Ưu tiên đối ngoại thời Tập Cận Bình : Mỹ, Nhật, Triều Tiên
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, New York, 27/09/2012
REUTERS
Trọng NghĩaQuan hệ không mấy trơn tru giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên phải chăng sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền Bắc Kinh trong thời gian tới đây ? Câu hỏi này vừa được giới phân tích đặt ra, sau khi một số nguồn tin cho rằng hai nhân vật có thể gọi là “chuyên gia” trong lãnh vực này sắp lên nắm quyền lãnh đạo ngành ngoại giao Trung Quốc.
Theo hãng tin Anh Reuters vào hôm nay, 28/02/2013, ba nguồn tin độc lập tại Bắc Kinh đã cho rằng người điều hành cao nhất của chính sách đối ngoại Trung Quốc thời ông Tập Cận Bình sẽ là đương kim Ngoại trưởng Dương Khiết Trì.
Từng là đại sứ tại Washington từ năm 2001 đến năm 2005, nói thạo tiếng Anh, ông Dương Khiết Trì, năm nay 62 tuổi, được cho là sẽ lên làm Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, một chức vụ hiện do ông Đới Bỉnh Quốc nắm giữ. Trong guồng máy lãnh đạo tại Bắc Kinh, chỉ có vỏn vẹn năm Ủy viên Quốc vụ viện, và chức vụ đó của ông Dương Khiết Trì sẽ cao hơn chức Ngoại trưởng.
Người sẽ thay thế ông Dương Khiết Trì ở chức ngoại trưởng sẽ là ông Vương Nghị (Wang Yi), 59 tuổi, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007, và đã từng là đại diện Trung Quốc tại vòng đàm phán sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên từ năm 2007 đến năm 2008.
Việc bổ nhiệm chính thức hai nhân vật này sẽ được quyết định tại khóa họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc mở ra trong tháng Ba này.
Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia người Pháp về Trung Quốc tại trường Đại học Baptist ở Hồng Kông nhận định : “Dương Khiết Trì sẽ ngồi ở vị trí người cầm lái (chính sách Hoa Kỳ của Trung Quốc). Ông ấy biết rất nhiều về mối quan hệ Trung-Mỹ”. Theo ông Cabestan : "Quan hệ Trung-Nhật cũng sẽ ở vị trí hàng đầu… Với việc ông Shinzo Abe và đảng Dân chủ Tự do trở lại nắm quyền ở Tokyo, tôi chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ phải khá là quan tâm đến xu hướng thiên hữu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản.”
Theo các nhà quan sát, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã theo dõi với một thái độ hết sức quan ngại chiến lược “xoay trục” qua châu Á của Mỹ, sợ rằng đó là một phần trong chính sách “ngăn chặn” đà vươn lên của Trung Quốc, vào lúc cả hai nước vẫn có những bất đồng cơ bản về tất cả mọi vấn đề, từ nhân quyền cho đến thương mại.
Còn với Nhật Bản, Trung Quốc luôn luôn có một quan hệ trắc trở bắt nguồn từ thời một phần lãnh thổ Trung Hoa bị quân đội Nhật hoàng chiếm đóng cho đến khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Tuy nhiên, bang giao Bắc Kinh-Tokyo đã đặc biệt xấu hẳn đi từ năm 2012, khi tranh chấp bùng lên về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Mặc dù vẫn đấu khẩu gay gắt với nhau trên hồ sơ này, trong bối cảnh nguy cơ leo thang quân sự rình rập, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn cố gắng tìm cách giảm nhiệt vì thấy rằng quan hệ kinh tế và đầu tư giữa hai bên rất quan trọng. Trong chiều hướng đó, ông Vương Nghị, nhà ngoại giao biết nói tiếng Nhật sẽ là một trợ thủ hữu ích.
Một chuyên gia Nhật Bản tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh phân tích : “Do việc ông Vương Nghị từng là đại sứ tại Nhật, và hiểu rõ người Nhật, điều đó sẽ giúp Trung Quốc xử lý tốt hơn quan hệ Trung-Nhật”.
Một hồ sơ nhức đầu khác mà kinh nghiệm hoạt động của tân Ngoại trưởng Vương Nghị là một lợi thế không nhỏ: Bắc Triều Tiên. Ngày 12/02/2013, Bình Nhưỡng đã cho tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ ba, bất chấp sự can gián của Bắc Kinh, đồng minh lớn duy nhất của chế độ Kim Jong Un. Thậm chí, Bắc Triều Tiên còn tỏ ý sẵn sàng xúc tiến thêm một, thậm chí hai cuộc thử nghiệm khác.
