bản năng của một chiến binh đường phố.
Tên bà đã xuất hiện thường xuyên trong các cuộc thảo luận cấp cao về vị trí phó tổng thống cho ứng cử viên Dân chủ Joe Biden. Bà cũng trở thành mục tiêu tấn công của Tucker Carlson, Fox News và những người bảo thủ khác.
Khi Tammy Duckworth nói gần đây trên CNN rằng bà rất cởi mở về triển vọng xóa bỏ các tượng đài của người sáng lập Hoa Kỳ và từng có nô lệ, ông Carlson đã đặt câu hỏi về lòng yêu nước của bà.
Thách đố Carlson của Duckworth thu hút sự chú ý trên toàn quốc và khiến mọi người chú ý đến sự nhạy bén chính trị cũng như sự nghiệp quân sự của bà. Duckworth bị bắn rơi trong một chiếc trực thăng trong cuộc chiến tranh ở Iraq và bị cụt mất đôi chân.
Nhiều đảng viên Dân chủ tin rằng hồ sơ quân sự và sự kiên cường của bà trong các cuộc tranh cãi với phe bảo thủ, cũng như xuất thân là người Mỹ gốc Á, sẽ củng cố khả năng được bầu của ông Biden. Nếu Biden chọn bà là ứng cử viên phó tổng thống, những người ủng hộ bà nói, bà sẽ giúp Biden tăng số phiếu cửa giới cựu chiến binh, dân tộc thiểu số và phụ nữ.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng Biden nên chọn người một đứng cùng liên danh da đen – Thượng nghị sĩ Kamala Harris thường được nhắc đến như một lựa chọn. Bên cạnh đó, tiểu bang của Duckworth là một tiểu bang xanh (Dân chủ) an toàn. Các ứng cử viên khác, gồm Thống đốc tiểu bang New Mexico Michelle Lujan Grisham, có thể giúp ông Biden ở các tiểu bang mà ông có thể cần có thêm phiếu.
Sự lựa chọn người đứng cùng liên danh đặc biệt kỳ này quan trọng hơn cho đảng Dân chủ, vì tuổi của ông Biden và sự đánh giá của chính ông về vai trò của mình.
Ông Biden năm nay 77 tuổi, và nếu đắc cử, vào cuối nhiệm kỳ sẽ là 82 tuổi. Ông tự coi mình là một “ứng cử viên chuyển tiếp”, và ngay cả những người ủng hộ ông hết mình cũng cho rằng nếu được bầu, ông sẽ không tranh cử cho nhiệm kỳ thứ hai.
Điều đó có nghĩa là người giữ chức phó tổng thống của Biden một ngày nào đó có thể trở thành tổng thống.
Bà Duckworth, 52 tuổi, nổi tiếng với thành quả về các vấn đề của cựu chiến binh. Ngoài ra, bà từng làm việc về chính sách chăm sóc sức khỏe và thường xuyên nói về an ninh quốc gia. Bà tham dự chiến tranh Iraq, nhưng tin rằng cuộc chiến đó là một sai lầm.
“Đó là một bài học khó khăn,” bà nói. “Tôi hy vọng quốc gia này sẽ cân nhắc nhiều hơn về những lý do để tham chiến.”
Duckworth cũng có một câu chuyện cá nhân hấp dẫn. Bà và chồng, Bryan Bowlsbey, có hai cô con gái, Abigail và Maile Pearl, và bà là người đầu tiên sinh con khi làm thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Cha bà, Frank, một công dân Hoa Kỳ, làm việc cho Liên Hiệp Quốc, và mẹ bà, Lamai, là người Thái Lan.
Bà Duckworth nói được tiếng Thái, sống với bố mẹ ở Singapore, Indonesia và Campuchia vì công việc của Liên Hiệp Quốc.
Gia đình bà từng sống ở Campuchia, tại Phnom Penh trong thời kỳ bạo lực ngay trước khi Khmer Đỏ lên nắm quyền giữa thập niên 1970.
Bà nhớ lại việc đi chợ cùng mẹ khi bất ngờ, bom bắt đầu rơi, và mẹ bà đẩy bà xuống sàn xe. Bà Duckworth kể, “để tôi không nhìn thấy cảnh đẫm máu”.
Bà Duckworth sau đó gia nhập quân đội, theo bước chân của cha, một cựu chiến binh Việt Nam. Bà từng nói với tôi rằng không hình dung là mình sẽ tranh cử tổng thống.
“Tôi không có tham vọng đó”, bà nói. Nhưng bà là một người hết lòng ủng hộ Biden, và Biden được cho là đã mến Tammy Duckworth ngay khi mới gặp.
Trong một buổi gây quỹ trực tuyến, ông ca ngợi sự dũng cảm của bà trong chiến tranh và trong chính trị. “Tôi không thể nghĩ được ra bất cứ ai đã thể hiện sự can đảm hơn”, ông nói. Nói chuyện trực tiếp với bà, ông tỏ bày “Tôi biết ơn bạn đã ở cùng tôi trong cuộc chiến này.”
Về mặt tư tưởng, bà Duckworth là một đối tác xứng tầm với Biden, một nghị sĩ đảng Dân chủ. Trong số các đảng viên Dân chủ tại Thượng viện Hoa Kỳ, bà có vẻ có khuynh hướng trung dung.
Trong những tuần gần đây, bà Duckworth nặng nề chỉ trích Tổng thống Donald Trump và sự “thất bại” của ông ”trong việc lãnh đạo đất nước chúng ta”, cho thấy bà sẵn sàng hành động như một kiện tướng của ông Biden trong chiến dịch tranh cử.
Các trợ lý của Biden đã phỏng vấn bà cách đây không lâu cho vị trí phó tổng thống, bà nói trong cuộc trò chuyện trực tiếp trên tờ Washington Post hôm thứ Năm, và mô tả tiến trình phỏng vấn là “tích cực”.
Những ai có thể đứng cùng liên danh với Biden?
Ứng cử viên tổng thống Joe Biden cam kết ông sẽ chọn một phụ nữ đứng cùng liên danh. Những người trong danh sách đang được nhắm, theo lời đồn, gồm:
• Thượng nghị sĩ tiểu bang California Kamala Harris
• Cựu cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice
• Thống đốc tiểu bang Michigan Gretchen Whitmer
• Thượng nghị sĩ tiểu bang Illinois Tammy Duckworth
• Thượng nghị sĩ tiểu bang Massachusetts Elizabeth Warren
• Thượng nghị sĩ tiểu bang Wisconsin Tammy Baldwin
• Thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona Kyrsten Sinema
Sau khi giải ngũ, bà Duckworth làm việc về các vấn đề cựu chiến binh ở cấp tiểu bang và toàn quốc, rồi được bầu vào Quốc hội năm 2012. Bà giành được ghế thượng nghị sĩ vào năm 2016, trở thành thượng nghị sĩ đại diện tiểu bang Illinois và theo bước của Tổng thống Barack Obama. Sự phát triển của bà từ chính trị cấp tiểu bang đến nổi tiếng tầm cỡ quốc gia khá nhanh chóng.
Dick Simpson, người đứng đầu khoa chính trị học tại Đại học Illinois ở Chicago, nói rằng bà tiến lên nhanh hơn bất cứ ai trong chính trị mà ông thấy trong nửa thế kỷ. Ông Obama, người cũng bắt đầu tham gia chính trường Illinois, tiến xa hơn bà Duckworth. Nhưng như ông Simpson chỉ ra: “Obama phải mất một chút thời gian nữa.”
Peter Levin, người sáng lập một công ty phần mềm ở Washington, từng làm việc với Duckworth tại bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ nói rằng bà có khả năng thiên phú về chính trị.
“Bà có khả năng mang ra được cái tốt của mọi người ngay cả khi có căng thẳng trong phòng”, ông nói, giải thích rằng bà có kỹ năng điều chỉnh “ngôn ngữ, sự nhấn mạnh, với người mà bà đang nói chuyện với “để tạo sự đồng thuận.
Tuy nhiên, hồ sơ chính trị của bà không hoàn hảo.
Duckworth đã đấu tranh để một số luận được thông qua tại Quốc hội, và đã bị chỉ trích về công việc liên quan đến vấn đề của các cựu chiến binh. Bà nói tất cả những lời đúng, theo lời những kẻ gièm pha bà ở Illinois, nhưng nhiều chương trình của các cựu chiến binh mà bà nói không bao giờ được thực hiện.
Phát ngôn viên của bà Duckworth không đồng ý với đánh giá tiêu cực này, nói rằng bà là một thượng nghị sĩ làm việc hữu hiệu, và trong số những thành tựu khác, đã thông qua nhiều bộ luật lưỡng đảng và chặn “những nỗ lực bãi bỏ Đạo luật Người khuyết tật Mỹ”.
Những chỉ trích này không làm bà nao núng, và trong suốt sự nghiệp, bà đã thể hiện một quyết tâm khác thường.
Trong khi hồi phục vết thương chiến tranh tại Trung tâm y tế quân đội Walter Reed ở Maryland năm 2004, bà phải chịu “những cơn đau nặng nề”, bà nói, nhưng những cơn đau này không đau hơn nỗi đau bị mất đôi chân.
Tuy nhiên, trong quá trình hồi phục và trong những năm sau đó, bà không cảm thấy bi quan và tự thương hại mình: “Với tôi, điều chính là tôi rất biết ơn khi được sống. Tôi biết điều đó nghe có vẻ rất ngô nghê”, bà nói.
“Nhưng tôi nghĩ về những gì đồng đội đã làm để đưa được tôi ra ngoài chiến trận và của người phi công đã đưa tôi đến nơi an toàn. Tôi không thể ngồi đó mà buồn rầu.”
Giới ủng hộ bà đang hy vọng rằng Biden sẽ chọn bà làm người đứng cùng liên danh với mình, để bà có thể mang lại sự nhiệt tình cho chiến dịch tranh cử. Ông Biden dự kiến sẽ công bố quyết định của mình trong tuần này.

Trump có thể lật ngược tình thế

trước Biden được không?

Liệu Donald Trump có thể lôi một con thỏ ra khỏi mũ và giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới một lần nữa hay không? Theo hầu hết các chuyên gia thì không, nếu xét mức độ không tán thành rộng khắp đối với thành tích của ông. Nhưng khoan vội bác bỏ hoàn toàn cơ hội của Trump.
Trong bối cảnh đại dịch, suy thoái kinh tế và bất ổn dân sự, sẽ khó cho bất cứ tổng thống đương nhiệm nào có thể giành chiến thắng nhiệm kỳ hai – chứ đừng nói đến một người gây chia rẽ như ông Trump. Ông thua đối thủ Đảng Dân chủ Joe Biden trung bình tới tám điểm trong các cuộc thăm dò quốc gia do trang web FiveThentyEight tổ chức. Các cuộc thăm dò từng tiểu bang cho thấy con đường của ông để giành được đa số phiếu trong đại cử tri đoàn là rất khó khăn.
Nhưng các ý kiến ​​về ông Biden, một cựu phó tổng thống, vẫn còn chưa chắc chắn. Các cử tri ít có cơ hội tiếp xúc với ông gần đây: cho đến cuối tháng 6, ông đã không tổ chức một cuộc họp báo nào trong gần ba tháng; ông vẫn hiếm khi rời khỏi nhà hoặc đăng bài trên các phương tiện truyền thông xã hội. (Trong khi chiến dịch của ông Trump trung bình đăng 14 bài mỗi ngày và tương tác với 28 triệu người theo dõi trên Facebook).
Các cố vấn chính trị trong cả hai chiến dịch đều đồng ý rằng việc ông Biden ít xông xáo và trầm lặng tạo ra cơ hội cho ông Trump. Ông Trump sẽ tìm cách gây ảnh hưởng đến cách các cử tri nhìn nhận đối thủ của mình – chúng ta hãy theo dõi trong những tuần tới cách ông Trump cố gắng tấn công sự lựa chọn đối tác tranh cử của ông Biden để tạo thêm sự chia rẽ.
Lựa chọn ứng viên phó tổng thống có thể củng cố thế đứng cho ứng cử viên tổng thống, giống việc Bill Clinton chọn một bản sao “Đảng Dân chủ Mới” thông qua Al Gore. Hoặc sự lựa chọn đó có thể giúp giải quyết một điểm yếu mà ứng viên tổng thống gặp phải: Barack Obama và George W Bush từng chọn những người có kinh nghiệm về an ninh quốc gia là ví dụ. Sự lựa chọn của ông Trump, Mike Pence, đã gửi một thông điệp trấn an tới những người bảo thủ về văn hóa. Nếu ông Biden sử dụng lựa chọn của mình để trấn an các cử tri tiến bộ và cánh tả, thì có khả năng ông sẽ chọn một ứng cử viên có lập trường về các vấn đề gây phân cực. Điều này sẽ tạo ra một cơ hội cho ông Trump. Ví dụ, việc ủng hộ giảm ngân sách cho cảnh sát, phá bỏ tượng các cựu tổng thống và bồi thường cho các nô lệ sẽ khiến nhiều cử tri ôn hòa thấy khó chịu.
Để khai thác cơ hội này, ông Trump sẽ cần phải từ bỏ những lời ca ngợi có thể gây xúc phạm dành cho các biểu tượng và các lãnh đạo của Hợp bang Miền Nam, và thay vào đó tập trung sự chú ý vào những gì được gọi là “văn hóa xoá bỏ”. Phong trào này đã được khởi xướng bởi những người tiến bộ trẻ tuổi, những người chỉ trích hoặc tẩy chay các nhân vật nổi tiếng vì các hành vi họ cho là tiêu cực. Nhưng nhiều người Mỹ khác lo lắng rằng phong trào này đang đi quá xa. Một cuộc thăm dò gần đây của Viện Cato/YouGov cho thấy 62% người Mỹ e ngại nói ra những điều họ tin bởi những người khác có thể thấy chúng gây khó chịu.
Nếu ông Trump tìm ra cách để khuếch đại các cáo buộc rằng một số giáo viên, nhà báo, lãnh đạo doanh nghiệp và sinh viên đã bị sa thải hoặc bị tẩy chay vì niềm tin của họ, hoặc thậm chí vì những lần lỡ lời lặt vặt, ông có thể xoay chuyển quan điểm của công chúng theo cách có lợi cho mình.
Hãy khoan loại bỏ Trump trước khi diễn ra ba cuộc tranh luận tổng thống. Đó là diễn đàn nơi ông thường thể hiện xuất sắc, như chúng ta đã thấy qua màn trình diễn của ông chống lại các đối thủ Cộng hòa khác hồi năm 2015-16 và sau đó là trước đối thủ Dân chủ Hillary Clinton. Bước đột phá lớn nhất của ông sẽ đến nếu Biden quay lại với phong cách hay lỡ miệng mà ông hay gặp phải trong nhiều thập niên qua. Lịch sử cho thấy điều này đã có hiệu quả cho Jimmy Carter khi chống lại Gerald Ford năm 1976, và cho George HW Bush khi chống lại Michael Dukakis năm 1988.
Cơ hội của Trump cũng sẽ được cải thiện nếu ông được coi là đang thực hiện các bước đi cần thiết để kiểm soát Covid-19 trong khi khôi phục được nền kinh tế. Các quan chức Dân chủ cũng như Cộng hòa đều nói với tôi rằng ba cuộc họp báo tuần trước của ông là một bước đi tích cực. Ông nói rõ rằng “đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi tốt lên”, hủy đại hội Đảng Cộng hòa, và tuyên bố hành động để thúc đẩy xét nghiệm tại các viện dưỡng lão, sản xuất vắc-xin coronavirus và cuối cùng là kêu gọi người Mỹ đeo khẩutrang. Hôm thứ Hai, ông đã đến Bắc Carolina để tổ chức các cuộc họp với một công ty sản xuất nguyên liệu cho một loại vắc-xin tiềm năng.
Ông Trump cũng có thể hưởng lợi nếu có những tin tức lạc quan thận trọng từ các loại vắc-xin tiềm năng hàng đầu của phương Tây, đặc biệt nếu ông được nhìn nhận là đang cố gắng hỗ trợ và đưa ra các cập nhật thường xuyên về tiến trình.
Chiến dịch tranh cử năm nay sẽ diễn ra trong một môi trường không giống bất kỳ cuộc bầu cử nào khác trong lịch sử Hoa Kỳ gần đây. Sự bất định xung quanh việc bỏ phiếu qua bưu điện và khả năng tiếp cận cử tri, cũng như việc ông Trump hay vướng phải các bê bối nhỏ, càng làm gia tăng sự khó lường. Mặc
dù ông Biden vẫn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng rõ ràng vẫn còn thời gian để cuộc đua giữa hai người trở thành một cuộc đua cân bằng thực sự.

