“Có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu”
Nguyên Hà
Tái cơ cấu nền kinh tế qua mổ xẻ của các chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2014...
Ông Trương Đình Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự” giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi mới, đó là điều rất là vô lý”.
Cực kỳ nóng sốt, đó là cụm từ được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dành cho tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung đã bắt đầu được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ngay từ sáng 27/9.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong lời phát biểu khai mạc nhấn mạnh, tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ là quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội mà cử tri rất kỳ vọng vào sự chuyển biển mạnh mẽ và cơ bản của công việc này, để khắc phục những hạn chế, yếu kém mang tính cơ cấu, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
Vì vậy Phó chủ tịch kỳ vọng các ý kiến tại diễn đàn về những mặt làm được và chưa được cũng như chỉ ra những điểm nghẽn sẽ góp phần đánh giá khách quan, đầy đủ hơn về tái cơ cấu nền kinh tế.
Trình bày tổng quan về tái cơ cấu nền kinh tế là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.
Nhận định tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra rất chậm, kết quả thực tiễn không nhiều và không cơ bản, ông Thiên cho rằng phải trả lời cho được, rằng chậm vì cách làm đúng mà chưa chịu làm hay sai nên làm mãi không được?
Đi sâu hơn vào tái cơ cấu ngân hàng, ông Thiên nêu rõ, tốc độ xử lý nợ xấu chậm hơn quá trình phát sinh nợ xấu là cực kỳ đáng báo động. Và gần quan điểm với một số chuyên gia khác, Viện trưởng Thiên nhấn mạnh dự báo cho năm tới phụ thuộc rất nhiều vào xử lý nợ xấu.
Vẫn theo phân tích của vị chuyên gia này thì ngành ngân hàng làm được nhiều việc nhưng phải vật lộn với quá nhiều thứ ngoài ngân hàng, quá sức của mình nên hai điểm mấu chốt nhất chưa động đến được là nợ xấu và ở hữu chéo.
Nợ xấu tăng còn sở hữu chéo, cho vay sân sau cực kỳ lớn mà không kiểm soát được, ông Thiên nói.
Tái cơ cấu vì sao chậm? Trả lời câu hỏi này, ông Thiên cho rằng có nguyên nhân khách quan đây là việc quá trọng đại, nhưng ý kiến trái nhau cũng nhiều, thậm chí có ý kiến “chọc ngoáy”.
Còn lý do chủ quan là do đánh giá thấp nguy cơ. Như nợ xấu, ta tưởng “ăn” ngay được, dăm ba năm là xong, như vậy là hơi coi thường nguy cơ, ông Thiên dẫn chứng. Bên cạnh đó còn có lý do không “đánh” đúng nguyên nhân, dẫn tới không có đề án khả thi, giải pháp hữu hiệu.
Truy tìm nguyên nhân chính, ông Thiên nêu ra ba nhóm. Thứ nhất là do duy trì mô hình tăng trưởng bị lệch, dựa vào vốn “dễ” đánh đổi lạm phát theo kiểu “điếc không sợ súng” nên đã trói doanh nghiệp trong nước, lúc nào cũng phải đương đầu với lãi suất cao, giúp cho doanh nghiệp nước ngoài chả cần nỗ lực cũng vượt xa doanh nghiệp nội.
Các quá trình tái cơ cấu chưa đụng chạm đến mô hình tăng trưởng, con bệnh sắp chết phải cho uống thuốc độc nhưng liều lượng phải đủ để khỏi bệnh, ông Thiên sốt ruột.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là cơ chế cạnh tranh yếu, gây méo mó giả cả đưa ra tín hiệu sai, hay nói cách khác là chưa thay đổi cơ chế cạnh tranh, chưa xác lập giá thị trường cho các loại giá cơ bản.
Thứ ba là định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường chưa rõ, xin - cho vẫn được duy trì và can thiệp bằng hành chính vẫn được ưa thích.
Đặc biệt là bộ máy vẫn duy trì cơ chế trách nhiệm tập thể, mà kinh tế thị trường là cơ chế trách nhiệm cá nhân, ông Thiên phân tích.
Để xoay chuyển tình hình, ông Thiên đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp gắn trách nhiệm cá nhân với từng công việc cụ thể.
Đặt đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế lên đầu tiên trong các biện pháp trung dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng, nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển thêm một lần bàn về xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại.
Nhấn mạnh vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng kinh tế thị trường, ông Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự” giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi mới, đó là điều rất là vô lý”.
Phải có xã hội dân sự, theo phân tích của vị chuyên gia này là vì: “Chính xã hội dân sự, thông qua va chạm thực tiễn, thông qua chịu tác động của chính sách, sẽ cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm thực chứng về chính sách, thế nào là xấu, thế nào là tốt. Thế giới ngày càng chuyển sang một mô hình xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng, và chúng ta không thể không thừa nhận nó”.
Chỉ có thể xây dựng thể chế kinh tế thị trường trên ba trụ cột thị trường, nhà nước và xã hội dân sự, thì mới buộc các ngành kinh tế và doanh nghiệp phải tái cấu trúc để có thể tồn tại được, “ông WTO” nhấn mạnh.
Cho biết hiện vẫn đang làm cố vấn cho hai đoàn đàm phán hai hiệp định rất lớn, ông Tuyển cũng chia sẻ là trong khi đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA, có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của “xã hội dân sự” vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.
Nhưng, “chúng ta lại không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai, nên chúng tôi phải đau đầu”, ông Tuyển giải thích.
