Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2013

Khi đàn vẹt cùng nhau tự sướng

Hình ảnh
Hiền Lương (Danlambao) - Trong thời gian gần đây, họ nhà “vẹt” mở ra cuộc thi “tự sướng” để hót về đề tài “sửa đổi luật rừng” của dòng họ với toàn cư dân khu rừng An Nam. Trong bộ luật rừng đó, đáng chú ý là điều 4 của họ nhà vẹt, điều 4 quy định như sau: “Dòng họ nhà vẹt là đỉnh cao trí tuệ nhân loại bởi loài vẹt đã có công giải phóng khu rừng An Nam từ “tự do cho tới nô lệ” (của dòng họ nhà vẹt). Dòng họ nhà vẹt đã học theo chủ nghĩa Mác-Lề và tư tưởng của Chúa Vẹt râu dài làm ‘kim chỉ nam cho tất cả hành động’, và là lực lượng lãnh đạo các loài và toàn bộ khu rừng...” Cũng chẳng tự nhiên mà họ nhà vẹt mở cuộc thi “tự sướng”, bởi một số loài trong khu rừng lên tiếng phản đối mãnh mẽ những việc làm sai trái của nhà vẹt, nhà vẹt thấy nguy cơ mất ngôi chúa của khu rừng nên đã đày đại diện của một số loài ra đảo xa, không cho sống trong khu rừng. Thêm vào cuộc đấu đá nội bộ giữa loài vẹt đang chưa phân thắng bại, nên loài vẹt đành mở ra cuộc thi hót về việc sửa “luật rừn

Xin ông hãy ngẫm lại lời mình nói!

Hình ảnh
Ts. Đặng Huy Văn (Danlambao) - Chương trình Thời sự VTV1, 19h, ngày 25/2 đưa phát biểu tại Vĩnh Phúc của TBT ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng như sau: “Các đồng chí phải lãnh đạo cái việc góp ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp. Cái này quan trọng lắm đấy. Vừa rồi đã có các luồng ý kiến cũng có thể quy vào được là suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống chứ còn gì nữa. Xem ai có tư tưởng muốn bỏ Điều 4 Hiến pháp không , phủ nhận vai trò lãnh đạo của đảng không? Muốn đa nguyên đa đảng không? Có tam quyền phân lập không? Hả? Có phi chính trị hóa quân đội không? Người ta đang có những quan điểm như thế, đưa cả lên phương tiện thông tin đại chúng đấy. Thì như thế là suy thoái chứ còn gì nữa, chỉ ở đâu nữa nào? Tham gia đi khiếu kiện, biểu tình, kí đơn tập thể... thì nó là cái gì? Cho nên các đồng chí phải quan tâm xử lý cái này.” Xin ông hãy ngẫm lại lời mình nói! (Kính gửi ông TBT Nguyễn Phú Trọng và mến tặng nhà báo Nguyễn Đắc Kiên) Nghe ông nói tại Vĩnh Ph

Tâm tình của ký giả Trương Minh Đức gởi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên

Hình ảnh
Tâm tình của ký giả Trương Minh Đức gởi nhà báo Nguyễn Đắc Kiên Hiệu ứng từ Nguyễn Đắc Kiên và Nguyễn Phú Trọng Ký giả Trương Minh Đức (Danlambao) - ... Tôi là một người viết báo nên cũng có những chia sẻ với anh Nguyễn Đắc Kiên, khi nghe anh bị đuổi việc chỉ vì có đôi lời trên bức thư phản biện đến ông TBT Trọng, đồng thời tôi cũng trân trọng cảm phục lòng dũng cảm của anh dám nói lên “ý thức công dân” của mình trong số đông đảo các nhà báo còn đang làm việc trong chế độ hiện nay... * Trong mấy ngày qua trên các trang mạng điện tử trong nước và Quốc Tế xôn xao việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên (báo Gia Đình & Xã Hội) và ông Nguyễn Phú Trọng (TBT đảng CSVN). Sự kiện đã gây tiếng vang lớn, cho thấy đâu là người Chánh, kẻ Tà giữa một nhà báo bình thường trong số hành chục ngàn nhà báo với một người đứng đầu đảng CSVN. Ông Nguyễn Phú Trọng tự cho mình là người có quyền phán xét Nhân Dân là “suy thoái tư tưởng, đạo đức...”, một người đứng đầu đảng CSVN có những lời

Thế nào là suy thoái đạo đức xã hội?

