Vô cùng cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9

Đàm Vĩnh Hưng là cái giống gì ? HNNN

Trần Quang Hùng

NQL: Với bài của Trần Quang Hùng, xin khép lại đề tài này.
Tôi sống ở miền Bắc,chưa có dịp gặp nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Nhưng qua nghe nhạc của ông,"gặp" ông trên ti vi,nghe ông nói, qua dung mạo và cốt cách của ông,tôi thấy nhạc sĩ là một người rất đáng kính trọng về chuyên môn và nhiều phương diện khác. Ông rất xứng đáng là một trong những bậc thày về âm nhạc cho giới trẻ trong nghề.


Nhưng vì sao một người ngoại đạo như tôi lại vô cùng cảm ơn ông?

Bởi những điều ông nói trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây,mặc dù có thể gây sốc cho môt số người,nhưng đó là một cú sốc tích cực. Giá mà nó xảy ra sớm hơn nữa thì còn tốt hơn.

Cú sốc đó giúp cho nhiều ca sĩ, được nhắc tên cũng như chưa được nhắc tên, phải giật mình nhìn lại mình. Nếu các bạn ấy có đủ tầm hiểu biết thì cú sốc này chỉ giúp cho họ tiến bộ mà thôi. Và họ phải cảm ơn ông mới đúng,dù ngượng không nói ra thì cũng nên thầm cảm ơn.

Cú sốc đó giup cho những người sáng tác trẻ khi viết những ca khúc phải đầu tư kĩ càng hơn,bớt đi những bài hát nhạt nhẽo "không có hồn, không có cảm xúc thật" (NA9), khiến cho ca sĩ khổ sở khi tìm cách thể hiện chúng (vì tình cảm trong bài hát có đâu mà thể hiện?), đành phải lấy nhảy nhót, hú hét...để bù vào.
Cú sốc đó giúp cho người thưởng thức ca nhạc đỡ mệt và đỡ bực mình vì phải nghe những bài hát vô bổ, nghêu ngao ba xí ba tú, làm hỏng cả thị hiếu âm nhạc của không ít người trẻ tuổi.

Tóm lại,theo tôi nghĩ, cú sốc mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, do nói thật, do tâm huyết với nghề mà gây ra,chỉ giúp cho ca nhạc Việt Nam lành mạnh hơn, sáng hơn, đẹp hơn, bớt đi những kệch cỡm, nhố nhăng,và như thế đáng thưởng thức hơn mà thôi.

Vậy không đáng hơn một lần cảm ơn ông sao?

Giờ tôi xin mạo muội thổ lộ mấy điều cảm nhận của mình.

Trước hết muốn hát cho hay phải có bài hát hay. Nhưng bài hát của những người sáng tác trẻ mà hay như của Nguyễn Vĩnh Tiến, Giáng Son, Lê Minh Sơn và một vài người khác nữa thì ít lắm. Đa phần là những bài nghe không vào, nghe xong quên ngay. Giai điệu thì ngang phè, lên xuống không theo cảm xúc dẫn dắt. Có cảm giác tác giả "phang" ra một giai điệu nào đó rồi nhét lời vào, chỗ nào tìm không ra lời thì ú ơ ù ơ. Ôi, nói đến lời! Lời của nhiều bài hát(do nhiều bạn trẻ sáng tác) bây giờ mới kinh khiêp làm sao. Để bài viết khỏi dài tôi xin không dẫn chứng, nhưng các bạn có thể tìm thấy dễ dàng trong nhiều bài hát hiện nay. Những ca tư ấy, nó đã không có tính văn học, chỉ là những câu nói thường, lại còn dễ dãi, thô thiển, sống sượng nữa.

Đề tài thì nhều bạn đi tìm những cái vụn vặt, làm như cuộc sống đã cạn kiệt những điều đáng nói rồi. Dù là dùng cái này để nói cái kia thi "giot sương và chiếc lá" cũng là quá vụn vặt và từ đó khó mà có cảm hứng để viết ra những lời hay được. "Chiếc lá hết buồn" nghe cứ thấy ngượng tai.

Đến một số ca sĩ mà tôi muốn nói.

Nếu nói đến giọng đẹp thì có lẽ it ai sánh được Mỹ Linh, giọng dày, độ vang lớn, nội lực tràn đầy. Phát âm cũng cực chuẩn. Nghe Mỹ Linh hát cũng rất thích nhưng truyền được cảm hứng nhiều nhất đến người nghe trong nhiều bài vẫn phải kể đến Trần Thu Hà, Hồng Nhung.

Mỹ Tâm thì đúng như bác Ánh 9 nói "vui mắt, vui tai". Nghe Mỹ Tâm hát không phải là không thích. Rất tư nhiên,nhưng có vẻ dễ dãi, ít sâu sắc.

Thanh Lam thì nói thật,nghe và xem cô ấy hát thấy tiếc. Tiếc cho một giọng hát hay mà cứ "sáng tạo" những chỗ luyến láy chẳng ăn nhập gì với tình cảm bài hát, nhiều khi ngang phè, làm giảm cái hay của bài hát đi rất nhiều. Nghe Thanh Lam hát "Chia tay hoàng hôn" quả thật không hay bằng nhiều ca sĩ ít tên tuổi hơn hát bài này. Tôi không rõ lí do Lê Minh Sơn thích Thanh Lam hát ca khúc của mình, chứ chùm bài hát "Chuồn chuồn ớt", "Cặp ba lá", "Bên bờ ao nhà mình"thì không ai địch được Ngọc Khuê, còn"Ôi,quê tôi" thì Thanh Lam không thể bằng Tùng Dương.

Xem Thanh Lam biểu diễn thì thấy tiếc là có những khi ca sĩ dùng trang phục không hợp với không khí đêm nhạc hoặc với tuổi tác.

Cuối cùng xin nói đến một nhân vật gây tai tiếng nhất: Đàm Vĩnh Hưng.

Với cái giọng khàn khàn (trời sinh cộng cố tình?) của Đàm và một số vị khác, nếu thi vào thanh nhạc ngày xưa chắc rớt tư vòng đầu? Nhưng bây giờ "cơ chế thị trường", ai có gì cần bán cứ bán, ai mua được thì cứ mua. Nghe là lạ một tí cũng có cái hay. Như ăn mãi thịt bò, thịt gà, cá chép, quay qua làm tí dế mèn, cào cào, châu chấu cho lạ miệng cũng tốt. (Nói vui thôi, đừng để tâm).Giọng của Hưng, bác Ánh 9 thì xếp loại C, nữ danh ca Lan Ngọc thì nói ngày xưa "chỉ hát đam cưới', tôi chỉ dám xin ...nhất trí.

Tôi chỉ muốn nói một chút về cái gọi là "Ông hoàng nhac Việt" của anh. Đàm Vĩnh Hưng không có lỗi khi không xứng với danh hiệu này. Báo chí Việt thật quái đản (tôi không nói toàn bộ) khi cứ nhai đi nhai lại danh xưng này mà không biết ngượng và không nghĩ đến nhiều giọng ca nam tuyêt vời khác người ta sẽ nghĩ gi. Thật không hiểu từ đâu ra cái danh xưng ấy và không biết nên hiểu nó với nghĩa gì.

Những cái danh hão, nhiều khi cũng mang lại lợi ích vật chất nào đó cho một người, nhưng nó lại phá hủy giá trị tinh thần của người đó. Những người có lòng tự trọng bao giờ cũng biết từ chối những danh hão.
T Q H.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?