Điểm tin thế giới tối 24/11: Mike Pence kêu gọi Biden trung thực về vụ bê bối; Huawei bắt đầu ‘ngấm đòn’ trừng phạt của Mỹ

 

Tác giả Hải LamNguồnDKNNgày đăng: 2020-10-24


Ảnh: Reuters.
Mike Pence kêu gọi Biden trung thực về vụ bê bối
Phó Tổng thống Mike Pence hôm 23/10 kêu gọi người tiền nhiệm Joe Biden hãy thẳng thắn và trung thực với người dân Mỹ về việc liệu ông có tham gia hay hưởng lợi từ các thương vụ của con trai ông ở nước ngoài hay không.
“Người dân Mỹ có quyền biết Joe Biden và gia đình ông ấy đã làm gì”, phó tổng thống Mike Pence nói với Fox News.
Ông Pence cho rằng vụ bê bối đang được nhiều cử tri quan tâm sau khi ông Trump đề cập trực tiếp việc này với người dân Mỹ trong cuộc tranh luận tổng thống vào tối hôm thứ Năm 22/10.
Phó tổng thống nói thêm rằng thật “kinh ngạc” khi thấy các phương tiện truyền thông chính thống phần lớn phớt lờ vụ bê bối của nhà Biden, trong khi trước đó đưa tin rất tích cực về luận tội Tổng thống Trump và vụ điều tra cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.
Vị phó tướng của Tổng thống Trump đề nghị, ông Joe Biden cần phải đứng ra và làm rõ những gì đã diễn ra khi ông điều hành các chính sách của Hoa Kỳ ở Ukraine khi còn nắm quyền dưới thời Obama.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với Fox News, ông Pence đã chỉ trích Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam B. Schiff vì đã tung tin “vô nghĩa” rằng vụ bê bối của nhà Biden là chiến dịch thông tin sai lệch của Nga.
Huawei bắt đầu ‘ngấm đòn’ trừng phạt của Mỹ
Theo Epoch Times, Huawei đang bắt đầu ngấm đòn trừng phạt của Mỹ khi tốc độ tăng trưởng bị chậm lại và dự đoán sẽ còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Theo báo cáo doanh thu 9 tháng đầu năm của Huawei được công bố hôm 23/10, tập đoàn này đạt mức gần 100 tỉ USD, tăng 9,9% so với năm 2019, nhưng giảm mạnh so với mức tăng trưởng 24% công ty từng đạt được trong cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong quý 3, tăng trưởng doanh thu còn giảm mạnh hơn, chỉ đạt mức tăng 3,7% so với mức 27% của quý 3 năm 2019.
Mảng kinh doanh thiết bị của Huawei gặp khó khăn. Huawei vẫn là nhà cung cấp viễn thông lớn của thế giới, nhưng chủ yếu là từ thị trường nội địa.
Còn ở thị trường quốc tế, tuần qua Thụy Điển là nước mới nhất đi theo Anh cùng nhiều nước khác trong cấm sử dụng công nghệ 5G do Huawei phát triển.
Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Dell’Oro Group, hơn 10 nước chiếm khoảng 1/3 thị trường thiết bị viễn thông đang xem xét từ bỏ Huawei và thực tế này cho thấy hãng công nghệ Trung Quốc đang mất dần cơ hội tại một loạt các quốc gia.