Hình ảnh
Người Buôn Gió Theo blog Mỗi Ngày Lại Có Thêm Những Việc Làm Yêu Nước Sáng nay ra quán nước đầu ngõ, thấy mọi người nói chuyện về xã hội đang suy thoái về đạo đức. Người bảo là suy thoái trầm trọng, người bảo chưa. Cãi nhau điếc cả tai, Ông bán nước tức quát: - Ai cho chúng mày nhận định xã hội suy thoái đạo đức hay không, việc đó là của người quản lý, họ trên cao, họ nhìn toàn diện mới nhận định. Bọn mày ếch ngồi đáy giếng nhìn trời băng vung. Anh xe ôm nói: - Ông không xem tin không biết, giờ cướp giết hiếp tràn lan. Cướp trắng trợn người ta đang đi xe máy, nó vác dạo chặt đứt tay cướp xe. Đang nhắn tin điện thoại đắt tiền, ipad trong quán cà fe. Nó vào tận quán nó cướp. Anh ghi số đề: - Nó còn nhờ bạn bè hiếp dâm vợ để ly dị, rồi có đứa hạ thủ chồng đi với trai, có đứa mang con nhỏ vài tuổi ra đập chết vì tức chuyện vợ chồng. Ông bán nước xua tay: - Những chuyện đó là suy thoái về lối sống, nó chỉ chiếm một số ít trong nhân dân, vài trường hợp thôi. Không thể đem mấ

Vài lời với Nguyễn Đắc Kiên

Hình ảnh
Nguyễn Tường Thụy Thôi thì về, rau cháo nuôi nhau Sống thanh thản dẫu thêm phần cơ cực Từ nay khỏi loay hoay ngòi bút Giả thờ ơ trước số phận con người. Tôi hiểu Kiên, sống không thể buông xuôi Vẫn biết trước tai ương rồi sẽ tới Vẫn biết trước sẽ gặp nhiều rắc rối Sẽ còn nhiều gian khó lẫn nguy nan. Kiên sẵn sàng đối mặt, hiên ngang Không chịu cúi, sống cuộc đời an phận Trước cái xấu không cam lòng chấp nhận Có hạnh phúc nào không trả giá đâu Kiên. Có điều gì từ Tổ quốc rất thiêng liêng Nghe như thể đất trời rung chuyển Tôi đã thấy tương lai đang gần đến Dân tộc này phải được sống, Kiên ơi. 27/2/2013

Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Phú Trọng

Hình ảnh
GS Tương Lai Kính gửi Ô. Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư BCHTƯĐCSVN, Kính thưa anh Nguyễn Phú Trọng, Tôi dùng cách xưng hô này để tiện cho nội dung thư sẽ viết với tư cách của một người có hân hạnh được quen biết Anh. Đúng hơn là biết , chứ chưa dám nói là quen , vì tôi cũng chỉ gặp và nói chuyện với anh đôi ba lần kể từ dạo anh làm Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và có mặt trong buổi tôi báo cáo với Tổng bí thư Đỗ Mười và Bộ Chính trị về cuộc Khảo sát xã hội học về Cơ cấu xã hội và Phân tầng xã hội , một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước. Theo lời thuật lại của Chu Hảo, lúc ấy là Thứ trưởng Bộ KH và CN ngồi cạnh Anh, thì anh đã nhận xét về tôi ” Tay này báo cáo với Tổng Bí thư và Bộ Chính trị mà cứ nói khơi khơi như nói trước Hội đồng Khoa học của Viện không bằng !”. Lần gặp gần đây nhất là ngày 17 tháng 1 năm 2011 tại Hội trường Hội nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Hà Nội. Có thể Anh quên vì bận nhiều việc nên tôi xin được nhắc lại : Hôm ấy, khi

Biết đủ là khôn

Bùi Tín 28.02.2013 Ở đồng bằng Nam Bộ, trên bàn thờ Tổ tiên ông bà của bà con ta trong ba ngày tết thường có mâm hoa quả với bốn loại trái cây: mảng cầu, dừa, đu đủ và xoài – hay nói tắt theo giọng Nam Bộ là “cầu vừa đủ xài “. Bà con ta không thích giàu sang ư? Ở một vùng vựa lúa phì nhiêu, cá tôm phong phú, hoa trái xum xuê, làm giàu làm gì cho phải bận tâm suy nghĩ, rồi còn phải lo giữ của. Cứ sống vừa đủ, cầu cho không thiếu thốn nghèo đói là được. Đây là suy nghĩ của đa số nông dân thuộc tầng lớp trung gian đông đảo. Họ thấy nhiều đại điền chủ ruộng đồng thẳng cánh cò bay đâu có sung sướng. Con cái họ giàu sang đâm ra ham mê hưởng lạc, ăn chơi cờ bạc, trai gái bất lương, có khi sa vào tệ nạn nghiện hút, kiện cáo dây dưa, án mạng và tù đầy, gia đình đổ vỡ. Rồi nhà giàu hay đèo bòng thê thiếp, gia đình lộn xộn, lắm bi kịch éo le và ly tán, đâu có hạnh phúc bền lâu. Triết lý minh triết xưa của cha ông ta cũng dạy rằng người quân tử tự mình

Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?

