Olympics Luân Đôn 2012, vui và buồn.


Khi Thế Vận Hội Luân Đôn khai mạc với những cảnh tượng được tả như không cảnh nào so sánh được, chào mừng vừa ngông cuồng vừa kỳ  diệu của Danny Boyle nhân tài Điên Ảnh Anh Quốc đã từng đoạt giải Oscar.
Chỉ có Anh Quốc mới dám chấp nhận cho Nữ Hoàng kính yêu (hình giả) 86 tuổi nhảy dù từ trực thăng cùng vời điệp viên trứdanh James Bond (cũng giả). Ba con chó nổi tiếng của Nữ Hoàng cũng tham gia và đón Nữ Hoàng (thật) cùng Vua đi vào và Nữ Hoàng chào"Good evening Mr Bond".
Và lịch sử nước Anh từ những cánh đồng nên thơ trở thành kỹ nghệ hóa và chiến tranh. Cùng mọi nhân vật Anh Quốc đã đóng góp cho văn minh thế giới như Churchill và Beattles.
Nhưng Anh Quốc vô cùng lo sợ. Kinh tế khó khăn mà chi phí Thế Vận Hội  tới 14 tỷ bảng Anh, không dám đánh thuế dân, phải tổ chức sổ xố. Vấn đề an ninh, vấn đề đi lại Luân đôn thường ngày đã vô cùng nhộn nhịp. Và nhất là an ninh.
Hồi giáo quá khích Al Queda đã chọn Anh Quốc là mục tiêu Thánh chiến từ nhiều thập niên trước. Nhiều vụ đánh phá đã xảy ra trên đất Anh, tầu điện ngầm Metro là mục tiêu đầu tiên, sau đó là phi trường.
Al Queda cho là nước Anh yếu kém nhất, nhiều khu vực Hồi giáo ven đô đã trở nên bất an ninh cũng như tại nhiều nước Châu Âu. Và chuyện chưa bao giờ xảy ra, Anh Quốc phải huy động hỏa tiễn phòng không bảo vệ Thế Vận Hội.
Lại còn hy vọng gì tranh thủ với lực sĩ tài ba nhất Thế Giới.
Thời Thế Vận Atlanta là thất bại chua cay, Anh Quốc chỉ mang về dộc nhất một huy chương vàng.
Tại Seoul 1988 Anh Quốc về thứ 12, sau Đại Hàn, Đông Đức, Tây Đức, Hung Ga Ri, Pháp, Romania. Dĩ nhiên là Liên Sô đứng đầu. Hoa Kỳ số ba, còn thua Đông Đức.
Thế Vận Olympics là một canh bạc vĩ đại cho quốc gia nào dám lãnh.
Thành công thì hưởng vinh quang cho cả nước, cũng như chiến thắng quân sự đó là bằng chứng đất nước thịnh vượng và đoàn kết, có quyền hãnh diện với cộng đồng thế giới văn minh. Chứng tỏ Chính phủ đứng đắn và dân tộc siêu việt.
Một Đại Hội tưng bừng trước mặt Cộng Đồng Thế giới , mình được ngồi chiếu trên Thiên Hạ. Bỏ ra trí óc và mồ hôi, mua một cái Thế, hơn thua Thiên Hạ một thời gian lâu dài.
Và nhiều người kể cả dân Anh, đang hoài nghi Anh Quốc đang trong thời suy thoái. Tả phái cầm quyền quá lâu đã làm suy yếu Anh Quốc. Khủng hoảng tài chánh liên tiếp, Nghiệp Đoàn bãi công liên tiếp, kỳ biểu tình tại Luân Đôn năm 2011 do Sinh viên Đại Học đập phá các cửa tiệm chỉ vì Chính Phủ hết tiền phải giảm bao cấp Đại Học.
Sinh viên phần nhiều con nhà giầu có nhưng cũng như Sinh Viên Hy Lạp đã quá quen thói dựa vào Chính Phủ càng nhiều càng tốt. Một số người Anh tuyệt vọng rời khỏi đất nước, tìm những nơi trù phú như Úc hay Gia Nã Đại.
Nay Thế Vận là cơ hội lấy lại niềm tin đã phai nhạt, có thể nào nhân dân và Chính phủ Anh hết lòng đoàn kết thực hiện được Thế Vận tốt đẹp lấy lại niềm tin Dân Tộc xưa kia đã từng trị vì năm châu. Có thể nào nhân dân Anh chứng tỏ cho chính mình, lấy lại tự trọng và tự tin trong khi nhiều hoạn nạn làm suy yếu đất nước..
Trung Quốc và Mỹ Quốc cũng có những ý nghĩ tương tự, tuy động cơ khác biệt.
Trung Quốc đặc biệt chú trọng tới Thế Vận từ khi Đặng Tiểu Bình còn sống, ông mong sao sống lâu để thấy lấy lại được Hồng Kông Đài Loan và coi Thế Vận Hội Bắc Kinh.