“Mức độ nguy hiểm” của TQ

qua đánh giá của hãng nghiên cứu Mỹ

Hãng Rand vừa công bố nghiên cứu về Trung Quốc trong cuộc đối đầu với siêu cường Mỹ. Nghiên cứu nhằm tham mưu cho Mỹ cách ứng phó với Trung Quốc.
Hãng Rand là một cơ sở nghiên cứu nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ. Báo cáo mới đây của hãng này cảnh báo Mỹ nên chuẩn bị cho kịch bản về một nước Trung Quốc đang lên.
Nhóm biên soạn báo cáo “China’s Grand Strategy: Trends, Trajectories and Long-Term Competition” (tạm dịch là “Đại chiến lược của Trung Quốc: Xu hướng, Hành trình và Cạnh tranh Dài hạn”) đánh giá khả năng của Trung Quốc trong việc đạt các mục tiêu của mình trong vòng ba thập kỷ nữa.
Bốn kịch bản về Trung Quốc
Hãng Rand tính đến 4 kịch bản trong tương lai về Trung Quốc trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Mỹ: 1- “Thắng lợi” (có nghĩa là Trung Quốc đạt tất cả các mục tiêu do mình đề ra; 2- “Đang lên” (đạt được vài mục tiêu chứ không phải tất cả các mục tiêu); 3- “Trì trệ” (chẳng đạt được mục tiêu nào), và 4- “Thất bại” thảm hại và đứng trước nguy cơ.
Báo cáo trên được biên soạn cho quân đội Mỹ và được xuất bản vào tuần trước. Báo cáo kết luật rằng kịch bản 2 (“Đang lên”) và 3 (“Trì trệ”) là khả năng dễ xảy ra với Trung Quốc.
Các nhà nghiên cứu không khẳng định khả năng Trung Quốc thắng lợi hoàn toàn. Tuy nhiên Mỹ được xác định nên sẵn sàng cho mọi tình huống – theo các nhà nghiên cứu, đây là điều khôn ngoan.
Quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở một trong những mức thấp nhất trong nhiều thế kỷ. Hai bên đã đụng độ nhau trong hàng loạt vấn đề, từ thương mại, công nghệ, tới nhân quyền và Hong Kong.
Các nhà nghiên cứu loại trừ khả năng hai quốc gia này có mối “quan hệ đối tác thân cận” trong tương lai.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hai bên chỉ có được quan hệ như năm 2018 (khi quan hệ chưa xấu như hiện nay) nếu Trung Quốc ở vào trạng thái trì trệ.
Báo cáo dự báo, nếu Trung Quốc “đang lên” thì rất khó dự đoán quan hệ giữa 2 nước về kinh tế, ngoại giao, và quân sự cả trong trung hạn và dài hạn.
Mỹ củng cố năng lực bản thân để đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc
Nghiên cứu gợi ý quân đội Mỹ nên tăng chi phí quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cải thiện năng lực tác chiến liên lực lượng.
Nghiên cứu có đoạn: “Do Trung Quốc có thể có khả năng tranh chấp ở hầu hết các lĩnh vực và khu vực vào giữa thập niên 2030, Lục quân Mỹ (thuộc lực lượng liên hợp) sẽ cần có khả năng phản ứng lập tức trước các cuộc khủng hoảng và các kịch bản dự phòng ở bất cứ thời điểm đối đầu nào”.
Theo đó, quân đội Mỹ cần phải có khả năng “tối ưu hóa các đơn vị chủ chốt và năng lực chủ chốt trước khi chiến sự nổ ra”.
Theo báo cáo, khu vực Thái Bình Dương sẽ là chiến trường chính cho cuộc đối đầu trong tương lai cả trên bộ và trên không giữa hai bên, và quân đội Mỹ phải ưu tiên phát triển năng lực trên quy mô rộng lớn hơn nữa.
Báo cáo cho rằng hướng chú ý của quân đội Mỹ là nhu cầu duy trì lợi thế cạnh tranh trên bộ ở châu Âu, nhưng đồng thời họ cũng phải đầu tư nhiều cho một loạt năng lực ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do các thách thức đang nổi lên từ phía Trung Quốc.
Báo cáo đánh giá, Bắc Kinh dù bị suy giảm kinh tế đáng kể vẫn ưu tiên đầu tiên cho phát triển quân đội trong 10-15 năm tới.
Báo cáo nhận định: “Trung Quốc có ý đồ đạt lợi thế quân sự nhờ vào các công nghệ trọng yếu như vi tính và liên lạc lượng tử, trí tuệ nhân tạo, và công nghê sinh học. “Thành công trong các lĩnh vực này cùng các lĩnh vực liên quan sẽ quyết định bản chất của quan hệ Mỹ-Trung Quốc cũng như cuộc cạnh tranh toàn cầu và quân sự trong vòng 30 năm tiếp theo.

Mỹ chế tài công ty, quan chức TQ

vì vi phạm nhân quyền người Uighur

Mỹ tăng cường áp lực kinh tế đối với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc vào ngày thứ Sáu, áp đặt các chế tài lên một công ty và hai quan chức Trung Quốc đầy quyền lực về điều mà Mỹ nói là những vi phạm nhân quyền đối với người Uighur và các dân tộc thiểu số khác.
Hành động này, đòn mới nhất giáng vào quan hệ Mỹ-Trung, được đưa ra một tuần sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng cửa lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston, khiến Bắc Kinh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.
Bộ Tài chính Mỹ nói trong một thông cáo họ đã đưa vào danh sách đen Binh đoàn Kiến thiết Sản xuất Tân Cương (XPCC), cùng với Tôn Kim Long, cựu chính ủy XPCC, và Bành Gia Thụy, phó chính ủy và tư lệnh XPCC, về các cáo buộc họ dính líu đến các vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
“Những vụ vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương đối với người Uighur và các nhóm thiểu số Hồi giáo là vết nhơ của thế kỉ,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một phát biểu.
Trung Quốc phủ nhận ngược đãi sắc dân thiểu số này và nói rằng các trại câu lưu nhiều người Uighur giúp đào tạo nghề và là biện pháp cần thiết để chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Hành động của Washington phong tỏa bất kì tài sản nào tại Mỹ của công ty và các quan chức này; nhìn chung cấm người Mỹ giao dịch với họ; và ngăn hai quan chức này đi đến Mỹ.
Reuters cho biết một quan chức chính quyền cao cấp của Mỹ, phát biểu với điều kiện ẩn danh, mô tả công ty này là “một tổ chức bán quân sự bí mật, thực hiện nhiều chức năng dưới sự kiểm soát trực tiếp” của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
“Họ trực tiếp tham gia vào việc thi hành các hoạt động do thám, câu lưu và nhồi sọ của ĐCSTQ … mà tất cả chúng ta đều biết là nhắm vào người Uighur và các thành viên của các sắc dân thiểu số khác ở Tân Cương,” quan chức này nói.
Bộ Tài chính cũng cấp giấy phép cho phép một số giao dịch và hoạt động thoái vốn liên quan đến các công ty con bị chặn của XPCC cho đến ngày 30 tháng 9.
Gần đây, Washington đã áp đặt chế tài lên Bí thư Đảng Cộng sản Khu Tự trị Tân Cương Trần Toàn Quốc, quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc bị nhắm mục tiêu. Hành động này đưa vào danh sách đen một thành viên Bộ Chính trị đầy quyền lực của Trung Quốc và chính ủy của XPCC, cũng như các quan chức khác và Cục Công an Tân Cương.

Mỹ trừng phạt tập đoàn quân sự ở Tân Cương

Sophie
Chính quyền Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (31/7) đã chế tài một doanh nghiệp bán quân sự do cáo buộc vi phạm nhân quyền đối với các sắc dân theo đạo Hồi ở Tân Cương, theo the BL.
Theo tờ Washington Free Beacon, các lệnh trừng phạt mới không chỉ nhắm vào Tập đoàn Sản xuất và xây dựng Tân Cương (XPCC), mà còn bao gồm hai bí thư đảng ủy của doanh nghiệp này.
Bộ Ngoại giao cùng Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đều cho rằng tập đoàn bán quân sự cùng hai quan chức này có dính líu vào việc giam giữ và lạm dụng các nhóm dân tộc thiểu số ở miền Bắc Trung Quốc.
Hai quan chức này cũng bị cáo buộc tiến hành một chương trình giám sát, theo dõi và tẩy não nhắm vào những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các nhóm dân tộc thiểu số khác.
“Như tuyên bố trước đây, Mỹ cam kết sử dụng toàn bộ sức mạnh tài chính của mình để buộc những kẻ vi phạm nhân quyền chịu trách nhiệm [cho các hành vi] ở Tân Cương và trên toàn cầu”, Bộ trưởng Tài Chính Mỹ Steve Mnuchin nhấn mạnh.
Các lệnh trừng phạt nhắm vào XPCC bao gồm đóng băng tài sản, ngăn chặn các quan chức của nó nhập cảnh vào Mỹ hay tiến hành giao dịch với các doanh nghiệp và công dân Hoa Kỳ.
Theo Axios, đây là một biện pháp mạnh tay vì XPCC kiểm soát phần lớn nền kinh tế Tân Cương và tuyển gần 12% dân số trong khu vực. Theo đó, các lệnh trừng phạt có thể gây thiệt hại tới nền kinh tế
khu vực, gây tổn hại nghiêm trọng đến kế hoạch mở rộng kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Các lệnh trừng phạt được thực hiện trong khuôn khổ Đạo luật toàn cầu Magnitsky, có hiệu lực năm 2016 giúp chính phủ Mỹ dễ dàng tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức chính phủ nước ngoài hoặc các thực thể bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.
Các quan chức chính quyền Tổng thống Trump gọi hành động này là “chưa từng có tiền lệ” và khẳng định sẽ tiếp tục chế tài ĐCSTQ đối với các vi phạm nhân quyền ngày càng gia tăng.
“Những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương đối với người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác là vết nhơ của thế kỷ,” Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói trong một phát biểu.
Tờ Fox Business chỉ ra, quyết định của chính quyền tổng thống Trump là quyết định mới nhất trong làn sóng trừng phạt đối với các quan chức và tổ chức của ĐCSTQ tham gia bức hại các nhóm dân tộc thiểu số ở Tân Cương.
Kể từ đầu tháng 7, chính quyền ông Trump đã chế tài 3 quan chức của ĐCSTQ bị cáo buộc liên quan đến các vi phạm nhân quyền.
Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ coi ĐCSTQ như “mối đe doạ trung tâm của thế kỷ”, cho biết chính sách ngoại giao của Mỹ hiện đang dẫn đầu sự thức tỉnh của cộng đồng quốc tế trước nguy cơ do ĐCSTQ gây ra.
Ngày 20/7, ngày kỷ niệm 21 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc, ông Pompeo đã kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp phi lý nhắm vào các học viên và người ủng hộ môn tập.
“Những bằng chứng mở rộng cho thấy cho đến nay chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục đàn áp và lạm dụng nhóm người này, bao gồm các báo cáo tra tấn và giam giữ hàng nghìn học viên Pháp Luân Công”, ông Pompeo nói.

Đóng cửa lãnh sự quán:

Leo thang mới trong cuộc chiến Mỹ – Trung?

Sự nguội lạnh nhanh chóng của mối quan hệ Mỹ-Trung đã cho thấy sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này còn liên quan nhiều đến chính trị bầu cử Mỹ – Nhận định của Tiến sĩ Terry Buss (Học viện Hành chính Công Hoa Kỳ).
Cuộc đối đầu giữa hai nhà lãnh đạo hai cường quốc lớn nhất thế giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump
và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa có hồi kết.
Ngày 21/7, Mỹ yêu cầu Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán ở Houston, Texas. Bộ Ngoại giao Mỹ cáo buộc Trung Quốc đang điều hành một mạng lưới gián điệp nhằm đánh cắp bí mật nghiên cứu y học liên quan đến Covid-19 của Trường Đại học Texas A&M và Trường Đại học Texas.
Mỹ tuyên bố rõ đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” trong các hoạt động gián điệp của Bắc Kinh ở miền Nam nước Mỹ.
Đồng thời, Bộ Tư pháp đã bắt giữ một điệp viên của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa ẩn trốn tại lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco với cáo buộc có liên quan đến việc đánh cắp nghiên cứu y học của Đại học California cũng liên quan đến Covid-19.
Mỹ cũng đã truy tố hai tin tặc của chính phủ Trung Quốc về  tội ăn cắp bí mật y học. Cả hai đều hoạt động trong lãnh thổ Trung Quốc.
Những hành động này của chính quyền Tổng thống Donald Trump chỉ là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những bất bình mà nước này đã gây ra và chế ngự quyền lực của Bắc Kinh.
Mỹ phản công lại Trung Quốc
Các sự kiện trên diễn ra sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo có bài phát biểu quan trọng, chỉ đích danh Trung Quốc đã phát động một cuộc Chiến tranh lạnh nhằm tiếp tục những tham vọng thách thức Mỹ và phương Tây trong cuộc đua giành vị thế lãnh đạo toàn cầu.
Trong bài phát biểu, ông Pompeo chỉ nhân tiện nhắc đến việc đóng cửa lãnh sự quán, cho thấy các vấn đề đang diễn ra còn lớn hơn như vậy nhiều lần.
Và trước đó…
Ngày 13/7, ông Pompeo có bài phát biểu cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông và chiếm hữu, sáp nhập trái phép các đảo, rạn san hô và đảo san hô ở khu vực này.
Ngày 16/7, Bộ trưởng Tư pháp William Barr tuyên bố rõ ràng “những ngày nước Mỹ thụ động và ngây thơ trước Trung Quốc đã qua rồi”… Ngày 07 tháng 07, Giám đốc Cục điều tra liên bang Christopher Wray tuyên bố FBI đang thực hiện 1.000 cuộc điều tra liên quan đến hành vi trộm cắp công nghệ của Trung Quốc.
Trong thời gian trước đó, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi Bắc Kinh áp dụng luật an ninh mới cho Hồng Kông.
Mỹ tuyên bố xóa bỏ quy chế ưu đãi thương mại đặc biệt dành cho vùng lãnh thổ này. Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo công dân về nguy cơ bị bắt giam tùy tiện ở Trung Quốc.
Mỹ cũng đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với Ấn Độ khi New Dehli đang xung đột vũ trang với Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp gần Tây Tạng.
Trong vài tháng qua, các cơ quan liên bang Mỹ đã điều tra cáo buộc cho rằng Trung Quốc thực hiện gián điệp và gây ảnh hưởng tại các trường đại học Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh tài trợ cho 90 Viện Khổng Tử trên khắp nước Mỹ và hiện giờ các viện này đang bị cáo buộc truyền bá thông tin và tuyên truyền xuyên tạc.
Hàng trăm giáo sư có quan hệ với Trung Quốc đã bị điều tra. Điều thú vị là gần đây, chính phủ Thụy Điển cũng đã đóng cửa các Học viện Khổng Tử cũng vì cáo buộc gián điệp và tuyên truyền xuyên tạc.
Rõ ràng, Mỹ đang phản công lại Trung Quốc theo những cách chưa từng có tiền lệ. Chính quyền của Tổng thống Trump cũng đang cố gắng tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia khác.
Phản ứng lãnh đạm từ phía Trung Quốc
Chỉ vài giờ sau khi Mỹ yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, chính quyền Bắc Kinh đáp lại bằng lệnh đóng cửa Lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô. Lãnh sự quán này được đặt gần Tây Tạng, nơi nước Mỹ luôn dành sự quan tâm đặc biệt.
Dường như, Bắc Kinh lại áp dụng “quân bài phân biệt chủng tộc” khi tuyên bố rằng 72.000 người Trung Quốc ở Houston bị đe dọa do đóng cửa lãnh sự quán.
Cần nhớ lại rằng chính Trung Quốc đã gọi ông Trump là một kẻ phân biệt chủng tộc khi ông cấm các chuyến bay từ Trung Quốc vào Mỹ để ngăn chặn Covid-19 vào tháng 2 năm nay.Thực tế là gần như tất cả các chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ cũng đều bị cấm.
Trung Quốc chưa đưa ra hành động trả đũa nào khác. Vẫn chưa biết liệu Bắc Kinh đang cố gắng xoa dịu hay đang suy tính khoét sâu thêm khủng hoảng.
Tại sao Mỹ trả đũa Trung Quốc?
Có 3 lý do:
Ông chủ Nhà Trắng đã không giấu diếm việc bản thân cảm thấy bị xúc phạm nặng nề bởi những hành động của Trung Quốc mà ông cho rằng có mục đích che đậy nghi ngờ về việc nước này đã để đại dịch Covid-19 lây lan ra toàn cầu, và sau đó lại quay sang đổ lỗi cho nước Mỹ, cụ thể là công tác quản lý đại dịch của ông.
Ngày 13/7, ông Pompeo có bài phát biểu cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa biển Đông và chiếm hữu, sáp nhập trái phép các đảo, rạn san hô và đảo san hô ở khu vực này.
Lúc đầu, ông Trump đã khen ngợi ứng phó của Trung Quốc để rồi sau đó lại trở thành người cho Trung Quốc đổ tội.
Ông Trump chỉ trích Trung Quốc vì đã không thực hiện nghĩa vụ của mình như đã thỏa thuận trong Hiệp định thương mại song phương mới, Giai đoạn 1, được đàm phán năm ngoái. Trung Quốc lấy lý do vì đại dịch và kinh tế thất bát nên họ không thực hiện được cam kết.
Thỏa thuận này bao gồm việc Trung Quốc hứa sẽ chấm dứt hoạt động gián điệp khoa học và công nghiệp chống lại các doanh nghiệp, trường đại học và chính phủ Mỹ. Ông Trump tuyên bố rằng thực tế hoạt động gián điệp của Trung Quốc đang gia tăng.
Và Trung Quốc đã từ chối tham gia các cuộc đàm phán của Mỹ và Nga nhằm hạn chế phổ biến vũ khí hạt nhân. Hiện tại, nước này chỉ đang sở hữu số lượng vũ khí hạt nhân hạn chế trong khi Mỹ có hàng ngàn.
Các hành động của Trung Quốc chống lại Tổng thống Mỹ trên tất cả các mặt trận, từ đại dịch, thương mại, gián điệp cho đến vũ khí hạt nhân đã được đảng Dân chủ khai thác triệt để nhằm giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tháng 11.
Theo ông Trump, ứng cử viên đối thủ Joe Biden cùng với đội ngũ chóp bu của phe Dân chủ tại Quốc hội đang hàng ngày tận dụng từng “luận điểm” của Trung Quốc để gây phân tán sự tập trung của ông.
Các kênh truyền thông chính thống cũng dồn toàn lực để ủng hộ ông Biden giành chiếc ghế Tổng thống. Ông Trump cho rằng truyền thông và phe Dân chủ đang sử dụng cùng một giọng điệu chỉ trích ông.
Triển vọng tương lai
Như vậy, sự nguội lạnh nhanh chóng của mối quan hệ Mỹ-Trung đã cho thấy sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ chống lại Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc này còn liên quan nhiều đến chính trị bầu cử Mỹ.
Chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 3 tháng 11. Với thực tế là đảng Dân chủ đã công khai đứng về phía Trung Quốc chống lại ông Trump, nhiều người tin rằng cuộc xung đột Mỹ-Trung sẽ xấu đi khi tất cả các bên tăng cường tấn công.
Nếu ông Trump tái đắc cử, việc hàn gắn lại mối quan hệ với Trung Quốc sẽ vô cùng khó khăn sau những cuộc tấn công rầm rộ vào nước này trong nhiều tháng qua. Rất có thể, ông Trump đã vô tình khiến việc duy trì quan điểm cứng rắn với Trung Quốc trở thành một “nhiệm vụ” của ông trong mắt các cử tri khiến ông không thể thay đổi điều này sau cuộc bầu cử.
Nhưng nếu ông Biden chiến thắng, ông ấy sẽ bị đóng khuôn trong những tuyên bố khiến người ta nhớ lại những năm tại nhiệm của ông ở vị trí Phó tổng thống cho ông Obama.
Để chứng tỏ việc không tán thành các chính sách “Nước Mỹ là trên hết” của ông Trump, ông Biden chọn cách đối thoại và ngoại giao: nói cách khác, ông Biden hy vọng “thuyết phục Trung Quốc” bỏ cuộc.
Các nhà phê bình cho rằng chính sách này đã không hiệu quả dưới thời ông Obama thì cũng sẽ không hiệu quả dưới thời ông Biden. Ông Obama đã từng rất nổi tiếng với tuyên bố rằng ông đã thuyết phục được ông Tập Cận Bình chấm dứt các hoạt động gián điệp.
Ông Trump tin rằng Trung Quốc đang tích cực hậu thuẫn cho một nhiệm kỳ tổng thống mang tên Biden. Các cơ quan tình báo Mỹ cảnh báo Trung Quốc có ý định gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử thông qua các cuộc tấn công mạng. Niềm tin này sẽ tiếp tục thổi bùng xung đột trong mối quan hệ Mỹ-Trung.
Ngoài ra, ông Biden và gia đình ông đã bị chính quyền của Tổng thống Trump cáo buộc thông đồng với Trung Quốc vì lợi ích cá nhân. Các nhà quan sát dự báo vấn đề này sẽ bùng nổ ngay trước thềm cuộc bầu cử – cái gọi là “Điều bất ngờ tháng Mười”.
Phần lớn các vấn đề thế giới sẽ được định hướng theo kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tới đây. Lúc này, châu Á đang hồi hộp chờ đợi sự định đoạt số phận.

