Tin Biển Đông – 28/02/2018

Tin Biển Đông – 28/02/2018

TC Cướp Nguồn Sống của Ngư Dân Việt Nam

Vi Anh
Tổ chức Global Fishing Watch vừa công bố nghiên cứu mới nhất cho thấy Trung Quốc đánh bắt cá nhiều nhất thế giới, tập trung ở Biển Đông. Tin nầy hai tờ báo của CSVN là Tuổi Trẻ và Thanh Niên cũng có đăng, đọc được trên mạng.
Global Fishing Watch nói rõ tàu đánh cá Trung Quốc vươn xa nhất thế giới, đến tận Phi châu, Mỹ châu, và có quy mô rầm rộ nhất, lớn hơn cả tổng quy mô của 10 vị trí tiếp theo và nhấn mạnh Biển Đông là nơi TC đánh bắt với nhiều tàu, được nhiếu cá nhứt.
Thông tấn xã Anh Reuters dẫn báo cáo trên của Global Fishing Watch được xem là đầy đủ nhất từ trước đến nay cho hay tàu cá Trung Quốc hoạt động khoảng 17 triệu giờ trong năm 2016, tập trung vào vùng biển ở phía nam nước này, đồng thời vươn xa đến cả Phi châu và Mỹ châu.
Xếp thứ 2 là Đài Loan với 2,2 triệu giờ đánh bắt.
Hàn Quốc trên Bắc Á châu Thái bình dương gần TQ phải dùng đá ngầm nhân tạo đối phó tàu cá nước ngoài. Ông David Kroodsma, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Global Fishing Watch cho biết Trung Quốc là “quốc gia đánh bắt cá quan trọng nhất”.“Tầm hoạt động của các tàu cá Trung Quốc còn lớn hơn nhiều người nghĩ”, ông nói.
Theo tổ chức Greenpeace, Trung Quốc có khoảng 2.500 tàu đánh bắt ở vùng biển xa và luôn luôn không được chào đón. Theo luật quốc tế, tàu không được hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, được Liên Hiệp Quốc quy định là 200 hải lý tính từ bờ biển.
Năm ngoái, tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ vì đánh bắt lậu ở Senegal Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau. Năm 2016, lực lượng tuần dương Argentina đánh chìm một tàu cá Trung Quốc với vi phạm tương tự.
Hàng năm trong vùng Biển Đông, TC ra lịnh cấm đánh cá viện lý do để cá lớn sanh sản. Nhưng sau đó TC cho tàu ngư dân tràn ngập Biển Đông. Tiêu biểu như tin báo Tuổi Trẻ của CSVN ngày 04/09/2017 cho biết có 18.000 tàu cá Trung Quốc từ tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc tràn xuống Biển Đông sau khi lệnh cấm đánh cá đơn phương của nước này kết thúc hồi giữa tháng 8. Tàu TQ gần Biển Đông tung ra một số đông trước, nạo vét ào ạt gần hết hải sản lớn, ngon sau thời gian TC đơn phương cấm đánh cá.
Theo báo South China Morning Post của Hong Kong, tàu cá Trung Quốc được bảo vệ của các tàu hải giám. Một ngư dân tên Bao cho biết tàu cá từ cảng Tanmen, tỉnh Hải Nam ra khơi, không cần phải lo gì hết, “chúng tôi có tàu của chính phủ bảo vệ” – ông Bao giải thích với tờ báo của Hong Kong.
Việc Bắc Kinh xua tàu cá giành giật ngư trường với các nước trong khu vực không phải mới. Đây là một phần của chiến lược “khẳng định chủ quyền”, tiến tới tóm thâu các đảo và bãi cạn của Trung Quốc trên Biển Đông.”
