Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2014

Thông báo tham dự biểu tình

TÍCH CỰC THAM GIA BIỂU TÌNH ỦNG HỘ SINH VIÊN HONG KONG     Ngày 30 tháng 9 năm 2014   THÔNG BÁO KHẨN     Để ủng hộ cho sinh viên Hồng Kông, một cuộc biểu tình của giới trẻ Hồng Kông tại Hoa Kỳ với sự tham gia của giới trẻ Việt Nam sẽ được tổ chức vào lúc 5 giờ 30 chiều ngày thứ Tư 1 tháng 10 năm 2014, trước Hong Kong Economic and Trade Office (HKETO), 1520 18th St NW, Washington, DC 20036 và tuần hành sau đó đến Tòa Bạch Ốc.   Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, D.C., Maryland & Virginia trân trọng thông báo đến quý đồng hương và trong thời gian cấp bách, các Hội Đoàn, Đoàn Thể người Việt Quốc Gia trong vùng với điều kiện có được hãy giúp Cộng Đồng với lời kêu gọi sự ủng hộ và tiếp tay cho giới trẻ của chúng ta đang dấn thân vào công cuộc đấu tranh cho Tự Do và Dân Chủ trên thế giới và ở nước nhà chúng ta.   Sự hiện diện của quý đồng hương bên cạnh giới trẻ Việt Nam trong cuộc biểu tình và tuần hành rất cần thiết.  Để biết thêm chi tiết hay bày tỏ sự ủng h

Mỹ sẽ đánh tan IS trong 3 năm?

Theo các quan chức chính phủ Mỹ, giai đoạn 1 gồm gần 145 vụ oanh kích trong tháng 8, để bảo vệ các cộng  đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số cùng các nhà ngoại giao Mỹ, nhân viên tình báo và quân nhân cùng cơ sở hạ tầng của họ tại Iraq, cũng như để tái chiếm các phần đất IS đã chiếm ở miến bắc và tây Iraq. Giai đoạn 2 sẽ bắt đầu sau khi Iraq có chính phủ mới dự kiến thành lập xong tuần này, gộm nỗ lực huấn luyện, cố vấn hoặc trang bị cho quân đội Iraq, các tay súng Kurd cùng nhiều thành viên các bộ tộc theo đạo Hồi dòng Sunni. Giai đoạn 3 sẽ căng nhất và gây nhiều tranh cãi nhất: tiêu diệt IS ngay tại hậu cứ của chúng ở Syria. Vụ này có thể chỉ hoàn tất cho đến khi có chính phủ Mỹ mới. Vì thế, các nhà kế hoạch Lầu Năm Góc nghĩ đến một chiến dịch quân sự kéo dài ít nhất 36 tháng. Ngày 7.9, ông Obama cho biết sẽ mượn bài diễn văn ngày 10.9 tới để công bố chiến dịch đánh các tay súng IS dòng Sunni, tìm kiếm sự ủng hộ một chiến dịch quân sự rộng lớn, đồng thời tái l

Tin LHQ: Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc

Hình ảnh
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014. Reuters Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày 27/09/2014, Ngoại trưởng Trung Quốc Trung Quốc đã cho rằng cần phải áp dụng luật lệ quốc tế để giải quyết các tranh chấp, nhưng không hề nhắc tới Biển Đông, nơi Bắc Kinh bị tố cáo là coi thường luật lệ quốc tế. Trong phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Việt Nam đã nêu bật tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc để xác định rằng mọi nước lớn nhỏ đều phải từ bỏ việc dùng võ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Do một sự trùng hợp ngẫu nhiên của chương trình nghị sự, đại diện Trung Quốc và Việt Nam đã cùng phát biểu trong một phiên thảo luận cấp cao trong khuôn khổ Khóa họp thứ 69 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York. Được lên tiếng trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã lập lại quan điểm cố hữu của Bắc Kinh theo đó các nguyên tắc về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ phải được tôn trọng, do đó cần phải áp dụng l

Lavrov : Cần khởi động lại quan hệ Nga Mỹ

Hình ảnh
Thanh Hà Bà Hilary Clinton đã từng tặng nút 'reset ' quan hệ Mỹ Nga cho ông Lavrov, tháng 3/ 2009. DR Trả lời đài truyền hình Nga Channel 5 ngày 28/09/201, Ngoại trưởng Sergueï Lavrov đánh giá « cần khởi động lại » quan hệ giữa Matxcơva với Washington và quy trách nhiệm cho Hoa Kỳ đã làm xấu đi bang giao hai nước. Tại Liên Hiệp Quốc ông Lavrov quy trách nhiệm cho Mỹ gây bất ổn tại Ukraina. Ngoại trưởng Sergueï Lavrov đã sử dụng từ ngữ « reset » thường được dùng trong lĩnh vực tin học để nói về quan hệ Nga Mỹ. Ông muốn nói tới việc Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama năm 2009 muốn cải thiện quan hệ với Matxcơva. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là bà Hillary Clinton đã tặng cho đồng nhiệm Nga một cái nút đỏ với chữ « Reset » được ghi ở bên trên. Trả lời đài truyền hình Nga ông Lavrov thể hiện mong muốn của Matxcơva hạ nhiệt trong căng thẳng giữa Nga và Mỹ. Đồng thời người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nhìn nhận là đã đến lúc cần « bình thường hóa » quan hệ với Mỹ, cho dù là

Mỹ - Philippines tập trận chung

Hình ảnh
Thanh Hà Đợt tập trận 'Carat', Mỹ - Philippines năm 2013. Reuters Mỹ và Philippines bắt đầu tập trận chung gần vùng Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều nước láng giềng ở Đông Nam Á. Đôi bên huy động hàng ngàn binh sĩ tham gia cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014. Phiblex 2014 diễn ra trong 12 ngày, kể từ hôm nay 29/09/2014 với sự tham dự của 3.500 lính thủy quân lục chiến Mỹ, 1.200 lính Philippines. Cuộc tập trận nói trên được khởi động tại đảo Palawan, không xa khu vực có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông. Cả phía Hoa Kỳ lẫn Philippines cùng khẳng định đợt thao diễn nói trên không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Mục tiêu của chiến dịch Phiblex 2014 chỉ nhằm « phối hợp và nâng cao khả năng đối phó trong trường hợp xảy ra thiên tai ». Lính Hoa Kỳ và Philippines trong đợt tập trận chung lần này sẽ tập bắn đạn thật, tập tấn công đổ bộ bằng tàu chiến … Hải quân Mỹ điều tàu tấ

Thủ tướng Ấn Độ chính thức công du Hoa Kỳ.

Hình ảnh
Thanh Hà Kinh tế và chiến lược chống khủng bố là trọng tâm chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Ấn Narendra Modi. REUTERS/Lucas Jackson Kinh tế và chiến lược chống khủng bố là trọng tâm của chuyến công du nước Mỹ đầu tiên kể từ khi ông Narendra lên cầm quyền. Tối nay tổng thống Barack Obama tiếp Thủ tướng Ấn tại Nhà Trắng. Đôi bên chính thức làm việc vào ngày mai 30/09/2014. Washington và New Delhi cùng muốn thắt chặt quan hệ vào lúc Hoa Kỳ chuẩn bị rút lui khỏi Afghanistan. Tường trình của thông tín viên đài RFI, Anne-Marie Capomaccio từ Washington: «  Kinh tế là trọng tâm chuyến công du Hoa Kỳ của Thủ tướng Ấn Độ. Bằng chứng là qua nhật báo tài chính Wall Street Journal ông Narendra Modi đã nhắn gửi thông điệp đến các doanh nhân Mỹ. Lịch làm việc của Thủ tướng Ấn dày kín : nào là General Electric, Boeing, ngân hàng Citigroup, Pepsi Cola …  Ông Modi sẽ lần lượt gặp tiếp hơn một chục lãnh đạo các tập đoàn lớn nhất nước Mỹ. Mục tiêu đề ra là thuyết phục họ đầu tư trở

TT Obama: "Mỹ đã đánh giá thấp tổ chức Nhà nước Hồi giáo"

Hình ảnh
Anh Vũ Ông Barack Obama dự báo chiến dịch chống EI sẽ còn kéo dài. REUTERS/Kevin Lamarque Hôm qua, 28/09/2014, Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên lên tiếng thừa nhận nước Mỹ đã đánh giá thấp mối đe dọa của lực lượng mang tên Nhà nước Hồi giáo (EI) tại Syria. Trong khi đó liên quân chống thánh chiến tiếp tục tấn công phá hủy các cơ sở dầu mỏ, nguồn thu tài chính của quân thánh chiến tại Syria. Trả lời báo chí trên kênh truyền hình CBS , ông Barack Obama cho biết giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ Jim Clapper thừa nhận đã đánh giá thấp diễn biến tình hình tại Syria. Chính vì thế, theo ông Obama, lực lượng thánh chiến đã có thời gian củng cố lực lượng từ nhiều năm qua tại Syria trong bối cảnh đất nước này rơi vào vòng nội chiến hỗn loạn. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh tầm quan trọng của giải pháp quân sự lúc này nhưng đồng thời về lâu về dài phải có giải pháp chính trị tại Irak, đặc biệt là tại Syria cũng như ở Trung Cận Đông nói chung. Trước khi quyết định mở chiến dịch tấn công

Việt Nam sẽ phải cải cách rất nhiều thì đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ mới có thể kết thúc.