Mục địch là để biểu dương lực lượng Đại Hán, vẫn truyền thống Tôn Tử xưa kia, Thiên Tử chỉ cần ra uy là chiêu hầu và ngoại lai khiếp sợ và triều cống, không cần chiến tranh làm chi.
Mỹ Quốc vì thể dục thể thao nằm trong gên nước Mỹ, gắn liền với tinh thần dân tộc, một dân tộc như Kinh Thánh nói, sắc dân đủ 100 bộ lạc, chỉ gắn bó đoàn kết vì thể thao và Nhà Thờ.
 Không bao giờ kỳ thị mầu da trong sân vận động, mỗi trung học hay đại học đều có Hôi Tuyển về nhiều bộ môn thể thao, tranh thủ với nhau thường xuyên từng bừng và quyết liệt như  Thế Vận Hội vậy.
Trung Quốc ai cũng biết là sửa soạn vận động viên từ lúc mẫu giáo hay tiểu học.
Trẻ con nào bàn chân dài tuyển ngay vào bơi lội. Chân dài tay dài vào điền kinh, cách ly gia đình Chính phủ săn sóc. Và Chính phủ bỏ tiền mua huấn luyện viên ngoại quốc tài giỏi nhất , Úc Châu cho bơi lội, Mỹ Quốc cho bóng rổ.
Không ai có thể qua mặt được huấn luyện viên Coach Úc Châu về bơi lội. Từ khi Olympic Sydney năm 2000 khi các tay đua Úc Châu đè bẹp thế giới về bơi lội với 18 huy chương, Trung Quốc không có huy chương nào.
Trung Quốc bỏ tiền mua ngay các ông Coach Úc Châu. Denis Cotterel là một ông, ông tuyên bố Trung Quốc bỏ tiền mua Coach, tôi không dám nói bao nhiêu sợ các ông kinh hoàng. Ít nhất là 1 triệu dollars 1 năm. Coach Ken Wood huấn luyện cho tay bơi nổi tiếng Trung Quốc Sun Yang huy chương vàng Luân Đôn 1500 m bơi tự do và 400 m tự do.
Ken Wood nói trước, tay bơi Trung Quốc đè bẹp Mỹ chỉ là vấn đề thời gian.  Thế Vận 2008 Bắc Kinh Trung Quốc chỉ đạt được 1 huy chương vàng bơi lội.
Ngay những ngày đầu tuy không địch nổi Michael Phelps  hay Ryan Lochte và nhiều nhân tài khác của Mỹ hay đội ngũ đông đảo nữ bơi lội Mỹ vô địch như Dana Vollmer, Allison Schmitt, Rebecca Soni, Missy Franklin, Shannon Vreeland, Lauren Perdue,Alissa Anderson.
Nhưng một trường hợp làm cho phái đoàn Mỹ kinh ngạc. Nàng Y Shi Wen ( Diệp thị Văn) 16 tuổi.thắng ngày hôm đầu thứ bảy bơi Medley 4x100 m vượt qua đối thủ Mỹ Elizabeth Beisel về nhì tới con số kinh hoàng là 3 giây.(Phần nhiều chỉ hơn nhau chỉ 1 bàn tay) .
Kinh hoàng hơn nữa là cô bơi chỉ hạng thứ tư 3 chặng đầu, còn 50m sau cùng là rút như mây gió hạ mọi đối thủ. Tính ra 50 m cuối cô bơi nhanh hơn cả nam huy chương vàng Mỹ là Bryan Lochte.. Anh chàng Lochte cũng công nhận, nếu tôi bơi với cô thì cô hạ tôi rồi.
Bàn cãi sôn sao và Coach Mỹ là John Leonart một Coach già lão luyện từ thời 70 tuyên bố "bơi như vậy là không thể có " Impossible.".
Nàng Ye Shi Wen không bao giờ bơi nhanh như vậy trước kia ở Trung Quốc.John Leonart có chức vụ là Giám đốc Hiệp Hội Huấn Luyện Viên Toàn Cầu về bơi lội World Swimming Coach Association.
Ông nói tôi có kinh nghiệm về thời Đông Đức khi Đông Đức chỉ kém có Liên Sô, hơn thế giới về mọi mặt Thê Vận Hội Seoul 1988. Và sau mới khám phá ra Đông Đức sử dụng thuốc kích thích một cách hệ thống cho mọi vận động viên.
Phẫn nộ cả nước Trung Quốc phản đối ông Leonart, kỳ thị da trắng, Mỹ thua nên cay cú. Chức sắc Thế Vận Hội bênh Trung Quốc nói cô Văn thử nước tiểu đầy đủ có sao đâu. Nhưng ông già Leonart đâu có phải tay vừa.
 Dẫn chứng tay bơi lôi Trung Quốc Li ZheSi vô địch năm 2009 thử nước tiểu dương tính (+) vừa xong ở Luân Đôn. Đông Đức mất huy chương thập niên 70 và 80. Trung Quốc bị loại 50 vận động viên thập niên 80 và 90 khi bị thử bất chợt. 7 tay bơi Trung Quốc bị bắt quả tang tại Hiroshima Nhật Bản Asian Games. Một tay bơi Trung Quốc YuanYuan khi tham dự kỳ tranh tài tại Perth Úc Châu 1998 bị bắt với 1 chai thuốc Human Growth Hormon.
Vì vậy Thế Vận Hội Olympic Bắc Kinh Trung Quốc chỉ dành được 1 huy chương vàng bơi lội. Nay tại Luân Đôn đã bắt được 2 vận động viên Trung Quốc thử nước tiểu dương tính (+).
2 ngày sau, thứ hai cô Văn lại tranh tài nữa, kỳ này là 200m Medley và cô lại huy chưong vàng nhưng kỳ này không còn nước rút thần tốc 50 m cuối cùng nữa.
Lại ông Leonart  nói thấy chưa, tôi can thiêp nên có kết quả. Ông lại bị cả nước Trung Quốc mạt sát thâm tệ nhưng từ đó không thấy cô Diệp thị Văn tranh tài nữa.
Không tham dự kỳ thi tiếp sức Relay đáng nhẽ một tay cừ khôi như cô là phải có mặt. Không tham dự ký thi bơi tự do 400m và 1500m trước kia cô nói sẽ đoạt huy chương vàng hai giải này.
Và không ai giải thích một câu sự vắng mặt bất thình lình của tay thiên tài bơi lội, êm ru từ giới chức Thế Vận cho tới báo chí Trung Quốc.
Cả ông Leonart cũng êm ru  Có vẻ họ âm thầm giàn xếp, không ai muốn quá phũ phàng với Trung Quốc mất mặt một tỷ dân Trung Quốc làm chi xấu mặt cả đám.Cả ông Leonart cũng muốn dĩ hòa vi quý, ai bầu cho ông làm Giám Đốc, ai bầu cho các ông Thế Vận.
Thử nước tiểu có thấy gì cũng phải cả năm mới công bố, lúc đó không còn ai nhớ tới Thế Vận nữa.
Nhưng Trung Quốc chưa hết làm chúng ta đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Bóng truyền volleyball là nghề của Trung Quốc, là bộ môn kiếm huy chương đất nước này cũng như bóng bàn.
 Vậy mà lần này ra quân thua ngay, 5 trận thua 4. Lời giải thích Huấn Luyện Viên Trung Quốc làm giới thể thao Tây Phương gần như té ngửa.
Tay đua Trung Quốc thua vì thiếu dinh dưỡng, 3 tháng qua ăn toàn rau đậu. không dám ăn thịt sợ bị phát hiện chất steroid anabolisant trong nước tiểu.  Họ muốn nói là chất Clenbuterol dân Việt Nam rất quen thuộc, đáng lẽ dùng để chữa bệnh xuyễn.
Nhưng các ông chăn nuôi dùng để sản xuất heo thịt nạc Các ông cho vào thức ăn gia súc nhiều đến nỗi ở Trung Quốc đã có hàng trăm người bị trúng thực vì chất này..
Chất "CLEN" này đã làm cho tay đua xe đạp I Pha Nho Alberto Contador mất huy chương vô địch Vòng Nước Pháp Tour de France, nghe nói cũng vì thực phẩm ô nhiễm.
Chất CLEN bị cấm dùng trong chăn nuôi Trung Quốc cũng cấm như ở Châu Âu và Mỹ Quốc.
Nhưng có vẻ Trung Quốc là nước hàng giả hàng nhái tới bực siêu nhất thế giới, Chính phủ không làm gì được và Chính phủ chịu thua.
Phải cấm tay đua không được ăn thịt 3 tháng, cả gia đình cũng ăn kiêng theo vì sợ về thăm gia đình, Cả thịt nhập cảng cũng không bảo đảm, không thể biết hàng thật hay hàng giả.
Nhưng có phải chỉ chất Clenbubuterol mà thôi. Cả rău và trái cây cũng ô nhiễm nặng nề, dân Việt Nam quá quen thuộc những trái cây và rau tươi nhập cảng từ Trung Quốc để cả 3 tháng vẫn xanh tươi đẹp đẽ không bao giờ thối.
Trung Quốc là khổng lồ vĩ đại nhưng nay mới thấy khổng lồ không có tương lai.
Quá ô nhiễm, giá tăng trưởng quá đắt, không còn nước sạch, không còn không khí trong lành, không còn đất đang bị sa mạc hóa.
Có sông mỗi ngày một mầu xanh đỏ tùy hứng. Sông Vị sông Hoài những giòng sông lịch sử nay hai bên bờ là 2 thước bề cao đầy chất thải kỹ nghệ cứng.Sông Dương Tử nay là cống xả rác kỹ nghệ vĩ đại.
Nay mới hiểu những truyện như Biển Đông và cả thế giới thấy cảnh Công ty Trung Quốc nhận thầu công trình với bất cứ giá rẻ nào rồi công nhân nằm lỳ luôn không bao giờ về. Du khách nằm lỳ luôn ở các đảo Thái Bình Dương không bao giờ về.
Trung Quốc biết không còn bao lâu nữa nên làm những điều lạ lùng tranh thủ thời gian.
Và tay đua Trung Quốc bị bệnh hoạn. Lực sĩ điền kinh số môt Liu Xiang Huy chương vàng Olympics 2004, thần tượng nhân dân Trung Quốc bị chuột rút  khi chạy được mấy bước nhảy rào phải dìu ra khỏi sân. Anh ta bịnh hoạn chuột rút , đau chân đau bắp thịt từ cả 4 năm trước.
Trung Quốc vẫn gặt được nhiều huy chương chỉ sau Mỹ nhờ những bộ môn khéo tay tinh mắt như bóng bàn hay cầu lông. mất hẳn ngôi bá chủ là thể dục gymnastics về tay Mỹ và Đông Âu Nga.Vẫn còn giữ được thế thượng phong nhào lộn  diving và bắn súng, bắn nỏ, thể dục thẩm mỹ v.v…
Mấy ngày đầu Pháp lên hương vì đội bơi lội Pháp xuất sắc, bộ ba Yannick Agnel "Super Star" , Florent Manaudou (em cựu vô địch Laure Manaudou) và cô Camille Muffat chiếm ngay 7 huy chương gồm 4 vàng.
Ông Tổng Thống Francois Hollande ngồi xem khoái quá khen ngợi bộ ba trẻ chỉ hơn dưới 20 tuổi và ông nói móc ngay Thủ tướng Anh David Cameron. Ông Cameron can tội nói xấu ông, sẵn sàng rải thảm đỏ đón nhà giầu Pháp sang lập nghiệp ở Anh để tránh thuế nặng nề của ông Hollande.
Nay Đôi Ngũ Anh không được huy chương nào, ông Hollande tuyên bố cám ơn Anh Quốc rải thảm đỏ cho Pháp lấy huy chương vàng. Và ông Cameron chịu ngậm cay đắng, sẽ phản pháo lại mấy ngày sau khi Anh Quốc đại thắng Pháp về xe đạp.
Pháp Quốc lên hương nhưng Australia tụt hậu thảm hại nhất là về bơi lội..
Tổng cộng chỉ có 10 huy chương và 1 vàng . Sau những ngày huy hoàng ở Sydney và ngay tại Bắc Kinh, nay đến thời kỳ mạt vận, Chúng tôi quen chiến thắng rồi ngủ luôn"caught napping" các ông Úc Châu nói.
Nhưng sự thực là các Huấn Luyện Viên Úc tài ba nhất thế giới đã bị thế giới mua hết, không có Coach là không có nhân tài.
Ông Ken Wood trước làm Coach cho vô địch bơi lội Úc Stephanie Rice sau làm Coach cho cô Diệp thị Văn Ye Shi Wen đầy tranh cãi như đã trình trước đây. Michael Bohl Coach cho Đại Hàn nhờ vậy mà cô Park Tae Hwan đoạt huy chương bạc bơi 200m và 400 m tự do tại Luân Đôn.  
Cô Úc Erin Denahan đua giải nữ Triathton chỉ đạt được huy chương đồng, hai nữ đối thủ huy chương vàng và bạc đều được Coach Úc Châu luyện cả.
Và nhất là đua xe đạp và đua chèo thuyền Anh Quốc đại thắng chỉ vì Coach Úc Châu.. Coach Eton Downey huấn luyện cả hội tuyển Anh Quốc về chèo thuyền, vớ được một mớ huy chương đáng kể.Coach Paul Thompson Úc Châu bỏ ra 10 năm mới luyện được đội nữ Anh Quôc tay đôi chèo thuyền 3 huy chương vàng. Mỹ cũng nhờ Tim Mc Larren Úc rèn nên đội nữ chèo thuyền 8 người đạt huy chương vàng
  Coach Shane Sutton, Tim Kerrison là nguyên nhân chính hội tuyển Anh đè bẹp hội tuyển Pháp về xe đạp vốn là sở trường của Pháp.
Coach Sutton với phưong pháp huấn luyện đặc biệt đã dìu dắi Bradley Wiggins thắng Vòng Quanh Pháp Tour de France và nay huy chương vàng Olympics Luân Đôn.
 Coach Úc Darren Smith huấn luyện cho Lisa Norden Thụy Điển đoạt huy chương bạc đua xe đạp.