Nhiều năm trước, cứ mỗi mùa đánh cá tôm, mực, trúng nhứt ở Biển Đông thì TC đơn phương ra lịnh cấm đánh bắt. Biển Đông, là một trong các khu vực có trữ lượng cá hàng đầu thế giới.Tân Hoa Xã của TC nói hàng năm có khoảng từ 8 đến 9 triệu tấn hải sản đánh bắt được tại khu vực này. Báo chí CSVN cũng nói khoảng 10 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 12% lượng cá toàn cầu.
Tin Reuters của Anh còn cho biết TC còn thành lập lực lượng dân quân gồm hàng chục ngàn tàu cá, cho học tập quân sự, trang bị vũ khí, được cấp xăng và nước đá miễn phí để vừa đánh bắt hải sản vừa thực hiện chiến thuật  “biển tàu” để «bảo vệ chủ quyền» ở Biển Đông. Đảng Nhà Nước TC tài trợ cho ngư dân Trung Quốc thay thế thuyền gỗ bằng thuyền vỏ thép và có trang bị súng. Họ tin rằng quân đội Trung Quốc đã «đủ mạnh» để bảo vệ họ nếu gặp kháng cự.TC còn cho hàng ngàn tàu cá TQ xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của VN, Phi, Mã lai, Nam dương, Brunei. Tin này do chính nhà cầm quyền TC ở tỉnh đảo Hải Nam xác nhận với Reuters. Rằng dân quân biển được Đảng Nhà Nước TC giao nhiệm vụ cứu hộ, chiến đấu và thu thập thông tin tình báo được tổ chức huấn luyện trên bộ và sẽ thực tập trên biển từ tháng 5 đến tháng 8 năm nay. Nhà cầm quyền tỉnh đảo Hải Nam của TC trả tiền cho các ngư dân đi học quân sự. Lực lượng gồm khoảng 50.000 tàu đánh cá được trang bị hệ thống liên lạc với lực lượng tuần duyên, báo cáo tình hình, sự hiện diện của hải thuyền nước ngoài. Đảng Nhà Nước TC tài trợ cho ngư dân Trung Quốc thay thế thuyền gỗ bằng thuyền vỏ thép và có trang bị súng. Họ tin rằng quân đội Trung Quốc đã «đủ mạnh» để bảo vệ họ nếu gặp kháng cự.
Trong khi đó nhà cầm quyền CSVN từ năm 1999 như thường lệ chỉ lên tiếng phản đối suông, sợ phạm huý không dám nói tàu TQ mà nói trớ là “tàu lạ” khi ngư dân VN bị tàu TC bắn giết, cướp cá, đòi tiền chuộc. Và chưa thấy một cuộc điều tra, bồi thường nào coi cho được từ phía TC.
Nên ngư dân VN rơi vào hoàn cảnh thê thảm, bị TC cướp nguồn sống, bị TC hành động như cướp biển bắn giết, cướp cá, cướp tàu đòi tiền chuộc. Nhiều ngư dân VN bị TC tấn công tàn bạo trên Biển Đông. Tiêu biểu như trường họp Ông Phạm Phú Thành, thuyền trưởng tàu cá bị đâm chìm cho biết. Vào khoảng 20 giờ ngày 3 tháng 5, khi ông vừa thả thúng cho các thuyền viên đánh bắt thì xuất hiện một chiếc tàu vỏ thép màu xám giống tàu của lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc tiến đến. Ông Thành lái tàu bỏ chạy cách chỗ ban đầu khoảng 2 hải lý nhưng chiếc tàu Trung Quốc vẫn bám theo và đâm mạnh vào tàu của ông rồi bỏ đi. Do đêm tối nên ông Thành không rõ số hiệu. Lúc này, ngoài ông Thành thì trên tàu chỉ có 2 người nấu ăn là con trai ông Thành và một ngư dân khác. Khi tàu bị đâm mạnh, con trai ông Thành đã bị ngất xỉu. Ông chạy đến ôm con đưa lên khu vực phía trên rồi nỗ lực cứu tàu ,nhưng chiếc tàu dần chìm xuống đáy biển. Lập tức, ông Thành đã phát tín hiệu cho các ngư dân bơi thúng đến tiếp cứu rồi liên lạc với tàu cá của ông Phạm Phú Trung ở cùng xã đến cứu giúp../.(VA)

Hải Quân Úc Sắp Vào Biển Đông?

Hải Quân Úc chuẩn bị vào Biển Đông để bảo vệ tự đo hàng hải, theo bản tin của Đài Phát Thanh  Quốc Tế Pháp Tiếng Việt (RFI) cho biết hôm Thứ Ba.
Bản tin RFI viết rằng, “Chủ đề Biển Đông đã được đề cập trong buổi hội đàm giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại Washington vào cuối tuần trước.
“Theo thông tin ngày 27/02/2018 trên trang News.com của Úc, tổng thống Donald Trump khẳng định Hoa Kỳ phải tăng cường nỗ lực trước một Trung Quốc ngày càng trở nên « cứng rắn » và « đang củng cố sức mạnh ». Còn phía Canberra dường như đang chuẩn bị một cuộc tuần tra riêng tại Biển Đông, trái ngược với chủ trương tránh trực tiếp tham gia hoạt động bảo vệ tự do hàng hải để không gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
“Khi trả lời báo giới tại Washington về khả năng Mỹ tính đến việc tuần tra chung với Úc, tổng thống Donald Trump tuyên bố: «Chúng tôi muốn một nước Úc dấn thân và tôi nghĩ là nước Úc muốn chúng tôi tham gia». Tuy nhiên, liên quan đến việc tập trận hải quân chung với Mỹ, thủ tướng Turnbull lại trả lời khá chung chung: «Úc bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải và quyền được bay trên khắp thế giới, nhưng chúng tôi không muốn đưa ra ý kiến về nội dung hoạt động».”
Bản tin RFI cho biết thêm rằng, “Trong khi đó, trang Global Times, được trang Abc.net.au trích dẫn ngày 27/02, cảnh báo thủ tướng Úc Malcolm Turbull là « môi trường chính trị không lành mạnh » của Úc đang làm tổn hại quan hệ song phương, đồng thời cáo buộc Canberra thổi phồng hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Úc.
“Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc còn khẳng định : « Úc đã trở thành nước tiên phong chống Trung Quốc từ hai năm qua».”