Hình ảnh
Việt Nam sẽ phải cải cách rất nhiều thì đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Hoa Kỳ mới có thể kết thúc. Ngoài những đổi chác có thể có về vấn đề tiếp cận thị trường cho Việt Nam và Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ phải cải tổ luật pháp liên quan đến vấn đề tự do nghiệp đoàn và quyền của người lao động. Phù hợp toàn cầu hóa Trả lời chúng tôi vào tối 25/9/2014, ông Lê Văn Triết nguyên Bộ trưởng Thương mại (1991-1997), người từng xây dựng những viên gạch đầu tiên trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam, từ Hà Nội nhận định, Việt Nam chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trong khi đàm phán thì ở Việt Nam cũng có luật này luật nọ sửa đổi. Ông Lê Văn Triết nhấn mạnh: “Nếu không có đàm phán thì cũng phải sửa đổi để càng ngày càng phù hợp với dòng chảy chung của xã hội loài người. Cho nên bây giờ tiếp tục đàm phán để đi vào toàn cầu hóa cùng với các nước thì việc sửa luật là nhất thiết phải làm, không có đàm phán thì Việt Nam cũng có dự kiến một số luật phải sửa. C

Những nhân vật chủ chốt trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông

Hình ảnh
Những nhân vật chủ chốt trong cuộc biểu tình ở Hồng Kông Thứ Hai,  18:02    29/09/2014 (Tin NLĐO) – Phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ cuối tuần qua ở Hồng Kông đã biến thành bạo lực, với sự can thiệp của cảnh sát chống bạo động dùng hơi cay để vãn hồi trật tự. Những cái tên nổi bật liên quan tới cuộc biểu tình này đang trở thành tâm điểm chú ý, trong đó có cả đặc khu trưởng Hồng Kông  Lương Chấn Anh và  chính quyền Bắc Kinh . Benny Tai Vị Tiến sĩ chuyên về mảng luật Hiến pháp tại Đại học Hồng Kông đã trở thành cái tên được nhắc đến nhiều nhất sau khi bài báo “Bất tuân dân sự, loại vũ khí nguy hiểm nhất” của ông được đăng tải ngày 16-1-2014. Trong bài báo, ông Tai vạch ra kế hoạch thúc đẩy “nền dân chủ thực sự” cho Hồng Kông. Cùng với một số nhà hoạt động khác, bao gồm viện sĩ Chan Kin Man và mục sư Chu Yiu Ming, ông Tai công bố phong trào “ Chiếm lĩnh trung tâm ” với ước tính ban đầu khoảng 10.000 người dân sẽ tham gia, mục đích làm suy yếu khu tài chính của Hồng Kông đ

Pháp hủy bản hợp đồng 1,6 tỷ USD bán tàu sân bay đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga

Việc Pháp hủy bản hợp đồng 1,6 tỷ USD bán tàu sân bay đổ bộ trực thăng lớp Mistral cho Nga cho thấy châu Âu đang vô cùng quan ngại về những biến động khó lường tại Ukraine cùng sự can thiệp của Nga.  "Những hành động của Nga tại miền đông Ukraine đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản về an ninh tại châu Âu", GlobalPost dẫn tuyên bố từ văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 3/9. Điều đó đồng nghĩa với việc Pháp buộc phải hủy bản hợp đồng bán tàu sân bay trực thăng cho Nga.  Trước đó, Pháp đã nhiều lần phớt lờ lời hối thúc từ các nước thành viên trong khối liên minh quân sự NATO về việc hủy bản hợp đồng mua bán khí tài với Nga. Paris từng khẳng định chiếc tàu chiến Vladivostok đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Moscow theo đúng kế hoạch vào tháng 11 tới.  Thậm chí, gần 400 quân nhân Nga đã có mặt tại cảng Saint-Nazaire của Pháp để tham gia khóa huấn luyện sử dụng tàu Vladivostok. Tàu Vladivostok được Pháp đóng cho Hải quân Nga có khả năng tiêu diệt trực thăng, tàu đổ bộ chở x

Biểu tình lớn ở Hong Kong

Hình ảnh
Theo BBC Trực tiếp             Sự kiện đang được tường thuật Nhắn tin trực tiếp Cập nhật trang                                                      2130 EMAIL 2128 Bigwill Bigwill từ Anh gửi email cho BBC: Tôi hy vọng Trung Quốc và chính quyền Hong Kong nhớ rằng đây không phải là 1989. Internet nay có ở mọi nơi và nhiều người có điện thoại thông minh có thế quay video. Lịch sử có thế nào thì sẽ được ghi lại như vậy để cho nhiều thế hệ xem và đánh giá. 2115 Bình luận từ Trung Quốc trên mạng Sina Weibo , trang nhắn tin kiểu Twitter từ Trung Quốc. “Sự thịnh vượng ở Hong Kong không đảm bảo nếu không có Trung Quốc. Theo đuổi dân chủ không