Biểu tình trước sứ quán Úc tại Phom Penh phản đối thỏa thuận về người tỵ nạn
Dân Cam Bốt biểu tình trước sứ quán Úc tại Phnom Penh phản đối thỏa thuận về người tỵ nạn, ngày 26/9/2014.REUTERS/Samrang Pring
Theo RFI
26-9-2014
Hôm nay, 26/09/2014, khoảng 5 chục người bao gồm nhà sư, sinh viên và người dân hai làng bị trưng thu đất đai gần thủ đô Phnom Penh, đã biểu tình trước sứ quán Úc, phản đối việc ký kết thỏa thuận, cho phép Úc chuyển những người tỵ nạn sang Cam Bốt.
Những người biểu tình cho rằng Cam Bốt không phân biệt đối xử với các nước khác và không thể chấp nhận ký kết văn bản này chỉ vì Cam Bốt vẫn còn nghèo.
Chi tiết của thỏa thuận không được công bố, nhưng trên nguyên tắc, văn bản này giống như Úc đã ký với chính quyền đảo Nauru – Nam Thái Bình Dương, theo đó, Cam Bốt sẽ đón những người đang muốn xin tỵ nạn vào Úc, trong khi chờ đợi Canberra xem xét hồ sơ của họ. Đổi lại, Bộ trưởng phụ trách Nhập cư, ông Scott Morrison, sáng nay cho biết, Úc sẽ tài trợ 40 triệu đô la cho Cam Bốt. Theo kế hoạch, chiều nay, hai nước sẽ ký thỏa thuận nói trên.
Ông Son Chhay, dân biểu thuộc Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, phe đối lập, nói rằng ông không hiểu tại sao Phnom Penh lại ký kết thỏa thuận đón nhận người tỵ nạn. Ông kêu gọi chính phủ Cam Bốt thực hiện Công ước quốc tế về người tỵ nạn và không nên biến Cam Bốt thành một nơi đón những người tỵ nạn mà các nước khác không muốn.
Vị dân biểu này còn nêu ra nguy cơ tham nhũng đối với số tiền 40 đô la mà Úc tài trợ. Theo phân loại của tổ chức Transparency International, Cam Bốt nằm trong nhóm 17 nước có tệ nạn tham nhũng trầm trọng nhất.
Chi tiết của thỏa thuận không được công bố, nhưng trên nguyên tắc, văn bản này giống như Úc đã ký với chính quyền đảo Nauru – Nam Thái Bình Dương, theo đó, Cam Bốt sẽ đón những người đang muốn xin tỵ nạn vào Úc, trong khi chờ đợi Canberra xem xét hồ sơ của họ. Đổi lại, Bộ trưởng phụ trách Nhập cư, ông Scott Morrison, sáng nay cho biết, Úc sẽ tài trợ 40 triệu đô la cho Cam Bốt. Theo kế hoạch, chiều nay, hai nước sẽ ký thỏa thuận nói trên.
Ông Son Chhay, dân biểu thuộc Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, phe đối lập, nói rằng ông không hiểu tại sao Phnom Penh lại ký kết thỏa thuận đón nhận người tỵ nạn. Ông kêu gọi chính phủ Cam Bốt thực hiện Công ước quốc tế về người tỵ nạn và không nên biến Cam Bốt thành một nơi đón những người tỵ nạn mà các nước khác không muốn.
Vị dân biểu này còn nêu ra nguy cơ tham nhũng đối với số tiền 40 đô la mà Úc tài trợ. Theo phân loại của tổ chức Transparency International, Cam Bốt nằm trong nhóm 17 nước có tệ nạn tham nhũng trầm trọng nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét