TQ sẽ còn bị tấn công sau vụ Urumqi
Theo BBC
Cập nhật: 14:59 GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
Một chuyên gia an ninh nói với BBC rằng sẽ có thêm
nhiều vụ tấn công bởi người Uighur từ Tân Cương ở Trung Quốc, và kêu gọi Bắc
Kinh xem xét lại chính sách với khu vực phía Tây bất ổn này.
Trao đổi với phóng viên BBC Tiếng Trung, Vincent Ni, ông Nigel Inkster, chủ
tịch Ủy ban về Khủng bố của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trước hết bình luận về
cuộc họp an ninh của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Tân Cương vào 26/5, diễn ra sau vụ
tấn công đẫm máu nhất ở Bấm Urumqi vào 22/5 khiến
39 người thiệt mạng. Nó nói về việc khuyến khích nền giáo dục song ngữ, hoạt động tôn giáo…Ẩn đằng sau đó là niềm tin rằng phát triển kinh tế là giải pháp: phải mở cửa khu vực này, đẩy mạnh kinh tế và giáo dục.
Nhưng đồng thời quan điểm này được thực hiện cùng với các chính sách kiểu xã hội chủ nghĩa về những vấn đề như tôn giáo hoặc hòa nhập cộng đồng thiểu số. Và với nhiều người ở Tân Cương, họ cảm thấy đang bị Hán hóa.
Có nhiều căm phẫn ở đây về làn sóng di cư của người Hán đến khu vực trong vòng hai đến ba thập kỷ qua. Họ cho rằng chỉ có người Hán hưởng lợi từ chính sách phát triển kinh tế.
Mặc dù chính sách giáo dục song ngữ thực hiện khá tốt, nó dường như không giúp người Uighur cạnh tranh được với người Hán về các cơ hội kinh tế. Nó cũng không phản ánh một chính sách chân thành, tôn trọng sự khác biệt văn hóa.
BBC:Vậy ông rằng chính sách mới không có nhiều khác biệt so với các chính sách cũ?
"Và với nhiều người ở Tân Cương, họ cảm thấy đang bị Hán hóa"
Nhưng đã có nhấn mạnh về việc sử dụng “pháp chế”, tức là dùng pháp luật để trị nước, chứ không phải là pháp quyền, tức lãnh đạo trong tinh thần thượng tôn luật pháp. Đây là điều mà ông Tập muốn đẩy mạnh khi lên nắm quyền. Có nhiều phụ thuộc hơn vào nguyên tắc tôn trọng thủ tục tố tụng. Sự nhấn mạnh đó là điểm mới.
Tuy vậy, không có bất kì dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ thay đổi được một cách căn bản nỗi bất mãn ẩn sau bạo lực gia tăng. Nhìn bên ngoài thì rất khó nhận ra.
BBC:Ông nhìn nhận thế nào về những vụ tấn công gần đây ở Tân Cương? Có vẻ như những kẻ tấn công đã trở nên tinh vi hơn nếu nhìn vào những địa điểm hành động của họ? (đầu não giao thông và thậm chí ở thủ đô Bắc Kinh.)
Điều chúng ta thấy ở đây là có sự đa dạng về địa điểm tấn công, bao gồm ở các khu vực bên ngoài Tân Cương, vốn là hiện tượng tương đối mới. Tôi cho rằng đó là biểu hiện của việc phối hợp và lên kế hoạch hành động, tức là các vụ tấn công có cách tiếp cận rất có tổ chức.
Nhưng đó vẫn chỉ là những vụ tấn công lẻ tẻ và không có sự tham gia của công nghệ cao: họ chỉ dung dao, chất nổ rất thô sơ, và cả xe cộ để sát thương. Điều này cho thấy dường như tổ chức đó không có nhiều nguồn lực tân tiến lắm.
Nếu nhìn nhận đây là một nhóm tương đối nhỏ, độc lập lên kế hoạch và tổ chức các vụ tấn công, thì điều đó là không đáng ngạc nhiên. Bởi không có gì nhiều để giới tình báo Trung Quốc can thiệp.
Sẽ dễ hơn nhiều nếu phải xử lý, nhận diện, và thâm nhập vào các tổ chức mà có liên hệ mật thiết với bên ngoài, vì như vậy sẽ có đường dây liên lạc (qua phương tiện điện tử) để tình báo can thiệp. Nhưng đó không phải là những gì đang diễn ra.
Vì thế, thực sự không có nhiều thứ chính quyền Trung Quốc có thể làm.
