Nam Phương chống kiểm duyệt : ''Biến cố chính trị lớn nhất'' từ 1989
Biểu tình ủng hộ các nhà báo của tuần báo Nam Phương ở Quảng Châu chống kiểm duyệt báo chí, ngày 9/1/2013.
REUTERS/Bobby Yip
Đầu tháng 1/2013, xã hội Trung Quốc chấn động với sự kiện phóng viên báo Nam Phương Chu Mạt, nổi tiếng với xu hướng tự do, có trụ sở tại Quảng Đông, đã bãi công để phản đối việc chính quyền kiểm duyệt số báo ra đầu năm mới và yêu cầu trưởng ban tuyên huấn tỉnh phải từ chức. Hơn một tháng sau vụ việc này, RFI tiếp xúc với các nhà báo Trung Quốc ở nhiều nơi để ghi nhận thái độ.
Sau sự phản đối quyết liệt của tờ Nam Phương, cuối cùng ban tuyên huấn tỉnh phải chấp nhận cho đăng lại bài sau khi điều chỉnh lại chút ít. Thái độ kiên quyết của tòa soạn báo, được rất đông người ủng hộ qua mạng internet khiến một tuần sau chính quyền buộc phải nhượng bộ với lệnh chấm dứt việc tuyên huấn can thiệp sửa đổi bài viết trước khi công bố.
Hơn một tháng sau vụ tuần báo Nam Phương Chu Mạt công khai thách thức cơ quan kiểm duyệt báo chí Trung Quốc, RFI tiếp xúc với các nhà báo Trung Quốc ở nhiều nơi để ghi nhận thái độ của họ.
Ông Cheng Yi-zhong, tổng biên tập tạp chí Hồng Kông Isun Affairs, cho biết nhận định của ông về vụ việc này :
« Đây là một sự kiện rất quan trọng. Đây chính là biến cố chính trị lớn nhất kể từ năm 1949 – không kể sự biến Thiên An Môn, 04/06/1989. Đây là phong trào phản kháng lớn nhất chống lại chính quyền, kẻ bóp nghẹt tự do ngôn luận. Đông đảo các nhà báo đã tham gia phong trào này, không kể nhiều công dân khác cũng đến với phong trào. Đây là lần đầu tiên người Trung Quốc chống lại hệ thống kiểm duyệt một cách công khai. Đây cũng là một phương tiện... Có một sự căng thẳng lớn trong hệ thống chính trị độc đảng tại Trung Quốc và tôi cho rằng sự căng thẳng này sẽ kéo dài và sẽ nghiêm trọng hơn ».
Nhìn lại sự kiện này, ông Yan Lieshan (Yên Liệt Sơn), nguyên tổng biên tập tờ Nam Phương nhận xét :
« Đây là một sự bùng nổ những bất bình tích đọng từ quá lâu nay. Các biên tập viên đã không còn kiềm chế nữa, họ không thể nín nhịn, bởi vì lần này cơ quan tuyên huấn đã đi quá giới hạn. (…) Vụ việc bùng nổ vào ngày 03/01, lúc đó tôi đang ở Đài Loan, khi tôi trở về, nhiều công an mặc thường phục và cảnh sát vũ trang vẫn còn ở trước trụ sở tòa báo. Cho đến hôm nay, vẫn còn một số nhân viên thường phục và các mô tô công an đi lại tuần tra. »
Một tháng sau các cuộc biểu tình, sự có mặt của công an trước trụ sở tuần báo ở Quảng Đông cho thấy chính quyền tiếp tục theo dõi ngọn lửa phản kháng. Nhiều nhân vật nổi tiếng như nghệ sĩ Ngải Vị Vị, nữ diễn viên Annie Yi và cựu lãnh đạo Google Trung Quốc Li Kai-Fu, đã tham gia vào phong trào bảo vệ các nhà báo và bày tỏ thái độ chống lại kiểm duyệt. Nếu như báo chí Trung Quốc bị kiểm duyệt tại các địa phương, thì tại thủ đô Bắc Kinh hoạt động báo chí còn bị kiểm duyệt sít sao hơn.
Li Datong (Lý Đại Đồng), cựu lãnh đạo tờ Bing Dian Gu Shi (Băng Điểm Cố Sự), một tuần báo chuyên về lịch sử, bị chính quyền ra lệnh đóng cửa vào năm 2006, cho biết thêm :
« Tại Bắc Kinh, bạn liên tục bị Ban tuyên huấn kiểm soát. Thứ sáu hàng tuần bạn phải đến Ban tuyên huấn để họp. Gần như tất cả các báo đều phải đến để nghe những lời huấn thị và sau đó phổ biến lại trong nội bộ báo mình. Ở các tỉnh, thì không có sự bó buộc này, nhưng lại có những cái khác. Nếu như lãnh đạo cơ quan tuyên huấn là một kẻ đần độn, hắn ta sẽ làm hỏng một tờ báo với việc áp dụng kiểm duyệt trước xuất bản. Một tổng biên tập nói với tôi đã nhận được 31 chỉ thị của cơ quan tuyên huấn chỉ trong một ngày. Làm sao mà có thể làm báo được trong những điều kiện như vậy ?! ».
Kiểm duyệt trước xuất bản là điều khiến các phóng viên tuần báo Nam Phương nổi giận. Về mặt nguyên tắc kiểm duyệt trước là không được phép, nhưng thực tế thì phức tạp hơn. Ông Wu Si (Ngô Tư), tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Niên sử các Triều đại) – có trang web bị đóng cửa vào đầu tháng 1/2013, sau khi đăng một bài viết kêu gọi chính quyền tôn trọng Hiến pháp và các quyền tự do căn bản -, đưa ra nhận xét về tình trạng kiểm duyệt tại Trung Quốc nói chung :
« Tại Trung Quốc, kiểm duyệt trước khi xuất bản về mặt chính thức không tồn tại, nhưng có một thứ mà người ta gọi là hệ thống ‘‘yêu cầu trước về các chủ đề lớn’’. Đây là một thủ tục kiểm duyệt ngầm trước khi xuất bản. Tất cả các chủ đề liên quan đến lịch sử của Đảng, của Quốc gia hay của quân đội thì cần phải xin ý kiến trước. Các quy định đòi hỏi báo chí phải thông báo cho cơ quan kiểm duyệt mỗi lần có những xuất bản về các chủ đề này. Với việc đó, chính quyền muốn nói là họ có đủ nhân sự có năng lực để đọc và xét duyệt, mà thực tế không phải là như vậy. Hàng năm, có đến 80% trong số hàng trăm đề tài mà chúng tôi đề nghị bị từ chối. Hơn nữa, phải đợi đến 2, 3 tháng sau, họ mới đưa ra quyết định không cho. Để áp dụng thực sự nguyên tắc này, thì phải đóng cửa tất cả các tờ báo. »
Theo nữ giáo sư Yu Shuo, giảng viên nhân học tại đại học Bách khoa Hồng Kông, vụ tuần báo Nam Phương là một thời điểm rất quan trọng, khi cơn giận bùng phát. Việc trong suốt cả năm, có đến 1.000 bài báo bị kiểm duyệt, cho thấy sự phẫn uất nén lại đã rất lớn.
Nhận định về sự kiện này, giám đốc của tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW tại Hồng Kông Nicholas Bequelin nhận định :
« Đây là một thời khắc quan trọng vì biến cố này đã tạo ra một tiền lệ. Kể từ Thiên An Môn 1989 đến nay, không hề có một phong trào như vậy. Hơn nữa, tuần báo Nam Phương đã đạt được đòi hỏi là kiểm duyệt phải giảm bớt ; đây là một thắng lợi. Tại Trung Quốc, ít có cuộc bãi công nào kết thúc với thắng lợi. Chúng ta không biết liệu quyền tự do báo chí sẽ chiến thắng không trong một thời gian dài nữa, nhưng báo chí viết, bị kiểm duyệt giới hạn ngặt nghèo, giờ đây có thể kêu gọi sự ủng hộ của công chúng qua mạng internet – mà chính quyền khó kiểm soát hơn - để khẳng định sự độc lập của mình và thúc đẩy cuộc đấu tranh vì quyền tự do báo chí tại Trung Quốc ».
Các nhà báo tờ Nam Phương Chu Mạt đã đạt được một thắng lợi đầu tiên và phơi bày ra trước công chúng các phương pháp kiểm duyệt truyền thông của chính quyền Trung Quốc. Ông Cheng Yi-zhong, tổng biên tập tạp chí Hồng Kông Isun Affairs, từng làm việc tại Nam Phương Chu Mạt, nhớ đến thời gian ông làm việc tại tuần báo, trước khi phải tỵ nạn sang Hồng Kông. Đối với ông, các biện pháp của cơ quan kiểm duyệt không chỉ dừng lại ở « lưỡi kéo ». Chính quyền sử dụng rất nhiều biện pháp, và cho đến tận Hồng Kông. Ông Cheng Yi-zhong tâm sự :
« Tôi từng biết một phó tổng biên tập, mà gia đình ở tại Hoa lục, thường xuyên bị các nhân viên an ninh quấy rầy. Họ thường xuyên gọi những người trong gia đình này đi uống trà... (…) Dưới áp lực, ông ấy phải trở lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp tờ Nam Phương Chu Mạt, vụ việc đã được phổ biến rộng rãi trên truyền thông đến mức mà chính quyền phải chờ đợi thời cơ để đàn áp. Trả thù là một món ăn mà người ta dùng nguội ở đây, ở đất Trung Quốc này ».
Cuối cùng thì, sự bùng nổ của internet đã khiến cho hệ thống kiểm duyệt trở nên kỳ cục và bản chất của các phương tiện truyền thông cũng đã thay đổi ghê gớm kể từ những năm 1990, với sự xuất hiện các tờ báo tư nhân, trong đó có tờ Nam Phương.
Phóng sự của RFI kết thúc với nhận định của ông Li Datong :
« Nỗi thất vọng còn đó, đặc biệt ở các đồng nghiệp trẻ, nhưng báo chí vẫn là một nghề thú vị nhất tại Trung Quốc. Nếu ta so sánh nghề này với công việc của các viên chức nhỏ trong các cơ quan chính quyền, mòn mỏi trong các sự vụ hàng ngày, thì các phương tiện truyền thông cho phép nhận ra những gì mới mẻ ngày mỗi ngày. Cần phải kiên định… Đôi khi ta tiến lên được hai bước, còn đôi khi ta phải lùi một bước. Cần phải chấp nhận điều này.
Là một nhà báo già, khi tôi quay lại phía sau, sự thay đổi là đáng kể. Lúc tôi mới vào nghề, các phóng viên đã không có quyền nói ra sự thật. Chính quyền hiện nay ít để ý hơn… Cần phải kiên nhẫn. Trong 30 năm nữa, báo chí Trung Quốc sẽ có được các quyền như ở phương Tây. »
Các tin, bài liên quan
Trung Quốc: Không có hy vọng cởi mở về thông tin
Trung Quốc : Tuần báo Nam Phương tiếp tục chống chế độ kiểm duyệt hiện hành
Blogger và nghệ sĩ Trung Quốc ủng hộ các phóng viên đòi tự do báo chí
Trung Quốc : Hàng trăm người biểu tình phản đối kiểm duyệt báo chí
Ngọn gió cải cách thấm vào báo chí và an ninh Trung Quốc
Trung Quốc: Một tạp chí trên mạng có khuynh hướng tự do bị đóng cửa
Hơn một tháng sau vụ tuần báo Nam Phương Chu Mạt công khai thách thức cơ quan kiểm duyệt báo chí Trung Quốc, RFI tiếp xúc với các nhà báo Trung Quốc ở nhiều nơi để ghi nhận thái độ của họ.
Ông Cheng Yi-zhong, tổng biên tập tạp chí Hồng Kông Isun Affairs, cho biết nhận định của ông về vụ việc này :
« Đây là một sự kiện rất quan trọng. Đây chính là biến cố chính trị lớn nhất kể từ năm 1949 – không kể sự biến Thiên An Môn, 04/06/1989. Đây là phong trào phản kháng lớn nhất chống lại chính quyền, kẻ bóp nghẹt tự do ngôn luận. Đông đảo các nhà báo đã tham gia phong trào này, không kể nhiều công dân khác cũng đến với phong trào. Đây là lần đầu tiên người Trung Quốc chống lại hệ thống kiểm duyệt một cách công khai. Đây cũng là một phương tiện... Có một sự căng thẳng lớn trong hệ thống chính trị độc đảng tại Trung Quốc và tôi cho rằng sự căng thẳng này sẽ kéo dài và sẽ nghiêm trọng hơn ».
Nhìn lại sự kiện này, ông Yan Lieshan (Yên Liệt Sơn), nguyên tổng biên tập tờ Nam Phương nhận xét :
« Đây là một sự bùng nổ những bất bình tích đọng từ quá lâu nay. Các biên tập viên đã không còn kiềm chế nữa, họ không thể nín nhịn, bởi vì lần này cơ quan tuyên huấn đã đi quá giới hạn. (…) Vụ việc bùng nổ vào ngày 03/01, lúc đó tôi đang ở Đài Loan, khi tôi trở về, nhiều công an mặc thường phục và cảnh sát vũ trang vẫn còn ở trước trụ sở tòa báo. Cho đến hôm nay, vẫn còn một số nhân viên thường phục và các mô tô công an đi lại tuần tra. »
Một tháng sau các cuộc biểu tình, sự có mặt của công an trước trụ sở tuần báo ở Quảng Đông cho thấy chính quyền tiếp tục theo dõi ngọn lửa phản kháng. Nhiều nhân vật nổi tiếng như nghệ sĩ Ngải Vị Vị, nữ diễn viên Annie Yi và cựu lãnh đạo Google Trung Quốc Li Kai-Fu, đã tham gia vào phong trào bảo vệ các nhà báo và bày tỏ thái độ chống lại kiểm duyệt. Nếu như báo chí Trung Quốc bị kiểm duyệt tại các địa phương, thì tại thủ đô Bắc Kinh hoạt động báo chí còn bị kiểm duyệt sít sao hơn.
Li Datong (Lý Đại Đồng), cựu lãnh đạo tờ Bing Dian Gu Shi (Băng Điểm Cố Sự), một tuần báo chuyên về lịch sử, bị chính quyền ra lệnh đóng cửa vào năm 2006, cho biết thêm :
« Tại Bắc Kinh, bạn liên tục bị Ban tuyên huấn kiểm soát. Thứ sáu hàng tuần bạn phải đến Ban tuyên huấn để họp. Gần như tất cả các báo đều phải đến để nghe những lời huấn thị và sau đó phổ biến lại trong nội bộ báo mình. Ở các tỉnh, thì không có sự bó buộc này, nhưng lại có những cái khác. Nếu như lãnh đạo cơ quan tuyên huấn là một kẻ đần độn, hắn ta sẽ làm hỏng một tờ báo với việc áp dụng kiểm duyệt trước xuất bản. Một tổng biên tập nói với tôi đã nhận được 31 chỉ thị của cơ quan tuyên huấn chỉ trong một ngày. Làm sao mà có thể làm báo được trong những điều kiện như vậy ?! ».
Kiểm duyệt trước xuất bản là điều khiến các phóng viên tuần báo Nam Phương nổi giận. Về mặt nguyên tắc kiểm duyệt trước là không được phép, nhưng thực tế thì phức tạp hơn. Ông Wu Si (Ngô Tư), tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Niên sử các Triều đại) – có trang web bị đóng cửa vào đầu tháng 1/2013, sau khi đăng một bài viết kêu gọi chính quyền tôn trọng Hiến pháp và các quyền tự do căn bản -, đưa ra nhận xét về tình trạng kiểm duyệt tại Trung Quốc nói chung :
« Tại Trung Quốc, kiểm duyệt trước khi xuất bản về mặt chính thức không tồn tại, nhưng có một thứ mà người ta gọi là hệ thống ‘‘yêu cầu trước về các chủ đề lớn’’. Đây là một thủ tục kiểm duyệt ngầm trước khi xuất bản. Tất cả các chủ đề liên quan đến lịch sử của Đảng, của Quốc gia hay của quân đội thì cần phải xin ý kiến trước. Các quy định đòi hỏi báo chí phải thông báo cho cơ quan kiểm duyệt mỗi lần có những xuất bản về các chủ đề này. Với việc đó, chính quyền muốn nói là họ có đủ nhân sự có năng lực để đọc và xét duyệt, mà thực tế không phải là như vậy. Hàng năm, có đến 80% trong số hàng trăm đề tài mà chúng tôi đề nghị bị từ chối. Hơn nữa, phải đợi đến 2, 3 tháng sau, họ mới đưa ra quyết định không cho. Để áp dụng thực sự nguyên tắc này, thì phải đóng cửa tất cả các tờ báo. »
Theo nữ giáo sư Yu Shuo, giảng viên nhân học tại đại học Bách khoa Hồng Kông, vụ tuần báo Nam Phương là một thời điểm rất quan trọng, khi cơn giận bùng phát. Việc trong suốt cả năm, có đến 1.000 bài báo bị kiểm duyệt, cho thấy sự phẫn uất nén lại đã rất lớn.
Nhận định về sự kiện này, giám đốc của tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW tại Hồng Kông Nicholas Bequelin nhận định :
« Đây là một thời khắc quan trọng vì biến cố này đã tạo ra một tiền lệ. Kể từ Thiên An Môn 1989 đến nay, không hề có một phong trào như vậy. Hơn nữa, tuần báo Nam Phương đã đạt được đòi hỏi là kiểm duyệt phải giảm bớt ; đây là một thắng lợi. Tại Trung Quốc, ít có cuộc bãi công nào kết thúc với thắng lợi. Chúng ta không biết liệu quyền tự do báo chí sẽ chiến thắng không trong một thời gian dài nữa, nhưng báo chí viết, bị kiểm duyệt giới hạn ngặt nghèo, giờ đây có thể kêu gọi sự ủng hộ của công chúng qua mạng internet – mà chính quyền khó kiểm soát hơn - để khẳng định sự độc lập của mình và thúc đẩy cuộc đấu tranh vì quyền tự do báo chí tại Trung Quốc ».
Các nhà báo tờ Nam Phương Chu Mạt đã đạt được một thắng lợi đầu tiên và phơi bày ra trước công chúng các phương pháp kiểm duyệt truyền thông của chính quyền Trung Quốc. Ông Cheng Yi-zhong, tổng biên tập tạp chí Hồng Kông Isun Affairs, từng làm việc tại Nam Phương Chu Mạt, nhớ đến thời gian ông làm việc tại tuần báo, trước khi phải tỵ nạn sang Hồng Kông. Đối với ông, các biện pháp của cơ quan kiểm duyệt không chỉ dừng lại ở « lưỡi kéo ». Chính quyền sử dụng rất nhiều biện pháp, và cho đến tận Hồng Kông. Ông Cheng Yi-zhong tâm sự :
« Tôi từng biết một phó tổng biên tập, mà gia đình ở tại Hoa lục, thường xuyên bị các nhân viên an ninh quấy rầy. Họ thường xuyên gọi những người trong gia đình này đi uống trà... (…) Dưới áp lực, ông ấy phải trở lại Bắc Kinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp tờ Nam Phương Chu Mạt, vụ việc đã được phổ biến rộng rãi trên truyền thông đến mức mà chính quyền phải chờ đợi thời cơ để đàn áp. Trả thù là một món ăn mà người ta dùng nguội ở đây, ở đất Trung Quốc này ».
Cuối cùng thì, sự bùng nổ của internet đã khiến cho hệ thống kiểm duyệt trở nên kỳ cục và bản chất của các phương tiện truyền thông cũng đã thay đổi ghê gớm kể từ những năm 1990, với sự xuất hiện các tờ báo tư nhân, trong đó có tờ Nam Phương.
Phóng sự của RFI kết thúc với nhận định của ông Li Datong :
« Nỗi thất vọng còn đó, đặc biệt ở các đồng nghiệp trẻ, nhưng báo chí vẫn là một nghề thú vị nhất tại Trung Quốc. Nếu ta so sánh nghề này với công việc của các viên chức nhỏ trong các cơ quan chính quyền, mòn mỏi trong các sự vụ hàng ngày, thì các phương tiện truyền thông cho phép nhận ra những gì mới mẻ ngày mỗi ngày. Cần phải kiên định… Đôi khi ta tiến lên được hai bước, còn đôi khi ta phải lùi một bước. Cần phải chấp nhận điều này.
Là một nhà báo già, khi tôi quay lại phía sau, sự thay đổi là đáng kể. Lúc tôi mới vào nghề, các phóng viên đã không có quyền nói ra sự thật. Chính quyền hiện nay ít để ý hơn… Cần phải kiên nhẫn. Trong 30 năm nữa, báo chí Trung Quốc sẽ có được các quyền như ở phương Tây. »
Các tin, bài liên quan
Trung Quốc: Không có hy vọng cởi mở về thông tin
Trung Quốc : Tuần báo Nam Phương tiếp tục chống chế độ kiểm duyệt hiện hành
Blogger và nghệ sĩ Trung Quốc ủng hộ các phóng viên đòi tự do báo chí
Trung Quốc : Hàng trăm người biểu tình phản đối kiểm duyệt báo chí
Ngọn gió cải cách thấm vào báo chí và an ninh Trung Quốc
Trung Quốc: Một tạp chí trên mạng có khuynh hướng tự do bị đóng cửa
Nhận xét
Đăng nhận xét