Các nhà hoạt động ở HN bị an ninh tăng canh giữ, cấm đi lại

27/02/2018



Một nhóm nhân viên an ninh theo dõi nơi ở của nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, 27/2/2018


Hàng chục nhà hoạt động ở Hà Nội nhận thấy chính quyền tăng cường canh giữ, theo dõi họ, thậm chí cấm đi lại đối với một số người hôm 27/2. Anh Trịnh Bá Phương nói diễn biến này có thể là do chính quyền “lo lắng” về một cuộc gặp mặt đầu xuân của giới đấu tranh.
Trên các trang Facebook cá nhân của mình, các nhà hoạt động trong đó có Huỳnh Ngọc Chênh, Trịnh Bá Phương, Trịnh Kim Tiến và Lê Văn Sơn, chia sẻ thông tin rằng các nhân viên an ninh “canh cửa gắt gao” ở nhiều địa điểm.
Ông Chênh nói những nơi đó hầu hết là nhà của giới đấu tranh, những người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc, các nhà hoạt động xã hội dân sự, dân oan mất đất đai, v.v...
Theo ông Chênh, nhà của ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập không được nhà nước công nhận, “có đến cả chục người bao vây”; nhà anh Trịnh Bá Phương, nhà hoạt động vì quyền đất đai, “có cả xe thùng đến gác”; các nhà hoạt động như anh Ngô Duy Quyền, chị Trần Thị Thảo, chị Đặng Bích Phượng bị cấm hoặc hạn chế đi lại. Một số nhà hoạt động khác “bị công an khu vực đến ngồi canh kín đáo”.
Anh Trịnh Bá Phương cho VOA biết việc công an bố trí người theo dõi gia đình anh vẫn kéo dài từ trước đến nay nhưng đã trở nên căng thẳng hơn trong vòng 3 ngày gần đây. 
Anh cho rằng một phần có liên quan đến vụ công an cưỡng chế nhà hoạt động Phạm Đoan Trang đến “làm việc” hôm 24/2, nhưng lý do chính có thể là chính quyền lo ngại về kế hoạch gặp mặt của vài chục nhà hoạt động ở nhà ông Nguyễn Tường Thụy hôm 27/2. 
Cuộc gặp, nếu diễn ra, sẽ góp phần tăng thêm tình đoàn kết của giới hoạt động trong bối cảnh “có sự gia tăng đàn áp khốc liệt” của chính quyền trong mấy tháng gần đây, anh Phương nói.
Tuy nhiên, như nhiều người khác, anh Phương và mẹ, bà Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt động mới ra tù, đã không thể đi quá xa khỏi nhà. Hai mẹ con anh cho VOA biết họ đã bị nhiều nhân viên công an đã “chặn đầu xe máy, gây nguy hiểm”.
Bà Cấn Thị Thêu nói: “Tôi nghĩ rằng tôi đã ra tù mà họ còn kìm kẹp tôi, họ ngăn cản quyền tự do đi lại của chúng tôi. Cho nên tôi rất bất bình về việc họ chặn xe của tôi sáng hôm nay. Tôi bảo nếu không đi xe thì tôi đi bộ mà họ vẫn theo tôi, họ nói không thể đi được. Đây đúng là một biểu hiện rõ nét nhất của chế độ công an trị, kìm kẹp người dân, tước đoạt quyền tự do của người dân”.
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương (trái) và anh trai
Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương (trái) và anh trai
Không có tuyên bố hay phát ngôn nào từ phía nhà chức trách về việc họ gia tăng theo dõi, hạn chế các nhà hoạt động. VOA không thể liên lạc với họ để phỏng vấn. Nhận định về lý do đằng sau diễn biến mới nhất này, anh Trịnh Bá Phương nói:
“Việc các nhà hoạt động ngồi lại với nhau thôi họ cũng đã rất là lo sợ rồi. Họ còn lo sợ nhiều thứ khác nữa. Thí dụ, sau khi gặp gỡ đông đủ mọi người có thể sẽ đến hỗ trợ chị Đoan Trang, hoặc là sẽ có những thông điệp bằng băng-rôn, biểu ngữ để lên án sự đàn áp khốc liệt của phía nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam”.
Giới hoạt động cho biết blogger nổi tiếng Phạm Đoan Trang, tác giả cuốn Chính trị bình dân, hôm 24/2 đã bị ép buộc đi đến một đồn công an “làm việc”. Ngày 26/2, trong tình trạng nhà bị bao vây, chị đã đăng tuyên bố trên mạng xã hội rằng chị đấu tranh để xóa bỏ nhà nước cộng sản độc tài ở Việt Nam.
Theo nhà hoạt động trẻ Trịnh Bá Phương, sự gia tăng biện pháp hạn chế hiện nay, nếu xét đến bối cảnh là một loạt các cuộc bắt bớ và xử án tù những người đấu tranh, bất đồng trong mấy tháng gần đây, có thể là thông điệp từ chính quyền nhằm tạo áp lực tâm lý, hoặc đe dọa giới hoạt động, đấu tranh. 
Tuy nhiên, anh cho rằng việc chính quyền mạnh tay hơn vẫn không làm các nhà hoạt động bị khuất phục:
“Sau sự việc năm 2017 họ đã bắt hàng chục người đấu tranh ở trong nước, nhưng tôi nhận thấy tất cả mọi người vẫn rất đoàn kết với nhau. Bằng cách này cách khác cũng có một số cuộc gặp gỡ, mọi người ngồi lại với nhau, để nhắn gửi một thông điệp cho nhà nước cộng sản rằng đảng cộng sản Việt Nam chỉ là nhất thời thôi. Tôi tin chắc rằng chế độ sử dụng bạo lực và nhà tù để cai trị dân sẽ bị đào thải”.
Một nhà hoạt động lâu năm, chị Nguyễn Thúy Hạnh, mới đây nhận định với VOA rằng những gì diễn ra gần đây cho thấy tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam “muốn dập tắt” tiếng nói của giới đấu tranh sau khi ông thắng thế trong cuộc “chống tham nhũng, chỉnh đốn đảng”.
Bằng cách này cá








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?