Giữ lửa trong tim
Bùi Củng Duy cùng với hai mươi chín tù nhân sắp hàng trước căn nhà trực ban. Họ chuẩn bị làm thủ tục cuối cùng để nhận giấy ra trại.
Quản giáo và ba công an vũ trang lần lượt lục soát tư trang đặt trước mặt mỗi người. Họ nắn bóp từng túi áo, từng góc chiếc ba lô và ngay cả lai quần tù đang mặc. Tù nhân đã chứng kiến cảnh nầy trong các đợt phóng thích trước đó. Vì vậy, chẳng ai dám giấu giếm một vật gì có di hại cho cái giờ phút quan trọng nầy. Ðợt phóng thích đầu tiên, nhiều tù nhân bị giữ lại vì lén mang thư của bạn bè gởi về cho gia đình.
Sáng nay, trước khi có lệnh tập họp, Duy đã cẩn thận soát xét lại túi xách lần cuối. Một bộ áo quần tù vá chằng vá đụp hàng trăm mảnh đủ loại vải nằm trong chiếc bao cát có quai mang. Anh muốn đem bộ áo quần nầy về để giữ làm kỷ niệm. Tất cả vật dụng khác Duy đã phân chia cho bạn tù trong đêm hôm trước, ngoại trừ chiếc mũ lưỡi trai mà Thoa, vợ anh đã vội vàng chạy ra phố mua cho chồng trước khi lên đường trình diện. Duy còn nhớ, hôm đó nàng đong gạo cho mười ngày ăn và một bộ quần áo dân sự nàng đã sắp sẵn trong chiếc ba lô. Thoa cũng không quên đem cho Duy hai cây viết bic và một cuốn vở học trò.
- Lột mũ đưa xem.
Tiếng quát của cán bộ Quản giáo làm Duy sực tỉnh. Anh vội cầm chiếc mũ lưỡi trai đang đội trên đầu trao cho hắn. Y lận vành trong chiếc mũ lên xem xét. Chợt, hắn chú ý đến vật gì ở bên dưới tàng mũ, rồi chuyển ngay cho cán bộ trực đem trình lên ban giám thị.
Một tiếng đồng hồ trôi qua, Duy hồi hộp đợi chờ. Chẳng biết có vấn đề gì nơi chiếc mũ. Hai mươi chín bạn tù đã lần lượt rời khỏi trại chỉ còn lại mình Duy. Gần hai giờ sau, Duy mới được lệnh vào trình diện phó giám thị. Lão cầm chiếc mũ đưa trước mặt Duy, hỏi:
- Chiếc nón nầy của ai?
- Thưa cán bộ, của tôi.
Lão lật ngửa chiếc mũ dí sát mặt Duy hỏi:
- Ai viết hai dòng chữ nầy?
Duy hoảng hốt nhớ lại chính mình đã viết hai câu thơ vào đấy. Mười năm, chiếc mũ trở thành của quý. Không có dịp nào để dùng nó. Dù chiếc mũ ấy đã lấy ra cất vào chẳng biết bao nhiêu lần trong các đợt khám xét đồ dùng của tù nhân. Duy đã quên khuấy hai câu thơ viết bằng mực bút bi trong lúc nghỉ chân trên đường đến trại tập trung. Ðường đi rừng núi trùng trùng, ngút ngàn xa tắp. Tương lai mù mịt. Ngày về chỉ là niềm hy vọng mong manh.
- Anh câm rồi đấy hử?
Tiếng quát của giám thị đã kéo ý nghĩ anh trở về với câu hỏi.
- Vâng, chính tôi viết, Duy trả lời.
Vậy ai đặt ra hai câu thơ nầy?
- Cũng chính tôi.
- Rõ ràng là anh chưa tiến bộ, che giấu tư tưởng phản động. Anh còn mơ một ngày về có “cờ vàng ba que” chào đón đấy hử?
Rồi lão dằn giọng tiếp:
- Một triệu quân Mỹ, một triệu quân ngụy được trang bị võ khí từ đầu đến chân mà còn bỏ chạy. Ðảng ta lãnh đạo vô cùng sáng suốt. Quân đội ta giờ đây hùng mạnh nhất thế giới. Anh đừng mong lật ngược thế cờ.
- Nhưng thưa cán bộ, hai câu thơ của tôi không có ý đó – Duy chống chế.
- Không có ý đó à ? Nó rành rành ra đấy. Ðứa trẻ nít cũng biết cái ý đồ trong anh.
- Nầy nhé: “Ðường đi rừng núi ngút ngàn” ! Câu này nói lên lòng phẫn uất đối với đảng và nhà nước đã giam cầm, đày ải các anh nơi rừng sâu nước độc. Có đúng không nào?
Lại câu này nữa: “Ðường về lụa nắng trải vàng em ơi !” Nắng mà bằng lụa à? hay nhỉ.
Lão ta trở giọng quát:
- Chỉ có lá cờ vàng mới bằng lụa ! Anh mượn màu nắng để ví lá cờ. Anh còn phải ở lại đây, phải cải tạo lâu dài cho đến khi nào tư tưởng của anh tiến bộ thì mới được tha.
Duy phân trần:
- Thưa cán bộ, hai câu thơ ấy tôi viết cách đây bảy năm.
- Tôi không cần biết cách đây bảy năm hay bảy ngày. Các anh là những tên ngụy ác ôn có nợ máu với nhân dân. Ðảng đã tập trung các anh vào đây để bảo vệ mạng sống trước lòng dân đang căm hận. Ðã có một số “ngụy quân ngụy quyền” được tha về bị đồng bào xử lý trên đường đi, anh có biết rõ điều đó không?
Nói xong, hắn ra lệnh Duy trở vào trại viết tờ tự kiểm và hẹn chờ cứu xét.
Duy bước đi với cõi lòng tan nát. Nước mắt anh đầm đìa trên đôi má trũng sâu. Bảy năm chịu đựng cuộc sống khổ nhục của một kiếp tù, anh chưa bao giờ để rơi những giọt nước mắt yếu đuối. Duy khóc vì uất ức trước sự áp bức của kẻ mạnh, như lý lẽ của loài cáo đối với một con cừu trong bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine: “La raison du plus fort est toujours la meilleure” (Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng).
Căn phòng vắng hoe. Mọi người giờ này đang làm việc ngoài đồng, Duy vất chiếc túi, rồi vật mình trên sạp ôm mặt.. Anh để cho nước mắt chảy ràn rụa không cần che giấu. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội đầu hàng, anh cũng đã để rơi những giọt nước mắt uất nghẹn, chán chường như thế. Sức mạnh và hào khí vẫn còn ngùn ngụt trong anh, trong đơn vị anh, bỗng dưng sức ép nào đã buộc anh và chiến hữu phải buông súng đầu hàng?!
Nhân loại đã phê phán Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, Mao Trạch Ðông đả phá toàn bộ nền văn hóa cổ truyền của Trung quốc… Nhưng đã có mấy ai lên tiếng về hành động của cộng sản Việt Nam tịch thu và đốt tất cả những văn hóa phẩm không nằm trong quỹ đạo của Ðảng. Chúng bỏ tù, thủ tiêu giới trí thức, văn nghệ sĩ sống dưới chế độ cộng hòa.
Trong tù, chúng đặt người theo dõi, nghe lén những ai có biểu hiện phản kháng qua thơ văn. Ðiển hình là “vụ nhà thơ Trần Nguyên Bích” xảy ra tại trại tù S.G. Anh đã đọc hai câu thơ của Cao Bá Quát:“Ba hồi trống giục mồ cha kiếp, Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời”mà bị lên án anh là phản động dẫn đến cái chết của vợ lẫn chồng một cách thê thảm trong cơn khủng hoảng tinh thần.
