Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2018

Bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng có thể "lấy lại Hoàng Sa"?

Hình ảnh
Hương Khê (Danlambao)  - Lật chồng báo cũ, bất ngờ đọc được bài trên báo Tuổi Trẻ ra ngày 02/7/2014 có tựa đề rất hấp dẫn: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đấu tranh lấy lại Hoàng Sa”. Theo đó: Phát biểu trước đông đảo cử tri quận Tây Hồ (Hà Nội) trong cuộc tiếp xúc ngày 1-7/2014, TBT Nguyễn Phú Trọng nói: “Trung Quốc có ý đồ muốn hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông, muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Chúng ta khẳng định rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa thì trên thực tế Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép, họ đã hai lần đánh chiếm Hoàng Sa và lần gần nhất là năm 1974. Chúng ta tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa”(1). Có thể xếp câu nói này của ông Nguyễn Phú Trong là một trong những phát ngôn nổi bật nhất tại VN trong những năm gần đây. Bởi vì đối với nhà nước CSVN, hễ nói đến câu “Hoàng Sa, Trường Sa là của VN” là điều cấm kỵ, là “chạm nọc”, là có tội với đảng. Y như các nho sinh thời trước “phạm húy

Lo sợ tên lửa Triều Tiên, Mỹ sẽ tấn công Bình Nhưỡng mà không hỏi Hàn Quốc?

Hình ảnh
Ngày đăng 28-02-2018 BDN Trước việc lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên có thể đe dọa trực tiếp tới an ninh nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump có thể ra lệnh hành động tấn công Bình Nhưỡng ngay lập tức mà không cần tham vấn phía Hàn Quốc. Yonhap cho hay đây là nhận định của ông John Park, Giám đốc Nhóm công tác Triều Tiên tại Trường Chính sách công Kennedy thuộc Đại học Harvard (Mỹ) đưa ra trong một bài thuyết trình được Quỹ Giáo dục Cao học Hàn Quốc chủ trì hôm 27/2.  Ông Park cho rằng, “những sự kiện vào tháng Bảy năm ngoái cùng với 2 vụ thử ICBM và suy nghĩ Triều Tiên có thể đe dọa trực tiếp tới đất liền Mỹ, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có chứng kiến hiện tượng Mỹ 'bỏ qua Hàn Quốc’ hay không?” Nói cách khác, theo ông Park, vụ thử ICBM đầu tiên của Triều Tiên hồi tháng Bảy năm ngoái đã tác động tới liên minh Mỹ - Hàn khi sử dụng cụm từ “bỏ qua Hàn Quốc” với hàm ý Washington loại Seoul ra khỏi việc hoạch định chính sách trong vấn đề Triều

Viết tiếp một bài báo

Nguyễn Đình Cống 28-2-2018 Ngày 27/2 Báo Tiếng Dân đăng bài của Thạch Đạt Lang (TĐL):  Giao thông và văn hóa ứng xử . Sau khi kể ra nhiều hiện tượng phản cảm và tai nạn trong giao thông, TĐL viết: “ Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ CSVN chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm… Lỗi chính tất nhiên do chế độ CS gây ra, bộ Giao Thông-Vận Tải, CSGT, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường…. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác”.  Tôi hoan nghênh ý kiến của TĐL và xin viết tiếp vài điều. Sự hỗn loạn và tai nạn giao thông đã được nhiều người bàn đến, đa số quy trách nhiệm cho ý thức của người dân. Quy như vậy không sai, nhưng chưa đúng. TĐL đã mạnh dạn chỉ ra: Lỗi chính do chế độ CS gây ra và nguyên nhân chính tiềm

Phụ nữ Việt Nam và quyền bình đẳng

Hình ảnh
Thạch Đạt Lang 28-2-2018 Tranh hí họa về bình đẳng giới. Nguồn: PNVN Bài viết này hình thành do ngẫu hứng khi đọc bài của cô Nguyễn Thị Bích Ngà đăng trên Tiếng Dân, tựa đề  Đàn bà Việt khổ . Ngoài ra còn có một động cơ phụ (6 block đầu bạc) nữa là thứ năm tuần tới, ngày 08.03.2018 là ngày Quốc Tế Phụ Nữ hay còn được một số “quý ông” Gien-tơ-men Việt Nam gọi là ngày phụ nữ vùng lên … đòi quần lại (lý do phụ nữ VN từ trước tới nay hay mặc váy?). Bài viết này, tất nhiên không chỉ đặc biệt dành cho phụ nữ, mà còn dành cho phái nam, những người thật sự thương yêu vợ mình. Những người mang tâm thức chồng chúa vợ tôi xin đừng đọc rồi chửi bới tác giả xúi các bà làm cách mạng. Bài viết của Bích Ngà được minh họa bằng hình ảnh một cô gái trẻ (xấu đẹp tùy người đối diện) ngồi bên cái ao, dưới một tàng cây thơ mộng, êm đềm, mặt như đang cười mà không phải cười, nhìn đống tô, đĩa, chén, đũa… mênh mông thiên địa trước mặt, chưa biết bắt đầu công việc từ đâu (cho nhanh, gọn, nhẹ, sạch sẽ…)

Đàn bà Việt khổ?

Hình ảnh
FB Nguyễn Thị Bích Ngà 27-2-2018 Tôi là đàn bà, lại là đàn bà ở một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm phong kiến, chịu nhiều ràng buộc bởi nền văn hóa Nho giáo, dù tôi đang sống ở thời kỳ đất nước tiền hiện đại nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo và những rối loạn xã hội, nên tôi khá rõ về những nỗi khổ của đàn bà Việt và nhận ra những trái khoáy ngộ nghĩnh làm tôi nhiều lần tự đặt câu hỏi: Đàn bà Việt khổ vì đâu? Có khổ thật không? Như phần mở đầu, mình đã viết, do văn hóa Nho giáo nên người đàn bà trong xã hội Việt bị triệt tiêu sự phản kháng, không có tiếng nói và vai trò trong gia đình, xã hội chỉ là thứ yếu. Họ là người được đặt cho trách nhiệm chăm lo, quán xuyến mọi thứ trong nhà từ cơm nước cho đến giặt giũ, quét dọn, con cái và phải có trách nhiệm giữ gìn tiết hạnh, lễ giáo gia phong. Người đàn ông được đặt trách nhiệm trụ cột kiếm sống cho gia đình và lo việc ngoài xã hội, giải quyết mọi vấn đề mang tính nặng nhọc và lớn lao. Sự phân công khá rõ ràng và

Anh Osin Huy Đức và tôi

Hình ảnh
Nguyễn Đắc Kiên 1-3-2018 Osin Huy Đức và tác giả. Ảnh: FB Nguyễn Đắc Kiên Bây giờ đã là ngày 1/3/2018, tôi đã lập xong kế hoạch công việc cho 5 năm tới của mình, đáng ra, tôi đã có thể yên tâm đóng cửa làm việc, nhưng còn một chuyện khiến tôi lấn cấn. Thực ra, đó là một suy nghĩ, hay nói đúng hơn, đó là một mối lo đeo bám tôi suốt nửa năm qua. Tôi còn nhớ, lần đầu gặp anh Osin, anh có kể về việc anh gặp gỡ Noam Chomsky, anh nói: “ Chỉ tiếc là khi đó ông ấy đã mất khả năng nghe, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ”. Rồi anh đưa ra một bình luận khác: “ Vả lại ai cũng biết ông ấy thiên tả, mà khi đã thiên về bất cứ phía nào, tả hay hữu, thì với giới tri thức phương Tây đều mất giá trị ”. Tôi không còn nhớ rõ bối cảnh đưa đến câu chuyện về Chomsky, nhưng tôi vẫn luôn nhớ hai chi tiết kể trên, để tự răn mình: “phải luôn chú ý giữ khả năng nghe và đừng bao giờ thiên lệch.” Chắc anh Osin đã quên mấy chuyện này. Tôi cũng đã muốn gác lại mọi thứ để tập trung vào công việc của mình,

Phiên tòa chính trị: kiểu gì cũng chết!

Hình ảnh
1/03/2018 Có hai điểm nổi bật ở một phiên tòa chính trị ở Việt Nam là: lời nói cuối cùng của bị cáo, và những tuyên bố trong quá trình xét xử của chủ tòa. Ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh Án chính trị: án bỏ túi! Ông Đinh La Thăng sắp sửa hầu tòa vụ án PVN mất 800 tỉ đầu tư vào OceanBank. Xét cho đến cùng thì đây bản chất là phiên tòa chính trị với phương pháp xét xử và định tội là: án bỏ túi. Và vì là phiên tòa chính trị với bản chất như thế, nên kết cuộc phiên tỏa xử ông Đinh với những nhà đấu tranh nhân quyền cơ bản là giống nhau. Tương tự là vụ xét xử ông Trịnh Xuân Thanh, điều nổi bật trong xét xử là Tòa và phía Viện kiểm soát liên tục áp tội cho ông Thanh, và người duy nhất bảo vệ ông Thanh là Ls của ông ấy – Ls Nguyễn Văn Quynh. Nhưng dù tỏ ra dân chủ đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì ngay trong quá trình xét xử, LS Quynh cũng liên tục bị tòa làm khó bằng cách… ngắt lời, đến mức ông Ls phải bày tỏ sự phản đối: HĐXX ngắt lời nên LS mất mạch hỏi,

Luân Lê - Tài giỏi hay kẻ gian tà?

Hình ảnh
28/02/2018 Trong việc mà Tập Cận Bình muốn xoá quy định Chủ tịch nước chỉ tại vị tối đa 2 nhiệm kỳ trong Hiến pháp, rõ ràng đây là câu chuyện của Đảng cộng sản, vì rằng họ là lực lượng lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội (đã tự đề xuất kiến nghị này), nhưng lại không do nhân dân quyết định thành lập hay chi phối được đến sự tồn vong hoặc thay thế được nó. Chủ tịch Tập Cận Bình Cho nên có thể thấy rõ, đảng cộng sản thực tế là một tổ chức siêu quyền lực không thông qua ý chí của nhân dân, tự nó định đoạt cả số phận của Hiến pháp. Và cũng lại trớ trêu thay, trong Hiến pháp những nước độc tài toàn trị như Trung Quốc, không có cơ chế để bảo vệ Hiến pháp. Vậy nên quyền lực của nhân dân là một thứ không thuộc về bộ máy nhà nước/chính quyền. Đảng cộng sản có thể ngồi chễm trệ ngay lời nói đầu của Hiến pháp, lại tự trao cho mình quyền kiểm soát mọi thứ trên bề mặt lãnh thổ mà nó có chủ quyền. Nhân dân trong nhà nước Trung Quốc không phải là người làm chủ đất nước, ngược lại, h