Tóm lại, có thể nói là với việc đề bạt hai ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị, Trung Quốc đã bắn đi tín hiệu cho thấy các ưu tiên ngoại giao của họ trong thời gian sắp tới. Tuy vậy, theo thể chế hiện hành tại Trung Quốc, chính sách đối ngoại của nước suy cho cùng, vẫn do giới lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản quyết định
Từng là đại sứ tại Washington từ năm 2001 đến năm 2005, nói thạo tiếng Anh, ông Dương Khiết Trì, năm nay 62 tuổi, được cho là sẽ lên làm Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc phụ trách đối ngoại, một chức vụ hiện do ông Đới Bỉnh Quốc nắm giữ. Trong guồng máy lãnh đạo tại Bắc Kinh, chỉ có vỏn vẹn năm Ủy viên Quốc vụ viện, và chức vụ đó của ông Dương Khiết Trì sẽ cao hơn chức Ngoại trưởng.
Người sẽ thay thế ông Dương Khiết Trì ở chức ngoại trưởng sẽ là ông Vương Nghị (Wang Yi), 59 tuổi, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản từ năm 2004 đến năm 2007, và đã từng là đại diện Trung Quốc tại vòng đàm phán sáu bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên từ năm 2007 đến năm 2008.
Việc bổ nhiệm chính thức hai nhân vật này sẽ được quyết định tại khóa họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc mở ra trong tháng Ba này.
Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia người Pháp về Trung Quốc tại trường Đại học Baptist ở Hồng Kông nhận định : “Dương Khiết Trì sẽ ngồi ở vị trí người cầm lái (chính sách Hoa Kỳ của Trung Quốc). Ông ấy biết rất nhiều về mối quan hệ Trung-Mỹ”. Theo ông Cabestan : "Quan hệ Trung-Nhật cũng sẽ ở vị trí hàng đầu… Với việc ông Shinzo Abe và đảng Dân chủ Tự do trở lại nắm quyền ở Tokyo, tôi chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ phải khá là quan tâm đến xu hướng thiên hữu trong chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật Bản.”
Theo các nhà quan sát, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã theo dõi với một thái độ hết sức quan ngại chiến lược “xoay trục” qua châu Á của Mỹ, sợ rằng đó là một phần trong chính sách “ngăn chặn” đà vươn lên của Trung Quốc, vào lúc cả hai nước vẫn có những bất đồng cơ bản về tất cả mọi vấn đề, từ nhân quyền cho đến thương mại.
Còn với Nhật Bản, Trung Quốc luôn luôn có một quan hệ trắc trở bắt nguồn từ thời một phần lãnh thổ Trung Hoa bị quân đội Nhật hoàng chiếm đóng cho đến khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc. Tuy nhiên, bang giao Bắc Kinh-Tokyo đã đặc biệt xấu hẳn đi từ năm 2012, khi tranh chấp bùng lên về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Mặc dù vẫn đấu khẩu gay gắt với nhau trên hồ sơ này, trong bối cảnh nguy cơ leo thang quân sự rình rập, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn cố gắng tìm cách giảm nhiệt vì thấy rằng quan hệ kinh tế và đầu tư giữa hai bên rất quan trọng. Trong chiều hướng đó, ông Vương Nghị, nhà ngoại giao biết nói tiếng Nhật sẽ là một trợ thủ hữu ích.
Một chuyên gia Nhật Bản tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh phân tích : “Do việc ông Vương Nghị từng là đại sứ tại Nhật, và hiểu rõ người Nhật, điều đó sẽ giúp Trung Quốc xử lý tốt hơn quan hệ Trung-Nhật”.
Một hồ sơ nhức đầu khác mà kinh nghiệm hoạt động của tân Ngoại trưởng Vương Nghị là một lợi thế không nhỏ: Bắc Triều Tiên. Ngày 12/02/2013, Bình Nhưỡng đã cho tiến hành một vụ thử hạt nhân thứ ba, bất chấp sự can gián của Bắc Kinh, đồng minh lớn duy nhất của chế độ Kim Jong Un. Thậm chí, Bắc Triều Tiên còn tỏ ý sẵn sàng xúc tiến thêm một, thậm chí hai cuộc thử nghiệm khác.
Tóm lại, có thể nói là với việc đề bạt hai ông Dương Khiết Trì và Vương Nghị, Trung Quốc đã bắn đi tín hiệu cho thấy các ưu tiên ngoại giao của họ trong thời gian sắp tới. Tuy vậy, theo thể chế hiện hành tại Trung Quốc, chính sách đối ngoại của nước suy cho cùng, vẫn do giới lãnh đạo hàng đầu của đảng Cộng sản quyết định
Nhận xét
Đăng nhận xét