Các bài đăng trên website Bauxite Việt Nam

 

Hai món quà quí của ông bạn quý

Vũ Kim Hạnh

Hôm qua, giữa đêm, chừng 2 giờ sáng, trời bỗng đổ mưa ầm ầm. Tôi giật mình, chạy ra xem có đóng giếng trời chưa. Vô ngồi ở cái ghế quen thuộc của bàn nước nhỏ thì dường như nghe tiếng ông bạn cùng nhà: Chà, gần Tết quá rồi mà ông trời còn tặng cho trận mưa này, mấy thứ vạn thọ, cúc, huệ... người ta chuẩn bị bán tết hổng chừng nở toác hoác hết. Món quà này thiệt không đúng lúc nha...

Tôi im lặng. Và chợt nhớ bản tin ngắn đang đọc về hai món quà quý mà người bạn quý vừa tặng mình, tôi đem đọc cho ông bạn cùng nhà nghe. Còn "ác chiến" hơn trận mưa đột xuất đang dội xuống. Đây...

1/ Luật Hải cảnh mới thông qua cho phép bán thẳng tàu cá nước ngoài bị coi là vi phạm

Quốc hội Trung Quốc, hôm qua 22/1/2021, vừa thông qua luật Hải cảnh cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh tự công bố đòi chủ quyền. Dự luật Hải cảnh được Trung Quốc giới thiệu vào tháng 11 năm 2020. Theo đó, luật quy định trong từng trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không để “trị” tàu nước ngoài. Ngoài ra, nhân viên chấp pháp TQ còn được quyền (?!?) phá huỷ các cấu trúc mà nước khác xây dựng trên các “thực thể” mà Trung Quốc đòi chủ quyền, cho phép hải cảnh được quyền tạo các vùng cấm di chuyển "khi cần" để ngăn tàu thuyền và người xâm nhập.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói luật mới hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việt Nam mới kỷ niệm ngày mất Hoàng Sa. Biển Đông, vùng biển mà TQ đòi chủ quyền đến gần 90% diện tích, dựa vào đường đứt khúc 9 đoạn họ tự vẽ, chính là nơi mưu sinh truyền thống của hàng vạn ngư dân Việt từ bao đời, trong đó có một ngư trường quan trọng là Hoàng Sa. Bây giờ TQ cũng làm luôn luật mới. Nghĩa là, từ nay, không cần đâm tàu Việt nữa mà cứ... bắn thẳng thôi?

Trung Quốc thông qua luật Hải cảnh, chuyên gia cảnh báo tàu cá ngư dân Việt Nam có thể bị bắn

 RFA tiếng Việt

2021-01-22

VOASau khi Bắc Kinh thông qua luật, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên lên tiếng. Hôm qua 22/01, ngoại trưởng Nhật Toshimitsu Motegi bày tỏ «quan ngại» về luật Hải Cảnh Trung Quốc vừa ban hành trong ngày. Năm 2020 vừa qua là năm mà số lượng tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (do Tokyo kiểm soát) đạt mức kỷ lục. Theo Bloomberg, luật mới sẽ làm gia tăng căng thẳng hiện nay tại các vùng biển ven Trung Quốc. Báo chí Việt Nam nói đến nguy cơ «rủi ro bạo lực gia tăng tại Biển Đông» với luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc.

Kể từ năm 2018, Hải Cảnh Trung Quốc, vốn thuộc bên dân sự quản lý, trở thành một bộ phận của Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc, dưới quyền lãnh đạo của Quân Ủy Trung ương, cơ quan ra quyết định cao nhất trong lĩnh vực quân sự của Trung Quốc. Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, số lượng phương tiện của Hải Cảnh Trung Quốc tăng vọt lên 130 tàu hơn 1.000 tấn, vào năm 2019, tức gấp hơn ba lần so với năm 2012. Hải Cảnh Trung Quốc được trang bị tàu tuần tra hơn 10.000 tấn, với súng máy 76 mm. Tàu được coi là lớn nhất tại vùng Biển Đông.

Trung Quốc thông qua luật Hải cảnh, chuyên gia cảnh báo tàu cá ngư dân Việt Nam có thể bị bắn

Hình minh hoạ. Tàu hải cảnh của Trung Quốc nhìn từ tàu cảnh sát biển Việt Nam ở Biển Đông hôm 14/5/2014. Reuters

Quốc hội Trung Quốc vừa thông qua luật Hải cảnh mới hôm 22/1/2021, cho phép tàu hải cảnh của nước này được quyền bắn vào các tàu nước ngoài trong vùng nước mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan tin này vào cùng ngày.