Biển Đông: Xài Bản Đồ Cũ

Trần Khải
Các mẫu hạm Mỹ vẫn hiên ngang vào Biển Đông, đi xuyên qua các vùng hải lưu truyền thóng, bất kể Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo để làm như đất cắm dùi, khoanh vùng bản đồ lãnh thổ.
Phóng viên Ron Gagalac của thông tấn ABS-CBN News cuủ Philippines, trong bản tin ngày 26/2/2018 viết từ trên boong tàu mẫu hạm ghi rằng không hề có chuyện sửa đổi bản đồ gì, hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn tiến vào vùng biển đang tranh chấp.
Các viên chức Hải quân Mỹ giải thích rằng đó là dấu hiệu minh bạch: không có chuyện vẽ bản đồ mới, rằng mọi chuyện vẫn y như cũ, Biển Đông là Biển Đông, kể cả vùng biển Philippines.
Mẫu hạm USS Carl Vinson có trang bị vũ khí nguyên tử, đi tuần dưới quyền của Hạm Trưởng Douglas Verissimo.
Verissimo nói với các phóng viên rằng Mỹ không đổi bản đồ gì hết. vì nếu đổi bản đồ sẽ gây xung khắc mới và sinh khởi vấn đề mới — và những gì Mỹ làm ở Biển Đông là theo quy lệ từ 50 năm qua.
Trong khi đó, thông tấn Nga Sputnik News kể chuyện: Việt Nam sẽ tham gia các cuộc tập trận hải quân quốc tế quy mô lớn.
Bản tin ghi rằng ít nhất 17 quốc gia sẵn sàng tham gia cuộc tập trận hải quân quy mô lớn “Milan-2018″ do Ấn Độ tổ chức từ ngày 6 đến 13 tháng 3, đại diện chính thức của hải quân nước này, thuyền trưởng Dee Kay Sharma cho hay.
Cuộc diễn tập sẽ được tiến hành tại Quần đảo Andaman và Nicobar. Các đội Úc, Bangladesh, Việt Nam, Indonesia, Campuchia, Kenya, Malaysia, Maldives, Mauritius, Myanma, New Zealand, Oman, Singapore, Thái Lan, Tanzania và Sri Lanka sẽ tham gia.
Người phát ngôn của Hải quân Ấn Độ cho biết: “Milan” đã phát triển từ cuộc diễn tập cấp khu vực thành một sự kiện quốc tế có uy tín liên quan đến hải quân không chỉ các nước Vịnh Bengal và Đông Nam Á, mà cả toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương”.
Theo ông, mục đích chính của cuộc tập trận này là phát triển hợp tác trong lĩnh vực chống hoạt động bất hợp pháp ở Ấn Độ Dương. Theo kênh truyền hình NDTV, trong cuộc thảo luận về thao diễn, hai bên sẽ đề cập vấn đề ảnh hưởng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Cần ghi nhận: Hải quân 17 quôc gia tập trận “Milan-2018″ và không mời Hải quân Trung Quôc tham dự.
Nghĩa là, Hải quân 17 quôc gia ra biển rủ nhau bắns úng chơi, nhưng nhất định không mời Hải quân Trung Quốc.
Nghĩa là, Trung Quốc không phải là một cái tên dễ mến.
Thậm chí tàu cá TQ cũng đi vét cá lậu xa tận Châu Mỹ.
Bản tin RFA hôm Thúứ hai kê chuyện: Lực lượng tuần duyên Argentina đã phải bắn vào một chiếc tàu cá Trung Quốc khi chiếc tàu này đánh bắt cá trái phép ở vùng nước của Argentina. Lực lượng tuần duyên nước này loan tin hôm thứ sáu ngày 23/2.
Tuyên bố của Hải quân Argentina cho biết phía Argentina đã bắn nhiều phát đạn về phía tàu Jing Yuan 626 của Trung Quốc sau khi chiếc tàu này bị phát hiện đang đánh bắt cá trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế của Argentina.
Môt video được công bố hôm thứ bảy tuần rồi cho thấy một sĩ quan Argentina đã dùng loa lên tiếng cảnh báo tàu Trung Quốc trước khi bắn. Viên sĩ quan này nói đại ý rằng phía tàu cá Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về sự an toàn của những người đi trên tàu và của tàu. Viên sĩ quan cảnh báo chiếc tàu sẽ bị bắn ở phần đầu tàu.
Sau đó tàu tuần duyên Argentina đã truy đuổi tàu cá Trung Quốc trong suốt 6 tiếng đồng hồ. Cuộc truy đuổi chỉ kết thúc sau khi Bộ Ngoại giao yêu cầu chấm dứt và chiếc tàu Trung Quốc chạy thoát.
Trong khi đó, bản tin VOA kể rằng: Việt Nam và Trung Quốc hồi gần đây bàn về hợp tác tại 4 địa điểm Lạng sơn, Móng Cái, Cao Bằng, Lào Cai, và quảng bá kế hoạch thành lập cái gọi là một hệ thống “Hai quốc gia, một trạm kiểm soát biên giới”, một vùng tự do thương mại “trung lập”, nơi hai nước có thể bắt tay hợp tác để cùng kiểm soát những sự đi lại và giao lưu của hàng hóa xuyên biên giới, giảm bớt các thủ tục hành chánh rườm rà, và đẩy mạnh trao đổi thương mại.
Vào trung tuần tháng 11 năm 2017, nhân chuyến đi thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hai nước anh em cộng sản ra Tuyên bố chung, khẳng định tình hữu nghị, đồng thời nói rằng kiên trì theo đuổi con đường phát triển xã hội chủ nghĩa “là lựa chọn đúng đắn”, hai bên mong muốn “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện.”
Cả hai nhấn mạnh sự cần thiết phải phát huy vai trò điều phối của các cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Đảng và nhà nước, thúc đẩy hợp tác trong mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục có những bước chậm mà chắc hướng tới mục tiêu lâu dài, là thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông, đặt cộng đồng quốc tế trước ‘sự đã rồi’, nhiều người Việt lo ngại Việt Nam, là nước nhỏ, sẽ thua thiệt, thậm chí bất lực, trước viễn ảnh ngày càng bị anh láng giềng khổng lồ công khai o ép.
Đáng ngại, đáng ngại… trong khi đó, Tập Cận Bình lên ngôi Hoàng đế kiểu mới, theo bản tin RFI: Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng Cộng Sản nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.
Ông Tập Cận Bình chính thức lên nắm đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc từ năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và cũng như đã thành tiền lệ trong đảng thời hậu Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình sẽ phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo vào năm 2023, tức là sau hai nhiệm kỳ 5 năm. Với đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng không giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo, thông báo hôm Chủ nhật ( 25/02/2018), đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở đường để ông Tập Cận Bình sẽ còn ở lại lâu dài trên đỉnh cao quyền lực.
Nghĩa là, ông  Tập sẽ muôn năm trường trị… nếu không có gì bất ngờ.