Người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ biểu tình yêu cầu

Apple ngừng chống lưng Bắc Kinh,

kiểm duyệt người dùng đại lục

Lea Campbell
Người Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ hôm thứ Sáu (31/7) đã tổ chức biểu tình tại cửa hàng Apple ở thủ đô Washington nhằm lên án gã khổng lồ công nghệ này tiến hành kiểm duyệt tại Trung Quốc. Cuộc biểu tình được tổ chức sau khi CEO của Apple, Tim Cook, xuất hiện tại buổi điều trần của Nghị viện Mỹ hôm thứ Tư (29/7).
Tờ Phayul cho hay, người biểu tình đã giương các tấm biểu ngữ in hình logo của Apple, nhưng được cách điệu để bao hàm cờ Trung Quốc. Cuộc biểu tình được tổ chức bởi các nhóm hoạt động nhân quyền bao gồm SumOfUs, Sinh viên vì một Tây Tạng Tự do (SFT) và Hiệp hội người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ. Tuyên bố cho biết trong những năm gần đây Apple đã xóa hơn 1000 ứng dụng Mạng riêng ảo (VPN) khỏi cửa hàng ứng dụng App Store Trung Quốc theo yêu cầu của chính quyền Bắc Kinh, khiến người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, người dân Hồng Kông và các nhà bảo vệ nhân quyền khác hứng chịu sự giám sát và đàn áp của chính phủ.
Những người biểu tình tại khu vực đã bày tỏ sự đoàn kết với Hồng Kông nơi Bắc Kinh áp luật an ninh quốc gia khoảng một tháng trước. Sondhya Gupta, người quản lý chiến dịch tại SumOfUs – một công đồng những người có mục đích kiềm chế những hành vi phi pháp (gây ô nhiễm môi trường, trốn thuế, …) nhằm vụ lợi của các tập đoàn – cho biết:
“Chính quyền [Trung Quốc] đã trở nên cứng cỏi hơn rất nhiều sau nhiều năm được các tập đoàn như Apple chống lưng. Họ đang mở rộng bộ máy kiểm duyệt chưa từng có của mình. Họ thực sự đang xóa các cuốn sách [có nội dung nhạy cảm chính trị] ra khỏi các thư viện ở Hồng Kông”.
Bà Pema Doma, Giám đốc Chiến dịch SFT của SFT cho biết, Apple là một trong những công ty hàng đầu trong việc thiết lập các chuẩn mực toàn cầu về công nghệ và đổi mới. Bà cũng cảnh báo thêm rằng “các hành động của Apple hôm nay sẽ ảnh hưởng đến quyền riêng tư và bảo mật kỹ thuật số của hàng
tỷ thế hệ sau này, đặc biệt ở những nơi như Tây Tạng vốn chịu sự cai trị của một chính quyền độc tài”. Bà kêu gọi Apple bắt đầu tôn trọng quyền lợi của tất cả khách hàng và dừng việc cúi đầu trước những kẻ độc tài.
Irade Kash từ Hiệp hội người Mỹ gốc Duy Ngô Nhĩ đã chỉ trích Apple giả bộ ủng hộ tự do và quyền riêng tư, nhưng cùng lúc lại tiến hành hoạt động giám sát và kiểm duyệt ở Trung Quốc, “Khi chúng tôi đứng ở đây, bên cạnh những người cũng đã phải đối mặt với cuộc đàn áp to lớn dưới bàn tay của ĐCSTQ, chúng tôi tin tưởng rằng tiếng nói của chúng tôi đang ngày càng trở nên mạnh mẽ và có sức ảnh hưởng lớn hơn, miễn là chúng ta tiếp tục làm việc cùng nhau để sự kiểm duyệt và áp bức sẽ không thể tiếp tục được dung thứ ở Trung Quốc hay trên trường quốc tế”.

Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng: ‘Quan chức cấp cao

ĐCSTQ có thuốc đặc trị virus Vũ Hán?’

Vũ Dương
Thế giới bên ngoài nhận thấy rằng trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, đến nay vẫn không có tin tức nào về các quan chức cấp cao ĐCSTQ bị lây nhiễm. Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng), một chuyên gia về virus học Trung Quốc đã trốn sang Hoa Kỳ, gần đây trong một chương trình phát sóng trực tiếp giữa nhà bình luận Lộ Đức (Lu De) và một cựu chiến lược gia Toà Bạch Ốc đã công bố rằng thuốc Hydroxychloroquine (thuốc chống sốt rét), viết tắt là HCQ, thực sự có thể làm giảm các triệu chứng do virus viêm phổi Vũ Hán mang đến. Do đó, các quan chức cấp cao đang dùng thuốc này như một biện pháp phòng ngừa.
Trong tiết mục phát sóng trực tiếp vào ngày 31/7/2020, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng tiết lộ rằng thuốc Hydroxychloroquine (HCQ) thực sự có tác dụng trị liệu rất hiệu quả đối với các tác hại do virus gây ra cho cơ thể con người và nó có thể nhắm vào các cơ chế gây bệnh của virus một cách hữu hiệu.
Theo giới thiệu của cô Diêm, loại thuốc HCQ đã được sử dụng khoảng 60 năm. Năm 2005, nó đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc điều trị SARS.
Tiến sĩ Diêm nói rằng virus viêm phổi Vũ Hán vốn được coi là phiên bản nâng cao của virus SARS, vậy tại sao bây giờ nó (thuốc HCQ) lại  không thể được sử dụng trong việc điều trị virus viêm phổi Vũ Hán? Là một bác sĩ và chuyên gia y tế, không khó để thấy tác dụng điều trị của Hydroxychloroquine. Cô Diêm Lệ Mộng nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, hàng chục ngàn dữ liệu lâm sàng được cung cấp bởi các công ty do những người không nắm vững chuyên môn thành lập là giả tạo”.
“HCQ là một loại thuốc an toàn có thể được sử dụng trong một thời gian dài, ngay cả phụ nữ mang thai và trẻ em cũng có thể dùng nó trong một thời gian dài”, cô Diêm nói, miễn là bạn tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu về liều lượng an toàn là được. Bản thân cô hiện đang dùng HCQ mỗi ngày như một phương pháp phòng ngừa.
Cô Diêm Lệ Mộng cũng vạch trần nội tình bên trong về sự ưu đãi đặc biệt của các quan chức cấp cao của ĐCSTQ trong phòng ngừa dịch bệnh. Cô nói rằng ở Trung Quốc, các quan chức cấp cao đạt đến cấp bậc nào đó đều biết rằng thuốc HCQ có tác dụng trị liệu  đối với virus viêm phổi Vũ Hán. Những quan chức cấp cao và một vài bác sĩ trong bệnh viện quân đội có thể bản thân họ cũng đang dùng thuốc này. Nhưng không phải tất cả người dân Trung Quốc đều biết thông tin quan trọng này, ngay đến cả các nhân viên y tế tuyến đầu phải đối mặt với rủi ro cao cũng không biết điều này.
Về việc ĐCSTQ từ chối tiết lộ những thông tin này, cô Diêm Lệ Mộng nói: “Đó là vì ĐCSTQ muốn làm cho mọi người tin rằng virus Vũ Hán không có phương thuốc có thể chữa được, cũng không có thuốc đặc trị. ĐCSTQ không muốn ai biết về loại thuốc này, nó không muốn mọi người chiến thắng loại virus này, bởi virus Vũ Hán sẽ gây nên thiệt hại to lớn cho nền kinh tế toàn cầu và sức khỏe cộng đồng”.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói rằng điều này liên quan đến chuỗi lợi ích khổng lồ đằng sau việc phát triển vắc-xin,… Do đó, ĐCSTQ làm hết sức để che giấu tất cả những điều này và đánh lừa thế giới, thậm chí phải trả giá bằng mạng sống của biết bao con người.
Cô nói rằng các bác sĩ ủng hộ việc sử dụng Hydroxychloroquine như một phương pháp điều trị, bao gồm Stella Immanuel, đều cảm thấy rất phẫn nộ. Có những người là chuyên gia, nhưng họ lại dùng quyền uy và địa vị chuyên ngành của mình để ngăn chặn mọi người sử dụng Hydroxychloroquine – loại thuốc chống lại vi-rút một cách hiệu quả vào việc tiến hành điều trị và phòng ngừa.
Được biết, chính phủ của các quốc gia như Ấn Độ và Ai Cập đã sử dụng Hydroxychloroquine như một loại thuốc điều trị. Những quốc gia này đã đạt được thành công lớn trong việc chống lại dịch bệnh. Cô chất vấn: “Vậy tại sao thuốc này không được khuyến cáo sử dụng ở các nước như Hoa Kỳ và Trung Quốc? WHO thậm chí còn kêu gọi chấm dứt ngay các thử nghiệm lâm sàng về Hydroxychloroquine.”
Một số chuyên gia y tế phản đối việc sử dụng thuốc HCQ nói rằng dùng HCQ có thể gây ra tác dụng phụ. Về vấn đề này, tiến sĩ Diêm Lệ Mộng nói rằng tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, đó không phải là lý do để phản đối việc sử dụng thuốc HCQ.
Cô Diêm Lệ Mộng nhấn mạnh: “Trong tình huống khẩn cấp như hiện nay, tôi có thể nói chắc chắn rằng HCQ là thuốc tốt nhất để điều trị và phòng ngừa viêm phổi Vũ Hán. Tại sao chúng ta không thể sử dụng nó trong khi vẫn chưa có vắc-xin và không có thuốc đặc trị?”.
Về tác dụng phụ, cô Diêm Lệ Mộng gợi ý rằng bệnh nhân có vấn đề về tim mạch nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trong việc dùng thuốc.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng cũng nói rằng ĐCSTQ không công bố thông tin thực sự về nguồn gốc của virus, thông tin về virus và mô thức hành vi thực sự của nó. Họ không muốn thế giới biết virus này rốt cuộc là chuyện gì, gây trở ngại cho giới khoa học trong ứng phó với virus, làm chậm trễ việc nghiên cứu vắc-xin và thuốc điều trị trên thế giới.
Theo Sound Of Hope
Vũ Dương biên dịch

Covid-19: Mỹ hoài nghi

về tính an toàn của vac-xin Trung Quốc và Nga

Trọng Nghĩa
Vào lúc cả Bắc Kinh lẫn Matxcơva đều loan báo “thành công” trong việc chế tạo vac-xin ngừa Covid-19 – Trung Quốc thì đã bắt đầu dùng cho quân đội, Nga thì chuẩn bị tiêm chủng đại trà cho người dân – quan chức dịch tễ học hàng đầu của Mỹ là tiến sĩ Anthony Fauci ngày 31/07/2020 đã bày tỏ quan ngại về tính chất an toàn của loại vac-xin đang được Trung Quốc và Nga phát triển.
Trong một phiên điều trần tại Quốc Hội Mỹ, ông Fauci nhận xét rằng “Những lời tự nhận rằng đã có một loại vac-xin sẵn sàng để phân phối trước khi thử nghiệm, theo tôi, ít ra là đáng đặt thành vấn đề”. Vị chuyên gia về bệnh truyền nhiễm nói rõ thêm: “Tôi hy vọng là Trung Quốc và Nga sẽ nghiêm túc thử nghiệm vac-xin trước khi phân phối cho bất cứ ai”
Khi được hỏi là liệu Mỹ có thể sử dụng thuốc chủng ngừa Covid-19 của Trung Quốc hay Nga nếu hai nước này chế tạo xong trước Mỹ, ông Fauci khẳng định rằng việc Trung Quốc và Nga có thể làm ra vac-xin trước Mỹ là điều khó có thể xảy ra.
Dẫu sao thì theo ông Fauci, sẽ không có khả năng Hoa Kỳ dùng bất kỳ loại vac-xin nào được phát triển ở một trong hai nước kể trên, nơi mà các quy định an toàn mơ hồ hơn rất nhiều so với phương Tây.
Một số công ty Trung Quốc đang ở tuyến đầu trong cuộc chạy đua chế tạo vac-xin Covid-19. Tháng 7 vừa qua, truyền thông Trung Quốc đã đưa tin về một loại vac-xin do công ty CanSino Biologics phát triển và đã được thử nghiệm trong quân đội Trung Quốc. Nhiều nhà khoa học đã bày tỏ lo ngại về vấn đề đạo đức vì loại thuốc chủng này chưa qua giai đoạn thử nghiệm cuối cùng mà đã được dùng trên cơ thể con người.
Hai tập đoàn khác của Trung Quốc Sinovac và Sinopharm đã tiến hành giai đoạn thử nghiêm cuối trên người ở Brazil và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
Về phần Nga thì bộ trưởng Bộ Y Tế Mikhail Murashko cũng loan báo kế hoach tiêm chủng đại trà vac-xin do Nga chế tạo cho các nhân viên y tế và giáo viên ngay vào tháng 10 tới đây. Theo hãng thông tấn Tass của Nga, thì Viện Gamaleya ở Matxcơva và Quỹ Đầu Tư Trực Tiếp Nga đã hoàn thành các thử nghiệm lâm sàng và chính quyền đang chuẩn bị đăng ký loại vac-xin này với các cơ quan quản lý.
Riêng đối với Mỹ thì trong kế hoạch mang tên “Operation Warp Speed”, Washington sẽ chi cho các tập đoàn dược phẩm Sanofi của Pháp và GSK của Anh khoảng 2,1 tỷ đô la để phát triển vac-xin ngừa Covid 19.
Bên cạnh đó, còn có ba loại vac-xin của phương Tây cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối: Một loại do công ty Mỹ Moderna và Viện Y Tế Quốc Gia bào chế, một do đại học Anh Oxford và tập đoàn
Anh AstraZeneca chế tạo, và sau cùng là loại do hai tập đoàn BioNTech của Đức cùng với Pfizer của Mỹ hợp tác phát triển.

Covid-19: Ngày thứ năm liên tiếp Mỹ

có trên 60.000 ca nhiễm mới

Thùy Dương
Dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu chững lại tại Mỹ. Hôm qua 01/08/2020 là ngày thứ năm liên tiếp Mỹ ghi nhận trên 60.000 ca nhiễm mới.
Theo số liệu hôm qua của đại học Johns Hopkins, trong vòng 24 giờ, số ca tử vong tại Mỹ là 1.051 ca. Tổng cộng, Mỹ có hơn 4,6 người nhiễm virus corona và 154.319 ca tử vong.
Các con số trên được thông báo trong lúc bang Florida, vốn bị dịch bệnh tàn phá nặng nề, lại đang chuẩn bị đón cơn bão nhiệt đới Isaias. Hôm qua, Florida ghi nhận thêm 179 ca tử vong, một kỷ lục đáng buồn mới của bang này, nâng tổng số người chết vì virus corona tại Florida lên thành 6.843.
Trong số các bang của Mỹ, chỉ có California là ghi nhận nhiều ca nhiễm hơn Florida, nhưng dân số của bang California cũng cao hơn gấp đôi Florida.
Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê: Hơn 200.000 ca tử vong
Nhìn về châu Mỹ Latinh và vùng Caribê, theo tổng hợp của AFP từ các số liệu chính thức tính đến 8h30 sáng hôm nay 02/08, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.212 người, gần ¾ số ca tử vong được ở ghi nhận ở Brazil và Mêhicô.
Đây cũng là hai nước có nhiều người chết vì virus corona nhất thế giới, chỉ sau Mỹ. Xét theo khu vực, châu Mỹ Latinh và vùng Caribê bị dịch tàn phá nặng thứ hai thế giới, chỉ sau châu Âu (210.435 ca tử vong).
Hôm qua là ngày thứ hai liên tiếp Mêhicô ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục : 9.556 ca trong vòng 24 giờ. Theo số liệu chính thức của bộ y Tế Mêhicô, số ca tử vong trong vòng 24 giờ là 764 người. Tổng số người nhiễm virus cororna  ở Mêhicô như vậy đã lên đến hơn 434.000, với gần 47.500 người chết.
Còn tại Brazil, hôm qua bộ Y Tế ghi nhận có 1.088 ca tử vong trong vòng 24 giờ và có thêm 45.392 ca dương tính, nâng tổng số người chết lên thành 93.563 người và hơn 2,7 triệu người mắc Covid-19.
Covid-19 : Báo động đỏ trên toàn thế giới
Theo bản tổng kết của Tổ Chức Y Tế Thế Giới tính đến hết ngày 01/08/2020 trên toàn cầu có 17,6 triệu người dương tính với virus corona, hơn 680.000 bệnh nhân tử vong. Dịch Covid-19 sẽ tiếp diễn trong thời gian “rất dài” với những hậy quả trải dài trong “nhiều thập niên”
Trong thông cáo ngày 01/08/2020 Tổ Chức Y Tế một nhấn mạnh “phần lớn dân cư trên địa cầu đều bị ảnh hưởng”.
Ấn Độ trong ngày 02/08/2020 có thêm 55.000 bệnh nhân và chỉ riêng trong tháng 7/2020 đã có thêm một triệu mốt ca nhiễm Covid-19. Tại Úc tình hình không thuyên giảm. Kể từ ngày 02/08/2020 bang Victoria  ban hành lệnh giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng trong vòng 6 tuần lễ tại Melbourne, thành phố lớn thứ nhì trên toàn quốc. Nam Phi vừa vượt ngưỡng nửa triệu dân bị nhiễm Covid-19, chiếm 50 % trong số những ca nhiễm của toàn châu Phi.

Chicago: Trồng gói hạt giống TQ

cô Hoa Đỗ đông đặc phổi

sau 3 ngày CDC khuyến cáo tử vong khẩn cấp.

Cảnh sát Chicago chính thức xác nhận một người Mỹ gốc Việt tên thường gọi là Anthea Hoa hay còn gọi cô Hoa Do vì hành vi gieo giắt mầm bệnh cho cả gia đình khi nhận được gói hạt giống từ Amazon gửi về trên đó có nhãn hiệu là chữ Trung Quốc và cô cũng đang trong tình trạng nguy kịch.
Sĩ quan cảnh sát trưởng Andrew Martin cho biết bắt giữ cô và chính thức phong tỏa căn hộ của nhà cô khi dính lứu đến vụ án nghiêm trọng gây mầm bệnh mới tại Chicago.
Theo các bác sĩ xét nghiệm trong các gói hạt giống có chưa chủng viruscorona mới với tốc độ lây lan nhanh chóng, cô Anthea  Hoa được các bác sĩ chuẩn đoán nhiễm chủng viruscorona được 3 ngày nhưng xuất hiện triệu chứng đông đặc phổi nghiêm trọng.
Cô Anthea Hoa khai nhận rằng đã nhận được gói hạt giống từ Amazone cứ ngỡ là một người bạn giấu tên muốn gây điều bất ngờ nên đã đi trồng chúng, trong chúng rất giống những hạt điều đáng yêu.
Cô không hề hay biết trong gói hạt giống có chứa chủng mới của viruscorona với tốc độ lây lan nhanh chóng, sau 2 ngày tôi mới bị cảnh sát điều tra là đã trồng những gói hạt giống trên.
Theo xét nghiệm từ cơ quan CDC Chicago xác nhận các hạt giống này hoàn toàn nhân tại trong lớp vỏ của chúng chứa mầm bệnh SARS-nCoV-2 có thể nói những gói hàng này xuất phát từ Trung Quốc khi trên nhãn mác có chứa các dòng chữ sản xuất ở Trung Quốc nhưng bị giấu tên.
Có thể nói đây có thể là sự trả đũa của Trung Quốc khi phía Chính phủ Mỹ chính thức đuổi lãnh sự quán Trung Quốc ra khỏi lãnh thổ Mỹ cùng các công ty, xí nghiệp nhà máy.
Gia đình cô Anthea  Hoa xác nhận nhiễm Viruscorona được 3 ngày khi gói hạt giống giao đến và cô đã trồng chúng ngay sau đó, hiện tại tình trạng của Bố và mẹ cô Anthea Hoa rất xấu khi phải dùng đến máy thở do phổi bị đông đặc nghiêm trọng.
Cơ quan CDC ra thông báo khẩn cấp tới tất cả các công dân nhận được gói hạt giống nói trên lập tức báo cáo với cảnh sát địa phương hoặc từ chối tất cả các gói hạt giống nếu cần thiết.
Gói hạt giống cô Anthea Hoa đã nhận được từ Amazone.
FBI nhận định đây là một trong những vũ khí sinh học mà Trung Quốc đang âm thầm gieo giắt muốn hạ bệ Mỹ khi những hành động Của Donal Trump nhắm thẳng trực tiếp vào chính quyền Bắc Kinh.

Bão Isaias tiến gần duyên hải Florida

Cơn bão mạnh Isaias hôm 2/8 tiến gần Florida, chuẩn bị ập vào duyên hải miền đông của tiểu bang này, mang theo mưa to và gió lớn, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn Trung tâm dự báo bão quốc gia (NHC) nói rằng tới 8 giờ sáng, bão Isaias cách khu vực đông đông nam của West Palm Beach 70 km, và đang di chuyển về hướng tây bắc với sức gió lên tới 100 km một giờ.
NHC dự báo rằng với hướng đi như trên, Isaias sẽ di chuyển gần hoặc qua duyên hải phía đông Florida trong ngày 2/8.
Theo Reuters, Isaias dự kiến sẽ không ảnh hưởng tới hành trình trở về trái đất từ Trạm Không gian Quốc tế của hai phi hành gia NASA.
Phi thuyền Crew Dragon chở họ, do SpaceX sản xuất, sẽ đáp xuống Vịnh Mexico ở ngoài khơi duyên hải tây bắc của Florida.
Tin cho hay, bão chuẩn bị ập vào Florida khi tiểu bang này đang phải đối phó với sự bùng phát dịch COVID-19.

Số ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ Latin

vượt ngưỡng 200 nghìn

Con số tử vong vì virus Corona ở Mỹ Latin đã vượt ngưỡng 200 nghìn ca tối 1/8, theo Reuters.
Khu vực này xác nhận hơn 200 nghìn người chết vì COVID-19 sau khi Peru thông báo thêm 191 ca tử vong.
Trừ Mỹ, Brazil và Mexio xác nhận nhiều ca tử vong hơn bất cứ quốc gia nào khác.
Tin cho hay, tổng cộng, hai nước này chiếm khoảng 70% số người chết ở khu vực.
Reuters cho rằng cả Brazil và Mexio chật vật cân bằng sự cần thiết phải ngăn chặn virus với các biện pháp an toàn và nỗ lực tái mở cửa nền kinh tế đã chịu thiệt hại nặng vì cuộc khủng hoảng y tế.
Đầu tuần trước, Brazil ghi nhận tỷ lệ tử vong kỷ lục hàng ngày là 1.595 người. Hôm 1/8, số người chết là 1.088.
Mexico hôm 1/8 ghi nhận 784 người chết và lần đầu tiên xác nhận hơn 9 nghìn ca nhiễm mới.

Covid -19: Châu Âu cố cứu một mùa bóng buồn tẻ

 trong nỗi lo dịch bệnh

Anh Vũ
Như mọi hoạt động trên khắp thế giới, thể thao chuyên nghiệp từ tháng 3 năm nay đã bị tê liệt hoàn toàn vì đại dịch Covid-19. Các giải bóng đá chuyên nghiệp ở châu Âu cố gắng cứu vớt một mùa bóng trong buồn tẻ và lo âu chưa từng có trong lịch sử.
Hình ảnh của làng bóng châu Âu cho thấy thể thao chuyên nghiệp đã bị trận dịch Covid 19 này làm biến đổi sâu sắc mọi khía cạnh từ tình cảm của người hâm mộ, sức cuốn hút, cho đến sức sống của các hoạt động thể thao.
Ngoại trừ giải vô địch quốc gia bóng đá Pháp và Hà Lan đã kết thúc nhanh chóng… trong phòng họp bằng cách phân bổ thứ hạng ngay từ khi có lệnh phong tỏa toàn bộ của chính phủ để phòng chống dịch virus corona, hầu hết các giải đấu ở châu Âu, đặc biệt những làng bóng lớn La Liga, Bundesliga, Serie A hay Premier League đã cố gắng cứu vớt mùa bóng, nghe ngóng tình hình dịch bệnh và đã trở lại thi đấu từ cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.
Lần lần lượt trong tuần qua các giải vô địch quốc gia bóng đá châu Âu đã cố gắng kết thúc mùa giải trên sân cỏ nhưng không khán giả. Lý do không thể tranh cãi là bệnh dịch và sức khỏe cộng đồng cũng như sức khỏe của các cầu thủ và thành viên đội bóng.
Mùa bóng 2020 đang khép lại ở châu Âu nhưng phía trước là cả một tương lai bất định. Chúng ta gặp lại chuyên gia thể thao Trần Văn Mui để thấy những tác động ghê gớm của trận dịch với thể thao nói chung và bóng đá nói riêng.
Ông Mui nhận định về những ảnh hưởng sâu rộng chưa từng có của đại dịch với làng thể thao và đặc biệt là bóng đá chuyên nghiệp mà tiêu biểu là các giải đấu châu Âu.

Đảo South Georgia, thiên đường nơi địa cực

Bella Falk
Lãnh thổ xa xôi của Anh Quốc
Nằm ngoài khơi xa trên vùng Nam Đại Tây Dương, ở giữa Argentina và Nam Cực, những đỉnh núi phủ băng tuyết và đồng cỏ gợn sóng xanh rờn ở Đảo South Georgia tạo thành khung cảnh cực kỳ kịch tính.
Dù hòn đảo có hình trăng lưỡi liềm này được coi là Lãnh thổ Hải Ngoại thuộc Anh, nhưng người Argentina cũng tuyên bố nơi đây là của họ.
Vì hòn đảo quá xa xôi và cực kỳ khó đến nên nhiều người dân Anh chưa bao giờ nghe nói về nơi này.
Ở đây không có sân bay, cách đến duy nhất là đi tàu đi từ Tierra del Fuego hay từ Quần đảo Falkland, một chuyến đi trên biển kéo dài ít nhất hai ngày đêm, đi qua một trong số những vùng biển dữ dội nhất thế giới.
Nhưng địa điểm xa xôi của South Georgia cũng là ơn phước bí mật mà hòn đảo này có được, vì nhờ xa cách với con người mà thiên nhiên bừng nở.
Trong thực tế, South Georgia có hệ sinh thái kỳ vĩ và đáng kinh ngạc đến mức ốc đảo gần Nam Cực này thường được ví von là “Quần đảo Galapagos của Địa Cực.”
Băng tuyết và chim cánh cụt
Nằm cách Quần đảo Falkland khoảng 1.000km về phía đông, South Georgia là đốm lớn nhất trong các quần đảo South Georgia và South Sandwich đẹp ngoạn mục như tranh, nhưng cũng là nơi có điều kiện cực kỳ khắc nghiệt.
Có chiều dài từ đầu này đến đầu kia là 160km, với diện tích khoảng 3.527km2, hòn đảo có kích cỡ khoảng chừng tương đương vùng Cornwall của Anh.
Các thủy thủ lần đầu tiên phát hiện ra hòn đảo vào Thế kỷ 17, nhưng mãi đến năm 1775 thì Thuyền trưởng James Cook mới đáp lên đảo lần đầu tiên.
Ông tuyên bố chủ quyền hòn đảo thuộc về Anh Quốc và đặt tên hòn đảo là Georgia để vinh danh nhà vua George III.
Vào năm 1916, nhà thám hiểm người Anh, Huân tước Ernest Shackleton băng qua South Georgia khi ông kiếm tìm cứu hộ trong chuyến hành trình xấu số xuyên Nam Cực. Ông sau đó qua đời trên hòn đảo.
Nơi đây khắc nghiệt nhưng môi trường thật kỳ vĩ, có những dãy núi tuyết phủ với độ cao 2.000m và chìm sâu xuống những vịnh hẹp, và băng hà xanh biếc như pha lê vỡ, rơi vào vùng nước lạnh băng trong tiếng rì rầm như sấm rền.
Ba phần tư hòn đảo có băng vĩnh cửu và tuyết che phủ, và bởi không có vùng đất lớn nào ở lân cận để bảo vệ, cho nên nơi đây thường xuyên bị những trận cuồng phong dữ dội của vùng Nam Đại Tây Dương rít gào vùi dập.
Đích đến một lần trong đời
South Georgia là nơi không có con người sinh sống dài hạn. Khoảng 30 người sống ở đây tạm thời, gồm các nhà khoa học tại khu nghiên cứu King Edward Point và nhân viên quản lý trung tâm dành cho du khách và viện bảo tàng trong mùa hè dành cho một số du khách sẵn sàng và dủ khả năng tham gia hành trình dài.
Họ đến trên những con tàu nhỏ hoặc thuyền buồm, đi từ Ushuaia, Argentina đến Quần đảo Falkland và sau đó đến Nam Cực.
Nhưng ở đây không có khu vực lưu trú cho du khách, và đường vào bị cấm, chỉ giới hạn cho phép khoảng 100 người đáp xuống bờ biển, mà không được ở quá vài giờ mỗi lần.
Tất cả những yếu tố này khiến South Georgia là một trong những điểm du lịch ít người ghé thăm nhất trên thế giới, chỉ có khoảng 10.000 du khách năm ngoái.
Thế giới tự nhiên phong phú
Điều đáng nói là những khối băng đá khắc nghiệt này là một trong những nơi đa dạng sinh học nhất trên hành tinh.
Năm 2011, một nghiên cứu từ Cục Khảo sát Nam cực Anh Quốc xác định có khoảng 1.500 loài động vật khác nhau sống trên đảo và xung quanh đảo – từ những con sâu nhỏ xíu đến cá voi xanh ma mút – và các nhà khoa học kết luận rằng South Georgia có hệ sinh thái đa dạng hơn cả Quần đảo Galapagos.
Đời sống tự nhiên đa dạng đến kinh ngạc ở Đảo South Georgia bắt nguồn từ việc nơi này có vị trí gần với Vòng Nam Cực, ranh giới tự nhiên nơi nước biển ấm từ Đại Tây Dương gặp vùng biển lạnh Nam Đại Dương.
Kết quả là những dòng chảy màu mỡ đã tạo ra điều kiện hoàn hảo cho loài nhuyễn thể Nam Cực phát triển, và thu hút những loài ăn mồi như cá, cá voi, hải cẩu và chim cánh cụt đến đây.
Ngành công nghiệp đánh bắt cá voi ở South Georgia
Hòn đảo này không phải lúc nào cũng là ốc đảo cho thiên nhiên hoang dã.
Vào Thế kỷ 19 và 20, South Georgia là trung tâm của ngành công nghiệp đánh bắt cá voi và hải cẩu ở Nam Đại Dương, với khu Grytviken là trạm đánh bắt cá voi lớn nhất trong số bảy trạm được thiết lập trên đảo.
Từ khi được thành lập năm 1904 đến hơn 60 năm sau, hàng chục ngàn con cá voi đã bị bắt, đưa lên bờ và chế biến để lấy dầu.
Hàng trăm ngàn con chim cánh cụt và hải cẩu cũng bị giết để lấy dầu, lông và thịt.
Ngày nay, di tích lò đun hình trụ cao và rỉ sét là những gì còn lại từ kiểu nấu mỡ cá voi, ở đây người ta lóc mỡ khỏi cá voi và đun lên dưới áp lực hơi nước trong 5 giờ để chảy thành dầu.
Loại dầu chất lượng tốt nhất được sử dụng làm xà bông, mỡ ăn và margarine, các loại mỡ thứ phẩm được dùng làm nhiên liệu và chế biến glycerine và chất nổ.
Các sản phẩm thu được từ một con cá voi có thể đem lại 2.500 bảng Anh – tương đương với khoảng 300 ngàn bảng Anh ngày nay.
Công nghiệp hóa hoạt động sát sinh
Những con tàu hơi nước giống chiếc tàu này, tàu Petrel, sẽ đi ra vùng biển quanh đảo để săn cá voi.
Khi phát hiện được con mồi, nó sẽ bắn lao từ khẩu súng gắn trên mũi tàu và kéo chú cá voi về Grytviken để chế biến.
Ở đó, cá voi sẽ bị dùng tời kéo lên một đường trượt trên một nền rộng gọi là sàn lọc mỡ (Flensing Plan), nơi công nhân sẽ dùng dao dài để lóc thịt và mỡ.
Khi làm việc ở tốc độ nhanh nhất, các công nhân có thể lóc được 30 chiếc vây cá voi, mỗi cái dài 18-20m, và chế biến khoảng 200 tấn dầu mỗi ngày.
Thiên nhiên trở lại
Từ năm 1904 đến 1966, khoảng 175.000 con cá voi đã bị giết ở vùng biển South Georgia, khiến chúng gần như tuyệt chủng.
Do có ít cá voi, hải cẩu và chim cánh cụt hơn, nên ngành công nghiệp này đã buộc phải đóng cửa. Những người săn cá voi trở về nhà, và trong 50 năm qua, động vật đã trải qua sự hồi sinh ấn tượng.
Giờ đây, những cỗ máy đẫm máu một thời nằm im trống rỗng, những con tàu bị bỏ phế và lò đốt đã bị thiên nhiên chiếm hữu.
Con hải cẩu voi béo mập tắm nắng lười nhác trong ánh mặt trời, chim cánh cụt hoàng đế và chim cánh cụt gentoo đứng chen chúc trên bờ biển, tò mò dõi theo du khách, và những chú hải cẩu đực lông mao bảo vệ lãnh địa của chúng giữa những tời kéo và lò đun. (Ảnh: Bella Falk)
Hải cẩu non
Có ít nhất 1,2 triệu con hải cẩu lông mao Nam Cực đã bị giết ở Đảo South Georgia ngày trước, và loài này gần như đã bị quét sạch.
Ngày nay, hòn đảo là nơi cư trú của khoảng bảy triệu con chim cánh cụt, 250.000 chú chim hải âu, hai triệu con hải cẩu lông mao và khoảng 400.000 con hải tượng miền nam – tương đương một nửa dân số của chúng trên thế giới – và chúng đến đây mỗi năm để sinh sản.
Trong mùa sinh sản từ tháng Mười đến tháng Mười Hai, bãi biển đầy chật động vật hoang dã trông như tấm thảm trên cát.
Trong suốt thời gian đó, người ta tin rằng South Georgia là nơi có mật độ dân cư động vật hoang dã trên mỗi mét vuông dày đặc nhất thế giới.
Những “chúa tể bãi biển” là những con đực bảo vệ bãi cỏ của chúng, trong khi đó những con non lạc mẹ kêu be be thảm thiết chờ mẹ về sau khi đi ăn trên biển.
Có quá nhiều động vật đến mức du khách được cảnh báo nên cẩn thận – hải cẩu lông mao trưởng thành rất hung dữ và có thể cắn rất hung hăng.
Sự hồi sinh kỳ diệu
Cá voi cũng đang trở lại.
“Chúng tôi ước tính chỉ còn khoảng 500 cá voi lưng gù ở toàn bộ vùng tây nam Đại Tây Dương sau khi chúng bị ngành đánh bắt cá voi tiêu diệt ở South Georgia,” Tiến sĩ Jen Jackson từ Cục Khảo sát Nam Cực Anh Quốc cho biết.
“Con số ước tính gần đây nhất cho thấy giờ đây có khoảng 25.000 cá voi lưng gù ở vùng tây nam Đại Tây Dương, hồi phục khoảng 90% so với thời trước khi có ngành đánh bắt cá voi.”
Trong một khảo sát hồi 2/2020, các nhà nghiên cứu kinh ngạc phát hiện khoảng 55 con cá voi xanh ở vùng quanh South Georgia, so với chỉ một con mà họ gặp năm 2018.
Chim cánh cụt
Hòn đảo này là quê hương của một trong những lãnh địa chim cánh cụt hoàng đế lớn nhất trên hành tinh, với khoảng 500.000 chú chim. Ở bãi đất rộng nhất ngoài Vịnh St Andrew’s, khoảng 150.000 cặp chim sinh nở quay lại mỗi năm để chăm sóc con non.
Với quá nhiều chim cánh cụt chen chúc nhau, tiếng ồn và âm thanh có thể quá mức chịu đựng.
Chim cánh cụt hoàng đế không xây tổ, thay vào đó chúng đẻ một quả trứng duy nhất và ấp trứng giữa hai chân, giữ cho quả trứng được ấm dưới một vạt da. Chim bố và chim mẹ thay nhau chăm sóc quả trứng khi một con đi kiếm thức ăn.
Tận tuỵ chăm con
Khi chú chim cánh cụt con chừng một tháng tuổi, nó được để ở giữa một đám trẻ do vài con lớn trông chừng.
Cả chim bố lẫn chim mẹ sẽ cùng đi săn, và quay lại cho con ăn bằng những chú cá chúng đã nuốt rồi nhả ra.
Chim cánh cụt con rất tò mò và thường đi lang thang, vì vậy khi trở về, cha mẹ phải tìm ra được con mình bằng cách gọi và nghe tiếng kêu đặc trưng của con.
Dù có rất nhiều chú chim khác xung quanh, thì chúng vẫn có thể tìm ra nhau.
Chim cánh cụt con cần đến khoảng 14 tháng mới đủ lông đủ cánh, sau thời gian đó chũng sẽ thay bộ lông bồng bềnh màu nâu để lộ ra bộ lông màu trắng đen của chim cánh cụt trưởng thành (Ảnh: Bella Falk)
Cực kỳ giãn cách xã hội
Ngày nay hầu như không còn ai ở lại South Georgia.
Đại dịch virus corona đã xảy ra ngay cuối mùa hè, và các chuyến đưa du khách ghé thăm đã dừng hẳn.
Hầu hết nhân viên mùa hè đã về nhà, và chỉ có một nhóm người nhỏ còn ở lại, cô lập khỏi phần còn lại của thế giới ở khu vườn Eden xa xôi này.
“Rất khó biết tác động của đại dịch sẽ ảnh hưởng đến động vật hoang dã ra sao,” Tiến sĩ Catherine Foley từ Dự án Quan sát Chim Cánh Cụt của Đại học Oxford cho biết.
“Chúng ta có lẽ sẽ thấy ngành du lịch sụt giảm, cũng như ta từng thấy trong thời suy thoái năm 2008.”
Nhưng Folley dự đoán với chút cảnh giác. “Từ khi ngành đánh bắt cá voi và hải cẩu kết thúc ở South Georgia, hòn đảo gần như được để yên không bị tác động gì từ con người. Trong thời gian đó, chúng tôi đã thấy số lượng chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi tăng nhanh. Nhưng chúng tôi cũng thấy những biến đổi cực lớn từ hệ sinh thái – nước biển ấm dần lên, băng hà thoái lui và vùng thực phẩm dịch chuyển, tất cả đều gây ra tác động rõ nét đến động vật hoang dã. GIờ đây nơi đặc biệt này phải đối mặt với thách thức mới: đó là biến đổi khí hậu.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.

