ĐIỂM BÁO PHÁP
Chống ma túy tại Miến Điện : Vấn đề nan giải
Cây thuốc phiện
Trong các số đôi chạy sang đến đầu tháng sau, tạp chí Pháp khá chú ý đến Châu Á : L’Express dành cả 6 trang cho phóng sự ở Miến Điện, tập trung trên nạn mà tạp chí trong hàng tựa gọi là « Cuộc chiến tranh nha phiến mới ». Tờ Le Nouvel Observateur cũng dành 3 trang cho bài phóng sự về cộng đồng Công giáo ở Trung Quốc. Ngoài ra, tạp chí cũng nhìn sang Ấn Độ nơi mà sự ham mê vàng của dân chúng ngày càng làm cho chính quyền nhức đầu.
Về Miến Điện, tác giả bài phóng sự nêu một thực tế đáng ngại : Diện tích trồng thuốc phiện ngày một tăng cao. Tuy đang chuyển mình để thành một nước ‘tốt’, nhưng Miến Điện vẫn bị vạch mặt chỉ tên là nước sản xuất thuốc phiện đứng thứ nhì thế giới sau Afghanistan.
Hậu quả không cần phải chứng minh, nhưng điều làm tác giả thưong xót nữa và nêu bật là cảnh người Miến Điện, nạn nhân đầu tiên tại chỗ, bị ma túy hủy hoại. Vì thế đã có những người cố chống lại nạn này, trong đó có lực lượng du kích người Palaung, ra sức chống lại các « tổ chức ma túy Miến Điện », tức lực lượng dân quân được quân đội hỗ trợ. Thành phần này kiểm soát việc buôn ma túy, và tống tiền, áp bức nông dân.
Trong bài phóng sự tựa đề « Cuộc chiến tranh nha phiến mới », tác giả đã đi theo lực lượng du kích người Palaung, và đưa độc giả đến vùng rừng núi của Tam giác vàng, ở miền đông bắc Miến Điện, gần biên giới Trung Quốc.
Lực lượng này, dưới tên gọi Quân đội Giải phóng Quốc gia, gồm 1500 người. Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, họ đòi quyền tự trị rộng lớn hơn, và từ 4 năm qua, đã tung hoành trên nhiều trận tuyến, làm quân đội Miến Điện nhức đầu. Nhưng trước mắt, những người mà đặc phái viên của L’Express đi theo, có một kẻ thù khác : Thuốc phiện. Tại vùng rừng núi dầy đặc, có hàng ngàn nông dân trồng loại cây này.
Tác giả bài phóng sự nêu lại những con số đáng ngại : năm 2012, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, lượng sản xuất là 700 tấn, diện tích trồng tăng 17%, lên thành 51.000 ha.
Thuốc phiện sản xuất đi đến những đâu ? Chủ yếu là sang Thái Lan và Trung Quốc, từ đấy tỏa khắp đi Châu Á và ra thế giới. Nhưng một phần quan trọng được tiêu thụ tại chỗ.
Không lâu thì những người mới đến này hiểu ra có một số business béo bở. Và như thế áp đăt việc trồng cây thuốc phiện cho cả vùng.
Lực lượng du kích Paluang mở mặt trận chống lại những kẻ được chính quyền yểm trợ và gây thống khổ cho dân chúng Miến Điện, chính phủ Miến Điện đã lên tiếng phản bác.
Phóng viên tạp chí L’Express đi theo một nhóm du kích quân để đến vùng nằm dưới sự kiểm soát của các dân quân, một hành trình không khác gì một chiến dịch biệt kích, phải đi mất 2 ngày mới đến các cánh đồng trồng cây thuốc phiện, đi đường rừng, tránh các con lộ để không bị dân quân phát hiện.
Trong vùng mà du kích quân Palaung kiểm soát, trên thân cây rừng người ta thấy các bảng ghi 3 điều : « Ở đây không sản xuất, không buôn bán, không tiêu thụ ». Một du kích quân trẻ, Ahnyam Ee giải thích là các nông dân không được quyền trồng cây thuốc phiện tại đây. Những kẻ buôn thì biết là tốt hơn hết không nên bén mảng đến đây.
Theo Ahnyam Ee, cách đây 5 năm, anh được thuê làm công tại một nông trại, anh đã thấy dân quân đến đấy. Họ bán thuốc phiện với giá rất thấp, khuyến khích mọi người mua hút. Chỉ trong vài tháng, thì 9 người trên 10 là không thể thiếu thuốc. Họ không lường hết hậu quả, cho đến ngày mà họ không thể làm việc được nữa, không lo cho gia đình được nữa vì không còn sức lực nữa.
« Để mua thuốc phiện, thanh niên đi ăn xin, hay đi ăn cắp. Bạn bè tôi cũng đã rơi vào cạm bẫy này, lần lượt suy sụp. Một số đã chết. Trước cảnh này, để đấu lại với bọn dân quân, tôi đã đi theo du kích ».
Trên đường đi, phóng viên L’Express mô tả cảnh nhìn thấy ở những làng, xóm : Nhà tranh xiêu vẹo, cảnh tượng lạ lùng với các « bóng ma » gầy gò, không đứng lên nổi, ánh mắt đờ đẫn, không hồn. Những bóng ma đó là những thanh niên. Tại đây họ đã bắt đầu sử dụng ma túy lúc lên 10. Không chỉ thuốc phiện mà cả heroin.
Cuộc chiến của du kích Paluang trên mặt trận thuốc phiện có thể ví như châu chấu đá voi, họ giới hạn được phần nào việc sản xuất, buôn bán ma túy trên những vùng họ kiểm soát. Nhưng ngoài chu vi này, họ kể như bất lực.
Dưới sức ép của quốc tế, chính quyền Miến Điện tỏ thiện chí, mở chiến dịch phá hủy các cánh đồng trồng thuốc phiện. Nhưng một nông dân trồng loại cây này kể lại : Lính và dân quân đến thông báo phá hủy cây thuốc, nhưng cắt lấy một mớ bông, dồn lại thành một đống đẹp mắt, đốt đi, và chụp ảnh. Sau đó thì thương lượng với nông dân về khoản tiền « thuế » phải nộp. Đánh đổi lại, họ ghi trong báo cáo là đã phá hủy xong tất cả.