BBC:Nhưng Bắc Kinh luôn nói các nhóm này có mối liên hệ bên ngoài?
Chắc chắn có mức độ liên hệ nào đó với bên ngoài, nhưng rõ ràng là không được thường xuyên lắm. Nếu không thì đã có thể bắt được một số đầu mối liên lạc rồi. Vả lại không có nhiều bằng chứng cho việc đó.
BBC:Khi ông nói “xem xét lại chính sách một cách căn bản”, ông gợi ý điều gì? Chính quyền Trung Quốc nên làm gì trong hoàn cảnh này?
Ông Inkster: Rất khó để người ngoài đưa ra các khuyến nghị chính sách cho Bắc Kinh. Nhưng có một vài điểm mà họ có thể xem xét lại.
"Bắc Kinh cũng cần phải nghĩ về việc đánh đồng giữa phát triển kinh tế - xã hội với Hán hóa, và sẵn sàng chấp nhận đa dạng văn hóa một cách chân thành hơn"
Và Bắc Kinh cũng cần phải nghĩ về việc đánh đồng giữa phát triển kinh tế - xã hội với Hán hóa, và sẵn sàng chấp nhận đa dạng văn hóa một cách chân thành hơn.
BBC:Bắt đầu từ năm nay, đã có nhiều ngôn từ về “tấn công khủng bố” của Bắc Kinh, như thể Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố như Mỹ. Có sự khác biệt nào chăng?
Có sự khác biệt giữa hai bên. Mỹ đối diện với nguy cơ khủng bố bởi ý thức hệ, còn Trung Quốc thì liên quan đến tâm lý ly khai thiểu số nhiều hơn. Vấn đề ở Trung Quốc thực ra dễ xử lý hơn là Mỹ.
BBC:Trung Quốc có thể học hỏi gì từ những quốc gia khác trong việc xử lý khủng bố và ly khai?
Nhìn vào một phần tư thế kỷ qua, có thể thấy các nhóm khủng bố thường không đạt được mục tiêu. Nhưng vẫn có ngoại lệ. Ví dụ như khủng bố của người Israel nhằm vào người Anh ở Palestine những năm 1940, hay khủng bố của người Ireland…
BBC:Nhưng nếu Bắc Kinh biết vấn đề đang nằm ở đâu, tại sao lại khó khăn đến vậy để họ xử lý?
Có nỗi lo sợ trong chính quyền Trung Quốc rằng nếu họ nhượng bộ quá tay, sẽ dễ bị cho là yếu đuối và dẫn tới việc bị đòi hỏi nhiều hơn về cả quy chế tự trị của khu vực nếu không phải là đòi độc lập. Tôi không nghĩ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn dùng tính thống nhất quốc gia để tạo chính danh, có thể tập trung xử lý vấn đề đó.
BBC:Liệu có phải chúng ta đang nhìn thấy xu hướng “tấn công khủng bố” đang tăng lên ở Trung Quốc?
“Khủng bố” vốn là một hiện tượng không nhất quán. Sẽ khó để dự đoán Trung Quốc phải đối mặt với bao nhiêu vụ khủng bố trong những năm tới, nhưng nếu phải đưa ra lời dự đoán, tôi cho rằng sẽ có thêm các vụ tấn công theo đà của các sự kiện diễn ra trong những tháng qua.
BBC:Vậy còn Tổ chức Hợp tác Thượng Hải thì sao? Trung Quốc đã rất nhiệt tình thảo luận về các chiến dịch chung chống khủng bố. Liệu nó sẽ hiệu quả?
Tôi hiểu điều này, nhưng nếu nhìn vào bản chất của những hợp tác như vậy nó có vẻ khá là được quân sự hóa, ví dụ như diễn tập chống khủng bố hàng năm.
Một chính sách chống khủng bố thực sự hiệu quả thì cần nhiều hơn là chỉ tập trung vào khía cạnh quân sự và tình báo. Nó phải bao gồm cả khía cạnh chính trị, kinh tế, và xã hội trong đó nữa.
Nigel Inkster là chuyên gia về các vấn đề an ninh xuyên quốc gia và từng phục vụ 31 năm trong ngành tình báo Anh (SIS) ở châu Á, châu Mỹ La-tinh và châu Âu. Tốt nghiệp trường ĐH Oxford ngành Đông phương học, sử dụng thành thạo tiếng Trung và Tây Ban Nha, hiện ông là Chủ tịch Ủy ban
Nhận xét
Đăng nhận xét