Bulgaria ký thỏa thuận 5G với Mỹ, loại các công ty Trung Quốc
Tin VOA


Một góc thủ đô Sofia của Bulgaria (ảnh tư liệu, 2007)
Bulgaria theo chân các nước Balkan khác ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ về an ninh mạng không dây tốc độ cao nhắm mục đích loại trừ các nhà cung cấp phần cứng Trung Quốc.
Bulgaria tham gia cùng với Bắc Macedonia và Kosovo, hai quốc gia láng giềng cũng đã ký thỏa thuận an ninh "Mạng lưới sạch" vào thứ Sáu 23/10.
Đây là một phần trong nỗ lực của chính quyền của Tổng thống Trump nhằm loại trừ hãng công nghệ khổng lồ Huawei và các công ty Trung Quốc khác trong các mạng 5G.
Các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu một chiến dịch trên khắp châu Âu và các nơi khác chống lại việc trao hợp đồng cho Huawei, hãng này bị đưa vào danh sách đen vì gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, cũng như vì hãng sử dụng công nghệ của mình để do thám hộ chính phủ Trung Quốc.
Trung Quốc đưa ra lập luận rằng nỗ lực của Hoa Kỳ có động cơ là những lo ngại về thương mại.
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Sofia cho biết Bulgaria “tham gia một liên minh ngày càng đông đảo gồm các quốc gia và công ty cam kết bảo vệ mạng 5G của họ khỏi các nhà cung cấp không đáng tin cậy”.
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách tăng trưởng kinh tế Keith Krach nói trong một video của chính phủ Mỹ ghi lại lễ ký kết hôm 23/10 với Bulgaria rằng thỏa thuận này rất quan trọng đối với an ninh quốc gia, sự thịnh vượng kinh tế và sự ổn định trong khu vực.
Tuần duyên Mỹ sẽ đối phó việc đánh cá trái phép của Trung Quốc
Reuters đưa tin, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien ngày 23/10 cho hay Lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ bố trí các tàu tuần duyên ở tây Thái Bình Dương để phục vụ các nhiệm vụ an ninh hàng hải, ngăn chặn các hành động gây rối của Trung Quốc trong khu vực.
Trang web của Nhà Trắng đăng lại tuyên bố của ông Robert O’Brien: “Việc Trung Quốc đánh bắt trái phép, không báo cáo, không theo quy định cùng với hành vi quấy rối tàu bè hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương hiện đe dọa chủ quyền của chúng tôi cũng như chủ quyền của các nước láng giềng Thái Bình Dương và gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực.
Những nỗ lực của Chính phủ Mỹ, gồm Lực lượng tuần duyên Mỹ, là vô cùng quan trọng đối với việc đối phó những hành động nham hiểm và gây mất ổn định này”.
Tuyên bố của ông Robert O’Brien được đưa ra ngay trước chuyến thăm các nước châu Á của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Chuyến đi này nhằm tăng cường các đồng minh chống lại Bắc Kinh. Trước đó, ông Pompeo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Nhật Bản, Ấn Độ và Úc thuộc “Bộ tứ Kim cương” ở Tokyo.

Tàu tuần duyên Mỹ đến Thái Bình Dương để chống các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông
Tin RFI