Tác giả bài phóng sự trích lời một lãnh đạo du kích, Tar Hku Lanh giải thích : « Chế độ khuyến khích việc sản xuất ma túy vì cần tiền. Ví dụ : Mỗi tháng, lãnh đạo đơn vị quân đội ở Kutkai cần tương đương với 60.000 euro để trả lương cho lính, thì ông ta lấy ở đâu ? Lấy ở tiền thuế trên cây thuốc phiện. Đối với các dân quân cũng vậy. Chính phủ chỉ cấp một số ít vũ khí, còn lại thì phải tự xoay sở ».
Ngoài thuốc phiện, Miến Điện cũng đang là địa bàn sản xuất thuốc « lắc » amphetamin. Phóng viên L’Express đã nhìn thấy một « phòng bào chế » không xa thị trấn Pha Day, gần biên giới Vân Nam. Chủ nhân là một người Trung Quốc, ở bên kia biên giới. Những « phòng bào chế » này ngày càng nhiều, sản xuất cả heroin.
Chỉ cách Bắc Kinh khoảng 150 cây số, nhưng phóng viên Le Nouvel Observateur thấy rất thú vị, vì Đông Lư sống như vào đầu thế kỷ trước : Đường phố chật hẹp, xe hơi khó đi qua. Cảnh gây ngạc nhiên nhất là ngôi nhà thờ Đức Bà rất đẹp đẽ với tháp chuông bằng đồng và thánh giá vàng cao ngút lên trời xanh. Nhà thờ được các nhà truyền giáo Pháp cho xây vào đầu thế kỷ XX, năm 1900.
Lý do đưa phóng viên Pháp đến đây, ngoài yếu tố trên, là lòng sùng đạo không gì lay chuyển nổi của cư dân Đông Lư. Nhà thờ bị bao nhiêu biến cố, hứng chịu bom Nhật, bị Hồng vệ binh phá hoại, và được người dân làng xây dựng lại vào năm 1992.
Tác giả bài phóng sự Ursula Gauthier, dự lễ vào một buổi sáng Chủ nhật, mô tả cảnh nhà thờ đầy ắp giáo dân. Không phải chỉ có Chủ nhật, nhiều người hầu như đi lễ mỗi ngày, vào lúc 6 giờ sáng.
Lòng sùng đạo của người Đông Lư cũng có một giải thích đó là truyền thuyết Đức Mẹ đã hiện xuống ở đây, cứu người Công giáo Đông Lư – ít ra khoảng 30.000 người - khỏi vụ thảm sát do phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer) bài ngoại tiến hành, nhắm vào người nước ngoài, các nhà truyền giáo, những ai theo đạo v.v....
Đông Lư đã trở thành nơi hành hương của những người Công giáo khắp Trung Quốc, trong bối cảnh các huyện Hà Bắc được xem là một thành trì của Công giáo tại Trung Quốc.
Tuy thế, những mầm móng chia rẽ ở đây đã ló dạng rõ rệt vì Hà Bắc cũng đã trở thành « trái tim » của Giáo hội thầm lặng Trung Quốc. Dĩ nhiên Giáo hội chính thức cũng có mặt. Điều này dẫn đến những tình huống có thể gây ngạc nhiên như Giám mục thuộc hai giáo hội đối thoại với nhau và chia sẻ cùng một nhà thờ, nhưng cũng có cảnh hai bên rất gay gắt với nhau.
Thế nhưng, như một linh mục giải thích, « hòa bình » ở Hà Bắc thường được « mua chuộc ». Tình hình êm thắm hay không tùy thuộc vào quan hệ với viên chức địa phương.
Tác giả bài phóng sự nhận thấy là Bắc Kinh đã chia rẽ được lâu dài Giáo hội Trung Quốc và đẩy được Roma trên con đường nhượng bộ. Nhưng vấn đề là Trung Quốc phải biết làm gì với hàng triệu tín đồ Công giáo (12-15 triệu hiên nay) của Giáo hội ‘của họ’.
Ursula Gauthier cho là đối với Dòng Tên, Trung Quốc xưa nay là một chân trời tối hậu, và đã thúc đẩy bao nhiêu người nghiên cứu về Trung Quốc. Mối quan tâm bắt đầu từ hàng thế kỷ trước : năm 1601, sau nhiều lần không toại nguyện, một linh mục Dòng Tên đã được tiếp nhận ở Trung Quốc, trước tiên ở phía Nam rồi đến hoàng cung, đó là linh mục Matteo Ricci. Theo bài báo, những gia đình Công giáo lớn ở Thượng Hải cho rằng họ là hậu nhân của những người được linh mục Matteo cải đạo.
Nhưng đến được chân trời tối hậu này, thì phải thực hiện được hai điều kiện : Thống nhất được hai anh em thù nghịch và thiết lập quan hệ êm ả với chế độ.
Công việc này đứng đầu danh mục các nhiệm vụ của tân Ngoại trưởng Vatican, Đức Ông Pietro Parolin, một nhà ngoại giao đầy kinh nghiêm trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Bài báo nhắc lại là Đức Ông Parolin đã thành công trong đàm phán với Việt Nam. Và điều đó có thể được sử dụng như một mô hình để xích lại gần Trung Quốc.
Vấn đề theo bài báo là sự ham mê vàng – được xem là đầu tư tốt, dưới dạng thỏi, nữ trang... khá tai hại. Nó là một yếu tố đáng kể làm cho đồng Rupee mất giá gần 20%.
Ấn Độ chỉ sản xuất được 10 tấn vàng trong khi tiêu thụ đến 870 trong năm 2012, cho nên phải nhập, và vàng như thế chiếm một nửa phần thâm hụt cán cân vãng lai, đã đạt mức 4,8% GDP, trong quý Hai năm 2013, tức gần 90 tỷ đô la.
Trong tình hình tăng trưởng không mấy cao, xuất khẩu giảm sụt, sự khát khao vàng của người Ấn trở thành một vấn đề nan giải đối với chính phủ.
Nhiều người cho là phải ngưng nhập vàng, có điều theo tác giả bài báo, hồ sơ vàng này được xem là rất tế nhị : Yêu cầu giảm tiêu thụ vàng không dễ, vì đây là môt vấn đề liên can đến văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Vì vàng cũng là vật lễ dâng lên ở các đền, để cảm ơn hay cầu xin các vị thần, vàng không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi v.v. Chính phủ đành bó tay.
Trước đây đã có một số biện pháp để giới hạn như cấm nhập vàng năm 1947, hay buộc phải có giấy phép như vào năm 1966, để rồi tự do hóa việc buôn bán vào năm 1997... Biện pháp cuối cùng hiện nay là tăng phần thuế đánh trên vàng nhập
Tác giả bài báo cũng tò mò tìm hiểu xem ai có vàng nhiều nhất ở Ấn Độ, câu trả lời là có lẽ là các đền thờ Ấn Độ giáo. Tác giả đi vào đền Ganapati Mandir, thờ thần Ganesh ở Bombay. Đi vào đây không khác gì vào một ngân hàng : Đi qua cổng rà kim khí, đến nơi khám soát với những người bảo vệ có vũ trang rồi mới đến được bên trong với tượng voi thần dưới một vòm bằng vàng.
Người « kế toán » của đền cho là họ chỉ có 10 ký lô vàng ở ngân hàng và 150 trong đền. Đây là lễ vật dưới dạng nữ trang, tiền vàng, thỏi vàng. Nhưng điều này không ai kiểm chứng được. Tin đồn là đền giàu nhất là đền Tirupati, miền nam, có số vàng tương đương với 90 tỷ đô la. Chính quyền Ấn cũng đang muốn tìm hiểu về vàng trữ ở các đền, nhưng rất e dè thận trọng.
Quyển sách do Seuil xuất bản, đi theo những bước chân của ông Đặng, tìm hiểu rõ hơn về nhân vật mà thật ra, theo L’Express, không ai biết gì nhiều, vì con người vóc dáng thấp lùn này lại không có tài hùng biện, ít khi trả lời phỏng vấn, và làm cho người ta luôn lạc hướng.
Nói về ông, người ta thường nhắc đến câu : « Mèo trắng hay mèo đen, không quan trọng, miễn nó bắt được chuột thì đó là con mèo tốt », nhưng bài báo nhắc lại thực ra ông còn nói nhiều câu khác và cũng dùng hình ảnh thú vật như « phải cắt cổ vài con gà để nhát khỉ », để biện minh cho việc đưa hàng chục ngàn người vào trại lao cải.
Nhưng đó là những chi tiết quá ít để giúp hiểu được nhân vật mà Adrien Gombeaud cho là đáng chú ý nhất trong những gương mặt lớn của lịch sử Trung Quốc đương đại.
Quyển sách của Gombeaud đi theo vết chân của người thanh niên, 16 tuổi năm 1920, con một điền chủ, rời Tứ Xuyên đến Thượng Hải, để đi sang Pháp, đến ở Paris, ở Creusot và ở Montargis. Ông làm công nhân. Sáu năm sau khi trở về Trung Quốc, ông làm cách mạng.
Bài báo cũng nhăc lại một câu nói khác của Đặng Tiểu Bình, thường được nêu len cách đây 15 năm và được Gombeaud ghi nhận « giấu tài của mình, chờ thời », nhưng sát nghĩa tiếng Hoa, là « tránh ánh sáng, tìm bóng tối ».
Bài báo trên L’Express đánh giá quyển sách của Gombeaud là một hành trình xuất sắc và uyên bác trong nước Trung Quốc ngày nay. Gombeaud là một hướng dẫn viên tuyệt vời.
Trong khoảng 52 trang báo, Le Nouvel Observateur đã đưa độc giả trở lại thời kỳ 100 năm trước đây, nhìn lại bối cảnh của Châu Âu trước năm 1914 trong phần « Thế giới trước đó », chủ yếu tại các quốc gia và khu vực sắp bị lôi cuốn vào cuộc đại chiến, từ Pháp, Đức, Anh, Áo-Hung, cho đến Nga và lẽ dĩ nhiên là Serbia và vùng Balkan, nơi ngòi nổ cho cuộc thế chiến được châm lên.
Phần quan trọng thứ hai của hồ sơ 1914 trên tuần báo Le Nouvel Observateur là các yếu tố gần xa đã dẫn đến thảm họa, được tập hợp trong phần « Mùa hè định mạng ».
Tất nhiên, vài chục trang báo không thể nào đủ để nói về sự kiện có tầm cỡ như cuộc Đại chiến Thứ nhất. Trong phần cuối của hồ sơ, tuần báo Pháp đã giới thiệu sơ lược một số công trình đáng chú ý trong hơn 100 ấn phẩm đã ra mắt công chúng Pháp từ Tháng 8 đến nay, để chuẩn bị cho các sinh hoạt khởi sự từ năm tới nhằm đánh dấu 100 năm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Điểm lý thú trong hồ sơ của Le Nouvel Observateur đã được chính tuần báo Pháp nêu lên trong phần lời tựa, dưới dạng hai câu hỏi, một liên quan đến nước Đức, và một liên quan đến nước Anh.
Về nước Đức, tờ báo xuất phát từ một thực tế : « Ngày nay, khi nhìn về nước Đức của năm 1914, người Pháp thường chỉ thấy hình ảnh của một cái mũ lính có chóp nhọn nhô lên trên một cái chiến hào. Tại sao người Pháp lại quên rằng, vào thời điểm đầu năm 1914 đó, nước Đức - vốn là quê hương của một loạt giải Nobel về vật lý và hóa học – cũng là đất tổ của nền khoa học toàn cầu, đồng thời là quốc gia tiến bộ nhất thế giới trong lãnh vực bảo hiểm xã hội ? »
Về người Anh, thì dân Pháp ngày nay chỉ thấy hình ảnh của các chú lính gọi là tommy, thuộc đạo quân viễn chinh, đã đổ bộ lên đất Pháp vào tháng 8 năm 1914 để hỗ trợ cho quân đội Pháp ở bên cánh, tức là chỉ đóng vai lính phụ mà thôi. Tại sao ta lại quên đi rằng Liên hiệp Vương quốc Anh hồi đó còn là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, ngự trị trên mọi vùng biển với hạm đội của mình, và trên mọi thị trường với sức mạnh của nền tài chánh và thương mại Anh Quốc ?
Đối với Le Nouvel Observateur, vào Tháng Giêng năm 1914, Châu Âu là thực thể ngự trị trên thế giới, nền văn minh mà nó tạo ra đang ở đỉnh cao nhất, và mỗi một nước lớn tạo thành thực thể đó đều biểu thị một khía cạnh sáng chói của nền văn minh đó. Thế nhưng, chỉ cần hai phát súng bắn vào một đại công tước tại một tỉnh xa xôi của vùng Balkan là cả tòa nhà Châu Âu bùng cháy.
Thoạt đầu là cả lục địa đánh nhau, rồi sau đó là cả thế giới vì hành tinh lúc đó lệ thuộc vào Châu Âu. Vì sao nên nỗi ? Có thể tìm ra rất nhiều nguyên do, từ chủ nghĩa quân phiệt của một vài nước, cho đến chủ nghĩa dân tộc của tất cả, nhưng theo Le Nouvel Observateur, vào năm 1914, Châu Âu chỉ có thể tự trách mình, và hành vi tự sát tập thể của Châu Âu vẫn là một trong những sự kiện nhiều sức hút nhất của lịch sử nhân loại.
Bài viết mở đầu bằng sự kiện giáo sư Max Von Laue, trường Đại học Munich đoạt giải Nobel vật lý vào năm 1914 nhờ « khám phá ra hiện tượng khúc xạ của tia X qua các tinh thể ». Đây là công trình đã chứng minh tính chất sóng của quang tuyến và kết cấu lập đi lập lại của các tinh thể, mở đường cho ngành nghiên cứu phân tử sinh học về sau.
Một sự trùng hợp được Le Nouvel Observateur ghi nhận. Chính vào năm đó mà Albert Einstein, công dân Đức, quyết định rời thành phố Bern bên Thụy Sĩ để đến sống tại Berlin. Đối với tuần báo Pháp, quyết định của Einstein đã chứng minh sức hấp dẫn ghê gớm về mặt khoa học của nước Đức thời đó.
Chỉ dấu đầu tiên của tính ưu việt trong địa hạt khoa học của nước Đức lúc bấy giờ là số nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel. Người đoạt giải Nobel Vật lý đầu tiên vào năm 1901 là Wilhem Conrad Roentgen, một người Đức đã khám phá ra tia X. Từ lúc đó cho đến năm 1914 với Giáo sư Laue, nước Đức đã giành được không dưới 13 giải Nobel khoa hoc (Vật lý, Hóa học, Y khoa). Pháp cũng khá, nhưng chỉ được 8 giải.
Ngay cả trong lãnh vực văn chương, cho đến năm 1914, nước Đức cũng giành được 4 giải Nobel Văn học – Pháp chỉ được hai.
Trong lãnh vực này, Le Nouvel Observateur đã ghi nhận hóm hỉnh là không có một người Đức nào đoạt giải Nobel Hòa bình, điều mà những người không thích Đức có thể ghi nhận.
Thành công của Đức, theo tuần báo Pháp, bắt nguồn từ các nỗ lực từ thời giữa thế kỷ thứ 19, khi các ngành công nghiệp và các trường đại học Đức đã biết cộng lực với nhau, dùng các khoản trợ cấp hậu hĩnh để khuyến khích các phát minh « hữu ích ».
Một ví dụ tiêu biểu cho sự cộng lực rất có hiệu quả giữa ngành công nghiệp và các viện nghiên cứu là trường hợp của nam tước kiêm hóa học gia Liebig, giáo sư tại Đại học Munich vào năm 1852. Ông là người đã phát minh ra loại súp cô đặc (rất cần cho quân đội), và chất tráng bạc để làm gương soi mặt, không dùng đến chất thủy ngân độc hại. Ngày nay, Liebig vẫn là một thương hiệu súp nổi tiếng.
Cung cách hoạt động hai bên cùng có lợi đó đã được đẩy mạnh từ năm 1871 khi Đế chế Đức được thành lập, và việc các tập đoàn công nghiệp như Siemens hay Krupp tài trợ cho các trường đại học đã trở thành phổ biến.
Chính từ thời điểm đó, với việc nước Pháp bị thua trận trước nước Đức và phải để các tỉnh miền đông lọt vào tay Đức, mà trường đại học Strasbourg đã trở thành cái nôi và lá cờ đầu của chiến lược khoa học-công nghiệp đó. Ngay từ năm 1872 khi trường đại học Kaiser Wilhem Universitat Strassburg được thành lập, chính quyền Đức đã mời những giáo sư và nhà nghiên cứu giải nhất về làm việc tại đó. Trong số này có ông Rontgen, giải Nobal Vật lý đầu tiên của thế giới.
Tóm lại - Le Nouvel Observateur tự an ủi – có thể nói không sai là thành công của nền khoa học Đức vào đầu thể kỷ 20, với hàng loạt giải Nobel, có nguồn gốc tại thành phố Strasbourg hiện nay là của Pháp, nhưng vào thời đó lại được xem là « tủ kính của đế quốc Phổ ».
Hậu quả không cần phải chứng minh, nhưng điều làm tác giả thưong xót nữa và nêu bật là cảnh người Miến Điện, nạn nhân đầu tiên tại chỗ, bị ma túy hủy hoại. Vì thế đã có những người cố chống lại nạn này, trong đó có lực lượng du kích người Palaung, ra sức chống lại các « tổ chức ma túy Miến Điện », tức lực lượng dân quân được quân đội hỗ trợ. Thành phần này kiểm soát việc buôn ma túy, và tống tiền, áp bức nông dân.
Trong bài phóng sự tựa đề « Cuộc chiến tranh nha phiến mới », tác giả đã đi theo lực lượng du kích người Palaung, và đưa độc giả đến vùng rừng núi của Tam giác vàng, ở miền đông bắc Miến Điện, gần biên giới Trung Quốc.
Lực lượng này, dưới tên gọi Quân đội Giải phóng Quốc gia, gồm 1500 người. Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, họ đòi quyền tự trị rộng lớn hơn, và từ 4 năm qua, đã tung hoành trên nhiều trận tuyến, làm quân đội Miến Điện nhức đầu. Nhưng trước mắt, những người mà đặc phái viên của L’Express đi theo, có một kẻ thù khác : Thuốc phiện. Tại vùng rừng núi dầy đặc, có hàng ngàn nông dân trồng loại cây này.
Tác giả bài phóng sự nêu lại những con số đáng ngại : năm 2012, theo số liệu của Liên Hiệp Quốc, lượng sản xuất là 700 tấn, diện tích trồng tăng 17%, lên thành 51.000 ha.
Thuốc phiện sản xuất đi đến những đâu ? Chủ yếu là sang Thái Lan và Trung Quốc, từ đấy tỏa khắp đi Châu Á và ra thế giới. Nhưng một phần quan trọng được tiêu thụ tại chỗ.
Dân quân thân chính quyền : Đầu mối gây họa
Đầu xỏ trong tệ nạn này là các lực lượng dân quân tại chỗ mà từ năm 2009, chính quyền Miến Điện đã « giao phó » việc đối phó với các lực lượng nổi dậy. Đánh đổi lại thì những « chúa tể chiến tranh » này, thường là người Hoa, có thể « kinh doanh » bất kể là hợp pháp hay không.Không lâu thì những người mới đến này hiểu ra có một số business béo bở. Và như thế áp đăt việc trồng cây thuốc phiện cho cả vùng.
Lực lượng du kích Paluang mở mặt trận chống lại những kẻ được chính quyền yểm trợ và gây thống khổ cho dân chúng Miến Điện, chính phủ Miến Điện đã lên tiếng phản bác.
Phóng viên tạp chí L’Express đi theo một nhóm du kích quân để đến vùng nằm dưới sự kiểm soát của các dân quân, một hành trình không khác gì một chiến dịch biệt kích, phải đi mất 2 ngày mới đến các cánh đồng trồng cây thuốc phiện, đi đường rừng, tránh các con lộ để không bị dân quân phát hiện.
Trong vùng mà du kích quân Palaung kiểm soát, trên thân cây rừng người ta thấy các bảng ghi 3 điều : « Ở đây không sản xuất, không buôn bán, không tiêu thụ ». Một du kích quân trẻ, Ahnyam Ee giải thích là các nông dân không được quyền trồng cây thuốc phiện tại đây. Những kẻ buôn thì biết là tốt hơn hết không nên bén mảng đến đây.
Theo Ahnyam Ee, cách đây 5 năm, anh được thuê làm công tại một nông trại, anh đã thấy dân quân đến đấy. Họ bán thuốc phiện với giá rất thấp, khuyến khích mọi người mua hút. Chỉ trong vài tháng, thì 9 người trên 10 là không thể thiếu thuốc. Họ không lường hết hậu quả, cho đến ngày mà họ không thể làm việc được nữa, không lo cho gia đình được nữa vì không còn sức lực nữa.
« Để mua thuốc phiện, thanh niên đi ăn xin, hay đi ăn cắp. Bạn bè tôi cũng đã rơi vào cạm bẫy này, lần lượt suy sụp. Một số đã chết. Trước cảnh này, để đấu lại với bọn dân quân, tôi đã đi theo du kích ».
Trên đường đi, phóng viên L’Express mô tả cảnh nhìn thấy ở những làng, xóm : Nhà tranh xiêu vẹo, cảnh tượng lạ lùng với các « bóng ma » gầy gò, không đứng lên nổi, ánh mắt đờ đẫn, không hồn. Những bóng ma đó là những thanh niên. Tại đây họ đã bắt đầu sử dụng ma túy lúc lên 10. Không chỉ thuốc phiện mà cả heroin.
Cuộc chiến của du kích Paluang trên mặt trận thuốc phiện có thể ví như châu chấu đá voi, họ giới hạn được phần nào việc sản xuất, buôn bán ma túy trên những vùng họ kiểm soát. Nhưng ngoài chu vi này, họ kể như bất lực.
Dưới sức ép của quốc tế, chính quyền Miến Điện tỏ thiện chí, mở chiến dịch phá hủy các cánh đồng trồng thuốc phiện. Nhưng một nông dân trồng loại cây này kể lại : Lính và dân quân đến thông báo phá hủy cây thuốc, nhưng cắt lấy một mớ bông, dồn lại thành một đống đẹp mắt, đốt đi, và chụp ảnh. Sau đó thì thương lượng với nông dân về khoản tiền « thuế » phải nộp. Đánh đổi lại, họ ghi trong báo cáo là đã phá hủy xong tất cả.
Thuốc phiện : Nguồn thu nhập của quân đội
Trong tình hình như thế rất khó mà chống lại tệ nạn ma túy này, nhất là khi nó cũng là một nguồn thu nhập của quân đội.Tác giả bài phóng sự trích lời một lãnh đạo du kích, Tar Hku Lanh giải thích : « Chế độ khuyến khích việc sản xuất ma túy vì cần tiền. Ví dụ : Mỗi tháng, lãnh đạo đơn vị quân đội ở Kutkai cần tương đương với 60.000 euro để trả lương cho lính, thì ông ta lấy ở đâu ? Lấy ở tiền thuế trên cây thuốc phiện. Đối với các dân quân cũng vậy. Chính phủ chỉ cấp một số ít vũ khí, còn lại thì phải tự xoay sở ».
Ngoài thuốc phiện, Miến Điện cũng đang là địa bàn sản xuất thuốc « lắc » amphetamin. Phóng viên L’Express đã nhìn thấy một « phòng bào chế » không xa thị trấn Pha Day, gần biên giới Vân Nam. Chủ nhân là một người Trung Quốc, ở bên kia biên giới. Những « phòng bào chế » này ngày càng nhiều, sản xuất cả heroin.
Trung Quốc : Cuộc đấu giữa hai giáo hội Công giáo
Nhìn về Châu Á, tạp chí Le Nouvel Observateur, cũng trong một bài phóng sự - tựa đề « Cuộc vạn lý trường chinh của người Công giáo » - đưa độc giả đến Trung Quốc, đúng hơn là làng Đông Lư ở tỉnh Hà Bắc.Chỉ cách Bắc Kinh khoảng 150 cây số, nhưng phóng viên Le Nouvel Observateur thấy rất thú vị, vì Đông Lư sống như vào đầu thế kỷ trước : Đường phố chật hẹp, xe hơi khó đi qua. Cảnh gây ngạc nhiên nhất là ngôi nhà thờ Đức Bà rất đẹp đẽ với tháp chuông bằng đồng và thánh giá vàng cao ngút lên trời xanh. Nhà thờ được các nhà truyền giáo Pháp cho xây vào đầu thế kỷ XX, năm 1900.
Lý do đưa phóng viên Pháp đến đây, ngoài yếu tố trên, là lòng sùng đạo không gì lay chuyển nổi của cư dân Đông Lư. Nhà thờ bị bao nhiêu biến cố, hứng chịu bom Nhật, bị Hồng vệ binh phá hoại, và được người dân làng xây dựng lại vào năm 1992.
Tác giả bài phóng sự Ursula Gauthier, dự lễ vào một buổi sáng Chủ nhật, mô tả cảnh nhà thờ đầy ắp giáo dân. Không phải chỉ có Chủ nhật, nhiều người hầu như đi lễ mỗi ngày, vào lúc 6 giờ sáng.
Lòng sùng đạo của người Đông Lư cũng có một giải thích đó là truyền thuyết Đức Mẹ đã hiện xuống ở đây, cứu người Công giáo Đông Lư – ít ra khoảng 30.000 người - khỏi vụ thảm sát do phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (Boxer) bài ngoại tiến hành, nhắm vào người nước ngoài, các nhà truyền giáo, những ai theo đạo v.v....
Đông Lư đã trở thành nơi hành hương của những người Công giáo khắp Trung Quốc, trong bối cảnh các huyện Hà Bắc được xem là một thành trì của Công giáo tại Trung Quốc.
Tuy thế, những mầm móng chia rẽ ở đây đã ló dạng rõ rệt vì Hà Bắc cũng đã trở thành « trái tim » của Giáo hội thầm lặng Trung Quốc. Dĩ nhiên Giáo hội chính thức cũng có mặt. Điều này dẫn đến những tình huống có thể gây ngạc nhiên như Giám mục thuộc hai giáo hội đối thoại với nhau và chia sẻ cùng một nhà thờ, nhưng cũng có cảnh hai bên rất gay gắt với nhau.
Thế nhưng, như một linh mục giải thích, « hòa bình » ở Hà Bắc thường được « mua chuộc ». Tình hình êm thắm hay không tùy thuộc vào quan hệ với viên chức địa phương.
Tác giả bài phóng sự nhận thấy là Bắc Kinh đã chia rẽ được lâu dài Giáo hội Trung Quốc và đẩy được Roma trên con đường nhượng bộ. Nhưng vấn đề là Trung Quốc phải biết làm gì với hàng triệu tín đồ Công giáo (12-15 triệu hiên nay) của Giáo hội ‘của họ’.
Chính sách Trung Quốc của Giáo hoàng Dòng Tên
Phóng viên Ursula Gauthier nhân đây cũng trở lại quan niệm của Đức Giáo hoàng Phanxicô, người Dòng Tên. Theo những người thân cận với Giáo hoàng thì Trung Quốc là vấn đề ưu tiên trong nhiệm kỳ của Ngài.Ursula Gauthier cho là đối với Dòng Tên, Trung Quốc xưa nay là một chân trời tối hậu, và đã thúc đẩy bao nhiêu người nghiên cứu về Trung Quốc. Mối quan tâm bắt đầu từ hàng thế kỷ trước : năm 1601, sau nhiều lần không toại nguyện, một linh mục Dòng Tên đã được tiếp nhận ở Trung Quốc, trước tiên ở phía Nam rồi đến hoàng cung, đó là linh mục Matteo Ricci. Theo bài báo, những gia đình Công giáo lớn ở Thượng Hải cho rằng họ là hậu nhân của những người được linh mục Matteo cải đạo.
Nhưng đến được chân trời tối hậu này, thì phải thực hiện được hai điều kiện : Thống nhất được hai anh em thù nghịch và thiết lập quan hệ êm ả với chế độ.
Công việc này đứng đầu danh mục các nhiệm vụ của tân Ngoại trưởng Vatican, Đức Ông Pietro Parolin, một nhà ngoại giao đầy kinh nghiêm trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
Bài báo nhắc lại là Đức Ông Parolin đã thành công trong đàm phán với Việt Nam. Và điều đó có thể được sử dụng như một mô hình để xích lại gần Trung Quốc.
Ấn Độ : Tệ mê vàng làm chính phủ nhức đầu
Ngoài ra tạp chí Le Nouvel Observateur cũng nhìn sang Ấn Độ, nơi mà sự ham mê vàng của dân chúng ngày càng làm cho chính quyền nhức đầu. Bài báo trước tiên nêu bật sự ham mê ưa chuộng này bằng cảnh chợ đêm Zaveri Bazeer ở Mumbay : Mỗi ngày, cứ vào lúc 18g30, là chợ rực sáng. Đám đông dầy đặc, chật vật tìm lối đi giữa nào là xe taxi, nào là bò, nào là xe ba gác, trước mặt là những cửa hiệu kim hoàn, với tủ kính lộng lẫy nối tiếp nhau, đầy nghẹt người.Vấn đề theo bài báo là sự ham mê vàng – được xem là đầu tư tốt, dưới dạng thỏi, nữ trang... khá tai hại. Nó là một yếu tố đáng kể làm cho đồng Rupee mất giá gần 20%.
Ấn Độ chỉ sản xuất được 10 tấn vàng trong khi tiêu thụ đến 870 trong năm 2012, cho nên phải nhập, và vàng như thế chiếm một nửa phần thâm hụt cán cân vãng lai, đã đạt mức 4,8% GDP, trong quý Hai năm 2013, tức gần 90 tỷ đô la.
Trong tình hình tăng trưởng không mấy cao, xuất khẩu giảm sụt, sự khát khao vàng của người Ấn trở thành một vấn đề nan giải đối với chính phủ.
Nhiều người cho là phải ngưng nhập vàng, có điều theo tác giả bài báo, hồ sơ vàng này được xem là rất tế nhị : Yêu cầu giảm tiêu thụ vàng không dễ, vì đây là môt vấn đề liên can đến văn hóa, tôn giáo, kinh tế, xã hội. Vì vàng cũng là vật lễ dâng lên ở các đền, để cảm ơn hay cầu xin các vị thần, vàng không thể thiếu trong các lễ cưới hỏi v.v. Chính phủ đành bó tay.
Trước đây đã có một số biện pháp để giới hạn như cấm nhập vàng năm 1947, hay buộc phải có giấy phép như vào năm 1966, để rồi tự do hóa việc buôn bán vào năm 1997... Biện pháp cuối cùng hiện nay là tăng phần thuế đánh trên vàng nhập
Tác giả bài báo cũng tò mò tìm hiểu xem ai có vàng nhiều nhất ở Ấn Độ, câu trả lời là có lẽ là các đền thờ Ấn Độ giáo. Tác giả đi vào đền Ganapati Mandir, thờ thần Ganesh ở Bombay. Đi vào đây không khác gì vào một ngân hàng : Đi qua cổng rà kim khí, đến nơi khám soát với những người bảo vệ có vũ trang rồi mới đến được bên trong với tượng voi thần dưới một vòm bằng vàng.
Người « kế toán » của đền cho là họ chỉ có 10 ký lô vàng ở ngân hàng và 150 trong đền. Đây là lễ vật dưới dạng nữ trang, tiền vàng, thỏi vàng. Nhưng điều này không ai kiểm chứng được. Tin đồn là đền giàu nhất là đền Tirupati, miền nam, có số vàng tương đương với 90 tỷ đô la. Chính quyền Ấn cũng đang muốn tìm hiểu về vàng trữ ở các đền, nhưng rất e dè thận trọng.
Danh ngôn Đặng Tiểu Bình
Trên mặt văn hóa, tạp chí L’Express giới thiệu quyển sách về Đặng Tiểu Bình của Adrien Gombeaud, đưa độc giả theo « vết chân người ‘Tiểu Đà Thủ’ – tức là Người Cầm lái nhỏ, ngược lại với Mao Trách Đông, được gọi là Người Cầm lái Vĩ đại ‘Vĩ đại đà thủ’ ».Quyển sách do Seuil xuất bản, đi theo những bước chân của ông Đặng, tìm hiểu rõ hơn về nhân vật mà thật ra, theo L’Express, không ai biết gì nhiều, vì con người vóc dáng thấp lùn này lại không có tài hùng biện, ít khi trả lời phỏng vấn, và làm cho người ta luôn lạc hướng.
Nói về ông, người ta thường nhắc đến câu : « Mèo trắng hay mèo đen, không quan trọng, miễn nó bắt được chuột thì đó là con mèo tốt », nhưng bài báo nhắc lại thực ra ông còn nói nhiều câu khác và cũng dùng hình ảnh thú vật như « phải cắt cổ vài con gà để nhát khỉ », để biện minh cho việc đưa hàng chục ngàn người vào trại lao cải.
Nhưng đó là những chi tiết quá ít để giúp hiểu được nhân vật mà Adrien Gombeaud cho là đáng chú ý nhất trong những gương mặt lớn của lịch sử Trung Quốc đương đại.
Quyển sách của Gombeaud đi theo vết chân của người thanh niên, 16 tuổi năm 1920, con một điền chủ, rời Tứ Xuyên đến Thượng Hải, để đi sang Pháp, đến ở Paris, ở Creusot và ở Montargis. Ông làm công nhân. Sáu năm sau khi trở về Trung Quốc, ông làm cách mạng.
Bài báo cũng nhăc lại một câu nói khác của Đặng Tiểu Bình, thường được nêu len cách đây 15 năm và được Gombeaud ghi nhận « giấu tài của mình, chờ thời », nhưng sát nghĩa tiếng Hoa, là « tránh ánh sáng, tìm bóng tối ».
Bài báo trên L’Express đánh giá quyển sách của Gombeaud là một hành trình xuất sắc và uyên bác trong nước Trung Quốc ngày nay. Gombeaud là một hướng dẫn viên tuyệt vời.
100 năm thảm kịch 1914
Nhân dịp cuối năm 2013, đầu năm 2014, các tạp Phap chí hầu như đều dành số đôi để đề cập đến các sự kiện mang tính chất tổng kết hay dự phóng. Trong lãnh vực này, rất đáng chú ý là hồ sơ trên tuần san Pháp Le Nouvel Observateur « 1914 : Năm mà tất cả đều đảo lộn ». Lựa chọn của tạp chí Pháp cũng dễ hiểu. Vào năm tới, 2014, chắc hẳn mọi người sẽ được nghe nói nhiều về năm 1914, năm mở màn sự kiện kinh hoàng được sử sách gọi là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất, hay văn hoa hơn là Đệ nhất Thế chiến.Trong khoảng 52 trang báo, Le Nouvel Observateur đã đưa độc giả trở lại thời kỳ 100 năm trước đây, nhìn lại bối cảnh của Châu Âu trước năm 1914 trong phần « Thế giới trước đó », chủ yếu tại các quốc gia và khu vực sắp bị lôi cuốn vào cuộc đại chiến, từ Pháp, Đức, Anh, Áo-Hung, cho đến Nga và lẽ dĩ nhiên là Serbia và vùng Balkan, nơi ngòi nổ cho cuộc thế chiến được châm lên.
Phần quan trọng thứ hai của hồ sơ 1914 trên tuần báo Le Nouvel Observateur là các yếu tố gần xa đã dẫn đến thảm họa, được tập hợp trong phần « Mùa hè định mạng ».
Tất nhiên, vài chục trang báo không thể nào đủ để nói về sự kiện có tầm cỡ như cuộc Đại chiến Thứ nhất. Trong phần cuối của hồ sơ, tuần báo Pháp đã giới thiệu sơ lược một số công trình đáng chú ý trong hơn 100 ấn phẩm đã ra mắt công chúng Pháp từ Tháng 8 đến nay, để chuẩn bị cho các sinh hoạt khởi sự từ năm tới nhằm đánh dấu 100 năm cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Điểm lý thú trong hồ sơ của Le Nouvel Observateur đã được chính tuần báo Pháp nêu lên trong phần lời tựa, dưới dạng hai câu hỏi, một liên quan đến nước Đức, và một liên quan đến nước Anh.
Về nước Đức, tờ báo xuất phát từ một thực tế : « Ngày nay, khi nhìn về nước Đức của năm 1914, người Pháp thường chỉ thấy hình ảnh của một cái mũ lính có chóp nhọn nhô lên trên một cái chiến hào. Tại sao người Pháp lại quên rằng, vào thời điểm đầu năm 1914 đó, nước Đức - vốn là quê hương của một loạt giải Nobel về vật lý và hóa học – cũng là đất tổ của nền khoa học toàn cầu, đồng thời là quốc gia tiến bộ nhất thế giới trong lãnh vực bảo hiểm xã hội ? »
Về người Anh, thì dân Pháp ngày nay chỉ thấy hình ảnh của các chú lính gọi là tommy, thuộc đạo quân viễn chinh, đã đổ bộ lên đất Pháp vào tháng 8 năm 1914 để hỗ trợ cho quân đội Pháp ở bên cánh, tức là chỉ đóng vai lính phụ mà thôi. Tại sao ta lại quên đi rằng Liên hiệp Vương quốc Anh hồi đó còn là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới, ngự trị trên mọi vùng biển với hạm đội của mình, và trên mọi thị trường với sức mạnh của nền tài chánh và thương mại Anh Quốc ?
Đối với Le Nouvel Observateur, vào Tháng Giêng năm 1914, Châu Âu là thực thể ngự trị trên thế giới, nền văn minh mà nó tạo ra đang ở đỉnh cao nhất, và mỗi một nước lớn tạo thành thực thể đó đều biểu thị một khía cạnh sáng chói của nền văn minh đó. Thế nhưng, chỉ cần hai phát súng bắn vào một đại công tước tại một tỉnh xa xôi của vùng Balkan là cả tòa nhà Châu Âu bùng cháy.
Thoạt đầu là cả lục địa đánh nhau, rồi sau đó là cả thế giới vì hành tinh lúc đó lệ thuộc vào Châu Âu. Vì sao nên nỗi ? Có thể tìm ra rất nhiều nguyên do, từ chủ nghĩa quân phiệt của một vài nước, cho đến chủ nghĩa dân tộc của tất cả, nhưng theo Le Nouvel Observateur, vào năm 1914, Châu Âu chỉ có thể tự trách mình, và hành vi tự sát tập thể của Châu Âu vẫn là một trong những sự kiện nhiều sức hút nhất của lịch sử nhân loại.
Và Einstein chọn Berlin
Như nói ở trên, vào đầu năm 1914, Đức là quê hương của nền khoa học thế giới. Trong bài viết « Và Einstein chọn Berlin », Le Nouvel Observateur đã mổ xẻ nguyên nhân khiến cho nước Đức thu hút được nhiều bộ óc vĩ đại nhất thời đó, « thâu tóm » hầu hết các phát minh khoa học và các giải Nobel. Theo tuần báo Pháp, đó hoàn toàn không phải là một sự ngẫu nhiên, mà là kết quả của một nỗ lực dài hơi.Bài viết mở đầu bằng sự kiện giáo sư Max Von Laue, trường Đại học Munich đoạt giải Nobel vật lý vào năm 1914 nhờ « khám phá ra hiện tượng khúc xạ của tia X qua các tinh thể ». Đây là công trình đã chứng minh tính chất sóng của quang tuyến và kết cấu lập đi lập lại của các tinh thể, mở đường cho ngành nghiên cứu phân tử sinh học về sau.
Một sự trùng hợp được Le Nouvel Observateur ghi nhận. Chính vào năm đó mà Albert Einstein, công dân Đức, quyết định rời thành phố Bern bên Thụy Sĩ để đến sống tại Berlin. Đối với tuần báo Pháp, quyết định của Einstein đã chứng minh sức hấp dẫn ghê gớm về mặt khoa học của nước Đức thời đó.
Chỉ dấu đầu tiên của tính ưu việt trong địa hạt khoa học của nước Đức lúc bấy giờ là số nhà nghiên cứu đoạt giải Nobel. Người đoạt giải Nobel Vật lý đầu tiên vào năm 1901 là Wilhem Conrad Roentgen, một người Đức đã khám phá ra tia X. Từ lúc đó cho đến năm 1914 với Giáo sư Laue, nước Đức đã giành được không dưới 13 giải Nobel khoa hoc (Vật lý, Hóa học, Y khoa). Pháp cũng khá, nhưng chỉ được 8 giải.
Ngay cả trong lãnh vực văn chương, cho đến năm 1914, nước Đức cũng giành được 4 giải Nobel Văn học – Pháp chỉ được hai.
Trong lãnh vực này, Le Nouvel Observateur đã ghi nhận hóm hỉnh là không có một người Đức nào đoạt giải Nobel Hòa bình, điều mà những người không thích Đức có thể ghi nhận.
Thành công của Đức, theo tuần báo Pháp, bắt nguồn từ các nỗ lực từ thời giữa thế kỷ thứ 19, khi các ngành công nghiệp và các trường đại học Đức đã biết cộng lực với nhau, dùng các khoản trợ cấp hậu hĩnh để khuyến khích các phát minh « hữu ích ».
Một ví dụ tiêu biểu cho sự cộng lực rất có hiệu quả giữa ngành công nghiệp và các viện nghiên cứu là trường hợp của nam tước kiêm hóa học gia Liebig, giáo sư tại Đại học Munich vào năm 1852. Ông là người đã phát minh ra loại súp cô đặc (rất cần cho quân đội), và chất tráng bạc để làm gương soi mặt, không dùng đến chất thủy ngân độc hại. Ngày nay, Liebig vẫn là một thương hiệu súp nổi tiếng.
Cung cách hoạt động hai bên cùng có lợi đó đã được đẩy mạnh từ năm 1871 khi Đế chế Đức được thành lập, và việc các tập đoàn công nghiệp như Siemens hay Krupp tài trợ cho các trường đại học đã trở thành phổ biến.
Chính từ thời điểm đó, với việc nước Pháp bị thua trận trước nước Đức và phải để các tỉnh miền đông lọt vào tay Đức, mà trường đại học Strasbourg đã trở thành cái nôi và lá cờ đầu của chiến lược khoa học-công nghiệp đó. Ngay từ năm 1872 khi trường đại học Kaiser Wilhem Universitat Strassburg được thành lập, chính quyền Đức đã mời những giáo sư và nhà nghiên cứu giải nhất về làm việc tại đó. Trong số này có ông Rontgen, giải Nobal Vật lý đầu tiên của thế giới.
Tóm lại - Le Nouvel Observateur tự an ủi – có thể nói không sai là thành công của nền khoa học Đức vào đầu thể kỷ 20, với hàng loạt giải Nobel, có nguồn gốc tại thành phố Strasbourg hiện nay là của Pháp, nhưng vào thời đó lại được xem là « tủ kính của đế quốc Phổ ».
Nhận xét
Đăng nhận xét