Hơn 100 thành viên QH Anh kêu gọi trừng phạt TQ vì Hong Kong và Tân Cương

 BBC

Riot police detain a group of people during a protest in the Causeway Bay district of Hong Kong

NGUỒN HÌNH ẢNH,AFP

Chụp lại hình ảnh,

Boris Johnson đã chỉ trích luật chống biểu tình do Bắc Kinh áp đặt lên Hong Kong năm ngoái

Hơn 100 nghị sĩ Hạ viện và cả thành viên Thượng viện Anh đang thúc giục Thủ tướng Boris Johnson áp đặt biện pháp trừng phạt với quan chức Trung Quốc, những người đã dẫn đầu cuộc đàn áp các nhà vận động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Trong thư gửi tới thủ tướng, các nghị sĩ cũng kêu gọi nên có thêm biện pháp trừng phạt với những người chịu trách nhiệm cho việc đàn áp nhân quyền của người thiểu số Uighur (Duy Ngô Nhĩ).

Nhóm chính trị gia liên đảng đưa ra những yêu cầu này gồm cả Phát ngôn viên Ngoại giao của đảng đối lập lớn nhất trong Hạ viện, đảng Lao Động, bà Lisa Nandy, và cựu thống đốc Hong Kong, Lord Patten.

Ông Chris Patten từng là thống đốc cuối cùng của Hong Kong, trước khi về Anh làm chủ tịch Hội đồng quản trị BBC, hiệu trưởng ĐH Oxford và thành viên Thượng viện (House of Lords), từ cánh của đảng Bảo thủ.

Chính phủ Anh cho đến nay vẫn chưa áp đặt bất kỳ lệnh trừng phạt nào lên Trung Quốc vì cuộc đàn áp ở Hong Kong.

Tuy nhiên, ông Boris Johnson năm ngoái đã chỉ trích luật chống biểu tình do Bắc Kinh áp đặt, gọi đây là một vi phạm Tuyên bố chung Trung-Anh, theo đó Anh bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997.

Theo tin mới nhất 15/04 của trang The Indpendent ra tại London thì tuần tới, các nghị sĩ Hạ viện Anh sẽ vận động thông qua một nghị quyết không ràng buộc để thúc giục chính phủ Anh có hành động với Bắc Kinh.

Luật chống biểu tình (mà TQ gọi là luật an ninh quốc gia) khiến việc trừng phạt người biểu tình trở nên dễ dàng hơn và phá hủy các quyền tự do của người dân Hong Kong, vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục.

Anh và vấn đề Hong Kong

Lisa Nandy

NGUỒN HÌNH ẢNH,PA MEDIA

Chụp lại hình ảnh,

Bà Lisa Nandy, sinh năm 1979, hiện phụ trách mảng ngoại giao của đảng Lao động Anh

Vào tháng Giêng, 50 nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia nổi tiếng nhất Hong Kong đã bị bắt theo các điều khoản của luật này.

Trong thư, các nghị sĩ và người đồng cấp yêu cầu thủ tướng ban lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản các quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm.

Động thái được yêu cầu cũng nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt áp đặt lên 9 công dân Vương quốc Anh - trong đó có 5 nghị sĩ - hồi tháng trước, vì đã truyền bá điều mà Trung Quốc gọi là "dối trá và thông tin sai lệch".

Trong khi đó, các thành viên Quốc hội Anh đang kêu gọi mở rộng các biện pháp trừng phạt với nhiều quan chức chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ.

Trung Quốc đã giam giữ hàng nghìn người trong các trại ở khu vực Tây Bắc Tân Cương, nơi có những cáo buộc về tra tấn, cưỡng bức lao động và lạm dụng tình dục.

Trung Quốc bác bỏ mọi cáo buộc, nói rằng các trại này là cơ sở "cải tạo" được dùng để chống khủng bố.

Các báo Anh cho hay một cuộc thảo luận trong Quốc hội Anh vào tuần tới có thể sẽ đem lại một nghị quyết như của Quốc hội Canada, tuyên bố là nạn diệt chủng đang diễn ra ở Tân Cương với người thiểu số Uighur.

Tuy không có tính ràng buộc, một tuyên bố như thế, nếu được thông qua, theo tờ Independent sẽ "gây khó khăn cho chính phủ của Thủ tướng Johnson" vốn vừa phê phán TQ về nhân quyền, vừa muốn duy trì giao thương kinh tế với TQ.

Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?