Luân Đôn kêu gọi Paris nỗ lực ngăn chặn

di dân vượt biển Manche sang Anh

Thùy Dương
Chính phủ Anh hôm qua 01/08/2020 kêu gọi Pháp tăng cường, thắt chặt các biện pháp để ngăn chặn di dân vượt biển Manche sang Anh Quốc. Đề nghị trên được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều tàu thuyền chở di dân vượt biển Manche trái phép sang Anh.
Từ Luân Đôn, thông tín viên RFI Elodie Goulesque cho biết thêm chi tiết :
« Số di dân hôm thứ Năm vừa qua vượt biển Manche trái phép để sang đến bờ biển nước Anh là 202 người, một con số kỷ lục trong một ngày. Theo Chris Philp, con số này là « không thể chấp nhận được ». Ông Chris Philp là người đã kêu gọi cho nhà chức Pháp có các biện pháp mạnh hơn nữa để ngăn cản những chiếc thuyền tạm bợ, tồi tàn chở di dân cập bãi biển Anh Quốc. Bộ trưởng bộ Di Dân của Anh đặc biệt gợi ý phía Pháp tiến hành các hoạt động ngăn chặn trên biển và đưa thẳng những con tàu, thuyền đó quay trở lại Pháp.
Các tuyên bố đã được đưa ra vào hôm qua, trong bối cảnh từ vài tháng nay, số di dân đến Anh Quốc tăng. Theo hãng tin Anh PA, có thể đã có tới hơn 1.000 di dân vượt biển Manche từ Pháp sang Anh trong tháng Bảy vừa qua, trong khi con số của cả năm 2019 chỉ là khoảng 1.900 người.
Hồi giữa tháng Bảy, bộ trưởng Nội Vụ Anh, Priti Pattel đã đến Calais, miền bắc nước Pháp, để ký với đồng nhiệm Pháp Gérald Darmanin một thỏa thuận nhằm triển khai một đơn vị tình báo Pháp – Anh.
Chủ đề nhạy cảm này đã gây phản ứng vượt quá cả cấp chính phủ. Từ đầu đợt phong tỏa chống dịch Covid-19, lãnh đạo đảng Brexit Party, Nigel Farage, đã đăng tải một vidéo trên tài khoản Twitter của ông, cho thấy nhiều con thuyền cập bãi biển Anh.
Trong khi đó, các hiệp hội cứu trợ di dân nhắc lại là những người vượt biển sang Anh đành phải làm như vậy trong nỗi tuyệt vọng bởi vì họ không còn sự lựa chọn nào khác. »

Covid-19: Chính phủ Pháp

chuẩn bị 4 kịch bản chống dịch

Thanh Hà
Nhiều thành phố tại Pháp bắt đầu bắt buộc dân cư đeo khẩu trang tại tất cả các nơi công cộng. Sau Lille ở miền bắc, hôm 01/08/2020 đến lượt 69 thị trấn ở tỉnh Mayenne miền tây nước Pháp đưa ra quyết định tương tự. Chính phủ Pháp chuẩn bị 4 kịch bản chống dịch trong giai đoạn sắp tới.
Do “virus năng động và lan nhanh”, nhiều ổ dịch đã bị phát hiện tại tỉnh Mayenne, vùng Pays de la Loire, miền tây nước Pháp. Chính quyền địa phương đã quyết định là kể từ ngày 03/08/2020, dân cư tại 69 thị trấn trong vùng phải mang khẩu trang ở tất cả các nơi công cộng, kể cả trên đường phố, công viên…, những nơi có đông người qua lại. Đây là những khu vực đang “đặc biệt virus corona đang hoành hành”.
Trong khi đó hãng tin AFP tiết lộ bốn kịch bản của chính phủ Pháp để “đối phó nhanh nhất và hiệu quả nhất” tùy theo diễn biến tình hình.
Kịch bản thứ nhất là kiểm soát được đà lây lan được nhờ kết hợp ba yếu tố “xét nghiệm, theo dõi (các trường hợp bị nhiễm) và cách ly (các bệnh nhân)”. Hiện tại Pháp đang ở trong trường hợp này.
Nếu tình hình xấu đi thêm, Pháp sẽ chuyển sang giai đoạn 2 với những ổ dịch được khoanh vùng. Khi đó Hội Đồng Khoa Học Quốc Gia khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp cách ly tập trung tại một số địa điểm. Biện pháp này đang phần nào được áp dụng ở vùng Mayenne.
Kịch bản thứ ba và thứ tư khắt khe hơn nhiều: Nếu như đà lây nhiễm lan quá nhanh thì khi đó các chuyên gia chủ trương là Pháp áp dụng trở lại các biện pháp phong tỏa toàn diện như trong thời gian từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 5/2020. Một phần nhân viên sẽ phải làm việc từ nhà, nhiều cơ sở sản xuất sẽ lại tạm đóng cửa…
Paris báo trước đây sẽ là một “tai họa về mặt kinh tế”
Châu Âu: Từ Na Uy đến Nga, Bỉ đều trong tình tình trạng báo động
Nga thông báo trong ngày 02/08/2020 có thêm gần 5.500 bệnh nhân Covid-19, nâng tổng số người lây nhiễm lên 850.870 người, đứng hàng thứ tư trên thế giới về số ca dương tính với virus corona.
Na Uy báo động dịch bệnh đang bùng phát trở lại sau khi phát hiện 36 thủy thủ trên một chiếc tàu đang neo đậu tại cảng Tromso, bắc Na Uy bị nhiễm Covid-19.
Còn tại Bỉ, Bruxelles hôm 01/08/2020 thông báo, “trong trường hợp không cần thiết” các công dân Bỉ bị cấm đến 4 vùng tại Tây Ban Nha (Navarre, Aragon, Barcelona và Lérida tại Cataunya), 3 khu vực tại Thụy Sĩ quanh hồ Leman, và vùng Mayenne của Pháp.

Viễn Đông Nga: Hàng chục ngàn người

lại xuống đường phản đối Putin

Thanh Hà
Lần thứ tư liên tiếp, hôm 01/08/2020 hàng chục ngàn người tại thành phố Khabarovsk trong vùng Viễn Đông Nga lại xuống đường đòi trả tự do cho thống đốc của bang, ông Serguei Furgal. Nhân vật này bị bắt hôm 09/07 vì tội sát nhân và đã bị chuyển về Matxcơva để xét xử. Khẩu hiệu bài Putin ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong đoàn người tuần hành.
Năm 2018 Serguei Furgal đã đắc cử vẻ vang để lãnh đạo bang Viễn Đông Nga, đánh bại ứng cử viên được điện Kremlin hậu thuẫn. Các cuộc xuống đường liên tiếp tại thành phố Khabarovsk được xem là phong trào phản kháng quy mô nhất tại Nga từ nhiều năm qua ở ngoài khu vực thủ đô Matxcơva. Truyền thông địa phương ước tính có từ 35.000 đến 50.000 người hưởng ứng cuộc tuần hành trên đường phố Khabarovsk hôm qua.
Đặc phái viên Daniel Vallot gửi về bài tường trình :
“Putin, hãy từ chức” Khẩu hiệu được người biểu tình hô vang. Càng lúc các cuộc tuần hành tại Khabarovsk càng mang đậm màu sắc chính trị. Ban đầu khẩu hiệu bài tổng thống Vladimir Putin chỉ đứng hàng thứ yếu, nhưng rồi khẩu hiệu này ngày càng chiếm một vị trí quan trọng hơn trong đoàn người tuần hành.
Một trong những người biểu tình, bà Olga nói “trước đây tôi tin vào tổng thống Vladimir Putin, nhưng kể từ khi thống đốc vùng Viễn Đông Nga bị bắt thì tất cả đều tiêu tan. Tôi mới sáng mắt ra và hiểu rằng, tại đất nước mình, ai cũng có thể bị bắt mà không cần có lý do. Thật khủng khiếp”
Được bầu vào chức vụ lãnh đạo cấp vùng hồi năm 2018 với đa số rộng rãi, ông Serguei Furgal có uy tín rất lớn đối với người dân tại đây. Vụ ông bị bắt giữ được công luận tại chỗ xem như là một tín hiệu mới cho thấy trung ương không hề quan tâm đến vùng Viễn Đông Nga.
Bà Elena, một người trong đoàn biểu tình cho biết: “Vùng chúng tôi cư ngụ trù phú, có nhiều rừng, giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều cá … nhưng tất cả những thứ ấy đều bị gửi về Matxcơva. Chúng tôi chẳng được hưởng chút gì, như thể là chúng tôi đang sống ở một quốc gia kém phát triển vậy. Chính quyền trung ương cần hiểu rằng họ phải tôn trọng chúng tôi vì chúng tôi cũng là một bộ phận của nước Nga”.
Trước mắt, điều khá bất ngờ là chính quyền Nga không quyết định đàn áp các cuộc biểu tình. Có thể là do muốn tránh đổ thêm dầu vào lửa, tiếp sức cho một phong trào phản khác quy mô chưa từng thấy.

Lãnh tụ giáo phái Hàn Quốc bị bắt

liên quan tới dịch virus corona

Nhà chức trách Hàn Quốc đã bắt giữ người sáng lập một giáo phái Kitô giáo bí mật nằm ở trung tâm của đợt bùng phát dịch COVID-19 lớn nhất của nước này vào ngày thứ Bảy về cáo buộc che giấu những thông tin hệ trọng khỏi những người truy tung và các tội hình khác.
Lee Man-hee là người đứng đầu đầy uy quyền của Giáo hội Chúa Giêsu Tân Thiên Địa liên quan đến hơn 5.200 ca nhiễm virus corona, hay 36% tổng số ca của Hàn Quốc.
Các công tố viên cáo buộc lãnh tụ 89 tuổi âm mưu với các nhà lãnh đạo giáo phái khác ém nhẹm thông tin không cho nhà chức trách biết vào lúc đỉnh dịch bùng phát trong cộng đồng hơn 200.000 tín đồ của ông.
Ông Lee, người đã mô tả virus corona mới là “việc làm của ác quỷ” nhằm ngăn chặn sự phát triển của giáo phái, bị cáo buộc che giấu các chi tiết về các thành viên và nơi tụ tập của họ khi nhà chức trách tìm cách truy lại các đường lây nhiễm vào tháng 2, hãng tin Yonhap đưa tin.
Ông Lee cũng bị nghi ngờ tham ô khoảng 5,6 tỉ won (4,7 triệu đôla) ngân quỹ của giáo hội, bao gồm khoảng 5 tỉ won mà ông bị cáo buộc dùng để xây một tịnh thất, Yonhap cho biết.
Giáo phái nói trong một phát biểu rằng ông Lee lo ngại về việc chính phủ đòi cung cấp thông tin cá nhân của các thành viên nhưng không bao giờ tìm cách che giấu bất cứ điều gì.
Ông Lee bị bắt giữ ngay lập tức sau khi một tòa án ở Quận Suwon, phía nam Seoul, chấp thuận lệnh bắt giữ, Reuters đưa tin.

Triều Tiên: Quân nhân hy sinh

khi bảo vệ lãnh tụ bị nghi mắc viêm phổi Vũ Hán

Phụng Minh
Tin tức về Triều Tiên vẫn luôn là một ẩn số, giới quan sát hoài nghi tình hình dịch bệnh tại quốc gia này.
Triều Tiên đã tăng cường các nỗ lực chống virus Vũ Hán ở Bình Nhưỡng bằng cách đặt thêm các trạm bảo vệ để hạn chế quyền di chuyển vào thủ đô, truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên đưa tin hôm thứ Sáu (31/7) sau khi nhà lãnh đạo Kim Jong Un cho niêm phong một thị trấn biên giới do người đào thoát tới Hàn Quốc trở về có dấu hiệu nhiễm bệnh, theo Yonhap News.
Gia tăng nguy cơ lây nhiễm từ người đào tị?
Triều Tiên đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào cuối tuần qua và đặt thị trấn biên giới Kaesong dưới lệnh giới nghiêm sau khi một người đào tầu “bỏ trốn” trở về nhà từ Hàn Quốc với các triệu chứng viêm phổi
Vũ Hán. Truyền thông nhà nước trước đó cho biết người đào thoát đã bị cách ly “nghiêm ngặt” sau khi một số kiểm tra y tế tạo ra “kết quả không chắc chắn”.
“Trụ sở chống dịch khẩn cấp của thành phố Bình Nhưỡng đã lắp đặt thêm các trạm bảo vệ tại các điểm nhập cảnh và biên giới chính ở Bình Nhưỡng bao gồm các ga tàu điện ngầm và các trạm dừng xe buýt đường dài”, Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của chính quyền Triều Tiên, cho biết trong một bài báo.
Yonhap cho hay, Triều Tiên tuyên bố không có virus Vũ Hán, nhưng các nhà quan sát bên ngoài đã nghi ngờ về tuyên bố này vì nước này có biên giới dài với Trung Quốc, trong khi cơ sở hạ tầng chưa được trang bị đầy đủ để đối phó với các bệnh truyền nhiễm như vậy.
Mặc dù tuyên bố không có virus, Triều Tiên đã thực hiện các biện pháp tương đối nhanh chóng và quyết liệt, đóng cửa biên giới kể từ cuối tháng 1 và thắt chặt các biện pháp kiểm dịch. Bình Nhưỡng đã gọi cuộc chiến chống lại virus này là “vấn đề chính trị” sẽ quyết định số phận của đất nước.
Trường hợp chiến sĩ tử trận đầy nghi vấn
Vào ngày 30/7, một nguồn tin từ tỉnh Bắc Hamgyong tiết lộ với DailyNK rằng vào đầu tháng 7, một công dân ở thành phố Chongjin nhận được tin rằng đứa con duy nhất của bà đang phục vụ tại Cục An ninh đã chết trong trận chiến.
Theo các nguồn tin, vào đầu tháng 7, Đảng ủy và các quan chức quân đội đã đến nhà của người mẹ đơn thân của người lính tử nạn và nói rằng vào giữa tháng 3, con trai của bà đang trong quá trình bảo vệ nguyên thủ quốc gia (đề cập đến Chủ tịch Kim Jong Un) đã hy sinh anh dũng, thi thể được chôn cất gần nơi đóng quân và chính phủ cũng cấp giấy chứng nhận tử trận.
Vào thời điểm đó, một số binh sĩ đi cùng họ đã lấy ra khỏi xe một vài hộp được gọi là “quà tặng của nguyên thủ quốc gia” và đưa cho người mẹ này. Các hộp chứa đầy các mặt hàng gia dụng như thực phẩm, chăn và các sản phẩm công nghiệp.
Khi người mẹ nghe thấy tin xấu bất ngờ, bà đã ngất ngay tại chỗ. Sau khi tỉnh dậy, bà cầu xin nhân viên an ninh cho biết chính xác vị trí chôn cất của con trai bà, nhưng các sĩ quan đã mím môi.
Theo các nguồn tin, mẹ của người lính quá cố đã nghe được rằng thật ra con trai mình đã chết vì bệnh truyền nhiễm (ý nói bệnh viêm phổi Vũ Hán). Secretchina nhận định, nếu người ta nói rằng anh đã chết trong quá trình bảo vệ nguyên thủ quốc gia, thì phải có lý do và sự kiện cụ thể. “Tôi thực sự muốn biết nguyên nhân cụ thể của cái chết của con trai tôi”, người mẹ nói.
Tuy nhiên, các nhân viên của Cục An ninh chỉ liên tục nhấn mạnh các nguyên tắc, quy định bảo mật và không trả lời câu hỏi của bà. Người mẹ đơn thân trong cơn giận dữ đã nói, “có cái chết nào mà không có nguyên nhân? Tôi thực sự không thể chấp nhận sự thật rằng con trai tôi đã chết”.
Vào ngày thứ hai sau khi nhận được tin buồn về cái chết của con trai, người mẹ đến phần mộ của chồng mình, khóc lớn nói rằng con trai cũng chết rồi, người làm mẹ sống có ý nghĩa gì đây và đòi tự vẫn theo. Những người hàng xóm có mặt đã nhanh chóng ngăn cản và kéo bà từ trên núi xuống để ngăn thảm kịch xảy ra.
Những người hàng xóm chứng kiến đều bày tỏ sự bất mãn đối với cách xử lý của chính phủ Triều Tiên.
Theo nguồn tin này, người dân cho biết, mặc dù không phải trong thời kỳ chiến tranh, nhưng thường có những người lính chết trong thời bình. Làm thế nào họ có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi gửi con trai vào quân đội? Khi nghe tin như vậy, một số người nói rằng chính quyền không nêu rõ nguyên nhân cái chết của người lính và ngay cả nơi chôn cất cũng không được nói với cha mẹ họ. Đó là một hiện trạng ở Bắc Triều Tiên.
Phụng Minh tổng hợp

Tài phiệt Hồng Kông: Các nước có thể lấy 10.000

tỷ đô la của quan chức Trung Quốc ở nước ngoài

Phụng Minh
Ông cũng cho biết, những gì Đảng Cộng sản Trung Quốc làm ở Hồng Kông sẽ chỉ càng khiến đẩy nhanh tốc độ đi tới diệt vong của mình.
Nhà tài phiệt Hồng Kông Viên Cung Di mới đây trả lời phỏng vấn của phóng viên Secrectchina tại Mỹ, rằng các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ vẫn đang tiếp diễn và sẽ không dừng lại, nhưng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang giúp tăng tốc việc này.
10 nghìn tỷ đô la của các quan chức ĐCSTQ ở nước ngoài có thể bị tịch thu
“Hoa Kỳ nhất định sẽ loại bỏ ĐCSTQ và yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường”, ông nói. Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã khiến một số lượng lớn người Mỹ tử vong. Khi nền kinh tế chững lại, người Mỹ sẽ không bỏ qua. Ông tiết lộ rằng các quan chức tham nhũng của ĐCSTQ và gia đình họ có khoảng 10 nghìn tỷ đô la tài sản ở nước ngoài, bao gồm các quỹ, tài sản, tiền mặt các loại… Một số chính phủ đã cân nhắc sử dụng số tiền này để bồi thường cho những thiệt hại mà ĐCSTQ gây ra cho thế giới.
Viên Cung Di chỉ ra rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã chuyển tiền kiếm được và tham ô ra nước ngoài, hy vọng rằng các thành viên gia đình của họ có thể tận hưởng cuộc sống ở đó. Nếu số tiền này bị tịch thu, các quan chức tham nhũng này sẽ thiệt hại rất nhiều, các nơi liên hợp lại có thể bức bách họ đàm phán, hủy bỏ phiên bản Luật An ninh quốc gia Hồng Kông để đổi lấy việc không đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ. Ông Viên cũng nói thêm rằng việc bãi bỏ Luật An ninh Quốc gia là chưa đủ, mà mọi đảng viên ĐCSTQ đều phải rời khỏi Hồng Kông.
Theo Secretchina, giới quan sát tin rằng ĐCSTQ đang chờ đợi sự thay đổi, chờ đợi ông Trump thua trong cuộc bầu cử sắp tới. Viên Cung Di chỉ ra rằng ngay cả khi ông Trump thua cuộc, vẫn sẽ có năm tháng trước khi ông rời nhiệm sở, điều đó đủ để ông đối phó với ĐCSTQ. Ngoài ra, Viên Cung Di tin rằng để bảo vệ tài sản của mình, các thành viên ĐCSTQ sẽ cố gắng bằng mọi cách để buộc Tập Cận Bình phải đàm phán hòa bình, thậm chí từ chức và sau đó tìm Hoa Kỳ để thỏa hiệp. Ông nhấn mạnh rằng điều bất đắc dĩ cuối cùng mà họ tính tới là ĐCSTQ đầu hàng vô điều kiện, mà những chuyện này hiện nay đang phát sinh rồi. Hiện tại, nguồn cung thực phẩm của Trung Quốc không đủ, và nó cũng bị đe dọa bởi lũ lụt. Cuộc sống của người dân rất khó khăn, cùng với áp lực từ Hoa Kỳ và thế giới, ĐCSTQ sẽ không thể tồn tại được lâu.
Sự cố Hồng Kông phản ánh sự bất lực của ĐCSTQ
Gần đây, đã có những sự kiện lớn thường xuyên xảy ra ở Hồng Kông. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã sử dụng “Luật khẩn cấp” để hoãn cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp trong một năm. Chính phủ Hồng Kông đã tước quyền được bầu vào cơ quan lập pháp dân chủ của 12 ứng cử viên vào thứ Sáu (31/7). Bốn sinh viên trong độ tuổi từ 16 đến 21 đã bị Hội đồng An ninh Quốc gia bắt giữ vì tội kích động người khác chia rẽ quốc gia vì nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia. Mọi thứ đều chưa từng có tiền lệ, gây náo động ở Hồng Kông và cả cộng đồng quốc tế.
Ông Viên Cung Di cũng tiết lộ rằng Tập Cận Bình tin rằng ông là người kế thừa của Stalin và Mao Trạch Đông và ông đã làm rất tốt. “Ông ta (Tập Cận Bình) không biết rằng lần này mình đã đánh giá sai lầm. Ông ta nghĩ rằng Luật An ninh Quốc gia có thể được sử dụng để dập tắt Hồng Kông. Kết quả là, 610.000 người ở Hồng Kông đã bỏ phiếu trong cuộc bầu cử dân chủ sơ bộ, và Tập Cận Bình đang gặp rắc rối”.
Ông giải thích rằng Tập Cận Bình nghĩ rằng sau khi Luật An ninh Quốc gia ra đời, chỉ có một sự xáo trộn ngắn ngủi ở Hồng Kông và người dân Hồng Kông sẽ sớm chịu thua và trở thành những kẻ ngoan ngoãn mà không dám chiến đấu nữa, kết quả lại ngược lại, khiến Bắc Kinh muốn đẩy ra càng nhiều chiêu đối phó với Hồng Kông.
Ông Viên Cung Di tin rằng người dân Hồng Kông nên bình tĩnh đối phó với tình hình hiện tại. Tất cả mọi thứ đều không tồi. “Rất nhiều sự cố đã xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn, điều này đã đẩy nhanh tình hình. Điều này khiến thế giới thấy rõ bản chất của ĐCSTQ và cách chính phủ Hồng Kông hợp tác với sự đàn áp của ĐCSTQ“.
Ông chỉ ra rằng Hoa Kỳ, Úc và các quốc gia khác trước đây đã bày tỏ sự quan tâm của họ đối với cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông vào tháng 9. Bây giờ nó bị hủy bỏ, họ có thể sẽ kích hoạt các lệnh trừng phạt với Hồng Kông.
Ông tiết lộ rằng Hoa Kỳ có thể xử phạt Cơ quan tiền tệ Hồng Kông (HKMA) và thậm chí cả chính phủ Hồng Kông. Theo dữ liệu chính thức, tài sản dự trữ ngoại hối của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông là 445,9 tỷ USD vào cuối tháng 6. Nếu Hoa Kỳ ngăn chặn dòng chảy của đô la Mỹ vào và ra khỏi Hồng Kông, chính phủ Hồng Kông chỉ có thể in đô la Hồng Kông.
Ngoài ra, ông nhắc nhở người dân Hồng Kông nào còn chưa có thái độ dứt khoát với ĐCSTQ. ĐCSTQ sẽ thay đổi vị trí vì lợi ích, nhưng bản chất của nó sẽ không thay đổi. Viên Cung Di tin rằng người dân Hồng Kông nên chống lại ngay từ đầu. Trong hai thập kỷ qua, các nhà dân chủ truyền thống đã nhượng bộ dẫn đến tình trạng ngày nay, ĐCSTQ có phương pháp để đối phó với những người không dám cố gắng hết sức để chống lại nó.
Ông tiết lộ rằng Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách chống lại ĐCSTQ và các biện pháp trừng phạt tương ứng sẽ được áp dụng lần lượt. Tuy nhiên, người Hồng Kông “phải tự bảo vệ mình và không hy sinh không cần thiết” để duy trì sức mạnh nhằm loại bỏ ĐCSTQ.
Ông cũng tiết lộ rằng trong các cuộc hội đàm ở Hawaii, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo tuyên bố rằng ĐCSTQ cần phải chứng minh bằng hành động (sẽ không thất hứa). Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Hồng Kông bị hủy bỏ, một lần nữa chứng minh sự phản bội của ĐCSTQ. “Không ai tin bất cứ điều gì ĐCSTQ nói, ngay cả khi nó làm gì, người ta cũng không biết liệu nó sẽ làm phản hay không, ĐCSTQ đã không thể nói về chữ Tín được nữa rồi”.
Theo Liang Lusi và Li Huaiju, Secretchina
Phụng Minh biên dịch

Bắc Kinh cử quan chức y tế đến Hồng Kông

để giúp chống Covid-19

Thanh Hà
Một nhóm bảy quan chức y tế Trung Quốc đến Hồng Kông ngày 02/08/2020 với mục tiêu hỗ trợ chính quyền đặc khu hành chính đối phó với dịch Covid-19. Giới quan sát không loại trừ khả năng virus corona là cái cớ để Bắc Kinh mở rộng thêm quyền kiểm soát tại Hồng Kông.
Trong nhiều ngày liên tiếp Hồng Kông ghi nhận trên 100 ca lây nhiễm mới mỗi ngày. Theo hãng tin Anh Reuters, 7 quan chức y tế từ Hoa Lục được điều đến Hồng Kông trong ngày hôm nay là toán đầu tiên trong số khoảng 60 người được dự trù hỗ trợ Hồng Kông tiến hành các chiến dịch xét nghiệm quy mô, ngăn ngừa làn sóng thứ ba của dịch Covid-19.
Hôm 01/08/2020 trưởng đặc khu, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) cầu viện Bắc Kinh hỗ trợ nhằm kiểm soát đà lây lan của dịch bệnh tại Hồng Kông. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, nhân viên y tế Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội này để thu thập mẫu DNA của những đối tượng Bắc Kinh cần theo dõi.
Cho đến 2 tuần lễ trước đây, Hồng Kông thường được xem là một trong những nơi kiểm soát tốt đà lây lan và xử lý dịch Covid-19 hiệu quả nhất trên thế giới.
Tính từ đầu năm 2020 trên toàn lãnh thổ có 3.400 ca nhiễm, và 33 bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên tình hình đột ngột xấu đi trong hơn một chục ngày qua trong bối cảnh Bắc Kinh vừa ban hành luật an ninh quốc gia nhằm tăng cường kiểm soát tại Hồng Kông, bóp nghẹt mọi tiếng nói đối lập.

TQ dọa đáp trả Đức

đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong

Đức vừa thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi đặc khu hành chính hoãn bầu cử địa phương 1 năm, Trung Quốc lập tức cảnh báo sẽ đáp trả
Ngày 31/7, Ngoại trưởng Đức Mass thông báo đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi Trưởng đặc khu này tuyên bố hoãn bầu cử Hội đồng Lập pháp một năm “do dịch Covid-19” tái bùng phát nghiêm trọng trong cộng đồng.
Thông báo của Đức cho rằng, việc chính quyền Hong Kong quyết định loại bỏ nhiều ứng cử viên phe đối lập và hoãn cuộc bầu cử là hành động xâm phạm quyền công dân Hong Kong.
Ngay sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức đã đưa ra phản ứng trên trang thông tin chính thức của mình, cho rằng phát ngôn của Ngoại trưởng Đức là sai trái, đồng thời tuyên bố “không hài lòng mạnh mẽ và kiên quyết phản đối”.
Theo Bắc Kinh, việc Hong Kong hoãn bầu cử là do tình hình dịch Covid-19 diễn biến nghiêm trọng và đây là quyết định nhằm bảo vệ sức khỏe và an toàn tính mạng của người dân Hong Kong, phù hợp với Hiến pháp, Luật Cơ bản và các luật địa phương của đặc khu này.
Việc loại bỏ các ứng cử viên phe đối lập là có căn cứ và cũng phù hợp với luật pháp, bởi hành vi của những người này đã vượt qua giới hạn pháp luật và mục đích tranh cử không phải là trung thành với Hong Kong và bảo vệ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Trung Quốc coi hành động của Đức là can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước này và cảnh báo sẽ “bảo lưu quyền đưa ra những phản ứng tiếp theo”.
Trước Đức, hàng loạt các quốc gia, như Anh, Canada, Australia, New Zealand, đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong sau khi Trung Quốc thực thi luật an ninh quốc gia mới tại đây.
Sau đó, Trung Quốc đã có động thái đáp trả bằng cách chấm dứt hiệp ước dẫn độ và Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Hong Kong với Canada, Australia và Anh, cáo buộc các nước này “chính trị hóa việc hợp tác tư pháp với Hong Kong” và “làm tổn hại nghiêm trọng nền móng hợp tác tư pháp” giữa hai bên.

Đại sứ TQ và Australia tại Ấn Độ

khẩu chiến vì Biển Đông

Đại diện ngoại giao của Trung Quốc và Australia tại Ấn Độ ngày 31/7 có những lời lẽ công kích nhau trên mạng xã hội liên quan vấn đề Biển Đông.
Động thái này diễn ra chỉ 1 tuần sau khi Australia gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Căng thẳng xảy ra giữa Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Tôn Vệ Đông và Đại sứ Australia tại Ấn Độ Barry O’Farrell bắt nguồn từ một bài trả lời phỏng vấn hãng tin Ấn Độ ANI của ông O’Farrell hôm 30/7.
Trong bài báo, Đại sứ Australia tại Ấn Độ khẳng định nước này bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử và các vùng nước nội thủy có liên quan tới Biển Đông.
“Chúng tôi tiếp tục quan ngại sâu sắc về các hành động tại biển Đông mà [chúng tôi cho rằng] làm mất ổn định tình hình, và có thể kích động các hành động leo thang. Tuần trước, Australia đã gửi Công hàm lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông.” – Đại sứ Australia tại Ấn Độ Barry O’Farrell nói trong cuộc phỏng vấn với hãng tin ANI. Đại diện Ngoại giao của Australia cũng cho biết, theo Phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế năm 2016 vốn chống lại các yêu sách của Trung Quốc, Australia bác bỏ các tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử và các vùng nội thủy.
Chưa đầy 24 giờ sau khi bài phỏng vấn của Đại sứ Australia được công bố, Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Tôn Vệ Đông lập tức lên trang Twitter cá nhân bày tỏ sự phản đối. Trong dòng Tweet ngày 31/7, Đại sứ Trung Quốc cho rằng chủ quyền lãnh thổ, các lợi ích và quyền hàng hải của Bắc Kinh đều phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
“Bình luận của Đại sứ Australia tại Ấn Độ về vấn đề Biển Đông đã bất chấp các thực tế. Có một thực tế rõ ràng rằng ai mới là người bảo vệ hòa bình và sự ổn định, và ai là người gây bất ổn và kích động leo thang tại khu vực”, ông Tôn Vệ Đông nói.
Ngay sau đó, đáp lại phát ngôn của ông Tôn Vệ Đông trên Twitter, Đại sứ Australia Barry O’Farrell lên tiếng bày tỏ hy vọng Trung Quốc sẽ tuân thủ Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông; đồng thời kiềm chế những hành động đơn phương thay đổi hiện trạng.
Ông O’Farrell viết trong một dòng Tweet: “Cảm ơn Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ. Tôi hy vọng sau đây ông sẽ tuân theo Phán quyết của Tòa Trọng tài về vụ kiện Biển Đông, vốn là phán quyết cuối cùng và có tính ràng buộc theo luật quốc tế, đồng thời kiềm chế các hành động làm thay đổi hiện trạng.”
Chưa dừng lại ở đó, ít giờ sau dòng Tweet của ông O’Farrell, Đại sứ Trung Quốc Tôn Vệ Đông tiếp tục lên Twitter chỉ trích phán quyết của Tòa Trọng tài hồi năm 2016. Ông Tôn Vệ Đông cho rằng phán quyết này vi phạm nguyên tắc đồng thuận của quốc gia, và là phán quyết “phi pháp, vô hiệu, không có giá trị và hiệu lực ràng buộc”.
Trong dòng Tweet thứ hai trong ngày 31/7, Đại sứ Trung Quốc tuyên bố: “Trung Quốc không chấp nhận và cũng không thừa nhận Tòa Trọng tài về vụ kiện biển Đông. Chúng tôi hy vọng các quốc gia không có yêu sách chủ quyền có thể đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm điều ngược lại”.
Những trao đổi qua lại giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và Australia tại Ấn Độ xuất hiện chỉ 1 tuần sau khi Chính phủ Australia gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc với Biển Đông. Canberra cho rằng những tuyên bố này không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

TikTok phản đối dự định cấm của ông Trump

Lan Châu
Đáp lại dự định cấm Tiktok ở Mỹ của Tổng thống Trump, một lãnh đạo của hãng công nghệ thuộc sở hữu của Trung Quốc này cho biết Tiktok  “không có kế hoạch rời đi đâu”, tờ Epoch Times đưa tin.
Trong một tin nhắn dạng video hôm thứ Bảy (1/8), Tổng Quản lý TikTok ở Mỹ, bà Vanessa Pappas nói: “Chúng tôi không có kế hoạch rời đi đâu cả”.
Bà Pappas nhấn mạnh rằng Tiktok, thuộc sở hữu của công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc, hiện đang có 1.500 nhân viên ở Mỹ. TikTok có kế hoạch tuyển thêm 10.000 nhân sự trong ba năm tới.
Bà cũng khẳng định, ứng dụng Tiktok là an toàn bảo mật nhất và công ty sẽ tiếp tục hoạt động lâu dài ở thị trường Mỹ, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ ứng dụng này.
Tờ Wall Street Journal cho biết, Tổng thống Trump hôm thứ Sáu (31/7) cho biết ông sẽ cấm TikTok.
“Về vấn đề TikTok, chúng tôi sẽ cấm ứng dụng này hoạt động tại thị trường Mỹ”, ông Trump nói với các phóng viên trên Không Lực Một.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết ông sẽ ký một sắc lệnh hành pháp cấm mạng xã hội TikTok hoạt động ở Hoa Kỳ.
Các chuyên gia mạng cảnh báo ứng dụng này hoạt động như phần mềm gián điệp cho chính quyền Trung Quốc và Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu hồi tháng trước cấm TikTok khỏi tất cả các smartphone do chính phủ cấp cho nhân viên.
Trước đó, hôm thứ Ba (28/7) các Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa đã cáo buộc Bắc Kinh thao túng các cuộc thảo luận chính trị trên các ứng dụng truyền thông xã hội.
“Chúng tôi rất lo ngại, ĐCSTQ có thể sử dụng quyền kiểm soát TikTok để bóp méo hoặc thao túng các cuộc đối thoại chính trị nhằm gây bất hòa giữa những người Mỹ để từ đó thu được kết quả như họ muốn”, các nhà lập pháp viết trong thư gửi Văn phòng Cục trưởng Cục tình báo Quốc gia (ODHI), quyền Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa (DHS) và Giám đốc Cục điều tra Liên bang (FBI).
Cố vấn Nhà Trắng, ông Peter Navarro, trong cuộc phỏng vấn trên Fox News hồi tháng 7 cũng cảnh báo khả năng dữ liệu của người dùng Mỹ bị chuyển đến các máy chủ ở Trung Quốc, từ đó đến thẳng các cơ quan quân đội Trung Quốc và các tổ chức muốn đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ.
Hồi tháng 6, Ấn Độ đã ra quyết định cấm hàng chục ứng dụng Trung Quốc, bao gồm TikTok và Wechat, khỏi thị trường này, theo sau vụ xung đột biên giới giữa hai nước.

