Việt Nam: Cuộc đấu tranh tiếp tục để giành Tự do
DIỄN ĐÀN
23.08.2013
Ls. Vũ Đức Khanh và Lê Quốc Tuấn viết riêng cho VOA Tiếng Việt
Đã 68 năm kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp, rõ ràng là những công dân của đất nước này vẫn chưa ngơi nghỉ được cuộc đấu tranh giành tự do.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, mặc dù tuyên bố độc lập, chấm dứt chế độ bảo hộ Pháp thuộc nhưng lịch sử đã cho thấy người Pháp chỉ thực sự rời khỏi Việt Nam khi chiến sự chấm dứt vào năm 1954 sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Lâu nay, những người Cộng sản Việt Nam vẫn thường tự nhận rằng chính họ và chỉ có họ đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước này. Nhưng chính quan điểm như vậy cùng sự xem nhẹ các thành phần ái quốc khác, trong khi cưỡng bức dân chúng đoàn kết lại dưới lý tưởng của Cộng sản quốc tế vốn khác biệt về ý thức hệ đã dẫn đến cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai có liên quan đến Hoa Kỳ.
Và mặc dù sau khi thống nhất Bắc - Nam, đảng Cộng sản cùng những người ủng hộ mình có thể tuyên bố cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của Việt Nam đã hoàn tất nhưng thực tế là cuộc đấu tranh cho tự do của người Việt vẫn tiếp tục diễn ra. Người dân Việt Nam có thể có một đất nước để gọi riêng của mình, nhưng họ vẫn chưa hề có tự do thực sự. Khi các blogger vẫn đang bị giam giữ chỉ vì dám lên tiếng phê bình chống lại nhà nước, khi đảng Cộng sản tuyên bố chính mình là quyền lực duy nhất trong cuộc sống của người dân và khi các quy tắc tôn trọng pháp luật được thực hiện tuỳ tiện bất nhất, rõ ràng là tự do thật sự vẫn chưa hiện diện ở Việt Nam.
Thực trạng hủ lậu, phá sản và chia rẽ trong đảng Cộng sản
Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội trên Internet đã cho phép các công dân Việt Nam bình thường hội nhập gắn kết vào cộng đồng thế giới, trở thành công dân toàn cầu với nhận thức ngày càng phong phú về tình hình thế giới và chính trị xung quanh mình. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cũng đã cho phép các đảng viên hoặc những bộ phận có liên quan với đảng Cộng sản có thể theo dõi mức độ bất mãn bên trong nội bộ của họ và hiểu được những gì có thể sẽ xảy ra khi nỗi bất mãn này dâng cao. Cùng với tình trạng suy sụp khả năng lãnh đạo, gần như phá sản cả về sức thuyết phục lẫn lòng tin của đảng Cộng sản đối với dân chúng, tất cả đã và đang đưa đến một nhu cầu thay đổi, cải cách trong đời sống chính trị Việt Nam.
Đặc biệt, trong những biểu hiện rất bất thường của các hoạt động chính trị trong lịch sử gần đây, các nhà hoạt động Việt Nam, kể cả một số đảng viên kỳ cựu trung kiên trong đảng Cộng sản đã kêu gọi cải cách chính trị. Cụ thể là các kêu gọi hạn chế, tách rời ảnh hưởng của đảng ra khỏi chính quyền. Gần đây nhất, là việc hai thành viên của Mặt trận Tổ quốc, ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận, những người từng một thời nổi tiếng trong phong trào sinh viên học sinh "chống Mỹ" dưới chế độ miền Nam, đang thúc đẩy việc hình thành một đảng mới mang tên "Đảng Dân chủ Xã hội".
Và, cho dù những cải cách chính trị sẽ được thực hiện từng bước, từng phần hay toàn bộ, trong năm nay, năm tới, hoặc có thể phải trong cả một thập niên nữa, các diễn biến xã hội chính trị Việt Nam đang cho thấy ngày càng rõ ràng rằng sự kìm kẹp của Cộng sản đang suy yếu dần. Đáng nói hơn nữa là đối với đa số nhân dân Việt Nam, điều này không còn là sự ngạc nhiên.
