Tin khắp nơi – 30/07/2018
New York Times
bảo Trump không gọi báo chí là kẻ thù
Chủ biên New York Times kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump không tiếp tục gọi phóng viên là “kẻ thù của nhân dân”.Tờ báo nói phát ngôn như vậy có thể “dẫn đến bạo lực” nhắm vào giới truyền thông.
Ông Arthur Gregg Sulzberger trình bày chi tiết về cuộc họp không chính thức sau khi ông Trump viết trên Twitter.
Elon Musk công kích báo chí trên Twitter
Nhà Trắng cấm một số đài báo dự họp báo
Đưa tin sai về TT Trump, nhà báo bị đình chỉ
10 điều rút ra từ cuộc họp báo của Trump
Thoạt đầu, tổng thống cho biết đó là một cuộc họp “rất hay”.
Nhưng sau đó ông cáo buộc cách truyền thông đưa tin khiến cuộc sống của người dân Mỹ rơi vào nguy cơ.
Tweet đầu tiên của ông viết: “Đã dành nhiều thời gian nói về lượng lớn tin giả được truyền thông phát đi và cái cách mà tin giả biến người đưa tin thành ‘kẻ thù của nhân dân’. Buồn!”
Ông không nhắc đến việc ông lặp lại cụm từ này nhiều lần.
New York Times sau đó đã phát đi thông cáo nói rằng họ quyết định “đáp lại cách tổng thống kể về cuộc họp”.
Trump nói đi rồi phải nói lại gây bức xúc ở Mỹ
Trump: truyền thông “không trung thực” về lễ nhậm chức
Spicer ‘không hối hận’ sau khi từ chức
Blogger Mẹ Nấm đoạt giải Tự do Báo chí Quốc tế 2018
Ông Sulzberger cho biết cuộc họp với ông Trump nhằm để bày tỏ quan ngại về những “phát ngôn chống báo chí gây vấn đề sâu sắc” của tổng thống.
Ông kể rằng ông nói với ông Trump rằng cụm từ “tin giả” là “không đúng sự thật và gây hại” nhưng nói rằng ông “quan ngại hơn về cách tổng thống gọi nhà báo là “kẻ thù của nhân dân”.
“Tôi cảnh báo rằng phát ngôn như vậy sẽ góp phần vào sự gia tăng các mối đe dọa đối với các nhà báo và sẽ dẫn đến bạo lực”, ông nói.
Ông Sulzberger cho biết đã nói với tổng thống rằng điều này đặc biệt đúng ở các nước khác, nơi ông nói phát ngôn của ông Trump được một số chế độ dùng để trấn áp các nhà báo.
“Tôi cảnh báo rằng phát ngôn như vậy làm xói mòn những lý tưởng dân chủ của nước Mỹ và tổn hại đến cam kết tự do ngôn luận và tự do báo chí”, ông nói.
Chủ biên New York Times cho biết ông không yêu cầu ông Trump không chỉ trích tờ báo của ông nếu tổng thống không hài lòng với các bài báo trên tờ này. Thay vào đó, ông Sulzberger yêu cầu ông Trump “nghĩ lại về việc gia tăng công kích báo chí”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45002559
Mỹ công bố sáng kiến kinh tế
‘Ấn Độ Dương –Thái Bình Dương’
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 30/7 vừa công bố một loạt sáng kiến đầu tư ở châu Á tập trung vào kinh tế số, năng lượng và cơ sở hạ tầng trị giá 113 triệu đôla dựa trên chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Tổng thống Donald Trump, theo hãng tin Reuters.Ông Pompeo dự kiến công bố sáng kiến này tại một diễn đàn của Phòng Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington, trong bối cảnh Hoa Kỳ bất đồng thương mại với Trung Quốc.
Phát biểu với báo giới, ông Brian Hook, Cố vấn Chính sách Cấp cao của Ngoại trưởng Pompeo, nói: “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một ưu tiên tuyệt đối của các nhà hoạch địch chính sách Mỹ ở nhánh hành pháp và tại Quốc hội.”
Trên trang web của mình, Phòng Thương mại Mỹ cho biết khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể chiếm 1/2 nền kinh tế toàn cầu trong vòng vài thập kỷ tới, song vẫn cần đầu tư gần 26.000 tỷ đôla để đạt được tiềm năng này.
Ông Hook nêu rõ cách tiếp cận của Mỹ đối với sự phát triển trong khu vực không nhằm mục đích cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn bao gồm hầu hết các dự án cơ sở hạ tầng do nhà nước chi phối, nối châu Á với nhiều khu vực ở châu Phi và châu Âu.
Ông nói: “Sáng kiến này tựa như chính sách Sản xuất ở Trung Quốc, sản xuất cho Trung Quốc (Made in China, made for China). Nhưng cách làm của chúng tôi là giúp duy trì vai trò của chính phủ chỉ ở mức độ vừa phải và phần lớn tập trung vào việc giúp các doanh nghiệp làm một cách hiệu quả nhất.”
Ông Hook cho biết Washington “hoan nghênh” các đóng góp của Trung Quốc đối với sự phát triển khu vực, song mong muốn Trung Quốc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế về sự minh bạch, pháp quyền và tài trợ bền vững.
Ông Hook nhấn mạnh: “Chúng ta biết mô hình can dự kinh tế của Mỹ là lành mạnh nhất cho các quốc gia trong khu vực. Đó là mô hình chất lượng cao, minh bạch và bền vững về mặt tài chính.”
Ngoài Ngoại trưởng Pompeo, tham dự diễn đàn còn có Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry và Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, cùng với các quan chức từ Nhật Bản, Australia, Singapore, Ấn Độ và Indonesia.
https://www.voatiengviet.com/a/my-cong-bo-sang-kien-kinh-te-an-do-duong-thai-binh-duoc/4505594.html
Nicaragua: 5 điều
vì sao cách mạng thành hỗn loạn
Chính quyền cánh tả của ông Daniel Ortega từng đề cao cách mạng xã hội chủ nghĩa nay phải đối mặt với phản đối đường phố.Sau Cuba, Venezuela nay đến Nicaragua đang đối mặt với những thay đổi lớn.
BBC News có các bài giải thích về cuộc khủng hoảng này.
1. Cách mạng cũ và cách mạng mới
Năm 1979, phong trào cánh tả Sandinista do ông Daniel Ortega lãnh đạo đã làm cuộc cách mạng lật đổ chế độ của tổng thống Anastasio Somoza, theo phóng viên BBC Arturo Wallace từ thủ đô Managua.
Nhưng nay, một phong trào khác đang nổi lên, và ba tháng qua, Nicaragua rơi vào khủng hoảng, biểu tình đường phố.
Những nhóm đấu tranh, được Giáo hội Công giáo La Mã ủng hộ, phản đối sự tàn bạo của công an, cảnh sát Nicaragua sau khi hơn 350 người đã thiệt mạng.
Những người biểu tình so sánh chế độ Ortega hiện nay với chế độ độc tài quân sự Somoza trước đó trong các hình vẽ, graffiti đường phố.
2. Ai thuê các nhóm dân quân có vũ trang để bắn giết?
Vẫn theo phóng viên Arturo Wallace, các NGO nói những nhóm bán vũ trang theo lệnh của chính phủ đã hạ sát nhiều người thuộc phe đối lập.
Cuba muốn bỏ Chủ nghĩa Cộng sản
‘Tôi không nghĩ Cuba sẽ rời bỏ CNXH’
Venezuela: đụng độ chết người
Venezuela sẽ nâng lương tối thiểu 40%
Tổng thống Daniel Ortega, 72 tuổi, cựu lãnh đạo du kích Sandinista thì nói với báo chí Mỹ rằng, các nhóm dân quân đó “nhận tiền từ băng đảng ma tuý”.
Nhưng ông không nêu ra bằng chứng gì và không giải thích vì sao các nhóm này luôn xuất hiện để thay mặt cảnh sát trấn áp các đoàn biểu tình từ tháng 4/2018.
3. Vấn đề có từ trong ‘Đệ nhất gia đình’
Hai anh em Daniel và Humberto Ortega đều đóng vai trò quan trọng trong phong trào Sandinista ở thập niên 1970.
Sau cách mạng, ông Daniel làm tổng thống, ông Humberto là bộ trưởng quốc phòng.
Nhưng từ 1995, ông Humberto không còn giữ chức gì từ 1995.
Ông lên tiếng phê phán anh trai Daniel Ortega trở lại nắm quyền hồi 2007.
Gần đây nhất, ông Humberto kêu gọi tổng thống anh trai ông phải chịu trách nhiệm và chấm dứt ngay hoạt động của các nhóm dân quân bán vũ trang.
Ông Daniel Ortega bị phê phán là đổi hiến pháp để lập ra một triều đại riêng.
Vợ ông, bà Rosario Murillo hiện là phó tổng thống và năm 2014, đảng của ông, Mặt trận Giải phóng Quốc gia Sandinista (FSLN) đã sửa đổi hiến pháp để ông Ortega có thể cầm quyền vô thời hạn.
4. Các nước láng giềng nói gì?
Sau các vụ giết phe đối lập và người biểu tình, làm chết cả một trẻ sơ sinh, 13 quốc gia Châu Mỹ La Tinh, gồm Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Costa Rica, Ecuador, Guatemala, Honduras, Mexico, Panama, Paraguay, Peru và Uruguay kêu gọi chính quyền Daniel Ortega giải tán các nhóm dân quân bán vũ trang, và phải công khai lên án bạo lực.
5. Chính quyền Nicaragua nói gì và làm gì?
Chính phủ của ông Ortega nói phe đối lập là “bọn phản loạn”, “những kẻ tổ chức đảo chính” và “khủng bố”.
Cho đến cuối tháng 7/2018, chính quyền bác bỏ kêu gọi để Giáo hội Công giáo làm trung gian hòa giải, và nay cho rằng Giáo hội “đứng về phía phản loại”.
Nicaragua có 6 triệu dân (năm 2017) và nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, có thu nhập thấp nhất vùng Trung Mỹ.
Các hoạt động nhằm phục hồi kinh tế của chính phủ Sandinista dựa nhiều vào Cuba và Venezuela nhưng nguồn viện trợ này đã cạn.
Hy vọng đẩy mạnh xuất khẩu của Nicaragua đang bị làn sóng bạo lực hiện nay xóa đi.
Bộ Ngoại giao nhiều nước Phương Tây, gồm cả Anh và Mỹ đều đã khuyến cáo công dân của họ phải hết sức cẩn thận nếu có việc cần đi tới Nicaragua.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45009827
Pháp: Tìm được
danh tính người mất tích nhờ Facebook
Một người trượt tuyết Pháp mất tích ở Ý hơn 60 năm trước đã được xác định danh tính sau khi câu chuyện của ông được chia sẻ trên Facebook.Thi thể của người này cùng kính, dụng cụ trượt tuyết được tìm thấy năm 2005 trên một thung lũng ở vùng Aosta, Ý.
Nhưng các nhà điều tra không thể xác định được danh tính nạn nhân, và tháng trước đã chia sẻ những phát hiện của họ trên Facebook.
Một gia đình người Pháp sau đó đã kết nối chi tiết cặp kính với một người thân, Henri Le Masne, điều này đã châm ngòi cho một cuộc điều tra pháp y.
Cơ thể và đồ đạc của người này được phát hiện ở độ cao 3.000m ở dãy Alps, gần biên giới Thụy Sĩ.
Thân phận gấu tại Việt Nam
‘VN cần trình giấy phép mua vây cá mập Chile’
Đạo diễn phim Kong kể chuyện tự tìm ra kẻ đánh mình
Có một số manh mối về danh tính của người đàn ông – chẳng hạn như quần áo thêu tên viết tắt và ván trượt bằng gỗ, mà tại thời điểm sử dụng rất đắt tiền – nhưng các nhà điều tra vẫn bối rối.
Họ đã xác định rằng đây là thi thể một người đàn ông cao khoảng 1,75 mét, khoảng 30 tuổi, có lẽ chết vào mùa xuân.
Vào tháng Sáu, những phát hiện này được chia sẻ trên mạng xã hội với lời kêu gọi độc giả chia sẻ rộng rãi thông tin, đặc biệt là ở Pháp và Thụy Sĩ.
Câu chuyện sau đó được truyền thông Pháp đăng tải.
Emma Nassem nghe thông tin trên đài phát thanh địa phương và tự hỏi liệu người đàn ông mất tích có thể là chú của bà, ông Le Masne, mất tích sau khi trượt tuyết trong cơn bão gần Matterhorn, biên giới Thụy Sĩ năm 1954.
Em trai của ông Le Masne, Roger, giờ đã 94 tuổi, cũng gửi email mô tả anh mình.
“Tôi là em trai của Henri Le Masne … người có thể là người trượt tuyết mất tích 64 năm trước. Ông là một cử nhân và khá độc lập. Ông làm việc trong bộ tài chính ở Paris,” ông viết trong một email, được chia sẻ với cảnh sát.
Cảnh sát cho biết một bức ảnh được gia đình cung cấp cho thấy kính của người này giống với kính của người được tìm thấy.
Một xét nghiệm DNA tiếp theo đã xác nhận được danh tính của người này, chính là ông Henri Le Masne.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45002639
Vụ Benalla không tác động nhiều
đến uy tín của tổng thống Pháp
Trọng NghĩaDù được các đảng đối lập tả cũng như hữu khai thác, tai tiếng vệ sĩ riêng của ông đánh người biểu tình như không mấy ảnh hưởng đến uy tín của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, theo như kết quả một số cuộc thăm dò dư luận gần đây nhất.
Kết quả cuộc thăm dò dư luận mới nhất của hãng Harris Interactive công bố hôm thứ Bảy 28/07/2018, cho thấy có 42% số người Pháp được hỏi vẫn tin tưởng vào ông Emmanuel Macron. Con số này cao hơn 2 điểm so với cuộc thăm dò cách đó 1 tháng cũng của hãng này.
Kết quả trên đây khá bất ngờ vì cuộc thăm dò được thực hiện vào lúc cao điểm của vụ Benalla, từ ngày 18-27/07. Tương tự, một cuộc thăm dò khác của Viện IFOP, thực hiện cho tuần báo JDD số ra hôm qua, Chủ Nhật, cho thấy ông Macron vẫn được 39% người Pháp ủng hộ ; cho dù đó là con số thấp nhất từ khi ông Macron nhậm chức, nhưng vẫn gần bằng mức ủng hộ mà Tổng thống Pháp có được trước khi nổ ra vụ tai tiếng Benalla.
Cho dù vậy, các đảng đối lập Pháp, thuộc cả cánh hữu và cánh tả, đã đệ trình kiến nghị bất tín nhiệm chính phủ, và Hạ Viện sẽ xem xét hai kiến nghị này vào thứ Ba tới đây, những kiến nghị này chắc chắn sẽ bị bác bỏ vì đảng của tổng thống Macron chiếm đa số tại Quốc Hội.
Cuộc điều trần ở Thượng viện của Ủy Ban Điều Tra về vụ Benalla vẫn tiếp tục ngày hôm nay.
http://vi.rfi.fr/phap/20180730-vu-benalla-uy-tin-tong-thong-phap
Nghị sĩ Anh Quốc
đề nghị mạnh tay hơn đối với Facebook
Gia HưngỦy ban truyền thông của Hạ Viện Anh Quốc, ngày 29/07/18, đã chính thức công bố báo cáo đề nghị chính phủ có biện pháp quản lý chặt chẽ các trang mạng xã hội nhằm bảo vệ nền dân chủ trong kỷ nguyên công nghệ số.
Theo hãng tin AP, bản báo cáo này cho rằng nền dân chủ đang gặp mối đe dọa lớn do việc phân tích dữ liệu và các phương tiện mạng xã hội sẽ giúp các nhóm vận động bầu cử tác động tiêu cực tới người dân.
Ủy ban này nêu tên những công ty lớn như Facebook, hoạt động dưới sự kiểm soát lỏng lẻo, có trách nghiệm chính, do không bảo vệ chặt chẽ thông tin cá nhân của người dùng, cũng như xóa bỏ những bài viết có nội dung gây hại.
Chính Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook, đã bị Ủy ban nêu tên, bị chỉ trích vì ra điều trần và người thay thế ông “không muốn hoặc không được phép trả lời một cách đầy đủ các câu hỏi của Ủy ban”.
Ủy ban nói trên chính thức đề nghị chính quyền Anh gia tăng quyền hạn của Văn Phòng Ủy Viên Thông Tin (Information Commissoner’s Office) nhằm kiểm soát các trang mạng xã hội, đồng thời sửa đổi luật nhằm đối phó các phương pháp vận động bầu cử hiện đại, và gia tăng tính minh bạch của các chiến dịch vận động bầu cử trên mạng xã hội.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180730-nghi-si-anh-quoc-facebook-xh
Tour De France: Người dân xứ Wales
ăn mừng chiến thắng của Geraint Thomas
Gia HưngHôm qua, 30/07/18, tay đua người xứ Wales, Geraint Thomas đã giành chiến thắng cuộc đua xe đạp Vòng Quanh Nước Pháp-Tour De France 2018. Geraint Thomas, thuộc đội đua Sky, là người Anh thứ ba dành chức vô địch danh giá này, sau chính đồng đội của mình Chris Froome, và cựu danh thủ Bradley Wiggins.
Đặc biệt hơn, Geraint Thomas cũng thuộc hàng ngũ những người xứ Wales, như cầu thủ bóng đá Gareth Bale, và vận động viên rugby Sam Warburton, đạt được thành tích vô địch trên đấu trường thể thao quốc tế.
Thông tín viên RFI Marina Daras tường trình từ Luân Đôn:
“Geraint Thomas có đủ mọi thứ để cho người dân xứ Wales có thể tự hào. Anh đã hai lần đoạt được huy chương vàng Olympic và ba lần làm quán quân thế giới nội dung đua xe đạp đồng đội. Anh đã từng giúp đồng đội Chris Froome và Bradley Wiggins đến ngôi vô địch, tạm bỏ cái tôi và giấc mơ chiến thắng của bản thân, để giúp chính đội mình chiến thắng. Khỏi bàn tới cái tên xứ Wales đặc trưng của mình, mà đến chính những bình luận viên Anh Quốc cũng thường xuyên phát âm sai.
Bất chấp những tai tiếng xoay quanh đội đua Sky khi cua rơ Chris Froome mắc nghi án doping, Geraint Thomas vẫn được nhiều người dân hâm mộ suốt chặng đua cuối của Tour De France.
Với chiến thắng này, Geraint Thomas đã được khắc tên vào lịch sử thể thao xứ Wales và đã trở thành một trong những thần tượng quốc gia. Một số lâu đài và công trình kiến trúc lịch sử tại Cardiff đã được chiếu đèn vàng ca ngợi thành tích này. Một số người dân Wales đã nghĩ tới việc sơn các hòm thư tại thành phố này màu vàng và hình tượng chú rồng đỏ mặc áo vàng vào dịp nghỉ lễ cuối tuần.”
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180730-tour-de-france-wales-geraint-thomas-tt
Dân Nga tiếp tục biểu tình chống cải cách hưu trí
Gia HưngHàng ngàn người dân Matxcơva, ngày 29/07/18, đã tiếp tục biểu tình phản đối chính sách cải cách hưu trí của chính quyền Vladimir Putin. Cảnh sát đã bắt giữ 3 người biểu tình.
Theo thống kê của tổ chức White Counter, khoảng 6 000 người đã tập trung tại một điểm cách điện Kremlin 2,4 km. Cảnh sát Nga đưa ra con số 2500 người. Đoàn biểu tình đã giơ cao các biểu ngữ phản đối chính quyền Putin, chẳng hạn như “Putin là một kẻ cắp”, “Giáo Hoàng Nga hãy biến đi”.
Chính sách cải cách sẽ tăng tuổi về hưu đối với nam giới là 65 tuổi thay vì 60, và tăng từ 55 lên 63 tuổi đối với phụ nữ. Đây là một vấn đề nhạy cảm đối với chính quyền Vladimir Putin. Chính nguyên thủ Nga trước đây cũng đã cam kết sẽ không nâng tuổi về hưu. Tuy vậy, trong một bài phát biểu gần đây, ông Vladimir cho biết Nga có thể không tăng tuổi về hưu trong vài năm tới, nhưng rốt cục cũng sẽ phải tăng vì các lý do xã hội và kinh tế.
Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev giải thích, những thay đổi về hưu trí sẽ được áp dụng dần dần, bắt đầu từ năm 2019. Các quan chức Nga cũng cho biết dự luật sẽ giúp tăng mức lương hưu trung bình trong nước, hiện đang là 14 400 rúp (tương đương 230 đôla)
Theo một báo cáo thăm dò ý kiến gần đây, 90% dân Nga không tán thành với dự luật nâng tuổi về hưu.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180730-nga-bieu-tinh-cai-cach-huu-tri-xh
Có nên quan ngại về thương chiến Mỹ – Trung?
Blogger Phạm Viết ĐàoGửi cho BBC từ Hà NộiHôm 13/7/2018, bên lề một Hội thảo tư tại Warsaw, Ba Lan, Giáo sư Trần Hữu Dũng nêu quan điểm với BBC trong bài viết có tựa đề ‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’, cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra là ‘khó lường’, với vấn đề lớn là ‘không ai biết được hết quy mô thiệt hại’ cho nền kinh tế thế giới mà nó gây ra.
Trong khi đó, vẫn theo nhà kinh tế học này, có dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo của Mỹ dường như không có một ‘kế hoạch’ được điều nghiên rõ ràng, cùng lúc, dường như Ban cố vấn kinh tế và nội bộ Đảng Cộng hòa cũng có ‘hạn chế’ trong ảnh hưởng hoặc tác động, kiểm soát với các chính sách của Tổng thống Mỹ.
Giáo sư Trần Hữu Dũng còn bày tỏ lo ngại vì cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động không những gây ‘thiệt hại cho kinh tế bây giờ’ mà còn ‘đem vào một sự không chắc chắn về tương lai’, gây ảnh hưởng đến ‘đầu tư ngoại quốc’, đầu tư quốc tế.
Bài viết này xin trao đổi và tranh luận với GS Trần Hữu Dũng về những “quan ngại” trên của ông.
Liên Xô sụp đổ do bởi tác nhân của hai chính sách cân não của Đảng Cộng hòa “rủ rê” Liên Xô chạy đua vũ trang và tìm cách hạ giá dầu xuống đáy nhằm làm thủng túi ngân sách của Liên XôNhà văn Phạm Viết Đào
Chiến tranh thương mại, thuế và chủ nghĩa bảo hộ
Chiến tranh TM Mỹ-Trung: Giai đoạn hai có gì lạ?
VN cần làm gì để bảo vệ sản xuất nội địa?
Theo tôi, lịch sử chính trị của nước Mỹ trong suốt nửa thế kỷ qua sau chiến tranh Việt Nam, dễ dàng nhận thấy hai cột mốc đối ngoại.
Thứ nhất là với sự dẫn dắt theo đường lối diều hâu của các “nhạc trưởng” người của Đảng Cộng hòa đã làm cho Liên Xô sụp đổ và thứ hai bằng đường lối đối ngoại bồ câu, ôn hòa, chung sống hòa bình, dân chủ hóa nền chính trị thế giới được dẫn dắt bới các nhạc trưởng người của Đảng Dân chủ (Clinton-Obama), chính Mỹ không ai khác đã làm sổ lồng, đánh thức con hổ dữ phương đông đó là Trung Quốc?
Nguyên nhân nào đã xô đẩy Liên Xô tới sự sụp đổ năm 1991? Theo người viết bài này, Liên Xô sụp đổ do bởi tác nhân của hai chính sách cân não của Đảng Cộng hòa “rủ rê” Liên Xô chạy đua vũ trang và tìm cách hạ giá dầu xuống đáy nhằm làm thủng túi ngân sách của Liên Xô, vì đây là hàng xuất khẩu thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô.
Với việc hạ giá dầu tới mức cận đáy, cuối những năm 1980 giá dầu thế giới có lúc xuống mức 36 USD/thùng đã làm cho Liên Xô kiệt quệ nguồn thu, thâm thủng cán cân thương mại… Hai đòn cân não này khiến cho Liên Xô, ông anh cả của phe XHCN và 15 nước cộng hòa, thực chất là thuộc địa kiểu XHCN không đánh mà tan bởi “hết cơm hết rượu hết ông tôi”.
