Trung Quốc : Một blogger khiến nhiều quan tham thanh bại danh liệt
Blogger Trung Quốc Châu Thụy Phong (DR)
Về các đề tài liên quan đến châu Á, phụ trang của báo le Figaro đăng lại các bài viết của báo Mỹ New York Times, trong đó đáng chú ý là bài « Khắc tinh của chính quyền Bắc Kinh là một blogger ». Bài báo giới thiệu blogger Châu Thụy Phong, một nhà báo tự do, viết blog, nổi tiếng ở Trung Quốc với nhiều vụ phanh phui tệ nạn tham nhũng, bê bối, khiến nhiều quan chức phải « thanh bại danh liệt ».
Theo bài báo, xuất thân từ một người lao động thời vụ, mới chỉ tốt nghiệp trung học, nhưng trong vòng có 2 tháng, ông Châu đã trở nên nổi tiếng ở Trung Quốc, sau khi ông cho đăng tải lên internet một đoạn băng hình bí mật ghi lại cảnh một quan chức Đảng của thành phố Trùng Khánh 57 tuổi đang làm tình với một cô gái 18 tuổi. Kết quả là vị quan này đã bị mất chức. Châu còn hứa sẽ tung tiếp 6 cuốn băng nóng nữa mà theo ông gây phiền toái cho không ít quan chức. Blogger Châu từng tuyên bố: « Tôi tuyên chiến, cho dù họ có đánh chết, tôi cũng không lộ ra nguồn tin cũng như các cuốn băng của mình ».
Không có gì ngạc nhiên khi blogger 43 tuổi này bị xếp vào hàng ngũ thù địch của chính quyền. Hồi tháng Giêng vừa qua, có năm người mang thẻ an ninh đã có mặt tại căn hộ của ông Châu. Blogger này đã khóa chặt cửa, gọi điện thoại cho các nhà báo nước ngoài, gửi nhắn tin cho luật sư của mình và báo động đồng lọat trên các mạng xã hội. Các nhân viên an ninh đã phải ra về, sau khi ông Châu đồng ý sẽ đến cơ quan an ninh thẩm vấn.
Hành động của Châu Thụy Phong được cho là khá liều lĩnh và nguy hiểm. Theo một chuyên gia về truyền thông thuộc đại học Bắc Kinh, ở Trung Quốc, những nhà báo công dân như ông Châu không thể tồn tại được lâu dài.
Theo gương của Châu Thụy Phong, nhất là được khích lệ bởi những động thái tỏ quyết tâm chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây, nhiều blogger đã lao vào cuộc săn tìm các bằng chứng bê bối của các quan chức tham nhũng. Các cáo buộc ban đầu bằng những quan hệ vụng trộm với bồ nhí. Ông Châu nói : « Trước đây, chúng tôi thường bảo nhau rằng nếu có chuyện gì thì hãy đến gặp công an, nhưng giờ đây chì chúng tôi nói, nếu có vấn đề gì thì đến gặp các công dân mạng ».
Giờ đây, ông Châu còn hợp tác với các báo để bán lại thông tin. Ông kể lại rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mình bắt đầu từ cách đây 10 năm, sau khi đã làm đủ nghề khó nhọc kiếm sống và chịu những bất công. Trường hợp của ông Châu khá đặc biệt. Theo bài viết, hiện tại chính quyền vẫn không đóng cửa trang web của ông, thậm chí mới đây Tân Hoa Xã còn đăng một bài báo, ít nhiều khen ngợi cuộc khẩu chiến của blogger này với các quan chức Nhà nước.
Tuy nhiên, những chuyện sách nhiễu của chính quyền đối với gia đình ông cũng đã bắt đầu. Vợ ông Châu đang trong quân đội bị cấp trên dọa sẽ điều chuyển đi vùng xa xôi hẻo lánh, nếu ông không chấm dứt các việc làm của mình. Cuối tháng Giêng vừa qua, ông phải chọn giải pháp ly dị vợ. Theo ông, đó là cách để bảo vệ vợ, nhưng mặt khác, hai người cũng bắt đầu bất đồng ý kiến. Ông nói « Tôi đồ rằng cô ấy yêu Đảng hơn cả tôi ».
