Tin khắp nơi – 27/06/2019

Tin khắp nơi – 27/06/2019

Làm sao để thắng cử

và trở thành tổng thống Mỹ?

Hai mươi ứng viên đảng Dân chủ đang chuẩn bị có cuộc tranh luận đầu tiên trong cuộc đua tranh cử tổng thống Mỹ 2020. Sự kiện này diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Donald Trump chính thức công bố tái tranh cử trong một cuộc vận động đình đám ở Florida.
Rõ ràng cuộc tranh cử tổng thống kéo dài đã bắt đầu khởi động. Nhưng làm sao để có thể nhận được vị trí quyền lực nhất thế giới này?
Giới lập pháp Mỹ dọa ra trát đòi cố vấn Conway
Mỹ: Kirsten Gillibrand tranh cử tổng thống
Liệu Biden, phó TT của Obama có thể đánh bại Trump?
Ai được ra ứng cử?
Tổng thống phải trên 35 tuổi, là một “công dân Mỹ sinh ra ở Mỹ” và sống ở Mỹ trong ít nhất 14 năm, theo Hiến pháp Mỹ.
Hầu hết các ứng cử viên có quá trình làm chính trị và đã đảm nhiệm những vị trí được chọn qua bầu cử, như nghị sỹ, thống đốc, hay phó tổng thống.
Nhưng đôi khi họ cũng đến từ bên quân đội, như cựu Tướng Dwight Eisenhower, hay là doanh nhân như ông Donald Trump, một nhà kinh doanh bất động sản và ngôi sao truyền hình thực tế.
Hầu hết các ứng viên thời nay đều có bằng đại học và trên nửa các tổng thống Mỹ học ngành luật.
Nước Mỹ chưa bao giờ bỏ phiếu cho một tổng thống không theo đạo Thiên chúa hay một phụ nữ. Và chỉ có một tổng thống, ông Barack Obama, là không phải người da trắng.
Canada: Microsoft, Facebook hứa giúp chống can thiệp bầu cử
Ghét hay cuồng Trump: góc nhìn một người gốc Việt
Chiến dịch vận động tranh cử kéo dài bao lâu?
Không như một số quốc gia, như Anh và Pháp, có quy định rõ thời gian vận động, các ứng viên Mỹ có thể vận động tranh cử dài bao lâu tùy thích.
Vì thế, các chiến dịch vận động tranh cử tổng thống thường kéo dài chừng 18 tháng.
Tổng thống Trump nộp hồ sơ ra tái cử ngay hôm ông được giao chìa khóa vào Nhà Trắng, hồi tháng 1/2007. Từ đó đến nay, ông luôn tổ chức các buổi vận động với chiến dịch “Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại” (“Make America Great Again”).
Để trở thành tổng thống Mỹ, hay chỉ là tranh cử, các ứng viên thường phải chi rất nhiều tiền. Khả năng gây quỹ từ những người ủng hộ, hay chi tiền túi, là điều tối quan trọng.
Cuộc tranh cử giữa bà Hilary Clinton và ông Donald Trump tốn tổng cộng 2,4 tỷ USD, theo cơ quan theo dõi tài chính OpenSecrets.org.
Chỉ trong quý đầu 2019, ông Donald Trump đã gây quỹ được gần 30 triệu USD cho chiến dịch 2020, sau đó là ứng cử viên Dân chủ Bernie Sanders với số tiền 20,7 triệu USD.
Các đảng chính là gì?
Chỉ có hai đảng lớn được hầu hết các cử tri bầu cho – đảng Dân chủ (đảng tự do) và đảng Cộng hòa (đảng cánh hữu).
Một điều có thể gây khó hiểu, là các nhà bình luận Mỹ thường nói đến đảng Cộng hòa bằng tên nick, đảng GOP, viết tắt của “Grand Old Party” (tạm dịch là Đảng Già cả).
Các ứng cử viên của các “đảng thứ ba” đôi khi cũng tham gia, chẳng hạn các đảng Tự do, đảng Xanh và đảng Độc lập cũng từng có các ứng viên.
Ai muốn làm tổng thống năm 2020?
Hơn 20 đảng viên đảng Dân chủ đang tranh giành vị trí làm ứng cử viên của đảng này.
Kỳ bầu cử sơ bộ (primary election), được bắt đầu vào tháng Hai, được tổ chức ở từng bang để quyết định xem ứng viên nào được chọn.
Những ứng viên hàng đầu cho đảng Dân chủ tới giờ có ông Joe Biden (cựu phó tổng thống), bà Elizabeth Warren (thượng nghị sỹ tiểu bang Massachusetts) và ông Bernie Sanders (thượng nghị sỹ tiểu bang Vermont).
Tổng thống Donald Trump hiện chưa phải là ứng viên của đảng Cộng hòa cho tới khi ông được đảng này chính thức đề cử vào mùa hè sang năm.
Ông sẽ có ít nhất là một đối thủ – cựu Thống đốc bang Massachusetts Bill Weld – nhưng ông ít có cơ hội thắng ông Trump, người rất được ủng hộ trong đảng.
Làm sao để thắng trong một cuộc tổng tuyển cử?
Các ứng cử viên đảng Dân chủ và Cộng hòa sẽ đối mặt trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11/2020.
“Phiếu phổ thông” – số lượng phiếu bầu mỗi cử tri nhận được – sẽ không có tác dụng quyết định người chiến thắng.
Quyết định đó phụ thuộc vào “phiếu đại cử tri”. Ứng cử viên nào được 270 trong số 538 phiếu đại cử tri sẽ giành quyền vào Nhà Trắng.
Điều này khiến một số tiểu bang trở nên rất quan trọng với các ứng viên. Có người có thể thắng phiếu phổ thông, nhưng lại thua phiếu đại cử tri, chẳng hạn như điều đã xảy ra với ông Al Gore năm 2000 bà bà Hilary Clinton năm 2016.
Mỗi tiểu bang được phân định một số lượng đại cử tri nhất định – được quyết định dựa trên số đại diện của bang đó tại Quốc hội.
Sáu tiểu bang cơ phiếu đại cử tri lớn nhất là California (55), Texas (38), New York (29), Florida (29), Illinois (20) và Pennsylvania (20).
Với California, New York, và Illinois là các pháo đài của đảng Dân chủ, và Texas luôn là thành trì của đảng Cộng hòa – cuộc đua vào Nhà Trằng hầu hết chỉ diễn ra ở một vài tiểu bang chưa rõ ràng, như Ohio và Florida.
Các bang swing states cũng có thể thay đổi tùy thuộc vào ứng cử viên. Arizona, Pennsylvania, và Wisconsin có thể được coi là các bang swing states năm 2020.
Các chiến dịch tranh cử thường không cử các ứng viên hay đầu tư nhiều nguồn lực vào các bang mà họ cho là họ không thể thắng được.
Các thành lũy của đảng Cộng hòa như Idaho, Alaska và nhiều bang miền nam khác được coi là “các bang đỏ” trong khi những bang được coi là đảng Dân chủ như phần lớn vùng New England ở bờ đông bắc, được coi là “các bang xanh”.
Việc kiểm phiếu được thực hiện ở từng bang, và người thắng thường được quyết định ngay trong đêm bỏ phiếu.
Sau một thời kỳ chuyển giao, tổng thống mới sẽ tiếp quản từ tháng Một trong lễ nhậm chức. Sau một buổi lễ tại Quốc hội, tổng thống sẽ có cuộc diễu hành tới Nhà Trắng để bắt đầu một nhiệm kỳ bốn năm.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48771217

Ứng viên Dân chủ tranh luận,

TT Trump nói ‘tẻ nhạt’

Tổng thống Donald Trump hôm 26/6 nói rằng cuộc tranh luận đầu tiên của các ứng viên tổng thống của Đảng Dân chủ “tẻ nhạt”, theo Reuters.
Cuộc tranh luận kéo dài hai giờ đồng hồ giữa 10 ứng viên Dân chủ tập trung vào các vấn đề chính sách từ Iran, di dân cho tới các khoản vay để đi học đại học cũng như việc chăm sóc y tế.
Tin cho hay, một số ứng viên đã công kích ông Trump, nhưng nhà lãnh đạo Mỹ không đáp trả ngay lập tức từng cá nhân một, mà chỉ bình luận chung về cuộc tranh luận này.
“Tẻ nhạt”, ông Trump viết một từ duy nhất trên Twitter.
Reuters đưa tin rằng ông Trump xem buổi tranh luận trên chuyên cơ Air Force One trên đường tới Nhật Bản.
XEM THÊM:
Ủy ban Hạ viện biểu quyết ra trát buộc cố vấn thân cận của Trump khai chứng
Sau khi máy bay dành riêng cho tổng thống Mỹ tiếp nhiên liệu tại một căn cứ quân sự Mỹ ở Anchorage, Alaska, ông Trump tweet thêm.
“Mới dừng chân ở Alaska và gửi lời chào tới các binh sĩ tuyệt vời của chúng ta!” ông Trump viết.
Theo Reuters, Tổng thống Trump dường như theo dõi cuộc tranh luận một cách sát sao.
Khi trục trặc kỹ thuật khiến việc bắt đầu phần hai của cuộc thảo luận bị đình trệ, ông Trump đã lên tiếng chỉ trích hai kênh NBC News và MSNBC, vốn từng bị ông cáo buộc là đối xử với mình thiếu công bằng.
“@NBCNews và @MSNBC phải cảm thấy hổ thẹn vì sự cố kỹ thuật tồi tệ như vậy giữa cuộc tranh luận. Thật sự thiếu chuyên nghiệp và đúng là Tổ chức Tin giả!”, ông Trump Tweet.
Theo Reuters, các quan chức phụ trách chiến dịch tranh cử của ông Trump có mặt ở Miami để theo dõi cuộc tranh luận và lên tiếng chỉ trích các ứng viên Dân chủ là có quan điểm xã hội chủ nghĩa, không còn phù hợp với nhiều người Mỹ.
https://www.voatiengviet.com/a/%E1%BB%A9ng-vi%C3%AAn-d%C3%A2n-ch%E1%BB%A7-tranh-lu%E1%BA%ADn-tt-trump-n%C3%B3i-t%E1%BA%BB-nh%E1%BA%A1t-/4975889.html

Ủy ban Hạ viện biểu quyết ra trát

buộc cố vấn thân cận của Trump khai chứng

Ủy ban Giám sát của Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết với tỉ lệ 25-16 hôm thứ Tư để ra trát buộc cố vấn cao cấp của Nhà Trắng Kellyanne Conway phải ra khai chứng sau khi bà không xuất hiện tại phiên điều trần về những cáo buộc bà vi phạm Đạo luật Hatch, một đạo luật giới hạn hoạt động chính trị của công chức chính phủ liên bang.
Văn phòng Công tố viên Đặc biệt (OSC), một cơ quan giám sát của chính phủ Hoa Kỳ, hồi đầu tháng này đã đề nghị sa thải bà Conway vì liên tục vi phạm Đạo luật Hatch bằng việc bà chê bai các ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ trong khi phát ngôn với tư cách chính thức là một công chức nhà nước trong các cuộc phỏng vấn trên truyền hình và trên mạng xã hội.
Nhà Trắng khẳng định bà Conway không cần phải khai chứng trước ủy ban và ngăn cản bà thực hiện việc này.
Henry Kerner, người điều hành Văn phòng Công tố viên Đặc biệt, phát biểu tại phiên điều trần của ủy ban rằng bà Conway đã khiến ông “không còn sự lựa chọn” nào ngoài việc đề nghị sa thải bà vì bà đã “vi phạm ít nhất 10 lần Đạo luật Hatch, không tỏ ra hối hận và tiếp tục tỏ thái độ khinh thường” luật này.
Ông Kerner được ông Trump bổ nhiệm và trước đây từng làm việc cho các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa trong Quốc hội. Văn phòng của ông là một cơ quan độc lập thực thi Đạo luật Hatch. Nó không liên quan gì tới văn phòng của cựu công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller điều tra Nga can thiệp bầu cử.
Ông Kerner khai chứng rằng những lo ngại của ông về bà Conway cũng có thể được giải quyết bằng cách bà chính thức trở thành cố vấn cho chiến dịch tái tranh cử của ông Trump, chứ không phải là một nhân viên Nhà Trắng.
Chủ tịch Ủy ban Giám sát thuộc Đảng Dân chủ, Elijah Cummings, nói ủy ban có thể kiện để thi hành trát buộc bà Conway phải ra khai chứng.
https://www.voatiengviet.com/a/uy-ban-ha-vien-bieu-quyet-ra-tra-buoc-co-van-than-can-cua-trump-khai-chung/4975273.html

WSJ: Hàng tỉ đôla hàng hóa TQ

né thuế quan Mỹ nhờ xuất khẩu từ VN

Hàng tỉ đôla giá trị hàng hóa Trung Quốc chịu thuế quan của Mỹ trong chiến tranh thương mại giữa hai nước đang đi đường vòng vào Mỹ qua ngả các nước khác ở Châu Á, đặc biệt là Việt Nam, theo dữ liệu của Việt Nam được báo Wall Street Journal loan tải hôm thứ Tư.
Trong năm tháng đầu năm nay, hàng điện tử, máy tính, máy móc và các thiết bị khác xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam đã tăng mạnh so với một năm trước đó. Đồng thời những hàng hóa đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ cũng tăng, tờ Journal dẫn số liệu thương mại do Tổng cục Hải quan Việt Nam công bố cho biết.
Cụ thể, máy tính và hàng điện tử của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 71,6 phần trăm trong năm tháng đầu năm nay lên 1,8 tỉ đôla, hơn gấp năm lần so với tốc độ xuất khẩu các sản phẩm như vậy trên toàn thế giới. Trong cùng giai đoạn này, hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong danh mục này tăng 80,8 phần trăm lên 5,1 tỉ đôla, gấp bốn lần tốc độ được ghi nhận cho toàn thế giới, dữ liệu của Việt Nam cho thấy.
Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, máy móc và thiết bị từ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ tăng 54,4 phần trăm so với năm trước lên 1,7 tỉ đôla, so với mức tăng 6,7 phần trăm toàn cầu, theo dữ liệu. Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trong cùng khoảng thời gian tăng 29,2 phần trăm lên 5,7 tỉ đôla, gấp khoảng hai lần tốc độ được báo cáo đối với hàng nhập khẩu trên toàn thế giới.
Tờ Journal cũng ghi nhận những xu hướng thương mại tương tự ở Đài Loan, một nước xuất khẩu công nghệ lớn.
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hơn một năm qua đã tìm cách loại bỏ tập tục được gọi là trung chuyển (transshipment), trong đó hàng xuất khẩu của Trung Quốc thường được gia công hoặc thay đổi ở mức tối thiểu trong một lần dừng ngắn ở một cảng thứ ba và sau đó tái xuất khẩu dưới dạng sản phẩm có nguồn gốc từ cảng thứ ba.
Tờ Journal dẫn lời một phát ngôn viên của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết cơ quan đã xác định việc trung chuyển bất hợp pháp hàng hóa Trung Quốc qua một số quốc gia, chỉ ra các trường hợp trong những tháng gần đây tại Việt Nam, Malaysia và Philippines. Bà nói cơ quan này sẽ tiếp tục theo đuổi hành động né tránh thuế quan như vậy.
Không lâu sau khi tờ Journal loan tin, ông Trump đả kích Việt Nam bằng những lời lẽ gay gắt trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên đài Fox Business.
“Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc,” tổng thống nói. “Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người.”
XEM THÊM:
Trump đả kích Việt Nam là ‘kẻ lạm dụng’ thương mại
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa hồi đáp ngay tức thì yêu cầu của VOA bình luận về những phát biểu của ông Trump.
Tin tức này cũng xuất hiện trong bối cảnh một doanh nghiệp được chứng nhận sản xuất “hàng Việt Nam chất lượng cao” ở Việt Nam bị phát giác nhập khẩu các bộ phận và linh kiện từ Trung Quốc và sau đó bóc tem xuất xứ để thay bằng nhãn “Made In Vietnam,” theo một cuộc điều tra của báo Tuổi Trẻ.
Truyền thông trong nước cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là đã yêu cầu các bộ và các cơ quan kiểm tra, xác minh vụ việc liên quan tới Công ty Cổ phần Điện tử Asanzo và báo cáo kết quả trước ngày 30 tháng 7.
“Chính phủ Việt Nam kiên quyết ngăn chặn và sẽ xử lí nghiêm các hành vi gian lận thương mại, hàng hóa nước ngoài lấy danh nghĩa hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường khác,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói vào thứ Năm tuần trước, nói thêm rằng Tổng cục Hải quan Việt Nam đang có những bước đi cụ thể để ngăn chặn hành vi này.
Ông Phúc sẽ đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản. Không rõ ông có định gặp gỡ ông Trump bên lề sự kiện này hay không và liệu những vấn đề thương mại có được nêu ra hay không.
Dữ liệu ngoại thương của Mỹ cho thấy thuế quan đang khiến một số công xưởng sản xuất rời khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những nước đang được hưởng lợi lớn từ chiến tranh thương mại của ông Trump.
Vào tháng 5 năm 2018, Mỹ đánh thuế hơn 250 phần trăm lên một số mặt hàng thép xuất khẩu của Việt Nam sau khi kết luận rằng chúng chứa “một phần đáng kể” thép Trung Quốc.
Mỹ đã áp đặt thuế quan 25 phần trăm lên 200 tỉ đôla giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc và đang chuẩn bị áp thêm thuế quan lên thêm 300 tỉ đôla giá trị hàng hóa nữa, từ đồ chơi cho tới đồ điện tử, về cơ bản là bao trùm hết toàn bộ thương mại của Mỹ với Trung Quốc.
https://www.voatiengviet.com/a/wsj-hang-ti-dola-hang-trung-quoc-ne-thue-quan-my-nho-xuat-khau-tu-viet-nam/4975275.html

Thông cáo: Mueller sẽ điều trần công khai

ở Hạ viện ngày 17 tháng 7

Công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller, người công bố một báo cáo vào tháng 4 về việc Nga can thiệp bầu cử tổng thống năm 2016, sẽ ra khai chứng trong một phiên điều trần công khai trước Ủy ban Tư pháp và Ủy ban Tình báo Hạ viện vào ngày 17 tháng 7, hai chủ tịch thuộc Đảng Dân chủ của hai ủy ban này cho biết vào ngày thứ Ba.
Dân biểu Jerrold Nadler, chủ tịch ủy ban tư pháp, và Dân biểu Adam Schiff, chủ tịch ủy ban tình báo, nói trong một thông cáo chung rằng ông Mueller đã đồng ý khai chứng sau khi hai ủy ban ra trát buộc khai chứng vào ngày thứ Ba.
Một đại diện cho ông Mueller không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, theo Reuters.
Bản báo cáo dài 448 trang của ông Mueller, được công bố vào tháng 4, cho thấy Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và rằng ban vận động tranh cử của Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump có nhiều liên lạc với các quan chức Nga.
Nhưng báo cáo không tìm thấy đủ bằng chứng để xác định một âm mưu phạm tội giữa ban vận động và Moscow.
Báo cáo, được che một phần thông tin nhạy cảm, cũng nêu ra những vụ việc mà trong đó ông Trump đã tìm cách can thiệp vào cuộc điều tra của ông Mueller, nhưng từ chối đưa ra phán quyết về việc liệu việc đó có phải là cản trở công lí hay không.
Ông Mueller, trong những phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi bắt đầu cuộc điều tra kéo dài hai năm, cho biết vào ngày 29 tháng 5 rằng cuộc điều tra của ông không bao giờ kết thúc với các cáo buộc hình sự đối với ông Trump và chỉ ra rằng tùy Quốc hội quyết định có luận tội ông hay không.
“Nếu chúng tôi tin rằng tổng thống rõ ràng không phạm tội, chúng tôi sẽ nói như vậy,” ông Mueller nói. “Tuy nhiên chúng tôi đã không thể đưa ra quyết định về việc liệu tổng thống có phạm tội hay không.”
Bộ trưởng Tư pháp William Barr đã nói không có đủ bằng chứng trong báo cáo của ông Mueller để kết luận rằng ông Trump cản trở công lí.
Ông Trump nói rằng bản báo cáo hoàn toàn giải oan cho ông về điều mà ông gọi là một cuộc săn lùng phù thủy (hàm ý ông bị bức hại chính trị) của những người theo Đảng Dân chủ tức tối về chiến thắng bầu cử năm 2016 của ông.
Nhưng một số nghị sĩ Dân chủ đã nói rằng tổng thống nên bị truất phế thông qua các thủ tục luận tội vì những phát hiện của ông Mueller.
Cuộc điều tra của ông Mueller đã khiến hàng chục người, bao gồm một số cố vấn hàng đầu của ông Trump và một loạt các công ty và công dân Nga, vướng vào vòng lao lí.
Trong số đó có cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông, Paul Manafort, người đang thụ án tù bảy năm rưỡi tù vì những tội tài chính và những vi phạm luật vận động hành lang, và cựu luật sư cá nhân của ông, Michael Cohen, người mới bắt đầu thi hành bản án ba năm về các vi phạm luật tài chính vận động tranh cử và khai man trước Quốc hội.
https://www.voatiengviet.com/a/thong-cao-mueller-se-dieu-tran-cong-khai-o-ha-vien-vao-ngay-17-thang-7/4975266.html

Thương mại: Ông Donald Trump đe dọa Việt Nam

Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa Việt Nam khi tuyên bố Việt Nam “lợi dụng Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc”.
Trump: Chiến tranh Việt Nam ‘tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng tham gia’
Việt Nam ‘là ngạc nhiên lớn nhất’ cho ngoại trưởng Mỹ
Bình phẩm của ông Trump đưa ra trong phỏng vấn với Fox Business Network phát hôm 26/6.
Ông Trump nói: “Nhiều công ty đang chuyển sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng tôi còn tệ hơn Trung Quốc.”
Khi được hỏi ông có muốn đánh thuế Việt Nam không, ông Trump không bác bỏ.
“Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất (nguyên văn: it’s almost the single worst abuser of everybody).”
Trong phỏng vấn, ông Trump khen Việt Nam đã mua nhiều than từ bang West Virginia, khiến “tôi vui”.
Cuộc phỏng vấn xoay quanh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Ông Donald Trump chuẩn bị gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị G20 cuối tháng này.
Ông Trump nói trong phỏng vấn rằng ông sẵn sàng áp thuế thêm lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 300 tỉ đôla.
“Kế hoạch B của tôi là nếu không đạt thỏa thuận, tôi sẽ áp thuế,” ông Trump nói.
Tuần rồi, ông Trump có cuộc điện đàm với ông Tập Cận Bình.
Trong phỏng vấn, ông Trump nói việc áp thuế đã khiến Mexico nhượng bộ về nhập cư và khiến các công ty rời khỏi Trung Quốc.
“Chúng ta không trả giá, chỉ có Trung Quốc trả giá,” ông Trump nói.
Ông Trump nói thuế khiến một số hãng “làm điều họ nên làm”, là chuyển về Mỹ.
Nhưng ông tỏ vẻ không vui khi một số công ty lại chuyển sang Việt Nam.
Đó là bối cảnh trong cuộc phỏng vấn khi ông Trump bắt đầu chỉ trích Việt Nam.
Mới đây, trong một phỏng vấn khi thăm Anh, ông Donald Trump khen Việt Nam ngày nay:
“Ngày hôm nay, họ đang sống rất tốt (they’re doing very well). Về thương mại, họ tàn nhẫn kinh (brutal, very brutal), họ là nhà thương thuyết siêu hạng (great negotiators), là doanh nhân tuyệt vời (great business people).”
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-48780805

Trump đe dọa: VN cần làm gì

để không ảnh hưởng đến quan hệ với Mỹ?

Tổng thống Donald Trump phê phán Việt Nam “lợi dụng Hoa Kỳ” trong thương chiến, gây ra nhiều bình luận ở quốc gia Đông Nam Á được cho là hưởng lợi vì Trung Quốc bị thuế quan của Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn với Fox Business Network phát hôm 26/6 ông Trump nói: “Nhiều công ty đang chuyển sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng tôi còn tệ hơn Trung Quốc.”
Thương mại: Ông Donald Trump đe dọa Việt Nam
Trump: Chiến tranh Việt Nam ‘tồi tệ, lẽ ra Mỹ đừng tham gia’
Việt Nam ‘là ngạc nhiên lớn nhất’ cho ngoại trưởng Mỹ
Từ Florida, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí nêu ý kiến với BBC News Tiếng Việt hôm 27/06, rằng chính phủ Việt Nam cần nhìn vào bức tranh toàn cảnh.
“Việt Nam nên tuyên bố có chương trình cụ thể nhập cảng thêm một số hàng hoá của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
Cụ thể là về hàng không, như nhập máy bay Boeing cho các hãng mới thành lập, nhất là nhấn mạnh cho việc sửa soạn lập đường bay thẳng sang Mỹ (SGN-SFO hay SGN-LAX).
Cũng cần cho mua thêm xe hơi Mỹ và giảm thuế nhập cảng.
Hiện các nông sản đang ứ đọng của Mỹ như đậu tương, thịt bò, gà, nhất là thịt heo đang thiếu hụt bên nhà vì cơn dịch tả châu Phi,… nếu Việt Nam mua sẽ gây nhiều thiện cảm trong dân Mỹ.”
Việt Nam cần chú ý nhập cả các dụng cụ y tế cao cấp của Mỹ”.
Cũng hôm 26/06, TT Trump không loại trừ khả năng đánh thuế lên hàng Việt Nam:
“Chúng tôi đang thảo luận với Việt Nam. Việt Nam nhỏ hơn Trung Quốc nhiều, nhưng họ gần như là kẻ lợi dụng tệ nhất.” (Nguyên văn: “It’s almost the single worst abuser of everybody.”)
George H. W. Bush ‘buồn vì Mỹ không giữ lời ở Việt Nam’
‘Cả đời tôi chỉ mong Việt Nam hãy tỉnh ngủ’
John Kerry kể lần ‘tìm kiếm’ ở Lăng Hồ Chủ tịch
Tuy nhiên, ông Trump khen Việt Nam đã mua nhiều than từ bang West Virginia, khiến “tôi vui”.
Theo TS Phạm Đỗ Chí, Việt Nam cần tránh bị cho vào cùng một nhóm với Trung Quốc trong thương chiến với Hoa Kỳ.
Ông nêu ý kiến với BBC:
“Việt Nam cần chặn đứng ngay việc một số hãng xuất hàng sản xuất từ Trung Quốc nhưng dán mác Việt Nam như Asanzo, thép… Truy tố và phạt nặng Asanzo để làm gương cho các hãng khác và gây uy tín với Mỹ.”
Để tránh bị ‘dán nhãn’ như Trung Quốc, “Việt Nam cần nâng cao việc kiểm soát và tôn trọng sở hữu trí tuệ với Mỹ”.
Tuy thế, ông Phạm Đỗ Chí cũng nói xung khắc Mỹ – Trung tạo ra cơ hội cho Việt Nam:
“Việt Nam cần khuyến khích sinh viên sang du học và nghiên cứu sau đại học ở Mỹ, thay vào “lỗ hổng” của sinh viên Trung Quốc mà Mỹ đang chặn lại.”
Nhưng nhìn xa hơn, tiến sĩ Phạm Đỗ Chí cho rằng, “Việc làm thật sự để tránh một cuộc thương chiến mới do Mỹ đặt ra, là cải tổ nền kinh tế thị trường ở Việt Nam một cách thật sự và sâu rộng, nâng cao khu vực tư nhân, khuyến khích khởi nghiệp với công nghệ cao từ Mỹ, cải tổ hệ thống ngân hàng tư nhân…”
“Ngoài ra, cần duyệt lại chính sách đầu tư FDI một cách chọn lọc hơn, khuyến khích các hãng HK có “linkages” với việc phát triển công nghệ Việt Nam.”
“Sau cùng và quan trọng nhất là chú trọng đến việc thiết lập chính sách đối tác chiến lược và toàn diện với Mỹ, là mục tiêu chính yếu của cuộc thăm viếng Mỹ đang chờ đợi của lãnh đạo Việt Nam trong vài tháng tới.”
Nhìn toàn cục, ông Phạm Đỗ Chí cho rằng Việt Nam thực ra đang ở vào thế vô cùng thuận lợi với Mỹ trong kế hoạch lưu thông hàng hải tự do ở Biển Đông, mà Hoa Kỳ và các đồng minh trong khối Ấn Độ-Thái Bình Dương đang muốn tăng cường thiết lập và bảo vệ.
“Việc này sẽ bảo vệ an ninh quân sự và chính trị của Việt Nam, mục tiêu mong mỏi bất chiến tự nhiên thành.”
Tóm lại, tiến sĩ Phạm Đỗ Chí tin rằng chính phủ Việt Nam cần “coi đây là mục tiêu tối hậu, đừng để mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam là chuyện nhỏ gây ảnh hưởng xấu đến chiến lược đối tác với Hoa Kỳ”.
Việt Nam không phải là quốc gia châu Á duy nhất ngoài Trung Quốc đang bị ông Trump công kích.
Mới đây nhất, tổng thống Hoa Kỳ đã gọi biểu thuế quan mới mà Ấn Độ áp lên 28 sản phẩm của Mỹ là “không thể chấp nhận” và đòi New Delhi phải rút lại.
Biểu thuế quan mới được đưa ra vào đầu tháng Sáu là nhằm trả đũa việc Mỹ tuyên bố chấm dứt ưu đãi thương mại đối với Ấn Độ.
Ý kiến trên mạng xã hội
Trên trang Facebook của BBC News Tiếng Việt hiện đã có nhiều ý kiến về câu chuyện này:
Son Nguyen Vịnh: Trump làm hơi quá đà. Tạo sứcc ép dồn đến đường cùng là không ổn, nên nhớ doanh nghiệp là những thằng có tiền và rất thông minh nhạy bén. Mấy ông nước lớn cứ lợi dụng bản quyền nọ kia cho mấy cái phần mềm chất xám bốc mùi rồi ép các nước đang phát triển này nọ… phần cứng giá rẻ là lợi thế rất lơn của TQ, Ấn….họ bị dồn vào đường cùng có thể “bế quan tỏa cảng” lúc đó các nhà sản xuất lớn ở Âu Mỹ sẽ thấm ngay.
Thạch Ngọc Xuân: Mỹ ưu đãi cho người dân Việt là muốn Việt Nam tự phát triển song hành cùng với thế giới , chứ nhập hàng Trung Quốc rồi xuất khẩu kiếm lời cũng như ủng hộ hàng TQ thế cũng như không… Trump lên án VN làm ăn không hiệu quả là đúng…
Lam Sung: Nhập thịt lơn thịt bò [từ Mỹ] vào lúc này là phù hợp quá và một số thiết bị cần thiết để gây lòng tin giảm thâm hụt mậu dịch là rất đúng.
Oanh Ngô: Việt Nam đu dây lâu rồi, bây giờ nên chọn theo phe nào cho rõ ràng , hãy xử sự cho minh bạch văn minh, đừng tiếp tay cho TQ sẽ bị coi là kẻ thù của Mỹ thì vô cùng bất lợi…đừng vì lợi ích khôn lỏi của một nhóm người mà ảnh hưởng đến cả nền kinh tế đất nước…
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48784455

Trump nói sẽ không gặp Kim Jong Un

nhân chuyến đi dự G20

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư nói ông sẽ không gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong chuyến công du châu Á cho hội nghị thượng đỉnh G20 vào cuối tuần này.
“Tôi sẽ gặp rất nhiều người khác. Không phải … ông ấy,” ông Trump Trump nói với các phóng viên khi ông rời Nhà Trắng để đáp chuyến bay đi Châu Á. “Nhưng tôi có thể nói chuyện với ông ấy bằng một hình thức khác,” ông nói thêm.
Ông Trump và ông Kim đã trao đổi thư từ và tổ chức hai hội nghị thượng đỉnh trước đó, nhưng các cuộc đàm phán giữa hai nước nhằm tháo dỡ chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng phần lớn đã đổ vỡ.
Trước đó trong ngày thứ Tư, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết Mỹ đã tham gia vào các cuộc đàm phán trong hậu trường với Triều Tiên về một hội nghị thượng đỉnh khả dĩ thứ ba và đã đề xuất các cuộc đàm phán ở cấp độ làm việc.
https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-se-khong-gap-kim-jong-un-nhan-chuyen-di-du-g20/4975269.html

Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập

hội đàm sáng 29/6 ở Nhật

Tổng thống Donald Trump sắp gặp và hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Osaka, Nhật Bản, vào lúc 11:30 sáng ngày 29/6, một phát ngôn viên của Nhà Trắng cho các phóng viên biết hôm 26/6.
Theo Reuters, cuộc gặp song phương, vốn nhằm xử lý cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nhiều khả năng sẽ là sự kiện được theo dõi nhiều nhất tại hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Nhật.
Tin cho hay, trong thời gian ở Nhật Bản, ông Trump sẽ có tổng cộng 9 cuộc gặp song phương, trong đó còn có cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào lúc 2 giờ chiều ngày 28/6.
XEM THÊM:
TT Trump: Có thể đánh thuế thêm vào TQ nếu không đạt thỏa thuận thương mại
Reuters dẫn lời phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley nói rằng các cuộc gặp sẽ bắt đầu ngay ngày 27/6, khi ông Trump đáp xuống Nhật và dùng bữa tối với Thủ tướng Australia Scott Morrison.
Vào ngày 28/6, ông Trump sẽ gặp Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, và sau đó với ông Abe và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, trước khi gặp riêng ông Modi.
Ngoài ra, cùng ngày, ông Trump sẽ gặp song phương với Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro.
https://www.voatiengviet.com/a/t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-trump-v%C3%A0-ch%E1%BB%A7-t%E1%BB%8Bch-t%E1%BA%ADp-h%E1%BB%99i-%C4%91%C3%A0m-s%C3%A1ng-29-6-%E1%BB%9F-nh%E1%BA%ADt/4975988.html

Hạt nhân : Trump nêu khả năng

mở chiến tranh “chớp nhoáng” với Iran

Thanh Hà
Đúng ngày trữ lượng uranium được tinh lọc của Teheran sắp vượt ngưỡng cho phép 300 kg, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nêu khả năng thực hiện một cuộc chiến tranh “chớp nhoáng” chống Iran. Washington loại trừ khả năng triển khai lực lượng quân sự trên bộ.
Trên đường đến Nhật Bản dự thượng đỉnh G20, ngày 26/06/2019, chủ nhân Nhà Trắng tuyên bố “Mỹ trong thế mạnh, nếu có xảy ra, tôi bảo đảm là chiến tranh sẽ không quá dài“. Nguyên thủ Mỹ nói thêm : Giới lãnh đạo Iran sẽ thực sự “ngu dốt” và “ích kỷ” nếu không đàm phán với Hoa Kỳ để thoát khỏi lưới trừng phạt của Mỹ. Donald Trump cho rằng, kinh tế Iran bị kiệt quệ và đã đến lúc Teheran phải “nghĩ đến người dân“.
Về phía Iran, chính quyền nước này lúc cương, lúc nhu. Tổng thống Hassan Rohani trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Pháp Emmanuel Macron cách nay 2 ngày tuyên bố Iran “không muốn xảy ra chiến tranh với bất kỳ một quốc gia nào, kể cả với Mỹ“. Ông vừa lên án Washington “đi lầm đường” khi trừng phạt Iran, vừa chỉ trích châu Âu “thụ động” trong nỗ lực tháo gỡ khủng hoảng hiện nay.
Mặt khác, Iran thông báo “tăng tốc chương trình hạt nhân” như tường thuật của thông tín viên Siavosh Ghazi từ Teheran :
« Thách thức và khẩu chiến với những lời đe dọa quân sự liên tục gia tăng giữa Iran và Hoa Kỳ. Trong bối cảnh đó, Teheran thông báo tăng tốc chương trình làm giàu chất uranium kể từ hôm nay 27/06/2019. Đây là phản ứng đáp trả Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Iran.
Trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân đã đạt được với các cường quốc trên thế giới, Iran chấp nhận giới hạn các chương trình làm giàu uranium trong vòng 10 năm (đổi lại, quốc tế ngừng cấm vận Iran). Từ một tuần qua, khả năng nổ ra một cuộc chiến bắt đầu nhen nhúm.
Đối với Alireza Parsa, một thanh niên 30 tuổi, chiến tranh sẽ là kịch bản tệ hại nhất. Anh nói : Chúng tôi không thích có chiến tranh, đây là một điều tai hại. Tất cả sẽ bị tàn phá để rồi phải xây dựng lại từ đầu. Công cuộc tái thiết sẽ rất tốn kém. Tình trạng sẽ như ở Syria”.
Mohammad Ahmadian, 38 tuổi, làm nghề buôn bán, thì không tin là sẽ nổ ra một cuộc xung đột quân sự và ủng hộ chính quyền phát triển chương trình hạt nhân. Anh giải thích : Iran là một nước lớn trong khu vực. Chúng tôi cần phải bảo vệ quyền lợi của mình. Mỹ đang có trong tay hàng ngàn đầu đạn hạt nhân để áp đặt ý muốn của Washington với chúng tôi. Chúng tôi muốn sử dụng công nghệ hạt nhân dân sự để có điện, và một số những chuyện khác.
Dù sao đi chăng nữa, việc Teheran quyết định khởi động lại chương trình hạt nhân càng khiến căng thẳng với Mỹ gia tăng. Nhưng không chỉ riêng gì với Hoa Kỳ mà còn cả với nhiều nước châu Âu. Các nước này yêu cầu Iran ứng xử trong khuôn khổ thỏa thuận hạt nhân 2015 ».
Pháp cố gắng thuyết phục các bên kiềm chế
Tiếp tục ngày thứ hai chuyến công du Nhật Bản trước khi dự thượng đỉnh G20 ở Osaka, tổng thống Pháp, Emmanuel Macron cam kết nỗ lực “tối đa” tránh để Mỹ và Iran tiến gần thêm đến xung đột quân sự.
Trả lời báo chí ngày 27/06/2019, nguyên thủ Pháp cam kết làm hết sức mình để thuyết phục Washington tránh sử dụng vũ lực đồng thời thuyết phục Teheran tuân thủ thỏa thuận về hạt nhân mà Iran và 5 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cùng với Đức đã ký kết vào tháng 07/2015 tại Vienna.
Paris theo đuổi cùng một mục đích với Washington đó là “ngăn cản Iran chế tạo vũ khí nguyên tửʺ. Giới quan sát ghi nhận : năm 2018, ông Macron đã thất bại trong việc thuyết phục Donald Trump không rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định Vienna 2015.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190627-hat-nhan-trump-chien-tranh-chop-nhoang-iran

Venezuela thông báo

chặn đứng một âm mưu « đảo chánh »

Thanh Phương
Hôm qua, 26/06/2019, chính phủ Venezuela thông báo vừa ngăn chận một âm mưu « đảo chánh quân sự ». Theo lời bộ trưởng Truyền Thông Jorge Rodriguez, nhóm quân nhân tham gia âm mưu đảo chánh dự trù ám sát tổng thống Nicolas Maduro và được sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Colombia và Chilê.
Từ Caracas, thông tín viên Benjamin Dellile gởi về bài tường trình :
« Theo lời ông Jorge Rodriguez, cuộc đảo chánh này được ngăn chận chính là nhờ các nhân viên tình báo đã được cài vào nhóm quân nhân tham gia âm mưu đảo chánh.
Ông cho biết các quân nhân này dự định ra tay hành động vào cuối tuần qua, đánh chiếm một căn cứ quân sự lớn ở Caracas, trụ sở Ngân hàng Trung ương và dinh tổng thống, để đưa cựu bộ trưởng Quốc Phòng đang bị giam Raul Baduel lên làm tổng thống.
Cũng theo bộ trưởng Truyền thông Venezuela, nhóm quân nhân đảo chánh sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai cản đường họ. Ông Jorge nói : Họ muốn ám sát 95% số tướng lãnh của quân đội Venezuela. Điều này có nghĩa là họ chỉ có sự ủng hộ của 5% số tướng lãnh.
Đây là một cách để nói rằng chính phủ hiện nay mạnh hơn bao giờ hết, vì nhóm quân nhân này chỉ là một thiểu số, và thậm chí họ không ủng hộ phe đối lập do ông Juan Guaido đứng đầu.
Ông Jorge Rodriguez cũng tố cáo tổng thống Colombia Ivan Duque và tổng thống Chilê Sebastian Piñera đã cùng với Hoa Kỳ tham gia hoạch định âm mưu đảo chánh. Ông nói : Đó là những kẻ xúi giục đảo chánh chống Venezuela, những kẻ đầu tư vào những hành động chống nền dân chủ và Hiến pháp Venezuela.
Đây không phải là lần đầu tiên mà ông Jorge Rodriguez lên truyền hình để trực tiếp thông báo là một cuộc đảo chánh vừa được ngăn chận.
Ông Juan Guaidó chế giễu vị bộ trưởng này vừa viết một tiểu thuyết mới. Đối với lãnh đạo đối lập Venezuela, khi đưa ra những bằng chứng mà không ai có thể kiểm chứng được, một lần nữa chính phủ Caracas chơi trò làm nạn nhân trước cả thế giới. »
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190627-venezuela-thong-bao-chan-dung-am-muu-dao-chanh

Thượng đỉnh G-20

Nguyễn Xuân Nghĩa
Cuối tuần này, cấp lãnh đạo Nhóm G-20 gồm 19 quốc gia và Liên hiệp Âu châu sẽ họp tại Osaka của Nhật Bản để thảo luận về các bài toán kinh tế của toàn cầu. Người ta chờ đợi gì ở một thượng đỉnh hàng năm như vậy, mục Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sau đây…
Vì sao có G-20 ?
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cuối tuần này hội nghị giới lãnh đạo của Nhóm G-20 sẽ được triệu tập tại Osaka của Nhật Bản, người ta nên chờ đợi gì từ một diễn đàn quan trọng như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Muốn tìm hiểu thì có lẽ ta nên đi ngược về quá khứ. Sau nhiều biến động an ninh và kinh tế, kể cả cuộc khủng hoảng dầu khí thời 1972-1973, vào quãng 1975 trở về sau, bảy nước công nghiệp hóa dẫn đầu thế giới vẫn họp hàng năm để phối hợp đối sách trước các bài toán lớn của toàn cầu. Đó là Nhóm G-7, gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada.
Tinh thần của Nhóm G-20 là linh động tìm hiệu năng qua đối thoại chứ không lập ra bộ máy điều hành mang tính chất thư lại, thí dụ như Tổng thư ký. Do đó việc chuẩn bị nghị trình thảo luận về chiến lược của cả Nhóm G-20 cho Thượng đỉnh hàng năm được trao cho ba quốc gia đã, đang và sẽ tổ chức hội nghị.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Nhưng kinh tế thế giới có thay đổi nên một số quốc gia đạt mức tăng trưởng cao và chi phối kinh tế toàn cầu trong khi Nhóm G-7 và các định chế quốc tế hết thể ứng phó với các bài toán mới, điển hình là vụ khủng hoảng Đông Á Tháng Bảy năm 1997. Vì vậy vào năm 1999, 19 nền kinh tế có sản lượng cao nhất mới nghĩ đến một diễn đàn thảo luận mở rộng, bên trong vẫn có Liên hiệp Âu Châu.
- Đó là nguyên ủy của Nhóm G-20, ra đời cách nay đúng 20 năm, quy tụ hai phần ba dân số toàn cầu, 90% sản lượng kinh tế và ba phần tư ngạch số ngoại thương. Ngoài Nhóm G-7 thì 12 nước kia là Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Hàn, Brazil, Úc, Liên bang Nga, Mexico, Indonesia, Argentina, Saudi Arabia, Nam Phi và Turkey.
Nguyên Lam: Thưa ông, kết quả của diễn đàn mở rộng này là gì?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Ban đầu thì mới chỉ là sự đối thoại giữa các viên chức kinh tế tài chính của các nước với nhau. Nhưng tới vụ khủng hoảng tài chính năm 2008 và nạn Tổng Suy Trầm thì từ năm 2008, người ta mở ra trình độ hợp tác giữa nguyên thủ của các quốc gia trong nhóm. Thay vì là Hội nghị Cấp cao thì có Thượng đỉnh hay Summit. Nhưng căn bản của Nhóm G-20 vẫn chỉ là diễn đàn thảo luận, chưa là một Khối thống nhất về đường lối. Hàng năm, một thành viên được làm chủ tịch luân phiên của cả nhóm, như năm nay, Nhật đăng cai tổ chức Thượng đỉnh sau Argentina năm ngoái và trước Á Rập Xê Út vào năm tới.
- Tinh thần của Nhóm G-20 là linh động tìm hiệu năng qua đối thoại chứ không lập ra bộ máy điều hành mang tính chất thư lại, thí dụ như Tổng thư ký. Do đó việc chuẩn bị nghị trình thảo luận về chiến lược của cả Nhóm G-20 cho Thượng đỉnh hàng năm được trao cho ba quốc gia đã, đang và sẽ tổ chức hội nghị.
Hoạt động của G-20
Nguyên Lam: Ông nhấn mạnh đến yếu tố linh động của Nhóm G-20, nhưng dường như tình hình an ninh và kinh tế vẫn tác động vào Thượng đỉnh hàng năm. Thí dụ như năm nay thì trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khiến ai cũng nhìn vào cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump của Mỹ và Tổng bí thư Tập Cận Bình của Bắc Kinh, hoặc vụ khủng hoảng về xứ Iran tại Trung Đông, với ảnh hưởng vào lĩnh vực năng lượng của các nước. Đã vậy còn vụ khùng hoảng tại Hong Kông và cả Đài Loan nữa. Ông nghĩ sao về những vụ này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ đến… Thủ tướng Nhật Shinzo Abe người sẽ đọc diễn văn chào mừng quan khách và khai mạc Thượng đỉnh 2019!
- Ông Abe nói về viễn ảnh kinh tế Á Châu qua nghị trình gồm ba chủ điểm là 1/ củng cố trật tự kinh tế toàn cầu dựa trên giao dịch tự do và công bằng; 2/ tìm sự hợp tác quốc tế về nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số với tiềm năng và rủi ro mới; 3/ là đối phó với những thách thức về môi sinh của cả nhân loại. Ba đề tài đó rất đáng được giới lãnh đạo của Nhóm G-20 thảo luận trong Thượng đỉnh tại Osaka, nhưng người ta lại chú ý đến các vấn đề nóng khác, như Thương chiến Mỹ-Hoa, hay chuyện an ninh vì Iran, Bắc Hàn, Hong Kong, thậm chí Israel.
- Đâm ra, Thượng đỉnh của Nhóm G-20 vẫn là hiện tượng “đánh trống bỏ dùi”, vì các nước không khai triển tiếp sáng kiến được nêu ra cho ước vọng phát triển toàn cầu trong sự ổn định tài chính. Một thí dụ là lãnh đạo quốc gia sẽ đăng cai tổ chức Thượng đỉnh G-20 năm tới là Saudi Arabia sẽ nêu ra vấn đề mới, rồi lại bị lãng quên.
Nguyên Lam: Nguyên Lam thấy rằng ông không mấy lạc quan về kết quả của Hội nghị G-20 tại Osaka.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nhân loại đang ở giữa nhiều thay đổi lớn, dăm ba năm lại có thách đố mới mà Nhóm G-7 không giải quyết được. Người ta bèn “nối vòng tay lớn”, nên mời thêm 12 nền kinh tế đang phát triển để lập ra Nhóm G-20.
- Nhưng, 20 năm sau khi thành hình, Nhóm G-20 vẫn chưa là chất xúc tác giữa các nước để giải quyết bài toán dài hạn của kinh tế toàn cầu, chưa kể nhiều vấn đề khác như vì sao không mời thêm nền kinh tế này hay quốc gia kia, nên mục tiêu kinh tế nguyên thủy lại bị tan loãng vào nhiều đề mục khác.
- Một chuyện nữa là hệ thống tự do dân chủ thường bị báo chí chi phối nên phải quan tâm đến dư luận và thay đổi nghị trình, trong khi các nước độc tài lại duy trì hệ thống toàn trị ở bên trong và tác động đến nhận thức của thế giới bên ngoài.
- Vì vậy, chúng ta mới có hai loại sân khấu: một là giới chuyên gia thảo luận về giải pháp song phương và đa phương cho kinh tế toàn cầu; hai là giới lãnh đạo thì phải cho thấy thiện chí giải quyết các bài toán làm dư luận nôn nóng. Nhưng nếu dư luận chỉ chú ý tới cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo của Hoa Kỳ và Trung Quốc thì nỗ lực của Nhật Bản cho Thượng đỉnh năm nay sẽ chẳng có tiếng vang!
Nguyên Lam: Nếu như vậy, thưa ông, phải chăng truyền thông báo chí sẽ phải theo dõi một lúc hai chuyện gần như trái ngược? Một là kết quả hội họp của giới chuyên môn, như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF, Ngân hàng Phát triển Á Châu và Thống đốc các Ngân hàng Trung ương của Nhóm G-20, xem họ đề nghị những gì cho kinh tế toàn cầu. Chuyện kia là hội nghị tay đôi giữa vài nguyên thủ để thảo luận về các đề tài bao trùm lên an ninh lẫn kinh tế?
Đánh trống bỏ dùi
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e là tình hình còn rắc rối hơn vậy! Trước khi tới Osaka dự Thượng đỉnh 2019 thì ban tham mưu của giới lãnh đạo các đại cường, như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Liên Âu và Nhật đã phải họp để thảo luận về bản tuyên bố chung! Thứ nhất, có tuyên bố chung hay không; thứ hai là nội dung của văn kiện đó sẽ gồm những gì, và vì sao. Văn kiện ngoại giao rất khắc nghiệt mà mơ hồ đó mới cho thấy kết quả thật của Thượng đỉnh năm nay. Hai tuần sau thì thiên hạ lại quên hết vì thế giới có thể gặp một biến cố nghiêm trọng khác….
Nhóm G-20 thiếu một “bộ nhớ” nên năm nào cũng làm trước quên sau. Mỗi thế hệ lãnh đạo lên cầm quyền đều thấy ra bài toán mới của họ mà nêu thêm vấn đề nhưng chưa chắc đã giải quyết được, trong khi đó, các vấn đề cũ vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, người ta đánh trống rồi lại bỏ dùi!
-Nguyễn Xuân Nghĩa
Nguyên Lam: Như vậy, chuyện đó có khác gì thành ngữ “dã tràng se cát biển Đông, Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì” của chúng ta hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Sự tình không đến nỗi thế vì khi gặp nhau nói chuyện thì ít ra người ta cũng khỏi bắn vào nhau!
- Trở lại Thượng đỉnh G-20, tôi thiển nghĩ các nước có thể rút kinh nghiệm của 20 năm qua mà tìm cách cải tiến. Nhóm G-20 thiếu một “bộ nhớ” nên năm nào cũng làm trước quên sau. Mỗi thế hệ lãnh đạo lên cầm quyền đều thấy ra bài toán mới của họ mà nêu thêm vấn đề nhưng chưa chắc đã giải quyết được, trong khi đó, các vấn đề cũ vẫn còn nguyên vẹn. Vì vậy, người ta đánh trống rồi lại bỏ dùi!
- Nếu tiếp thu được bài học đó, có lẽ Nhóm G-20 nên cho thành lập một bộ phận chuyên môn gồm dăm ba công chức cao cấp người có thể đảm nhiệm vai trò của cơ quan Tổng thư ký hầu ghi lại và phổ biến cho toàn Nhóm những gì đã được thảo luận và đồng ý xúc tiến về sau này. Đấy sẽ là nền tảng của những gì nên làm.
Nguyên Lam: Vì thời lượng có hạn, Nguyên Lam xin đề nghị ông kết luận cho chương trình kỳ này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói ra thì ngược đời nhưng Hoa Kỳ vẫn là cường quốc đã lập ra hệ thống toàn cầu có đóng góp cho sự thịnh vượng chung dựa trên các giá trị tinh thần như kinh tế tự do, xã hội dân chủ và luật lệ minh bạch. Ngày nay, trong Nhóm G-20, Trung Quốc và cả Âu Châu hết khả năng đó và Nhật Bản còn cố gắng phát huy trong những điều kiện bất lợi. Nhưng bất lợi nhất là khi Hoa Kỳ gây ra ấn tượng là chỉ biết tranh thủ quyền lợi
thương mại của mình trong khi vẫn phải căng mỏng phương tiện cho các nước khác có cơ hội thịnh vượng chung.
- Nếu Nhóm G-20 nhìn ra nghịch lý này thì thiên hạ sẽ được nhờ. Nếu không, truyền thông báo chí vẫn tìm ra đề tài ăn khách cho một Thượng đỉnh G-20!
Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích tuần này.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/the-g-20-summit-and-limit-06262019115904.html

2030: Robot sẽ ‘thay thế

20 triệu việc làm trong nhà máy’?

Có đến 20 triệu công việc sản xuất trên khắp thế giới có thể bị thay thế bởi robot vào năm 2030, theo công ty phân tích Oxford Economics.
Những người bị thay thế công việc có thể thấy rằng vai trò tương đương trong lĩnh vực dịch vụ cũng bị áp lực bởi tự động hóa, công ty cho biết.
Tuy nhiên, tăng cường tự động hóa cũng sẽ thúc đẩy việc làm và tăng trưởng kinh tế, công ty cho biết thêm.
Khi điều dưỡng viên là robot
TQ dùng robot kiểm duyệt tin về ngày 4/6
Amazon thử nghiệm robot giao hàng
Robot sẽ cướp hết công ăn việc làm của con người?
Công ty kêu gọi hành động để ngăn chặn sự gia tăng về bất bình đẳng thu nhập đang gây thiệt hại.
‘Sự trỗi dậy của robot’
Mỗi robot công nghiệp mới làm mất 1,6 việc làm sản xuất, công ty cho biết, với các khu vực có thay nghề thấp nhất vị ảnh hưởng nhiều hơn.
Các khu vực có nhiều người có kỹ năng thấp hơn, mà có xu hướng có nền kinh tế yếu hơn và tỷ lệ thất nghiệp cao hơn, càng dễ bị mất việc hơn vì robot, Oxford Economics nói.
Hơn nữa, công nhân ra khỏi lĩnh vực sản xuất, có xu hướng nhận được công việc mới trong lĩnh vực vận chuyển, xây dựng, bảo trì, và văn phòng và quản trị – những lĩnh vực đến lượt cũng sẽ dễ bị tự động hóa, công ty cho biết.
Trung bình, mỗi robot bổ sung được lắp đặt ở những khu vực có tay nghề thấp hơn có thể dẫn tới số việc làm bị mất cao gấp đôi so với khu vực có tay nghề cao hơn trong cùng quốc gia, làm gia tăng sự bất bình đẳng kinh tế và phân cực chính trị vốn đang tăng, theo Oxford Economics.
Phân tích của Rory Cellan-Jones, phóng viên công nghệ:
Chúng ta đã chứng kiến nhiều dự đoán rằng robot sẽ đẩy mọi người, từ công nhân nhà máy đến nhà báo, mất việc làm, với công việc văn phòng dễ bị tự động hóa.
Nhưng báo cáo này thể hiện một quan điểm có sắc thái hơn, nhấn mạnh rằng lợi ích năng suất từ tự động hóa sẽ thúc đẩy tăng trưởng, nghĩa là số công việc được tạo ra bằng số việc làm mất đi.
Và trong khi nó chứng kiến robot di chuyển ra khỏi các nhà máy và tham gia vào ngành công nghiệp dịch vụ, vẫn là trong lĩnh vực sản xuất, báo cáo cho biết họ sẽ chịu tác động nhất, đặc biệt là ở Trung Quốc nơi mà các đội quân công nhân có thể bị thay thế bằng máy móc.
Ở những nơi mà ngành dịch vụ đang bị đe dọa, chúng có mặt trong các ngành công nghiệp như vận chuyển hoặc xây dựng hơn là luật hay báo chí và những người có tay nghề thấp hơn chuyển từ sản xuất sang là những người dễ bị tổn thương.
Thách thức đối với các chính phủ là làm thế nào để khuyến khích sự đổi mới mà robot hứa hẹn mang lại trong khi đảm bảo rằng chúng không gây ra sự chia rẽ mới trong xã hội.
Oxford Economics cũng nhận thấy công việc càng lặp đi lặp lại thì nguy cơ bị xóa sổ càng lớn.
Những công việc đòi hỏi lòng trắc ẩn, sự sáng tạo hoặc sự hiểu biết xã hội nhiều hơn thì càng có thể tiếp tục được thực hiện bởi con người “trong nhiều thập kỷ tới”, công ty cho biết.
Công ty kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, công nhân và giáo viên suy nghĩ về cách phát triển kỹ năng lực lượng lao động để đáp ứng sự gia tăng tự động hóa.
Khoảng 1,7 triệu việc làm sản xuất đã bị mất bởi robot kể từ năm 2000, bao gồm 400.000 ở châu Âu, 260.000 ở Mỹ, và 550.000 ở Trung Quốc, công ty cho biết.
Công ty dự đoán rằng Trung Quốc sẽ có tự động hóa sản xuất nhiều nhất, với khoảng 14 triệu robot công nghiệp vào năm 2030.
Ở Anh, vài trăm nghìn việc làm có thể bị thay thế, công ty cho biết thêm.
Tuy nhiên, nếu số lượng robot lắp đặt trên khắp thế giới tăng 30%, điều đó sẽ tạo ra thêm năm nghìn tỷ USD GDP toàn cầu, Oxford Economics ước tính.
Ở cấp độ toàn cầu, việc làm sẽ được tạo ra cùng với tỷ lệ bị mất đi, công ty nói thêm.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-48771720

EU coi trọng thương mại

hơn nhân quyền khi quyết định ký EVFTA?

Diễm Thi, RFA
Thông tin Liên Minh Châu Âu (EU) vào cuối tháng này sẽ ký Hiệp định Mậu Dịch Tự Do với Việt Nam (EVFTA) khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu EU có đặt thương mại lên trên nhân quyền khi đi đến quyết định như thế hay không?
Hà Nội nhân nhượng để được ký kết
Theo thông cáo báo chí được Ủy ban Châu Âu (EC) đưa ra tại Brussels, Bỉ, hôm 25/6/2019, thì Cao ủy Thương mại của EU, bà Cecilia Malmström và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania, Stefan Radu Oprea, sẽ đến Hà Nội và thay mặt EU ký hiệp định này với Việt Nam vào ngày 30/6/2019.
Hồi cuối tháng 7/2018, ông Bernd Lange, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của EU có chuyến thăm Việt Nam và ông đưa ra một số yêu cầu cho phía Việt Nam, như Việt Nam phải ký kết ba công ước của ILO (Tổ chức Lao động Quốc tế) và sửa đổi, bổ sung một số điều luật.
Đầu tháng 4/2019, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đi Pháp và Bỉ vận động cho việc ký kết EVFTA. Bà cho biết Việt Nam sẽ xem xét kỹ lưỡng những khuyến nghị của Liên minh Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Thông tin từ đoàn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân được báo chí trong nước loan tải sau đó là ông Bernd Lange – Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế của châu Âu đã nói với bà Ngân rằng tháng 6 hoặc tháng 7 năm 2019 sẽ ký và phê chuẩn EVFTA.
Đến hôm 29/5/2019, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thay mặt ông Nguyễn Phú Trọng trình bày trước Quốc hội tờ trình về việc gia nhập Công ước số 98 về quyền tổ chức và thương lượng tập thể của Tổ chức Lao động quốc tế, và ngày 14/6/2019 Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98.
Nhờ phê chuẩn công ước này mà EU mới “khen thưởng khuyến khích” cho ký kết vào ngày 30 tháng 6 tới. Nói là “khen thưởng khuyến khích”, tại vì sau khi ký kết Hiệp định thương mại vẫn chưa thể có giá trị vì còn cần phải được Nghị viện EU phê chuẩn (bỏ phiếu thông qua). – Nhà báo Lê Trung Khoa
Gần đây nhất là hôm 19/6/2019, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có buổi làm việc tại Bỉ để thảo luận về quan hệ hợp tác kinh tế thương mại với EU. Buổi làm việc có sự tham dự của Cao ủy phụ trách thương mại của EU, bà Cecilia Malmström và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Việc làm của Bỉ, Kris Peeters.
Nhà báo Lê Trung Khoa cho rằng việc Hà Nội phê chuẩn công ước 98 là lý do có việc ký kết vào ngày 30/6 tới giữa Hà Nội và EU:
“Nhờ phê chuẩn công ước này mà EU mới “khen thưởng khuyến khích” cho ký kết vào ngày 30 tháng 6 tới. Nói là “khen thưởng khuyến khích”, tại vì sau khi ký kết Hiệp định thương mại vẫn chưa thể có giá trị vì còn cần phải được Nghị viện EU phê chuẩn (bỏ phiếu thông qua). Tức là ký xong để đó, chờ Nghị viện EU quyết định có thông qua hay không?
Hai công ước cơ bản còn lại, trong đó Công ước 87 là quan trọng nhất về lợi ích người lao động và nhân quyền, đề cập đến quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của người lao động, thì Việt Nam cam kết với EU sẽ phê chuẩn vào năm 2023.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức không tin những thiện chí của chính phủ Hà Nội về nhân quyền Việt Nam. Ông cho rằng việc EVFTA được ký kết chẳng qua là do những “thủ đoạn” của Hà Nội:
“Khoảng 5,6 năm trở lại đây thì EU rất quan tâm đến nhân quyền Việt Nam nhưng song song đó thì nhà cầm quyền Hà Nội cũng dùng rất nhiều thủ đoạn hay các lợi ích kinh tế để vận động các doanh nghiệp từ các nước khối EU đầu tư vào Việt Nam. Cho nên bản thân các nước thành viên EU cũng như EU bị tác động rất nhiều. Tất nhiên trong quá trình vừa qua họ cũng đã dùng nhân quyền để gây áp lực lên Việt Nam rất nhiều, thế nhưng mấy năm qua thì nhân quyền Việt Nam không cải thiện, thậm chí có lúc còn tệ hại hơn.”
Nhân quyền có bị coi nhẹ?
Trước khi phê chuẩn EVFTA, ngày 23/2/2017, Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu tổ chức gặp một số nhân vật hoạt động xã hội dân sự để tìm hiểu thực trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Sau buổi gặp này, các tổ chức xã hội ra một tuyên bố chung gửi EU trong đó nêu rõ “Quyền con người căn bản vẫn tiếp tục bị vi phạm tràn lan ở Việt Nam, đi kèm với bạo lực được bảo kê và trấn áp chính trị. Tất yếu điều này làm suy giảm sự thịnh vượng của người dân Việt Nam và về dài hạn, ngăn cản sự phát triển bền vững của đất nước”.
Hiện nay mới chỉ có công ước 98 được phía Việt Nam phê chuẩn mà EVFTA lại sắp được ký. Vậy giữa thương mại và nhân quyền, điều nào được EU coi trọng hơn?
Để trả lời câu hỏi này, nhà báo Lê Trung Khoa từ Đức nhắc lại lời phát biểu của Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier, khi ông có chuyến công du Việt Nam hồi cuối tháng 3 vừa qua rằng “Nhân quyền và kinh tế là 2 mục tiêu song song, và có giá trị ngang nhau. Chúng tôi không chọn cái này hay cái kia, nhưng chúng tôi theo đuổi cả 2 mục tiêu song song”.
Theo nhà báo Lê Trung Khoa thì với Hiệp định thương mại này chính phủ VN càng thêm bị sức ép về nhân quyền, càng thêm có những phương tiện cho những nhà bảo vệ nhân quyền, những người đấu tranh nhân quyền. Ông trích dẫn thông cáo báo chí hôm qua của Liên minh châu Âu rằng: “Hiệp định thương mại này bao gồm một sự ràng buộc pháp lý và mang tính thể chế với Hiệp định khung đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU, cho phép có những biện pháp thích ứng trong trường hợp vi phạm nhân quyền”. Ông giải thích:
“Nói tới EVFTA thì phải nói tới Hiệp định khung về Hợp tác và Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (viết tắt là PCA). Hiệp định PCA này đã được ký kết và có hiệu lực từ ngày 01/10/2016. PCA là hiệp định với khung luật và cơ chế hoạt động ràng buộc vững chắc về Nhân quyền.
Như vậy vi phạm nhân quyền là vi phạm đến bản chất của hiệp định PCA và như thế, chiếu theo điều 57 của hiệp định PCA, vi phạm bản chất của PCA có thể dẫn đến việc chế tài, kể cả ngưng thực hiện một phần hay toàn bộ Hiệp định thương mại.”
Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người bảo vệ nhân quyền (Defend the Defenders) lên tiếng với RFA rằng:
Rõ ràng là EU đã đặt quyền lợi về kinh tế lên trước tình hình nhân quyền tồi tệ của Việt Nam khi định ký hai hiệp định thương mại và đầu tư. Hiện tại Việt Nam còn giam giữ hàng chục nhà hoạt động trong giai đoạn điều tra trong nhiều tháng về cáo buộc nghiêm trọng chỉ vì thực hiện ôn hoà quyền công dân. – Ông Vũ Quốc Ngữ
“Rõ ràng là EU đã đặt quyền lợi về kinh tế lên trước tình hình nhân quyền tồi tệ của Việt Nam khi định ký hai hiệp định thương mại và đầu tư. Việc ký kết này diễn ra trong khi nhiều tù nhân lương tâm đang tuyệt thực ở Trại giam số 6 ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và phiên toà xử 3 người hoạt động ôn hoà ở Sài Gòn hôm 24/6 với mức án tổng cộng 30 năm tù giam cho thấy Hà Nội đã “nhờn thuốc”, tức là ko đếm xuể đến chỉ trích về vi phạm nhân quyền từ phía EU và nhiều quốc gia dân chủ.
Hiện tại Việt Nam còn giam giữ hàng chục nhà hoạt động trong giai đoạn điều tra trong nhiều tháng về cáo buộc nghiêm trọng chỉ vì thực hiện ôn hoà quyền công dân.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài từ Đức cũng bày tỏ sự ngạc nhiên về việc ký kết này, nhưng ông nhận định rằng cho dù EVFTA có được ký thì vẫn còn cửa cho nhân quyền vì Nghị viện châu Âu rất coi trọng vấn đề nhân quyền:
“Chúng tôi không hiểu lý do vì sao mà EU ký kết EVFTA với Việt Nam vào ngày 30/6 tới đây. Bây giờ vẫn tiếp tục vận động Nghị viện châu Âu, bởi sau khi ký kết vào ngày 30/6 tới đây thì EVFTA phải được chuyển qua Hội đồng lãnh đạo của 28 nước thành viên EU thông qua, rồi sau đó phải qua Nghị viện châu Âu để được thông qua. Mà Nghị viện châu Âu thì quan tâm nhân quyền nhiều hơn vấn đề thương mại nên chúng ta có thể vận động được.”
EU và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán EVFTA từ tháng 12 năm 2015 nhưng việc phê chuẩn Hiệp định đã bị trì hoãn nhiều lần. Một trong những quan ngại từ Nghị viện Châu Âu về Việt Nam là vấn đề nhân quyền trong đó có quyền của người lao động.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/does-the-eu-value-trade-more-than-human-rights-dt-06262019144304.html

Thủ tướng Angela Merkel

lại ‘run bần bật’ trong buổi lễ ở Berlin

Thủ tướng Đức Angela Merkel lại có biểu hiện run bắn người tại một buổi lễ ở Berlin sáng thứ Năm 27/6, tám ngày sau khi chuyện tương tự xảy ra với bà.
Video cho thấy bà Merkel, năm nay 64 tuổi, khoanh tay chặt trong khi người bà run bắn hôm thứ Năm. Sau khoảng hai phút, bà trông bình tĩnh hơn và bắt tay với vị bộ trưởng tư pháp mới.
Có người đưa bà một cốc nước, nhưng bà không uống.
Lần trước, bà Merkel nói bà bị mất nước.
Thủ tướng Đức nói bà ổn sau “sự cố” tiếp tân
Tương lai nước Đức sẽ ra sao thời hậu Merkel?
Nguồn gốc Ba Lan giúp gì cho Angela Merkel?
Người phát ngôn của bà nói bà sẽ vẫn lên đường đi Nhật như kế hoạch đã định vào trưa thứ năm.
“Tất cả đều sẽ diễn ra như kế hoạch. Bà thủ tướng rất ổn,” người phát ngôn Steffen Seibert cho biết.
Hãng tin Đức DPA nói mặc dù có đợt nắng nóng ở Đức, nhiệt độ rất mát trong buổi lễ tại Lâu đài Bellevue, nơi Tổng thống Frank-Walter Steinmeier giới thiệu Bộ trưởng Tư pháp Christine Lambrecht.
Lần trước, bà Merkel ‘run bần bật’ khi đang đứng cạnh Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngoài trời nắng. Bà nói bà thấy khỏe lại sau khi uống nước.
Theo người phát ngôn của chính phủ Đức, kế hoạch để bà Merkel đi Osaka, Nhật Bản dự G20 “không có gì thay đổi”.
Các báo châu Âu đã bình luận nhiều về hai lần bà Merkel “run người” và đặt ra các câu hỏi về tình trạng sức khoẻ của bà.
Tuy thế, chính phủ Đức vẫn khẳng định “Thủ tướng Merkel hoàn toàn mạnh khoẻ”.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48784815

Tổng thống Nga sẽ gặp riêng rẽ tổng thống Mỹ,

thủ tướng Anh ở Osaka, Nhật

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ có cuộc họp kéo dài một giờ bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vào ngày 28/6 ở Osaka, Nhật Bản, một phụ tá thuộc điện Kremlin nói với các phóng viên hôm thứ Tư, 26/6.
Ông Yury Ushakov cho biết hai nhà lãnh đạo có thể sẽ thảo luận về “các vấn đề liên quan đến ổn định khu vực”, bao gồm cả Syria, Venezuela và Iran.
Tổng thống Nga cũng sẽ gặp Thủ tướng Anh Theresa May trong tuần này tại hội nghị G20 để cố gắng cải thiện quan hệ giữa hai nước, điện Kremlin cho biết hôm 26/6.
Hồi năm ngoái, mối quan hệ giữa Anh và Nga đã đi xuống thấp sau thời Chiến tranh Lạnh khi London cáo buộc là Moscow đã đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái của ông, cô Yulia, bằng một loại chất độc thần kinh ở một thành phố của Anh.
Moscow phủ nhận sự liên quan đến vụ tấn công. Vụ này đã dẫn đến một đợt trục xuất nhân viên ngoại giao lớn nhất giữa Moscow và phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh.
“Các nhà lãnh đạo sẽ nói về những vấn đề nhạy cảm – mà các bạn đã biết là có rất nhiều vấn đề như vậy…”, phụ tá tại điên Kremlin Yuri Ushakov nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo ngắn.
“… nếu có thể tìm thấy bất kỳ cơ hội nào trong mối quan hệ của chúng tôi với Anh để thiết lập sự hợp tác mới, thì chúng tôi sẽ chắc chắn hoan nghênh điều đó”, ông Ushakov nói thêm.
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-nga-se-gap-trump-may-o-g20-osaka-nhat-ban/4974849.html

Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul

không can thiệp vào việc thương lượng với Mỹ

Thụy My
Bình Nhưỡng hôm nay 27/06/2019 yêu cầu Seoul ngưng « can dự » vào việc thương lượng với Washington trong hồ sơ nguyên tử, và bác bỏ tuyên bố trước đó của tổng thống Hàn Quốc rằng đối thoại liên Triều đang diễn ra. Bắc Triều Tiên cũng đòi hỏi phía Mỹ có chiến lược mới trong việc thương thảo.
Hãng tin Nhà nước KCNA hôm nay dẫn tuyên bố của ông Kwon Jong Gun, quan chức cao cấp bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên, khuyến cáo, « chính quyền Hàn Quốc tốt nhất nên lo việc của mình ». Ông nói rằng nếu Bình Nhưỡng muốn liên lạc với Washington thì sẽ tiến hành « qua các kênh đã có sẵn », và « Seoul không có lý do gì để can dự vào ».
Sau thất bại của cuộc gặp Trump-Kim lần thứ hai tại Hà Nội, đôi bên rất ít liên hệ với nhau. Tuy nhiên, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, người từng đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hòa giải trên bán đảo Triều Tiên hôm qua khẳng định là khả năng tổ chức thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ ba « đang được bàn bạc trong hậu trường ». Bên cạnh đó « đang có đối thoại giữa hai miền Nam-Bắc thông qua nhiều kênh khác nhau ».
Quan chức Bắc Triều Tiên cũng nhắc nhở phía Mỹ là « thời gian không còn nhiều nữa », ra hạn định cho Washington từ nay cho đến cuối năm nên thay đổi chiến lược. Ông Kwon chỉ trích : « Hoa Kỳ không ngừng nói về việc tái lập đối thoại, cứ như một con vẹt, mà không đưa ra đề nghị thực tế nào giúp hòa hợp lợi ích giữa đôi bên ».
Tuy Bình Nhưỡng không đáp lại các đề nghị của Mỹ về việc nối lại thương lượng, tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong Un vẫn duy trì việc liên lạc qua thư từ. Theo bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, ông Kim Yeon Chul, thì hai nguyên thủ đã gởi cho nhau 12 lá thư kể từ đầu năm 2018 đến nay, trong đó ông Kim Jong Un viết cho ông Trump 8 lá thư.
Hôm qua tổng thống Mỹ cho biết muốn trao đổi với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, nhưng không nhất thiết phải gặp gỡ trực tiếp. Phía Mỹ từ chối bình luận về thông tin ông Donald Trump có thể đến vùng phi quân sự (DMZ) tại biên giới liên Triều trong chuyến thăm Hàn Quốc sắp tới. Năm 2017 ông Trump muốn đến khu vực này, nhưng gặp trở ngại về thời tiết.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190627-binh-nhuong-seoul-khong-can-thiep-thuong-luong-my

‘Vùng đất Linh hồn’ Nhật

thống trị rạp phim TQ sau 18 năm ra mắt

Phim hoạt hình Nhật Bản Spirited Away (được phát hành tại Việt Nam với tên Vùng đất Linh hồn) đã thống trị các phòng vé Trung Quốc trong tuần đầu ra mắt, ăn khách hơn gấp đôi so với phim Câu chuyện Đồ chơi 4 (Toy Story 4) của hãng Disney.
Sản phẩm của hãng Studio Ghibli thu về 27,7 triệu đô la, theo Miêu Nhãn, app bán vé xem phim lớn nhất Trung Quốc.
Vì sao TQ ngừng chiếu Diên Hy Công Lược?
Phim TQ nhưng người Việt xem trước 10 tập
Trung Quốc tẩy chay phim Hàn vì tên lửa
Vùng đất Linh hồn chính thức ra mắt hồi 2001, nhưng chỉ đến bây giờ, 18 năm sau ngày phát hành, mới được trình chiếu tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều người xem Trung Quốc đã lớn lên cùng bộ phim. Họ xem qua đĩa DVD và các phiên bản lậu tải xuống từ mạng internet.
Câu chuyện Đồ chơi 4 đã thu về 13,2 triệu đô la trong dịp cuối tuần đầu tiên ra mắt, hãng chuyên về điện ảnh Artisan Gateway nói.
Bộ phim Nhật của đạo diễn nổi tiếng Hayao Miyazaki kể về câu chuyện một cô bé bị đưa vào một thế giới kỳ ảo sau khi bé cùng cha mẹ bước vào một công viên bỏ hoang.
Bộ phim đã thu về thành công vang dội sau khi công chiếu, và cho đến nay vẫn là tác phẩm có doanh thu cao nhất của Studio Ghibli từ trước đến nay.
Nó cũng là bộ phim hoạt hình không phải bằng tiếng Anh đầu tiên thắng giải Academy Award.
‘Toroto, hàng xóm của tôi’ trở thành bộ phim đầu tiên của Ghibli được công chiếu tại Trung Quốc vào năm 2018, 30 năm sau khi được phát hành lần đầu tiên.
Trung Quốc có chỉ tiêu nghiêm ngặt đối với số lượng phim nước ngoài được phát hành tại thị trường trong nước.
Con đường chinh phục thế giới của K-pop
100 phim tiếng nước ngoài hay nhất mọi thời đại
Bảy Samurai, bộ phim nước ngoài hay nhất mọi thời đại
Một nhà phân tích nói với BBC hồi năm ngoái rằng những căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong quá khứ có thể là lý do khiến một số bộ phim Nhật không được công chiếu tại Trung Quốc cho tới tận thời gian gần đây.
Nhật Bản chiếm đóng Trung Quốc hồi năm 1931, và hàng triệu người Trung Quốc đã bị giết trong thời gian chiến tranh, cho tới khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945.
Với nhiều người, tâm trạng oán hận Nhật Bản vẫn còn vấn vương chưa nguôi.
“Ngay lúc này, mối quan hệ giữa hai bên đã được cải thiện đáng kể, và có rất nhiều hoạt động đồng sản xuất giữa Trung Quốc và Nhật Bản, kể cả trong lĩnh vực hoạt hình,” Stanley Rosen từ Đại học Nam California nói.
Vùng đất Linh hồn cũng đã vượt mặt Totoro, là bộ phim đem về 27,3 triệu đô la trong toàn bộ thời gian trình chiếu, kênh truyền hình nhà nước CGTN tường thuật.
https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-48773002

TQ tiếp tục nhận đe dọa từ TT Trump:

Sẽ áp thuế nếu những gì ông Tập nói không “vừa tai”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Osaka với một nền kinh tế dễ tổn thương hơn ở sau lưng, theo đánh giá của Bloomberg Economics.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố một khoản thuế bổ sung đáng kể sẽ được áp đặt lên hàng hóa Trung Quốc nếu không thỏa thuận thương mại không có tiến triển sau cuộc gặp đã được lên lịch với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Nhật Bản.
“Kế hoạch B của tôi với Trung Quốc là thu về hàng tỷ USD mỗi tháng và sẽ giảm bớt công việc kinh doanh với họ”, Tổng thống Trump tuyên bố trong buổi phỏng vấn với Fox Business Network.
Nhà Trắng xác nhận, cuộc gặp với ông Tập Cận Bình sẽ diễn vào 11 giờ 30 sáng thứ Bảy tại Osaka.
Ông Trump trước đó đã tuyên bố có thể quyết định tăng thuế lên 300 tỷ USD hàng hóa còn lại nhập khẩu từ Trung Quốc nếu ông không thích những gì nghe được từ ông Tập trong cuộc gặp vào cuối tuần ở Osaka.
Phát biểu mới nhất của ông Trump dấy lên nghi ngờ về bình luận trước đó của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin rằng ông đầy hy vọng về các cuộc đàm phán thương mại Mỹ – Trung.
Nếu mức thuế bổ sung có hiệu lực, có thể là ở mức 10%, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn.
Ông Trump cũng nói thêm rằng, mặc dù ông thích Trung Quốc và ông Tập Cận Bình nhưng “họ đã lợi dụng chúng ta quá lâu.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến Osaka với một nền kinh tế dễ tổn thương hơn ở sau lưng. Nền kinh tế thứ 2 thế giới đã tăng trưởng yếu đi trong tháng 6, theo đánh giá về điều kiện kinh doanh và tâm lý thị trường của Bloomberg Economics.
Đặc biệt, các công ty tư nhân tạo nên xương sống của nền kinh tế đang chứng kiến tương lai ảm đạm.
Cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới đánh dấu bước ngoặt sống còn trong chiến tranh thương mại đã diễn ra hơn một năm và cả 2 đều sẽ thiệt hại rất nhiều nếu thương chiến tiếp tục leo thang.
Không có một thỏa thuận thương mại chi tiết nào được kỳ vọng từ cuộc gặp giữa 2 nhà lãnh đạo, một quan chức cao cấp của chính quyền Mỹ cho biết vào hôm thứ Ba. Mục đích của cuộc gặp là tìm ra hướng đi tiếp theo tiến đến một thỏa thuận thương mại, sau khi các cuộc đàm phán đổ vỡ tháng trước.
Liên quan tới viễn cảnh của cuộc gặp, sách lược gia Donald Straszheim thuộc tập đoàn nghiên cứu chiến lược quốc tế và đầu tư Evercore ISI cho rằng, kịch bản tốt đẹp nhất đối với phía Trung Quốc là Mỹ tạm hoãn áp thuế đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại trong một thời gian và nối lại đàm phán.
Kịch bản trung tính, theo Straszheim, là Mỹ quyết định tạm hoãn áp thuế trừng phạt đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại và cũng không đưa ra thời gian biểu rõ ràng. Straszheim tin rằng đàm phán thương mại Mỹ-Trung được nối lại sẽ giúp ông Trump thêm linh hoạt để xử lý vấn đề.
Tồi tệ nhất đối với Trung Quốc là ông Trump không đề cập tới việc áp thuế đối với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc còn lại. Điều đó có nghĩa phía Mỹ có thể giáng cây gậy thuế quan xuống bất cứ lúc nào và kinh tế Trung Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
http://biendong.net/diem-tin/28968-tq-tiep-tuc-nhan-de-doa-tu-tt-trump-se-ap-thue-neu-nhung-gi-ong-tap-noi-khong-vua-tai.html

Trả đũa trong vấn đề Biển Đông: TQ trục xuất

cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario

Ngày 21/6, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã bị giữ tại sân bay quốc tế Hồng Kông và trục xuất ngay sau đó do đã chống đối Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bắt giữ và trục xuất cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario
Báo Phil Star (21/6) cho biết, cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đáp chuyến bay của Cathay Pacific tới Hồng Công lúc 7 giờ 40 phút ngày 21/6, sau đó bị giữ tại sân bay. Khi đó, ông Albert del Rosario xuất trình hộ chiếu ngoại giao Philippines ở cửa kiểm soát xuất nhập cảnh nhưng lại bị đưa đến khu vực nhập cảnh dành cho người nhập cư và bị giữ ở đây gần ba tiếng rưỡi. Theo luật sự của ông Albert del Rosario, ông bị từ chối nhập cảnh và bị trục xuất và cho biết thêm các nhà chức trách Hồng Công không đưa ra bất cứ lý do
nào về việc từ chối cho thân chủ nhập cảnh. Ông Albert del Rosario sau đó phải lên máy bay trở về Philippines.
Ông Albert del Rosario bi bắt giữ và trục xuất chỉ vài giờ sau khi đưa ra các tuyên bố cứng rắn lên án Trung Quốc đã đâm chìm tàu cá Philippines và bỏ mặc ngư dân trôi dạt trên biển hôm 9/6 vừa qua. Theo đó, ông Albert del Rosario kêu gọi Manila cần cứng rắn hơn với Trung Quốc trong vụ đâm chìm tàu cá rồi bỏ mặc thuyền viên; cho rằng kế hoạch tiến hành một cuộc điều tra chung giữa Philippines và Trung Quốc là tin tức tồi tệ nhất. Chúng tôi thực sự cảm thấy tiếc cho những ngư dân nghèo của mình vì sản phẩm của một cuộc điều tra chung với Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ không hơn một bát salad trái cây. Phát ngôn của ông Rosario được cho gây khó xử cho Tổng thống Rodrigo Duterte. Nhà lãnh đạo sắp sang Bangkok (Thái Lan) tham dự một hội nghị ASEAN – nơi vụ đâm tàu cá có thể được đưa ra thảo luận.
Cựu ngoại trưởng Rosario được biết đến là người duy trì đường lối ngoại giao cứng rắn với Trung Quốc trong thời gian tại nhiệm. Ông chính là người đề xuất đưa vụ tranh chấp Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài quốc tế năm 2013. Tòa án có trụ sở ở The Hague sau đó đã đưa ra phán quyết có lợi cho Manila, khẳng định các yêu sách của Bắc Kinh vi phạm luật pháp quốc tế. Hồi tháng 3, Rosario đệ đơn khiếu nại lên Tòa án hình sự quốc tế, cáo buộc chính quyền Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hủy hoại môi trường do các hoạt động xây dựng trái phép mà nước này tiến hành ở Biển Đông.
Giới chức phụ trách xuất nhập cảnh Hong Kong hiện chưa đưa ra bình luận. Cơ quan này thường xuyên từ chối bình luận các trường hợp liên quan đến cá nhân.
Đây không phải là lần đầu Trung Quốc trục xuất quan chức Philippines
Trung Quốc cũng đã có cách hành xử tương tự với cựu quan chức của Philippines khi kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và một số quan chức cấp cao ra Tòa án Công lý quốc tế (ICC). Theo đó, cựu Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Philippines Conchita Carpio-Morales bị nhân viên cơ quan di trú chặn giữ khi đến sân bay Hồng Công cùng với chồng, con trai, con dâu và hai cháu nội. Bà bị tách rời ra khỏi gia đình và đưa vào phòng thẩm vấn riêng. Bà cho biết được yêu cầu ký vào giấy tờ bằng tiếng Tagalog, nhưng nói với giới hữu trách là bà muốn bản Anh Ngữ. Tuy nhiên, sau đó bà vẫn từ chối không ký vì có những phần bỏ trống trong tờ giấy và thiếu nhiều chi tiết. Bà Carpio-Morales cho biết thêm, giới chức Hông Công sau đó cho biết bà có thể tiếp tục vào Hồng Công, song bà và gia đình đã quyết định bay về Philippines, do lo ngại bị Trung Quốc tiếp tục trả đũa.
Được biết, bà Conchita Carpio-Morales và cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario (15/3) đã đệ đơn kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), đề nghị Tòa truy tố ông Tập Cận Bình về tội ác chống nhân loại do những hành động “tàn bạo” của Bắc Kinh ở Biển Đông và trong lãnh hải Philippines. Theo đó, ông Albert del Rosario và bà Conchita Carpio Morales đã đệ đơn kiện nhân danh người dân Philippines và nhân danh hàng trăm ngàn ngư dân Philippines “bị bách hại” do việc Trung Quốc xây các đảo nhân tạo và chiếm đóng các đảo vùng Biển Tây Philippines (Biển Đông). Trong đơn kiện, ông del Rosario và bà Morales cho biết: “Với việc thực hiện kế hoạch chiếm Biển Đông một cách có hệ thống, chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức khác của Trung Quốc đã phạm các tội ác nằm trong thẩm quyền xét xử của Tòa, đó là gây những tác hại nặng nề, thường xuyên và hàng loạt đối với môi trường của các quốc gia trong khu vực, không chỉ gây tổn hại cho các ngư dân, mà còn cho cả thế hệ hiện nay và thế hệ tương lai của các nước”. Ông Del Rosario và bà Conchita Carpio Morales cũng nhấn mạnh rằng các hoạt động của Bắc Kinh trong tuyến đường thủy bị tranh cãi làm suy yếu an ninh lương thực và năng lượng của các quốc gia ven biển ở Biển Đông, trong đó có Philippines, cho rằng điều này thuộc thẩm quyền của ICC vì Quy chế Rome tuyên bố rằng “các tội phạm nghiêm trọng nhất đối với cộng đồng quốc tế nói chung không được bỏ qua và phải đảm bảo việc truy tố hiệu quả của họ”. Ông Del Rosario và bà Conchita Carpio Morales cũng kêu gọi ICC tiến hành kiểm tra sơ bộ để “xuất hiện các tội ác của Trung Quốc không chỉ chống lại người dân Philippines, mà còn chống lại người dân của các quốc gia khác, mà tội phạm đã được cộng đồng quốc tế biết đến”.
Hành động vô lối, vi phạm Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao
Theo Công ước Viên năm 1961 về quan hệ ngoại giao, khi cựu Ngoại trưởng Albert del Rosario xuất trình hộ chiếu ngoại giao ở sân bay thì điều này đồng nghĩa với việc ông là đại diện của Nhà nước Philippines, được Chính quyền Manila cử đi thực hiện nhiệm vụ. Thì khi đến Trung Quốc, Bắc Kinh có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của Nước cử đi và của công dân Nước cử đi tại Nước tiếp nhận trong phạm vi cho phép của luật quốc tế.
Ngoài ra, các nhà ngoại giao được quyền miễn trừ ngoại giao khi làm việc tại nước sở tại, ngay cả khi họ đã phạm pháp. Thường thì nước sở tại chỉ có quyền trục xuất họ, bằng cách liệt họ vào thành phần “Persona non grata”. Theo điều lệ số 9 của công ước Viên về quan hệ ngoại giao, nước sở tại có thể ứng dụng quyền này vào bất cứ lúc nào mà không cần phải giải thích lý do. Các nguyên nhân dẫn tới việc một nhân vật ngoại giao bị coi là “Persona non grata” thường là do thái độ tiêu cực của họ đối với nước sở tại, can thiệp vào công việc nội bộ của nước sở tại, lạm dụng các quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, đã được thừa nhận chung đối với nhà ngoại giao. Hậu quả pháp lý quan trọng nhất của việc tuyên bố “Persona non grata” là nước cử đại diện ngoại giao phải có nghĩa vụ triệu hồi đại diện của mình theo thời gian nêu trong tuyên bố “Persona non grata”. Những nguyên nhân khác mà thường đưa tới việc trục xuất là nghi ngờ làm gián điệp. Nó cũng thường đưa tới việc trục xuất ngược lại cùng số người, cùng ngang hàng địa vị để trả đũa. Chẳng hạn như trong vụ đầu độc Litvinenko, vương quốc Anh đã cho trục xuất các nhà ngoại giao Nga, và Nga trả đũa bằng cách cũng trục xuất các nhà ngoại giao Anh.
Việc tuyên bố một nhà ngoại giao là “Persona non grata”cũng ảnh hưởng trực tiếp đến gia dình người đó, vì việc cư trú của họ thường tùy thuộc vào địa vị ngoại giao của thân nhân.
Từ những khía cạnh trên cho thấy, Trung Quốc bắt giữ và trục xuất ông Albert del Rosario là hành vi trả đũa do cựu Ngoại trưởng Philippines là người có quan điểm, lập trường cứng rắn trong vấn đề Biển Đông, và là một trong những công thần quan trọng đã đưa Trung Quốc ra Tòa Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên, hành động này không phù hợp với vị thế, hình ảnh của một cường quốc như Trung Quốc và nó cũng không phù hợp với các quy định về ngoại giao trong Công ước Viên năm 1961. Hành động trên của Trung Quốc chỉ khiến cộng đồng quốc tế thêm coi thường Bắc Kinh đã quá nhỏ nhen, chấp vặt, không từ thủ đoạn để trả đũa những người có quan điểm trái ngược với Trung Quốc.
http://biendong.net/bien-dong/28967-tra-dua-trong-van-de-bien-dong-tq-truc-xuat-cuu-ngoai-truong-philippines-albert-del-rosario.html

“Phái Diều hâu và Bồ câu –

ai đang thao túng ngoại giao TQ”

“Diều hâu” và “Bồ câu” là những thuật ngữ chính trị phổ biến ở các nước phương Tây để phân biệt giữa những chính trị gia có quan điểm với sự khác biệt lớn về thái độ quá khích hay ôn hòa. Cách gọi này cũng được áp dụng cho Trung Quốc.
Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tại Đối thoại Shangri-La được cho là đại diện cho phái cứng rắn ở Trung Quốc
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 25/6 đã đăng bài của tác giả Thanh Bình nhan đề: “Phái Diều hâu và Bồ câu – ai đang thao túng ngoại giao Trung Quốc” nói về ảnh hưởng của họ đối với chính sách ngoại giao.
Bài báo viết, mới đây, Iran bắn hạ chiếc máy bay trinh sát không người lái “Global Hawk”; Tổng thống Donald Trump đã quyết định ngừng chiến dịch quân sự trả đũa Iran “vào phút cuối cùng” và nói thẳng Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton “chắc chắn là phái Diều hâu” lại dấy lên cuộc thảo luận về “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” ở Mỹ.
Đa Chiều cho rằng, ở Trung Quốc một số người trong quân đội và ý kiến của họ được coi là “phái Diều hâu”, một số nhà ngoại giao và quan điểm của họ được coi là “phái Bồ câu”.
Vậy, ở Trung Quốc có thực sự tồn tại “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” hay không? Lực lượng đưa ra quyết sách về ngoại giao của Trung Quốc là ai?
Trận chiến giữa “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” ở Trung Quốc
Bài báo viết, những năm gần đây, sự đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng căng thẳng; vấn đề biên giới và sự vụ ngoại giao ngày càng có sức nặng trong biểu đồ chính trị. Trong một loạt vấn đề liên quan đến ngoại giao như cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ, vấn đề Đài Loan, vấn đề Hongkong…trong nước đã có không gian thảo luận rộng lớn; rất dễ tìm thấy những tiếng nói và nhân vật đại diện cho những quan điểm có sự khác biệt lớn.
Ví dụ, tại Hội nghị cấp cao đối thoại Shangri-La tổ chức tại Singapore vào ngày 2 tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa (Wei Fenghe) đã nêu lên một loạt chủ trương của quân đội Trung Quốc về tình hình biên giới và cục diện ngoại giao hiện nay với các chủ trương về Đài Loan và Biển Đông “nồng nặc mùi thuốc súng”.
Ông tuyên bố: “Nếu có người nào dám định tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc không ngần ngại chiến đấu, không tiếc bất cứ giá nào, kiên quyết bảo vệ sự thống nhất đất nước”. “Nếu Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) không thể duy trì việc thống nhất đất mẹ, thì cần đến PLA làm gì nữa?!”…
Lần gần nhất một Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc xuất hiện tại Đối thoại Shangri-La là từ 8 năm trước. Tuyên bố này của Ngụy Phượng Hòa, được coi là một tuyên bố của những người thuộc “phái Diều hâu” Trung Quốc.
Trong mắt nhiều người, hầu hết các nhân vật “phái Diều hâu” Trung Quốc đều xuất thân quân nhân, như tướng La Viện (Luo Yuan), Phó chủ tịch thường trực của Hiệp hội xúc tiến văn hóa chiến lược Trung Quốc; tướng Vương Hồng Quang (Wang Hongguang), cựu Phó Tư lệnh Quân khu Nam Kinh và Đại tá Đới Húc (Dai Xu), Giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc. Quan điểm của họ rất dễ gây được cộng hưởng trong dư luận Trung Quốc và được cư dân mạng tôn sùng. Ngược lại, những người “phái Bồ câu” ở Trung Quốc lại rất kín tiếng.
Một số nhà phân tích chỉ ra rằng “tư duy chiến tranh, chủ nghĩa bi quan, tâm lý nước yếu, tư duy cách mạng, v.v …được hình thành trong nhiều năm qua đã khiến cho những phát ngôn của “phái Diều hâu” có một thị trường lớn”. Tuy nhiên, sức nặng của những quan điểm “Diều hâu” rất khó được đánh giá quá cao trong tầng lớp ra quyết sách của Trung Quốc.
Ví dụ, hầu hết các nhân vật “phái Diều hâu” đều chủ trương sử dụng vũ lực để thống nhất hai bờ eo biển Đài Loan; nhưng “thống nhất bằng hòa bình” luôn là tiếng nói mạnh mẽ nhất ở Trung Quốc. Nói cách khác, công chúng của những người “Diều hâu” chủ yếu ở trong xã hội; trong khi đó, những người “Bồ câu” có ảnh hưởng lớn hơn ở giới lãnh đạo cấp cao.
Một trong những nhân vật đại diện của “phái Bồ câu” Trung Quốc là ông Ngô Kiến Dân (Wu Jianmin), cựu đại sứ tại Pháp. Vào tháng 7 năm 2014, đã diễn ra cuộc tranh luận công khai trực tiếp giữa Ngô Kiến Dân và La Viện, đã cho người bên ngoài thấy được sự bất đồng về quan điểm giữa “phái diều hâu” và “phái Bồ câu” ở Trung Quốc.
Không thể không nhắc tới bối cảnh của thời đại lúc đó là, sau khi Mỹ đưa ra chiến lược “Cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương” nhằm vào Trung Quốc và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP); Philippines đã đưa “vụ án trọng tài Biển Đông” ra Tòa án quốc tế về Luật Biển; Trung Quốc thì thực hiện Dự án mở rộng các đảo và rạn san hô ở Biển Đông.
Đã có một cuộc tranh luận gay gắt ở Trung Quốc về chính sách đối ngoại “ẩn mình chờ thời”. Một điểm then chốt trong cuộc tranh luận đó là liệu có phải vì Trung Quốc không còn “ẩn mình chờ thời” nên đã dẫn đến việc Mỹ gây hàng loạt áp lực đối với Trung Quốc, thậm chí là các hành động kiềm chế Trung Quốc. Ví dụ, khi đó Trung Quốc đã tung ra một bộ phim tài liệu gây tranh cãi “Lợi hại thay, nước ta”, tuyên truyền mạnh mẽ những thành tựu phát triển của Trung Quốc.
Ngày nay, sau 5 năm, cuộc tranh luận trong lĩnh vực này dường như đã được giải quyết. Ngày 17/6, mạng Nhân dân Nhật báo online, bản điện tử của Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã đăng bài báo “Có đúng là Trung Quốc cao giọng nên đã gây nên tai họa không?”, khẳng định đối với bộ phim tài liệu “ Lợi hại thay , đất nước ta” với tuyên bố: “Sự thật trong hơn một năm đã chứng minh đầy đủ rằng sự ngăn chặn toàn diện và hung hãn về chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc hoàn toàn không phải là một ý định bất chợt”.
Sau khi bài báo “chính danh” cho bộ phim nói trên xuất hiện, dư luận hầu như không có bất kỳ sự phản đối nào. Do ở trong nước Trung Quốc có hiểu biết hơn về các tranh chấp Trung – Mỹ trong những năm gần đây, nói chung đã hình thành một sự đồng thuận. Sách lược ứng phó của Trung Quốc đã được cả những người “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” tán thành và không có sự tranh chấp nhiều.
Tất nhiên, lý do vì sao “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” không còn cạnh tranh, cũng có thể do sự kiểm soát của Trung Quốc đối với dư luận trong nước. Đã có nhiều tin tức trên mạng Trung Quốc rằng chính phủ đã yêu cầu hạn chế đưa các tin tranh luận về cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, xuất phát từ những lo ngại về một số ý kiến gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cuộc đàm phán thương mại cũng như thị trường Trung Quốc.
Do đó, luôn có những phân tích nghi ngờ về việc liệu có tồn tại “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” ở Trung Quốc hay không?
Có hay không “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” ở Trung Quốc?
Dù thế nào, cũng luôn có những cách nhìn khác nhau về các vấn đề khác nhau, bởi vì lập trường, kiến thức, quan niệm giá trị và phương thức suy nghĩ của mọi người sẽ không thể giống nhau. Điều này cũng được chứng minh bằng sự tập trung tương đối của những người được coi là “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” phân bố trong hai lĩnh vực quân sự và ngoại giao.
Sự khác biệt lớn giữa Trung Quốc và phương Tây là hệ thống chính trị của Trung Quốc được xây dựng xung quanh logic cốt lõi là “chế độ tập trung dân chủ”. Sau khi bầu ra một nhóm ra quyết sách, thông qua các phương thức như dân chủ và hiệp thương, một đề xuất được hình thành để giới cấp cao tham khảo, phối hợp, cân đối và ra quyết sách. Thậm chí, ngay cả sức mạnh và thời cơ của quan điểm cũng cần phục vụ ý chí tập thể và sự sắp xếp thống nhất.
Cái gọi là các nhân vật “Diều hâu” và “Bồ câu” ở Trung Quốc cũng nằm trong thể chế. Như việc sau khi các cuộc đàm phán thương mại Trung-Mỹ bị bế tắc, Ngụy Phượng Hòa đến Đối thoại Shangri-La để bày tỏ quan điểm của mình; các phát biểu của Vương Hồng Quang trong tình hình đòi “Đài Loan độc lập” đang dâng cao đều là ứng phó với thời cơ cụ thể; có thể đều là do chính phủ cố ý sắp đặt, không thể hoàn toàn do cá nhân tự hành động. Điều này khác biệt rõ rệt so với ở phương Tây.
Ở phương Tây, “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” trong chính quyền và các “think tank” thường là có xu hướng thu hút dư luận và quyền lực chính trị hơn là ảnh hưởng đến các xu hướng chính sách. Các báo cáo hoặc ý kiến của các “think tank” có thể được công nhận và ảnh hưởng bởi thị trường và khán giả với tính chuyên nghiệp; cũng có thể được thúc đẩy bởi các lợi ích cụ thể, do đó có tính chủ động và tích cực hơn ở Trung Quốc.
Cái gọi là “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” đại diện cho các quan điểm khác nhau hầu hết dựa trên các lĩnh vực nghiên cứu cụ thể của người đề xuất, đặc biệt là các lập trường nghề nghiệp. Sự hạn chế này chỉ những người ra quyết sách vĩ mô mới có thể khắc phục và cần phải khắc phục. Những động cơ của lợi ích cá nhân có thể được gắn phía sau các quan điểm cũng cần phải loại bỏ.
Đương nhiên, quan điểm của “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” cần phải dựa trên nghiên cứu thực tế khách quan và chuyên sâu. Sự khác biệt về quan điểm thực ra là tính đa dạng, chính là những gì các nhà quyết sách cần và cung cấp cho họ sự tham khảo toàn diện hơn.
Dù là Trung Quốc hay phương Tây, phần lớn những tiếng nói trong thực tế này là biểu hiện để thực hiện mục tiêu chiến lược ngoại giao của đất nước. Trong thế giới thực, chỉ có hình thức bên ngoài của lợi ích quốc gia, nguyên tắc của các mục tiêu chiến lược cấp cao và tính linh hoạt của các biện pháp chiến thuật là khác nhau.
Không cần phải phóng đại “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu”
Qua xem xét lịch sử của Trung Quốc và Mỹ có thể thấy “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” chỉ là một nhóm người hoặc quan điểm nằm ngoài giới quyết sách cao nhất; có thể gây ảnh hưởng với mức độ khác nhau đối với việc quyết sách quốc gia, nhưng sẽ không thể chủ đạo quyết sách quốc gia trong một thời gian dài.
Ví dụ, vào những năm 1970, quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Mỹ được bắt đầu bằng chuyến thăm bí mật của Ngoại trưởng Henry Kissinger tới Trung Quốc, chỉ được tiến hành khi qua mặt được “phái Diều hâu” trong Quốc hội. Còn khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thăm Trung Quốc đã không thông báo trước cho Nhật Bản, sau này bị Nhật coi là một lần “ngoại giao vượt mặt”.
Một ví dụ khác là quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Vì mối quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên và quan hệ Hàn – Triều khi đó rất căng thẳng, nên cũng phải tiến hành thông qua phương thức bí mật.
Vào thời điểm đó, với tư cách là nhà lãnh đạo thực sự của Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra rằng các vấn đề với Hàn Quốc là rất tế nhị và cần được xử lý một cách thận trọng và cần để Triều Tiên hiểu điều này. Mặc dù vậy, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã một dạo gây tác động xấu đến quan hệ Trung-Triều.
Trong hai trường hợp này, có thể thấy rằng các cấp ra quyết sách của cả Trung Quốc và Mỹ đều đã tránh được ảnh hưởng của “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” trong nước; đặc biệt là “phái Diều hâu” để ra được quyết sách độc lập phù hợp với lợi ích quốc gia và tiến trình lịch sử. Cũng do được hưởng lợi từ điều này, nên đã bình thường hóa được quan hệ khu vực Đông Bắc Á.
Nếu mọi việc đều đưa ra dư luận, “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu” tranh cãi mãi, thì tình huống có thể xảy ra là bị mắc kẹt trong cuộc tranh cãi về lợi ích nhất thời mà bỏ lỡ cơ hội lịch sử, cuối cùng gây tổn hại đến lợi ích quốc gia của nhiều quốc gia liên quan.
Tất nhiên, nếu một trong những “phái Diều hâu” hoặc “phái Bồ câu” trong một quốc gia quá mạnh, chính sách ngoại giao của nước đó chắc chắn sẽ nghiêng về phái này. Tuy nhiên, ít nhất là từ bài phát biểu mới đây của Donald Trump tại thời điểm xảy ra xung đột Mỹ – Iran, người ra quyết sách tối cao ở Mỹ đã có năng lực tự kiềm chế.
Ông Trump nói: “Tôi có hai đội ngũ , “phái Diều hâu” và “phái Bồ câu”; John Bolton chắc chắn là một con Diều hâu. Nếu để ông ta quyết định, ông ta sẽ thách thức cả thế giới cùng một lúc. Điều này không thành vấn đề vì tôi cần cả hai phe này”.
Đa Chiều kết luận: đối với Trung Quốc, nơi thực hiện “chế độ tập trung dân chủ”, có lẽ càng không bị phiền hà bởi vấn đề này.
http://biendong.net/doc-bao-viet/28971-phai-dieu-hau-va-bo-cau-ai-dang-thao-tung-ngoai-giao-tq.html

Một vài phân tích về những tính toán

của TQ và Triều Tiên sau chuyến thăm lịch sử

của Chủ tịch Tập Cận Bình vừa qua

Từ ngày 20-21/6 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Triều Tiên lần đầu tiên sau 14 năm qua kể từ chuyến thăm Triều Tiên của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm 2005. Giới phân tích quốc tế và khu vực đưa ra nhiều nhận định về tính toán mục đích, ý đồ của Trung Quốc và Triều Tiên trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình lần này.
Thứ nhất, củng cố tăng cường quan hệ đồng minh hữu nghị, truyền thống mang tính địa chính trị chiến lược Trung – Triều
Trên danh nghĩa, Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn là đồng minh. Hiệp ước Quốc phòng hiện tại giữa Trung Quốc và Triều Tiên, kí năm 1961 và đã gia hạn năm 1981 và 2001, sẽ hết hạn vào năm 2021. Hiệp ước này nêu rõ Trung Quốc đảm bảo hỗ trợ Triều Tiên về vấn đề quân sự và những vấn đề khác trong việc chống xâm lược của các thế lực bên ngoài. Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên được coi là “chiến hữu” và mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là “tình bạn kết bằng máu”, sau khi hơn một trăm ngàn Chi nguyện quân của Trung Quốc tử trận tại chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953). Tuy nhiên, những năm gần đây đã có nhiều dư luận cho rằng quan hệ Trung – Triều đã bị rạn nứt bởi thái độ của Bắc Kinh trước vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Lập trường chính thức của Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên luôn luôn là: Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; Đảm bảo hòa bình và bình ổn; Tìm giải pháp ngoại giao thông qua đối thoại cho cuộc khủng khoảng hạt nhân; Vì vậy, mỗi khi Triều Tiên thực hiện một vụ thử hạt nhân, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại đưa ra tuyên bố. Sự leo thang căng thẳng đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên được thể hiện qua sự thay đổi từ ngữ sử dụng trong những tuyên bố đó, cho phép quan sát viên quốc tế hiểu rằng thái độ của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã thay đổi và nhấn mạnh vào hợp tác đa phương và quốc tế. Ví dụ, trong một tuyên bố đưa ra ngày 9/10/2006, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân, truyền thông chính thức của Trung Quốc đã cáo buộc Triều Tiên cố ‎ý phớt lờ sự phản đối của quốc tế, và thể hiện Trung Quốc rằng “kiên quyết phản đối”. Trung Quốc cũng nhấn mạnh lại ba điểm trong lập trường của mình. Trong 3 tuyên bố tiếp theo vào ngày 25/5/2009, 12/2/2013 và 6/1/2016, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh là “kiên quyết phản đối” việc thử hạt nhân của Triều Tiên. Một lần nữa, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/9/2016, trả lời về phản ứng trước cuộc thử hạt nhân thứ 5 của Triều Tiên, Trung Quốc thể hiện sự “kiên quyết phản đối” như mọi khi, nhưng cũng bắt đầu cho hay Trung Quốc sẽ “hợp tác với cộng đồng quốc tế” để hiện thực hóa mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.Trong tuyên bố mới nhất ngày 3/9/2017, trả lời về vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên, ngoài việc nêu quan điểm “kiên quyết phản đối”, lập trường, sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế như mọi khi, Trung Quốc đã đảm bảo sẽ “áp dụng quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên một cách toàn diện”. Sau khi Triều Tiên bắn tên lửa qua Nhật Bản tháng 8/2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết những căng thẳng với Triều Tiên hiện “đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng”.
Vì vậy, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Triều Tiên lần đầu tiên sau 14 năm qua kể từ chuyến thăm Triều Tiên của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào năm 2005. Trong chuyến thăm này, Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt đồng thuận “trên các vấn đề quan trọng” và hôm 21/6 nhất trí cùng nhau gìn giữ quan hệ hữu nghị “cho dù tình hình quốc tế có như thế nào”, thông tấn xã trung ương Triều Tiên KCNA loan tin hôm 21/6. Trung Quốc là đồng minh chính của Triều Tiên và chuyến công du của ông Tập nhằm ủng hộ quốc gia cộng sản cô lập trước áp lực từ chế tài Liên hiệp quốc và các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ đang bị bế tắc. Lãnh đạo Trung – Triều hôm 21/6 đã thảo luận một loạt các kế hoạch tăng cường hợp tác song phương và bàn về “các chính sách đối nội và đối ngoại” của mỗi bên cũng như trao đổi quan điểm về các vấn đề nội địa và quốc tế mà cả hai cùng quan tâm. Hai bên khẳng định mối quan hệ đồng minh hữu tình sẽ được phát triển sang một giai đoạn lịch sử mới và điều này là xu thế tất yếu phù hợp với nguyện vọng của hai nước.
Thứ hai, gia tăng ảnh hưởng, khẳng định vai trò không thể thiếu của Trung Quốc đối với Bán đảo Triều Tiên
Vai trò, ảnh hưởng của Trung Quốc đối với hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên thể hiện rõ trong chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tập Cận Bình. Vai trò bảo trợ của Trung Quốc được ông Tập Cận Bình nêu ra mạnh mẽ rằng “Trung Quốc sẽ cung cấp mọi sự giúp đỡ có thể để giải quyết các vấn đề an ninh, phát triển của Triều Tiên một cách phù hợp”. Vì vậy, ông Tập nhận được sự chào đón xa hoa, trong đó có phần trình diễn hợp xướng tập thể hàng nghìn người bài hát “Tôi yêu bạn, Trung Quốc” và hàng nghìn người giương cao những tấm bảng tạo thành bức tranh chân dung ông Tập và lá cờ Trung Quốc. Trung Quốc là đồng minh lớn duy nhất của Bắc Hàn và chuyến thăm của ông Tập lần này nhằm mục đích giúp củng cố Bình Nhưỡng chống lại áp lực từ các chế tài Liên Hiệp Quốc và sự đổ vỡ trong các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ. Chuyến thăm của ông Tập tới Bắc Hàn cũng đến một tuần trước khi lãnh đạo Trung Quốc và Tổng thống Mỹ Donald Trump hội đàm bên lề thượng đỉnh G-20 ở Osaka, Nhật Bản trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung vẫn tiếp diễn.
Truyền thông nhà nước Bắc Hàn đã công bố đoạn băng video và các bức ảnh cho thấy ông Kim và ông Tập cười tươi tại sân bay Bình Nhưỡng. Họ cùng nhau đứng trên xe limousine mui trần diễu hành trên các tuyến phố tại thủ đô Bình Nhưỡng và sau đó cùng xem một chương trình biễu diễn nghệ thuật quần chúng hoành tráng. Buổi trình diễn với chủ đề “Chủ nghĩa xã hội bất khả chiến bại” được Bắc Hàn chuẩn bị đặc biệt để chào đón chuyến thăm thiện chí của ông Tập. Buổi trình diễn bao gồm những bài hát như “Không có Trung Quốc mới nếu không có Đảng Cộng sản” và “Tôi yêu bạn, Trung Quốc”, theo thông tấn xã Bắc Hàn (KCNA). Ngoài ra, các hình ảnh mà KCNA cung cấp cho thấy có tấm băng-rôn lớn ghi: “Rất vui được gặp ngài, ông Tập”. KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un nói rằng chuyến thăm của ông Tập thể hiện cho thế giới thấy tình hữu nghị song phương Trung-Triều không thay đổi. Trong khi đó, Tân Hoa Xã đưa tin rằng ông Tập nói Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã đồng ý rằng một giải pháp chính trị về vấn đề hạt nhân của bán đảo Triều Tiên đã là “một khuynh hướng tất yếu” và rằng họ cần tiếp tục bám chắc vào các cuộc đàm phán hòa bình. Hai nhà lãnh đạo đã đồng ý thúc đẩy liên lạc chiến lược gần gũi và tăng cường hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, KCNA đưa tin.
Thứ ba, khẳng định uy tín cá nhân của Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và công cuộc cải cách nền kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Triều Tiên của ông này
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa được Quốc hội Triều Tiên bầu là Chủ tịch Uỷ ban vấn đề nhà nước và hiện đang là Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên. Rõ ràng mối quan hệ và sự coi trọng của Trung Quốc đã giúp nâng cao uy tín của ông Kim Jong-un và công cuộc cải cách nền kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Triều Tiên của ông này. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khuyến khích Triều Tiên tập trung vào phát triển kinh tế trong một bài phát biểu tại Bình Nhưỡng, một chủ đề mà Bắc Kinh từ lâu đã nhấn mạnh với nước láng giềng Cộng sản trong bối cảnh có những lo ngại về chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên. Trong một bài phát biểu tại một buổi yến tiệc tối ngày 20/6, ông Tập nhấn mạnh rằng quốc gia dưới quyền lãnh đạo Kim Jong Un đã “bắt đầu một dòng chiến lược mới về phát triển kinh tế và cải thiện phương kế sinh nhai của người dân, nâng cao xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước này lên một tầm cao mới” theo Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc. Ông Tập rời Bắc Triều Tiên vào đầu giờ chiều ngày 21/6, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc. Một bức ảnh đăng tải trên ứng dụng di động của đài truyền hình CCTV của nhà nước Trung Quốc cho thấy mọi người vẫy tay dõi theo chiếc Boeing 747 của Air China chở ông Tập đậu trên đường băng tại sân bay ở Bình Nhưỡng.Nền kinh tế Triều Tiên đã kiệt quệ từ nhiều năm qua hồi gần đây đã có một số dấu hiệu cải thiện, nhưng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ chủ yếu từ Trung Quốc và an ninh lương thực là mối quan tâm thường trực. Trung Quốc đã đồng ý về các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên hợp quốc để trừng phạt Triều Tiên về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, tuy nhiên tỏ ra thận trọng với bất kỳ biện pháp nào có thể đẩy nền kinh tế Triều Tiên vào tình trạng hoàn toàn sụp đổ, dẫn tới bất ổn và hỗn loạn ở biên giới hai nước.
Thứ tư, gửi tín hiệu đến Mỹ về thiện chí của Trung Quốc và Triều Tiên trong hai vấn đề chủ chốt hiện nay, gồm chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều
Cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đã đổ vỡ sau hội nghị thượng đỉnh thất bại giữa Nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Việt Nam vào tháng 2 vừa qua. Mỹ đòi Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân trước khi dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế. Trong khi đó, Triều Tiên mưu tìm một lối tiếp cận từng bước hướng tới phi hạt nhân hóa diễn ra song song với những nhượng bộ từ Mỹ, đặc biệt là sự nới lỏng các biện pháp cấm vận. Chuyến thăm chính thức Triều Tiên của Chủ tịch Trung Quốc trong 14 năm qua vì thế là một sự khẳng định mối quan hệ đối tác bền chặt giữa hai nước, và quan trọng hơn để phát đi thông điệp rằng Trung Quốc vẫn là đồng minh quan trọng bậc nhất của Triều Tiên cho dù thời thế có như thế nào chăng nữa. Hay nói như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chuyến thăm nhằm “khắc một chương mới về tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước”.
Giới quan sát cũng quan tâm, bình luận rất nhiều về thời điểm chuyến thăm khi ông Tập Cận Bình tới Bình Nhưỡng ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G20 tại Nhật Bản trong 2 ngày 28 và 29/6. Tại đây, Chủ tịch Trung Quốc có cuộc gặp được dự đoán vô cùng quan trọng song đầy khó khăn với Tổng thống Mỹ Donald Trump để bàn về không chỉ cuộc chiến thương mại mà còn là cuộc tranh canh, kiềm chế nhau trên phạm vi toàn cầu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới này. Hành trang mà ông Tập Cận Bình muốn mang theo để gặp ông Donald Trump không chỉ những biện pháp trả đũa thương mại, thuế quan hay sức mạnh nhiều mặt đang trỗi dậy của Bắc Kinh mà còn cả những nhân tố mà Washington không thể xem nhẹ, cân nhắc nếu muốn găng ra “đối đầu”. Trong đó, Bắc Kinh với vai trò và ảnh hưởng của mối quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng, được cho là có tiếng nói đầy sức nặng trong tiến trình phi hạt nhân hóa cũng như hòa giải, hòa dịu trên bán đảo Triều Tiên.
Tóm lại, với kết quả đạt được trong chuyến thăm Triêu Tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, mối quan hệ Trung – Triều chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển nồng ấm trong thời gian tới, trong đó Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng vai trò quyết định trong sự phát triển của Triều Tiên và tiến trình phi hạt nhân hóa. Trong khi các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều sẽ có khả năng được nối lại với những thiện chí của cả Mỹ và Triều Tiên.
http://biendong.net/bien-dong/28962-mot-vai-phan-tich-ve-nhung-tinh-toan-cua-tq-va-trieu-tien-sau-chuyen-tham-lich-su-cua-chu-tich-tap-can-binh-vua-qua.html

Rút khỏi TQ,

Takashimaya thấy tương lai ở Việt Nam

Sức nóng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung giờ đã ảnh hưởng tới cả các trung tâm thương mại như Takashimaya. Tập đoàn này sẽ rút khỏi Trung Quốc kể từ tháng 8 tới và tìm đường sang các nước Đông Nam Á.
Theo tiết lộ của tạp chí Nikkei Asiaa Review, hoạt động kinh doanh của Takashimaya tại Trung Quốc liên tục đối mặt với tình trạng thua lỗ kể từ khi chiến tranh thương mại bùng nổ.
Nguyên nhân được cho là mức độ chi tiêu của tầng lớp giàu có tại Trung Quốc đã giảm xuống khi nền kinh tế của nước này chậm lại, bên cạnh nỗi lo về viễn cảnh không mấy chắc chắn trong quan hệ Mỹ – Trung.
Gã khổng lồ trong ngành bán lẻ Nhật Bản sẽ đàm phán với chính quyền Thượng Hải về việc đóng cửa trung tâm thương mại hoành tráng ở thành phố này vào tháng 8 tới. Mọi hoạt động tại Trung Quốc sau đó sẽ bị tạm dừng.
Trọng tâm các hoạt động kinh doanh ngoài Nhật Bản của Takashimaya sẽ chuyển sang Đông Nam Á, một khu vực mà tập đoàn này thấy có triển vọng hơn.
Trung tâm thương mại Takashimaya tại Thượng Hải khai trương vào năm 2012 với diện tích hơn 40.000m2, tương đương một đại siêu thị ở Nhật Bản.
Trung tâm này chủ yếu phục vụ cho các cư dân giàu có của Thượng Hải với nhiều mặt hàng xa xỉ. Tính đến tháng 2-2019, doanh số của trung tâm này đạt 3,7 tỉ yen, tăng 0,7% so với năm trước nhưng vẫn tiếp tục khiến Takashimaya lỗ 900 triệu yen.
Takashimaya vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào trước các thông tin của tạp chí Nikkei. Mặc dù vấp ngã ở Trung Quốc, Takashimaya sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ra nước ngoài.
Tại Đông Nam Á, Takashimaya có 3 trung tâm thương mại tại TP.HCM, Bangkok và Singapore. Trung tâm ở TP.HCM, được khai trương vào năm 2016, sẽ được mở rộng, đem tới nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng.
Takashimaya cũng đang xem xét mở một trung tâm khác tại Việt Nam, theo tiết lộ của Nikkei. Trung tâm ở Singapore đang hoạt động tốt, tạo ra khoảng 20% ​​lợi nhuận hoạt động của tập đoàn trong khi trung tâm ở Bangkok chỉ mới mở cửa vào mùa thu năm 2018.
http://biendong.net/bi-n-nong/28939-rut-khoi-tq-takashimaya-thay-tuong-lai-o-viet-nam.html

Bắc Kinh giở đủ trò

để ngăn các nhà báo đến Tân Cương

Thụy My
Khi đi xe trên một con đường dẫn đến một trong những trại cải tạo loại này, mà các phóng viên của hãng tin Pháp AFP đã chứng kiến một cảnh tượng « siêu thực ». Một xe vận tải nhẹ chạy với tốc độ rùa bò về phía một chiếc xe đang đậu trên lề đường, rồi dừng lại khi còn cách vài…milimét để giả làm một vụ đụng xe.
Chỉ trong vài phút, « tai nạn » này đã thu hút một đám đông hiếu kỳ khiến giao thông phải ngưng lại. Mục tiêu của công an đã đạt được : lối vào trại cải tạo đã bị tắc.
Vụ dàn dựng này cho thấy nỗ lực cao độ nhằm ngăn cản báo chí đến điều tra về chủ đề nhạy cảm đã khiến Trung Quốc phải chịu áp lực quốc tế từ năm 2018. Tuy vậy trong một chuyến đi làm phóng sự sáu ngày tại Tân Cương, các nhà báo AFP cũng đã nhận ra được ba trại cải tạo – những tòa nhà đồ sộ được vây bọc bằng các hàng rào kẽm gai.
Rào chắn và du khách giả hiệu
Nhưng các phóng viên Pháp bị chính quyền theo dõi bén gót. Sự hiện diện này gây phức tạp cho mọi cuộc phỏng vấn cư dân – công khai trả lời báo chí nước ngoài có thể gây nguy hiểm cho họ. Và mỗi lần định hỏi chuyện người dân, thì các rào cản bỗng xuất hiện như một phép thần.
Gần một trại cải tạo ở Hòa Điền (Hotan), chỉ trong vòng vài giây đồng hồ, các con đường đã bị chận lại sau khi một chiếc xe hơi phóng như bay, vượt qua xe chở các nhà báo AFP. Rốt cuộc họ chỉ có thể chụp ảnh trại này từ xa.
Một số thành phố còn bị cấm vào hẳn. Trên con đường ở Artux, nơi một đền thờ Hồi giáo bị chính quyền phá hủy, hãng tin Pháp buộc lòng phải quay về vì hàng rào chận ngang. Lý do được nêu ra là có cuộc tập huấn kéo dài năm ngày. Một công an nói : « Các vị thông cảm cho ».
Cũng ngay tại điểm kiểm soát này, hai phụ nữ bỗng xuất hiện, tự xưng là khách du lịch. Hai người này ngồi trên một chiếc xe tải nhỏ, đi theo các phóng viên Pháp như hình với bóng trong suốt một tiếng đồng hồ, với cớ cần được giúp đỡ vì bị « lạc đường ». Ngay cả khi chiếc xe của các nhà báo chạy vào một ngôi làng nhỏ để chụp hình một trại cải tạo bằng ống viễn kính, hai « du khách » này cũng đậu lại sát bên. Sau đó một người tự giới thiệu là phụ trách an ninh yêu cầu AFP rời khỏi địa điểm, nhưng hai người phụ nữ thì được tự do muốn làm gì thì làm.
Đi bộ 80 km vì taxi không được chở
Các phương tiện truyền thông khác cũng phải đối mặt với tình hình tương tự. Trong một báo cáo mới đây của Câu lạc bộ các thông tín viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC), các nhà báo khẳng định bị theo dõi, thậm chí bị ngăn không cho đặt phòng khách sạn.
Nathan Vander Klippe của nhật báo Canada Globe and Mail cho biết đã bị lực lượng an ninh chặn lại. Anh kể : « Họ tiến lại gần xe tôi, những chiếc khiên giơ cao. Một công an giựt lấy máy ảnh và xóa hết các hình ảnh trong đó mà không hề có sự đồng ý của tôi ».
Thông tín viên của tờ báo Anh The Daily Telegraph, cô Sophia Yan kể lại, đã phải đi bộ gần 80 cây số trong bốn ngày làm phóng sự, vì « có những tiếng nói không biết từ đâu, qua bộ đàm đã ra lệnh cho các tài xế taxi » phải kết thúc cuốc xe.
Tại Kachgar, nơi hầu hết dân cư là người Duy Ngô Nhĩ, một kẻ lạ mặt đã đột nhập vào phòng khách sạn của một phóng viên AFP, trong khi nhà báo này chỉ vắng mặt có vài phút. Khi anh quay lại, cửa phòng bị mở, và một trong những túi xách không còn nằm ở chỗ cũ. Không có vật dụng nào bị lấy đi cả, nhưng thông điệp thì rất rõ : anh đang bị giám sát !
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190627-bac-kinh-gio-du-tro-de-ngan-cac-nha-bao-den-tan-cuong

Duterte cải chính : Không cho Trung Quốc

đánh cá ở vùng biển Philippines

Thanh Phương
Hôm nay, 27/06/2019, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, khẳng định là Manila sẽ không cho phép ngư thuyền của Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tuyên bố này trái ngược hoàn toàn với phát biểu hôm qua của chính ông.
Trong một tuyên bố được công bố sáng nay, phát ngôn viên của tổng thống Duterte, Salvador Panelo khẳng định : « Tổng thống sẽ không từ bỏ chủ quyền của đất nước tại vùng đặc quyền kinh tế ».
Theo hãng tin Bloomberg, trong một phát biểu vào tối qua, chính tổng thống Duterte đã nói rằng ông không thể ngăn chận Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines cho dù ông muốn và theo ông điều này chỉ có thể dẫn đến xung đột. Trước đó trong ngày, phát ngôn viên của tổng thống Duterte cũng tuyên bố rằng Trung Quốc có thể đánh bắt tại những khu vực Philippines có đặc quyền trên Biển Đông.
Nhưng nhiều quan chức chính phủ Manila đã ngay lập tức cảnh báo rằng cho phép Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines là một hành động vi hiến. Theo một số nhà phân tích, với tuyên bố nói trên, ông Duterte có thể bị truất phế vì không bảo vệ được chủ quyền quốc gia.
Vụ việc xảy ra vào lúc dư luận Philippines phẫn nộ về vụ một tàu của Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Philippines ngày 09/06 tại khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), bỏ mặc 22 ngư dân trên biển nhiều tiếng đồng hồ trước khi họ được một tàu Việt Nam vớt lên.
Đây là khu vực thuộc lãnh hải của Philippines chiếu theo luật quốc tế. Nhưng tổng thống Duterte lại xem đấy chỉ là « một sự cố trên biển » và Manila đã đồng ý mở cuộc điều tra chung với Trung Quốc về vụ việc này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190627-duterte-tau-ca-trung-quoc-dac-quyen-kinh-te-philippines

Campuchia: Phim tài liệu về nạn mãi dâm

do đài Nga RT phát là ‘tin giả’

Một phiên dịch viên người Campuchia đã bị bỏ tù do có tham gia vào phim tài liệu về nạn buôn người được phát trên kênh truyền hình của Nga, RT.
Rath Rott Mony dịch cho phim “Mẹ Đem Bán Tôi”, bộ phim được công chiếu hồi năm ngoái về những đứa trẻ con nhà nghèo, bị chính mẹ đẻ đem bán để làm việc trong ngành công nghiệp tình dục.
Chính phủ Campuchia nói bộ phim này là “tin giả”.
Campuchia: Sập công trình, chủ Trung Quốc bị bắt giữ
Băng đảng TQ gây bất ổn ở một tỉnh Campuchia
Campuchia thu hồi đất đã giao cho HAGL
Người phiên dịch bị án hai năm tù và bị buộc phải trả khoảng 17.500 đô la Mỹ cho hai người mẹ.
RT nói họ “vô cùng thất vọng” về phán quyết của tòa.
Nhóm nhân quyền Human Rights Watch cáo buộc chính phủ Campuchia đang tìm cách che giấu tác động của tình trạng nghèo đói đối với người dân nước này.
Vụ việc diễn ra thế nào?
“Mẹ Đem Bán Tôi” nhanh chóng được chia sẻ, phát tán rộng rãi tại Campuchia sau khi được tải lên YouTube vào tháng Mười năm ngoái, và giới chức đã tiến hành điều tra về các cáo buộc nêu trong bộ phim.
Một bà mẹ và con gái được nêu trong phim đã bị thẩm vấn. Các viên chức sau đó nói hai mẹ con đã thừa nhận là được trả tiền để nói dối.
Giới chức cũng khiếu nại rằng bộ phim là “tin giả, sỉ nhục đất nước”.
Rath Rott Mony, người đồng thời là lãnh đạo nghiệp đoàn công nhân ngành xây dựng, bị bắt tại Thái Lan và bị đưa về Campuchia hồi năm ngoái, lúc ông tìm cách tới Hà Lan sau khi bộ phim được phát sóng.
Tại tòa án hôm thứ Tư, thẩm phán kết tội ông đã xúi giục, gây phân biệt đối xử, tuy nhiên không nói chi tiết.
Phản ứng của các bên
Keo Malai, một người mẹ xuất hiện trong phim, nói với Reuters sau khi có phán quyết của tòa rằng bà đã bị người phiên dịch ‘giật dây’.
“Tôi không bán con gái mình, và Mony nói với tôi là hãy nói những chuyện tiêu cực, vì như thế sẽ dễ được nhận thêm tiền,” bà nói.
Tuy nhiên, vợ của Mony là Long Kimheang nói chồng bà chỉ làm công tác phiên dịch, và quyết định của tòa là “không công bằng”.
RT, trước kia có tên là Nước Nga Ngày nay, nói rằng họ liên tục giữ liên hệ với giới chức trong suốt quá trình quay phim, và nói rằng họ giữ “các tiêu chuẩn cao nhất” khi thực hiện chương trình.
Đế chế ra đời từ những đĩa CD lậu ở Campuchia
Nét đặc trưng Campuchia qua bữa ăn sáng
Làng nổi trên Biển Hồ ở Campuchia
“Chúng tôi đã làm mọi thứ có thể để giúp giải quyết tình hình quanh vụ bắt giữ ông Mony, bao gồm cả việc có các tác động qua kênh ngoại giao,” RT nói trong một thông cáo.
Human Rights Watch gọi phán quyết là “sự lăng nhục đối với tự do báo chí” và cáo buộc chính phủ Campuchia đang tìm cách che đậy tình trạng đói nghèo, vốn đã đẩy nhiều gia đình vào cảnh phải làm việc trong ngành dịch vụ tình dục.
“Việc đưa ông Mony vào tù là một ví dụ cho thấy Campuchia đang chơi bài ‘bắn chết kẻ đưa tin’ đối với người dám nói cho cộng đồng quốc tế về thực tế không hay ho gì, điều màm chính phủ muốn giấu kín,” Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Á châu của tổ chức này nói.
“Công nghiệp tình dục tại Campuchia bao gồm cả các cô gái chưa đến 18 tuổi, và các quan chức chính phủ đã không hành động đủ mức để giải quyết vấn đề,” ông nói thêm.
Chính phủ của Thủ tướng Hun Sen ngày càng tấn công mạnh mẽ vào mảng truyền thông độc lập, đóng cửa các kênh phát thanh và các tờ báo dám chỉ trích chính quyền.
Những người chỉ trích nói nước này đang đi vào hướng độc tài.
Campuchia đứng thứ 143 trong tổng số 180 quốc gia về tự do báo chí, và hệ thống tòa án của nước này cũng khét tiếng là hoạt động không độc lập khỏi đảng cầm quyền.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48777835

Quan ngại về việc sinh viên Úc Sigley

mất tích tại Bắc Hàn

Australia nói họ đang “khẩn cấp” tìm cách xác nhận tin một người Úc đã bị bắt giữ tại Bắc Hàn.
Gia đình của Alek Sigley, sinh viên 29 tuổi, sống tại Bình Nhưỡng, không thể khẳng định liệu có phải ông đã bị bắt hay không, nhưng nói ông đã không liên hệ gì với gia đình kể từ hôm thứ Ba đến nay.
Các viên chức Úc đang tìm cách làm rõ tình hình về ông, gia đình nói.
Bắc Hàn: Mỹ gia hạn lệnh trừng phạt ‘là hành động thù địch’
Bắc Hàn đòi Mỹ 2 triệu đô chăm sóc Otto Warmbier
Gia đình Warmbier trách Trump vì khen Kim
Chính quyền nước này gọi đây là “một loạt các tình thế rất nghiêm trọng”.
Các đại diện của Úc tại Nam Hàn đã liên hệ với “các viên chức có liên quan” ở Bắc Hàn, một bộ trưởng nói.
“Hiện chưa xác nhận được tin Alek bị bắt giữ tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (DPRK),” gia đình ông nói trong một tuyên bố hôm thứ Năm.
“Tinh hình là Aek đã không có liên hệ gì qua đường kỹ thuật số với bạn bè và gia đình kể từ sáng thứ Ba, giờ Úc, và đó là điều bất thường đối với ông ấy.”
Hiện không rõ tại sao ông Sigley, một học giả nghiên cứu về châu Á và là một người nói thành thạo tiếng Triều, lại có thể bị bắt giữ. Bạn bè đã trình báo việc ông mất tích từ hồi đầu tuần, tập đoàn truyền thông Úc ABC tường thuật.
Alek Sigley là ai?
Người gốc vùng Perth, ông Sigley đã sống tại Bắc Hàn trong năm qua, và đang theo đuổi bằng thạc sỹ về văn hóa Triều Tiên tại Đại học Kim Nhật Thành.
Việc sinh viên tới học tại các trường đại học Bắc Hàn hoặc tới theo chương trình trao đổi tuy hiếm nhưng không phải là chuyện chưa từng xảy ra.
Theo truyền thông Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc cấp 60 suất học bổng toàn phần cho sinh viên theo học tại các trường Bắc Hàn mỗi năm. Có khoảng 70 sinh viên Trung Quốc tự trả tiền để theo học ở Bắc Hàn.
Ông Sigley là một trong số ít ỏi các sinh viên phương Tây sống tại Bắc Hàn.
Ông cũng điều hành dịch vụ cung cấp tour cho du khách phương Tây tới thăm quốc gia cộng sản toàn trị này.
Lần đầu tiên ông tới Bắc Hàn là hồi năm 2012, sau đó ông có một số chuyến đi khác nữa, gia đình ông nói.
Hồi tháng Ba, ông tự mô tả mình là “người Úc duy nhất sống tại Bắc Hàn” trong một bài đăng trên báo The Guardian.
Ông nói ông trở nên thích thú với việc sống ở Bắc Hàn sau khi gặp gỡ một số người trong thời gian ông học tại Trung Quốc.
“Chừng nào còn là người nước ngoài cư trú dài hạn theo visa sinh viên, thì tôi còn có quyền tiếp cận hầu như là chưa từng có đối với Bình Nhưỡng,” ông nói.
“Tôi được tự do đi lại quanh thành phố, không có ai đi kèm.”
Bắc Hàn hạn hán nặng nề nhưng dân ‘hầu như không biết’
Bắc Hàn tạm dừng đồng diễn vì Kim Jong-un chê
Ông Kim Jong Un ‘cảm ơn và chúc sức khỏe’ TBT Trọng
Hồi năm ngoái, ông nói với Sky News, là một người phương Tây, ông “chưa bao giờ cảm thấy bị đe dọa” khi sống tại Bắc Hàn, dẫu cho đã xảy ra một số vụ việc lớn liên quan tới người nước ngoài.
Người nước ngoài đã từng bị bắt giữ bao giờ chưa?
Một số người ngoại quốc trước đó từng bị bắt giữ tại Bắc Hàn, đôi khi là do vào nước này bất hợp pháp, hoặc do điều mà Bình Nhưỡng gọi là có “các hành động thù nghịch chống lại nhà nước”.
Hồi 2014, công dân Úc John Short bị bắt giữ và trục xuất sau khi dường như đã bỏ những tờ rơi về Thiên Chúa giáo tại một địa điểm du lịch.
Hoạt động tôn giáo bị hạn chế nghiêm ngặt tại Bắc Hàn, và các nhà truyền giáo đã bị bắt trong nhiều trường hợp.
Sinh viên người Mỹ Otto Warmbier bị giam tại Bắc Hàn vào năm 2106 về tội ăn trộm một tấm biển tuyên truyền trong khi tham dự tour tham quan có hướng dẫn viên.
Ông đã bị giam 17 tháng, sau đó tử vong khi được trả về Mỹ trong trạng thái hôn mê.
Bắc Hàn bác bỏ việc đã đối xử tàn tệ với sinh viên 22 tuổi này, nhưng cha mẹ anh nói anh chết vào năm 2017 là do hậu quả của việc anh bị tra tấn.
Liên Hiệp Quốc đã chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Hàn và nói các công dân của quốc gia toàn trị này phải sống trong tình trạng “bị vi phạm nhân quyền có hệ thống, rộng khắp và tàn tệ”.
Bất chấp việc Bắc Hàn và Hoa Kỳ các cuộc họp lịch sử gần đây, Bình Nhưỡng vẫn bị cô lập với thế giới do những căng thẳng gia tăng liên quan đến tham vọng hạt nhân của Bắc Hàn.
Giống nhiều quốc gia phương Tây khác, Úc không có đại sứ quán tại Bắc Hàn. Nước này chỉ có thể tiếp cận ngoại giao một cách hạn chế thông qua Đại sứ quán Thụy Điển.
Thủ tướng Australia Scott Morrison hiện đang ở Osaka, Nhật Bản, nơi ông sẽ gặp các lãnh đạo thế giới khác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48777844

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?