Hình ảnh
Luật sư Paul Reichler nói Việt Nam và Philippines có nhiều điểm tương đồng về quyền lợi quốc gia trong vụ tranh chấp ở biển Đông. Nguyễn Trung 27.02.2013 Thưa quý vị, chính quyền Bắc Kinh mới đây đã lên tiếng bác bỏ chuyện Manila đưa tranh chấp biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế phân xử, gọi đó là hành động sai trái cả về mặt luật pháp lẫn lịch sử. Tuy nhiên, sau đó, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố quyết theo đuổi vụ kiện và cho rằng đó là quyết định đúng đắn. VOA Việt Ngữ đã có cuộc trao đổi với ông Paul Reichler, luật sư người Mỹ đại diện cho chính phủ Philippines, để xem Manila kỳ vọng như thế nào về hành động pháp lý của mình cũng như bài học mà Việt Nam có thể rút ra từ bước đi của quốc gia cũng là thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á. Trước hết, ông Reichler hồi đáp trước phản ứng vừa qua của Bắc Kinh. Luật sư Paul Reichler: Trước hết, tôi phải nói rằng Trun

Sửa đổi Hiến pháp 1992 – trò diễn kịch hợm hĩnh cuối cùng?

Hình ảnh
VietTuSaiGon 2013-02-28 Băng rôn tuyên truyền Ngày thành lập ĐCSVN tại Hà Nội hôm 03/2/2013 AFP photo Bỏ điều 4 Hiến pháp hay không bỏ điều 4? Câu hỏi này được xem là nổi cộm nhất trong lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 này, ngoài ra, những vấn đề về luật đất đai, vấn đề dân chủ cũng được đặt ra. Nhưng, suy cho cùng thì cốt lõi của sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vẫn nằm trong điều 4. Cục diện đất nước, vị thế chính trị quốc gia và đường hướng kinh tế của nhiều năm sau cũng nằm trong quyết định thay đổi hay không thay đổi điều 4. Thử đặt giả thiết nếu thay đổi điều 4? Trong trường hợp này, các vấn đề về dân chủ, sở hữu đất đai sẽ không cần nhắc đến nữa. Vì một chính thể đa đảng sẽ không còn yêu cầu về tính độc tài, độc quyền và nhân danh một thứ sở hữu toàn dân, nhà nước quản lý nào để thao túng quyền lực và tài sản của nhân dân. Mọi sự liên quan đến sở hữu quốc gia sẽ được minh bạch, công khai trong chế độ dân chủ đa nguyên, những gì liên quan đến

Nhóm “Công dân tự do” ra tuyên bố ủng hộ PV Nguyễn Đắc Kiên

Hình ảnh
Gia Minh, biên tập viên RFA Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, ảnh chụp trước đây. Courtesy NguyenDacKien's facebook Tán đồng Những người ký tên vào Lời Tuyên bố là những blogger, nhà báo, nhân sĩ, sinh viên… Nội dung của Lời tuyên bố cho biết họ sát cánh với nhà báo Nguyễn Đức Kiên; đồng thời kêu gọi những công dân khác cùng sác cánh với họ nêu ra 5 tuyên bố. Thứ nhất họ không chỉ muốn bãi bỏ điều 4 qui định về vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam mà cũng như trong bài viết của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên là muốn tiến hành một hội nghị lập hiến. Từ đó lập ra một hiến pháp mà họ cho là thực sự phản ánh ý chí của toàn thể người dân Việt Nam. Nhóm cũng nói họ ủng hộ đa nguyên, đa đảng, ủng hộ sự cạnh tranh lành mạnh giữa các đảng cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ và vì hòa bình. Nhóm cũng ủng hộ xây dựng một chính thể tam quyền phân lập; tăng tính tự trị cho các địa phương , xóa bỏ những tập đoàn quốc gia làm tiêu tốn ngân sách nhà

Thượng đỉnh Mỹ - Nhật

Hình ảnh
Việt-Long, RFA 2013-02-28 Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật vào họp thượng đỉnh, 22 tháng 2, 2013 Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật vào họp thượng đỉnh, 22 tháng 2, 2013, Thủ tướng Nhật tuyên bố Nhật Bản không bao giờ trở thành một quốc gia hạng nhì trên thế giới, đó là thông điệp chính yếu mà ông mang đến Hoa Kỳ trong dịp này, đồng thời ông nói ông muốn nhắc lại rằng nước Nhật cũng quật cường trở lại. Không một quốc gia nào nên tính toán sai lầm về quyết tâm vững chắc của người Nhật. Không một ai nên nghi ngờ sự vững mạnh của mối đồng minh Hoa Kỳ -Nhật Bản. Bên cạnh đó, mục đích chính của chuyến công du trong tuần qua của Thủ tướng Nhật Bản là siết chặt và củng cố mối quan hệ quốc phòng và kinh tế với Washington trong bối cảnh Bắc Hàn hung hăng hiếu chiến, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ lên tiếng bênh vực Nhật Bản và ủng hộ phương sách giải quyết vấn đề lãnh hải với Trung Quốc . Hòa hoãn trên bề mặt Thủ tướng Shinzo Abe đi Mỹ sau khi Bắc Hàn phóng thành công hỏa