Đảng Cộng sản Việt Nam còn đang kiệt quệ về nhân lực khi giới trẻ hiện nay không còn muốn vào đảng và nhiều đảng viên đang dần bỏ đảng. Đáng kể là những ngưới từng góp công đầu trên bảng công trạng của đảng Cộng sản. Họ đã lên tiếng, kiến nghị và kể cả xuống đường công khai biểu lộ bất đồng chính kiến với chính quyền. Đã có những hoài nghi không nhỏ về động cơ của những thành phần này. Tuy nhiên, phải công tâm nói thẳng rằng việc đánh giá các thành phần bất đồng chính kiến trong đảng Cộng sản đơn giản là những người đang tìm cách bảo vệ vai trò chính trị xã hội của mình bằng việc sánh hàng chung với các nhà hoạt động dân chủ chỉ là một sự hoài nghi không lương thiện.
Đồng thời, không thể không kể đến nạn chia rẽ bè phái trong đảng. Khi một tổ chức chính trị như đảng Cộng sản vốn không chỉ là đảng chính trị chiếm ưu thế mà còn là một đảng chính trị duy nhất trong đất nước, nhất định sẽ thu hút những kẻ cơ hội dù có thể không cùng quan điểm.
Đối với một số người trong đảng, "Cộng sản" chỉ còn đơn thuần là một nhãn hiệu có thể bỏ đi bất kỳ lúc nào nếu cần thiết. Các biểu tượng và lịch sử của đảng có thể có nguồn từ trong cách mạng và chủ nghĩa cộng sản nhưng chính trong đảng cầm quyền hiện tại, chẳng còn ý nghĩa gì có liên quan đến chủ nghĩa cộng sản nữa. Từ lâu, chủ nghĩa Mác-Lênin đã thua cuộc, nhường bước cho chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với các đảng viên và các công dân Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản là lỗi thời và chẳng còn thích hợp nữa, tuy nhiên, cuộc biến hóa từ một nhà nước độc đảng sang một nhà nước đa đảng của Việt Nam vẫn còn ở phía trước.
Trong khi đó, những biện bạch bào chữa của đảng cầm quyền cho nền độc tài của mình ngày càng yếu đuối và thậm chí trở nên lố bịch khi bản thân đảng lại gắn chặt với những quyền lợi vật chất hết sức lớn lao mà người được thụ hưởng không ai khác hơn là những đảng viên trung thành và biết điều trong các cuộc chia chác mờ ám...
Nói một cách khác, đảng Công sản Việt Nam đang đối diện với những bế tắc, cả về nhân lực lẫn khả năng giải quyết các vấn đề đương đại và thiết thực của một xã hội Việt Nam đang tìm đường hội nhập hiệu quả hơn vào thế giới toàn cầu hóa.
Trách nhiệm của chính phủ
Dân chủ không phải là một giải pháp loại "vừa kích cỡ với tất cả mọi người". Bản thân dân chủ đưa đến những thử thách. Hậu quả là, dân chủ sẽ chia rẽ đất nước vì các dòng ý thức hệ khác nhau. Tả/Hữu, tập thể/cá nhân; tự cô lập hoặc mở cửa ra với quốc tế chung quanh... đấy sẽ là những thách thức mà người dân Việt Nam sẽ phải đối mặt trong một nền dân chủ mới, là trách nhiệm của mọi người Việt trong và ngoài nước cho hướng đi của đất nước.
Những đảng viên thủ cựu có thể xem Ai Cập như một ví dụ về sự hỗn loạn của dân chủ. Nhưng những gì sẽ xảy ra khi người dân thực sự có nhu cầu về đa nguyên chính trị và những gì sẽ xảy ra khi sự lựa chọn giới lãnh đạo không được một nửa nước còn lại không đồng thuận? Các đảng viên tích cực có thể lập luận rằng hệ thống chính trị hiện nay của Việt Nam được thiết kế để ngăn chặn sự hỗn loạn. Mặc dù lập luận ấy không sai nhưng cũng không có gì bảo đảm là luôn đúng.
Nhìn ra chung quanh, ít nhiều thì Singapore và Nhật Bản đã được quản lý có hiệu quả từ một đảng lãnh đạo. Từ năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân đã cai trị Singapore và ở Nhật Bản là đảng Tự do Dân chủ trong phần lớn lịch sử sau Đệ Nhị Thế chiến. Tuy nhiên, dù vận hành trong một cách tương tự như một nhà nước độc đảng nhưng Singapore và Nhật Bản lại hình thành được một chế độ dân chủ đại nghị hoàn hảo. Các quốc gia ấy đều khác với Việt Nam ở tính thần trách nhiệm của chính phủ.
Mặc dù có thể các chính phủ và các tổ chức chính trị này đã thống trị lịch sử chính trị của đất nước họ nhưng họ cũng phải chịu trách nhiệm và chấp nhận sự lựa chọn của người dân qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các phương tiện truyền thông không bị bịt miệng và bất đồng chính kiến không bị bỏ tù vì bày tỏ quan điểm chống đối nhà nước.
Sự tham gia của công chúng trong vấn đề nhà nước là một bước tiến cần thiết cho Việt Nam. Một giới lãnh đạo mạnh được dân chúng khen thưởng bằng sự tin tưởng trong khi lãnh đạo kém phải nhận sự thất bại tại các thùng phiếu. Khi từ chối không cho phép công chúng tham gia phê phán, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã mặc nhiên tự nhận rằng mình không thể và không cần được người dân tin tưởng. (Có còn cách giải thích nào khác nữa không?)
Kết quả là, đảng Cộng sản đang tự viết lời tiên tri báo trước sự sụp đổ chắc chắn không tránh khỏi của mình. Vì sợ sẽ mất kiểm soát nếu họ thực hiện cải cách chính trị, đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn cách từ chối các cơ hội bầu cử tự do và công bằng. Tuy nhiên, khi làm như vậy, đảng sẽ càng bảo đảm rằng mọi người sẽ không bỏ phiếu cho họ (dưới ngọn cờ của đảng Cộng sản) trong trường hợp có một cuộc bầu cử tự do, công bằng thực sự.
Cơ hội thay đổi, cơ hội cho tự do
Thử thách đối với Hoa Kỳ, khi đất nước này “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương để tìm kiếm các quan hệ đối tác mới, là việc phải cân bằng lý tưởng với thực tế chính trị. Mặc dù dân chủ và nhân quyền là trụ cột quan trọng trong quan hệ quốc tế của Mỹ nhưng vẫn có những yếu tố cân nhắc khác góp phần. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một Việt Nam tự do dân chủ sẽ có ít biến chứng và biến động hơn so với Ai Cập ngày nay.
Giữa các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đang diễn ra với Trung Quốc, Việt Nam khó có thể yên ổn trong vòng tay rộng mở của Bắc Kinh. Chưa nói đến những người biểu tình trên đường phố, một động thái chấp nhận phục tòng Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp phải sự kháng cự trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Từng ngày trôi qua, đảng cầm quyền đang cạn kiệt các biện pháp chữa chạy khi phải đối mặt với áp lực từ bên trong và ngoài nước. Hoa Kỳ có thể chờ đợi. Nhưng những người Cộng sản Việt Nam thì không còn chờ được nữa! Họ phải lựa chọn một quyết định.
Chính từ bên trong đảng Cộng sản, dù phải đối đầu với những nghi ngại nhất định, nhiều đảng viên, cựu quan chức và những người được gọi là các thành phần tiến bộ đang xuất hiện. Cho dù là vì tư lợi hay một niềm tin chân thật trong sự thay đổi, mong muốn tham gia vào các cải cách dân chủ từ những thành phần này nên được hoan nghênh. Đó là một cơ hội đáng chào đón cho sự thay đổi. Trong giai đoạn chính trị này, các công dân Việt Nam nên tự hỏi mình muốn một tổ quốc Việt Nam như thế nào? Đây là một câu hỏi cần phải được trả lời ngay bây giờ chứ không phải đợi đến khi được hỏi đến để lựa chọn người lãnh đạo đất nước.
Dân chủ hóa là tiến trình không thể tránh khỏi ở Việt Nam, điều này là rất rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là liệu tiến trình dân chủ hóa này sẽ dẫn đến một thời kỳ hòa bình, phát triển thịnh vượng, hay một thời kỳ bất ổn.
Và câu trả lời đang nằm trong chính mỗi người Việt hôm nay, từ các đảng viên trong đảng, những người đang và sẽ bỏ đảng cùng tất cả mọi người Việt trên mọi ngõ ngách của cuộc đấu tranh tiếp tục dành tự do cho chính mình và tổ quốc Việt Nam.
Tóm lại, đã 68 năm kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp, rõ ràng là mọi công dân của đất nước này vẫn chưa ngơi nghỉ được trong cuộc đấu tranh dành tự do.
Đã 68 năm kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp, rõ ràng là những công dân của đất nước này vẫn chưa ngơi nghỉ được cuộc đấu tranh giành tự do.
Ngày 2 tháng 9 năm 1945, mặc dù tuyên bố độc lập, chấm dứt chế độ bảo hộ Pháp thuộc nhưng lịch sử đã cho thấy người Pháp chỉ thực sự rời khỏi Việt Nam khi chiến sự chấm dứt vào năm 1954 sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Lâu nay, những người Cộng sản Việt Nam vẫn thường tự nhận rằng chính họ và chỉ có họ đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước này. Nhưng chính quan điểm như vậy cùng sự xem nhẹ các thành phần ái quốc khác, trong khi cưỡng bức dân chúng đoàn kết lại dưới lý tưởng của Cộng sản quốc tế vốn khác biệt về ý thức hệ đã dẫn đến cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai có liên quan đến Hoa Kỳ.
Và mặc dù sau khi thống nhất Bắc - Nam, đảng Cộng sản cùng những người ủng hộ mình có thể tuyên bố cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của Việt Nam đã hoàn tất nhưng thực tế là cuộc đấu tranh cho tự do của người Việt vẫn tiếp tục diễn ra. Người dân Việt Nam có thể có một đất nước để gọi riêng của mình, nhưng họ vẫn chưa hề có tự do thực sự. Khi các blogger vẫn đang bị giam giữ chỉ vì dám lên tiếng phê bình chống lại nhà nước, khi đảng Cộng sản tuyên bố chính mình là quyền lực duy nhất trong cuộc sống của người dân và khi các quy tắc tôn trọng pháp luật được thực hiện tuỳ tiện bất nhất, rõ ràng là tự do thật sự vẫn chưa hiện diện ở Việt Nam.
Thực trạng hủ lậu, phá sản và chia rẽ trong đảng Cộng sản
Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội trên Internet đã cho phép các công dân Việt Nam bình thường hội nhập gắn kết vào cộng đồng thế giới, trở thành công dân toàn cầu với nhận thức ngày càng phong phú về tình hình thế giới và chính trị xung quanh mình. Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cũng đã cho phép các đảng viên hoặc những bộ phận có liên quan với đảng Cộng sản có thể theo dõi mức độ bất mãn bên trong nội bộ của họ và hiểu được những gì có thể sẽ xảy ra khi nỗi bất mãn này dâng cao. Cùng với tình trạng suy sụp khả năng lãnh đạo, gần như phá sản cả về sức thuyết phục lẫn lòng tin của đảng Cộng sản đối với dân chúng, tất cả đã và đang đưa đến một nhu cầu thay đổi, cải cách trong đời sống chính trị Việt Nam.
Đặc biệt, trong những biểu hiện rất bất thường của các hoạt động chính trị trong lịch sử gần đây, các nhà hoạt động Việt Nam, kể cả một số đảng viên kỳ cựu trung kiên trong đảng Cộng sản đã kêu gọi cải cách chính trị. Cụ thể là các kêu gọi hạn chế, tách rời ảnh hưởng của đảng ra khỏi chính quyền. Gần đây nhất, là việc hai thành viên của Mặt trận Tổ quốc, ông Lê Hiếu Đằng và ông Hồ Ngọc Nhuận, những người từng một thời nổi tiếng trong phong trào sinh viên học sinh "chống Mỹ" dưới chế độ miền Nam, đang thúc đẩy việc hình thành một đảng mới mang tên "Đảng Dân chủ Xã hội".
Và, cho dù những cải cách chính trị sẽ được thực hiện từng bước, từng phần hay toàn bộ, trong năm nay, năm tới, hoặc có thể phải trong cả một thập niên nữa, các diễn biến xã hội chính trị Việt Nam đang cho thấy ngày càng rõ ràng rằng sự kìm kẹp của Cộng sản đang suy yếu dần. Đáng nói hơn nữa là đối với đa số nhân dân Việt Nam, điều này không còn là sự ngạc nhiên.
Đảng Cộng sản Việt Nam còn đang kiệt quệ về nhân lực khi giới trẻ hiện nay không còn muốn vào đảng và nhiều đảng viên đang dần bỏ đảng. Đáng kể là những ngưới từng góp công đầu trên bảng công trạng của đảng Cộng sản. Họ đã lên tiếng, kiến nghị và kể cả xuống đường công khai biểu lộ bất đồng chính kiến với chính quyền. Đã có những hoài nghi không nhỏ về động cơ của những thành phần này. Tuy nhiên, phải công tâm nói thẳng rằng việc đánh giá các thành phần bất đồng chính kiến trong đảng Cộng sản đơn giản là những người đang tìm cách bảo vệ vai trò chính trị xã hội của mình bằng việc sánh hàng chung với các nhà hoạt động dân chủ chỉ là một sự hoài nghi không lương thiện.
Đồng thời, không thể không kể đến nạn chia rẽ bè phái trong đảng. Khi một tổ chức chính trị như đảng Cộng sản vốn không chỉ là đảng chính trị chiếm ưu thế mà còn là một đảng chính trị duy nhất trong đất nước, nhất định sẽ thu hút những kẻ cơ hội dù có thể không cùng quan điểm.
Đối với một số người trong đảng, "Cộng sản" chỉ còn đơn thuần là một nhãn hiệu có thể bỏ đi bất kỳ lúc nào nếu cần thiết. Các biểu tượng và lịch sử của đảng có thể có nguồn từ trong cách mạng và chủ nghĩa cộng sản nhưng chính trong đảng cầm quyền hiện tại, chẳng còn ý nghĩa gì có liên quan đến chủ nghĩa cộng sản nữa. Từ lâu, chủ nghĩa Mác-Lênin đã thua cuộc, nhường bước cho chủ nghĩa tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với các đảng viên và các công dân Việt Nam, chủ nghĩa cộng sản là lỗi thời và chẳng còn thích hợp nữa, tuy nhiên, cuộc biến hóa từ một nhà nước độc đảng sang một nhà nước đa đảng của Việt Nam vẫn còn ở phía trước.
Trong khi đó, những biện bạch bào chữa của đảng cầm quyền cho nền độc tài của mình ngày càng yếu đuối và thậm chí trở nên lố bịch khi bản thân đảng lại gắn chặt với những quyền lợi vật chất hết sức lớn lao mà người được thụ hưởng không ai khác hơn là những đảng viên trung thành và biết điều trong các cuộc chia chác mờ ám...
Nói một cách khác, đảng Công sản Việt Nam đang đối diện với những bế tắc, cả về nhân lực lẫn khả năng giải quyết các vấn đề đương đại và thiết thực của một xã hội Việt Nam đang tìm đường hội nhập hiệu quả hơn vào thế giới toàn cầu hóa.
Trách nhiệm của chính phủ
Dân chủ không phải là một giải pháp loại "vừa kích cỡ với tất cả mọi người". Bản thân dân chủ đưa đến những thử thách. Hậu quả là, dân chủ sẽ chia rẽ đất nước vì các dòng ý thức hệ khác nhau. Tả/Hữu, tập thể/cá nhân; tự cô lập hoặc mở cửa ra với quốc tế chung quanh... đấy sẽ là những thách thức mà người dân Việt Nam sẽ phải đối mặt trong một nền dân chủ mới, là trách nhiệm của mọi người Việt trong và ngoài nước cho hướng đi của đất nước.
Những đảng viên thủ cựu có thể xem Ai Cập như một ví dụ về sự hỗn loạn của dân chủ. Nhưng những gì sẽ xảy ra khi người dân thực sự có nhu cầu về đa nguyên chính trị và những gì sẽ xảy ra khi sự lựa chọn giới lãnh đạo không được một nửa nước còn lại không đồng thuận? Các đảng viên tích cực có thể lập luận rằng hệ thống chính trị hiện nay của Việt Nam được thiết kế để ngăn chặn sự hỗn loạn. Mặc dù lập luận ấy không sai nhưng cũng không có gì bảo đảm là luôn đúng.
Nhìn ra chung quanh, ít nhiều thì Singapore và Nhật Bản đã được quản lý có hiệu quả từ một đảng lãnh đạo. Từ năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân đã cai trị Singapore và ở Nhật Bản là đảng Tự do Dân chủ trong phần lớn lịch sử sau Đệ Nhị Thế chiến. Tuy nhiên, dù vận hành trong một cách tương tự như một nhà nước độc đảng nhưng Singapore và Nhật Bản lại hình thành được một chế độ dân chủ đại nghị hoàn hảo. Các quốc gia ấy đều khác với Việt Nam ở tính thần trách nhiệm của chính phủ.
Mặc dù có thể các chính phủ và các tổ chức chính trị này đã thống trị lịch sử chính trị của đất nước họ nhưng họ cũng phải chịu trách nhiệm và chấp nhận sự lựa chọn của người dân qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng. Các phương tiện truyền thông không bị bịt miệng và bất đồng chính kiến không bị bỏ tù vì bày tỏ quan điểm chống đối nhà nước.
Sự tham gia của công chúng trong vấn đề nhà nước là một bước tiến cần thiết cho Việt Nam. Một giới lãnh đạo mạnh được dân chúng khen thưởng bằng sự tin tưởng trong khi lãnh đạo kém phải nhận sự thất bại tại các thùng phiếu. Khi từ chối không cho phép công chúng tham gia phê phán, các nhà lãnh đạo của Việt Nam đã mặc nhiên tự nhận rằng mình không thể và không cần được người dân tin tưởng. (Có còn cách giải thích nào khác nữa không?)
Kết quả là, đảng Cộng sản đang tự viết lời tiên tri báo trước sự sụp đổ chắc chắn không tránh khỏi của mình. Vì sợ sẽ mất kiểm soát nếu họ thực hiện cải cách chính trị, đảng Cộng sản Việt Nam đã chọn cách từ chối các cơ hội bầu cử tự do và công bằng. Tuy nhiên, khi làm như vậy, đảng sẽ càng bảo đảm rằng mọi người sẽ không bỏ phiếu cho họ (dưới ngọn cờ của đảng Cộng sản) trong trường hợp có một cuộc bầu cử tự do, công bằng thực sự.
Cơ hội thay đổi, cơ hội cho tự do
Thử thách đối với Hoa Kỳ, khi đất nước này “xoay trục” sang châu Á-Thái Bình Dương để tìm kiếm các quan hệ đối tác mới, là việc phải cân bằng lý tưởng với thực tế chính trị. Mặc dù dân chủ và nhân quyền là trụ cột quan trọng trong quan hệ quốc tế của Mỹ nhưng vẫn có những yếu tố cân nhắc khác góp phần. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một Việt Nam tự do dân chủ sẽ có ít biến chứng và biến động hơn so với Ai Cập ngày nay.
Giữa các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải đang diễn ra với Trung Quốc, Việt Nam khó có thể yên ổn trong vòng tay rộng mở của Bắc Kinh. Chưa nói đến những người biểu tình trên đường phố, một động thái chấp nhận phục tòng Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp phải sự kháng cự trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam. Từng ngày trôi qua, đảng cầm quyền đang cạn kiệt các biện pháp chữa chạy khi phải đối mặt với áp lực từ bên trong và ngoài nước. Hoa Kỳ có thể chờ đợi. Nhưng những người Cộng sản Việt Nam thì không còn chờ được nữa! Họ phải lựa chọn một quyết định.
Chính từ bên trong đảng Cộng sản, dù phải đối đầu với những nghi ngại nhất định, nhiều đảng viên, cựu quan chức và những người được gọi là các thành phần tiến bộ đang xuất hiện. Cho dù là vì tư lợi hay một niềm tin chân thật trong sự thay đổi, mong muốn tham gia vào các cải cách dân chủ từ những thành phần này nên được hoan nghênh. Đó là một cơ hội đáng chào đón cho sự thay đổi. Trong giai đoạn chính trị này, các công dân Việt Nam nên tự hỏi mình muốn một tổ quốc Việt Nam như thế nào? Đây là một câu hỏi cần phải được trả lời ngay bây giờ chứ không phải đợi đến khi được hỏi đến để lựa chọn người lãnh đạo đất nước.
Dân chủ hóa là tiến trình không thể tránh khỏi ở Việt Nam, điều này là rất rõ ràng. Câu hỏi đặt ra là liệu tiến trình dân chủ hóa này sẽ dẫn đến một thời kỳ hòa bình, phát triển thịnh vượng, hay một thời kỳ bất ổn.
Và câu trả lời đang nằm trong chính mỗi người Việt hôm nay, từ các đảng viên trong đảng, những người đang và sẽ bỏ đảng cùng tất cả mọi người Việt trên mọi ngõ ngách của cuộc đấu tranh tiếp tục dành tự do cho chính mình và tổ quốc Việt Nam.
Tóm lại, đã 68 năm kể từ ngày 2 tháng 9 năm 1945 sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập từ Pháp, rõ ràng là mọi công dân của đất nước này vẫn chưa ngơi nghỉ được trong cuộc đấu tranh dành tự do.
Nhận xét
Đăng nhận xét