Nam sinh giành học bổng bốn đại học danh tiếng ở Mỹ

Thứ hai, 19/4/2021, 04:00 (GMT+7)


Tháng 3/2021 là khoảng thời gian đáng nhớ với Hà Tuấn Hùng, học sinh lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội). Em liên tiếp nhận thư chúc mừng trúng tuyển từ bốn đại học Mỹ với các gói học bổng toàn phần cho bốn năm, mỗi năm từ 75.000 đến 78.000 USD.

Những đại học Hùng trúng tuyển đều danh tiếng, bao gồm Đại học Dartmouth thuộc nhóm Ivy League (top 13 National Universities - NU, theo US News and World Report), Vanderbilt (top 14 NU), Williams và Vassar (top 1 và top 13 National Liberal Arts Colleges).

Chỉ bắt đầu chuẩn bị du học từ đầu kỳ II lớp 11, cũng là thời điểm Covid-19 khiến nhiều hoạt động bị đảo lộn, Hùng có khoảng thời gian nộp hồ sơ (apply) đầy thử thách nhưng đáng nhớ.

Hà Tuấn Hùng đang là học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Ảnh: Dương Tâm.

Hà Tuấn Hùng đang là học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Ảnh: Dương Tâm.

Hùng ấp ủ giấc mơ du học từ lớp 7-8, khi chị gái học trường chuyên nhiều lần ra nước ngoài giao lưu. Trúng tuyển trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Hùng cho phép bản thân xả hơi bằng cách tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào mình thích. Trong khi đó, nhiều bạn xung quanh đã có kế hoạch du học rõ ràng, một số bạn thi xong SAT.

Hết kỳ I lớp 11, Hùng giật mình khi hỏi bạn nào cũng bảo "đã chuẩn bị du học hòm hòm". Em nói với bố mẹ tìm chỗ học SAT. Nhà không có điều kiện, Hùng tính cách tiết kiệm bằng việc chỉ học SAT phần Toán chứ không học Tiếng Anh. Em cũng đi phiên dịch và điều phối các sự kiện cho một trung tâm du học để học hỏi, nâng cao kỹ năng và có tiền tiêu vặt.

Đến tháng 3/2020, Covid-19 diễn biến phức tạp, lớp SAT đóng cửa, Hùng dự định thi luôn để không trôi kiến thức, nhưng kỳ thi bị hủy đến hai lần. Mãi đến tháng 8/2020, khi dịch lắng xuống, kỳ thi tổ chức lại, em mới đăng ký dự thi. Tự ôn lại khoảng một tháng, Hùng đạt 1.580/1.600 - số điểm rất ít học sinh đạt được.

Thời điểm chuẩn bị SAT cũng là lúc Hùng tham dự một kỳ thi tranh biện do trường THPT chuyên Sư phạm tổ chức. Nếu giành giải nhất, em sẽ được học bổng từ một trung tâm tư vấn du học. Điều này sẽ giúp nam sinh có định hướng rõ ràng hơn nên rất mong đợi.

"Gia đình không đủ điều kiện để chi trả cho các dịch vụ tư vấn nên em rất quyết tâm giành giải thưởng đó. Nhưng rồi em chỉ đạt giải nhì", Hùng nhớ lại. Bạn đoạt giải nhất không có nhu cầu du học, suất học bổng được chuyển sang em. Từ đó, Hùng có người hướng dẫn và biết phải làm gì tiếp theo.

Video Player is loading.
Current Time 0:06
/
Duration 1:41
Loaded: 0%
Progress: 0%
Ad will show after 1 s

Hà Tuấn Hùng chia sẻ về quá trình apply du học Mỹ. Video: Dương Tâm.

Thời gian còn lại quá ngắn, chỉ khoảng 4 tháng là đến thời điểm nộp hồ sơ, Hùng không thể xây dựng các hoạt động ngoại khóa từ đầu. Em còn phải lo làm rất nhiều bài luận. Điểm mặt những hoạt động tham gia trong lớp 10 và 11, Hùng nhận thấy chúng xoay quanh ba chủ đề chính: Viết lách, tranh biện và nghệ thuật. Em viết khá nhiều và tự nhận viết tốt bởi có làm báo trường và cũng đi làm thêm công việc truyền thông cho một tổ chức giáo dục hồi hè lớp 10.

Về tranh biện, nam sinh chuyên Anh đạt nhiều giải thưởng lớn như giải nhất cuộc thi The Debaters mùa 1 của VTV7 và Hanoi Debate Tournament 2020. Em còn là một trong năm học sinh trong đội tuyển tranh biện Việt Nam tham gia giải Vô địch tranh biện thế giới cho học sinh năm 2020 (WSDC) và giành giải người nói xuất sắc thứ 4 trong hạng người nói tiếng Anh như ngoại ngữ. "Cuộc thi có 370 học sinh đến từ 74 quốc gia, kết quả đó khá tuyệt với em", Hùng nói.

Hùng cũng tham gia nhiều hoạt động liên quan đến nghệ thuật như diễn kịch hay làm đạo diễn cho các chương trình ở trường. Em đi học làm phim tài liệu và diễn xuất, từng có phim tài liệu ngắn đoạt giải ba tại liên hoan phim Búp sen vàng dành cho những người làm phim không chuyên. Sân khấu điện ảnh cũng là ngành Hùng mong muốn được học ở Mỹ.

Rất nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng Hùng vẫn lo lắng vì chúng khá lộn xộn, không liên quan đến nhau do em không tính toán chuyện tham gia để làm đẹp hồ sơ du học. Sau nhiều thời gian suy nghĩ, Hùng nhận ra điểm chung là các hoạt động đều thể hiện em hướng ngoại, thích kết nối và hiểu mọi người xung quanh, thích được thể hiện bản thân và khẳng định mình. Thông điệp này được Hùng đưa vào bài luận chính, tạo thành sợi dây kết nối hoạt động ngoại khóa và bài luận.

Hùng chia sẻ bài luận chính của em mang chủ đề "Chiếc váy của chị tôi". Em bắt đầu bài luận bằng câu chuyện gia đình có truyền thống mặc lại đồ của nhau, chẳng hạn mẹ mặc váy cưới của bà, bố mặc quân phục của anh trai. Hùng có chị gái là người chuyển giới từ nam sang nữ. Trước khi chị thay đổi giới tính, em cũng rất hay mặc lại quần áo của chị.

Sự thay đổi của chị khiến gia đình không chấp nhận, chính Hùng cũng không hiểu vì sao trước đây chị ăn mặc giống mình mà giờ thì khác hẳn. Trong giây phút muốn hiểu chị mình, muốn biết việc sống trong hình hài không đúng là mình thì sẽ ra sao, em đã lấy váy của chị ra mặc. "Em cảm nhận rõ sự khó chịu và em hiểu rằng việc không được sống là chính mình thực sự tồi tệ", Hùng nói.

Từ câu chuyện trên, Hùng kết thúc bài luận với việc khẳng định bản thân rất muốn thấu hiểu người khác. Sau này lớn lên, các hoạt động em làm cũng nhằm để hiểu mọi người và khẳng định mình.

Mất ba tuần hoàn thành bài luận chính, Hùng vui vì gần như tự làm tất cả dưới sự hướng dẫn và gợi ý chỉnh sửa của một cố vấn. Sau khi hoàn thành, em phải làm các bài luận phụ để apply vào 5 trường trong đợt tuyển sinh sớm tháng 11/2020.

Thời gian apply gấp rút nhưng Hùng khá kỳ vọng được nhận ngay trong đợt sớm. Thế nhưng kết quả lại đi ngược. Gần một tháng sau khi apply, những thư từ chối từ các trường lần lượt được gửi tới Hùng. Trường em thích và kỳ vọng nhất là Đại học Williams cũng không nhận ngay mà quyết định để lại hồ sơ của em để xét với các bạn nộp đợt sau.

"Em rất căng thẳng. Bố mẹ bảo không sao vì đã cố hết sức rồi nhưng em rất buồn. Việc bố mẹ chi khá nhiều tiền để em đi học, đi thi chuẩn hóa khiến em cảm thấy tội lỗi. Hơn nữa, em là người đã đặt mục tiêu thì muốn phải đạt được", Hùng nói.

Hà Tuấn Hùng trong cuộc thi Vô địch tranh biện thế giới dành cho học sinh năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hà Tuấn Hùng trong cuộc thi Vô địch tranh biện thế giới dành cho học sinh năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Mất một tuần stress, Hùng lấy lại động lực để tiếp tục viết bài luận phụ và apply đợt tháng 1. Lần này, để tăng cơ hội trúng tuyển, em nộp vào hơn 10 trường. Liền sau đó, Covid-19 trở nên phức tạp. Em phải học ở trường để bắt kịp chương trình, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi kỳ I đã tập trung cho việc apply sớm và thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh. Em cũng phải chuẩn bị để tiếp tục đại diện Việt Nam dự cuộc thi Vô địch tranh biện thế giới vào tháng 7.