Dự luật Hải cảnh được Trung Quốc giới thiệu vào tháng 11 năm 2020. Theo đó, luật quy định trong từng trường hợp cụ thể, lực lượng chấp pháp của Trung Quốc có thể sử dụng các loại vũ khí khác nhau để đối phó với tàu nước ngoài bao gồm vũ khí cầm tay, vũ khí phóng từ tàu hoặc từ trên không.

Nhiều Dân biểu Quốc hội Châu Âu yêu cầu có biện pháp mạnh với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền

Ỷ Lan

Nghị Quyết Quốc hội Hội Châu Âu bao gồm 15 nhận định và 23 yêu sách gói trọn mọi vi phạm nhân quyền đang xảy ra. Nghị quyết nhận định Việt Nam là “quốc gia giam giữ các tù nhân chính trị đông nhất tại Đông Nam Á”, và“lên án các cuộc đàn áp gia tăng giới bất đồng chính kiến cùng những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, kể cả việc kết án, đe doạ chính trị, theo dõi, sách nhiễu, tấn công, xét xử bất minh và tống khứ các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền ra nước ngoài vì họ hành xử tự do ngôn luận, rõ ràng là Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quốc tế”.

Nhiều Dân biểu Quốc hội Châu Âu yêu cầu có biện pháp mạnh với Việt Nam vì vấn đề nhân quyền

Hình minh hoạ. Dân biểu Maria Arena thuộc Liên minh Xã hội & Dân chủ, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu. Photo: RFA

Sau một khoáng đại sôi nổi nhưng hào hứng tại Quốc hội Châu Âu ở thủ đô Brussels, Vương quốc Bỉ, Nghị quyết về nhân quyền cho Việt Nam đã được thông qua vào lúc 4 giờ 30 chiều ngày 21 tháng 1 vừa qua. Hầu hết các Dân biểu đại diện các quốc gia Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu đều lên tiếng phát biểu. Sự nô nức tham gia phát biểu cho thấy họ theo dõi và am hiểu tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam, đặc biệt giới Đông Âu nắm vững ý thức hệ Cộng sản qua sự phân tích và phê phán của họ. Vì đại dịch COVID-19 nên một số Dân biểu không thể trực tiếp có mặt nhưng vẫn tham dự qua video viễn liên.

So với các khoáng đại thảo luận vấn đề Việt Nam trước đây, khoáng đại này rất quyết liệt, vì cảm thức bị xúc phạm trước sự bội ước của Hà Nội khi hứa hẹn hão trên bình diện nhân quyền và các tự do cơ bản để kết thúc Hiệp định EVFTA. Đến khi ký xong thì Hà Nội đã phủi tay đàn áp nhân quyền. Nhiều Dân biểu đặt thẳng yêu sách Liên Âu đình chỉ Hiệp định Thương mại Tự do Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) hoặc dựng lại hàng rào quan thuế đối với Việt Nam mà hiệp định đã huỷ.

Nghị Quyết Quốc hội Hội Châu Âu bao gồm 15 nhận định và 23 yêu sách gói trọn mọi vi phạm nhân quyền đang xảy ra. Nghị quyết nhận định Việt Nam là “quốc gia giam giữ các tù nhân chính trị đông nhất tại Đông Nam Á”, và“lên án các cuộc đàn áp gia tăng giới bất đồng chính kiến cùng những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, kể cả việc kết án, đe doạ chính trị, theo dõi, sách nhiễu, tấn công, xét xử bất minh và tống khứ các nhà hoạt động chính trị, nhà báo, bloggers, nhà bất đồng chính kiến và hoạt động nhân quyền ra nước ngoài vì họ hành xử tự do ngôn luận, rõ ràng là Việt Nam vi phạm các nghĩa vụ quốc tế”.

Nghị quyết quan tâm đặc biệt đến việc bắt giữ tuỳ tiện và kết án ba nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn, sáng lập và thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, yêu sách trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho họ cũng như cho các tù nhân chính trị, nhà hoạt động nhân quyền, môi sinh, công đoàn, vì họ hành xử quyền tự do ngôn luận, và bãi truất các án dành cho họ”.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?