Cực kỳ nóng sốt, đó là cụm từ được Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu dành cho tái cơ cấu nền kinh tế, nội dung đã bắt đầu được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu ngay từ sáng 27/9.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, trong lời phát biểu khai mạc nhấn mạnh, tái cơ cấu nền kinh tế không chỉ là quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội mà cử tri rất kỳ vọng vào sự chuyển biển mạnh mẽ và cơ bản của công việc này, để khắc phục những hạn chế, yếu kém mang tính cơ cấu, đưa nền kinh tế phát triển bền vững.
Vì vậy Phó chủ tịch kỳ vọng các ý kiến tại diễn đàn về những mặt làm được và chưa được cũng như chỉ ra những điểm nghẽn sẽ góp phần đánh giá khách quan, đầy đủ hơn về tái cơ cấu nền kinh tế.
Trình bày tổng quan về tái cơ cấu nền kinh tế là Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên.
Nhận định tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế diễn ra rất chậm, kết quả thực tiễn không nhiều và không cơ bản, ông Thiên cho rằng phải trả lời cho được, rằng chậm vì cách làm đúng mà chưa chịu làm hay sai nên làm mãi không được?
Đi sâu hơn vào tái cơ cấu ngân hàng, ông Thiên nêu rõ, tốc độ xử lý nợ xấu chậm hơn quá trình phát sinh nợ xấu là cực kỳ đáng báo động. Và gần quan điểm với một số chuyên gia khác, Viện trưởng Thiên nhấn mạnh dự báo cho năm tới phụ thuộc rất nhiều vào xử lý nợ xấu.
Vẫn theo phân tích của vị chuyên gia này thì ngành ngân hàng làm được nhiều việc nhưng phải vật lộn với quá nhiều thứ ngoài ngân hàng, quá sức của mình nên hai điểm mấu chốt nhất chưa động đến được là nợ xấu và ở hữu chéo.
Nợ xấu tăng còn sở hữu chéo, cho vay sân sau cực kỳ lớn mà không kiểm soát được, ông Thiên nói.
Tái cơ cấu vì sao chậm? Trả lời câu hỏi này, ông Thiên cho rằng có nguyên nhân khách quan đây là việc quá trọng đại, nhưng ý kiến trái nhau cũng nhiều, thậm chí có ý kiến “chọc ngoáy”.
Còn lý do chủ quan là do đánh giá thấp nguy cơ. Như nợ xấu, ta tưởng “ăn” ngay được, dăm ba năm là xong, như vậy là hơi coi thường nguy cơ, ông Thiên dẫn chứng. Bên cạnh đó còn có lý do không “đánh” đúng nguyên nhân, dẫn tới không có đề án khả thi, giải pháp hữu hiệu.
Truy tìm nguyên nhân chính, ông Thiên nêu ra ba nhóm. Thứ nhất là do duy trì mô hình tăng trưởng bị lệch, dựa vào vốn “dễ” đánh đổi lạm phát theo kiểu “điếc không sợ súng” nên đã trói doanh nghiệp trong nước, lúc nào cũng phải đương đầu với lãi suất cao, giúp cho doanh nghiệp nước ngoài chả cần nỗ lực cũng vượt xa doanh nghiệp nội.
Các quá trình tái cơ cấu chưa đụng chạm đến mô hình tăng trưởng, con bệnh sắp chết phải cho uống thuốc độc nhưng liều lượng phải đủ để khỏi bệnh, ông Thiên sốt ruột.
Nhóm nguyên nhân thứ hai là cơ chế cạnh tranh yếu, gây méo mó giả cả đưa ra tín hiệu sai, hay nói cách khác là chưa thay đổi cơ chế cạnh tranh, chưa xác lập giá thị trường cho các loại giá cơ bản.
Thứ ba là định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường chưa rõ, xin - cho vẫn được duy trì và can thiệp bằng hành chính vẫn được ưa thích.
Đặc biệt là bộ máy vẫn duy trì cơ chế trách nhiệm tập thể, mà kinh tế thị trường là cơ chế trách nhiệm cá nhân, ông Thiên phân tích.
Để xoay chuyển tình hình, ông Thiên đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp gắn trách nhiệm cá nhân với từng công việc cụ thể.
Đặt đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế lên đầu tiên trong các biện pháp trung dài hạn để thúc đẩy tăng trưởng, nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển thêm một lần bàn về xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại.
Nhấn mạnh vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng kinh tế thị trường, ông Tuyển nói: “Tôi cảm thấy hiện nay chúng ta sợ cái từ “xã hội dân sự” giống như sợ cái từ “kinh tế thị trường” thời trước đổi mới, đó là điều rất là vô lý”.
Phải có xã hội dân sự, theo phân tích của vị chuyên gia này là vì: “Chính xã hội dân sự, thông qua va chạm thực tiễn, thông qua chịu tác động của chính sách, sẽ cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm thực chứng về chính sách, thế nào là xấu, thế nào là tốt. Thế giới ngày càng chuyển sang một mô hình xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng, và chúng ta không thể không thừa nhận nó”.
Chỉ có thể xây dựng thể chế kinh tế thị trường trên ba trụ cột thị trường, nhà nước và xã hội dân sự, thì mới buộc các ngành kinh tế và doanh nghiệp phải tái cấu trúc để có thể tồn tại được, “ông WTO” nhấn mạnh.
Cho biết hiện vẫn đang làm cố vấn cho hai đoàn đàm phán hai hiệp định rất lớn, ông Tuyển cũng chia sẻ là trong khi đàm phán gia nhập các hiệp định TPP và FTA, có một từ đang khiến các nhà đàm phán Việt Nam đau đầu tìm từ thay thế. Đó là sự tham gia của “xã hội dân sự” vào hoạch định chính sách cũng như vào quá trình xử lý tranh chấp.
Nhưng, “chúng ta lại không cho dùng từ “xã hội dân sự” trên các văn bản công khai, nên chúng tôi phải đau đầu”, ông Tuyển giải thích.
Nhận xét
Đăng nhận xét