Ồn ào như ong vỡ tổ
Phạm Trần
27-6-2019
Mỗi năm, cứ đến tháng Sáu, Ban Tuyên giáo Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam và Hội Nhà báo lại ồn ào kỷ niệm cái gọi là Ngày Báo chí Cách mạng 21/06/1925, nhưng càng nhắc càng thấy cái ngày trơ trẽn ấy không giống ai của tờ Thanh Niên do Hồ Chí Minh tự chế để tuyên truyền.
Vì vậy, nhà văn Phạm Đình Trọng viết: “Tờ Thanh Niên chỉ là tài liệu tuyên truyền những điều sơ đẳng về cách mạng vô sản trong nội bộ tổ chức cộng sản thời manh nha, nhỏ bé, bất hợp pháp. Không làm chức năng thông tin về đời sống xã hội của một tờ báo. Không được in ấn công nghiệp. Không có thị trường phát hành. Tờ rơi Thanh Niên chưa thể gọi là báo”.
Đại tá Quân đội CSVN nghỉ hưu Phạm Đình Trọng nhận xét rằng: “Công việc chế tác tờ Thanh Niên rất thủ công, thô sơ, do một mình Nguyễn Ái Quốc thực hiện: Viết bài. Chép lại bài viết bằng que nhọn trên giấy sáp. Lăn mực in ra khoảng 100 tờ. Giao tờ rơi Thanh Niên cho người của tổ chức Thanh Niên Cách mạng Đồng chí Hội làm việc trên tàu biển chạy tuyến Quảng Châu – Hải Phòng lén lút đưa về cảng Hải Phòng, rồi bí mật chuyển đến các tổ chức cộng sản trong thợ thuyền ở Hải Phòng, ở mỏ than Hồng Quảng”.
Sưu tầm của Nhà văn Phạm Đình Trọng viết tiếp: “Tháng Tư năm 1927 quân đội Tưởng Giới Thạch mở chiến dịch tấn công quyết liệt vào lực lượng cộng sản, Nguyễn Ái Quốc phải rời Quảng Châu, lại bắt đầu một thời kỳ lang bạt. Đi Vũ Hán. Băng qua sa mạc Gô bi sang Liên bang Xô Viết. Tờ Thanh Niên kết thúc ở số 88 năm 1927”.
Do đó, ông Trọng đã lưu ý những ai trong đảng có tham vọng “cầm nhầm” hãy tỉnh ngộ: “Coi ngày 21.6 là ngày Báo chí Việt Nam thì thảm hại, thì tủi nhục cho nền báo chí Việt Nam quá! Trong khi từ hơn nửa thế kỷ trước Việt Nam đã có nền công nghiệp báo chí với những tờ báo được xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp, tạo ra sản phẩm không thể thiếu của đời sống văn hóa đất nước, tạo ra thị trường báo chí trên cả nước. Tờ báo xuất bản bằng dây chuyền công nghiệp sớm nhất là tờ Gia Định Báo ra số đầu tiên ngày 15.4.1868 và tồn tại tới 44 năm, đã mở ra ngành công nghiệp báo chí. Vì vậy ngày Báo chí Việt Nam đích thực phải là ngày 15.4”.
Nhà văn Phạm Đình Trọng, hiện sống ở Sài Gòn, đã tự ý ra khỏi đảng từ ngày 20 tháng 11 năm 2009. Ông tuyên bố trong thư gửi đảng cơ sở: “Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, là đảng viên Cộng sản lớp Hồ Chí Minh từ 19.5.1970. Đến nay, 20.11.2009, tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi nên tôi tự rút ra khỏi đảng”.
BÁO ĐẢNG MÀ NGOÀI ĐẢNG
Lý do bỏ đảng của ông Trọng vì đảng “không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn” cũng phản ảnh bản lĩnh bây giờ của báo chí chỉ biết ưu tiên phục vụ quyền lợi đảng, bất kể có phản dân hay hại nước.
Lý do bỏ đảng của ông Trọng vì đảng “không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn” cũng phản ảnh bản lĩnh bây giờ của báo chí chỉ biết ưu tiên phục vụ quyền lợi đảng, bất kể có phản dân hay hại nước.
Đó là lý do tại sao ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã xác nhận: “Thông tin trên Báo Nhân Dân luôn bảo đảm tính thời sự, tính chiến đấu, tính định hướng dư luận xã hội, không để xảy ra sai sót về quan điểm, đường lối của Đảng; tiếp tục dòng chủ lưu phát hiện, biểu dương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các phần tử cơ hội, các thế lực thù địch…
“…Ban Biên tập xác định, về công tác thông tin tuyên truyền, Báo Nhân Dân giữ vững định hướng chính trị, tôn chỉ, mục đích của báo Đảng”. (Trích Diễn văn tại lễ mít-tinh kỷ niệm 94 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 – 21-6-2019) tại Trụ sở Báo Nhân Dân, Hà Nội).
Nhưng quan điểm của Thuận Hữu có phản chiếu hình ảnh của tất cả 844 cơ quan báo in (184 báo, 660 tạp chí), 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập và 67 đài phát thanh, truyền hình của Việt Nam?
Tài liệu chính thức cũng cho biết, “số nhà báo được cấp Thẻ phóng viên là 19.166 người, số hội viên Hội Nhà báo là 23.893 người”, nhưng một bài viết trên báo Nhân Dân của ông Thuận Hữu đã phê bình rằng: “Tuy đông về số lượng nhưng phải nói rằng chất lượng một số báo chí, cũng như trình độ nghiệp vụ của một số nhà báo đang có những vấn đề khiến dư luận lo ngại. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những bất cập trong hoạt động chuyên môn và công tác quản lý tại nhiều cơ quan báo chí đòi hỏi sớm được tháo gỡ”. (Theo báo Nhân Dân, ngày 11/06/2019).
Vậy những hạn chế này là gì?
Bài viết trên Nhân Dân trả lời: “Các hạn chế này đã được thẳng thắn chỉ ra tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 do Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Bộ TT-TT và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 28-12-2018 tại Hà Nội. Ðó là: tình trạng một số báo, tạp chí có biểu hiện xa rời tôn chỉ mục đích, xa rời thực tiễn đời sống; đưa thông tin một chiều, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân, trái thuần phong mỹ tục; một số cơ quan báo chí và phóng viên có biểu hiện trục lợi, vi phạm đạo đức nghề báo… Ðây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sai phạm trong lĩnh vực báo chí có chiều hướng gia tăng, làm xói mòn niềm tin vào người làm báo và một số cơ quan truyền thông”.
Báo của cơ quan, các tổ chức đảng được nhà nước nuôi ăn bằng tiền của dân toàn phần hay một phần lớn mà dám “xa rời tôn chỉ mục đích, xa rời thực tiễn đời sống; đưa thông tin một chiều, không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân” mà Ban Tuyên giáo, Hội Nhà báo và Bộ Thông tin và Truyền thông không làm gì được thì lâm nguy không nhỏ.
Nhưng tại sao lại có tình trạng báo chí xé rào, coi thường lãnh đạo và tự do thông tin theo ý muốn? Hay là họ không còn biết sợ trước những đe dọa cắt nồi cơm để viết ra sự thật mặt trái của xã hội, hay dám công khai hóa che đậy của lợi ích nhóm của tập quyền lãnh đạo?
Và khi báo chí bị lên án đưa tin “không phù hợp với lợi ích của đất nước, của nhân dân” thì có phải họ đã đi ngược lại với quyền lợi của đảng trong khi thực tế nhân dân đã bị lợi dụng làm bình phong cho để che giấu xấu xa cho lãnh đạo?
LOẠN XÀ NGẦU
Dù kịch bản nào, tốt hay xấu của tập thể báo chí mệnh danh “cách mạng” thì họ cũng đã “cách miệng” hơi nhiều nên mới loạn xà ngầu như bây giờ.
Dù kịch bản nào, tốt hay xấu của tập thể báo chí mệnh danh “cách mạng” thì họ cũng đã “cách miệng” hơi nhiều nên mới loạn xà ngầu như bây giờ.
Vì vậy, không ngạc nhiên ta thấy tại Hội nghị Báo chí toàn quốc ngày 28/12/2018, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã chỉ thị cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo phải: “Tiếp tục rà soát, chấn chỉnh tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm khắc các sai phạm trong hoạt động báo chí; chấn chỉnh những sơ hở trong tổ chức, quản lý văn phòng đại diện, phóng viên thường trú, sử dụng cộng tác viên. Đối với công việc này, phải có những biện pháp quyết liệt, hiệu lực hơn nữa, tránh chung chung, trong đó, cần nêu cao trách nhiệm của chủ quản và người đứng đầu cơ quan báo chí”.
Ông Thưởng nói: “Những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo cao quý để trục lợi một cách bất lương cần phải được ngăn chặn với những biện pháp nghiêm khắc nhất; có chế tài, quy định chặt chẽ để những cán bộ báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều lần nghiêm trọng phải bị tẩy chay, không còn cơ hội len lỏi vào các cơ quan báo chí”.
Ông Thưởng nói: “Những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, lợi dụng nghề báo cao quý để trục lợi một cách bất lương cần phải được ngăn chặn với những biện pháp nghiêm khắc nhất; có chế tài, quy định chặt chẽ để những cán bộ báo chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều lần nghiêm trọng phải bị tẩy chay, không còn cơ hội len lỏi vào các cơ quan báo chí”.
Lạ chưa? Tại sao có cán bộ báo chí “vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhiều lần nghiêm trọng” mà vẫn khơi khơi nơi này nơi kia kiếm cơm ngon lành, trong khi tình trạng kinh tế của nhiều báo đang phải sống dở, chết dở?
Báo Tiền Phong online ngày 28/12/2018 viết: “Tại Hội nghị báo chí toàn quốc năm 2017 đã đề cập, thảo luận về vấn đề kinh tế báo chí, đưa vấn đề này vào chương trình công tác của năm 2018 với sự phối hợp với các nhà nghiên cứu báo chí, truyền thông cùng các ban, ngành liên quan. Theo ông Thưởng, sau một năm, nghiêm túc nhìn nhận, có thể thấy công việc chưa thực sự tiến triển.
Trong khi mạng xã hội, nhất là các tập đoàn công nghệ thông tin – truyền thông đang ngày càng xâm lấn, nắm giữ thị trường; quảng cáo trực tuyến, quảng cáo số ngày càng chứng tỏ là xu hướng chủ đạo, thì nhiều cơ quan báo chí nước ta không những tiếp tục khó khăn mà còn khó khăn nhiều hơn nữa”.
Theo lời ông Võ Văn Thưởng: “Lẽ ra phải trăn trở, tìm lời giải nghiêm túc, khoa học cho bài toán kinh tế, thì trong thực tế, không ít cơ quan báo chí lại coi ‘câu view’ với việc triệt để khai thác, tăng tần suất các thông tin tầm phào, vô bổ, rẻ tiền như một giải pháp kinh tế, cùng với những hành vi tiêu cực khác như hù dọa, tống tiền, gây sức ép để doanh nghiệp “hỗ trợ, hợp tác truyền thông”.
Báo Nhân Dân đã “tát nước theo mưa” với ông Thưởng trong loạt bài ngày 11/06/2019 rằng: “Trong hàng loạt sai phạm của báo chí hiện nay, nổi lên và gây bức xúc là hiện tượng một số phóng viên lợi dụng danh nghĩa nghề nghiệp, lợi dụng uy tín tòa soạn để hạch sách, nhũng nhiễu, mưu lợi từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Chiếm số lượng đáng kể trong đó là một số phóng viên thường trú ở địa phương. Tranh thủ sự thiếu kiểm soát của cơ quan chủ quản, các phóng viên này sử dụng Thẻ nhà báo như “giấy thông hành” thực hiện hành vi sai phạm với nhiều chiêu thức khác nhau. Cách thức phổ biến nhất là săn tìm, phát hiện sai phạm của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân để đe dọa, mặc cả.”.
QUY HOẠCH HAY BÓP NGHẸT?
Nhưng việc báo Nhân Dân và một số quan tai to mặt lớn trong đảng đột nhiên hạch tội báo chí để cổ võ cho Dự án “ Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” nhằm mục đích gì trước thềm Đại hội Đàng khóa XIII, diễn ra vào tháng 01/2021?
Nhưng việc báo Nhân Dân và một số quan tai to mặt lớn trong đảng đột nhiên hạch tội báo chí để cổ võ cho Dự án “ Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025” nhằm mục đích gì trước thềm Đại hội Đàng khóa XIII, diễn ra vào tháng 01/2021?
Trước hết, Quy hoạch khẳng định: “Báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng và Nhà nước, diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”.
Thứ nhì, Quy hoạch xác nhận: “Phát triển báo chí đi đôi với quản lý tốt, theo hướng cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đoàn kết tập hợp quần chúng, tạo đồng thuận trong xã hội, định hướng tư tưởng và thẩm mỹ, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa và con người Việt Nam”.
Như thế rõ ràng Quy hoạch báo chí, hay sắp xếp cho tinh gọn, chỉ nhằm giúp đảng kiểm soát tuyệt đối và độc quyền hơn để kéo dài lãnh đạo độc tôn và độc tài. Những chữ son phấn như “diễn đàn của nhân dân” và “nhu cầu thông tin của nhân dân” chẵng qua chỉ để lòe bịp dư luận và thế giới. Nhân dân, từ bao lâu nay làm gì có quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng như Hiến pháp quy định? Chỉ mỗi việc đảng độc quyền ra báo để tuyên truyền cho chủ trương và chính sách của đảng lãnh đạo một mình cũng đủ vạch mặt hành vi gian trá của ngôn từ trong Quy hoạch.
NHỮNG CON SỐ BIẾT NÓI
Căn cứ theo Quy hoạch thì: “Ban Chấp hành Trung ương có Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản. Báo Nhân dân thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện.
Đến năm 2020, mỗi ban đảng Trung ương có không quá 01 tạp chí in; khuyến khích các tạp chí có phiên bản điện tử và chuyển dần từ hình thức tạp chí in sang tạp chí điện tử.
Sau năm 2020, trên cơ sở lấy Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương) làm nòng cốt, hợp nhất tạp chí các ban đảng Trung ương để xây dựng một cơ quan báo chí tập trung, đa phương tiện”.
Cũng theo kế hoạch thì: “Văn phòng Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước mỗi cơ quan có 01 cơ quan báo in và 01 cơ quan tạp chí in. Bộ, cơ quan ngang bộ có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí. Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ nếu tiếp nhận thêm cơ quan báo thuộc các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương, các doanh nghiệp thì được có tối đa 02 cơ quan báo nhưng chậm nhất đến năm 2025 phải hoàn thành việc sắp xếp (còn 01 cơ quan báo)”.
Đối với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân, Quy hoạch ấn định được “ thực hiện theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện”.
Cơ quan thuộc Chính phủ (trừ Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam) có một cơ quan tạp chí. Quân khu, quân chủng có 01 cơ quan báo hoặc 01 cơ quan tạp chí.
Tổng cục và tương đương thuộc bộ, cơ quan ngang bộ có 01 cơ quan tạp chí.
Lộ trình thực hiện: Đến hết năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch.
Bộ Công an hoàn thành sắp xếp báo của công an 5 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành ấn phẩm của Báo Công an nhân dân trong năm 2020.
“Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có 01 cơ quan báo thuộc Đảng bộ cấp tỉnh, 01 cơ quan tạp chí thuộc hội văn học – nghệ thuật tỉnh. Một số tỉnh, thành phố là địa bàn trọng điểm về kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, du lịch được có cơ quan tạp chí chuyên ngành. Các cơ quan cấp sở, ngành thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không có cơ quan báo chí.
Lộ trình thực hiện: Đến hết năm 2020, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 05 cơ quan báo (không tính các cơ quan báo thuộc tổ chức tôn giáo); đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp (còn 01 cơ quan báo).
Cuối cùng, Quy hoạch ấn định: “Mỗi tổ chức chính trị – xã hội trung ương có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 01 cơ quan báo trực thuộc Liên hiệp và một số tạp chí của các hội thành viên. Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí. Mỗi tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương có 01 cơ quan tạp chí.
Cuối cùng, Quy hoạch ấn định: “Mỗi tổ chức chính trị – xã hội trung ương có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có 01 cơ quan báo trực thuộc Liên hiệp và một số tạp chí của các hội thành viên. Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam có 01 cơ quan báo và 01 cơ quan tạp chí. Mỗi tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội trung ương có 01 cơ quan tạp chí.