TQ có thể mua được ảnh hưởng

nhưng không mua được “tình yêu”

Theo Foreign Policy, đa phần những mối quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc dày công xây dựng dừng lại ở mức “bằng mặt, không bằng lòng”.
Cảng Piraeus, Hy Lạp đã được Trung Quốc mua lại để tăng cường kết nối với các nhân tố khác trên con đường tơ lụa.
Trong cuộc chiến giành ảnh hưởng trên thế giới, chính phủ Trung Quốc đã đổ rất nhiều tiền, đầu tư mạnh tay vào các quốc gia khát vốn, hiện thực hoá Sáng kiến Vành đai và Con đường. Thế nhưng, nước này chưa thể xây dựng những mối quan hệ thân tình, như nhận định của tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy).
Nhiều nước bằng mặt không bằng lòng
Trong một bài viết trên tạp chí Foreign Policy, bà Elisabeth Braw, Giám đốc dự án Modern Deterrence tại Viện Dịch vụ Hoàng gia Thống nhất nhận định, trong chiến lược gia tăng quyền lực mềm, nhất là khi bối cảnh dịch bệnh khiến các nền kinh tế trên thế giới bị suy yếu, Trung Quốc đã giành được nhiều hợp đồng đầu tư.
“Riêng trong giai đoạn từ 2014 – 2017, Trung Quốc đã cho các nước khát vốn xây dựng hạ tầng mới vay số tiền lên đến hơn 120 tỉ USD. Một trong những điều khoản của các hợp đồng như xây đường cao tốc và nhà máy điện là các nước này phải sử dụng công ty của Trung Quốc”, Ủy ban Theo dõi Dự án Vành đai và Con đường của Hội đồng Ngoại giao Anh cho hay.
Song, thực tế cho thấy, đa phần những mối quan hệ hữu nghị mà Trung Quốc dày công xây dựng dừng lại ở mức “bằng mặt, không bằng lòng”. Một phần vì chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19
khiến nhiều “con nợ” của Trung Quốc vốn nghèo nay càng khó khăn; Phần khác là bởi, một số quốc gia dần nhận ra, những thoả thuận vay vốn xây dựng không hề có lợi cho họ.
Tháng trước, Chính phủ Pakistan cho biết, họ muốn đàm phán lại việc trả nợ dự án Vành đai và Con đường, cáo buộc các công ty Trung Quốc đội giá các dự án xây dựng lên tới 3 tỉ USD.
Trước nữa, hồi tháng 6, một tuần sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Trung – Phi, một toà án Kenya đã tuyên bố khoản nợ trị giá 3,2 tỉ USD để xây dựng đường ray cho Kenya được vận hành bởi một công ty Trung Quốc là phi pháp.
Hay theo bài viết mới đây trên tờ Economist, Ai Cập đã ngừng xây dựng nhà máy sử dụng than lớn thứ 2 thế giới – một dự án do Trung Quốc cấp vốn, còn Bangladesh đang bỏ nhiều dự án xây dựng nhà máy than mà Trung Quốc hỗ trợ đầu tư.
Tháng 4 vừa rồi, Tổng thống Tanzanian, ông John Magufuli huỷ thoả thuận vay nợ Trung Quốc trị giá 10 tỉ USD, vốn được lãnh đạo tiền nhiệm thông qua để xây dựng một cảng lớn tại Bagamoyo và do công ty Trung Quốc vận hành. Ông Magufuli chỉ trích rằng, hợp đồng này được ký bởi “một người say”.
Hay như Anh – một quốc gia từng mất hàng thập kỷ để kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc đã bất ngờ thay đổi quyết định sử dụng dịch vụ của Huawei vào hệ thống 5G.
Kể cả Italy – một trong những mục tiêu xây dựng quan hệ hàng đầu của Bắc Kinh tại châu Âu, chính phủ nước này cũng có ý định thảo lại yêu cầu thực hiện hệ thống 5G, loại bỏ sự có mặt của Huawei.
Chỉ cần nhập cụm từ “ngoại giao bẫy nợ” trên Google, người đọc cũng có thể tìm được vô số bài viết liên quan tới Trung Quốc. Cùng lúc, Chính phủ Anh đang đối mặt với sự trả thù từ Trung Quốc vì dự định loại bỏ Huawei trong hệ thống 5G. Theo truyền thông Anh, Đại sứ Trung Quốc đe dọa các công ty Trung Quốc sẽ hủy kế hoạch xây dựng đường ray tốc độ cao và nhà máy điện mới của Anh.
Theo bà Elisabeth Braw, sự thay đổi thái độ này có lẽ do Trung Quốc đã xây dựng được hệ thống quan hệ thương mại quốc tế nhưng không thể xây dựng tình bạn.
Trung Quốc có thể học gì từ Đông Đức?
Đông Đức từng trải qua vấn đề tương tự và cũng đối mặt với thử thách phải tăng cường quyền lực mềm. Có điều, không giống Bắc Kinh, họ không có nhiều tiền để phung phí.
Và người Đông Đức đã tìm được chiến lược hiệu quả, ít tốn kém nhưng lại có thể giành được tình cảm lâu dài đó chính là xây dựng tình bạn cá nhân. Chính những sinh viên theo học các trường đại học ở Đông Đức đã trở thành những viên đá, đặt nền móng cho con đường kết nối tình bạn hữu nghị vững chắc cho nước này.
Từ năm 1951 – 1989, có tới 78.400 sinh viên từ hơn 125 quốc gia hoàn thành bằng đại học tại Đông Đức. Trong khi đó, ở Tây Đức không có bằng đại học đồng nghĩa với việc sinh viên ở đây phải dành 5 năm trở lên để học các bằng thạc sĩ, y tế hoặc tương đương tại Đông Đức.
Nhiều sinh viên đến từ các nước đồng minh theo phe Chủ nghĩa Xã hội của Đông Đức nhưng không ít người đến từ các quốc gia đang phát triển, muốn đưa sinh viên trẻ tới Đông Đức để học bằng đại học do chính quyền khu vực này tài trợ.
Bà Michelle Bachelet, Cao ủy viên Liên hợp quốc về nhân quyền, cựu Tổng thống Chile từng học ngành Y tại Đông Đức trong năm 1970 sau khi trốn chạy khỏi chế độ Augusto Pinochet và tị nạn ở đây.
Thậm chí, sinh viên nước ngoài còn được chính quyền Đông Đức cấp tiền sinh hoạt hàng tháng. Rất nhiều người theo học tại Đông Đức như bà Michelle Bachelet đều cảm thấy “rất hạnh phúc” khi nhớ lại quãng thời gian đó.
Đông Đức coi các trường đại học hàng đầu của họ là tài sản quan trọng trong chiến lược ngoại giao.

Nhà khoa học TQ trốn trong Lãnh sự quán ở Mỹ

 bị từ chối bảo lãnh

Thẩm phán liên bang ở Sacramento, California đã bác bỏ yêu cầu bảo lãnh từ Juan Tang, nhà nghiên cứu Trung Quốc bị bắt vì cáo buộc gian lận thị thực.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Juan Tang với cáo buộc gian lận visa vì đã nói dối về mối liên hệ với quân đội Trung Quốc, hiện vẫn bị giam ở California.
Thẩm phán liên bang ở Sacramento, California đã bác bỏ yêu cầu bảo lãnh từ Juan Tang trong khi các công tố viên Mỹ cho rằng, nếu được tự do, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ giúp nhà nghiên cứu này trốn thoát.
Juan Tang, 37 tuổi bị giam giữ ở Sacramento, gần với nơi cô tiến hành nghiên cứu về ung thư tại Đại học California. Nhà nghiên cứu Juan Tang nằm trong số những người Trung Quốc có visa học giả ở hơn 25 thành phố của Mỹ và là người mà Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ có “mối liên hệ không công khai” với quân đội Trung Quốc.
Thẩm phán Deborah Barnes đã bác bỏ yêu cầu bảo lãnh của Tang do mối liên hệ của cô với Trung Quốc, nơi mà chồng và con gái cô hiện đang sinh sống. Ngoài ra, thẩm phán cũng thể hiện sự lo ngại về việc không ai có thể thay mặt Tang nộp tiền bảo lãnh.
Juan Tang đã ở trong Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco khoảng 1 tháng sau khi các cơ quan liên bang đối chất với cô tại một căn hộ ở Davis. Các công tố viên cho rằng, việc Juan Tang tới Lãnh sự quán mà theo thông tin tình báo là liên quan đến vấn đề hộ chiếu cũng như hỗ trợ đi lại, chính là lý do khiến yêu cầu bảo lãnh của cô bị bác bỏ.
Thẩm phán Barnes cho biết, việc Juan Tang lưu trú một thời gian dài trong Lãnh sự quán Trung Quốc ở Mỹ “có phần bất thường”. Các quan chức Lãnh sự quán phải hiểu rõ về lai lịch của Juan Tang thì mới có thể để nhà nghiên cứu này ở đó như vậy.
Trong khi đó, luật sư bào chữa cho Juan Tang nhận định, những nghi ngờ về việc nhà nghiên cứu này ở lại tại Lãnh sự quán là “vô căn cứ”, đồng thời dẫn ra lý lẽ rằng, những quan chức ở đây có mọi cơ hội trong 1 tháng đó để giúp Juan Tang trở về Trung Quốc nếu đó là mục đích của cô.

Dấu ấn tuần qua: Bất lực, Bắc Kinh

đang chống Mỹ và đồng minh bằng ‘võ mồm’

Lục Du
Các nước phương Tây, dẫn đầu là Mỹ, tiếp tục thực hiện các hành động dồn ép Bắc Kinh trong tuần qua. Ở thế yếu, chính quyền Trung Quốc không còn cách nào khác phải viện tới “võ mồm” để có được lợi thế tinh thần theo kiểu AQ.
Đại dịch viêm phổi Vũ Hán, sự kiện Hồng Kông, hay các cuộc đàn áp nhân quyền đối với những người có đức tin trong thời gian qua đã làm lộ rõ hơn bản chất của chế độ cầm quyền ở Trung Quốc. Nhiều nước như Anh, Úc dường như đã thấy Bắc Kinh không phải là một thực thể “vừa hợp tác vừa cạnh tranh” mà thực sự là một hiểm họa đối với nhân loại.
Đồng lòng
Bên cạnh các ‘cú ra đòn’ liên tiếp, không khoan nhượng của Hoa Kỳ vào tham vọng đen tối của chính quyền Trung Quốc, các xã hội dân chủ khác cũng liên tục có động thái nhằm ngăn chặn lực lượng này gây thêm họa loạn đối với thế giới.
Tờ The Australian của Úc hôm thứ Hai (27/7) đã cho đăng một bài xã luận có tựa đề “Các nền dân chủ phải đoàn kết chống lại sự bắt nạt của Trung Quốc”. Hôm thứ Ba, chính phủ New Zealand đã đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông để bày tỏ thái độ phản đối việc Bắc Kinh bóp nghẹt quyền tự do của người dân xứ Cảng thơm bằng đạo luật an ninh quốc gia mới.
Chính phủ Ấn Độ, hôm thứ Hai, đã ra lệnh cấm thêm 47 ứng dụng Trung Quốc vì lo sợ các ứng dụng này có thể bị Bắc Kinh lợi dụng để xâm phạm an ninh Ấn Độ. Trước đó ít tuần, New Delhi cũng đã cấm lưu hành 59 ứng dụng khác của Trung Quốc.
Sau cuộc hội đàm cấp cao ở thủ đô Washington hôm thứ Ba, Mỹ-Úc đã đi đến thống nhất trong một tuyên bố chung rằng hai nước sẽ tăng cường hợp tác quân sự để chống lại các mối đe dọa từ chính quyền Trung Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) hôm thứ Ba đã quyết định hạn chế xuất khẩu sang Hồng Kông các vật dụng hoặc thiết bị công nghệ có thể bị giới chức đặc khu, dưới sự dẫn động của Bắc Kinh, sử dụng để trấn áp và giám sát người dân đảo.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas hôm thứ Sáu (31/7) thông báo rằng chính phủ nước ông quyết định đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, sau khi người đứng đầu chính quyền đặc khu, Carrie Lam, lấy lý do dịch Covid, hoãn cuộc bầu cử địa phương một năm.
Yếu thế
Rõ ràng, xét trên mọi phương diện, Trung Quốc dưới thời Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lãnh đạo yếu thế hơn nhiều so với Hoa Kỳ, quốc gia được xem là ‘thủ lĩnh’ của thế giới tự do. Điều này càng được phản ánh rõ hơn khi Hoa Kỳ, dưới thời Trump, đã nhận thức đầy đủ hơn về mối nguy hại Bắc Kinh
và không ngừng gia tăng các hành động nhằm đẩy lùi tham vọng của lực lượng đang nắm quyền cai trị Trung Quốc.
Những diễn biến tuần qua cũng cho thấy Hoa Kỳ đang tiếp tục ở thế thượng phong trong cuộc “chiến tranh lạnh mới” với Trung Quốc.
Hôm thứ Ba, SCS, Trung tâm nghiên cứu đại dương của Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, nói rằng máy bay Mỹ đã bay nhiều lần qua lãnh thổ Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh nói rằng là một phần không thể tách rời với Đại Lục. Hành động này nối tiếp chuỗi hoạt động của máy bay do thám Mỹ gần bờ biển phía nam Trung Quốc cách đó ít ngày.
Tiếp tục các động thái “vạch mặt” Bắc Kinh, Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Tom Cotton, hôm thứ Hai, đã khuyến cáo rằng không nên tin bất kỳ điều gì từ chính quyền Trung Quốc, và nói rằng Washington cuối cùng đã đứng lên chống lại hành vi hung hăng lâu dài chống Mỹ của ĐCSTQ.
Các Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa, hôm thứ Ba (28/7), đã yêu cầu chính quyền Trump đánh giá mối đe dọa từ TikTok, một ứng dụng bị cáo buộc làm việc cho Bắc Kinh. Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, Steven Mnuchin, hôm thứ Năm (30/7), đã xác nhận TikTok đang được cơ quan quản lý liên bang, CFIUS, đánh giá mức độ gây hại đối với an ninh nước Mỹ.
The Guardian, hôm thứ Tư (29/7), đưa tin, Liên minh tình báo “Ngũ nhãn” (gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand) có thể sẽ kết nạp thêm thành viên Nhật Bản và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế chiến lược để đẩy lùi các hành vi sai trái của chính quyền Trung Quốc.
Theo bản tin hôm thứ Năm (30/7) của SCMP, bà Lisa Curtis, giám đốc cấp cao phụ trách khu vực Nam và Trung Á của Hội đồng Bảo an Quốc gia Hoa Kỳ, tiết lộ rằng, Tổng thống Trump “sẵn sàng chấp nhận rủi ro hơn nữa” trong mối quan hệ với Bắc Kinh để chống lại các tham vọng bành trướng của chính quyền Trung Quốc.
Cũng vào thứ Năm, The Washington Times đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ đang lên kế hoạch giảm đáng kể số lượng các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Hoa Kỳ. Tuần qua Hoa Kỳ cũng đã đưa ra tòa và truy tố hai trường hợp bị cáo buộc là điệp viên Hoa Nam, tiếp nối chiến dịch “quét sạch” gián điệp Trung Quốc của chính quyền Trump.
Trước sức tấn công mạnh mẽ của Mỹ, chính quyền Trung Quốc tỏ ra yếu thế, có thể thấy họ không có đòn phản công nào đáng kể, ngoài việc sử dụng loại “vũ khí” quen thuộc.
“Võ mồm”
Sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ, vào tuấn trước, có bài phát biểu vạch trần thói lưu manh và “côn đồ” (lời của bà Morgan Ortagus) của Bắc Kinh, cũng như việc chính quyền Trump cho đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston để xóa bỏ “ổ gián điệp” và một loạt các động thái cứng rắn khác nhắm vào ĐCSTQ của Washington, giới chức Trung Quốc đã có những phản ứng.
SCMP hôm thứ Ba, cho hay, bà Hoa Xuân Oánh, giám đốc Phòng truyền thông của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có phát biểu nhắm vào Mỹ rằng “một số quốc gia nhất định đã cho lan truyền thông tin thất thiệt” được thúc đẩy bởi “khoảng cách trong ý thức hệ và động cơ chính trị”.
Vẫn là SCMP, hôm thứ Tư, đưa tin, ông Vương Nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, nói rằng quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng như hiện tại là do “một phe chính trị nhất định ở Mỹ, bị xúi bẩy bởi lòng tham và mong muốn duy trì trạng thái bá quyền đơn cực” gây ra.
Rất dễ nhận ra những lời nói của ông Nghị nhắm vào phe Cộng hòa ở Mỹ, với đại diện là chính quyền Trump, lực lượng đã “làm khổ” Bắc Kinh suốt gần 4 năm qua.
Ông Nghị cũng lên tiếng kêu gọi tất cả các quốc gia “chống lại” các hành động “vô lý và bá quyền” của Hoa Kỳ, đồng thời giúp thế giới ngăn chặn điều mà ông cho rằng là một cuốc chiến tranh lạnh mới.
“Chịu đựng một kẻ bắt nạt sẽ không giữ cho bạn an toàn. Nó sẽ chỉ để kẻ bắt nạt hung hăng và hành động tồi tệ hơn. Tất cả các quốc gia nên hành động để chống lại bất kỳ hành động đơn phương hoặc bá quyền nào, cũng như bảo vệ hòa bình và sự phát triển của thế giới”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Nghị.
Trước đó, vào thứ Ba, trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp, Jean-Yves Le Drian, ông Nghị nói Bắc Kinh sẽ có “những phản ứng hợp lý và cứng rắn” với Hoa Kỳ, tuy nhiên không cho biết phản ứng “hợp lý” và “cứng rắn” cụ thể như thế nào.
Ông Nghị cũng khuyên ông Drian rằng hãy “cảnh giác với những phát biểu của ông Pompeo gần đây, [nó] xúi giục một cuộc đối đầu về ý thực hệ và dẫn thế giới tới một cuộc chiến tranh lạnh mới”.
“Chúng tôi tin rằng tất cả các quốc gia sẽ đưa ra quyết định đúng đắn và sáng suốt, thay vì bị một phe nhóm nhỏ chính trị gia Hoa Kỳ bắt làm con tin”, ông Nghị tiếp tục đưa ra lời khuyên cho người đồng cấp Pháp.
Có thể thấy, ngón “võ mồm” được giới chức Trung Quốc vận dụng rất nhuần nhuyễn, nó có thể là những lời đe dọa theo phong cách “sói chiến” hòng áp đảo đối thủ và lên tinh thần AQ cho họ, hoặc dùng lời ngon ngọt để huyễn hoặc nhằm lôi kéo đồng minh, hay những lời nói xấu sau lưng để gây chia rẽ, phân hóa liên minh của đối phương.
Mặc dù vậy, thứ “võ” này của chính quyền Trung Quốc đã trở nên phản tác dụng, vì theo như ông Pompeo, thế giới đang thức tỉnh trước một Bắc Kinh đã lộ nguyên hình là một thực thể lưu manh, ưa chuộng bạo lực và chà đạp nhân quyền. Vì thế những liên minh chống Trung Quốc đang được hình thành để đẩy lực lượng này vào nơi mà nó không thể làm hại nhân loại.

