ĐIỂM BÁO PHÁP
Giới lãnh đạo trước thách thức của thời đại internet
Trên Internet, xuất hiện hàng loạt kênh thông tin mà giới lãnh đạo không thể kiểm soát hết - RFI
Mỗi ngày các công dân của thế giới lại phát hiện thêm các ứng dụng mới trên mạng. Sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ số làm thay đổi sâu sắc và toàn bộ diện mạo của xã hội đang đặt ra những thách thức mới cho các nhà lãnh đạo cũng như những người bị lãnh đạo.
Phụ trang Văn hóa và Ý tưởng của báo Le Monde ngày cuối tuần dành phần lớn các trang báo cho chủ đề này với bài viết : « Giới ưu tú bị bất lực trước công nghệ số ». Điều mà tác giả bài báo nhận thấy đó là giờ đây, giới lãnh đạo, công đoàn hay giới vận động hành lang (lobbys) đang tỏ ra lúng túng trước những ứng dụng mới trong lĩnh vực kinh tế và xã hội ra đời cùng với internet.
Theo bài báo, chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây, các tầng lớp lãnh đạo đều hiểu là internet đang làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông. Internet đã làm xuất hiện vô số các kênh giúp phổ biến nhanh chóng và rộng khắp thế giới đủ loại thông tin, từ nội dung tin cậy đến không tin cậy, mang tư tưởng ôn hòa hay cực đoan.
Mạng internet đã trở thành phương tiện ngôn luận cũng như là công cụ để thao túng. Chính vì thế mà khắp nơi trên thế giới này, không thiếu các nhà lãnh đạo, đảng phái chính trị và các doanh nghiệp đã không ngần ngại đổ xô vào sử dụng Twitter hay Facebook như là một công cụ để quảng cáo ‘‘thương hiệu’’, để phô trương hình ảnh.
Tuy nhiên, cách thức truyền thông trên mạng đang khiến từ tầng lớp thấp đến tầng lớp cao trong xã hội phát cuồng đó chỉ là một phần nổi. Theo bà Marie Ekland, phó chủ tịch hiệp hội công nghệ thông tin Pháp France Digital thì đằng sau hiện tượng này là « một cuộc cách mạng văn hóa mới đang lan rộng trên toàn thế giới » mà các nhà lãnh đạo trên thế giới không còn có thể kiểm soát được nữa.
Ở Mỹ, vụ Edward Snowden vừa qua là một minh chứng điển hình về sự bất lực của giới lãnh đạo trong việc kiểm soát thông tin. Ở Pháp các công đoàn, những người vận động hành lang đã tìm thấy ở YouTube, Twitter hay Facebook một công cụ để tập hợp tiếng nói đấu tranh.
Theo tác giả bài báo, với sự phát triển ồ ạt và toàn cầu, công cụ internet đang làm này sinh ra những ứng dụng mới về kinh tế và xã hội trước sự ngỡ ngàng của tầng lớp ưu tú lãnh đạo. Các công dân của thế giới giờ đây bất kể nguồn gốc xuất xứ nào có thể chiếm lĩnh internnet, hành động theo một cách khác và họ đang sáng tạo lại xã hội theo cách mới.
Cái xã hội công dân đang tự định hình này đã xuất hiện qua các hệ thống mạng liên kết với nhau trên toàn cầu vào nhiều mục đích khác nhau, từ những trang bán hàng, trao đổi trên mạng cho đến các mạng lưới hợp tác tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề xã hội trên toàn cầu, không chỉ riêng ở nước nào. Thực tế phát triển của thời đại công nghệ số này đang đặt các nhà lãnh đạo của thế giới trước một thách thức mới.
Liên quan đến châu Á, Le Figaro quan tâm đến số phận của một giám mục tại Thượng Hải, Đức ông Mã Đạt Khâm bị đưa đi mất tích chỉ vì không tuân thủ khuôn phép của chính quyền Trung Quốc áp đặt cho người Công giáo.