Lộ trình thực hiện: Đến hết năm 2019, các tổ chức ở trung ương hoàn thành việc sắp xếp theo đúng quy hoạch. Riêng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 03 cơ quan báo; đến năm 2025, hoàn thành việc sắp xếp (còn 01 cơ quan báo).
AI XUYÊN TẠC AI?
Như vậy, dù báo nhiều như bây giờ, hay báo ít sau Quy hoạch thì cách nào cũng do đảng kiểm soát và làm chủ. Chỉ có nhân dân là tay trắng vẫn hoàn trắng tay.
Nếu Quy hoạch giúp đảng tiết kiệm được đồng tiền thì sẽ có hàng ngàn cán bộ báo chí mất việc. Với số báo hàng hà sa số hiện nay, có 19.166 phóng viên có thẻ hành nghề và 23.893 Hội viên Hội Nhà báo có cơm ăn.
Không ai biết sẽ có bao nhiêu người trong số này thất nghiệp hay sẽ đổi nghề bằng cách nào? Do đó, đã có nhiều người và tổ chức ở trong và ngoài Việt Nam phản ứng bất lợi cho quyết định Quy hoạch Báo chí.
Phản ứng về việc này, báo Nhân Dân đã cương cổ lên bênh đảng: “Việc một số tổ chức, cá nhân sử dụng thủ đoạn xuyên tạc, suy diễn để phản đối bản Quy hoạch báo chí mà Việt Nam ban hành không chỉ thể hiện thái độ thiếu thiện chí của họ, mà còn cho thấy họ đã tự đặt liêm sỉ sang một bên để thực hiện ý đồ xấu. Và xét đến cùng, những ý kiến phản đối, xuyên tạc đó vẫn là tiếp tục cố tình dấn sâu hơn trên con đường tiến công vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiến công đường lối và các chủ trương, chính sách ích nước lợi dân của chế độ xã hội, làm băng hoại hệ thống giá trị văn hóa, làm tha hóa con người, làm chệch hướng của Việt Nam trên con đường đi lên phía trước”. (Nhân Dân, ngày 18/06/2019).
Nhưng dường như Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Viện Minh Triết Việt Nam đã có câu trả lời cho đảng CSVN. Ông viết: “Đông Kinh Nghĩa Thục là một phong trào canh tân đất nước đầu thế kỷ XX, nói: Chính phủ chẳng qua cũng là người dân nắm quyền. Ý nói hôm qua họ là dân, đựơc bầu lên, trở thành nhà cầm quyền. Vậy nếu không có tự do báo chí làm sao xã hội giám sát được họ? Ở điểm này, những người cộng sản hành xử như những kẻ lừa mỵ và mâu thuẫn. Họ nêu khẩu hiệu tự do, hạnh phúc, họ nêu khẩu hiệu xây dựng đảng trong sạch, đạo đức. Nhưng họ không muốn có tự do báo chí để nâng cao đạo đức và nhận thức của họ. Nên mọi chuyện rồi chỉ như con kiến leo vào leo ra mà thôi”.
“Mác nói: Ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Các anh không thể mãi mãi đặt vòng kim cô trên đầu của nhân dân được. Dự định đưa đất nước tiến lên hiện đại với tiêu chí: giàu mạnh, văn minh, dân chủ, công bằng mà để nền báo chí được xếp hạng kém tự do nhất hành tinh”. (Trích: Tự do báo chí – Nhu cầu tinh thần hiện đại của Việt Nam” ngày 16/06/”2019).
Cũng nên biết, đảng CSVN đã tiếp tục bôi nhọ đất nước và con người Việt Nam khi để cho Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các Tổ chức Nhân quyền, Tôn giáo và Báo chí trên Thế giới đặt tên nước Việt Nam vào hàng các nước có số điểm tồi tệ nhất về Tự do và Nhân quyền.
Riêng Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới ( Reporters Without Borders,RSF), trong báo cáo năm 2019, đã xếp Việt Nam hạng 176/180 nước có nền báo chí kém tự do nhất.
Như vậy thì có vẻ vang gì mà ồn ào như ong vỡ tổ về ngày Báo chí gọi là cách mạng lần thứ 94 (21/06/1925 – 21/06/2019)?
Nhận xét
Đăng nhận xét