Liên quân lần đầu không kích EI tại miền Trung Syria
Máy bay tiêm kích F-15E của không lực Hoa Kỳ trên không phận Irak.REUTERS/U.S. Air Force/Senior Airman Matthew Bruch/Handout
Hôm nay 27/09/2014, theo AFP, lần đầu tiên liên quân do Hoa Kỳ đứng đầu đã tiến hành nhiều vụ oanh kích nhắm vào các vị trí của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở miền Trung Syria. Hôm qua, Quốc hội Anh bỏ phiếu cho phép chính phủ tham gia vào các không kích tại Irak khiến liên quân có thêm một đối tác nặng ký.
Theo Đài quan sát nhân quyền Syria, lần đầu tiên không kích của liên quân nhằm vào lực lượng Nhà nước Hồi giáo tại tỉnh Homs, ở miền Trung. Bom đạn được trút xuống tại Al-Hammad, vùng sa mạc của tỉnh này, cách xa vùng chiến tuyến, nơi trú đóng của quân đội trung thành với Tổng thống Al-Assad. Vẫn theo Đài quan sát nhân quyền Syria, không kích của liên quân vẫn tiếp tục tại nhiều khu vực ở phía bắc, căn cứ địa của phong trào thánh chiến theo hệ phái Sunni.
Một giới chức quân sự Hoa Kỳ xin ẩn danh khẳng định các cuộc không kích, khởi sự từ đầu tuần này, đã diễn ra « gần như liên tục ». Giới chức nói trên không cho biết các mục tiêu không kích cụ thể, cũng như sự tham gia của các quốc gia thành viên khác trong liên quân quốc tế.
Hôm qua, liên quân tấn công đồng loạt các cơ sở lọc dầu do phe thánh chiến kiểm soát tại tỉnh Deir Ezzor (miền đông Syria), theo Đài quan sát nhân quyền Syria. Cũng theo nguồn tin này, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã ngừng khai thác dầu tại sáu mỏ khác, do sợ bị oanh kích. Dầu lửa tại Syria và Irak là một nguồn thu chủ yếu của « Nhà nước Hồi giáo », mang lại cho tổ chức này từ 1 đến 3 triệu đô la/ngày, theo các chuyên gia.
Hoa Kỳ loại trừ khả năng Damas tham gia liên quân
Trong khi các cuộc oanh tạc của không quân quốc tế tại Syria diễn ra khá xa các vị trí của quân đội chính phủ Damas, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc lại rằng cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo không hề đóng góp gì vào việc duy trì quyền lực của chính quyền Bachar al-Assad tại một đất nước bị nội chiến từ hơn ba năm nay làm tan hoang, khiến gần 200.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi lánh nạn. Quan điểm của Washington là loại trừ hoàn toàn việc Damas tham gia vào liên quân và hỗ trợ lực lượng nổi dậy, được coi là ôn hòa, trong cuộc chiến chống phe thánh chiến và chế độ Bachar al-Assad.
Liên quân do nước Mỹ dẫn đầu trong các oanh kích tại Syria, cho đến nay được sự tham gia của năm quốc gia đồng minh Ả Rập, Jordani, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar và Bahrein. Trong tuần này, tại Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo ngoại giao Pháp tuyên bố không có quy định pháp lý nào ngăn cản việc Pháp can thiệp tại Syria.
Đối với Nga, các cuộc không kích tại Syria – quốc gia đồng minh của Matxcơva tại Trung Đông - không được Damas chấp thuận bị coi là bất hợp pháp.
Anh, Đan Mạch và Bỉ sẽ tham gia chiến dịch tại Irak
Liên quan đến cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Irak, hôm qua, liên quân đã có thêm một đối tác quan trọng, với việc Quốc hội Anh bật đèn xanh cho chính phủ. Đan Mạch và Bỉ cũng vừa quyết định đưa phi cơ F-16 tham gia vào các cuộc tấn công tại Irak.
Iran không loại trừ khả năng đưa quân tấn công « Nhà nước Hồi giáo » tại Irak, một khi lực lượng này nhắm vào khu vực biên giới với quốc gia này.
Một giới chức quân sự Hoa Kỳ xin ẩn danh khẳng định các cuộc không kích, khởi sự từ đầu tuần này, đã diễn ra « gần như liên tục ». Giới chức nói trên không cho biết các mục tiêu không kích cụ thể, cũng như sự tham gia của các quốc gia thành viên khác trong liên quân quốc tế.
Hôm qua, liên quân tấn công đồng loạt các cơ sở lọc dầu do phe thánh chiến kiểm soát tại tỉnh Deir Ezzor (miền đông Syria), theo Đài quan sát nhân quyền Syria. Cũng theo nguồn tin này, tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã ngừng khai thác dầu tại sáu mỏ khác, do sợ bị oanh kích. Dầu lửa tại Syria và Irak là một nguồn thu chủ yếu của « Nhà nước Hồi giáo », mang lại cho tổ chức này từ 1 đến 3 triệu đô la/ngày, theo các chuyên gia.
Hoa Kỳ loại trừ khả năng Damas tham gia liên quân
Trong khi các cuộc oanh tạc của không quân quốc tế tại Syria diễn ra khá xa các vị trí của quân đội chính phủ Damas, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhắc lại rằng cuộc chiến chống lực lượng Nhà nước Hồi giáo không hề đóng góp gì vào việc duy trì quyền lực của chính quyền Bachar al-Assad tại một đất nước bị nội chiến từ hơn ba năm nay làm tan hoang, khiến gần 200.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải đi lánh nạn. Quan điểm của Washington là loại trừ hoàn toàn việc Damas tham gia vào liên quân và hỗ trợ lực lượng nổi dậy, được coi là ôn hòa, trong cuộc chiến chống phe thánh chiến và chế độ Bachar al-Assad.
Liên quân do nước Mỹ dẫn đầu trong các oanh kích tại Syria, cho đến nay được sự tham gia của năm quốc gia đồng minh Ả Rập, Jordani, Ả Rập Saudi, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar và Bahrein. Trong tuần này, tại Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo ngoại giao Pháp tuyên bố không có quy định pháp lý nào ngăn cản việc Pháp can thiệp tại Syria.
Đối với Nga, các cuộc không kích tại Syria – quốc gia đồng minh của Matxcơva tại Trung Đông - không được Damas chấp thuận bị coi là bất hợp pháp.
Anh, Đan Mạch và Bỉ sẽ tham gia chiến dịch tại Irak
Liên quan đến cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Irak, hôm qua, liên quân đã có thêm một đối tác quan trọng, với việc Quốc hội Anh bật đèn xanh cho chính phủ. Đan Mạch và Bỉ cũng vừa quyết định đưa phi cơ F-16 tham gia vào các cuộc tấn công tại Irak.
Iran không loại trừ khả năng đưa quân tấn công « Nhà nước Hồi giáo » tại Irak, một khi lực lượng này nhắm vào khu vực biên giới với quốc gia này.
Nhận xét
Đăng nhận xét