Bài viết của đặc phái viên báo Le Figaro tại Thượng Hải có tựa đề « Đức ông Mã Đạt Khâm, vị Giám mục phản kháng ». Tác giả bài báo cho biết từ nhiều thán qua, giám mục Thaddeus Mã Đạt Khâm của giáo phận Thượng Hải bị chính quyền đưa đi mất tích. Một linh mục giấu tên là người quen của Giám mục khẳng định ông bị đưa về một trung tâm đặc biệt ở Thượng Hải để buộc theo một khóa học về chủ nghĩa xã hội trong một tháng.
Là một người đã quen với các khóa học thường niên như vậy, linh mục này kể rằng những người bị đi học tập được đưa về một khách sạn, ăn ngủ tại chỗ, « tại đó, người ta dạy cho họ Trung Quốc là một cường quốc, một nước lớn vừa mới đưa vào hoạt động tàu sân bay và rằng tất cả chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc. Đó là một cuộc tẩy não ».
Vị linh mục này nói với phóng viên rằng : « Nếu tôi từ chối nhận mình thuộc Giáo hội yêu nước Trung Quốc, tôi sẽ không là gì nữa và Bắc Kinh coi tôi như một kẻ lén lút, bất hợp pháp. Ở Trung Đông, những người Công giáo bị truy bức thì ở Trung Quốc, chúng tôi là nạn nhân của trấn áp chính trị ».
Đức ông Mã Đạt Khâm được chỉ định là Giám mục là kết quả thỏa hiệp giữa « Giáo hội chính thống » của Nhà nước và « Giáo hội thầm lặng », không được công nhận. Đó còn là biểu tượng cho quan hệ ấm lên giữa Bắc Kinh và Toà Thánh Vatican.
Nhưng bất ngờ đến hôm 07/07/2012, Đức ông Mã Đạt Khâm thông báo rút khỏi Giáo hội yêu nước, tổ chức của người Công giáo do đảng Cộng sản kiểm soát. Ngay lập tức, ông bị tước mọi chức vụ và bị đưa về quản thúc. Từ đó trở đi, hàng nghìn người vẫn mong tin của Giám mục trên các trang mạng xã hội nhưng không thấy. Theo các giáo dân thì chắc chắn Đức ông Mã Đạt Khâm sẽ không chịu cúi mình trước chính quyền. Các con chiên ở giáo phận Thượng Hải vẫn mòn mỏi mong tin vị chủ chăn của mình.
Nhìn sang khu vực châu Âu, vẫn là đề tài nhân quyền. Le Monde trở lại vụ nữ nhà báo đối lập Ukraina bị những kẻ lạ mặt đánh đập dã man ngay trước đêm Noel mà ai cũng hiểu vì động cơ chính trị.
Le Monde nhận thấy, vụ nhà báo Tetiana Tchornovol, một nhà hoạt động tích cực trong phong trào phản kháng, bị tấn công thô bạo đang làm phe đối lập dấy lên phẫn nộ mới.
Tại Ukraina, nhà báo này nổi tiếng với những bài viết phát giác về cuộc sống xa hoa của các lãnh đạo đất nước. Bà còn là tác giả của những bài phóng sự điều tra về phương cách làm giàu của những người thân cận, đặc biệt trong gia đình tổng thống Ianoukovitch.
Đêm 24 rạng sáng 25/12 vừa rồi Tatiana Tchornovol bị những kẻ lạ mặt lôi ra khỏi xe giữa ngoại ô Kiev, đánh đập rồi ném vào trong một cái hố.
Theo tác giả bài viết, từ hôm 25/12, bức ảnh nữ nhà báo 34 tuổi với khuôn mặt bị bầm tím bởi những vết thương đánh đập đã trở thành áp phích đấu tranh của phong trào biểu tình chống chính phủ tại quảng trường Maidan ở trung tâm thủ đô Kiev.
Hôm thứ Ba, trước khi bị tấn công ít giờ, Tatiana đã tung lên mạng những bức ảnh chụp biệt thự sang trọng của bộ trưởng Nội vụ Ukraina, một nhân chịu trách nhiệm chính trong các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa, với chú thích « nơi đây, một tên đao phủ đang sống ».
Phong trào thân châu Âu chống chính phủ đang có chiều hạ nhiệt thì nay vụ tấn công nhà báo Tatiana lại kích động thêm khí thế dấu tranh của họ. Theo bài báo, số phận của bà Tchornovol đã gây xúc động rộng rãi trong người dân Ukraina, vượt qua ngoài khuôn khổ của phong trào phản kháng.
Rất có thể vụ việc sẽ khơi ngòi nổ cho một cuộc khủng hoảng mới. Le Figaro cũng nhắc lại hồi năm 2000, vụ bắt cóc và sát hại nhà báo Gueorgui Gongadzé, người sáng lập tờ báo Ukrainska Pravda, đã làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh chính quyền, từ đó tạo điều kiện cho « Cuộc Cách mạng cam » bùng nổ năm 2004.
Chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước nằm ở cửa ngõ châu Âu này trong những ngày qua đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng vì những cáo buộc tham nhũng. Le Figaro nhìn vào cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới góc độ kinh tế qua bài viết « Thổ Nhĩ Kỳ : Khủng hoảng chính trị làm suy yếu nền kinh tế ».
Tờ báo nhận định : « Vụ bê bối chính trị-tài chính đang làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ nhiều ngày qua không chỉ làm chao đảo quyền lực của thủ tướng Erdogan mà còn làm suy yếu nền kinh tế » vốn đang trong tình trạng rất mong manh.
Trước hết là đồng tiền lira của Thổ đã bị mất giá 6% từ khi nổ ra vụ bê bối. Nếu tính từ đầu năm thì có số trên là 13%. Chỉ số chứng khoán liên tục giảm trong những ngày qua Tăng trưởng chung của cả nền kinh tế cũng bị đe dọa.
Vấn đề ở chỗ là giờ đây, không khí bất ổn về chính trị phát sinh từ các vụ tham nhũng có thể ngăn cản các khỏang đầu tư lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cần gấp.
Theo bài báo, chỉ trong vòng 15 năm trở lại đây, các tầng lớp lãnh đạo đều hiểu là internet đang làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực truyền thông. Internet đã làm xuất hiện vô số các kênh giúp phổ biến nhanh chóng và rộng khắp thế giới đủ loại thông tin, từ nội dung tin cậy đến không tin cậy, mang tư tưởng ôn hòa hay cực đoan.
Mạng internet đã trở thành phương tiện ngôn luận cũng như là công cụ để thao túng. Chính vì thế mà khắp nơi trên thế giới này, không thiếu các nhà lãnh đạo, đảng phái chính trị và các doanh nghiệp đã không ngần ngại đổ xô vào sử dụng Twitter hay Facebook như là một công cụ để quảng cáo ‘‘thương hiệu’’, để phô trương hình ảnh.
Tuy nhiên, cách thức truyền thông trên mạng đang khiến từ tầng lớp thấp đến tầng lớp cao trong xã hội phát cuồng đó chỉ là một phần nổi. Theo bà Marie Ekland, phó chủ tịch hiệp hội công nghệ thông tin Pháp France Digital thì đằng sau hiện tượng này là « một cuộc cách mạng văn hóa mới đang lan rộng trên toàn thế giới » mà các nhà lãnh đạo trên thế giới không còn có thể kiểm soát được nữa.
Ở Mỹ, vụ Edward Snowden vừa qua là một minh chứng điển hình về sự bất lực của giới lãnh đạo trong việc kiểm soát thông tin. Ở Pháp các công đoàn, những người vận động hành lang đã tìm thấy ở YouTube, Twitter hay Facebook một công cụ để tập hợp tiếng nói đấu tranh.
Theo tác giả bài báo, với sự phát triển ồ ạt và toàn cầu, công cụ internet đang làm này sinh ra những ứng dụng mới về kinh tế và xã hội trước sự ngỡ ngàng của tầng lớp ưu tú lãnh đạo. Các công dân của thế giới giờ đây bất kể nguồn gốc xuất xứ nào có thể chiếm lĩnh internnet, hành động theo một cách khác và họ đang sáng tạo lại xã hội theo cách mới.
Cái xã hội công dân đang tự định hình này đã xuất hiện qua các hệ thống mạng liên kết với nhau trên toàn cầu vào nhiều mục đích khác nhau, từ những trang bán hàng, trao đổi trên mạng cho đến các mạng lưới hợp tác tìm kiếm các giải pháp cho các vấn đề xã hội trên toàn cầu, không chỉ riêng ở nước nào. Thực tế phát triển của thời đại công nghệ số này đang đặt các nhà lãnh đạo của thế giới trước một thách thức mới.
Trung Quốc : Người Công giáo, nạn nhân của trấn áp chính trị
Liên quan đến châu Á, Le Figaro quan tâm đến số phận của một giám mục tại Thượng Hải, Đức ông Mã Đạt Khâm bị đưa đi mất tích chỉ vì không tuân thủ khuôn phép của chính quyền Trung Quốc áp đặt cho người Công giáo.
Bài viết của đặc phái viên báo Le Figaro tại Thượng Hải có tựa đề « Đức ông Mã Đạt Khâm, vị Giám mục phản kháng ». Tác giả bài báo cho biết từ nhiều thán qua, giám mục Thaddeus Mã Đạt Khâm của giáo phận Thượng Hải bị chính quyền đưa đi mất tích. Một linh mục giấu tên là người quen của Giám mục khẳng định ông bị đưa về một trung tâm đặc biệt ở Thượng Hải để buộc theo một khóa học về chủ nghĩa xã hội trong một tháng.
Là một người đã quen với các khóa học thường niên như vậy, linh mục này kể rằng những người bị đi học tập được đưa về một khách sạn, ăn ngủ tại chỗ, « tại đó, người ta dạy cho họ Trung Quốc là một cường quốc, một nước lớn vừa mới đưa vào hoạt động tàu sân bay và rằng tất cả chúng ta phải có lòng tự hào dân tộc. Đó là một cuộc tẩy não ».
Vị linh mục này nói với phóng viên rằng : « Nếu tôi từ chối nhận mình thuộc Giáo hội yêu nước Trung Quốc, tôi sẽ không là gì nữa và Bắc Kinh coi tôi như một kẻ lén lút, bất hợp pháp. Ở Trung Đông, những người Công giáo bị truy bức thì ở Trung Quốc, chúng tôi là nạn nhân của trấn áp chính trị ».
Đức ông Mã Đạt Khâm được chỉ định là Giám mục là kết quả thỏa hiệp giữa « Giáo hội chính thống » của Nhà nước và « Giáo hội thầm lặng », không được công nhận. Đó còn là biểu tượng cho quan hệ ấm lên giữa Bắc Kinh và Toà Thánh Vatican.
Nhưng bất ngờ đến hôm 07/07/2012, Đức ông Mã Đạt Khâm thông báo rút khỏi Giáo hội yêu nước, tổ chức của người Công giáo do đảng Cộng sản kiểm soát. Ngay lập tức, ông bị tước mọi chức vụ và bị đưa về quản thúc. Từ đó trở đi, hàng nghìn người vẫn mong tin của Giám mục trên các trang mạng xã hội nhưng không thấy. Theo các giáo dân thì chắc chắn Đức ông Mã Đạt Khâm sẽ không chịu cúi mình trước chính quyền. Các con chiên ở giáo phận Thượng Hải vẫn mòn mỏi mong tin vị chủ chăn của mình.
