Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam
Emily Alpert (LA Times), No Fear No Cry (Danlambao) chuyển ngữ - Nguyễn Hoàng Vi đã bị hất văng ra khỏi xe khi cô đang đi xe máy trong một vụ tại nạn mà cô cho là không phải ngẫu nhiên. Chính tháng sau, các cửa sổ của xe ô tô đang chở cô đã bị đập, gây ra các vết rách trên tay, chân và mặt cô. Các nhóm nhân quyền cho biết hộ chiếu của cô đã bị lấy đi vào mùa xuân năm ngoái.
Sau đó, vào tháng 12 năm 2012, công an đã bắt giữ và lột quần áo của cô với cáo buộc rằng cô đang giấu các vật dụng bất hợp pháp trong người. Các y tá đã khám xét cô một cách cưỡng ép khi cô la hét kêu gọi sự giúp đỡ. Cô kể lại.
Các nhà hoạt động nhân quyền cho biết cô là mục tiêu của chính quyền vì đã viết blog.
Các nhà nghiên cứu thị trường cho biết, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, hầu hết thiếu niên và thanh niên sử dụng Internet, khiến Internet trở thành một thực tế mới của cuộc sống. Hàng triệu blog đã xuất hiện trong 8 năm qua. Công ty phân tích truyền thông xã hội Quintly nhận thấy qua diễn trình một năm, Việt Nam có số lượng người dùng Facebook tăng nhanh nhất thế giới.
Tuy nhiên, khi truy cập Internet bùng nổ ở Việt Nam, thì người dùng Internet chịu sự đàn áp của chính quyền cũng tăng theo, các nhà hoạt động cho biết. Một báo cáo mới từ Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã kiểm đếm hơn 30 người bị bỏ tù hoặc chờ xét xử chỉ vì sử dụng Interenet một cách hòa bình, nhiều người bị bỏ tù trong nhiều năm vì viết các bài về tham nhũng hay các chủ đề nhạy cảm.
Báo cáo khẳng định rằng hơn một tá các blogger khác đang bị giam giữ tại gia, những người khác như Nguyễn Hoàng Vi bị sách nhiễu và đe dọa. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Bộ Ngoại giao đã không phản hồi những yêu cầu giải đáp các quan ngại được gửi liên tục bằng email trong nhiều ngày. Các cuộc gọi đến đại sứ quán vào thứ Ba đã không được đáp lại vì văn phòng đóng cửa do nghỉ Tết âm lịch.
Chính quyền Việt Nam đã biện hộ cho các cáo buộc chống lại các blogger, nói rằng những người vi phạm luật pháp bị trừng phạt theo “luật quốc tế về nhân quyền”. Truyền thông nhà nước vừa đưa tin rằng các blogger có tên trong báo cáo “đã xuyên tạc sự thật” về các tổ chức của Việt Nam và nói xấu các lãnh đạo.
Các nhà hoạt động nói quốc gia cộng sản này đang đi theo các bước chân số (digital footsteps) của Trung Quốc, tuy cho phép truy cập Internet như một chìa khóa đối với thành công về kinh tế nhưng kiểm soát những gì người dân xem và trừng phạt những người chỉ trích nhà nước.
Theo báo cáo mới này, nhà nước dùng luật để trừng phạt người dùng Internet về tội “tuyên truyền” và “phá hoại sự đoàn kết dân tộc”, và thậm chí đưa ra tòa chỉ vì các bình luận cho các bài viết. Một blogger phàn nàn rằng những gì cô viết về một trong những ước mơ của mình đã bị xem là “nói xấu”. “Do đó nhà nước thậm chí kiểm soát ước mơ của chúng tôi. Người dân chỉ được cho phép ước mơ những gì mà nhà nước nói họ ước mơ.” Tạ Phong Tần đã viết như vậy cách đây gần hai năm. Cô đã bị kết án 10 năm tù vào tháng 9, cùng với hai blogger khác vì tuyên truyền chống nhà nước. Báo cáo viết.
Việt Nam quá nhạy cảm với bất đồng ý kiến đến nỗi chính quyền đàn áp ngay cả những bất đồng xuất phát từ lý do (dường như là) yêu nước, ngăn chặn các cuộc biểu tình chống lại các yêu sách của Trung Quốc đối với các quần đảo mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Chính quyền cũng đang dự thảo các nghị định mới áp đặt tiền phạt quá quắt đối với các bài viết trên Internet “không phù hợp với lợi ích của nhà nước và không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam”, báo cáo của các nhóm nhân quyền cho biết.
Thế nhưng các blogger vẫn tiếp tục lên tiếng. Một số video có tốc độ lan truyền nhanh quay cảnh cảnh sát ép buộc các nông dân rời mảnh đất của họ đã nhắc nhở thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lưu ý vấn đề này. Các blogger giận dữ đã thúc giục buộc công an phải thừa nhận rằng họ giam giữ một sinh viên 20 tuổi bị buộc tội phổ biến “tài liệu tuyên truyền chống nhà nước”.
Một blog có tên gọi Danlambao, thường xuyên có bài phê phán thủ tướng, thậm chí vượt qua “mệnh lệnh bịt miệng” cấm các công chức của chính quyền và của đảng đọc blog này, đáp trả tuyên bố thách thức rằng blog thậm chí sẽ có nhiều độc giả hơn.
“DanLamBao sẽ không chịu thua bất cứ mệnh lệnh nhà nước nào nhằm vào việc chặn họng chúng tôi. Không một chính quyền nào hay đảng phái nào có quyền chọn lựa thông tin cho người dân đọc, nghe hay để trao đổi.”
Blog Danlambao vẫn sống. Trong khi đó, người lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra lời xin lỗi hiếm có về tham nhũng ở các cấp của nó, một vấn đề mà các blogger tập trung vào.
Sự đàn áp nhằm vào các blogger “rõ ràng là phản tác dụng”, bà Penelope Faulkner, Phó chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam nói. “Đây là lý do tại sao Hà Nội lo lắng: Họ xúc tiến truy cập Internet cho thương mại, nay họ sợ hãi rằng họ đã buông lỏng thứ gì đó mà họ không thể kiểm soát.”
Dù được hỗ trợ bởi các vụ bắt giữ, các nỗ lực để kiếm duyệt báo chí công dân chỉ là lố bịch, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales Canberra của Úc, Carl Thayer, nói. “Đó là báo chí hàng ngày của các blogger”.
Khi các tin tức xuất hiện trên mạng, không gian blog phát triển từ một forum nội bộ cho những người bất đồng chính kiến đến một thứ thay thế cho báo chí, các chuyên gia nói. Các nhà báo mệt mỏi với các quá trình dài liên quan đến đăng tải bài vở nay lên thẳng Internet. Các cựu công chức với “các quốc thư cách mạng” (“revolutionary credentials”) nay xuất hiện để rò rỉ thông tin đi xa hơn các nghị trình của họ trong đảng phái bị chia rẽ, nguyên do là một số blogger phê phán chính quyền có thể thoát khỏi hình phạt ngay cả khi những người khác tiều tụy trong tù, các chuyên gia cho biết.
“Những người bị bắt giữ là những người trẻ ở các tiệm cafe Internet”, Edmund Malesky, phó giáo sư về khoa học chính trị của Đại học Duke nói. “Nó có vẻ như dễ dàng hơn. Những blog của họ không phải là những blog nguy hiểm nhất, và mọi người biết điều đó.”
Trong một dấu hiệu cho thấy sự quan trọng của truyền thông xã hội, nhà nước thậm chí thừa nhận việc huy động hàng trăm blogger của nhà nước (dư luận viên - ghi chú của người dịch) để chống trả, BBC đưa tin vào tháng trước. “Một mặt, họ gét truyền thông xã hội vì nó nằm ngoài kiểm soát của họ, nhưng đồng thời, họ sử dụng nó”, Alexander Vuving, phó giáo sư ở Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á – Thái Bình Dương nói.
Các chuyên gia thì khác biệt ý kiến giữa việc các blog khích lệ chính phủ để trở nên đáp ứng nhanh hơn hay blog chỉ là phản ánh những thảm trạng kinh tế và đấu đá nội bộ đang đè nặng lên quốc gia.
“Không nghi ngờ là nó đã mở rộng phạm vi nghị luận chính trị tại Việt Nam và đã gây áp lực lên nhà nước ngày càng (được xem là) tham nhũng và vô trách nhiệm, Jonathan London, phó giáo sư tại Đại học Thành phố Hồng Kông nói. Tuy nhiên, “các tác động của nó đối với chính trị trong thời gian dài hơn là không chắc chắn.”
Emily Alpert - The LA Times
http://www.latimes.com/news/world/worldnow/la-fg-wn-report-vietnam-bloggers-jailed-20130212,0,2953509.story
Nhận xét
Đăng nhận xét