Sẽ có hại gì cho Việt Nam không? Dĩ nhiên, có thể hiểu rằng, hễ không trình cống hậu hĩnh, Việt Nam sẽ bị Tập Hoàng Đế chinh phạt…

Thỏa thuận ‘ngầm’ cho người ‘ngoài cuộc’

khai thác dầu khí ở Biển Đông?

Việc một công ty Hàn Quốc phát hiện dầu mỏ trong vùng biển mà 6 chính phủ đang tranh giành chủ quyền cho thấy cách người “ngoài cuộc” khai thác nguồn tài nguyên biển tại đây mà không làm gia tăng căng thẳng chính trị đã kéo dài nhiều thập niên.
Công ty dầu khí của Hàn Quốc SK Innovation Corporation vừa phát hiện dầu thô tại một khu vực do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông.
Trường hợp này cho thấy các công ty thuộc các quốc gia bên ngoài tranh chấp Biển Đông, một khu vực giàu tài nguyên, có thể thăm dò dầu khí bằng cách ký hợp đồng với một trong các chính phủ có tuyên bố chủ quyền. Theo các nhà phân tích, các chính phủ thường cho thuê các lô nằm trong 370 km vùng đặc quyền kinh tế của họ, thay vì đi ra xa hơn, nơi có nhiều xung đột hơn.
“Điều này không phải là hiếm, nhưng dĩ nhiên là bất cứ khi nào phát hiện ra tài nguyên, người dân sẽ lại đặt câu hỏi, đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi có nhiều tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông”, Giáo sư Oh Ei Sun, giảng viên về quan hệ quốc tế tại Đại học Nanyang của Singapore, nhận định.
Để người ngoài dò tìm
Có 6 quốc gia tuyên bố chủ quyền trên vùng biển rộng 3,5 triệu cây số vuông, trải dài từ Đài Loan đến Singapore. Đó là Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Một phần nguyên nhân tranh chấp là để giành quyền kiểm soát nguồn dầu khí dưới biển. Theo ước tính của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, bên dưới Biển Đông có một lượng dầu lên đến khoảng 11 tỷ thùng và khoảng hơn 500 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên.
Trung Quốc, nước có sức mạnh quân sự lớn nhất, tuyên bố chủ quyền khoảng 90% khu vực. Việc xây đảo của Bắc Kinh từ năm 2010 đã khiến các chính phủ khác nổi giận, dẫn tới phán quyết của tòa án quốc tế chống lại Bắc Kinh vào năm 2016.
Tuy nhiên, Ấn Độ và Tây Ban Nha đã làm việc với Việt Nam từ năm 2016 để dò tìm nhiên liệu dưới đáy biển. Philippines cũng đã làm việc với công ty có tên Diễn đàn Năng lượng có trụ sở ở Mỹ vào năm 2012 với mục tiêu tương tự. Năm 2014, Shell và đối tác Malaysia cũng phát hiện ra khí đốt thiên nhiên.
Công ty SK Innovation cho biết trên trang web rằng họ đã phát hiện ra một bể dầu dày 34,8 mét ở độ sâu hơn 2.000 mét hồi năm ngoái. Sản lượng dầu được kiểm định lên đến 3.750 thùng mỗi ngày.
Công ty này bắt đầu dò tìm dầu khí từ năm 2015 với tư cách là chủ sở hữu 80% lô dầu còn thuộc Tập đoàn Khai thác Dầu Khí quốc gia Trung Quốc. SK Innovation bắt đầu kinh doanh dầu khí vào năm 1983 bằng cách mua lại các cổ phần ở Indonesia, quốc gia có tuyên bố chủ quyền trên một phần nhỏ ở Biển Đông.
Giáo sư Alan Chong của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho biết các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông đang âm thầm gạt tranh chấp chính trị sang một bên để khai thác tối đa kinh tế dầu mỏ toàn cầu, có khi thông qua việc liên doanh.
“Phức tạp càng chồng chất. Và do đó gián tiếp ai đó sẽ được hưởng lợi theo chiều hướng này, mặc dù về mặt chính thức, các chính phủ đối đầu nhau”, giáo sư Alan Chong nói. “Trong khi các chính phủ đang chính thức vẽ ranh giới quanh khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, bản thân tôi cho rằng họ đang nhắm mắt làm ngơ tất cả các mối liên hệ thương mại ngầm này”.
Mở thầu cho ‘người ngoài cuộc’
Hầu hết các hợp đồng thăm dò nhiên liệu liên quan đến các công ty bên ngoài đều diễn ra khi một nước có tuyên bố chủ quyền đưa ra đấu thầu một lô trên biển. Các nhà phân tích cho hay các lô này thường nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia mở thầu nhằm giảm thiểu nguy cơ tranh chấp, mặc dù các khu vực này thường bị tranh chấp vì các tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau.
Chuyên gia kinh tế Song Seng Wun của chi nhánh ngân hàng tư nhân CIMB ở Singapore, nói: “Cho đến thời điểm này, tôi không cho rằng việc đó đã đi quá xa trong khu vực vốn có nguy cơ tiềm ẩn. Cũng không ai muốn dính vào lúc này”.
Ông Song Seng Wun nói thêm: “Tôi nghĩ việc này được kiểm soát khá tốt”.
Giữa năm 2017, công ty Repsol của Tây Ban Nha đột ngột dừng dò tìm dầu trong một khu vực do Việt Nam kiểm soát nhưng có tranh chấp với Trung Quốc. Bắc Kinh đã gây áp lực buộc Việt Nam phải từ bỏ dự án, các học giả chính trị cho biết vào thời điểm đó.
Theo giáo sư Oh, các công ty dầu mỏ có thể không quan tâm đến nguy cơ chính trị vì họ đã quen với các dự án ở khu vực Trung Đông đầy bất ổn về chính trị. Điều họ lo sợ hơn, theo lời ông Oh, là viễn cảnh không tìm thấy nhiên liệu dưới đáy biển sau khi chi ra hàng tỷ đôla.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?