Còn tù nhân Trần Xuân Lực chỉ vì bức tranh điêu khắc một thiếu nữ khỏa thân trên bản gỗ mang tính nghệ thuật cao mà phải bị cùm gần tháng trời trong hầm tối, mặc dù anh thực hiện theo lệnh của cán bộ quản giáo đội. Cái ti tiện của con người cộng sản là đã không dám nhận lỗi mà còn tố ngược nạn nhân để lấp liếm bản chất gian dối cố hữu của mình. Y lại chường cái bản mặt đồi trụy tô màu “đạo đức cách mạng” để bảo vệ thẻ đảng đầy nhơ bẩn của y. Trần Xuân Lực đã thoát chết trong trận đánh hội đồng của bốn tên bộ đội du côn trong đêm khuya để trả thù cho tên quản giáo đội với lý do Lực đã khai thực với vị chính uỷ đơn vị cai quản tù nhân tên người chủ bức tranh điêu khắc đó.
Trong nỗi thất vọng tận cùng, Duy thiếp đi dưới cơn nóng bức của buổi trưa mùa Hạ. Chợt, có người đánh thức chàng dậy, thì ra Trần Quang Trân. Anh từ khu sửa chữa kỹ thuật của trại về phòng nhận cơm trưa. Trân ngạc nhiên vì Duy đã được tha về sáng nay sao bây giờ vẫn còn nằm đây. Sau khi Duy cho biết vì hai câu thơ viết dưới tàng mũ từ năm 1975 mà bị giữ lại. Trân nở nụ cười méo xệch, tâm sự:
“Bọn mình còn lạ gì chiếc răng nanh của loài vượn. Bảy năm cai trị toàn cõi đất nước, chiếc răng nanh dính đầy máu của bạo quyền Hà Nội đã hiện ra khiến cho nhân dân miền Nam rợn người và ghê tởm”. Chợt Trân ghé vào tai của Duy nói nhỏ : “Không về trước thì về sau..” Rồi để trấn an Duy đang trong cơn thất vọng, Trân nói nhanh: “Ở lại còn có bọn mình. Nhiều điều lý thú cậu có dịp sẽ biết. Nầy, mình báo tin mừng cho cậu, tớ vừa ráp thành công một chiếc radio bỏ túi. Làn sóng rất mạnh, có thể nghe được đài VOA và BBC, đang trong giai đoạn trắc nghiệm, chưa hoàn tất. Bí mật đấy nhé ! Khi nào xong mình sẽ cho cậu “vào tổ hợp”.
Trân quay lưng đi xuống nhà bếp, một tay cầm chiếc ca đựng cơm, tay kia xách chiếc lon guy-gô đã lên màu đen nhánh của khói bếp. Miệng huýt gió đoạn nhạc : Tung cánh chim tìm về tổ ấm…
Trung úy Trần Quang Trân, nguyên là kỹ sư điên tử được đào tạo tại Nhật. Anh phục vụ tại phòng truyền tin thuộc Tiểu khu Thừa Thiên. Khi miền Trung mất vào tay quân Bắc Việt, Trân bị kẹt lại tại vùng 1 chiến thuật và bị bắt vào trại tù cải tạo.
Trong thời gian quản lý của bộ đội cộng sản,Trân được trung đoàn bộ xử dụng làm chuyên viên sửa chữa điện thoại, các loại máy truyền tin cũng như các trạm ra đa bị hư hỏng. Dịp nầy, cán bộ, bộ đội tác oai tác quái buộc anh sửa chữa các loại radio của cá nhân hoặc của gia đình. Anh nhất quyết từ chối và yêu cầu họ phải có lệnh của cán bộ quản lý trực tiếp và điều hành công việc của anh đang làm. Một đêm tối trời, anh bị đẩy ra ngoài sân trại, đám bộ đội côn đồ xúm nhau đánh hội đồng. Sống dở chết dở, anh nằm trạm xá mất hai tuần lễ. Sau đó, Trân được ban lãnh đạo quyết định cho anh ở hẳn tại căn phòng biệt lập trong khu cán bộ.
Tháng Mười năm 78, Trần Quang Trân được chuyển giao qua bộ công an quản lý cùng với một số tù nhân từ các trại tập trung dồn vào trại tù Tiên Lãnh. Tại đây, trại dành cho anh một cái chòi nhỏ nằm riêng biệt trong khu nhốt tù để làm nơi sửa chữa các loại máy móc thuộc về điện tử từ các nơi đem đến.
Cộng sản định nghĩa thế nào là nợ máu để phải cải tạo lâu dài như theo chính sách đã đề ra ? Trần Quang Trân là chuyên viên kỹ thuật, nợ máu đâu chẳng thấy mà chỉ thấy anh làm lợi cho đảng và nhà nước kéo dài đến bảy năm. Họ đã lợi dụng tài năng, bóc lột sức lao động trên mồ hôi, nước mắt của anh bằng những năm tháng “nước sông công tù”.
Buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tù nhân được phép đi dạo ngoài sân vài mươi phút đồng hồ trước khi vào phòng khóa cửa. Trân hớn hở rỉ vào tai Duy : “Xong rồi, đêm nay hai đứa mình thử nghe đài VOA. May mắn là mình lượm được chiếc ê-cút-tơ trong đống máy móc phế thải của chúng nó mang về, sửa lại nghe rất rõ, bảo đảm giữ được bí mật”. Ðúng giờ, Trân và Duy nằm chụm đầu vào nhau như đang thì thầm tâm sự. Bên dưới gối là chiếc radio được hóa trang như một hộp đựng thuốc hút bỏ túi.
Giọng của xướng ngôn viên quen thuộc phát ra từ trong hộp thuốc: “Ðây là Tiếng Nói Hoa Kỳ phát thanh từ Thủ đô Hoa Thinh Ðốn …”
Lòng Duy bỗng rộn lên như gặp lại người bạn cố tri sau mười năm xa cách. Tiếng nói từ bên kia nửa vòng trái đất mà chàng cảm thấy thật gần gũi, thân thương. Ðối với tù nhân trong chế độ cộng sản, được nghe những tin tức trung thực từ thế giới bên ngoài là món ăn tinh thần quý giá để nuôi dưỡng và bồi đắp niềm tin. Bản tin tức đầu tiên họ nghe được là tướng Mỹ Vessey sẽ đến Việt Nam để tiếp tục thương lượng tìm kiếm số lính Mỹ còn mất tích trong chiến cuộc và và mở đầu cuộc thảo luận giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Ðốn trong chương trình “Tái định cư tù cải tạo”.
Cảm ơn “chiếc hộp thuốc”, cảm ơn Trần Quang Trân, người bạn tù tài năng đã cho Duy luồng sinh khí làm bừng dậy nguồn hy vọng gần như lịm tắt trong những ngày qua. Duy thì thầm đọc kinh cầu nguyện dâng lời tạ ơn lên Thiên chúa.
Lần đầu tiên trong mười năm, giấc ngủ êm đềm đến với Duy trong hào quang rực rỡ. Duy mơ thấy Thoa cùng hai con đứng đón chàng tại cổng trại có cả thân nhân của các bạn tù khác và đồng bào địa phương đến tham dự cuộc tiếp rước tù rất nồng nhiệt.
Bỗng, một loạt súng nổ vang. Ðám đông chạy tán loạn. Tiếp theo là tiếng kẻng báo động và tiếng chân người chạy rầm rập bên ngoài sân trại. Duy giật mình tỉnh giấc. Tù nhân trong phòng kẻ đứng người ngồi ghé mắt nhìn qua cửa tò vò. Ðội công an bảo vệ hối hả lục soát hai bên bờ tường thành. Ðèn bật sáng, cửa phòng mở tung ra. Cán bộ quản giáo đội bước vào, quát lớn:
- “Tất cả ngồi vào vị trí điểm danh, bắt đầu đội trưởng”. Số 1 Ðỗ Văn Chương, số 2, 3, 4… 60 đội phó Cao Khanh, đủ. Cán bộ lặng lẽ rời khỏi phòng, đóng sầm cửa lại. Không khí ngột ngạt đồng lõa với bóng đêm đè nặng lên tâm não người tù.