(Ảnh minh họa) - Một tàu tuần duyên của Mỹ. @US Coast Guard
Hôm qua, 23/10/2020, Hoa Kỳ thông báo gởi các tàu tuần tra của lực lượng tuần duyên Mỹ đến vùng Thái Bình Dương để chống lại các hoạt động « gây mất ổn định » của Trung Quốc tại các vùng đánh cá đang có tranh chấp ở Biển Đông.
Theo hãng tin AFP, trong một thông cáo, cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, Robert O’Brien, cáo buộc Bắc Kinh « đánh bắt trái phép » và « sách nhiễu » các tàu cá của những nước láng giềng, đồng thời thông báo là lực lượng tuần duyên đang triển khai các tàu tuần tra nhanh đến khu vực tây Thái Bình Dương.
Ông O’Brien nói rõ là các tàu tuần tra lớp Sentinel sẽ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh hàng hải, nhất là hỗ trợ cho các ngư dân, qua việc cộng tác với các đối tác trong khu vực mà khả năng giám sát biển còn hạn chế. Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho biết thêm là lực lượng tuần duyên Mỹ, trực thuộc bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, dự trù sẽ đặt thường xuyên các tàu tuần tra này tại vùng lãnh thổ Samoa của Mỹ, nằm ở vùng nam Thái Bình Dương.
Washington thường xuyên tố cáo Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế khi điều động các chiến hạm để hộ tống những tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động tại ngư trường của các nước khác. Hồi tháng 07/2020, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đã lên án những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, cáo buộc hải quân Trung Quốc đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam, quấy nhiễu các công ty thăm dò dầu khí của Malaysia và hộ tống các tàu cá Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Vào tháng 09, Jakarta đã phản đối vụ một tàu hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.
Trong khi đó, hôm qua, Philippines và Nhật Bản đã nhấn mạnh là các quốc gia phải ngưng mọi hoạt động có thể gây thêm căng thẳng ở Biển Đông. Trong một cuộc họp trực tuyến, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana và đồng nhiệm Nhật Nobuo Kishi, cũng đã nêu bật tầm quan trọng của tự do hàng hải tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Triều Tiên nói bão cát từ Trung Quốc có thể mang theo nCov
Reuters dẫn tin từ truyền thông Triều Tiên hôm 24/10 khuyến cáo người dân tránh ra ngoài vì bão cát từ Trung Quốc có thể mang theo virus viêm phổi Vũ Hán.
Tờ Rodong Sinmun cho biết, trong khi viêm phổi Vũ Hán tiếp tục lây lan quanh thế giới, việc đối phó với bão cát vàng và có biện pháp đề phòng toàn diện đã trở thành nhu cầu thiết yếu.
Đài truyền hình KRT trước đó một ngày đăng bản tin cho rằng bão cát vàng và các đám mây bụi có thể mang theo chất độc hại và mầm bệnh, đồng thời kêu gọi người dân chú ý vệ sinh cá nhân sau khi về nhà. Công nhân được khuyến cáo tránh làm việc ở ngoài trời.
Đại sứ quán Nga tại Bình Nhưỡng thông báo rằng Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã cảnh báo các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế tại nước này về bão cát và khuyến cáo nên ở trong nhà, đóng hết cửa sổ.
Bão cát vàng là hiện tượng bụi cát từ sa mạc ở Mông Cổ và Trung Quốc thổi qua bán đảo Triều Tiên vào một số thời gian nhất định trong năm. Các trận bão cát này thường mang theo bụi độc hại gây nhiều vấn đề sức khỏe cho người dân Triều Tiên và Hàn Quốc.
Chiến dịch Trump gây quỹ kỷ lục ngày tranh luận
Theo Washington Post, chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump hôm 23/10 thông báo Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa và các ủy ban gây quỹ chung đã huy động được 26 triệu USD quanh cuộc tranh luận lần cuối giữa Trump và Biden.
Uỷ ban Quốc gia đảng Cộng hoà cho biết đó là ngày gây quỹ trực tuyến lớn nhất từ trước đến nay.
Chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống Joe Biden không thông báo gây quỹ được bao nhiêu trong cuộc tranh luận cuối.
Tổng thống Ba Lan nhiễm virus Vũ Hán
Reuters cho biết, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã dương tính với nCov, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng kỷ lục ở nước này.
“Tổng thống hôm qua đã được xét nghiệm virus corona và kết quả là dương tính.. Tổng thống hiện vẫn ổn. Chúng tôi thường xuyên liên hệ với các dịch vụ y tế liên quan”, ông Blazej Spychalski, quốc vụ khanh tại văn phòng tổng thống, hôm nay thông báo trên Twitter.
Thông tin Tổng thống Ba Lan nhiễm viêm phổi Vũ Hán được công bố trong bối cảnh nước này chứng kiến số ca nhiễm hàng ngày tăng kỷ lục với hơn 13.600 ca hôm 23/10, nâng tổng số ca lên hơn 228.000, trong đó gần 4.200 người đã tử vong.
Số ca nhiễm Covid ở châu Á vượt quá 10 triệu
Theo thống kê của Reuters, hôm 24/10, châu Á trở thành khu vực thứ hai có số ca nhiễm Covid-19 vượt quá 10 triệu.
Thống kê của Reuters dựa trên báo cáo chính thức của các quốc gia. Các chuyên gia nói rằng con số thực sự của các trường hợp và tử vong có thể cao hơn đáng kể, do thiếu sót trong xét nghiệm và báo cáo thiếu tiềm năng ở nhiều quốc gia.
Ấn Độ là nước châu Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm gần 20% số ca bệnh và 12% số ca tử vong của toàn cầu.
Nước láng giềng phía đông của Ấn Độ, Bangladesh là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai ở châu Á, với gần 400.000 ca
Ở Đông Nam Á, tuần trước, Indonesia đã vượt qua Philippines để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, hiện có hơn 370.000 ca nhiễm.
----------

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?