Pháp ủng hộ Mỹ có hành động ở Syria

Gavin Hewitt

Cập nhật: 15:56 GMT - thứ sáu, 30 tháng 8, 2013


Tổng thống Pháp Francois Hollande
Liệu Pháp sẽ hành động cùng với Hoa Kỳ ở Syria dù Anh không thể tham gia?
Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội Anh sẽ không ảnh hưởng đến ý chí của Pháp trong hành động ở Syria.
Ông ủng hộ hành động trừng phạt “mạnh mẽ” vì cuộc tấn công gây tổn hại "không thể khắc phục" cho người dân Syria. Khi được hỏi liệu Pháp có thể hành động đối với Syria mà không có Anh hay không, ông nói: "Có chứ, mỗi quốc gia có chủ quyền trong việc tham gia hay không."
Lịch sử cho các nước các bài học khác nhau. Năm 2003, Pháp và Đức đã bị chế diễu trên một số bộ phận của truyền thông Mỹ về hành động chống đối của họ với cuộc xâm lược Iraq.
Một tờ báo ở New York đã thay thế những gương mặt đại diện của các nước này tại Liên Hiệp Quốc bằng hình ảnh của những con chồn. Hội đồng Bảo an đã được đổi tên thành "Hội đồng chồn".
Trên một số thực đơn món khoai tây chiên đã được đổi tên thành "khoai tây chiên tự do" (freedom fries).
Cuộc chiến Iraq tới và trong bối cảnh hỗn loạn và bạo lực sau đó, Pháp và Đức cảm thấy họ đã có lý.
Tại Anh, cuộc can thiệp ở Iraq đã gieo ngờ vực về các thông tin tình báo và làm giảm sự thèm thuồng một hành động quân sự .
Như Thủ tướng Anh David Cameron nói trong Quốc hội, "dư luận đã chịu những tác động và thật sự đã bị nhiễm độc bởi hồ sơ Iraq."
Nước Pháp lại trở nên được khuyến khích khi vấn đề đạo đức biện minh cho hành động là mạnh mẽ .
Sau vụ tấn công hóa học, chính Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius là người đầu tiên đặt vấn đề về khả năng sử dụng "sức mạnh" chống lại chế độ Assad.
Tổng thống Francois Hollande đã không ngần ngại trong việc gửi lực lượng quân sự tới Mali khi nhóm Hồi giáo đe dọa nhà nước.
Người tiền nhiệm của ông, ông Nicolas Sarkozy – được thúc đẩy bởi nhà triết học Bernard- Henry Levy - trở thành người ủng hộ hàng đầu cho hành động ở Libya.
Ông nói cả nước có một sứ mạng đạo đức nhằm ngăn chặn quân đội của Gaddafi tấn công Benghazi.

‘Nước Anh ra rìa’

"Tất cả mọi việc cần phải được làm để đạt được một giải pháp chính trị"
Tổng thống Pháp, Francois Hollande
Mặc dù không có sự nhiệt tình công khai về hành động quân sự đối với Syria, các thăm dò ở Pháp tỏ ra thú vị. Khoảng từ 45 % tới 55 % người dân Pháp ủng hộ trừng phạt Assad.
Những người chống đối mạnh nhất hành động quân sự là các đối thủ thuộc cực hữu.
Những người thuộc Đảng Xã hội có sự ủng hộ nhiệt tình nhất bởi vì họ tin rằng Pháp có một nghĩa vụ đạo đức để hành động can thiệp nếu vũ khí hóa học được sử dụng chống lại dân thường.
Với việc nghị viện Anh đã bỏ phiếu chống lại bất kỳ hành động can thiệp quân sự nào vào Syria, sự chú ý nay tập trung vào Pháp. Bộ trưởng Quốc phòng Jean- Yves Le Drian cho biết lực lượng quân đội Pháp "đã được đặt trong tình trạng đáp ứng".
Những ngày tới có thể chứng kiến quân Mỹ hành động trong liên minh với quân Pháp, trong khi Anh bị đặt ra ngoài lề.
Cái gọi là mối quan hệ đặc biệt giữa Anh với Mỹ sẽ không còn như cũ.
Tuy nhiên, hiện vẫn không rõ liệu Tổng thống Hollande sẽ thực sự ra lệnh cho quân Pháp tham gia một cuộc tấn công của Mỹ hay không.
Với tư cách Tổng thống, ông không cần phải tham khảo ý kiến Nghị viện, trừ khi có một hành động quân sự bất kỳ nào kéo dài hơn bốn tháng.
Ông đã nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Năm.
Hai bên đồng ý rằng cần phải có phản ứng đối với vụ tấn công tuần trước ở quận Ghouta ở Damascus- nhưng chi tiết chính xác phản ứng phải như thế nào vẫn chưa rõ ràng.
Cả Paris và Berlin đều đang chờ đợi Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo điều tra về những gì đã xảy ra ngay cả khi các thanh tra không cố chỉ ra ai chịu trách nhiệm. Báo cáo này phải chờ đến tận Chủ nhật.

'Đồng hành hay không?'

Lãnh đạo Mỹ và Pháp
Pháp cho tới nay vẫn khẳng định lập trường cần đáp lại cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria
Tổng thống Pháp nói "mọi việc cần phải được làm để đạt được một giải pháp chính trị" và Pháp đã đang kêu gọi phe đối lập Syria trở thành một lực lượng đáng tin cậy.
Những gì người Pháp – mà tôi nghĩ rằng người Đức cũng vậy - ủng hộ không chỉ là để trừng phạt Syria về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học, mà cố gắng để đưa chính quyền theo hướng đồng ý tham dự các cuộc hội đàm tại Geneva.
Đó là mục tiêu của châu Âu – nhằm đạt được việc Tổng thống Nga Vladimir Putin áp lực với ông Bashar al-Assad đi tới cuộc đàm phán.
Nhưng điều đó sẽ chỉ xảy ra nếu ông Assad cảm thấy ở thế dễ bị tổn thương.
Tổng thống Hollande dường như quyết phản ứng cứng rắn nhưng nếu ông không muốn làm thế lực duy nhất ở châu Âu tham dự vào bất kỳ hành động quân sự nào, thì Mỹ có thể đơn phương hành động.
Các quan chức của Tổng thống Barack Obama nói rằng ông sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến nhưng sẽ ra quyết định "theo lợi ích tốt nhất của Mỹ."
Một quan chức cao cấp khác nói Tổng thống Mỹ tin rằng "có những lợi ích cốt lõi đối với nước Mỹ đang bị đe dọa".
Nếu Mỹ hành động đơn phương, một lần nữa sẽ đặt ra câu hỏi về lập trường và ‎ý nghĩa của châu Âu.
Syria chỉ nằm cách biên giới của một quốc gia thuộc EU một trăm dặm.
Chính quyền Obama tin rằng cần thiết phải trừng phạt và ngăn chặn Assad .
Câu hỏi duy nhất hiện nay là liệu châu Âu – mà đại diện là Pháp - sẽ đồng hành với Mỹ hay không.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?