Ukraina : Vụ tấn công nhà báo khơi lại khủng hoảng
Nhìn sang khu vực châu Âu, vẫn là đề tài nhân quyền. Le Monde trở lại vụ nữ nhà báo đối lập Ukraina bị những kẻ lạ mặt đánh đập dã man ngay trước đêm Noel mà ai cũng hiểu vì động cơ chính trị.
Le Monde nhận thấy, vụ nhà báo Tetiana Tchornovol, một nhà hoạt động tích cực trong phong trào phản kháng, bị tấn công thô bạo đang làm phe đối lập dấy lên phẫn nộ mới.
Tại Ukraina, nhà báo này nổi tiếng với những bài viết phát giác về cuộc sống xa hoa của các lãnh đạo đất nước. Bà còn là tác giả của những bài phóng sự điều tra về phương cách làm giàu của những người thân cận, đặc biệt trong gia đình tổng thống Ianoukovitch.
Đêm 24 rạng sáng 25/12 vừa rồi Tatiana Tchornovol bị những kẻ lạ mặt lôi ra khỏi xe giữa ngoại ô Kiev, đánh đập rồi ném vào trong một cái hố.
Theo tác giả bài viết, từ hôm 25/12, bức ảnh nữ nhà báo 34 tuổi với khuôn mặt bị bầm tím bởi những vết thương đánh đập đã trở thành áp phích đấu tranh của phong trào biểu tình chống chính phủ tại quảng trường Maidan ở trung tâm thủ đô Kiev.
Hôm thứ Ba, trước khi bị tấn công ít giờ, Tatiana đã tung lên mạng những bức ảnh chụp biệt thự sang trọng của bộ trưởng Nội vụ Ukraina, một nhân chịu trách nhiệm chính trong các vụ trấn áp người biểu tình ôn hòa, với chú thích « nơi đây, một tên đao phủ đang sống ».
Phong trào thân châu Âu chống chính phủ đang có chiều hạ nhiệt thì nay vụ tấn công nhà báo Tatiana lại kích động thêm khí thế dấu tranh của họ. Theo bài báo, số phận của bà Tchornovol đã gây xúc động rộng rãi trong người dân Ukraina, vượt qua ngoài khuôn khổ của phong trào phản kháng.
Rất có thể vụ việc sẽ khơi ngòi nổ cho một cuộc khủng hoảng mới. Le Figaro cũng nhắc lại hồi năm 2000, vụ bắt cóc và sát hại nhà báo Gueorgui Gongadzé, người sáng lập tờ báo Ukrainska Pravda, đã làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh chính quyền, từ đó tạo điều kiện cho « Cuộc Cách mạng cam » bùng nổ năm 2004.
Thổ Nhĩ Kỳ : Bê bối chính trị càng làm kinh tế suy yếu
Chuyển sang Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước nằm ở cửa ngõ châu Âu này trong những ngày qua đang rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng vì những cáo buộc tham nhũng. Le Figaro nhìn vào cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ dưới góc độ kinh tế qua bài viết « Thổ Nhĩ Kỳ : Khủng hoảng chính trị làm suy yếu nền kinh tế ».
Tờ báo nhận định : « Vụ bê bối chính trị-tài chính đang làm rung chuyển Thổ Nhĩ Kỳ từ nhiều ngày qua không chỉ làm chao đảo quyền lực của thủ tướng Erdogan mà còn làm suy yếu nền kinh tế » vốn đang trong tình trạng rất mong manh.
Trước hết là đồng tiền lira của Thổ đã bị mất giá 6% từ khi nổ ra vụ bê bối. Nếu tính từ đầu năm thì có số trên là 13%. Chỉ số chứng khoán liên tục giảm trong những ngày qua Tăng trưởng chung của cả nền kinh tế cũng bị đe dọa.
Vấn đề ở chỗ là giờ đây, không khí bất ổn về chính trị phát sinh từ các vụ tham nhũng có thể ngăn cản các khỏang đầu tư lớn mà Thổ Nhĩ Kỳ đang rất cần gấp.
Nhận xét
Đăng nhận xét