Buổi sáng, cửa phòng giam vừa mở là mọi người ùa ra ngoài xem cớ sự của đêm qua ra sao. Dãy phòng bên kia, anh em tù đang dáo dác nhìn lên đầu tường cuối trại. Một xác người nằm treo vắt vẻo nửa ngoài nửa trong trên đường dây kẽm gai ở đầu tường. Nạn nhân mặc bộ quần áo xanh bộ đội đã bạc màu. Máu nhuộm đỏ trên đầu vách và chảy một đường dài đã khô cứng. Kẻ trốn trại không ai khác hơn là tên trật tự, tù hình sự nghiện xì ke ma túy và trộm cắp. Hắn lợi dụng sự tự do đi lại hàng ngày móc sẵn vào cọc trụ đầu góc tường một sợi dây để nửa đêm trốn thoát. Bị cán bộ tuần tra phát giác trong lúc hắn đang chun qua hai đường dây kẽm gai. Một loạt súng đã kết liễu đời hắn.
“Chiếc hộp thuốc” nghe được đài BBC khá rõ nhưng đa số cựu quân nhân miền Nam không thiện cảm với đài nầy. Thời điểm 1975, tiếng nói ấy đã gây tác hại không nhỏ cho tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã tường thuật sai lệch, nói đúng hơn là thiên vị cộng sản Bắc Việt trong các trận đánh của hai lực lượng.
Một tháng sau, trại tăng cường Nguyễn Mậu Lân phụ giúp cho Trần Quang Trân trong việc sửa chữa máy móc. Lân từ một đội khác điều về, cũng là bạn tù trên bảy năm cả nên Trân đã dễ dàng kết nạp Lân vào “tổ hợp thuốc hút” không đắn đo. Những tin tức nào quan trọng có tính cách thời sự quốc tế liên quan đến Việt Nam là “tổ hợp” phát đi bằng cách rỉ tai theo dây chuyền cho tù nhân lên tinh thần. Thời gian thuận lợi nhất là giờ tản bộ trên sân sau bữa ăn chiều. Bản tin lập tức được loan truyền nhanh chóng cho hầu hết anh em tù chính trị toàn trại.
“Tổ hợp Thuốc hút” dần dần quy tụ đến mười bảy người.. Thành phần là cựu sĩ quan, còn lại là vài viên chức chính quyền miền Nam. Những bản tin nghe được từ đài VOA, anh em tù càng thêm phấn kích trước tình hình…..nên “Tổ hợp”dự tính tổ chức một lực lượng hành động một khi thời cơ đến.
* * *
Những cánh rừng tiếp nối vây quanh tạo thành vòng đai kiên cố khiến khu trại 1 Tiên Lãnh trở thành chiếc hộp dưới nắng hè nung đốt. Vách tường xây bằng gạch xi-măng giữ sức nóng âm ỉ đến tận đêm khuya. Tù nhân nằm sắp lớp, san sát trên hai dãy sạp bện bằng tre lồ ô trong phòng kín ngột ngạt. Người nóng hâm hấp như lên cơn sốt. Họ cởi hết áo quần cố dỗ giấc ngủ, hầu lấy lại sức cho buổi lao động ngày mai.
Ánh trăng mười tám sáng vằng vặc trên đỉnh trời. Sự yên ắng về đêm nghe rõ mồn một từng tiếng dế kêu rả rích, thêm tiếng vượn hú từ xa vọng về tăng phần áo não của cảnh rừng đêm hoang vắng. Khu trại tù đang chìm trong cảnh tịch mịch, bỗng tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng đạn lên nòng lách cách.. Ðoàn người vũ trang bủa vây căn nhà số 12.
Cửa mở, đèn phòng bật sáng. Một cán bộ ra lệnh: “Tất cả nằm yên tại chỗ, không được động đậy”. Hắn đưa ánh mắt cú vọ nhìn khắp phòng rồi tiếp:
- “Áo quần chăn chiếu để nguyên trạng, từng người một, hai tay đặt lên đầu, bước ra khỏi phòng”.
Sáu mươi tù nhân thân mình trần trùi nối đuôi nhau bước qua hai chặng kiểm soát do bốn tên công an lạ mặt soát xét trên thân thể từng người. Xong, chúng dồn tù ngồi gom vào một chỗ có sẵn tiểu đội vũ trang chĩa súng canh giữ.. Số công an khác vào phòng kiểm tra áo quần mền gối và bên dưới sạp giường nằm.
Dường như toán lục soát đạt được mục đích mau lẹ nên họ ngừng tay. Một tên công an lạ hoắc đọc tên những tù nhân sau đây đứng vào một góc : Trần Quang Trân, Nguyễn Mậu Lân, Trần Củng Duy, Võ Tá Hưng và Lê Minh. Chúng xích tay từng người, rồi áp giải lên ban giám thị trước những cặïp mắt ngỡ ngàng của bạn tù. Số còn lại được lệnh trở vào phòng.
Một tuần lễ kế tiếp, đội tù chính trị nào cũng đều có người bị gọi lên cơ quan tra vấn và viết tờ tự kiểm. Trọng tâm tờ kiểm điểm là phải thành thật khai báo đã nhận được tin tức phản động nước ngoài do người nào đưa tin và đã rỉ tai cho những ai.
Hết người nầy qua người khác, họ khai lẫn lộn cho nhau thành dây chuyền, cứ như thế mà hầu hết số tù nhân chính trị trong cùng một khu đều bị viết kiểm điểm.
Trần Quang Trân bị áp giải về Ty Công an ngay trong đêm hôm đó cùng với tang vật là chiếc radio được hóa trang như chiếc hộp đựng thuốc hút. Một tháng trời đằng đẵng, chúng khai thác anh để tìm ra động cơ nào đã khiến anh làm ra chiếc radio nghe đài ngoại quốc và có ai bên ngoài tiếp tay, cung cấp các linh kiện cho anh lắp ráp.
Hàng chục lần lấy khẩu cung, hàng trăm lần viết tường thuật,
Trần Quang Trân vẫn giữ nguyên lập trường:
- Không có động cơ chính trị nào ở bên ngoài thúc đẩy anh cả, mà do thói quen nghề nghiệp, thích tìm tòi và phát kiến.
- Những linh kiện dùng để làm thành chiếc radio bỏ túi đều được anh tận dụng từ trong đống vật liệu phế thải do ban giám thị mang về. Cũng từ “đống rác” điện tử nầy mà anh đã sửa chữa, phục hồi hàng trăm máy truyền tin, TV, radio, cassette và những dụng cụ điện tử khác cho toàn thể cán bộ trong trại, ngoài trại và hầu như cho cả ty công an.
Riêng bốn người còn lại Duy, Minh, Hưng và Lân bị giam tại trại. Họ cũng không khai báo điều gì mới mẻ. Riêng Trần Củng Duy xác nhận nghe đài trực tiếp và thông báo những tin tức đã nghe được cho bạn tù.
Một phiên tòa được mở ra tại hội trường của trại, cũng đầy đủ mâm bát các nhân vật của một “Tòa án Nhân dân”. Ðể dằn mặt tù nhân, toàn tổng trại được lệnh tập trung về tham dự phiên tòa. Mười lăm tù phạm có liên hệ trực tiếp nghe đài nước ngoài và loan truyền tin tức trong trại đứng sau vành móng ngựa. Ðiều đáng để ý là phiên xử được sắp đặt theo lớp lang như trình diễn một tuồng kịch. Nhưng không khí vô cùng nặng nề đầy trấn áp. Không luật sư biện hộ, bị cáo không được đối chất trước tòa và điểm nổi bật hơn cả là “Tòa án Nhân dân” thể hiện rõ ràng tính công cụ của đảng. Một bản cáo trạng dài lòng thòng quy chụp các bị cáo làm gián điệp cho ngoại bang.
Trước khi tuyên án, tòa dành cho mỗi bị cáo hai phút để phát biểu “lời nói cuối cùng”. Các phạm tù đều từ chối. Riêng Trần Củng Duy tuyên bố trước tòa anh chịu trách nhiệm về việc loan truyền những bản tin tức đã nghe được từ đài VOA, các bạn tù khác hoàn toàn vô tội.
Ðến phiên Trần Quang Trân, anh điềm nhiên quay mặt về phía cử tọa tham dự, với ánh mắt đầy cương nghị, anh nhìn khắp lượt đám đông bạn tù, rồi dõng dạc nói:
“Tôi rất tiếc là không đem được tài năng của mình để phục vụ đồng bào và quốc gia dân tộc”.
Sau mười phút nghị án cho ra vẻ là một phiên tòa, bản án đã được định sẵn như sau:
- Hai án 5 năm, bốn án 7 năm, năm án 15 năm, Trần Củng Duy, Lê Minh và Võ Tá Hân bị án 18 năm
- Trần Quang Trân: Tử hình
Toàn thể hội trường như chết lặng trước bản án tử hình đối với kỹ sư Trần Quang Trân. Ôi, nhân tài của tổ quốc. Người chiến sĩ đã dành cả tâm huyết và tài năng của mình để phục vụ đất nước, giờ đây bạo quyền đã ra tay hủy diệt.
Trần Quang Trân từ khước làm đơn xin ân xá. Anh chấp nhận cái chết để giữ tiết tháo của một chiến sĩ. Khí tiết đó anh đã tuyên xưng lưới lá quân kỳ với lòng trung kiên, bất khuất trước quân thù. Gương sáng đó như ngọn lửa sẽ giữ mãi trong tim các chiến hữu dẫu đang sống trong cảnh đọa đày.
Ðúng mười lăm ngày sau phiên xử, chúng đem Trần Quang Trân đến Hố Ông Hức để thi hành bản án. Nơi đây đã có một cái huyệt đào sẵn, một chiếc chiếu và tấm gỗ ghi nguệch ngoạc họ tên của tử tù.
Bên kia bờ ruộng, người con gái làm công việc dặm lúa, đang ngồi ăn cơm trưa sau lùm cây che nắng theo dõi toán công an vũ trang áp giải người tử tù đến bên chân đồi sắn. Trước hết, tên công an chỉ huy toán hành quyết mở cùm tay, mở băng vải che mắt để tử tù dùng bữa ăn cuối cùng ngay tại pháp trường.
Trần Quang Trân vươn vai đứng dậy, quay mặt về hướng mặt trời mọc. Mặc dù dây xích sắt nặng nề vướng víu đôi chân, anh vẫn cố đánh chân vào nhau trong tư thế đứng nghiêm của lễ thượng kỳ. Anh đưa tay chào theo quân cách của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời miệng hô lớn : “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!”
Bỗng, tạch tạch, đoành đoành của nhiều khẩu súng thay nhau nhả đạn vào đầu, vào ngực và toàn thân anh. Bầy chim xanh ẩn mình trong vòm cây cổ thụ hoảng hốt vụt bay. Trần Quang Trân qụy xuống bên mâm cơm. Máu chảy đầm đìa trên thân thể anh, máu chan đầy bát cơm trắng, máu nhuộm đỏ những miếng thịt heo luộc như chính thịt anh bị cắt ra hãy còn tươi sống…
Không ai biết có một người con gái giấu mặt vào đôi tay, gục đầu trên hai gối nấc lên.
Toán công an kéo xác tử tù bỏ xuống hố, vất chiếc chiếu trên thi thể cùng mâm cơm cuối cùng mà anh từ chối không ăn, rồi vội vã lấp đất sơ sài. Tấm gỗ mang tên Trần Quang Trân bỏ nằm bên miệng hố. Chúng kéo nhau ra về như bầy kên kên vừa rỉa xong xác chết.
Qua cơn đau đớn tận cùng, cô gái tỉnh lại. Nàng vội chạy đến mộ Trân ôm tấm bia gỗ vào lòng khóc tức tưởi. Cô gái nầy là ai mà thương tiếc kẻ tử tù?
Xin thưa, đó là cô Lê Thị Xuân, một nữ tù nhân cùng trại Tiên Lãnh,nằm chung rào với khu nam, người đã thán phục và yêu thầm người kỹ sư điên tử tài hoa Trần Quang Trân. Biết bao nhiêu lần từ bên kia hàng rào thuộc khu tù của nữ giới, nàng đã đứng nhìn chàng với ánh mắt si mê.
Xuân đã được phóng thích từ sáu tháng trước. Nàng đã theo dõi nội vụ của Trân và đồng bạn từng ngày từng giờ. Nàng đã đến trại thăm nuôi vài lượt, nhờ mấy chị bạn tù gởi thức ăn cho chàng nhưng luôn bị cán bộ từ choi.
Trong mấy ngày qua, lòng Xuân bỗng dưng bồn chồn, thôi thúc nàng lên trại thăm nuôi. Xuân có linh cảm lần nầy sẽ gặp Trân. Thế là nàng ra đi với gói cơm nếp và xách bánh ngọt. Vừa lên đến gần ngả ba đi vào Hố Ông Hức, nàng nhìn thấy từ xa có đám công an đang áp giải một tù nhân bị bịt mắt. Xuân khả nghi liền chạy rẽ về phía hố núp vào trong bụi, giả dạng làm người giặm lúa nghỉ ăn trưa và nàng đã chứng kiến cái chết rất dũng cảm của Trần Quang Trân.
Xuân chôn tấm bia gỗ ở dưới chân mộ, rồi lấy gói xôi và bánh ngọt đặt trên mộ chàng.
Một tuần lễ sau, những tù nhân đi đốn củi qua khu nghĩa địa tù lấy làm ngạc nhiên thấy ngôi mộ Trân trở nên tươm tất, đất vun cao và những mảng cỏ xanh rờn đắp lên nấm mộ.. Rồi một tấm bia bằng xi-măng lại xuất hiện. Người dựng bia đã cố ý ghi : “Nơi yên nghỉ của Kỹ Sư Trần Quang Trân, hy sinh ngày 19 tháng Sáu năm 1982. Người quý trọng nhân tài phụng lập.”
Kể từ mùa Xuân năm ấy, khi mặt trời lên quá ngọn tre là ngôi mộ của chàng nở rực rỡ loại hoa mười giờ, khiến cho anh em tù mỗi lần đi ngang qua là không nén được cơn xúc động trước tâm hồn cao thượng của một người con gái thuộc nấc thang cuối cùng của xã hội.
Một bản nhạc phổ bài thơ “Giữ Lửa Trong Tim” đã được bạn tù lén lút truyền cho nhau. Ðúng vào đêm tuần một trăm ngày Trần Quang Trân mất, đèn phòng vừa tắt, bỗng cả đội nghe tiếng hát của một người tù can đảm cất lên từ trong góc phòng với giọng ca đầy bi tráng:
Dẫu biết ngày nao về với núi,
Nghìn năm hóa thạch thịt xương đau.
Anh ra đồi bắn đầu không cúi,
Bạn ngẩng mặt cao, giấu tủi hờn!
Từng loạt súng vang, những dấu giày,
Thây vùi sâu cạn chẳng cần hay.
Bao năm căm hận trong xiềng xích,
Những tiếng hô – mươi dấu đạn cày !
Ngực máu đỏ loang, mặt nát nhầy,
Ðạn thù nào chọn điểm tim ngay.
Anh đi về đất hồn siêu thoát,
Em chết nửa đời với đắng cay!
Như phép thần thông – làn sóng điện
Từ trong hộp thuốc phát đài VOA.
Bao ngày góp nhặt từng linh kiện,
Anh tạo cho tù một máy thu.
Sau bữa cơm chiều, cửa đóng then,
Phòng giam le lói ánh vàng đèn.
Ðêm nghe tiếng vọng từ châu Mỹ,
Rộn rã, lòng nghe đỡ nhọc nhằn!
Lũ khốn quen mùi săn phát giác,
Cả phòng thêm một lớp lao lung.
Mười tù nhận tội, mươi tù thoát,
Anh chịu tử hình, chết thủy chung!
Giết một nhân tài của tổ quốc
Hận thù hơn cả nghĩa non sông.
So ra bạo chúa còn thua cuộc,
Loài sói kia còn nghĩ giống dòng!?
Ðứng trước mộ chàng giữa núi non
Tim em hực lửa – lửa căm hờn.
Trong cơn nắng Hạ rừng khô khốc
Mà mắt em đầy giọt lệ tuôn!
Haọ Nhiên Nguyễn Tấn Íchvăn
Sáng nay, trước khi có lệnh tập họp, Duy đã cẩn thận soát xét lại túi xách lần cuối. Một bộ áo quần tù vá chằng vá đụp hàng trăm mảnh đủ loại vải nằm trong chiếc bao cát có quai mang. Anh muốn đem bộ áo quần nầy về để giữ làm kỷ niệm. Tất cả vật dụng khác Duy đã phân chia cho bạn tù trong đêm hôm trước, ngoại trừ chiếc mũ lưỡi trai mà Thoa, vợ anh đã vội vàng chạy ra phố mua cho chồng trước khi lên đường trình diện. Duy còn nhớ, hôm đó nàng đong gạo cho mười ngày ăn và một bộ quần áo dân sự nàng đã sắp sẵn trong chiếc ba lô. Thoa cũng không quên đem cho Duy hai cây viết bic và một cuốn vở học trò.
- Lột mũ đưa xem.
Tiếng quát của cán bộ Quản giáo làm Duy sực tỉnh. Anh vội cầm chiếc mũ lưỡi trai đang đội trên đầu trao cho hắn. Y lận vành trong chiếc mũ lên xem xét. Chợt, hắn chú ý đến vật gì ở bên dưới tàng mũ, rồi chuyển ngay cho cán bộ trực đem trình lên ban giám thị.
Một tiếng đồng hồ trôi qua, Duy hồi hộp đợi chờ. Chẳng biết có vấn đề gì nơi chiếc mũ. Hai mươi chín bạn tù đã lần lượt rời khỏi trại chỉ còn lại mình Duy. Gần hai giờ sau, Duy mới được lệnh vào trình diện phó giám thị. Lão cầm chiếc mũ đưa trước mặt Duy, hỏi:
- Chiếc nón nầy của ai?
- Thưa cán bộ, của tôi.
Lão lật ngửa chiếc mũ dí sát mặt Duy hỏi:
- Ai viết hai dòng chữ nầy?
Duy hoảng hốt nhớ lại chính mình đã viết hai câu thơ vào đấy. Mười năm, chiếc mũ trở thành của quý. Không có dịp nào để dùng nó. Dù chiếc mũ ấy đã lấy ra cất vào chẳng biết bao nhiêu lần trong các đợt khám xét đồ dùng của tù nhân. Duy đã quên khuấy hai câu thơ viết bằng mực bút bi trong lúc nghỉ chân trên đường đến trại tập trung. Ðường đi rừng núi trùng trùng, ngút ngàn xa tắp. Tương lai mù mịt. Ngày về chỉ là niềm hy vọng mong manh.
- Anh câm rồi đấy hử?
Tiếng quát của giám thị đã kéo ý nghĩ anh trở về với câu hỏi.
- Vâng, chính tôi viết, Duy trả lời.
Vậy ai đặt ra hai câu thơ nầy?
- Cũng chính tôi.
- Rõ ràng là anh chưa tiến bộ, che giấu tư tưởng phản động. Anh còn mơ một ngày về có “cờ vàng ba que” chào đón đấy hử?
Rồi lão dằn giọng tiếp:
- Một triệu quân Mỹ, một triệu quân ngụy được trang bị võ khí từ đầu đến chân mà còn bỏ chạy. Ðảng ta lãnh đạo vô cùng sáng suốt. Quân đội ta giờ đây hùng mạnh nhất thế giới. Anh đừng mong lật ngược thế cờ.
- Nhưng thưa cán bộ, hai câu thơ của tôi không có ý đó – Duy chống chế.
- Không có ý đó à ? Nó rành rành ra đấy. Ðứa trẻ nít cũng biết cái ý đồ trong anh.
- Nầy nhé: “Ðường đi rừng núi ngút ngàn” ! Câu này nói lên lòng phẫn uất đối với đảng và nhà nước đã giam cầm, đày ải các anh nơi rừng sâu nước độc. Có đúng không nào?
Lại câu này nữa: “Ðường về lụa nắng trải vàng em ơi !” Nắng mà bằng lụa à? hay nhỉ.
Lão ta trở giọng quát:
- Chỉ có lá cờ vàng mới bằng lụa ! Anh mượn màu nắng để ví lá cờ. Anh còn phải ở lại đây, phải cải tạo lâu dài cho đến khi nào tư tưởng của anh tiến bộ thì mới được tha.
Duy phân trần:
- Thưa cán bộ, hai câu thơ ấy tôi viết cách đây bảy năm.
- Tôi không cần biết cách đây bảy năm hay bảy ngày. Các anh là những tên ngụy ác ôn có nợ máu với nhân dân. Ðảng đã tập trung các anh vào đây để bảo vệ mạng sống trước lòng dân đang căm hận. Ðã có một số “ngụy quân ngụy quyền” được tha về bị đồng bào xử lý trên đường đi, anh có biết rõ điều đó không?
Nói xong, hắn ra lệnh Duy trở vào trại viết tờ tự kiểm và hẹn chờ cứu xét.
Duy bước đi với cõi lòng tan nát. Nước mắt anh đầm đìa trên đôi má trũng sâu. Bảy năm chịu đựng cuộc sống khổ nhục của một kiếp tù, anh chưa bao giờ để rơi những giọt nước mắt yếu đuối. Duy khóc vì uất ức trước sự áp bức của kẻ mạnh, như lý lẽ của loài cáo đối với một con cừu trong bài thơ ngụ ngôn của La Fontaine: “La raison du plus fort est toujours la meilleure” (Lý của kẻ mạnh bao giờ cũng thắng).
Căn phòng vắng hoe. Mọi người giờ này đang làm việc ngoài đồng, Duy vất chiếc túi, rồi vật mình trên sạp ôm mặt.. Anh để cho nước mắt chảy ràn rụa không cần che giấu. Ngày 30-4-1975 Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội đầu hàng, anh cũng đã để rơi những giọt nước mắt uất nghẹn, chán chường như thế. Sức mạnh và hào khí vẫn còn ngùn ngụt trong anh, trong đơn vị anh, bỗng dưng sức ép nào đã buộc anh và chiến hữu phải buông súng đầu hàng?!
Nhân loại đã phê phán Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, Mao Trạch Ðông đả phá toàn bộ nền văn hóa cổ truyền của Trung quốc… Nhưng đã có mấy ai lên tiếng về hành động của cộng sản Việt Nam tịch thu và đốt tất cả những văn hóa phẩm không nằm trong quỹ đạo của Ðảng. Chúng bỏ tù, thủ tiêu giới trí thức, văn nghệ sĩ sống dưới chế độ cộng hòa.
Trong tù, chúng đặt người theo dõi, nghe lén những ai có biểu hiện phản kháng qua thơ văn. Ðiển hình là “vụ nhà thơ Trần Nguyên Bích” xảy ra tại trại tù S.G. Anh đã đọc hai câu thơ của Cao Bá Quát:“Ba hồi trống giục mồ cha kiếp, Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời”mà bị lên án anh là phản động dẫn đến cái chết của vợ lẫn chồng một cách thê thảm trong cơn khủng hoảng tinh thần.
Còn tù nhân Trần Xuân Lực chỉ vì bức tranh điêu khắc một thiếu nữ khỏa thân trên bản gỗ mang tính nghệ thuật cao mà phải bị cùm gần tháng trời trong hầm tối, mặc dù anh thực hiện theo lệnh của cán bộ quản giáo đội. Cái ti tiện của con người cộng sản là đã không dám nhận lỗi mà còn tố ngược nạn nhân để lấp liếm bản chất gian dối cố hữu của mình. Y lại chường cái bản mặt đồi trụy tô màu “đạo đức cách mạng” để bảo vệ thẻ đảng đầy nhơ bẩn của y. Trần Xuân Lực đã thoát chết trong trận đánh hội đồng của bốn tên bộ đội du côn trong đêm khuya để trả thù cho tên quản giáo đội với lý do Lực đã khai thực với vị chính uỷ đơn vị cai quản tù nhân tên người chủ bức tranh điêu khắc đó.
