Ông Lý Quang Diệu cảnh báo về TQ


Ông Lý Quan gDiệu (giơ tay, giữa)

 .Ông Lý Quang Diệu (giữa) tin rằng TQ sẽ không có cải cách dân chủ

Trung Quốc phải tránh những sai lầm của Đức và Nhật Bản trong thế chiến hai trong cuộc cạnh tranh siêu cường hiện nay, đó là lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu trong một cuốn sách mới ra.

Ông Lý năm nay 89 tuổi cho rằng Trung Quốc cũng cần phải tránh bài học của Nga Xô trong chạy đua vũ trang, tránh đối đầu với Mỹ, và dự đoán Trung Quốc và giới lãnh đạo mới sẽ không lựa chọn một thể chế cho phép tự do dân chủ.


Trong cuốn sách “Lý Quang Diệu: Cái nhìn về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới của một bậc thầy”, của các tác giả Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne, dựa trên các cuộc phỏng vấn với ông và các tư liệu, ông Lý được trích dẫn nói:

“Trung Quốc phải tránh sai lầm của Đức và Nhật. Cuộc cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên của họ trong thế kỷ trước đã dẫn tới hai cuộc chiến khủng khiếp.

“Sai lầm của Nga là đã chi phí quá nhiều vào quân sự mà quá ít vào công nghệ dân sự cho nên kinh tế đã sụp đổ.”

Ông Lý cảnh báo về thất bại của Trung Quốc nếu chạy đua với người Mỹ. Ông nói:

“Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu bạn chạy đua vũ trang với Mỹ, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ tự phá sản. Do vậy nên khiêm tốn, cười thầm trong vòng 40 hoặc 50 năm nữa.”

'Không chọn dân chủ'"

Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng"

Lý Quang Diệu

Tin vào khả năng cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, cựu Thủ tướng Singapore dự đoán:

“Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng.”

Nhà cựu lãnh đạo được cho là còn có ảnh hưởng tại châu Á và Đông Nam Á cho hay ông không tin vào một nước Trung Quốc của dân chủ tự do.

Ông Lý được các tác giả cuốn sách trích lược nói tiếp:

“Nếu Trung Quốc như thế, nó sẽ sụp đổ. Nếu bạn tin rằng sắp có một cuộc cách mạng dân chủ nào đó ở Trung Quốc, bạn đã sai.”

Về đường hướng hiện đại hóa của nước này, ông dự đoán: “Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sẵn sàng thử mọi phương pháp ngoại trừ dân chủ trong một hệ thống đa đảng.”

Ông Lý giải thích điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc “tin rằng nó cần có sự độc quyền về quyền lực thì mới giữ được ổn định” và rằng Đảng còn “sợ mất đi sự kiểm soát của trung ương đối với các tỉnh lỵ” hay địa phương.

'Tâm hồn sắt đá'

Ông Tập Cận Bình

Ông Lý Quang Diệu nhận xét Tập Cận Bình là một lãnh đạo kín đáo và kiên định với chủ kiến của mình

Đặc biệt ông Lý Quang Diệu, qua cuốn sách, còn bộc lộ nhận xét của ông về tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. Chính trị gia lão làng này được trích dẫn nói:

“Ông ấy (Tập Cận Bình) là một người kín đáo, không phải theo nghĩa là ông ấy không nói chuyện với bạn, mà theo nghĩa ông ấy không bao giờ phản lại ý thích hoặc đi ngược lại điều gì mà ông ấy đã không thích.

“Luôn luôn có một nụ cười nhã nhặn trên mặt ông ấy, dù là bạn có nói hay không một điều gì đó làm ông ấy khó chịu. Ông ấy có một tâm hồn sắt đá.”

Mới đây, trong một tài liệu nội bộ không công bố ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được trích dẫn khi tới thăm tỉnh Quảng Đông, nói với các cán bộ lãnh đạo về nhu cầu giữ ổn định ở Trung Quốc, theo tiết lộ của New York Times.

"Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động..."

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình

Ông được dẫn lời nói: “Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động...

Tờ báo Mỹ cho rằng thời gian lên nắm quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình chưa lâu, mới chừng vài ba tháng, do đó có thể để “đứng vững” trước các đối thủ tối cao, và cũng có thể vẫn trung thành với những niềm tin của mình, như điều mà ông Lý Quang Diệu tin là bản chất của tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập đã chọn phương án “siết chặt sự an toàn” quyền lực của Đảng.

Và do đó, các cải cách chính trị, thể chế dân chủ khả dĩ làm thay đổi vị thế độc tôn của Đảng cộng sản hay cải cách dân chủ sâu sắc có thể còn là 'xa vời'.

Tiếp tục về kinh nghiệm của Liên Xô cũ, ông nói: “Cuối cùng, cái gì Liên Xô nhận được là một lời lặng lẽ của Gorbachev tuyên bố giải thể Đảng Cộng sản, một chính đảng lớn đã ra đi,

“Mà cuối cùng, không có ai là một con người thực thụ, không có ai bước ra để kháng cự cả,” nhà lãnh đạo vừa kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào hối thúc việc bảo vệ Đảng, khi rút tỉa bài học một cách cứng rắn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?