‘Trỗi dậy, hệ lụy và diễn kịch’
Khi Đảng Cộng hòa nhường sân khấu chính trị Hoa Kỳ cho phái bồ câu, phe dân chủ, kỷ nguyên của Bill Clinton-Obama ra đời. Với đường lối hòa dịu với thế giới, kết cục trật tự thế giới thay đổi theo hướng thách thức vị trí siêu cường của Hoa Kỳ, do bởi sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc, đẩy hai đồng minh của Mỹ là Nhật và Tây Đức xuống hạng 3-4.
Nguyên nhân của sự trỗi dậy này là do Mỹ cho phép Trung Quốc gia nhập WTO và mở cửa thị trường Mỹ cho Trung Quốc thao túng. Được tạo điều kiện về thị trường, Trung Quốc tranh thủ vươn lên bằng những mánh khóe cạnh tranh không minh bạch, sòng phẳng…
Nguyên nhân của sự trỗi dậy này là do Mỹ cho phép Trung Quốc gia nhập WTO và mở cửa thị trường Mỹ cho Trung Quốc thao túngNhà văn Phạm Viết Đào
Một trong những mạnh khóe đó là hạ tỷ giá đồng nhân dân tệ thấp hơn giá trị thực để kích thích, làm lợi cho hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc để hàng Trung Quốc tràn ngập Mỹ và Tây Âu…
Do tình thế đó, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, nhiều cử tri Mỹ đã quyết định không bỏ phiếu cho Đảng dân chủ, ủng hộ ông Trump lên điều hành nước Mỹ từ 20/01/2017.
Phe bồ câu Mỹ từng nuôi hy vọng và ảo tưởng: khi tạo sự đột biến về cơ cấu kinh tế của Trung Quốc, sẽ cảm hóa, làm diễn biến tư tưởng độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, giải phóng quốc gia trại lính này khỏi ách chuyên chế.
Thế nhưng khi Trung Quốc đã bắt đầu có của ăn của để, liền không chịu quay về “tề gia, trị quốc”, cải thiện môi trường xã hội nội trị để tạo ra sự phát triển, cạnh tranh văn minh theo luật.
Trung Quốc đã “tinh tướng” xô ra dùng tiền và “sức mạnh cơ bắp” (chạy đua vũ trang) “bình thiên hạ” nhằm tranh chấp, thách thức vị trí siêu cường của Mỹ, đe dọa an sinh một số đồng minh của Mỹ. Trung Quốc còn đe nét, bắt nạt cả những bạn từng được coi là “nối khố” của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Campuchia, Bắc Triều Tiên và một vài quốc gia Trung Á, Nam Á…
‘Chiến tranh thương mại từng dẫn đến Thế chiến’
Trump ‘sẵn sàng’ leo thang cuộc chiến TM với TQ
‘Chiến tranh thương mại thành hiện thực’
Không chỉ thế, Đảng Cộng sản Trung Quốc lại chưng “vở kinh kịch như ta đây’ phải xưng danh với thế giới rằng: do nhờ sự ưu việt của cái mô hình “XHCN mang màu sắc Trung Quốc”; nhờ tài kinh bang tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà kinh tế Trung Quốc có bước đột phá…
Sự đột phá này là thành quả của thể chế, mô hình, chứ không do tiếp nhận, học mót thiết chế văn minh của bất cứ phương nào, không do WTO, không do sự xởi lởi của thị trường Mỹ. Sự đột phá này càng không do cách buôn bán ăn gian, né trốn nghĩa vụ bản quyền, sở hữu trí tuệ trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu?
“Vở kinh kịch đại bá” trực tiếp đe dọa nguồn lợi, an ninh những sân sau, những đồng minh truyền thống của Mỹ và phương tây mà cả mô hình Mỹ.Trước hết là khu vực Đông-Bắc Á và Đông Nam Á, châu Phi, Trung Đông, Úc và Nam Mỹ… Trung Quốc triệt để sử dụng kế thứ 23 trong Binh pháp Tôn Tử là Viễn giao cận công.
Trung Quốc không chỉ dùng đòn bẩy kinh tế, đồng tiền Trung Quốc làm khí cụ cho “con đường tơ lụa” mà còn công khai chạy đua vũ trang trên Biển Đông và Hoa Đông. Trung Quốc tăng ngân sách quốc phòng, mua sắm tàu chiến, tàu sân bay và xây tạo các hòn đảo trên Biển Đông nhằm đe dọa uy hiếp, khống chế con đường giao thương hàng hải huyết mạch nhộn nhịp bậc nhất thế giới.
Chọn chiến tranh thương mại là chọn đúng điểm rơi để Mỹ truy thu quyền uy của mìnhNhà văn Phạm Viết Đào
Đây còn là một vùng lãnh hải trầm tích nhiều tài nguyên gắn bó với quyền lợi sát sườn của nhiều quốc gia đồng minh của Mỹ.
‘Thương chiến, lựa chọn và tính toán’
Không thể để Trung Quốc trèo lên vai lên cổ để xưng hùng xưng bá với thế giới. Vừa qua có ý kiến cho rằng cuộc chiến tranh này do chính Trung Quốc không biết điều, khơi mào trước.
Chọn chiến tranh thương mại là chọn đúng điểm rơi để Mỹ truy thu quyền uy của mình. Cuộc chiến này nhằm mục đích: đẩy cái mô hình “XHCN mang màu sắc Trung Quốc” vào góc chết, để nó hiện nguyên bản cái giá trị thực của nó, đừng để nó lên đồng như diễn kinh kịch. Cuộc chiến này còn mục đích: trả hàng Trung Quốc về cho dân Trung Quốc; trả “mô hình kinh tế-chính trị XHCN màu sắc Trung Quốc” về cho dân Trung Quốc xài.
Chiến tranh cho dù là thương mại thì bao giờ cũng làm tổn thương cho cả đôi bên. Chúng ta hãy cùng nhau “kê tính” những chiêu trò mà hai bên sẽ tung ra liệu có gây nên những hệ lụy như quan ngại của GS. Trần Hữu Dũng?
Theo thông tin đã công bố, những năm gần đây, hàng năm Mỹ xuất sang Trung Quốc trên 130 tỷ USD trong khi đó Trung Quốc xuất sang Mỹ trên 500 tỷ USD…
Việc dùng chiêu đòn thuế quan đánh vào hàng hóa của nhau, căn cứ vào tương quan của đội bên, giá trị tuyệt đối cuối cùng Trung Quốc phải chịu chắc chắn thiệt hại lớn hơn phía Mỹ. GDP hàng năm của Mỹ là 20.000 tỷ USD trong khi đó Trung Quốc mới đặt mức 12.000 tỷ USD…
EU-Nhật ký thỏa thuận thương mại tự do lớn
Trump có đang thua cuộc chiến thương mại với TQ?
Cứ cho là hai bên chơi sát ván, cạn tàu ráo máng với nhau thì tổng số hàng hóa của hai nước mới ở mức chưa tới 700 tỷ USD; tỷ suất này chưa thể ảnh hưởng tới trục xoay của cán cân thương mại thế giới, như quan ngại của GS Trần Hữu Dũng cảnh báo “Cuộc chiến thương mại này là khó lường, mà một trong các vấn đề lớn là không ai biết được hết quy mô thiệt hại cho nền kinh tế thế giới mà nó gây ra…”
Báo chí Trung Quốc đã đưa tin chuẩn bị phá sản một loạt doanh nghiệp xuất khẩuNhà văn Phạm Viết Đào
“Lo ngại vì nó không những thiệt hại cho kinh tế bây giờ mà nó còn đem vào một sự không chắc chắn về tương lai, cái đó ảnh hưởng đến vấn đề đầu tư ngoại quốc này kia…”
Cứ cho Mỹ mất trắng các lô hàng trị giá 130 tỷ USD do gây chiến với Trung Quốc, cú sốc này cũng chỉ có thể gây sốt nhẹ cho cơ cấu kinh tế của nước Mỹ và chính phủ của TT Trump vẫn có khả năng vượt qua, hóa giải.
Còn với Trung Quốc khả năng mất trắng các lô hàng trị giá 500 tỷ USD là thực tế, là trong tầm tay của chiến lược gia Trump. Ảnh hưởng của cuộc chiến này trong năm 2018 chưa hiện hình thật rõ nét vì nó được phát động vào cuối năm, nhưng chắc bước sang 2019, kinh tế Trung Quốc sẽ ngấm đòn.
Báo chí Trung Quốc đã đưa tin chuẩn bị phá sản một loạt doanh nghiệp xuất khẩu. Các nhà kinh bang tế thế Trung Quốc đã đã lộ tiểu khí, nổi đóa do “giận cá chém thớt” với một số hàng hóa của Việt Nam: nâng thuế nhập khẩu gạo từ Việt Nam lên 50 %…
Đối với Mỹ, nếu không bán được các lô hàng 130 tỷ kia cho Trung Quốc thì vẫn có khả năng xuất bán cho các thị trường khác nếu Mỹ tìm cách kích cầu, giảm giá. Vừa qua Mỹ đã thỏa hiệp với Tây Âu, chưa đánh thuế hàng nhập khẩu ôtô từ thị trường này để đổi lại: EU tăng nhập hàng nông sản của Mỹ, phòng việc hàng hóa này bị Trung Quốc chặn, tẩy chay…
Mỹ còn có đồng minh, bạn hàng có khả năng “lá lành đùm lá rách” trong cơn cơ nhỡ đó là Tây Âu, Nhật, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ… Riêng Tây Âu có tổng GDP là 19.000 tỷ USD, trên cơ Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì biết cậy nhờ ai mua hộ hàng bây giờ?
Nhập khẩu hàng Mỹ là một nhu cầu thiết yếu của Trung Quốc. Nước này chỉ nhập những thứ không thể không nhập. Khả năng mất trắng các lô hàng truyền thống giá trị 130 tỷ USD của Mỹ dự định xuất sang Trung Quốc là ít mà có khả năng chịu tổn thất.
Khi chủ động phát động cuộc chiến tranh thương mại để trị Trung Quốc, chính giới Mỹ rất hiểu Trung Quốc, đã tính toán kỹ và lập trình chắc thắng rồi mới “xuống tấn”, “xuất chiêu”Nhà văn Phạm Viết Đào
‘Đòn đánh chắc, điểm huyệt và cân não’
Trong khi đó, nếu hàng Trung Quốc bị hàng rào thuế quan Mỹ sờ gáy, khả năng mất trắng cá lô hàng này, không bán được cho Mỹ và các thị trường khác là chắc chắc.
Khi hàng Trung Quốc bị áp thuế cao, hàng hóa của các quốc gia khác như Việt Nam, Đông Nam Á, Nam Á sẽ thế chân hàng Trung Quốc ngay lập tức.
Còn bán cho nước khác thì chỗ nào đã bán được, hàng Trung Quốc đã tràn ngập bằng mọi cách. Còn hàng Mỹ nếu Trung Quốc áp thuế cao thì các nhà sản xuất Việt Nam, Đông Nam Á, Nam Á, Nga, các cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và thậm chí Tây Âu xũng không dễ gì thay hàng Mỹ…
Đó chính là đòn đánh chắc, điểm huyệt và cân não mà Trump và Đảng Cộng hòa chủ trương.
Tất nhiên cuộc chiến này sẽ tác động tới cả hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc nhưng nó không ngẫu hứng như GS. Trần Hữu Dũng nhận định.
Khi chủ động phát động cuộc chiến tranh thương mại để trị Trung Quốc, chính giới Mỹ rất hiểu Trung Quốc, đã tính toán kỹ và lập trình chắc thắng rồi mới “xuống tấn”, “xuất chiêu”.
Trump có thể đã viện dẫn kế sách thứ hai và của Binh pháp Tôn Tử: đó là kế thứ hai ‘Vây Ngụy cứu Triệu’, tức là tránh nơi địch mạnh nhất, đánh vào hiểm yếu khiến địch phải rút về.
Chỉ khi nền kinh tế Trung Quốc bị cô lập, khốn khó thì kế thứ 19 ‘Rút củi đáy nồi’ (Phủ để trừu tân), tức là đánh tiêu hao hậu cần để làm quân địch dần phải thua mới phát huy hiệu lực.
Kế thứ 19 này sẽ làm giảm tham vọng bá quyền của Trung Quốc tại nhiều khu vực trên thế giới như Biển Đông, Hoa Đông, Nam Á, châu Phi, Trung Đông và Nam Mỹ giống như những gì đã xảy ra với Liên Xô cũ đầu những năm 1990 ở thế kỷ trước.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một blogger và nhà văn từng làm việc tại Bộ Văn hóa và Hội Nhà văn Việt Nam, hiện sinh sống tại Hà Nội.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-45007717
Phi công ‘bẻ lái’, tránh đám đông ở Bắc Kinh
Một máy bay trực thăng dân sự đâm xuống một bãi đỗ xe ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc hôm 30/7, sau khi phi công lái nó ra xa khỏi khu vực đông người, theo Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh của nhà nước Trung Quốc.Không ai trên mặt đất lúc đó bị thương, cảnh sát Bắc Kinh cho biết trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Bốn người trên máy bay bị thương nhẹ.
Bell Helicopter, nhà sản xuất máy bay của Mỹ có trụ sở ở Texas, cho Reuters biết chiếc trực thăng này là một máy bay của hãng có tên Bell 429 do Reignwood Star Aviation sở hữu.
Công ty này nói thêm rằng họ đang điều tra nguyên nhân của vụ tai nạn.
Một đại diện của Reignwood cho Reuters biết rằng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc cũng đang tiến hành điều tra vụ việc.
https://www.voatiengviet.com/a/phi-cong-be-lai-tranh-dam-dong-o-bac-kinh/4505954.html
TQ mời mọc thương mại tự do với Anh,
để ngỏ đàm phán với Mỹ
Trung Quốc hôm 30/7 đề nghị đàm phán với Anh về một thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit. Động thái tiếp cận với London diễn ra khi Bắc Kinh vẫn đang trong cuộc chiến thương mại ngày càng gay gắt với Washington, ngay cả khi một nhà ngoại giao Trung Quốc lặp lại rằng cánh cửa đối thoại vẫn đang mở, theo Reuters.Trung Quốc đang tìm kiếm đồng minh trong cuộc chiến với Hoa Kỳ, do chính quyền của Tổng thống Trump khởi xướng. Washington nói rằng các ngành công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc đã đánh cắp tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ và yêu cầu Bắc Kinh phải mua thêm sản phẩm của Mỹ để giảm bớt 350 tỷ USD thặng dư thương mại.
Anh cũng đã gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các công ty Trung Quốc rằng nước này hoàn toàn mở cửa cho các doanh nghiệp khi chuẩn bị rời khỏi Liên minh châu Âu vào năm tới, và Trung Quốc là một trong những quốc gia mà Anh muốn ký một thỏa thuận thương mại tự do hậu Brexit.
Phát biểu trước các nhà báo tại Bắc Kinh sau khi gặp Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Vương Nghị, cho biết cả hai nước đã đồng ý đẩy mạnh thương mại và đầu tư lẫn nhau.
Còn Ngoại trưởng Hunt cho biết ông Vương đã đưa ra đề nghị “mở các cuộc thảo luận về một thỏa thuận thương mại tự do giữa Anh và Trung Quốc hậu Brexit”.
“Đó là điều mà chúng tôi hoan nghênh, và chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ tìm hiểu”, Ngoại trưởng Hunt nói và không cho biết thêm chi tiết.
Đứng cạnh ông Hunt tại một nhà khách chính phủ ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh, ông Vương Nghị không đề cập trực tiếp đến các đề nghị đàm phán về thương mại tự do, nhưng cho biết cả hai nước “đã đồng ý chủ động tham gia vào các chiến lược phát triển của nhau và mở rộng quy mô thương mại và đầu tư lẫn nhau”.
Ông Vương nói thêm: “Trung Quốc và Anh cũng cần phải chống lại chủ nghĩa bảo hộ thương mại và duy trì thương mại tự do toàn cầu”.
Một hiệp ước thương mại với Trung Quốc được xem là một chiến thắng chính trị cho chính phủ Anh. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán chính thức không thể bắt đầu cho đến khi nước này chính thức rời khỏi EU vào năm tới, và các cuộc đàm phán thương mại tự do thường mất nhiều năm để chốt lại.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung
Trong buổi họp báo, ông Vương Nghị một lần nữa chỉ trích Washington “cứng nhắc” và “cố ý thổi phồng” ý tưởng rằng Hoa Kỳ là nạn nhân thực sự trong cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nước.