Quá nhiều việc dồn đến một lúc khiến Hùng bị cuốn đi, không còn để ý thời gian các đại học Mỹ công bố kết quả tuyển sinh. Bỗng đến ngày thứ bảy đầu tiên của tháng 3, Hùng nhận được thư chúc mừng trúng tuyển từ Đại học Vanderbilt kèm thông báo nhận được học bổng học thuật Cornelius từ trường. Học bổng này chỉ 1% học sinh toàn thế giới giành được.

Sau đó, Hùng vẫn nhận được một loạt thư báo trượt nhưng không thấy tệ như đợt trước nữa. Đến giữa tháng 3, trường em mơ ước là Williams báo đỗ. Hai trường còn lại là Vassar và Dartmouth cũng gọi tên. Trong đó, Dartmouth là trường Ivy League duy nhất Hùng nộp và không dám kỳ vọng.

Vũ Thị Linh Chi, 26 tuổi, cố vấn của Hùng, đánh giá Hùng xứng đáng nhận được học bổng toàn phần từ các đại học lớn của Mỹ. Gặp Hùng trong cuộc thi tranh biện, Chi được biết dù muốn du học, Hùng có phần e dè khi gia đình không có điều kiện. Chi đã gặp Hùng và mẹ để nói chuyện, mong gia đình cho em thử sức.

"Khi đó, mình cũng không nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy nếu không làm thì sau này có thể phải tiếc. Đến khi Hùng thành học sinh Việt Nam duy nhất nhận học bổng Cornelius danh giá của Đại học Vanderbilt cùng học bổng toàn phần của ba đại học khác, mình biết đã không sai", Chi nói, đánh giá Hùng luôn cố gắng, chủ động. Em tạo ra nhiều giá trị và truyền cảm hứng cho mọi người.

Hiện, Hùng tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và cuộc thi WSDC 2021 diễn ra vào tháng 7. Em mở lớp tranh biện online cho học sinh lớp 10 và dạy gia sư tranh biện cho các em lớp 3-5. Hùng dự định "gap year" một năm để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sang Mỹ.

"Em chưa từng nghĩ sẽ đỗ trường Ivy League như Dartmouth nên trước đó đã nghĩ sẽ nhập học Williams. Giờ thì em có chút phân vân", Hùng nói.



Tháng 3/2021 là khoảng thời gian đáng nhớ với Hà Tuấn Hùng, học sinh lớp 12 chuyên Anh, trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội). Em liên tiếp nhận thư chúc mừng trúng tuyển từ bốn đại học Mỹ với các gói học bổng toàn phần cho bốn năm, mỗi năm từ 75.000 đến 78.000 USD.

Những đại học Hùng trúng tuyển đều danh tiếng, bao gồm Đại học Dartmouth thuộc nhóm Ivy League (top 13 National Universities - NU, theo US News and World Report), Vanderbilt (top 14 NU), Williams và Vassar (top 1 và top 13 National Liberal Arts Colleges).

Chỉ bắt đầu chuẩn bị du học từ đầu kỳ II lớp 11, cũng là thời điểm Covid-19 khiến nhiều hoạt động bị đảo lộn, Hùng có khoảng thời gian nộp hồ sơ (apply) đầy thử thách nhưng đáng nhớ.

Hà Tuấn Hùng đang là học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Ảnh: Dương Tâm.

Hà Tuấn Hùng đang là học sinh lớp 12 chuyên Anh trường THPT chuyên Ngoại ngữ. Ảnh: Dương Tâm.

Hùng ấp ủ giấc mơ du học từ lớp 7-8, khi chị gái học trường chuyên nhiều lần ra nước ngoài giao lưu. Trúng tuyển trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Hùng cho phép bản thân xả hơi bằng cách tham gia bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào mình thích. Trong khi đó, nhiều bạn xung quanh đã có kế hoạch du học rõ ràng, một số bạn thi xong SAT.

Hết kỳ I lớp 11, Hùng giật mình khi hỏi bạn nào cũng bảo "đã chuẩn bị du học hòm hòm". Em nói với bố mẹ tìm chỗ học SAT. Nhà không có điều kiện, Hùng tính cách tiết kiệm bằng việc chỉ học SAT phần Toán chứ không học Tiếng Anh. Em cũng đi phiên dịch và điều phối các sự kiện cho một trung tâm du học để học hỏi, nâng cao kỹ năng và có tiền tiêu vặt.