Trong nỗi thất vọng tận cùng, Duy thiếp đi dưới cơn nóng bức của buổi trưa mùa Hạ. Chợt, có người đánh thức chàng dậy, thì ra Trần Quang Trân. Anh từ khu sửa chữa kỹ thuật của trại về phòng nhận cơm trưa. Trân ngạc nhiên vì Duy đã được tha về sáng nay sao bây giờ vẫn còn nằm đây. Sau khi Duy cho biết vì hai câu thơ viết dưới tàng mũ từ năm 1975 mà bị giữ lại. Trân nở nụ cười méo xệch, tâm sự:
“Bọn mình còn lạ gì chiếc răng nanh của loài vượn. Bảy năm cai trị toàn cõi đất nước, chiếc răng nanh dính đầy máu của bạo quyền Hà Nội đã hiện ra khiến cho nhân dân miền Nam rợn người và ghê tởm”. Chợt Trân ghé vào tai của Duy nói nhỏ : “Không về trước thì về sau..” Rồi để trấn an Duy đang trong cơn thất vọng, Trân nói nhanh: “Ở lại còn có bọn mình. Nhiều điều lý thú cậu có dịp sẽ biết. Nầy, mình báo tin mừng cho cậu, tớ vừa ráp thành công một chiếc radio bỏ túi. Làn sóng rất mạnh, có thể nghe được đài VOA và BBC, đang trong giai đoạn trắc nghiệm, chưa hoàn tất. Bí mật đấy nhé ! Khi nào xong mình sẽ cho cậu “vào tổ hợp”.
Trân quay lưng đi xuống nhà bếp, một tay cầm chiếc ca đựng cơm, tay kia xách chiếc lon guy-gô đã lên màu đen nhánh của khói bếp. Miệng huýt gió đoạn nhạc : Tung cánh chim tìm về tổ ấm…
Trung úy Trần Quang Trân, nguyên là kỹ sư điên tử được đào tạo tại Nhật. Anh phục vụ tại phòng truyền tin thuộc Tiểu khu Thừa Thiên. Khi miền Trung mất vào tay quân Bắc Việt, Trân bị kẹt lại tại vùng 1 chiến thuật và bị bắt vào trại tù cải tạo.
Trong thời gian quản lý của bộ đội cộng sản,Trân được trung đoàn bộ xử dụng làm chuyên viên sửa chữa điện thoại, các loại máy truyền tin cũng như các trạm ra đa bị hư hỏng. Dịp nầy, cán bộ, bộ đội tác oai tác quái buộc anh sửa chữa các loại radio của cá nhân hoặc của gia đình. Anh nhất quyết từ chối và yêu cầu họ phải có lệnh của cán bộ quản lý trực tiếp và điều hành công việc của anh đang làm. Một đêm tối trời, anh bị đẩy ra ngoài sân trại, đám bộ đội côn đồ xúm nhau đánh hội đồng. Sống dở chết dở, anh nằm trạm xá mất hai tuần lễ. Sau đó, Trân được ban lãnh đạo quyết định cho anh ở hẳn tại căn phòng biệt lập trong khu cán bộ.
Tháng Mười năm 78, Trần Quang Trân được chuyển giao qua bộ công an quản lý cùng với một số tù nhân từ các trại tập trung dồn vào trại tù Tiên Lãnh. Tại đây, trại dành cho anh một cái chòi nhỏ nằm riêng biệt trong khu nhốt tù để làm nơi sửa chữa các loại máy móc thuộc về điện tử từ các nơi đem đến.
Cộng sản định nghĩa thế nào là nợ máu để phải cải tạo lâu dài như theo chính sách đã đề ra ? Trần Quang Trân là chuyên viên kỹ thuật, nợ máu đâu chẳng thấy mà chỉ thấy anh làm lợi cho đảng và nhà nước kéo dài đến bảy năm. Họ đã lợi dụng tài năng, bóc lột sức lao động trên mồ hôi, nước mắt của anh bằng những năm tháng “nước sông công tù”.
Buổi chiều, sau khi cơm nước xong, tù nhân được phép đi dạo ngoài sân vài mươi phút đồng hồ trước khi vào phòng khóa cửa. Trân hớn hở rỉ vào tai Duy : “Xong rồi, đêm nay hai đứa mình thử nghe đài VOA. May mắn là mình lượm được chiếc ê-cút-tơ trong đống máy móc phế thải của chúng nó mang về, sửa lại nghe rất rõ, bảo đảm giữ được bí mật”. Ðúng giờ, Trân và Duy nằm chụm đầu vào nhau như đang thì thầm tâm sự. Bên dưới gối là chiếc radio được hóa trang như một hộp đựng thuốc hút bỏ túi.
Giọng của xướng ngôn viên quen thuộc phát ra từ trong hộp thuốc: “Ðây là Tiếng Nói Hoa Kỳ phát thanh từ Thủ đô Hoa Thinh Ðốn …”
Lòng Duy bỗng rộn lên như gặp lại người bạn cố tri sau mười năm xa cách. Tiếng nói từ bên kia nửa vòng trái đất mà chàng cảm thấy thật gần gũi, thân thương. Ðối với tù nhân trong chế độ cộng sản, được nghe những tin tức trung thực từ thế giới bên ngoài là món ăn tinh thần quý giá để nuôi dưỡng và bồi đắp niềm tin. Bản tin tức đầu tiên họ nghe được là tướng Mỹ Vessey sẽ đến Việt Nam để tiếp tục thương lượng tìm kiếm số lính Mỹ còn mất tích trong chiến cuộc và và mở đầu cuộc thảo luận giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Ðốn trong chương trình “Tái định cư tù cải tạo”.
Cảm ơn “chiếc hộp thuốc”, cảm ơn Trần Quang Trân, người bạn tù tài năng đã cho Duy luồng sinh khí làm bừng dậy nguồn hy vọng gần như lịm tắt trong những ngày qua. Duy thì thầm đọc kinh cầu nguyện dâng lời tạ ơn lên Thiên chúa.
Lần đầu tiên trong mười năm, giấc ngủ êm đềm đến với Duy trong hào quang rực rỡ. Duy mơ thấy Thoa cùng hai con đứng đón chàng tại cổng trại có cả thân nhân của các bạn tù khác và đồng bào địa phương đến tham dự cuộc tiếp rước tù rất nồng nhiệt.
Bỗng, một loạt súng nổ vang. Ðám đông chạy tán loạn. Tiếp theo là tiếng kẻng báo động và tiếng chân người chạy rầm rập bên ngoài sân trại. Duy giật mình tỉnh giấc. Tù nhân trong phòng kẻ đứng người ngồi ghé mắt nhìn qua cửa tò vò. Ðội công an bảo vệ hối hả lục soát hai bên bờ tường thành. Ðèn bật sáng, cửa phòng mở tung ra. Cán bộ quản giáo đội bước vào, quát lớn:
- “Tất cả ngồi vào vị trí điểm danh, bắt đầu đội trưởng”. Số 1 Ðỗ Văn Chương, số 2, 3, 4… 60 đội phó Cao Khanh, đủ. Cán bộ lặng lẽ rời khỏi phòng, đóng sầm cửa lại. Không khí ngột ngạt đồng lõa với bóng đêm đè nặng lên tâm não người tù.
Buổi sáng, cửa phòng giam vừa mở là mọi người ùa ra ngoài xem cớ sự của đêm qua ra sao. Dãy phòng bên kia, anh em tù đang dáo dác nhìn lên đầu tường cuối trại. Một xác người nằm treo vắt vẻo nửa ngoài nửa trong trên đường dây kẽm gai ở đầu tường. Nạn nhân mặc bộ quần áo xanh bộ đội đã bạc màu. Máu nhuộm đỏ trên đầu vách và chảy một đường dài đã khô cứng. Kẻ trốn trại không ai khác hơn là tên trật tự, tù hình sự nghiện xì ke ma túy và trộm cắp. Hắn lợi dụng sự tự do đi lại hàng ngày móc sẵn vào cọc trụ đầu góc tường một sợi dây để nửa đêm trốn thoát. Bị cán bộ tuần tra phát giác trong lúc hắn đang chun qua hai đường dây kẽm gai. Một loạt súng đã kết liễu đời hắn.
“Chiếc hộp thuốc” nghe được đài BBC khá rõ nhưng đa số cựu quân nhân miền Nam không thiện cảm với đài nầy. Thời điểm 1975, tiếng nói ấy đã gây tác hại không nhỏ cho tinh thần chiến đấu của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ đã tường thuật sai lệch, nói đúng hơn là thiên vị cộng sản Bắc Việt trong các trận đánh của hai lực lượng.
Một tháng sau, trại tăng cường Nguyễn Mậu Lân phụ giúp cho Trần Quang Trân trong việc sửa chữa máy móc. Lân từ một đội khác điều về, cũng là bạn tù trên bảy năm cả nên Trân đã dễ dàng kết nạp Lân vào “tổ hợp thuốc hút” không đắn đo. Những tin tức nào quan trọng có tính cách thời sự quốc tế liên quan đến Việt Nam là “tổ hợp” phát đi bằng cách rỉ tai theo dây chuyền cho tù nhân lên tinh thần. Thời gian thuận lợi nhất là giờ tản bộ trên sân sau bữa ăn chiều. Bản tin lập tức được loan truyền nhanh chóng cho hầu hết anh em tù chính trị toàn trại.
“Tổ hợp Thuốc hút” dần dần quy tụ đến mười bảy người.. Thành phần là cựu sĩ quan, còn lại là vài viên chức chính quyền miền Nam. Những bản tin nghe được từ đài VOA, anh em tù càng thêm phấn kích trước tình hình…..nên “Tổ hợp”dự tính tổ chức một lực lượng hành động một khi thời cơ đến.
* * *
Những cánh rừng tiếp nối vây quanh tạo thành vòng đai kiên cố khiến khu trại 1 Tiên Lãnh trở thành chiếc hộp dưới nắng hè nung đốt. Vách tường xây bằng gạch xi-măng giữ sức nóng âm ỉ đến tận đêm khuya. Tù nhân nằm sắp lớp, san sát trên hai dãy sạp bện bằng tre lồ ô trong phòng kín ngột ngạt. Người nóng hâm hấp như lên cơn sốt. Họ cởi hết áo quần cố dỗ giấc ngủ, hầu lấy lại sức cho buổi lao động ngày mai.
Ánh trăng mười tám sáng vằng vặc trên đỉnh trời. Sự yên ắng về đêm nghe rõ mồn một từng tiếng dế kêu rả rích, thêm tiếng vượn hú từ xa vọng về tăng phần áo não của cảnh rừng đêm hoang vắng. Khu trại tù đang chìm trong cảnh tịch mịch, bỗng tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng đạn lên nòng lách cách.. Ðoàn người vũ trang bủa vây căn nhà số 12.
Cửa mở, đèn phòng bật sáng. Một cán bộ ra lệnh: “Tất cả nằm yên tại chỗ, không được động đậy”. Hắn đưa ánh mắt cú vọ nhìn khắp phòng rồi tiếp:
- “Áo quần chăn chiếu để nguyên trạng, từng người một, hai tay đặt lên đầu, bước ra khỏi phòng”.
Sáu mươi tù nhân thân mình trần trùi nối đuôi nhau bước qua hai chặng kiểm soát do bốn tên công an lạ mặt soát xét trên thân thể từng người. Xong, chúng dồn tù ngồi gom vào một chỗ có sẵn tiểu đội vũ trang chĩa súng canh giữ.. Số công an khác vào phòng kiểm tra áo quần mền gối và bên dưới sạp giường nằm.
Dường như toán lục soát đạt được mục đích mau lẹ nên họ ngừng tay. Một tên công an lạ hoắc đọc tên những tù nhân sau đây đứng vào một góc : Trần Quang Trân, Nguyễn Mậu Lân, Trần Củng Duy, Võ Tá Hưng và Lê Minh. Chúng xích tay từng người, rồi áp giải lên ban giám thị trước những cặïp mắt ngỡ ngàng của bạn tù. Số còn lại được lệnh trở vào phòng.
Một tuần lễ kế tiếp, đội tù chính trị nào cũng đều có người bị gọi lên cơ quan tra vấn và viết tờ tự kiểm. Trọng tâm tờ kiểm điểm là phải thành thật khai báo đã nhận được tin tức phản động nước ngoài do người nào đưa tin và đã rỉ tai cho những ai.
Hết người nầy qua người khác, họ khai lẫn lộn cho nhau thành dây chuyền, cứ như thế mà hầu hết số tù nhân chính trị trong cùng một khu đều bị viết kiểm điểm.
Trần Quang Trân bị áp giải về Ty Công an ngay trong đêm hôm đó cùng với tang vật là chiếc radio được hóa trang như chiếc hộp đựng thuốc hút. Một tháng trời đằng đẵng, chúng khai thác anh để tìm ra động cơ nào đã khiến anh làm ra chiếc radio nghe đài ngoại quốc và có ai bên ngoài tiếp tay, cung cấp các linh kiện cho anh lắp ráp.
Hàng chục lần lấy khẩu cung, hàng trăm lần viết tường thuật,
Trần Quang Trân vẫn giữ nguyên lập trường:
- Không có động cơ chính trị nào ở bên ngoài thúc đẩy anh cả, mà do thói quen nghề nghiệp, thích tìm tòi và phát kiến.
- Những linh kiện dùng để làm thành chiếc radio bỏ túi đều được anh tận dụng từ trong đống vật liệu phế thải do ban giám thị mang về. Cũng từ “đống rác” điện tử nầy mà anh đã sửa chữa, phục hồi hàng trăm máy truyền tin, TV, radio, cassette và những dụng cụ điện tử khác cho toàn thể cán bộ trong trại, ngoài trại và hầu như cho cả ty công an.
Riêng bốn người còn lại Duy, Minh, Hưng và Lân bị giam tại trại. Họ cũng không khai báo điều gì mới mẻ. Riêng Trần Củng Duy xác nhận nghe đài trực tiếp và thông báo những tin tức đã nghe được cho bạn tù.
Một phiên tòa được mở ra tại hội trường của trại, cũng đầy đủ mâm bát các nhân vật của một “Tòa án Nhân dân”. Ðể dằn mặt tù nhân, toàn tổng trại được lệnh tập trung về tham dự phiên tòa. Mười lăm tù phạm có liên hệ trực tiếp nghe đài nước ngoài và loan truyền tin tức trong trại đứng sau vành móng ngựa. Ðiều đáng để ý là phiên xử được sắp đặt theo lớp lang như trình diễn một tuồng kịch. Nhưng không khí vô cùng nặng nề đầy trấn áp. Không luật sư biện hộ, bị cáo không được đối chất trước tòa và điểm nổi bật hơn cả là “Tòa án Nhân dân” thể hiện rõ ràng tính công cụ của đảng. Một bản cáo trạng dài lòng thòng quy chụp các bị cáo làm gián điệp cho ngoại bang.
Trước khi tuyên án, tòa dành cho mỗi bị cáo hai phút để phát biểu “lời nói cuối cùng”. Các phạm tù đều từ chối. Riêng Trần Củng Duy tuyên bố trước tòa anh chịu trách nhiệm về việc loan truyền những bản tin tức đã nghe được từ đài VOA, các bạn tù khác hoàn toàn vô tội.
Ðến phiên Trần Quang Trân, anh điềm nhiên quay mặt về phía cử tọa tham dự, với ánh mắt đầy cương nghị, anh nhìn khắp lượt đám đông bạn tù, rồi dõng dạc nói:
“Tôi rất tiếc là không đem được tài năng của mình để phục vụ đồng bào và quốc gia dân tộc”.
Sau mười phút nghị án cho ra vẻ là một phiên tòa, bản án đã được định sẵn như sau:
- Hai án 5 năm, bốn án 7 năm, năm án 15 năm, Trần Củng Duy, Lê Minh và Võ Tá Hân bị án 18 năm
- Trần Quang Trân: Tử hình
Toàn thể hội trường như chết lặng trước bản án tử hình đối với kỹ sư Trần Quang Trân. Ôi, nhân tài của tổ quốc. Người chiến sĩ đã dành cả tâm huyết và tài năng của mình để phục vụ đất nước, giờ đây bạo quyền đã ra tay hủy diệt.
Trần Quang Trân từ khước làm đơn xin ân xá. Anh chấp nhận cái chết để giữ tiết tháo của một chiến sĩ. Khí tiết đó anh đã tuyên xưng lưới lá quân kỳ với lòng trung kiên, bất khuất trước quân thù. Gương sáng đó như ngọn lửa sẽ giữ mãi trong tim các chiến hữu dẫu đang sống trong cảnh đọa đày.
Ðúng mười lăm ngày sau phiên xử, chúng đem Trần Quang Trân đến Hố Ông Hức để thi hành bản án. Nơi đây đã có một cái huyệt đào sẵn, một chiếc chiếu và tấm gỗ ghi nguệch ngoạc họ tên của tử tù.
Bên kia bờ ruộng, người con gái làm công việc dặm lúa, đang ngồi ăn cơm trưa sau lùm cây che nắng theo dõi toán công an vũ trang áp giải người tử tù đến bên chân đồi sắn. Trước hết, tên công an chỉ huy toán hành quyết mở cùm tay, mở băng vải che mắt để tử tù dùng bữa ăn cuối cùng ngay tại pháp trường.
Trần Quang Trân vươn vai đứng dậy, quay mặt về hướng mặt trời mọc. Mặc dù dây xích sắt nặng nề vướng víu đôi chân, anh vẫn cố đánh chân vào nhau trong tư thế đứng nghiêm của lễ thượng kỳ. Anh đưa tay chào theo quân cách của người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đồng thời miệng hô lớn : “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!”
Bỗng, tạch tạch, đoành đoành của nhiều khẩu súng thay nhau nhả đạn vào đầu, vào ngực và toàn thân anh. Bầy chim xanh ẩn mình trong vòm cây cổ thụ hoảng hốt vụt bay. Trần Quang Trân qụy xuống bên mâm cơm. Máu chảy đầm đìa trên thân thể anh, máu chan đầy bát cơm trắng, máu nhuộm đỏ những miếng thịt heo luộc như chính thịt anh bị cắt ra hãy còn tươi sống…
Không ai biết có một người con gái giấu mặt vào đôi tay, gục đầu trên hai gối nấc lên.
Toán công an kéo xác tử tù bỏ xuống hố, vất chiếc chiếu trên thi thể cùng mâm cơm cuối cùng mà anh từ chối không ăn, rồi vội vã lấp đất sơ sài. Tấm gỗ mang tên Trần Quang Trân bỏ nằm bên miệng hố. Chúng kéo nhau ra về như bầy kên kên vừa rỉa xong xác chết.
Qua cơn đau đớn tận cùng, cô gái tỉnh lại. Nàng vội chạy đến mộ Trân ôm tấm bia gỗ vào lòng khóc tức tưởi. Cô gái nầy là ai mà thương tiếc kẻ tử tù?
Xin thưa, đó là cô Lê Thị Xuân, một nữ tù nhân cùng trại Tiên Lãnh,nằm chung rào với khu nam, người đã thán phục và yêu thầm người kỹ sư điên tử tài hoa Trần Quang Trân. Biết bao nhiêu lần từ bên kia hàng rào thuộc khu tù của nữ giới, nàng đã đứng nhìn chàng với ánh mắt si mê.
Xuân đã được phóng thích từ sáu tháng trước. Nàng đã theo dõi nội vụ của Trân và đồng bạn từng ngày từng giờ. Nàng đã đến trại thăm nuôi vài lượt, nhờ mấy chị bạn tù gởi thức ăn cho chàng nhưng luôn bị cán bộ từ choi.
Trong mấy ngày qua, lòng Xuân bỗng dưng bồn chồn, thôi thúc nàng lên trại thăm nuôi. Xuân có linh cảm lần nầy sẽ gặp Trân. Thế là nàng ra đi với gói cơm nếp và xách bánh ngọt. Vừa lên đến gần ngả ba đi vào Hố Ông Hức, nàng nhìn thấy từ xa có đám công an đang áp giải một tù nhân bị bịt mắt. Xuân khả nghi liền chạy rẽ về phía hố núp vào trong bụi, giả dạng làm người giặm lúa nghỉ ăn trưa và nàng đã chứng kiến cái chết rất dũng cảm của Trần Quang Trân.
Xuân chôn tấm bia gỗ ở dưới chân mộ, rồi lấy gói xôi và bánh ngọt đặt trên mộ chàng.
Một tuần lễ sau, những tù nhân đi đốn củi qua khu nghĩa địa tù lấy làm ngạc nhiên thấy ngôi mộ Trân trở nên tươm tất, đất vun cao và những mảng cỏ xanh rờn đắp lên nấm mộ.. Rồi một tấm bia bằng xi-măng lại xuất hiện. Người dựng bia đã cố ý ghi : “Nơi yên nghỉ của Kỹ Sư Trần Quang Trân, hy sinh ngày 19 tháng Sáu năm 1982. Người quý trọng nhân tài phụng lập.”
Kể từ mùa Xuân năm ấy, khi mặt trời lên quá ngọn tre là ngôi mộ của chàng nở rực rỡ loại hoa mười giờ, khiến cho anh em tù mỗi lần đi ngang qua là không nén được cơn xúc động trước tâm hồn cao thượng của một người con gái thuộc nấc thang cuối cùng của xã hội.
Một bản nhạc phổ bài thơ “Giữ Lửa Trong Tim” đã được bạn tù lén lút truyền cho nhau. Ðúng vào đêm tuần một trăm ngày Trần Quang Trân mất, đèn phòng vừa tắt, bỗng cả đội nghe tiếng hát của một người tù can đảm cất lên từ trong góc phòng với giọng ca đầy bi tráng:
Dẫu biết ngày nao về với núi,
Nghìn năm hóa thạch thịt xương đau.
Anh ra đồi bắn đầu không cúi,
Bạn ngẩng mặt cao, giấu tủi hờn!
Từng loạt súng vang, những dấu giày,
Thây vùi sâu cạn chẳng cần hay.
Bao năm căm hận trong xiềng xích,
Những tiếng hô – mươi dấu đạn cày !
Ngực máu đỏ loang, mặt nát nhầy,
Ðạn thù nào chọn điểm tim ngay.
Anh đi về đất hồn siêu thoát,
Em chết nửa đời với đắng cay!
Như phép thần thông – làn sóng điện
Từ trong hộp thuốc phát đài VOA.
Bao ngày góp nhặt từng linh kiện,
Anh tạo cho tù một máy thu.
Sau bữa cơm chiều, cửa đóng then,
Phòng giam le lói ánh vàng đèn.
Ðêm nghe tiếng vọng từ châu Mỹ,
Rộn rã, lòng nghe đỡ nhọc nhằn!
Lũ khốn quen mùi săn phát giác,
Cả phòng thêm một lớp lao lung.
Mười tù nhận tội, mươi tù thoát,
Anh chịu tử hình, chết thủy chung!
Giết một nhân tài của tổ quốc
Hận thù hơn cả nghĩa non sông.
So ra bạo chúa còn thua cuộc,
Loài sói kia còn nghĩ giống dòng!?
Ðứng trước mộ chàng giữa núi non
Tim em hực lửa – lửa căm hờn.
Trong cơn nắng Hạ rừng khô khốc
Mà mắt em đầy giọt lệ tuôn!
Haọ Nhiên Nguyễn Tấn Íchvăn
Nhận xét
Đăng nhận xét