Làng không chồng ở Việt Nam dưới phát hiện của báo Mỹ
Nhìn sang Việt Nam, cũng trên phụ trang của Le Figaro có bài báo khác viết về làng không chồng ở Việt Nam. Bài báo có tựa đề : «Ở nơi đó có những phụ nữ đã chọn sống độc thân ». Tác giả của tờ báo Mỹ New York Times đã phát hiện một cách đầy ngạc nhiên với với sự cảm thông cho các số phận của những người phụ nữ ở làng Lòi thuộc tỉnh Nghệ An.
Đó là một ngôi làng mà tác giả quan sát thấy chỉ toàn phụ nữ chơi đùa với trẻ con, không một bóng đàn ông, không phải vì đàn ông đã hi sinh trong chiến tranh, mà bởi những người phụ nữ nơi đây đều quyết định có con mà không cần đến chồng.
Tác giả bài báo viết tiếp, câu chuyện của những người phụ nữ này bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ. Khi đó, rất đông người Việt Nam đều xếp lại việc gia đình để tham gia cách mạng. Một thập kỉ sau khi hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến tranh, trở về làng khi tuổi cũng đã cao, cơ hội lập gia đình cho mình cũng đã hết.
Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã “quá lứa” hay đã qua tuổi kết hôn. Hơn nữa, những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn.
Khác với nhiều người phụ nữ thuộc thế hệ trở về từ chiến tranh, chấp nhận số phận, chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi « xin », kiếm cho mình một đứa con. Bên trong những con người đã hiến cả tuổi xuân cho chiến tranh này là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi định kiến xã hội để đi đến quyết định không cam chịu đơn độc khi về già không nơi nương tựa.
Theo tác giả, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình. Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên “xin con” ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng, nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống. Đến năm 1988, chị liều “xin” một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, “khai sinh” ra ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn, nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
Ý : Sau bầu cử Quốc hội, chính trị tiếp tục phân hóa
Thời sự được các tờ báo lớn của Pháp ra hôm nay quan tâm nhiều nhất là cuộc bầu cử Quốc hội tại Ý với kết quả phân tán : Đảng trung tả do ông Pier Luigi Bersani lãnh đạo giành đa số ở Hạ viện nhưng không thắng ở Thượng viện. Không một đảng phái nào giành được đa số quá bán, kết qủa cuộc bầu cử phản ánh sự rạn nứt trong chính trường Ý vốn đã không ổn định trong suốt thời gian qua.
Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa với nhận định « Nước Ý lại rơi vào tê liệt chính trị ». Theo tờ báo, « chắc không thể có được một chính phủ đa số ở Ý » và câu hỏi được đặt ra lúc này là phải chăng cuộc bầu cử Quốc hội này đánh dấu những biến động chính trị đang tiếp nối ở nước Ý và liệu người kế nhiệm chức vụ thủ tướng là ông Pier Luigi Bersani sẽ có đủ khả năng để tiếp tục nhiệm vụ vực dậy nước Ý cùng với những cải cách đang bắt đầu. Sự ổn định của khu vực đồng euro sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình chính trị của Ý lúc này.
Cùng với quan điểm trên, nhật báo Libération chạy tựa lớn trang Nhất :« Rạn vỡ theo kiểu Ý ». Tờ báo nhận định : « Với một cánh tả giành thắng lợi sát sao ở Hạ viện nhưng không đạt được ở Thượng viện, nước Ý một lần nữa lại rơi vào hoàn cảnh mong manh và không thể lãnh đạo được ». Trong khi đó, tờ báo Cộng sản Pháp L’Humanité thì nhìn vào thất bại của đảng của thủ tướng Mario Monti với hàng tựa trang nhất « Ý: Mario Monti bị quét sạch ». Tờ báo viết nhận định, « Mario Monti, con người của các chủ ngân hàng đã bị cử tri Ý lạnh lùng thải loại. Chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhất ở Ý. Điều này cho thấy một hố sâu ngăn cách giữa người dân Ý với những vị bác sĩ chỉ biết kê đơn thuốc « kham khổ » càng làm bệnh nhân mất máu ». Tờ báo cùng chung một nhận xét với nhiều báo khác là nếu ông Mario Monti thất bại thì chẳng có người thắng nào trong cuộc bầu cử này thực sự có thể làm được hơn. Còn Le Figaro thì nhìn dưới góc độ cuộc bầu cửa Quốc hội này có « nguy cơ đưa nước Ý đến bế tắc chính trị ». Thị trường tài chính quốc tế đang nhìn vào sự bất ổn định chính trị trên bán đảo Ý một cách lo ngại.
Chính phủ Pháp đau đầu vì tiền
Nhìn vào thời sự nước Pháp, các báo đều quan tâm đến chủ đề kinh tế. Với mức tăng trưởng 0,1%, nước Pháp tiếp tục đau đầu vì tiền, lấy đâu ra tiền để chi tiêu và kiềm chế đà thâm hụt ngân sách đang là câu hỏi lớn của chính phủ và dư luận Pháp cũng theo dõi rất sát sao.
Theo Le Figaro, chính phủ Pháp đang cố gắng tìm thêm 6 tỷ euro cho ngân sách 2014. Tăng thuế ? Nhật báo Le Figaro cho biết, « ngay cả đảng Xã hội (cầm quyền) cũng phản đối việc tăng thuế để thêm nguồn thu cho ngân sách », quan điểm này đã được lãnh đạo đảng Xã hội, ông Harlem Desir khẳng định trước báo giới trong khi mà chính phủ đang rục rịch chuẩn bị để thêm ra những khoản thuế mới.
Luôn đi kèm với bối cảnh kinh tế ảm đạm là nạn thất nghiệp gia tăng. Nhật báo le Monde nhận thấy là tổng thống François Hollande không giữ được lời hứa tranh cử là ngăn chặn nạn thất nghiệp. Trong năm 2012, tại Pháp, 266 doanh nghiệp bị đóng cửa. Dự báo trong năm 2013, tình hình vẫn sẽ không có gì sáng sủa hơn. Hàng chục ngàn người lao động vẫn tiếp tục hàng tháng được bổ sung thêm vào đội quân không việc làm, áp lực lên xã hội ngày càng lớn.
Pháp : Du lịch thăm công xưởng phát triển
Một loại hình du lịch mới đang có cơ hội phát triển ở Pháp, đó là du lịch thăm viếng công ty. Pháp là nước có số lượng các công ty, xí nghiệp để thăm quan không kém gì viện bảo tàng.
Đó là nội dung bài viết đăng trên mục « Chuyện trong ngày » của phụ trang kinh tế Le Figaro. Hiện người ta tính được ở Pháp có đến 5000 xí nghiệp là nơi thường xuyên thu hút du khách tới thăm quan. Một điều khó tin nhưng là có thật. Theo trang web entrepriseetdecouverte.fr, số lượng các nhà máy, xí nghiệp ở Pháp tương đương với số lượng các bảo tàng trưng bày các kiệt tác nghệ thuật, di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên, một trang web thống kê số lượng cơ sở công nghiệp, kinh tế của nước Pháp vẫn được mở cửa đón công chúng tới thăm quan. Đó là các cơ sở từ hầm ủ rượu Cointreau đến các lò tích năng lượng mặt trời ở Pyrénées hay các cơ sở xử lý chất thải hạt nhân của Areva. Văn phòng xúc tiến du lịch của Pháp còn đề nghị lập sách hướng dẫn thăm quan các cơ sở sản xuất cho du khách. Các địa điểm giới thiệu kinh tế của nước Pháp mỗi năm vẫn thu hút hàng nghìn lượt du khách tới thăm. Ngoài ra, các du khách cũng muốn qua đó để tìm hiểm thêm về những kỹ năng, công nghệ và bí quyết sản xuất những mặt hàng nổi tiếng của nước Pháp.
Theo thống kê của trang web nói trên, 35% các địa điểm thăm quan thuộc ngành công nghhiệp thực phẩm, vượt xa cả các cơ sở sản xuất hàng thủ công.
Không có gì ngạc nhiên khi blogger 43 tuổi này bị xếp vào hàng ngũ thù địch của chính quyền. Hồi tháng Giêng vừa qua, có năm người mang thẻ an ninh đã có mặt tại căn hộ của ông Châu. Blogger này đã khóa chặt cửa, gọi điện thoại cho các nhà báo nước ngoài, gửi nhắn tin cho luật sư của mình và báo động đồng lọat trên các mạng xã hội. Các nhân viên an ninh đã phải ra về, sau khi ông Châu đồng ý sẽ đến cơ quan an ninh thẩm vấn.
Hành động của Châu Thụy Phong được cho là khá liều lĩnh và nguy hiểm. Theo một chuyên gia về truyền thông thuộc đại học Bắc Kinh, ở Trung Quốc, những nhà báo công dân như ông Châu không thể tồn tại được lâu dài.
Theo gương của Châu Thụy Phong, nhất là được khích lệ bởi những động thái tỏ quyết tâm chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây, nhiều blogger đã lao vào cuộc săn tìm các bằng chứng bê bối của các quan chức tham nhũng. Các cáo buộc ban đầu bằng những quan hệ vụng trộm với bồ nhí. Ông Châu nói : « Trước đây, chúng tôi thường bảo nhau rằng nếu có chuyện gì thì hãy đến gặp công an, nhưng giờ đây chì chúng tôi nói, nếu có vấn đề gì thì đến gặp các công dân mạng ».
Giờ đây, ông Châu còn hợp tác với các báo để bán lại thông tin. Ông kể lại rằng, cuộc đấu tranh chống tham nhũng của mình bắt đầu từ cách đây 10 năm, sau khi đã làm đủ nghề khó nhọc kiếm sống và chịu những bất công. Trường hợp của ông Châu khá đặc biệt. Theo bài viết, hiện tại chính quyền vẫn không đóng cửa trang web của ông, thậm chí mới đây Tân Hoa Xã còn đăng một bài báo, ít nhiều khen ngợi cuộc khẩu chiến của blogger này với các quan chức Nhà nước.
Tuy nhiên, những chuyện sách nhiễu của chính quyền đối với gia đình ông cũng đã bắt đầu. Vợ ông Châu đang trong quân đội bị cấp trên dọa sẽ điều chuyển đi vùng xa xôi hẻo lánh, nếu ông không chấm dứt các việc làm của mình. Cuối tháng Giêng vừa qua, ông phải chọn giải pháp ly dị vợ. Theo ông, đó là cách để bảo vệ vợ, nhưng mặt khác, hai người cũng bắt đầu bất đồng ý kiến. Ông nói « Tôi đồ rằng cô ấy yêu Đảng hơn cả tôi ».
Làng không chồng ở Việt Nam dưới phát hiện của báo Mỹ
Nhìn sang Việt Nam, cũng trên phụ trang của Le Figaro có bài báo khác viết về làng không chồng ở Việt Nam. Bài báo có tựa đề : «Ở nơi đó có những phụ nữ đã chọn sống độc thân ». Tác giả của tờ báo Mỹ New York Times đã phát hiện một cách đầy ngạc nhiên với với sự cảm thông cho các số phận của những người phụ nữ ở làng Lòi thuộc tỉnh Nghệ An.
Đó là một ngôi làng mà tác giả quan sát thấy chỉ toàn phụ nữ chơi đùa với trẻ con, không một bóng đàn ông, không phải vì đàn ông đã hi sinh trong chiến tranh, mà bởi những người phụ nữ nơi đây đều quyết định có con mà không cần đến chồng.
Tác giả bài báo viết tiếp, câu chuyện của những người phụ nữ này bắt đầu từ thời chiến tranh chống Mỹ. Khi đó, rất đông người Việt Nam đều xếp lại việc gia đình để tham gia cách mạng. Một thập kỉ sau khi hòa bình lập lại, những người phụ nữ đầu tiên của làng Lòi, cũng giống như bao nhiêu người cùng thế hệ khác đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho cuộc chiến tranh, trở về làng khi tuổi cũng đã cao, cơ hội lập gia đình cho mình cũng đã hết.
Vào thời điểm đó, phụ nữ Việt Nam thường kết hôn ở tuổi 16, những người vẫn còn độc thân ở tuổi 20 thường được coi là đã “quá lứa” hay đã qua tuổi kết hôn. Hơn nữa, những người đàn ông sống sót trở về từ chiến tranh, họ thường lấy những phụ nữ trẻ tuổi hơn.
Khác với nhiều người phụ nữ thuộc thế hệ trở về từ chiến tranh, chấp nhận số phận, chấp nhận cuộc sống đơn thân cô độc khi về già, một nhóm phụ nữ ở làng Lòi đã quyết định mỗi người, bằng cách này hay cách khác, đi « xin », kiếm cho mình một đứa con. Bên trong những con người đã hiến cả tuổi xuân cho chiến tranh này là nguồn nội lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua mọi định kiến xã hội để đi đến quyết định không cam chịu đơn độc khi về già không nơi nương tựa.
Theo tác giả, một số người phụ nữ trong làng Lòi khá cởi mở, họ sẵn lòng chia sẻ những câu chuyện buồn của mình. Tuy nhiên, họ cũng nhất quyết giữ bí mật tên bố của những đứa trẻ. Một trong số những phụ nữ đầu tiên “xin con” ở làng Lòi là chị Nguyễn Thị Nhan, hiện đã 58 tuổi.
Chị Nhan từng là thanh niên xung phong trong chiến tranh. Sau chiến tranh, chị Nhan cùng đứa con gái sắp chào đời tưởng sẽ được đoàn tụ cùng chồng, nhưng anh đã bỏ rơi hai mẹ con, định cư ở Lâm Đồng cùng gia đình mới.
Chị sinh con trong cô đơn, tủi hổ. Trốn tránh miệng lưỡi thế gian, chị ôm con tới một bãi đất hoang ở làng Lòi, dựng nhà sinh sống. Đến năm 1988, chị liều “xin” một đứa con với người đàn ông cùng xã. Sau lần đó, chị có thêm một đứa con trai. Tiếp bước chị còn có hàng chục phụ nữ khác cùng hoàn cảnh, “khai sinh” ra ngôi làng không chồng.
Những mảnh đời éo le này cùng nương tựa vào nhau mà sống. Dù cuộc sống đơn thân còn bộn bề khó khăn, nhưng chỉ cần có tiếng trẻ con là bao nỗi cô đơn, nặng nhọc đều vơi đi.
Năm 1986, chính phủ Việt Nam đã thông qua luật Hôn nhân Gia đình, trong đó lần đầu tiên công nhận những bà mẹ đơn thân và con cái của họ là hợp pháp. Đây là chiến thắng cho những người phụ nữ làng Lòi và những người phụ nữ khác cùng cảnh ngộ với họ.
Hiện nay, ở làng Lòi chỉ còn lại 4 người trong số 17 người thành lập ngôi làng này. Ba người đã mất, một số người chuyển đến sống cùng con cái ở làng khác, số khác lấy những người đàn ông đã góa vợ.
Ý : Sau bầu cử Quốc hội, chính trị tiếp tục phân hóa
Thời sự được các tờ báo lớn của Pháp ra hôm nay quan tâm nhiều nhất là cuộc bầu cử Quốc hội tại Ý với kết quả phân tán : Đảng trung tả do ông Pier Luigi Bersani lãnh đạo giành đa số ở Hạ viện nhưng không thắng ở Thượng viện. Không một đảng phái nào giành được đa số quá bán, kết qủa cuộc bầu cử phản ánh sự rạn nứt trong chính trường Ý vốn đã không ổn định trong suốt thời gian qua.
Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa với nhận định « Nước Ý lại rơi vào tê liệt chính trị ». Theo tờ báo, « chắc không thể có được một chính phủ đa số ở Ý » và câu hỏi được đặt ra lúc này là phải chăng cuộc bầu cử Quốc hội này đánh dấu những biến động chính trị đang tiếp nối ở nước Ý và liệu người kế nhiệm chức vụ thủ tướng là ông Pier Luigi Bersani sẽ có đủ khả năng để tiếp tục nhiệm vụ vực dậy nước Ý cùng với những cải cách đang bắt đầu. Sự ổn định của khu vực đồng euro sẽ phụ thuộc nhiều vào tình hình chính trị của Ý lúc này.
Cùng với quan điểm trên, nhật báo Libération chạy tựa lớn trang Nhất :« Rạn vỡ theo kiểu Ý ». Tờ báo nhận định : « Với một cánh tả giành thắng lợi sát sao ở Hạ viện nhưng không đạt được ở Thượng viện, nước Ý một lần nữa lại rơi vào hoàn cảnh mong manh và không thể lãnh đạo được ». Trong khi đó, tờ báo Cộng sản Pháp L’Humanité thì nhìn vào thất bại của đảng của thủ tướng Mario Monti với hàng tựa trang nhất « Ý: Mario Monti bị quét sạch ». Tờ báo viết nhận định, « Mario Monti, con người của các chủ ngân hàng đã bị cử tri Ý lạnh lùng thải loại. Chắc chắn đây không phải là trường hợp duy nhất ở Ý. Điều này cho thấy một hố sâu ngăn cách giữa người dân Ý với những vị bác sĩ chỉ biết kê đơn thuốc « kham khổ » càng làm bệnh nhân mất máu ». Tờ báo cùng chung một nhận xét với nhiều báo khác là nếu ông Mario Monti thất bại thì chẳng có người thắng nào trong cuộc bầu cử này thực sự có thể làm được hơn. Còn Le Figaro thì nhìn dưới góc độ cuộc bầu cửa Quốc hội này có « nguy cơ đưa nước Ý đến bế tắc chính trị ». Thị trường tài chính quốc tế đang nhìn vào sự bất ổn định chính trị trên bán đảo Ý một cách lo ngại.
Chính phủ Pháp đau đầu vì tiền
Nhìn vào thời sự nước Pháp, các báo đều quan tâm đến chủ đề kinh tế. Với mức tăng trưởng 0,1%, nước Pháp tiếp tục đau đầu vì tiền, lấy đâu ra tiền để chi tiêu và kiềm chế đà thâm hụt ngân sách đang là câu hỏi lớn của chính phủ và dư luận Pháp cũng theo dõi rất sát sao.
Theo Le Figaro, chính phủ Pháp đang cố gắng tìm thêm 6 tỷ euro cho ngân sách 2014. Tăng thuế ? Nhật báo Le Figaro cho biết, « ngay cả đảng Xã hội (cầm quyền) cũng phản đối việc tăng thuế để thêm nguồn thu cho ngân sách », quan điểm này đã được lãnh đạo đảng Xã hội, ông Harlem Desir khẳng định trước báo giới trong khi mà chính phủ đang rục rịch chuẩn bị để thêm ra những khoản thuế mới.
Luôn đi kèm với bối cảnh kinh tế ảm đạm là nạn thất nghiệp gia tăng. Nhật báo le Monde nhận thấy là tổng thống François Hollande không giữ được lời hứa tranh cử là ngăn chặn nạn thất nghiệp. Trong năm 2012, tại Pháp, 266 doanh nghiệp bị đóng cửa. Dự báo trong năm 2013, tình hình vẫn sẽ không có gì sáng sủa hơn. Hàng chục ngàn người lao động vẫn tiếp tục hàng tháng được bổ sung thêm vào đội quân không việc làm, áp lực lên xã hội ngày càng lớn.
Pháp : Du lịch thăm công xưởng phát triển
Một loại hình du lịch mới đang có cơ hội phát triển ở Pháp, đó là du lịch thăm viếng công ty. Pháp là nước có số lượng các công ty, xí nghiệp để thăm quan không kém gì viện bảo tàng.
Đó là nội dung bài viết đăng trên mục « Chuyện trong ngày » của phụ trang kinh tế Le Figaro. Hiện người ta tính được ở Pháp có đến 5000 xí nghiệp là nơi thường xuyên thu hút du khách tới thăm quan. Một điều khó tin nhưng là có thật. Theo trang web entrepriseetdecouverte.fr, số lượng các nhà máy, xí nghiệp ở Pháp tương đương với số lượng các bảo tàng trưng bày các kiệt tác nghệ thuật, di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên, một trang web thống kê số lượng cơ sở công nghiệp, kinh tế của nước Pháp vẫn được mở cửa đón công chúng tới thăm quan. Đó là các cơ sở từ hầm ủ rượu Cointreau đến các lò tích năng lượng mặt trời ở Pyrénées hay các cơ sở xử lý chất thải hạt nhân của Areva. Văn phòng xúc tiến du lịch của Pháp còn đề nghị lập sách hướng dẫn thăm quan các cơ sở sản xuất cho du khách. Các địa điểm giới thiệu kinh tế của nước Pháp mỗi năm vẫn thu hút hàng nghìn lượt du khách tới thăm. Ngoài ra, các du khách cũng muốn qua đó để tìm hiểm thêm về những kỹ năng, công nghệ và bí quyết sản xuất những mặt hàng nổi tiếng của nước Pháp.
Theo thống kê của trang web nói trên, 35% các địa điểm thăm quan thuộc ngành công nghhiệp thực phẩm, vượt xa cả các cơ sở sản xuất hàng thủ công.
Nhận xét
Đăng nhận xét