Trung Quốc tập trận máy bay ném bom

sau khi Mỹ tập trận tàu sân bay

Lan Châu
Bắc Kinh cho biết hôm thứ Năm (30/7) máy bay ném bom Trung Quốc đang tham gia một cuộc tập trận cường độ cao trên Biển Đông, chỉ vài tuần sau khi hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tiến hành các cuộc tập trận của mình ở vùng biển tranh chấp.
Theo Business Insiders, cả hai máy bay ném bom H-6G và H-6J của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đều tham gia vào cuộc tập trận, mô phỏng các cuộc cất cánh vào ban đêm, các cuộc tấn công tầm xa và tấn công các mục tiêu trên biển.
“Cuộc tập trận là một phần trong các hoạt động thường xuyên của quân đội Trung Quốc nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu”, người phát ngôn Quân đội Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh nói.
BBC cho biết theo thông báo của Quân đội Trung Quốc, cuộc tập trận chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 22 đến 24/7, giai đoạn hai từ 25/7 đến 2/8, được thực hiện ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Lôi Châu.
Sự gia tăng các cuộc diễn tập quân sự diễn ra trong bối cảnh leo thang căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về tuyến đường thủy chiến lược.
Hồi đầu tháng 7, Washington đã chính thức gán cho hầu hết các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông là bất hợp pháp. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Hoa Kỳ và thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là “đế chế hàng hải” của mình.
Trong khi đó, phát ngôn viên Cảnh phản bác rằng Trung Quốc có “chủ quyền không thể chối cãi” đối với Biển Đông và cho biết các cuộc tập trận do nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz dẫn đầu là bằng chứng cho thấy “thái độ bá quyền” của Mỹ trong việc gây rối hòa bình và ổn định ở khu vực này.
“Chúng tôi yêu cầu phía Mỹ ngừng đưa ra những nhận xét sai trái, ngừng các hành động quân sự khiêu khích của họ ở Biển Đông và ngừng gieo rắc bất hòa giữa các nước trong khu vực”, ông nói.
Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, cho biết cơ hội chạm trán giữa tàu chiến hoặc máy bay của Mỹ và Trung Quốc đang tăng lên.
“Cuộc tập trận [của PLA] diễn ra không lâu sau khi Mỹ tiến hành cuộc tập trận tàu sân bay kép, do đó, rõ ràng là nó nhằm mục đích thể hiện quyết tâm và khả năng đe dọa sự di chuyển của các tàu sân bay trên Biển Đông”, ông nói.
Việc sử dụng máy bay ném bom H-6 cho thấy cuộc tập trận có thể nhằm “huấn luyện cho các cuộc tấn công trên biển vào các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Mỹ”.
“Sau tuyên bố của ông Pompeo [về Biển Đông] và tăng cường hoạt động của Hải quân Mỹ, có thể dự đoán PLA sẽ tăng cường các động thái thách thức”, ông bình luận.

TQ lo sợ “trận lũ hủy diệt”,

khi nước trên sông Dương Tử tăng trở lại

Hứng chịu thêm những trận mưa lớn, mực nước sông Dương Tử ở Trung Quốc lại tăng, làm dấy lên nhiều lo ngại về đợt lũ lụt nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua và đã khiến hơn 140 người chết hoặc mất tích, nhiều nhà cửa bị phá hủy.
Một khu dân cư gần hồ Bà Dương liên tục hứng các trận mưa lớn kể từ đầu tháng.
Tân Hoa Xã ngày 21/7 đưa tin, nhiều trận mưa lớn trong những ngày qua ở Trung Quốc tiếp tục làm tăng sức ép đối với con đập lớn nhất nước này, đập Tam Hiệp – nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử, thuộc thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Theo hãng thông tấn này, lượng nước chảy vào hồ chứa của đập Tam Hiệp đã đạt mức kỷ lục trong năm nay trong đêm hôm thứ Sáu tuần trước, với khoảng 55.000 mét khối nước/giây.
Trong hôm thứ Bảy tuần trước, lượng nước chảy vào hồ chứa này tiếp tục lên mức kỷ lục mới với 61.000 mét khối nước/giây, sau đó giảm xuống còn 46.000 mét khối/giây trong đêm hôm Chủ nhật; theo Tân Hoa Xã.
Các con sông thuộc hệ thống sông Dương Tử đã bị vỡ bờ ở một số nơi. Một máy bay trực thăng đã được chính quyền tỉnh Hồ Bắc điều động để thả đất đá xuống các khu vực bị vỡ bờ để ngăn dòng nước xiết. Nhiều đội cứu hộ cũng được cắt cử để củng cố các bờ bị suy yếu, trong khi hàng ngìn túi cát được chuẩn bị sẵn đề phòng trường hợp có thêm chỗ bị vỡ.
Tại một số thị trấn cổ xung quanh khu vực hồ Bà Dương – gồm một mạng lưới nước đổ vào sông Dương Tử – mực nước tăng cao bất thường, dân lên tới tần cửa sổ của các hộ dân, trong khi mùa màng hoàn toàn bị nước phủ trắng.
Tại rìa phía Đông của hồ Bà Dương nằm ở tỉnh Giang Tây, một cư dân tên Xu Yongxiang, 45 tuổi, cho hay ngôi làng Liufang của ông đã phải sống trong tình trạng không điện, không nước sạch trong gần một tuần lễ. Mặc dù đây là thời điểm thu hoạch lúa, bông, ngô và đậu…nhưng tất cả đều chìm dưới nước.
“Chúng tôi không có lấy một chút nền đất khô. Tất cả mọi nơi đều bị ngập lụt” – ông Xu, tiểu thương bán thịt lợn ở làng Liufang, nói với tờ China Youth Daily.
Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng cùng mưa lớn bắt đầu từ đầu tháng này đã buộc 1,8 triệu người dân ở 24 tỉnh của Trung Quốc, chủ yếu là ở miền Nam, phải đi sơ tán. Mức thiệt hại trực tiếp do tình trạng lũ lụt ước tính hơn 49 tỷ NDT (7 tỷ USD); theo Bộ Kiểm soát Khẩn cấp nước này.
Ở Lân Thủy, phía Tây Nam của tỉnh Tứ Xuyên, nước lũ có thời điểm lên tới 1,4 m; theo báo cáo của cơ quan cứu hộ thuộc Bộ Kiểm soát Khẩn cấp.
Các trận mưa như trút nước cũng gây ra tình trạng sạt lở đất nghiêm trọng. Tính đến cuối tuần trước, đã có 3 vụ sạt lở đất xảy ra tại các khu vực miền núi của tình Trùng Khánh, thượng nguồn sông Dương Tử, khiến 6 người thiệt mạng; theo Cơ quan Kiểm soát Khẩn cấp của tỉnh này.
Thi thể của các nạn nhân nói trên đã được tìm thấy trong chiều hôm thứ Sáu tuần trước, sau khi một đội tìm kiếm cứu hộ gồm 200 người được triển khai. Lượng mưa ở thị trấn Dunhao có thời điểm cao nhất lên tới 39 cm.
Các trận lũ theo mùa thường xuyên tác động xấu tới nhiều khu vực của Trung Quốc mỗi năm, đặc biệt là ở khu vực trung tâm và phía Nam nước này. Tuy nhiên, tình trạng lũ lụt năm nay lại đặc biệt nghiêm trọng. Nhiều thành phố lớn đến nay chưa bị ảnh hưởng, nhưng nhiều người quan ngại lũ lụt sẽ sớm diễn biến nghiêm trọng hơn ở Vũ Hán và các thành phố lớn nằm ở hạ nguồn sông Dương Tử, những nơi có dân số lên tới hàng chục triệu người.
Trận lũ lụt được xem là tồi tệ nhất trong những năm gần đây ở Trung Quốc xảy ra vào năm 1998, khi hơn 2.000 người thiệt mạng và gần 3 triệu ngôi nhà bị phá hủy, chủ yếu là nằm ở dọc sông Dương Tử.
Đập Tam Hiệp được xây dựng chủ yếu là để làm thủy điện, nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng từng nói rằng nó có cả chức năng ngăn chặn những trận lũ hủy diệt.

Ngoại trưởng Ấn Độ: Chúng ta

phải giữ vững lập trường trước Trung Quốc

Lea Campbell
Khi quân đội hai nước Ấn Độ và Trung Quốc đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu quân sự kéo dài, Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar hôm thứ Bảy (1/8) tuyên bố “việc đạt được vị thế cân bằng với Trung Quốc sẽ không hề dễ dàng và Ấn Độ phải giữ vững lập trường của mình”.
Trao đổi với Times of India,  ông Jaishankar đã làm rõ quan điểm rằng việc giải quyết căng thẳng tại Đường kiểm soát thực tế (LAC) – đường ranh giới ngăn cách lãnh thổ hai nước – là điều cấp thiết.
“Tình trạng biên giới và tương lai của mối quan hệ song phương là không thể nhìn nhận một cách tách biệt. Đó là điều rất thực tại”, ông Jaishankar nói.
Căng thẳng bùng nổ giữa hai nước sau khi xảy ra vụ xung đột biên giới tại Thung lũng Galwan hôm 15/6 khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Phía Trung Quốc không công bố con số thương vong nhưng theo tình báo Mỹ, có 35 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.
Ấn Độ đã cấm hàng trăm ứng dụng Trung Quốc, trong đó có TikTok, sau cuộc đụng độ. Theo thông cáo báo chí của Bộ Công nghệ Thông tin và Điện tử Ấn Độ, các ứng dụng này “dính líu đến các hoạt động gây phương hại đến chủ quyền và tính toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ, quốc phòng Ấn Độ, an ninh quốc gia và trật tự công cộng”.
Theo số liệu từ Bộ Công nghệ thông tin Ấn Độ, các công ty Internet Trung Quốc đang có khoảng 300 triệu người dùng tại thị trường này. Khoảng 2/3 người sở hữu điện thoại thông minh tại Ấn Độ đã tải một ứng dụng Trung Quốc. Uớc tính rằng, 120 triệu người ở Ấn Độ sử dụng TikTok, nền tảng chia sẻ video thuộc sở hữu của công ty Trung Quốc ByteDance, khiến Ấn Độ trở thành thị trường quốc tế lớn nhất cho ứng dụng này.

Úc: Melbourne áp lệnh giới nghiêm,

Victoria ban bố tình trạng thảm họa

Bang Victoria của Úc tuyên bố tình trạng thảm họa và áp dụng các biện pháp phong tỏa mới sau khi có một làn sóng tăng mạnh các ca lây nhiễm virus corona mới.
Theo quy định mới, có hiệu lực từ 18:00 giờ địa phương (8:00GMT) hôm Chủ Nhật 2/8, cư dân sống tại thủ phủ bang, thành phố Melbourne, phải chịu lệnh giới nghiêm vào ban đêm.
Sẽ có thêm những hạn chế nữa đối với việc đi ra khỏi nhà.
Úc đã là một quốc gia thành công hơn so với nhiều nước khác trong việc phòng chống Covid-19, nhưng các vụ lây nhiễm mới đang tăng cao ở Victoria.
Victoria, bang đông dân thứ nhì của Úc, có nhiều ca nhiễm mới nhất trên toàn quốc trong những tuần gần đây, khiến lệnh phong tỏa được áp dụng trở lại kể từ đầu tháng Bảy.
Hôm Chủ Nhật, Thủ tướng Daniel Andrews nói rằng các biện pháp trên tuy có tác dụng nhưng quá chậm.
“Chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn. Đó là cách duy nhất chúng ta cần làm để đảo ngược tình thế,” ông nói với các phóng viên.
Các quy định mới sẽ được áp dụng cho tới ít nhất là ngày 13/9, ông Andrews nói thêm.
Hôm Chủ Nhật, Victoria ghi nhận có 671 ca lây nhiễm Corona mới, và bảy trường hợp tử vong.
Các hạn chế mới gồm những gì?
Lệnh giới nghiêm ban đêm bắt đầu được áp dụng trên toàn Melbourne từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng.
Người dân chỉ được phép ra ngoài trong thời gian này để đi làm, vì lý do y tế hoặc nếu cần đi chăm sóc người khác.
Cư dân Melbourne chỉ được phép đi mua đồ và tập thể dục trong phạm vi 5 km quanh nhà mình.
Việc tập thể dục bên ngoài nhà được giới hạn tối đa 1 tiếng mỗi lần. Mỗi hộ gia đình chỉ được phép có một người ra khỏi nhà để đi mua đồ thiết yếu mỗi lần.
Sinh viên trên toàn bang quay trở lại chế độ học tại nhà, và các trung tâm trông trẻ đều đóng cửa.
Các hạn chế cũng sẽ được thắt chặt trên toàn vùng Victoria từ thứ Năm, với việc các nhà hàng, quán cà phê, quán bar và phòng tập gym sẽ đóng cửa, bắt đầu từ 23:59 đêm thứ Tư.
Ông Andrews nói các lệnh biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt mới là cần thiết để chặn việc lây lan của virus
Để đảm bảo cho các quy định trên được thực thi, cảnh sát sẽ được trao thêm quyền, ông Andrew nói.
“Chúng ta phải hạn chế các hoạt động đi lại, từ đó hạn chế nguy cơ làm lây nhiễm con virus này,” ông Andrews nói.
Vì sao Victoria trở thành tâm điểm bùng phát dịch bệnh tại Úc?
Cho tới nay, Úc ghi nhận đã có khoảng 17.000 ca nhiễm virus và 200 ca tử vong, hầu hết đều ở bang Victoria.
Ban đầu, các quan chức cảm thấy lạc quan về khả năng kiểm soát tình hình dịch bệnh với việc áp dụng các biện pháp phong tỏa và cách ly bắt buộc đối với những người trở về từ nước ngoài.
Trong nhiều tháng, hầu hết các ca dương tính đều là những người từ nước ngoài trở về, tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm tăng mạnh ở Melbourne cho thấy đã có bước lùi nghiêm trọng.
Lây nhiễm trong cộng đồng đã trở thành nguồn gây bệnh chính.
Hồi đầu tháng Bảy, khoảng 300.000 người được lệnh quay trở lại tình trạng phong tỏa, và chiến dịch “khoanh vùng”, được quân đội hỗ trợ, đã kiểm soát 10 khu vực ở trung tâm bùng phát dịch.
Khoảng năm triệu cư dân Melbourne đã được yêu cầu ở trong nhà trong thời gian ít nhất sáu tuần.
Ban đầu, ông Andrews cho rằng có nhiều ca bị lây là do công tác kiểm soát và thực thi lệnh phong tỏa đã bị lỏng lẻo trong quá trình giám sát, kiểm dịch tại các khách sạn.
Các chuyên gia y tế nói rằng việc nới lỏng các quy định, việc dễ dãi trong vấn đề giãn cách xã hội và sự thiếu may mắn là những lý do khiến cho các ca lây nhiễm tại Victoria tăng mạnh.
Nay, ông Andrews nói rằng tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng – gồm cả những “ca bí hiểm” không phát hiện ra nguồn gốc lây từ đâu – là quá cao.
“Dựa trên con số hiện thời thì chúng ta được cho biết rằng các ca có thể sẽ bắt đầu giảm xuống, nhưng không phải trong vài ngày hay vài tuần, mà trong hàng tháng nữa,” ông Andrews nói. “Đó là không phải là điều mà tôi sẵn sàng muốn chấp nhận.”

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?