Anh Quốc lãnh 14 huy chương riêng về xe đạp nên vượt qua Pháp về tổng số huy chương vàng.
Xe đạp trước kia là Pháp làm mưa làm gió, vài ông nhà báo Pháp nói xe đạp Anh có mưu mô gì chứng cớ là thi xong trùm mền cất đi. Nhưng ông Cameron nói ngay, Pháp cay cú từ khi Tour de France mất vào tay Anh Quốc mặc áo vàng đạp trên đại lộ Elysées, xe đạp chúng tôi có máy móc gì đâu, mua của Công ty Pháp Avic chứ sao.
Phải tới môn điền kinh mới biết nước nào thực sự giầu mạnh và văn minh. Nước nào có xã hội nhân hòa biết sử dụng tài năng của đàn bà và sắc dân thiểu số.
Anh Quốc cũng như Mỹ Quốc nếu chỉ sử dụng nhân tài da trắng thì thua xa điền kinh, sắc dân da đen không ai bì được khi chạy nhanh hay chạy dai sức.
Nhất là dân gốc Jamaica có biệt tài về nước rút, dân Châu Phi Somalia Ethiopia Kenya không ai bì được chạy việt dã.. Vì điều kiên địa dư và kinh tế dân các nơi này suốt ngày chạy đi lấy nước xa nhà, chạy theo súc vật chăn nuôi, và đêm chạy thú dữ, ngày chạy trốn cướp.
Và thần tượng của Anh Quốc là Jessica Ennis huy chương vàng 7 môn điền kinh Heptathton, nay hình cô được hãng British Airline trưng bày quảng cáo vĩ đại trước cửa phi trường Heathrow. Bố cô là người Jamaica , mẹ cô là công chức người Anh.
Còn thần tượng Mo Farah, sắc dân Somali, huy chương vàng về chạy 10.000m và cả 5000m, trong 30 phút lúc "Farrar" chạy dẫn đầu, khán giả Anh Quốc kêu vang Sân "We want Mo"" We want Mo". Không còn gì là kỳ thị mầu da như 50 năm trước đây.
 Nhờ hai thần tượng và lực sĩ Anh Quốc chỉ trong 44 phút Anh Quốc hái được 4 huy chương.  Báo chí Anh gáy tưng bừng chiến thắng ngày thứ bảy hôm đó là thứ bảy tuyệt diêu Super Saturđay.
Còn báo Pháp buồn bã, điền kinh độc nhất một huy chương bạc, các ông thở dài, may mà có đội ngũ bơi lội. Nhưng đội ngũ bơi lội có phải tự nhiên mà có đâu.
Nhờ nhân tài Pháp Coach Claude Fauquet, bỏ ra 16 năm trời tổ chức nhiều trung tâm huấn luyện ,tập tành thi cử gắt gao mới sản xuất được một lò 4 tay bơi quốc tế như vậy.
Một cái gương cho Việt Nam. Một truyện buồn. Phái đoàn Việt Nam hùng hậu 18 vận động viên và tháp tùng 38. Vậy mà đi không về không trong lúc láng giềng Thái. Mã, Nam Dương họ 2 hay 3 huy chương.
Báo chí Việt Nam vừa buồn vừa giận, báo đăng cả tuần lễ, buộc tội chức sắc này nọ. Nhưng báo có biết đâu họ có Coach mua hàng triệu bạc, tập tành cả 4 năm hay cả đời như Trung Quốc, mình tập mấy tháng qua loa, có vận động viên tập lấy một mình. Sao mà thắng được.
Sau ngày thứ bảy đến chủ nhật, Anh Quốc lại đoạt một huy chương vàng họ thèm muốn từ thập niên 30. Andy Murray hạ  cây vợt số một thế giới Roger Federer đoạt huy chương vàng cho Anh Quốc.
Huy chương vàng Tennis Olympics  ra khỏi tầm tay Anh Quốc từ thập niên 30, một mối đau đớn cho cả nước vì sân Wimbledon nằm trong Luân Đôn.
Còn một điều tế nhị chỉ dân Anh thấm thía. Andy Murray là dân Scotland truyền thống Scottland và Anh Quốc hiềm khích từ thời Trung Cổ, lịch sử hai miền có khi đổ máu. Gần đây có phong trào đòi tư trị rất nhức đầu cho nhân dân Anh.
Trên bục nhận huy chương vàng Andy Murray khóc. Hoàng Tử Harry khóc cùng khán giả Anh cũng khóc tuy người Anh có tiếng là  tự chủ. Những hạt nước mắt sung sướng của dân tộc nay đã nhìn thấy tương lai sáng lạn đôi  chút.
Pháp thua Điền Kinh nhưng còn bửu bối, còn hy vọng. Còn bóng đá nữ và bóng rổ cả nam lẫn nữ.
Bóng đá nữ Pháp ngang ngửa với Nhật Bản hồi World Cup. Vào đấu với Mỹ , Pháp thắng liền hai quả  nhưng Mỹ khám phá ngay là phòng thủ Pháp yếu và Pháp mất 4 quả vào lưới thua 4-2.
 Đội tuyển Mỹ to con hơn, chạy dẻo dang hơn và nhất là có chiều sâu, không như các đội khác chỉ có 2 hay 3 cầu thủ xuất sắc nên hiệp hai, phần nhiều Mỹ thắng, môn nào cũng vậy.
Vào bán kết Mỹ gặp Canada một đối thử rất quen thuộc, hai bên đã đấu nhiều trận ở Bắc Mỹ và quốc ngoại. Canada tầm thường nhưng có môt tiền vệ vô cùng xuất sắc, Christine Sinclair. Và Cô Sinclair một mình làm 3 bàn.
Mỹ gỡ lại hai còn bàn nữa rất  ly kỳ. Bên Mỹ biết Canada do Coach John Herdman sẽ dùng chiến thuật đá banh thật chậm, biết phía Mỹ chỉ dùng chiến thuật tấn công ào ạt. Ông ra lệnh cho thủ môn Canada Erin Mc Leod "găm banh" càng lâu càng tốt.
Có lần ở Mỹ cô thủ môn này giả đò chuột rút giữ banh 20 phút tại thành nhà.
Biết trước Aby Wambach đã nói với trọng tài Bắc Âu như vậy và trọng tài đã cảnh cáo Canada.Và cô theo sát trọng tài khi thủ môn Mc Leod găm banh, Wambach đếm cùng trọng tài I, 2, 3, 4 giây vân vân luật Olympics chỉ được giữ banh có 6 giây.
  Lần nào cũng quá 6 giây nhiều và đến lần thứ 10 thì trọng tài phạt Canada 1 "free kick" Cú này trúng  tay 1 cầu thủ Canada ngay trước khung thành và Canada lãnh quả phạt 6m penalty. Wambach tung lưới Canada và gỡ huề.
Đá thêm 15 phút và Alex Morgan tung lưới  Canada lần nữa và Đội nữ Mỹ vào chung kêt và hạ Nhật Bản 2-1 lãnh huy chương vàng cũng vì to con hơn và giai sức hơn.  
Cũng như mọi thể thao khác, bóng đá trên thế giới là một kỹ nghệ kiếm tiền rất nhiều. Catherine Sinclair chả xa lạ gì với Wambach và Alex Morgan. Sinclair sinh ở Canada nhưng tập đá banh tại Đaị Học Portland Oregon, câu thủ của đội banh Đại Học Củng như Wambach , Morgan các cô này tập dượt cùng cầu thủ nam vì giỏi quá.
Vào nhà nghề cô đá cho Hội Western New York Flash và đồng đội cô chính là Alex Morgan. Hai cô theo Hội đi tranh tài khắp nơi kiếm tiền nhiều khi tranh tài với Hội Washington Freedom hay Magic Jacks có cầu thủ xuất sắc là Aby Wambach.
Thủ môn Hội tuyển Olympics Mỹ là Hope Solo có thời làm thủ môn cho Hội tuyển Pháp Lyon.
Họ gặp sau tại Olympics với áo đỏ cờ Canada hay áo xanh cờ Mỹ nhưng tranh đua quyết liệt vì thể diện quốc gia và tiền bạc nữa.
Thắng là kể tới hàng triệu đô la tiền quảng cáo.
Bóng rổ lại ly kỳ không kém. Hội tuyển nam Pháp đấu với Hội tuyển nam Mỹ, Pháp có tới 5 ông Mỹ cũng NBA ( Hiệp hội bóng rổ Mỹ) như các đấu thủ Hội Tuyển Mỹ.
Hai bên đấu cùng nhau tranh giải Olympics mà trông như hai đội Mỹ đấu  trên đất Mỹ mỗi tối thứ bảy trên TV.
Mấy ông Mỹ này chắc 2 quốc tịch. Họ sang Pháp đầu quân từ lâu ( phần nhiều là khi có tuổi rồi) vào những Club Pháp đi đấu kiếm tiền khắp Âu Châu.Tony Parker xuất sắc nhất , trước chơi cho San Antonio Spurs. Ronny Turiaf râu rậm hồi giáo trước chơi cho Miami Heats.Nicolas Batum trước chơi cho Portland Trail Blazer.Boris Diaw San Antonio Spurs. Kevin Saraphin trước chơi cho Washington Wizards.
Ông Coach là ông Pháp duy nhất, khi phút nghỉ chơi"Time out" bàn chiến thuật với cầu thủ mình bằng tiếng Anh.
Nhân tài các nước sang Mỹ hết, đầu quân vào những Hội Mỹ nổì tiếng như trên để mấy năm sau thành tài kiếm tiền kinh khủng. Rồì khi Olympics về khoác áo Tổ Quốc.tranh đua với mấy ông Mỹ đồng đội trước.Đủ các nước, từ ông Nga Timofey Mozgov , ông Trung Quốc Yi Jian Lian, các ông từ I Pha Nho , Brazil, Nigeria, Argentina, Litthuania, Australia, Argentina,.Olympics Luân Đôn lại gặp nhau cả.
Rồi lại về Mỹ kiếm tiền.Nước Mỹ quả thực giàu vì biết dùng nhân tài.
Hội tuyển Mỹ hạ các đối thủ khá xa trừ I Pha Nho. Vì Đội I Pha nho có hai anh em Marc và Pau Gasol trước ở LA Lakers, một trận thư hùng trong lịch sử bóng rổ Mỹ cách đây 1 thập niên, Pau Gasol hạ sát nút nhân tài số một đội Mỹ ngày nay là Kevin Durant lúc đó chơi cho Đội Thunders Oklahoma.
Cuối cùng Hội tuyển Mỹ chiếm được huy chương vàng nhờ bộ ba Kobe Bryant "scorer" nhảy cao nhất và làm bàn trong mọi trường hợp, Kevin Durant nhanh như cắt phát ban và làm bàn từ xa ăn 3 điểm, 3 points.Le Bron James có thể chơi bất cứ vị trí nào.
Trung Quốc là siêu cường quốc cô đơn nhất vì không nhận dân nhập cư hay dân thiểu số, phái đoàn Olympics Trung Quốc không thấy Tây Tạng hay Tân Cương tuy Trung Quốc gọi là cốt lõi.
Vậy mà Trung Quốc cũng phải có dân ngoại quốc lấp ló đứng trong hậu trường là mấy ông Mỹ và Úc Coach. Ông Coach Mỹ Daniel Rickaby mặc đồng phục đỏ có chữ China của đội bóng rổ Trung Quốc. Nga cũng phải mua ngoại quôc trong đội bóng rổ nữ.
Cô Becky Hammond ngôi sao của đội South Dakota Mỹ, năm 2007 cô không được tuyển vào Hội Tuyển Mỹ, cô đầu quân vào Hôị Tuyển Nga với môt số lương gấp ba tiền lương Hội Tuyển Mỹ ( Hội Tuyển Mỹ trả lương 95.000 dollars một năm), nếu Nga được huy chương lại thêm tiền nữa ( Nga hứa 1 triệu dollars). Cô có cả hai quốc tịch Nga Mỹ.  
Bất ngờ nhất là bóng rổ nữ, chung kết Mỹ gặp Pháp. Pháp có một nhân tài nhưng một nhân tài lẻ loi độc nhất.Cô Celine Doumerc dân Pháp gọi là Nữ James Lebron Pháp.
 Năm nay đã 30 tuổi nhưng nhanh như cắt, phải cái hơi thấp 1m69, kính trắng như nữ văn nhân. Rất xứng đáng với địa vị thủ quân Captain, vị trí cô là meneuse, "point guard" thấp bé nhất trong các vị trí nhưng đưa ban cần nhanh nhẹn nhất.
Celine Doumerc đã ăn cắp và ăn cướp banh ("steal" "interception") 4 lần trong tay cầu thũ Mỹ là 1 kỷ lục.
Các cô Mỹ có tiếng là  cướp banh người ta chứ có bao giờ mất banh đâu. Và làm bàn từ xa ăn 3 điểm Hội Pháp chỉ có cô làm được. Hai hiệp đầu ngang ngửa có lúc Pháp dẫn Mỹ. Nhưng 2 hiệp sau Mỹ đặt Diane Taurasi cao hơn cô một đầu 1.80 m, nhanh như cô,tay dài như vượn, kèm cô chặt chẽ. Celine Doumerc không làm ăn gì được và Pháp thua 86/50 chỉ được huy chương bạc.
Celine Doumerc có thời gia nhập Đội bóng rổ Ekaterinaburg ở Nga, nhờ cô mà Đội này vô địch nước Nga
Nay khi kèn trống chấm dứt, huy chương vàng bạc đồng đã trao tay nhân tài, thử hỏi động cơ nào mà lực sĩ bỏ ra cả đời tập luyện tối ngày, ăn uống theo lệnh của Huấn luyện viên rất khắt khe. Có phải vì danh dự đất nước không hay còn gì khác. Sự thực là có danh thì phải có lợi, có thực mới vực được đạo. Chỉ có danh không thì không có nhiều nhân tài lắm đâu.
Cô Gaby Douglas 16 tuổi tập luyện khổ cực từ tiểu học phải xa gia đình đến ở nhà ông thày thể dục. Ngay trước khi hái được huy chương vàng thể dục nữ, Đại Công ty thực phẩm cho trẻ con Kellog  đã tinh mắt ký hợp đồng với cô.
Vừa lãnh huy chương vàng ngày hôm sau là Công ty tung ra thị trường thế giới hộp Cereal cho trẻ con ăn sáng có hình cô Gaby tươi cười chào khách hàng.
Mất 1 triệu dollars nhưng Kellog hạ đo ván đối thủ như Nestlé hay Unilever.
Procter Gamble cũng nhanh tay ký hợp đồng trước Olympics với Gaby.
Tư bản không thể giàu có nếu không táo bạo tinh mắt trước cơ hội thị trường. Không một ông Bộ trưởng một nước xã hội nào có khả năng như vậy.Vả lại nước xã hội Công ty nào cũng của Chính phủ quảng cáo làm chi, có ai cạnh tranh đâu.
Muốn được ký hợp đồng với Công ty tư, lực sĩ theo điều luật Olympics phải là lực sĩ tự do (amateur) chứ không được là chuyên nghiệp. Ví dụ như ông James Lebron là không được ký ( Nhưng ông có hợp đồng với Đội  Bóng rổ LA Lakers 30 triệu dollars rồi ) .
Tư bản sẽ kiếm nhân tài mọi nơi để chia sẻ lợi nhuận. Liu Xiang lực sĩ nhảy rào cả nước Trung Quốc ngưỡng mộ, huy chương vàng Olympics Athens 2004, giàu có vào bậc nhất nước, ký hợp đồng quảng cáo với Nike, Coca Cola, Cadillac, Visa, China Mobil
Jessica Ennis dân Anh nói "thần tượng của chúng ta" có bảo trợ là British Airline, Jaguar, Coca  Cola, Aviva, Olay, tính sơ  sơ  là 3 triệu dollars 1 năm.
Ông đô vật Ấn Độ Sushill Kumar, thần tượng Ấn Độ vì nước này kỳ này đói kém huy chương lắm, chỉ có 1 huy chương bạc là cao nhất Ông Kumar huy chương bạc, được ngay hợp đồng quảng cáo xe vận tải  Ấn Độ và nước ngọt Mountain Dew Mỹ bán ở Ấn Độ .
Còn những ông như Michael Phelps thì không thể kể hết quảng cáo, ông đáng giá 100 triệu kể cả quảng cáo và bơi biểu diễn cả đời.
Các tay bơi Mỹ như Missy Franklin 17 tuổi mà thôi , 4 huy chương vàng chưa ra khỏi Trung Học đã đáng giá 2 triệu rồi.
Ông Ryan Lochte nghe nói Mẹ ông nghèo không trả nổi tiền nhà nay chả phải lo cả đời . Ông vừa đẹp trai vừa trong tay 5 huy chương đếm sơ sơ đã có 12  Đại Công Ty bảo lãnh.

Thế còn Châu Âu thì sao. Các chính phủ Châu Âu bèo lắm, Pháp trả huy chương vàng chỉ 50.000 euros, Anh cũng vậy nhưng ở Anh có Đại Công Ty liên quốc gia  lo cho.
Lực sĩ Đại Hàn 19 tuổi Yang Hak Seon huy chương vàng về thể dục thẩm mỹ, ông chuyên môn về nhảy cao ngựa gỗ Vault , ngoài số tiền 140.000 dollars thưởng huy chương vàng của Chính phủ, gia đình ông được một Đại Gia tặng môt ngôi nhà 250.000 Trước kia nhà nghèo ở nhờ trại trồng rau ông chủ cho ở nhà nhỏ làm bằng ống plastic. Cũng như Gaby Douglas , Mẹ ông phải cho ông, để ông thày dậy thể dục nuôi hộ.  
Xã hội trù phú văn minh nào cũng ra công tìm kiếm nhân tài và đãi ngộ,nhân tài nước nào cũng hiếm hoi. Nếu không, nhân tài bỏ đi nước khác.
Ngược lại nhân tài đóng góp một phần xứng đáng cho đất nước nếu được đối xử xứng đáng.  Mỹ Trung Quốc Nga,  Anh, Đức, Nhật Bản, Australia, Pháp và Đại Hàn  đứng đầu bảng huy chương là sự dĩ nhiên. Họ bỏ ra công của cả thập niên, nay đến ngày thu hoạch.
Nhưng Anh Quốc kỳ này đoạt được 1 huy chương vàng vô cùng quý giá mà ít ai biết.
Tình báo Anh Quốc đã chiến thắng Al Queda, không thực hiện được một phá hoại nào tuy Olympics là cơ hội bằng vàng cho ôm bom tự  sát.
Tình báo Anh cũng như CIA  trong 20 năm qua đã xâm nhập được hàng ngũ Al Queda, từ những nhà thờ âm u Hồi giáo Châu Âu đến sào huyệt những vùng hiểm trở nhất trái đất. Và chứng tỏ đã vô hiệu hóa kẻ thù nguy hiểm nhất.




Nam Minh Bách   Virginia August 2012

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?