“Trách nhiệm về tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không chỉ nằm ở phía Trung Quốc”, ông Vương nói và trích dẫn vai trò toàn cầu của đồng đôla Mỹ, tỷ lệ tiết kiệm thấp, mức tiêu thụ khổng lồ và các hạn chế của Mỹ về xuất khẩu công nghệ cao nằm trong số các lý do.
Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm rằng “Hoa Kỳ đã hưởng lợi rất nhiều từ thương mại với Trung Quốc, đã nhận được rất nhiều hàng hóa giá rẻ, vốn có lợi cho người tiêu dùng Mỹ, và các công ty Mỹ được hưởng lợi rất lớn ở Trung Quốc”.
Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ có vẻ như đã tránh được cuộc chiến thương mại toàn diện vào tháng 5, với việc Trung Quốc đồng ý mua thêm các sản phẩm nông nghiệp và năng lượng của Mỹ, nhưng thỏa thuận này đã sụp đổ và hai bên đã đánh thuế nặng tương ứng vào hàng nhập khẩu của nhau.
Kể từ đó, Washington đe dọa sẽ áp thêm thuế đối với 450 tỷ đôla hàng hóa của Trung Quốc, và không có cuộc đàm phán chính thức nào diễn ra giữa hai nước kể từ đầu tháng 6.
Trung Quốc nói rằng họ cam kết giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và kêu gọi các nước khác ủng hộ thương mại tự do và hệ thống thương mại đa phương, mặc dù các nước châu Âu nói riêng cũng có nhiều khiếu nại về tiếp cận thị trường giống như Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết rằng căng thẳng hiện tại do Hoa Kỳ khởi xướng, và cả hai nên giải quyết vấn đề trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới, chứ không phải theo luật Mỹ.
“Trung Quốc không muốn đánh nhau trong cuộc chiến thương mại, nhưng khi đối mặt với thái độ hung hăng của Hoa Kỳ và vi phạm quyền lợi, chúng tôi không thể và phải có biện pháp đối phó”, Reuters dẫn lời ông Vương Nghị nói.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết thêm rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ đã có đàm phán và đạt được một sự đồng thuận, nhưng Hoa Kỳ đã không thỏa hiệp.
“Cánh cửa đối thoại và đàm phán của Trung Quốc vẫn luôn mở, nhưng đối thoại cần phải dựa trên bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và theo nguyên tắc”, ông Vương Nghị nói. “Bất kỳ áp lực và đe dọa đơn phương nào cũng sẽ chỉ có tác dụng ngược lại”.
https://www.voatiengviet.com/a/tq-moi-moc-thuong-mai-tu-do-voi-anh-de-ngo-dam-pham-voi-my/4505711.html
Hàn Quốc điều tra
vụ nữ bồi bàn Bắc Hàn đào tẩu từ TQ
Ủy ban Nhân quyền Hàn Quốc hôm 30/7 cho biết sẽ điều tra vụ hàng chục nữ bồi bàn ở nhà hàng Triều Tiên tự ý bỏ chạy đến Hàn Quốc 2 năm trước đây hay họ bị lừa hoặc bị nhân viên tình báo ép buộc, theo hãng tin Reuters.Vào tháng 4/2016, có 12 nhân viên bồi bàn cùng với người quản lý của họ đã rời một nhà hàng do nhà nước Triều Tiên quản lý ở Trung Quốc qua ngả Malaysia để đến Hàn Quốc.
Seoul nhanh chóng thông báo cuộc đào tẩu của họ, nhưng Triều Tiên nói rằng họ đã bị các điệp viên Hàn Quốc bắt cóc và yêu cầu những người này hồi hương.
Người quản lý nhà hàng trước đây cho Thông tấn xã Hàn Quốc Yonhap và các phương tiện truyền thông khác biết rằng một điệp viên từ Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc (NIS) vừa thuyết phục và vừa đe dọa để đưa ông cùng với các nữ bồi bàn tới Hàn Quốc.
Ủy ban Nhân quyền Quốc gia của Hàn Quốc, một cơ quan độc lập, tiết lộ rằng một số các nữ bồi bàn nói rằng họ không biết việc họ sẽ đi đến Hàn Quốc cho đến khi họ đến đại sứ quán Hàn Quốc tại Malaysia.
Sau các lời kêu gọi của một nhóm các luật sư và của ông Tomas Ojea Quintana, Báo cáo viên Đặc biệt về Nhân quyền của LHQ về Triều Tiên, Ủy ban Nhân quyền Quốc gia đã thực hiện một cuộc điều tra đầu tiên đối với vụ đào tẩu này.
https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-dieu-tra-vu-nu-boi-ban-bac-han-dao-tau-tu-tq/4505900.html
Vì sao Bắc Triều Tiên không thể
đi theo mô hình phát triển của Việt Nam ?
Nhân chuyến công du Hà Nội trong tháng 7/2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo có cho rằng Bắc Triều Tiên có thể đi theo mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam để có được phép lạ kinh tế tương tự. Tuy nhiên, theo quan điểm của tờ The Diplomat, Bắc Triều Tiên khó có thể nối gót Việt Nam.Ông Chang-Young Bang, chủ tịch KIMEP, trường đại học Almaty, Kazakhstan, tác giả bài viết nhìn nhận đây là quan điểm đang được rất nhiều người chia sẻ. Điều này thoạt nhìn có vẻ khá tự nhiên khi Bắc Triều Tiên có thể lấy Việt Nam như là một hình mẫu, cho rằng Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế thần kỳ mà không cần giải thể đảng Cộng sản thông qua một chính sách cải cách mở cửa nền kinh tế thị trường có định hướng.
Bốn khó
Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên đối mặt với nhiều thách thức và rào cản, nên khó mà theo bước Việt Nam. Điều này chủ yếu là do các đặc tính hệ thống chính trị Bắc Triều Tiên, chương trình hạt nhân, động lực địa chính trị và sự phân chia hai nước Triều Tiên.
Thứ nhất, Bắc Triều Tiên cần phát triển kinh tế nhanh hơn. Nhằm duy trì tính chính đáng của Kim Jong Un và giảm thiểu bất ổn kinh tế – chính trị, điều thiết yếu đối với Bắc Triều Tiên là phải có được tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ở mức 10% mỗi năm trong suốt 10 năm đầu tiến hành cải cách kinh tế. Tỷ lệ này còn cao hơn kết quả mà Hàn Quốc, Trung Quốc, và Kazakhstan đạt được lúc ở đỉnh điểm tăng trưởng kinh tế. Nhưng mục tiêu tăng trưởng 10% dễ làm nhụt chí này vẫn có thể thực hiện được nếu các điều kiện tiên quyết bên trong và bên ngoài được hội đủ.
Quyết định phi hạt nhân hóa của Kim Jong Un mang một ý nghĩa quan trọng, chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế, từ chủ nghĩa quân phiệt cứng nhắc sang phát triển kinh tế. Phát triển bị trì hoãn có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội nghiêm trọng, và trong dài hạn, có thể gây xáo trộn mối quan hệ Liên Triều do cách biệt về kinh tế ngày càng tăng. Do chênh lệch về thu nhập giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên là 22 lần nên người dân phía Bắc rất dễ bị xúi bẩy đào tẩu. Vì những rủi ro này, việc đạt được thành tựu kinh tế cụ thể trong một thời gian ngắn sẽ là giải pháp sống còn duy nhất cho Bình Nhưỡng để nhanh chóng có được sự ổn định trong việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế dài hạn.
Thứ hai, về thẩm quyền của người lãnh đạo tối cao, Việt Nam và Bắc Triều Tiên có nhiều khác biệt cơ bản. Tại Bắc Triều Tiên, tính hợp pháp của lãnh đạo tối cao bắt nguồn từ hệ thống cầm quyền do Kim Nhật Thành thiết kế nhằm tạo ra một cá nhân thích hợp nhất để thực hiện và thi hành hệ tư tưởng « tự lực tự cường » của ông. Người kế thừa được chọn là người lãnh đạo tối cao, không chỉ được chuyển giao toàn bộ quyền lực, mà còn cả quyền chọn người kế thừa tiếp theo sau đó. Cho đến lúc này, chỉ có các hậu duệ của Kim Nhật Thành lãnh đạo Bắc Triều Tiên.
Tại Việt Nam, hệ thống điều hành được tổ chức theo Hiến Pháp quốc gia đồng thời khẳng định hệ thống có thẩm quyền kiểm soát các hoạt động kinh tế – chính trị là chế độ cộng sản. Cơ cấu quyền lực là lãnh đạo tập thể và được phân cấp, bao gồm tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng. Nhân vật uy quyền nhất, tổng bí thư, được bầu chọn thông qua tranh cử giữa các ủy viên ban chấp hành trung ương Đảng. Chủ tịch nước phụ trách quân đội và đối ngoại, còn thủ tướng chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề kinh tế.
Vì khác biệt về hệ thống cầm quyền giữa Bắc Triều Tiên và Việt Nam, việc thay đổi do cải cách và mở cửa nền kinh tế thị trường có định hướng sẽ có những tác động khác nhau đối với tính hợp pháp về quyền lực của người lãnh đạo tối cao. Không những chính sách cải cách và mở cửa đó sẽ làm suy giảm quyền lực của lãnh đạo tối cao Bắc Triều Tiên, mà nó sẽ còn làm tổn hại cả tính hợp pháp của chính chế độ đó, vốn dĩ được xây dựng phục vụ cho vai trò người lãnh đạo tối cao. Do vậy, những vấn đề nào có liên quan đến tính chính đáng đều là một thách thức mà chỉ có Kim Jong Un mới có thể giải quyết.
Thứ ba, cũng như ở Việt Nam, hiện đại hóa nền kinh tế sẽ không xảy ra ở Bắc Triều Tiên nếu không có cải cách và mở cửa thị trường có định hướng. Tuy nhiên, Bắc Triều Tiên sẽ có nguy cơ chế độ bị bất ổn nhiều hơn so với Việt Nam khi thực hiện những chính sách đó.Bởi vì, việc cải cách hệ thống còn phụ thuộc vào việc loại trừ nạn tham nhũng và các thói lề đạo đức giả mà chế độ xã hội chủ nghĩa đang duy trì.
Mặt khác, mở cửa kinh tế thị trường có định hướng là nhằm hội nhập với kinh tế thế giới, phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ, bí quyết kinh doanh, vốn nước ngoài, và nhân lực sản xuất cũng như là hệ thống xuất nhập khẩu. Trong ngắn hạn, điều đó sẽ làm cho chế độ bất ổn. Tư hữu hóa các doanh nghiệp Nhà nước, yếu tố cốt lõi trong cải cách thị trường có định hướng, chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp bị phá sản. Điều đó đòi hỏi nhiều thời gian và gây ra nhiều trở ngại cho các doanh nghiệp bị tư hữu hóa để từng bước tái phục hồi năng lực và tạo ra lợi nhuận.
Cũng có những rủi ro tương tự khi mở cửa hội nhập với thị trường thế giới. Việc mở cửa cũng gây ra những hệ quả mà chế độ không mong muốn. Cho dù chúng ta không diễn giải « mở cửa » như là quyền cơ bản có được thông tin và hiểu biết thông qua việc minh bạch các vấn đề chính trị, kinh tế, và các vấn đề chung của xã hội, thì việc mở cửa thị trường có định hướng cũng sẽ dẫn đến khả năng dân chúng biết được các vi phạm nhân quyền và tham nhũng.
Thứ tư, không giống như Việt Nam, để Bắc Triều Tiên chấp nhận phi hạt nhân hóa và hiện đại hóa thành công nền kinh tế, cần phải có một hiệp định hòa bình bền vững và tạo thuận lợi cho hợp tác Bắc – Nam. Nói một cách đơn giản, Bắc Triều Tiên không thể chỉ đơn giản thực hiện có hiệu quả chương trình cải cách và mở cửa thị trường có định hướng ; sẽ không thể tiến hành hiện đại hóa nền kinh tế nếu như Nam-Bắc Triều Tiên vẫn duy trì quan hệ thù địch.
Bắc Triều Tiên hiện có một đội quân hùng mạnh gồm 1,2 triệu binh sĩ và dành đến 25% tổng thu nhập quốc dân cho các mục tiêu quân sự. Để thúc đẩy phát triển kinh tế, cần phải có một hiệp định hòa bình giữa Bắc và Nam Triều Tiên cho phép cả hai nước hóa giải đối đầu quân sự và phân bổ lại mức chi quân sự cao nhằm thúc đẩy các ngành xuất nhập khẩu
Có một điểm cần nhấn mạnh là chỉ khi nào Bắc Triều Tiên tiến hành cải cách chế độ, thay đổi hệ tư tưởng chính thống, thì hai nước Triều Tiên mới có thể đạt được đồng thuận về một hiệp định hòa bình và hóa giải được sự đối đầu giữa Bắc Triều Tiên và cộng đồng quốc tế. Để thay đổi chính sách đối ngoại, thì trước tiên hệ tư tưởng chỉ đạo các chính sách đối nội phải thay đổi. Việc cải cách hệ tư tưởng thống trị chế độ không thể xẩy ra nếu như Kim Jong Un không có các biện pháp mạnh bạo.
Nhiều thuận lợi
Một khi đã nêu ra các rào cản và hạn chế to lớn đối với Bắc Triều Tiên trong việc đi theo mô hình Việt Nam, chúng ta cũng cần phải xem xét kỹ lưỡng những lợi thế và bất lợi của Bình Nhưỡng trong việc xây dựng một mô hình kinh tế tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Để có được sự tăng trưởng năng động nhất trên thế giới sau khi hoàn tất tiến trình phi hạt nhân hóa, Bắc Triều Tiên cần có một chiến lược phát triển kinh tế hợp lý và khách quan. Khác với các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Bắc Triều Tiên có nhiều lợi thế tương đối để khắc phục được sự chậm trễ của mình.
Ví dụ, Bắc Triều Tiên có thể có được các nguồn tài chính để phát triển nếu từ bỏ phát triển chương trình hạt nhân. Bên cạnh đó, các láng giềng xung quanh Bắc Triều Tiên là những nước phát triển về kinh tế, như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc, đó là những quốc gia đã có được tốc độ tăng trưởng cao trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra, Bắc Triều Tiên rất giàu tài nguyên thiên nhiên, nhiều tiềm năng phát triển du lịch và các nguồn hải sản. Nước này có vị trí địa chính trị thuận lợi để phát triển lĩnh vực dịch vụ hậu cần. Cuối cùng, Bắc Triều Tiên có thể áp dụng một cách chọn lọc các kinh nghiệm và kiến thức tốt của những quốc gia đã thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa thông qua việc mở cửa đất nước và tiến hành cải cách.
Nếu Kim Jong Un kiên quyết tiến hành phi hạt nhân hóa và thực hiện các cải cách, mở cửa đất nước, với sự hỗ trợ và hợp tác của năm quốc gia (tham gia vòng đàm phán 6 bên), thì Bắc Triều Tiên có tiềm năng to lớn để đạt được mức tăng trưởng kinh tế lịch sử, chưa từng thấy và kỳ diệu.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180730-vi-sao-btt-mo-hinh-phat-trien-vn
Indonesia mở đường cho hàng trăm du khách
xuống núi sau động đất
Gần 700 du khách hôm 30/7 di chuyển xuống núi Rinjani, nằm trên đảo du lịch nổi tiếng Lombok của Indonesia, một ngày sau khi xảy ra trận động đất mạnh 6.4 độ richter khiến những người leo núi kinh hoảng khi những tảng đá rơi xuống sườn ngọn núi lửa, theo Reuters.Các quan chức cho biết, số người chết trong trận động đất hôm 29/7 là 16 người. Hơn 335 người bị thương, và nhiều người bị thương do các tòa nhà bị sụp đổ.
Trung tâm trận động đất là ở phía bắc Lombok, nhưng khu vực đảo nghỉ dưỡng Bali ở phía tây cũng cảm nhận được.
Giới hữu trách công viên quốc gia ngày 30/7 cho biết rằng tuyến đường chính dẫn lên đỉnh núi lửa cao 3,726 mét đã được dọn dẹp, và một chiếc trực thăng đã thả vật dụng xuống cho những người vẫn đang tìm đường tới nơi an toàn.
Người phát ngôn của cơ quan giảm nhẹ thiên tai quốc gia, ông Sutopo Purwo Nugroho, ước tính có 689 người vẫn còn kẹt ở núi Rinjani.
“Hàng trăm người đi bộ trong miệng núi lửa ở các khu vực leo núi không thể đi xuống cho dù muốn, vì các con đường bị đất đá sạt lở bao phủ, và có những lo ngại xảy ra sạt lở đất tiếp theo”, Reuters dẫn lời ông Sutopo phát biểu tại một cuộc họp báo.
Có tới 820 người, hầu hết trong này là người nước ngoài, đang ở trên núi Rinjani khi trận động đất xảy ra, khiến hai con đường mòn không thể đi được, ông Sutopo cho biết trên trang Twitter vào cuối ngày 29/7.
Người Thái Lan là nhóm lớn nhất trong số 637 người nước ngoài đăng ký leo núi vào ngày 27 và 28/7, với 337 người. Kế đó là người Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha.
Trong một tin trên Twitter, Công viên quốc gia núi Rinjani hôm 30/7 cho biết tuyến đường chính, Senaru, đã được mở trở lại để mọi người đi xuống.
Nhà chức trách dự kiến 500 du khách đi bộ sẽ xuống đến chân núi vào lúc 5 giờ chiều, ông Agung Pramuja, một viên chức giảm nhẹ thiên tai ở khu vực Tây Nusa Tenggara của Indonesia cho biết.
Viên chức này cho biết thêm rằng một vụ lở đất gây ra bởi trận động đất đã khiến một nhóm sáu người bị kẹt ở hồ trên miệng núi lửa cao thứ hai của Indonesia, và khoảng 100 binh sĩ, cảnh sát và nhân viên cứu hộ đang tìm cách để giải cứu nhóm người này.
Động đất khá phổ biến ở Indonesia vì quốc gia này nằm trên “Vành đai lửa” của Thái Bình Dương.
https://www.voatiengviet.com/a/indonesia-mo-duong-cho-hang-tram-du-khach-xuong-nui-sau-dong-dat/4505886.html
Vụ MH370: Báo cáo điều tra chung cuộc
của Malaysia không có gì mới
Trọng NghĩaHơn bốn năm sau khi chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines, trên đường đi từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh vào đêm mồng 07, rạng ngày 08 tháng Ba năm 2014, đột ngột mất tích với 239 người trên máy bay, ủy ban điều tra của chính quyền Malaysia, ngày 30/07/2018, đã công bố bản báo cáo chung cuộc trong một cuộc họp báo tại thủ đô Malaysia. Kết quả đã khiến gia đình các nạn nhân hết sức thất vọng vì không có thêm yếu tố mới nào.
Theo nhận xét của thông tín viên RFI Florence de Changy, trong lịch sử hàng không dân dụng hiện đại, chưa bao giờ một chiếc phi cơ cỡ lớn – như chiếc Boeing 777 trong chuyến bay MH370 – lại có thể biến mất mà không để lại dấu vết. Thế nhưng trường hợp chuyến bay MH370 là một ngoại lệ, làm dấy lên nhiều câu hỏi nhất là khi loại Boeing 777 được coi là một trong những loại máy bay an toàn nhất hiện nay, và Biển Đông là một trong những vùng biển được giám sát chặt chẽ nhất trên toàn thế giới.
Mở đầu cuộc họp báo diễn ra ngày hôm nay tại Kuala Lumpur, ông Kok Soo Chon, lãnh đạo cơ quan điều tra tuyên bố rằng báo cáo trên nguyên tắc là chung cuộc này, rốt cuộc chưa phải là báo cáo cuối cùng. Bởi vì, kết luận của cuộc điều tra là không thể xác định nguyên nhân thực thụ của vụ chuyến bay MH370 bị mất tích.
Vài giờ trước khi Ủy Ban Điều Tra Malaysia họp báo, cô Grace Nathan, một nữ luật sư trẻ người Malaysia có mẹ trên chuyến bay MH370 đã nhận định : « Có sự thiếu chính xác trong các câu trả lời được đưa ra, và cũng không có câu trả lời thỏa đáng cho một số câu hỏi hoàn toàn chính đáng ». Các gia đình nạn nhân đã được Ủy Ban Điều Tra thông báo kết quả một cách riêng biệt.
Tuy nhiên, bản báo cáo đã loại trừ khả năng một sự cố kỹ thuật, đồng thời cũng bác bỏ giả thuyết cơ trưởng Shah Zaharie của chuyến bay đã có một hành động tự sát. Báo cáo nói rõ là không có gì đáng ngờ trên thiết bị mô phỏng chuyến bay của viên phi công mà giới điều tra đã tìm thấy, trái với những tin đồn được một số phương tiện truyền thông Mỹ và Úc loan truyền.
Báo cáo đã kết luận một cách đầy hoài nghi khi nhấn mạnh đến việc « thiếu bằng chứng » cả để xác nhận lẫn phủ nhận giả thuyết được nêu ra. Thế nhưng, giới điều tra cho biết họ không loại trừ khả năng có sự can thiệp của một bên thứ ba vào vụ mất tích.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180730-vu-mh370-bao-cao-dieu-tra-malaysia
Mugabe bất ngờ xuất hiện trước bầu cử
ở Zimbabwe
Cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe bất ngờ mở họp báo ngay trước khi diễn ra bầu cử tại Zimbabwe.Zimbabwe: Mugabe bị đảng cầm quyền khai trừ
Bắt hiệu trưởng ĐH cấp bằng TS cho vợ Mugabe
Ông Mugabe nói ông sẽ không ủng hộ người kế nhiệm trong đảng Zanu-PF, Emmerson Mnangagwa, sau khi bị buộc từ chức bởi “đảng do tôi sáng lập”.
“Tôi không thể bỏ phiếu cho những kẻ đã dày vò tôi,” ông nói.
Người dân Zimbabwe sẽ đi bỏ phiếu hôm thứ Hai trong cuộc bầu cử đầu tiên từ khi ông Mugabe bị ép ra đi tháng 11 năm 2017.
Phát biểu tại nhà riêng ở thủ đô Harare hôm Chủ nhật, cựu tổng thống nhắc lại rằng ông đã bị “sa thải” trong một cuộc đảo chính quân sự, và rằng ông từ bỏ chức vụ để “tránh xung đột”.
Ông nói ông nay muốn lãnh đạo phe đối lập Nelson Chamisa của Phong trào Thay đổi Dân chủ (MDC) chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu.
Ông Mugabe bác bỏ tin nói khi còn là tổng thống, ông từng định chuyển giao quyền lực lại cho vợ, bà Grace.
Ông nói từ khi ông mất chức, “nhân dân Zimbabwe đã không được tự do”.
Nhận xét của Pumza Fihlani, BBC News, Harare
Robert Mugabe hầu như không còn xuất hiện từ khi mất chức tổng thống tháng 11 năm ngoái. Cuộc họp báo ngạc nhiên hôm Chủ nhật chứng tỏ cựu lãnh đạo này vẫn chưa tha thứ cho những người lấy đi Zimbabwe của ông ta.
Phần lớn bài phát biểu của ông là dành để chỉ trích chính phủ hiện nay của Emmerson Mnangagwa, từng có lúc là đồng minh gần gũi.
Ông ta tin rằng con đường đi lên của Tổng thống Mnangagwa là phi pháp và vi hiến.
Nhưng ông Mugabe có còn quan trọng ở Zimbabwe?
Cảm giác chủ đạo, đặc biệt trong giới trẻ, là ông đã không còn nhận ra những thách thức đối diện người Zimbabwe hôm nay.
Mặc dù Zimbabwe có thể nợ ông Mugabe nhờ nền độc lập, có một Zimbabwe mới đang chờ ra đời, một đất nước nơi ông không còn chỗ.
Bầu cử vào thứ Hai
Hơn năm triệu người Zimbabwe sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần đầu tiên sau 38 năm mà không có Mugabe nắm quyền.
Họ sẽ bỏ phiếu để bầu tổng thống, quốc hội và bầu cử địa phương. Có 23 ứng viên tranh chức tổng thống.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-45001028
Nhận xét
Đăng nhận xét