Đến tháng 3/2020, Covid-19 diễn biến phức tạp, lớp SAT đóng cửa, Hùng dự định thi luôn để không trôi kiến thức, nhưng kỳ thi bị hủy đến hai lần. Mãi đến tháng 8/2020, khi dịch lắng xuống, kỳ thi tổ chức lại, em mới đăng ký dự thi. Tự ôn lại khoảng một tháng, Hùng đạt 1.580/1.600 - số điểm rất ít học sinh đạt được.

Thời điểm chuẩn bị SAT cũng là lúc Hùng tham dự một kỳ thi tranh biện do trường THPT chuyên Sư phạm tổ chức. Nếu giành giải nhất, em sẽ được học bổng từ một trung tâm tư vấn du học. Điều này sẽ giúp nam sinh có định hướng rõ ràng hơn nên rất mong đợi.

"Gia đình không đủ điều kiện để chi trả cho các dịch vụ tư vấn nên em rất quyết tâm giành giải thưởng đó. Nhưng rồi em chỉ đạt giải nhì", Hùng nhớ lại. Bạn đoạt giải nhất không có nhu cầu du học, suất học bổng được chuyển sang em. Từ đó, Hùng có người hướng dẫn và biết phải làm gì tiếp theo.

Video Player is loading.
Current Time 0:06
/
Duration 1:41
Loaded: 0%
Progress: 0%
Ad will show after 1 s

Hà Tuấn Hùng chia sẻ về quá trình apply du học Mỹ. Video: Dương Tâm.

Thời gian còn lại quá ngắn, chỉ khoảng 4 tháng là đến thời điểm nộp hồ sơ, Hùng không thể xây dựng các hoạt động ngoại khóa từ đầu. Em còn phải lo làm rất nhiều bài luận. Điểm mặt những hoạt động tham gia trong lớp 10 và 11, Hùng nhận thấy chúng xoay quanh ba chủ đề chính: Viết lách, tranh biện và nghệ thuật. Em viết khá nhiều và tự nhận viết tốt bởi có làm báo trường và cũng đi làm thêm công việc truyền thông cho một tổ chức giáo dục hồi hè lớp 10.

Về tranh biện, nam sinh chuyên Anh đạt nhiều giải thưởng lớn như giải nhất cuộc thi The Debaters mùa 1 của VTV7 và Hanoi Debate Tournament 2020. Em còn là một trong năm học sinh trong đội tuyển tranh biện Việt Nam tham gia giải Vô địch tranh biện thế giới cho học sinh năm 2020 (WSDC) và giành giải người nói xuất sắc thứ 4 trong hạng người nói tiếng Anh như ngoại ngữ. "Cuộc thi có 370 học sinh đến từ 74 quốc gia, kết quả đó khá tuyệt với em", Hùng nói.

Hùng cũng tham gia nhiều hoạt động liên quan đến nghệ thuật như diễn kịch hay làm đạo diễn cho các chương trình ở trường. Em đi học làm phim tài liệu và diễn xuất, từng có phim tài liệu ngắn đoạt giải ba tại liên hoan phim Búp sen vàng dành cho những người làm phim không chuyên. Sân khấu điện ảnh cũng là ngành Hùng mong muốn được học ở Mỹ.

Rất nhiều hoạt động ngoại khóa nhưng Hùng vẫn lo lắng vì chúng khá lộn xộn, không liên quan đến nhau do em không tính toán chuyện tham gia để làm đẹp hồ sơ du học. Sau nhiều thời gian suy nghĩ, Hùng nhận ra điểm chung là các hoạt động đều thể hiện em hướng ngoại, thích kết nối và hiểu mọi người xung quanh, thích được thể hiện bản thân và khẳng định mình. Thông điệp này được Hùng đưa vào bài luận chính, tạo thành sợi dây kết nối hoạt động ngoại khóa và bài luận.

Hùng chia sẻ bài luận chính của em mang chủ đề "Chiếc váy của chị tôi". Em bắt đầu bài luận bằng câu chuyện gia đình có truyền thống mặc lại đồ của nhau, chẳng hạn mẹ mặc váy cưới của bà, bố mặc quân phục của anh trai. Hùng có chị gái là người chuyển giới từ nam sang nữ. Trước khi chị thay đổi giới tính, em cũng rất hay mặc lại quần áo của chị.

Sự thay đổi của chị khiến gia đình không chấp nhận, chính Hùng cũng không hiểu vì sao trước đây chị ăn mặc giống mình mà giờ thì khác hẳn. Trong giây phút muốn hiểu chị mình, muốn biết việc sống trong hình hài không đúng là mình thì sẽ ra sao, em đã lấy váy của chị ra mặc. "Em cảm nhận rõ sự khó chịu và em hiểu rằng việc không được sống là chính mình thực sự tồi tệ", Hùng nói.

Từ câu chuyện trên, Hùng kết thúc bài luận với việc khẳng định bản thân rất muốn thấu hiểu người khác. Sau này lớn lên, các hoạt động em làm cũng nhằm để hiểu mọi người và khẳng định mình.

Mất ba tuần hoàn thành bài luận chính, Hùng vui vì gần như tự làm tất cả dưới sự hướng dẫn và gợi ý chỉnh sửa của một cố vấn. Sau khi hoàn thành, em phải làm các bài luận phụ để apply vào 5 trường trong đợt tuyển sinh sớm tháng 11/2020.

Thời gian apply gấp rút nhưng Hùng khá kỳ vọng được nhận ngay trong đợt sớm. Thế nhưng kết quả lại đi ngược. Gần một tháng sau khi apply, những thư từ chối từ các trường lần lượt được gửi tới Hùng. Trường em thích và kỳ vọng nhất là Đại học Williams cũng không nhận ngay mà quyết định để lại hồ sơ của em để xét với các bạn nộp đợt sau.

"Em rất căng thẳng. Bố mẹ bảo không sao vì đã cố hết sức rồi nhưng em rất buồn. Việc bố mẹ chi khá nhiều tiền để em đi học, đi thi chuẩn hóa khiến em cảm thấy tội lỗi. Hơn nữa, em là người đã đặt mục tiêu thì muốn phải đạt được", Hùng nói.

Hà Tuấn Hùng trong cuộc thi Vô địch tranh biện thế giới dành cho học sinh năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Hà Tuấn Hùng trong cuộc thi Vô địch tranh biện thế giới dành cho học sinh năm 2020. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Mất một tuần stress, Hùng lấy lại động lực để tiếp tục viết bài luận phụ và apply đợt tháng 1. Lần này, để tăng cơ hội trúng tuyển, em nộp vào hơn 10 trường. Liền sau đó, Covid-19 trở nên phức tạp. Em phải học ở trường để bắt kịp chương trình, chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi kỳ I đã tập trung cho việc apply sớm và thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh. Em cũng phải chuẩn bị để tiếp tục đại diện Việt Nam dự cuộc thi Vô địch tranh biện thế giới vào tháng 7.

Quá nhiều việc dồn đến một lúc khiến Hùng bị cuốn đi, không còn để ý thời gian các đại học Mỹ công bố kết quả tuyển sinh. Bỗng đến ngày thứ bảy đầu tiên của tháng 3, Hùng nhận được thư chúc mừng trúng tuyển từ Đại học Vanderbilt kèm thông báo nhận được học bổng học thuật Cornelius từ trường. Học bổng này chỉ 1% học sinh toàn thế giới giành được.

Sau đó, Hùng vẫn nhận được một loạt thư báo trượt nhưng không thấy tệ như đợt trước nữa. Đến giữa tháng 3, trường em mơ ước là Williams báo đỗ. Hai trường còn lại là Vassar và Dartmouth cũng gọi tên. Trong đó, Dartmouth là trường Ivy League duy nhất Hùng nộp và không dám kỳ vọng.

Vũ Thị Linh Chi, 26 tuổi, cố vấn của Hùng, đánh giá Hùng xứng đáng nhận được học bổng toàn phần từ các đại học lớn của Mỹ. Gặp Hùng trong cuộc thi tranh biện, Chi được biết dù muốn du học, Hùng có phần e dè khi gia đình không có điều kiện. Chi đã gặp Hùng và mẹ để nói chuyện, mong gia đình cho em thử sức.

"Khi đó, mình cũng không nghĩ nhiều, chỉ cảm thấy nếu không làm thì sau này có thể phải tiếc. Đến khi Hùng thành học sinh Việt Nam duy nhất nhận học bổng Cornelius danh giá của Đại học Vanderbilt cùng học bổng toàn phần của ba đại học khác, mình biết đã không sai", Chi nói, đánh giá Hùng luôn cố gắng, chủ động. Em tạo ra nhiều giá trị và truyền cảm hứng cho mọi người.

Hiện, Hùng tích cực chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và cuộc thi WSDC 2021 diễn ra vào tháng 7. Em mở lớp tranh biện online cho học sinh lớp 10 và dạy gia sư tranh biện cho các em lớp 3-5. Hùng dự định "gap year" một năm để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi sang Mỹ.

"Em chưa từng nghĩ sẽ đỗ trường Ivy League như Dartmouth nên trước đó đã nghĩ sẽ nhập học Williams. Giờ thì em có chút phân vân", Hùng nói. Dương Tâm







Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện