Thời Sự Hàng Tuần ngày 28 tháng 07, 2018
Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận
Báo động sự trổi dậy của chủ nghĩa xã hội tại Hoa Kỳ – Chửi tục vì thua lý – Tội nghiệp cơ quan ICE – Cảnh sát thọ nạn – Tình hình Pakistan và Afghanistan – Hoa Kỳ và Iran – Thế đám di dân Syria trốn đi đâu? – Giải quyết vấn đề mậu dịch Mỹ-Âu – Thời tiết khắc nghiệt khắp nơi.
- Ác quỷ đầu thai
Chủ nghĩa Cộng Sản, thứ học thuyết không tưởng mà những người Cộng Sản áp dụng từ năm 1917 sau cuộc Cách Mạng Bolchevik ở Nga đã bị chôn vùi hoàn toàn sau 70 năm thực hiện bất thành. Chủ nghĩa hoang tưởng này là một đại hoạ, một giấc ác mộng dài của nhân loại khi nó đã đem chết chóc cho hàng trăm triệu người từ Á đến Âu, qua tận Nam Mỹ, Phi Châu. Thứ học thuyết tai ác đã dìm gần nửa số quốc gia trên thế giới vào điêu linh, tan tác và hậu quả là đói nghèo, lạc hậu triền miên.
Vì là con đường không bao giờ đến; nên các nước theo nó đã gọi thời gian từ sau cách mạng cướp chính quyền bằng vũ lực gian dối là giai đoạn chuyển tiếp (quá độ) từ Chủ Nghĩa Tư Bản lên Chủ Nghĩa Cộng Sản. Đó là giai đoạn Chủ Nghĩa Xã Hội.
Nhưng ngay những lý tưởng cao đẹp mà những nhà Dân Chủ Xã Hội trong thế kỷ 19 từng mơ ước cũng bị coi là viễn vông, không tưởng vì xã hội con người không hình thành bởi những người toàn thiện. Saint Simon chống lại chủ nghĩa cá nhân mà ông cho là ích kỷ khi nó mới phát triển trong giai đoạn của Chủ Nghĩa Tư Bản sơ khai. Ông mơ ước một xã hội với những công dân cùng chia sẻ quyền làm chủ tài nguyên xã hội và cùng đóng góp theo khả năng của từng người. Hai khái niệm này được Karl Marx và Engels đúc kết trong mỹ từ “Làm Chủ Tập Thể” và khẩu hiệu “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”
Chủ Nghĩa Xã Hội kiểu Mác Xít thực chất là một trại nô lệ khổng lồ với một guồng máy nhà nước đồ sộ vũ trang tận răng để đàn áp, tước bỏ mọi quyền làm người của công dân. Sách đen về Cộng Sản ước tính có hơn 100 triệu người trên thế giới bị chết dưới tay bọn đồ tể Cộng Sản từ năm 1917.
Tại Nga, cho đến năm 1991 khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ hoàn toàn, có ước lượng từ 20 đến 30 triệu người bị giết chết bởi các chính quyền Sô Viết. Thời Stalin trị vì, con số dân Nga bị đày trong các gulak từ năm 1929 đến 1953 là hơn 14 triệu người, trong đó 6 triệu bỏ thây. Ngoài ra còn có khoảng 8 triệu bị đày đi những vùng hoang vu băng giá Siberia trong đó con số bỏ mạng cũng lên đến hàng triệu người. Chỉ trong hai năm 1932 và 1933, có khoảng 7 triệu người chết đói do chính sách nông nghiệp tập trung tàn ác của Stalin. Qua nạn đói năm 1946-1947, lại có thêm gần 2 triệu người chết. Đó là chưa kể đến hàng chục triệu người bị hành quyết trong đó có cả những đảng viên Cộng Sản mà Lenin, Stalin thanh trừng để củng cố quyền lực.
Tại Hoa Lục, từ khi Mao Trạch Đông nắm quyền năm 1949, Mao đã giết hàng chục triệu người vừa đảng viên, vừa dân thường. Mao từng tuyên bố phải loại bỏ 1 phần 10 dân số để thực hiện chương trình cải cách ruộng đất. Con số này là khoảng 50 triệu trên dân số thời đó 500 triệu. Ông ta còn tuyên bố: “Nếu cần thì để cho một nửa dân số chết đói, để một nửa kia có đủ ăn.” Trong thực tế thì có hơn 1 triệu bị đấu tố và giết chết một cách dã man cộng với 1.5 triệu bị đày trong các trại tập trung lao động khổ sai để chết dần chết mòn. Khi thực thi kế hoạch “Đại nhảy vọt”, từ trung ương đến các địa phương, nhà cầm quyền Cộng Sản Trung Hoa đã giết hơn 45 triệu người. Một số lớn khoảng 3 triệu bị vu vào tội phản cách mạng, còn đa số khác chết vì đói qua nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử Trung Hoa. Kế đó là Cách Mạng Văn Hoá cũng làm chết thêm 1.5 triệu người do bàn tay bọn Hồng Vệ Binh khích động bởi Mao nhằm thanh trừng nội bộ đảng Cộng Sản mà tội phạm hàng đầu là Lưu Thiếu Kỳ, nhân vật số 2 trong đảng Cộng Sản Trung Hoa. Ông Lưu Thiếu Kỳ chết nhục nhã trong xà lim chỉ vì dám nói lên sự thật là kế hoạch “Đại nhảy vọt” đã gây ra nạn chết đói của 40 triệu dân. Đối ngoại, Trung Cộng còn chiếm đóng Tân Cương, Tây Tạng gây nạn diệt chủng tại đây để đưa dân mình vào trám chỗ. Họ còn khích động chiến tranh ở Việt Nam làm cho khoảng 3 triệu người Việt bị giết.
Cộng Sản Cambodia (Khmer đỏ) giết khoảng ba triêu dân (gần một nửa dân số) chỉ trong vòng một năm sau khi nắm quyền.
Cộng Sản Việt Nam giết hàng trăm ngàn nông dân trong Cải Cách Ruộng Đất và hàng trăm ngàn khác qua các chiến dịch khủng bố tại miền Nam. Các chế độ Cộng Sản Bắc Cao Ly, Nam Tư, Bulgaria, Cuba, Đông Đức… cũng tàn ác không kém. Tuy nhiên con số nạn nhân chưa được thống kê chính xác.
Nhân loại đã thở phào khi Liên Bang Sô Viết và khối Cộng Sản Đông Âu sụp đổ. Các nước Cộng Sản còn lại cũng phải thay đổi phần nào chính sách tàn ác để sống còn khi chỗ dựa lớn đã không còn nữa.
Nhưng đáng ngại là ngay tại thành trì của Chủ Nghĩa Tư Bản, bóng dáng con quỷ đỏ lại bắt đầu thấp thoáng trong các phong trào chống đối của phe Dân Chủ, tả khuynh.
- Học thuyết Cộng Sản hết đường sống ở Trung và Nam Mỹ Châu!
Nicaragua biến động. 300 người chết trong vòng ba tháng nay. Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio báo động rằng tình hình tại nước này sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh Hoa Kỳ. Trước mắt là làn sóng người di dân sẽ ồ ạt kéo đến biên giới Mỹ Mexico để xin tị nạn. Nicaragua là một nước ở vùng Caribbean, Trung Mỹ; Bắc giáp Hondura, Nam giáp Costa Rica, Đông giáp Đại tây Dương ở vịnh Caribbean, Tây giáp Thái Bình Dương. Dân số 6.5 triệu sống trên lãnh thổ rộng 130 ngàn cây số vuông. Nicaragua bị đô hộ lần lượt bởi Tây Ban Nha, Anh, Đế quốc Mexico rồi sau đó năm 1823, gia nhập Cộng Hoà Liên Bang Trung Mỹ, và đến 1838 thì giành độc lập hoàn toàn. Từ năm 1912 Hoa Kỳ chiếm đóng nước này đến tháng 1 năm 1933 thì rút lui. Trải qua một thời gian nội loạn đẫm máu với những chính quyền độc tài quân phiệt, tháng 7 năm 1979, tổ chức Cộng Sản là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Sandinista lật đổ chính phủ của Somoza chiếm đoạt chính quyền và đi theo hướng Chủ nghĩa Cộng Sản như đàn anh Cuba của Fidel Castro. Nicaragua được Việt Cộng xem là đồng chí ở vùng Trung Mỹ. Cuộc bầu cử đã đưa Daniel Ortega lên làm Tổng Thống. Tiếp theo vài thập niên gian lận bầu cử, Ortega làm Tổng Thống đến 4 nhiệm kỳ mà nhiệm kỳ thứ tư là sau bầu cử tháng 11, 2016. Những cuộc nổi dậy biểu tình phản đối Ortega và Mặt Trận Sandinista nổi lên khắp nơi. Từ tháng 4 năm nay 2018, dân chúng tràn xuống đường chống cự với quân đội và cảnh sát mà chính phủ gửi đến đàn áp mà như nói trên, có đến hơn 448 người chết.
Là một nước theo đường lối chủ nghĩa Cộng Sản, Nicaragua là một trong những quốc gia nghèo nhất Mỹ Châu. GDP gần 13.8 tỷ đô la; tính theo đầu người chỉ có 2207 đô la/năm. Có 48% dân số sống dưới mức nghèo khổ, 80% dân thu nhập chưa tới 2 đô la mỗi ngày; nhất là sắc dân thiểu số (chiếm 5% dân số) thì sống với dưới 1 đô la mỗi ngày. Hiện nay, hai nước Nicaragua và Venezuela đang có bạo động chính trị lớn và nguy cơ sụp đổ của các chính quyền độc tài thiên Cộng. Nhưng đừng quên nước Cuba vẫn còn là một nước Cộng Sản dù Fidel Castro đã qua đời và quyền bính hiện nằm trong tay người em là Raoul Castro.
- Báo động sự trổi dậy của chủ nghĩa xã hội tại Hoa Kỳ
Năm 2016, một ứng cử viên phe Dân Chủ là Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders đã đề ra chương trình của mình thiên hẳn về Chủ Nghĩa Xã Hội. Mùa bầu cử năm nay 2018, thấy sự xuất hiện của một ứng cử viên theo tả phái là cô Alexandria Ocasio-Cortez, 28 tuổi, ra ứng cử Dân biểu Liên bang tại đơn vị số 14 của Tiểu bang New York. Cô này thuộc đảng Xã Hội Dân Chủ (Democratic Socialists of America) và tự cho rằng Chủ Nghĩa Xã Hội mới là dòng chính của Hoa Kỳ! Cô chủ trương như Bernie Sanders là giáo dục đại học miễn phí, xoá hết nợ do sinh viên vay để đi học(student loan). Về bảo hiểm y tế, cô cho rằng đây là một phần của nhân quyền, nên cô chủ trương dùng tiền thuế để chi trả (single-payer healthcare system). Cô đòi giải tán cơ quan Cưỡng chế Di Dân và Quan Thuế (ICE), đòi mở cửa hoàn toàn cho di dân hợp pháp lẫn bất hợp pháp được vào quốc tịch. Cô phụ họa với Maxine Waters đòi truất phế Tổng Thống Trump. Cô đứng về phía Palestine trong cuộc tranh chấp hiện nay giữa Palestine và Israel. Cô còn là người ủng hộ phong trào Black Lives Matter và phong trào LGBT (Những người đồng tính, đa tính, chuyển giới…)
Đảng Xã Hội Dân Chủ có gốc từ Đảng Xã Hội Chủ Nghĩa Hoa Kỳ (Socialist Labor Party of America) thành lập năm 1901 và giải tán năm 1972. Người sáng lập đảng Xã Hội Dân Chủ Hoa Kỳ Michael Harrington tuy không thừa nhận hệ thống Cộng Sản của Liên Sô, Trung Cộng và Đông Âu; nhưng vẫn ôm ấp những khái niệm về dân chủ trong giáo điều của Karl Marx. Vì thế, chủ trương của Đảng Xã Hội Dân Chủ vẫn là sự lập lại thuyết kinh tế tập trung của Cộng Sản. Đó là tạo lập một trật tự xã hội mới dựa trên sự kiểm soát tập trung tài nguyên và sự sản xuất, một nền kinh tế có kế hoạch và bình đẳng về chủng tộc. Họ quan niệm chủ nghĩa phóng khoáng là con đường dẫn đến chủ nghĩa xã hội.
Đảng Xã Hội Dân Chủ hiện là tổ chức theo chủ nghĩa Xã Hội lớn nhất tại Hoa Kỳ. Cuối năm 2017, số đảng viên nhảy vọt lên 32 ngàn do sự tham gia của những người trẻ bất bình với Tổng Thống Trump. Con số đảng viên hiên này là 46 ngàn hoạt động trong 181 đảng bộ địa phương (trước đây chỉ có 40). Trong cuộc bầu cử đia phương năm 2017, 15 ứng cử viên của đảng đã được bầu váo các chức vụ ở 13 tiểu bang. Con số 15 này cộng thêm số 20 đảng viên khác đã nằm sẵn trong guồng máy công quyền! Tuy thấy ít ỏi, nhưng lại là con số đang lên, đáng báo động. Đảng này từng được sự ủng hộ của các nhân vật như Walter Mondale, Jesse Jackson, John Kerry, Barack Obama và Bernie Sanders.
Chủ nghĩa xã hội kiểu Cộng Sản là bình đẳng trong nghèo khổ và tạo ra một giai cấp đảng viên thống trị đầy ưu quyền, đặc lợi. Nó xem như đã cáo chung ở Nga và Đông Âu. Chủ nghĩa Xã hội ôn hoà thiên về phúc lợi tại Bắc Âu đã thất bại vì song song việc tạo ra bình đẳng thì lại gây nỗi bất công do những người tài giỏi siêng năng phải đưa vai gánh vác hết sở phí cho bọn lười biếng, vô tài. Những người Mỹ phe Dân Chủ chắc đã quên bài học ba thập niên trước đây hay sao mà còn mơ tưởng đi tiếp trên con đường vô vọng? Hay đó chỉ là thứ chiêu bài mị dân bên ngoài để mưu đồ chính trị quyền lực của riêng họ? Một điều không nên quên là nhóm tả khuynh, phóng túng chủ trương ủng hộ phá thai, đồng tính, cờ bạc, ma túy là những căn nguyên hủy hoại đạo đức xã hội.
Đi học miễn phí, y tế miễn phí, rồi nhà cửa miễn phí, giải trí miễn phí luôn… nghe sướng tai nhỉ! Những thứ này có đấy chứ không phải hoang tưởng đâu! Nhưng nó hiện hữu ra trong các nhà tù, các trại giam mà người thụ hưởng phải đổi bằng tự do của mình. Chính cựu Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ nổi tiếng Joe Liebeman ũng lên tiếng không chấp nhận cách nhìn của những người Dân Chủ ngày nay. Ông cho rằng họ đã đi lạc đường.
Cố Tổng Thống Reagan nói rằng “người Cộng Sản là người đọc sách Marx và Lenin; người chống Cộng là người hiểu lý thuyết Marx và Lenin.” Còn cố Thủ Tướng Churchill của Anh thì cho rằng “Chủ Nghĩa Xã Hội là triết lý của sự thất bại, là niềm tin của bọn ngu dốt, là kinh thánh của sự ghen tị. Nó chỉ tạo ra sự bình đẳng trong nghèo khó, khốn cùng.”
- Khi bầy thú dại xổng cương
Trong khi ông Steve Bannon đến Âu Châu kêu gọi các nước cảnh giác trước sự trổi dậy của tư tưởng Xã Hội Chủ Nghĩa, thì nhà tỷ phú thiên Cộng George Soros đang âm thầm khuấy động tại Hoa Kỳ. Đảng Dân Chủ trước đây chỉ khác với Cộng Hoà về vài chính sách đối nội cởi mở và thiên về phúc lợi. Nhưng từ khi họ thất bại trong cuộc bầu cử 2016, mất ghế Tổng Thống, bị ở vị trí thiểu số tại hai viện của Quốc Hội và mất nhiều ghế Thống Đốc; họ quay ra nghiêng hẳn về phía tả khuynh cực đoan. Những nhà lập pháp Dân Chủ không ngớt thoá mạ, kêu gọi sách nhiễu những người Cộng Hoà hay những thành viên ủng hộ, hợp tác với Tổng Thống Trump.
Chúng ta từng nghe trong mấy tháng qua những nhân vật như Tùy viên Báo Chí Bạch Cung Sarah Huckabee Sanders, Giám Đốc Tư Pháp Tiểu Bang Florida Pam Bondi, những diễn giả phe Bảo Thủ, nhưng thanh niên đội nón ủng hộ Tổng Thống liên tục bị sách nhiễu tại những nơi công cộng. Khó mà tin rằng chuyện như thế xảy ra trong một xã hội dân chủ, tự do hàng đầu thế giới. Những cuộc biểu tình của phe Dân Chủ thường thấy thấp thoáng lá cờ đỏ của Cộng Sản. Những người biểu tình la ó, hành hung bất cứ ai bày tỏ sự ủng hộ đương kim Tổng Thống. Nhưng đặc biệt, tuyệt đại đa số người biểu tình là người da đen!
Những người bị sách nhiễu thường là các phụ nữ hay các sinh viên hiền lành. Đố bọn côn đồ dám đụng đến chiếc nón MAGA trên đầu những thanh niên vạm vỡ, cao lớn hay các cựu chiến binh!
James Comey, cựu Giám Đốc FBI từng bao che cho Hillary Clinton, nay kêu gọi cử tri Mỹ hãy bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ!
- Chửi tục vì thua lý
Tuần trước, trong một chương trình The View trên đài truyền hình ABC, Thẩm Phán Jeanine Pirro đã đối đầu với các phụ nữ phụ trách chương trình là Joy Behar, Paula Faris, Whoopi Goldberg và Sara Haines. Họ là những người liberal ủng hộ đảng Dân Chủ và chống Trump rất hăng say. Whoopi Goldberg là nữ tài tử da đen từng đóng nhiều phim hài hước. Khi không đủ lý lẽ và ngôn ngữ để tranh luận với bà Pirro, Goldberg đã văng tục vài lần với bà Pirro. Khán giả đã bày tỏ sự phản đối kịch liệt nên Goldberg phải lên tiếng xin lỗi và nói rằng bà ta chưa hề cư xử như thế bao giờ. Thẩm Phán Pirro từng là thẩm phán từ 1991 đến 2005, vừa là người phụ trách chương trình “Justice with Judge Jeanine” của đài FOX News. Bà cũng là tác giả cuốn sách “Liars, Leakers, and Liberals” (Sự dối trá, những kẻ tiết lộ và những kẻ phóng túng). Sau vụ đụng độ với Goldberg, bà Pirro đã gửi lời cám ơn Goldberg vì nhờ vụ đó mà sách của bà trở thành sách bán chạy nhất.
Tại California, hôm thứ Năm tuần qua, những người ủng hộ dân biểu Maxine Waters đã tập trung trước văn phòng bà này ở Los Angeles và đốt lá cờ Mỹ rồi reo hò nhảy nhót. Nhìn toàn cảnh chỉ thấy những người da đen! Họ tổ chức biểu tình ở đó là để chuẩn bị đối đầu với cuộc biểu tình của nhóm mang tên “Oath Keepers” (những người giữ vững lời thề). Nhóm Oath Keepers có mục đích phản đối bà Waters vì bà này hô hào sách nhiễu những người ủng hộ Tổng Thống Trump. Nhưng họ đã không kéo đến văn phòng bà Waters như dự tính. Những người ủng hộ Waters đã đốt cờ và hô to khẩu hiệu “black power”. Họ cũng chặn một chiếc xe pick up chạy qua đó, mở cửa, giật lá quốc kỳ treo trên xe rồi giẫm đạp lên cờ. Sau đó chúng nổi lửa đốt luôn lá cờ và tuyên bố: “Đây không phải là quốc kỳ của Mỹ, mà là lá cờ của chúng nó” (ám chỉ Trump và những người phe Trump).
Tại các sân football, cũng những cầu thủ da đen dẫn đầu là Colin Keappernick đã quỳ chân xuống, từ chối chào quốc kỳ trong khi hàng vạn khán giả và các cầu thủ khác đứng nghiêm chỉnh. Quốc kỳ biểu tượng cho quốc gia chứ không là biểu tượng của Tổng Thống Trump hay hành pháp của ông. Nếu những người dân bất bình về chính sách, họ có quyền bày tỏ công khai qua những biểu tình ôn hoà hay qua bầu cử lựa chọn người lãnh đạo theo đúng ý họ. Giẫm và đốt quốc kỳ là xúc phạm nghiêm trọng giá trị thiêng liêng của quốc gia, là phản bội anh linh hàng triệu chiến sĩ đã và đang hy sinh thân mình bảo vệ nó.
- Tội nghiệp cơ quan ICE
ICE viết tắt tên của cơ quan cấp liên bang về Cưỡng chế Di Trú và Quan Thuế (U.S. Immigration and Customs Enforcement), trực thuộc Bộ Nội An. Cơ quan này khác với cơ quan Bảo vệ Biên Giới và Quan Thuế (U.S. Customs and Border Protection). Bất cứ quốc gia nào cũng có các cơ quan chuyên trách về Quan Thuế và Di Dân.
Nhưng vì quá khích, vì không ưa hành pháp của Tổng Thống Trump, những người phe Dân Chủ đi đến sự mâu thuẫn là bài kích luôn những chính sách di dân mà vốn từng có và thi hành qua nhiều thời Tổng Thống khác nhau, Cộng Hoà có, Dân Chủ có. Bây giờ thì họ đòi mở toang biên giới cho di dân tràn vào, đòi ban phát phúc lợi xã hội, y tế giáo dục cho tất cả những kẻ đã xâm nhập bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Họ còn đi xa hơn bằng cách đòi cấp quốc tịch cho tất cả di dân.
Những dân cử Dân Chủ ví cơ quan ICE như các cơ quan mật vụ của Đức Quốc Xã và đòi chính phủ giải tán ICE. Bà Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren là người to mồm nhất.
Diễn viên hài hước Michelle Wolf là người tháng trước đã sách nhiễu bà Sarah Huckabee Sanders tại một dạ tiệc báo chí, nay tự đạo diễn một đoạn video chiếu trên Netflix, trong đó cô ta hoá trang thành bà Bộ Trưởng Nội An Kirstjen Nielsen đứng giữa những người mặc quân phục đen mang chữ ICE trên ngực, nhưng lại cầm cờ của bọn khủng bố ISIS. Cô hề muốn so sánh cơ quan ICE với ISIS!
Dù hai tuần trước, Tổng Thống Trump đã ra lệnh cho phép các trẻ em theo cha mẹ vượt biên bất hợp pháp được đoàn tụ với cha mẹ, cô Michelle Worf này vẫn còn gào la rằng Tổng Thống Trump phân ly gia đình người ta. Việc cho đoàn tụ lại không dễ thi hành ngay lập tức, vì còn nhiều yếu tố pháp lý, cơ sở, nhân viên.
Ông Thomas Homan, trước đây là quyền Giám Đốc ICE cho rằng sự so sánh ICE với ISIS là điều xằng bậy vì ICE cũng là cơ quan ngăn chặn, điều tra và chống lại những tổ chức khủng bố. Họ là những người bảo vệ đất nước, giữ gìn an ninh trật tự cho chúng ta. Nhân viên ICE không cắt cổ ai, không moi ruột ai, không hãm hiếp phụ nữ… Hành vi của cô Michelle Wolf đã xúc phạm nặng nề những người hàng ngày hy sinh an toàn cá nhân để bảo vệ an toàn cho xã hội.
Sau khi một số các dân cử Dân Chủ giới thiệu một dự luật nhằm giải tán ICE, trong tuần qua, Hạ viện đã thông qua một Quyết Nghị do Dân biểu Clay Higgins đưa ra để ủng hộ cơ quan ICE và lên án những yêu cầu giải tán cơ quan này. Trong số 435 dân biểu có mặt, phía Cộng Hoà có 226 bỏ phiếu thuận; 1 bỏ phiếu chống là Justin Amash; phía Dân Chủ 18 thuận, 34 chống và 133 không bỏ phiếu.
May mắn là có nhiều dân biểu Dân Chủ cũng không ủng hộ dự luật đòi giải tán ICE; và khi bỏ phiếu cho Quyết Nghị ủng hộ ICE, họ đã không bỏ phiếu. Nếu họ bỏ phiếu chống, thì Quyết Nghị đã không được thông qua vì nó đòi hỏi phải có 2/3 số phiếu thuận trên tổng số phiếu.
- Chúng không tha bia mộ tử sĩ
Một bia tưởng niệm cố Đại Úy Michael P. Murphy tại Memorial Park ở Lake Ronkonkoma thuộc Quận Suffolk, Tiểu bang New York mới đây đã bị một thiếu niên 14 tuổi đập nát. Đại Uý Murphy là một quân nhân thuộc binh chủng tinh nhuệ SEAL của Hải Quân Hoa Kỳ. Ông tử trận ngày 28 tháng 5 năm 2005 khi chiến đấu chống phiến quân Hồi Giáo Taliban ở Asadabat, Afghanistan. Ngày 11 tháng 10, 2007, hai năm sau ngày Murphy tử trận, Tổng Thống George W. Bush đã mời cha mẹ ông vào toà Bạch Cung để trao tấm huy chương cao quý nhất Hoa Kỳ. Đó là Danh Dự Bội Tinh. Ông là quân nhân Hải Quân đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam được ân thưởng huy chương cao quý này.
Bia tưởng niệm Trung úy Murphy đặt tại Memorial Park, là nơi trước đây Murphy từng làm việc như là người cứu nạn (life guard). Nó được xây dựng năm 2009 để đánh dấu sinh nhật thứ 30 của Murphy. Tên của Michael Murphy cũng được dùng đặt cho một khu trục hạm DDG-112 và đặt tên cho nhiều cơ sở trong đó có sở Bưu Điện tại Patchogue, New York.
Người chiến binh sống sót độc nhất của toán Seal là Marcus Luttrell đã kể lại hành vi anh dũng của Đại Úy Murphy sau hai giờ chạm súng với địch, ông quên mình để cứu đồng đội và sau cùng đã bình tĩnh chấm tọa độ, gọi phi cơ đến cứu được một người sống sót và đem thi hài của các chiến hữu kể cả thi hài của ông về căn cứ.
Hành vi đập phá bia mộ tử sĩ phải bị lên án nặng nề vì nó chứng tỏ sự vô ơn đối với những người đã hy sinh vì đất nước.
- Cảnh sát thọ nạn
Tính từ đầu năm cho đến nay, có 87 sĩ quan Cảnh sát đã hy sinh khi thi hành công vụ, trong đó có 33 người bị bắn chết, 7 người bị tấn công bằng xe hay vũ khí khác, một số khác bị tai nạn khi đang làm việc trên các xa lộ hay truy đuổi tội phạm. New York và Florida là 2 tiểu bang có số cảnh sát bị nạn cao nhất (7 người mỗi tiểu bang). Tính theo giới tính thì có 82 nam và 5 nữ. Tuổi trung bình của họ là 40.
Tính từ 10 năm qua (2008-2017), có tổng cộng 1511 (có 97 nữ) cảnh sát chết vì công vụ trong đó 514 người bị bắn chết. Năm 2017 có 135 cảnh sát hy sinh, cao nhất trong thập niên là hai năm năm 2015 (163)và 2016 (161). Cao nhất từ trước đến nay là năm 1974 với con số 280 và năm 2001 với số 242.
Sau những vụ cảnh sát bắn chết vài tên tội phạm hay nghi phạm da đen, những năm gần đây, phát sinh khuynh hướng bọn côn đồ trả thù bằng cách tấn công cảnh sát bằng dao, búa hay giật súng bắn lại cảnh sát. Cũng có trường hợp giết cảnh sát do bọn khủng bố Hồi cực đoan năm 2011. Cũng có nhiều cảnh sát bị bọn tù bạo loạn tấn công và giết chết.
Những người lính ngoài chiến trường còn biết ai là địch để đối phó. Người cảnh sát thì chẳng biết khi nào một tên tội phạm sẽ thò cây súng qua cửa xe để bắn vào đầu mình. Vì thế, đôi khi phải thông cảm cho cách cư xử thô bạo của cảnh sát đối với nghi can mà thường là dẫn đến những cái chết không cần thiết.
Tổng Thống Trump, trong một lần họp báo, đã lên tiếng đòi phải dành án tử hình cho những kẻ giết chết cảnh sát khi thi hành công vụ.
- Tình hình Pakistan và Afghanistan tồi tệ
Trong lúc đó, tin về các cuộc đánh bom tự sát tại Afghanistan và Pakistan mấy tuần qua dồn dập. Cuối tuần qua, một vụ đánh bom tại Kabul, thủ đô của Afghanistan nhắm vào Phó Tổng Thống Abdul Rashid Dostum làm 14 người chết, gần trăm người bị thương. Nhưng ông Phó Thủ Tướng thoát nạn trong gang tấc. Ông Dostum vừa trở về Afghanistan sau một thời gian lưu vong vì bị buộc các tội lạm dụng quyền lực tra tấn và sách nhiểu đối thủ chính trị. Tổ chức ISIS đã lên tiếng nhận họ chủ trương các vụ đánh bom tự sát nói trên.
Những vụ lớn trong năm nay: Ngày 20 tháng 1, tại khách sạn Inter-Continental ở Kabul, gây tử thương 43 người. Ngày 22 tháng 4, một vụ đánh bom cũng tại Kabul làm chết 69 người. Ngày 1 tháng 7 tại Jalalabad làm 20 chết. Cũng mấy tuần qua, nhiều vụ đánh bom tại Pakistan làm chết 128 người. Có một vụ nhắm vào địa điểm vận động bầu cử làm một ứng cử viên chết cùng nhiều người khác chết theo. Từ đầu năm đến nay, có cả thảy 49 vụ khủng bố; trung bình cứ 4 ngày có 1 vụ. Tổng số người chết khoảng 1300 người.
- Hoa Kỳ và Iran
Hassan Rouhani, Tổng Thống Iran lên tiếng đe dọa Mỹ chớ có vọc đuôi hùm (nguyên văn là đưôi sư tử), nếu không sẽ gánh chịu một hậu quả khôn lường, tiếc hận ngàn thu. Ông ta doạ rằng sẽ có cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt (Mother of all Wars) nếu Mỹ không dừng lại. Đáp lễ, Tổng Thống Trump cũng không kém quyết liệt, ông cảnh giác Rouhani nguyên văn “Gửi Tổng Thống Iran Rouhani: Chớ có bao giờ đe doạ Hoa Kỳ lần nữa nếu không, sẽ gánh một hậu quả như từng xảy ra vài lần trong lịch sử mà đối thủ phải chịu đựng. Chúng tôi không còn là một quốc gia chấp nhận những lời đe doạ bạo lực và chết chóc nữa. Hãy coi chừng!” Iran dọa Mỹ “mother of all wars” mà quên rằng Hoa Kỳ có loại bom “Mother of all bombs”
So sánh tiềm lực quân sự thì Iran chẳng là gì cả so với Hoa Kỳ.
Ngân sách quốc phòng Mỹ là 554 tỷ đô la, trong khi Iran chỉ có 12,3 tỷ. Quân số Mỹ là 1.3 triệu; Iran chỉ có 550 ngàn. Hoa Kỳ có 8840 xe tăng, 46 ngàn xe bọc thép, 3269 khẩu pháo, 950 pháo tự hành; trong khi Iran có 2569 xe tăng, 1315 xe bọc thép; 5383 khẩu pháo, 329 pháo tự hành. Về không quân, Hoa Kỳ so với Iran là: Tổng số phi cơ 12,100 vs 883; chiến đấu cơ 388 vs 151; phi cơ tấn công: 470 vs 49; trực thăng: 5000 vs 324; các loại phi cơ đa dụng khác: 2062 vs 88. Về Hải Quân Hoa Kỳ so với Iran: Tổng số chiến thuyền 436 vs 406, Hàng không mẫu hạm: 20 vs. 0; Khu trục hạm: 85 vs. 9; tiềm thủy đỉnh: 70 vs. 40. Về vũ khí nguyên tử, hiện Iran chưa có gì, trong khi Hoa Kỳ có 7200 đầu đạn nguyên tử.
Hoa Kỳ đã tuyên bố rút ra khỏi những thương lượng về nguyên tử giữa Mỹ, Âu Châu và Iran vì cho rằng Iran không có thiện chí. Các nước Âu Châu tuy vẫn giữ sự thương lượng, nhưng mới đây, cơ quan tình báo Đức tiết lộ họ có bằng chứng Iran vẫn ngoan cố tiến hành việc nghiên cứu nguyên tử dùng cho chiến tranh. Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ thì lên án các lãnh tụ Iran bóc lột dân chúng để làm giàu cá nhân. Những lãnh tụ này hiện là những người giàu nhất nhì thế giới trong khi dân chúng Iran còn cơ cực. Dân Iran vẫn tiếp tục đấu tranh đòi nhân quyền.
Để tránh khỏi việc lệ thuộc vào dầu lửa của Iran, Hoa Kỳ đã cho khai thác các mỏ dầu ở Texas mà từ lâu vẫn giữ làm kho dự trữ. Với sản lượng dầu của Texas, Hoa Kỳ có thừa khả năng cung cấp cho như cầu công nghiệp trong nước và còn có thể xuất cảng nữa.
Tin mới nhất cho hay Bắc Cao Ly đã bắt đầu cho phá hủy thêm một căn cứ thử nghiệm nguyên tử quan trọng; dù cách đây một tuần, Kim Jong-un nằng nặc đòi Hoa Kỳ phải tỏ thiện chí bằng cách giảm các áp lực kinh tế lên Bắc Cao Ly.
11. Hoa Kỳ và Liên Âu giải quyết vấn đề thương mại.
Không vào hang hùm, sao bắt được cọp?
TT Donald Trump meets with EU President Jean-Claude Juncker Tại Bạch Ốc
Hoa Kỳ buôn bán với các nước trên thế giới, dĩ nhiên trừ ra các nước bị Hoa Kỳ cấm vận. Trong năm 2017, mức trao đổi thương mại giữa Hoa Kỳ và các nước là 3,888,326 triệu đô la. Hoa Kỳ mua vào 2,341,963 triệu đô la hàng hoá, mà chỉ bán ra 1,546,273 triệu. Mức thâm thủng mậu dịch về phía Hoa Kỳ tổng cộng là 795,690 triệu đô la. Trong 30 nước hàng đầu, Hoa Kỳ chỉ có lợi trong mua bán với Liên hiệp Ả Rập Emirates, Úc, Hoà Lan, Begium, Saudi Arabia, Brazil, và Chile nhưng không nhiều. Đối với Trung Cộng, mức giao thương đứng hàng thứ hai là 635,364 triệu, nhưng mức thâm thủng lại cao nhất là 375,576 triệu. Từ 2000 đến 2015, Trung Cộng đã lấy hết 3,656.6 tỷ đô la của Hoa Kỳ do mậu dịch bất công. Trong khi với Liên Âu, tuy mức giao thương cao nhất, 717,902 triệu; nhưng mức thâm hụt mậu dịch là 151,630 triệu, kém hơn so với Trung Cộng.
Vì thế, với mục đích cân bằng mậu dịch, bớt làm chảy máu đồng đô la ra ngoại quốc, Tổng Thống Trump đã đưa ra nhiều biện pháp mạnh bạo mà các nước liên hệ và những người chống đối la ó, coi như tạo ra chiến tranh thương mại với Trung Cộng và Liên Âu.
Nhưng sau vài tháng thì thấy Trung Cộng đã thấm đòn, và Liên Âu cũng đã thương lượng. Ngày thứ Tư 25 tháng 7 vừa qua, ông Jean-Claude Juncker, Chủ Tịch Ủy Hội Liên Hiệp Âu Châu đã đến Mỹ, gặp và đàm phán với Tổng Thống Trump về các vấn đề thương mại. Hai bên đã đi đến những kết quả rất khả quan và hứa sẽ tiếp tục làm việc để giảm thiểu những trở ngại về mậu dịch giữa hai bên, tiến tới xóa bỏ thuế quan nhập cảng.
Trong buổi họp báo chung của hai vị chiều ngày thứ Tư, Tổng Thống Trump nêu ra 4 điểm chính như sau:
- Hai bên sẽ cùng làm việc để xoá bỏ thuế quan (zero tariffs), xoá bỏ hàng rào về những hàng không chịu thuế (zero non-tariff barriers), xoá bỏ trợ cấp những hàng kỹ nghệ ngoài kỹ nghệ xe hơi (zero subsidies on non-auto industrial goods). Hai bên sẽ làm việc để giảm thiểu các hàng rào trở ngại và gia tăng buôn bán về các dịch vụ, hoá chất, thuốc men, dụng cụ y tế và đậu nành. Như thế là mở ra thị trường cho nông nghiệp và công nghiệp, gia tăng đầu tư, đem lại nhiều thịnh vượng cho cả Hoa Kỳ lẫn Liên Âu. Việc giao thương sẽ công bằng và lưỡng lợi.
- Hai vị cùng thỏa thuận củng cố sự hợp tác có tính chiến lược về năng lượng. Liên Âu sẽ nhập cảng nhiều hơn hơi đốt tự nhiên của Mỹ (liquefied natural gas (LNG), hơi đốt này được chuyển sang thể lỏng).
- Hai bên sẽ thực hiện cuộc đối thoại về những tiêu chuẩn để hoá giải sự căng thẳng mậu dịch, giàm bớt tính thư lại (nặng về thủ tục, giấy tờ) và giảm chi phí.
- Hai bên cùng bỏ công sức để bảo vệ các công ty Hoa Kỳ và Liên Âu chống lại những ma mánh giao thương bất công trên thế giới (ý muốn nói tới Trung Cộng?). Sẽ tích cực và gần gủi hơn như những đối tác đồng lòng để cải thiện Tổ chức Thương Mại Thế Giới; đối phó với nạn mậu dịch bất công, nạn ăn cắp tài sản trí tuệ, sự ép buộc phải trao khoa học kỹ thuật (lại Trung Cộng), tài trợ công nghiệp, và những vấn nạn do những doanh nghiệp quốc doanh tạo ra (cũng lại nói tới Trung Cộng!) và sự quá tải.
Ông Juncker nói với báo chí rằng Liên Âu mở ra trang mới trong bang giao với Hoa Kỳ, rằng hai bên là đồng minh của nhau, rằng ông và Tổng Thống Trump đã có một cuộc nói chuyện rất hữu ích về kết quả tốt.
12.Thời tiết khắc nghiệt khắp nơi
Một đợt khí nóng tràn qua nhiều vùng, nâng nhiệt độ ban ngày lên đến hơn 100 độ nhiều nơi. Texas chịu đến gần 110 độ tuần qua. Các tiểu bang miền Tây như California đã bị cháy rừng khu du lịch Yosemite Park, trong khi vài tiểu bang miền Đông có thể bị những trận lụt bất ngờ.
Tại Tokyo, thủ đô nước Nhật, cơn nóng khủng khiếp 42 độ C làm chết xấp xỉ 70 người đa số là các ông bà cao niên bị say nắng và gục xuống. Mới hai tuần trước đây, một cơn mưa như thác đổ xuống gây nạn núi lở ở một vùng tây nam Nhật Bản, làm chết hơn 150 người và thêm 50 người bị coi là mất tích.
Tại Hy Lạp, dưới sức nóng thiêu đốt của mặt trời, nhiều cơn hoả hoạn lớn xảy ra ở hai vùng sát thủ đô Athens làm 82 người chết. Nhiều người mất tích chưa tìm được. Lửa cũng thiêu đốt vài vùng ở Sweden, Bắc Âu.
Tại nước Greenland, một tảng băng sơn 11 triệu tấn có nguy cơ vỡ tan và sẽ tàn phá những ngôi làng đánh cá nhỏ ở Innaarsuit phía tây nước bắc cực này. Người ta hy vọng mực nước biển dâng lên sẽ làm tảng băng sơn này trôi đi nơi khác.
Tại một vùng ở quân Sanamsay, tỉnh Attapeu, Nam Lào, hôm thứ Hai, một đập ngăn nước lớn bị vỡ, 5 tỷ mét khối nước tràn xuống cuốn sạch nhà cửa ở 6 ngôi làng gây tử thương cho hàng trăm người dân và 6 ngàn người lâm cảnh màn trời chiếu đất. Chiếc đập này do một công ty Nam Cao Ly khởi công xây từ tháng 2, 2013 và dự trù đưa vào sử dụng trong năm nay, trị giá hơn 1 tỷ đô la. Nhưng mùa mưa mang đến những cơn mưa lũ đã gây ra việc vỡ đập. Trước đó công ty thủy điện PNPC của Lào đã đưa ra những báo động rằng con đập không an toàn và yêu cầu dân chúng lánh nạn ở những vùng đất cao.
Tại Sơn Tịnh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam, lụt và đất lở làm chết 27 người thêm 7 người mất tích. Nhiều vùng quanh Hà Nội cũng bị ảnh hưởng nặng. Ở Yên Bái có 13 người chết, 4 mất tích. Vùng Lai Châu và Hà Giang có 24 người chết do lở núi. Năm ngoái tổng số người chết vì lụt ở Việt Nam là 389 người
Đỗ Văn Phúc
https://baotgm.net/thoi-su-hang-tuan-ngay-28-thang-07-2018/
Nhận xét
Đăng nhận xét