Người Pháp gốc Á phản đối bị kỳ thị: 'Tôi không phải là con virus'
BBC
29 tháng 1 2020
Paris hôm 26/01: Có vẻ như chỉ du khách đến từ châu Á đeo khẩu trang vì vệ sinh, và có thể để bảo hộ trong thời gian có virus corona.
Bản quyền hình ảnh @MadjidFalastine@MADJIDFALASTINE
Bản quyền hình ảnh @Wellhein@WELLHEIN
Phố Tàu - Chinatown ở London: Cho đến hôm 26/01 chỉ thấy người châu Á đeo khẩu trang
29 tháng 1 2020
Paris hôm 26/01: Có vẻ như chỉ du khách đến từ châu Á đeo khẩu trang vì vệ sinh, và có thể để bảo hộ trong thời gian có virus corona.
Hiện tượng kỳ thị, xa lánh người Đông Á vì 'virus corona' đã xảy ra ở Anh, Đức, nhưng ở Pháp một tờ báo gây ra phản đối vì chạy tựa ' Dịch bệnh da vàng'.
Người Pháp gốc Á đã dùng mạng xã hội để phản đối bị kỳ thị.
Họ đăng thông điệp qua hashtag: JeNeSuisPasUnVirus - Tôi không phải là virus".
Một số người Pháp gốc châu Á cũng nói họ bị kỳ thị trên tàu xe, nhưng một tờ báo Pháp đã gây phản đối vì tựa đề 'Cảnh báo vàng' - ám chỉ màu da vàng.
Bản quyền hình ảnh @MadjidFalastine@MADJIDFALASTINE
Báo Le Courier Picard có các tựa đề "Alerte jaune" (Cảnh báo vàng) và "Le Peril jaune" - Mối đe dọa da vàng? với ảnh phụ nữ Trung Hoa đeo khẩu trang.
Cathy Tran kể lại rằng một phụ nữ ở Pháp tại thị trấn Colmar nói khi nhìn thấy cô:
"Chú ý con bé Trung Hoa kia đang lại gần kìa."
"Trên đường tôi đi làm về, một người đàn ông chạy xe gắn máy táp lại và nói tôi phải đeo khẩu trang," cô Tran nói với BBC.
Bản quyền hình ảnh @Wellhein@WELLHEIN
Lou Chengwang thì nói trên Twitter: "Tôi là người Trung Quốc nhưng tôi không phải virus! Tôi biết ai cũng lo sợ về virus nhưng xin đừng có định kiến."
Shana Cheng, người Paris, 17 tuổi, gốc Việt và Campuchia, nói với BBC cô gặp nhiều lời bình thóa mạ trên xe bus trong thành phố hôm Chủ Nhật vừa qua.
Bình phẩm đến từ cả người Pháp già và trẻ.
Nhà văn Pháp gốc Hoa, Grace Ly cho rằng hiện tượng thù nghịch này mang tính 'Bài Trung Hoa' và gợi ra thái độ căm ghét người châu Á nói chung.
Ý kiến phản đối kỳ thị ở Pháp viết: "Không phải người Á nào cũng là Trung Quốc, và không phải người Trung Quốc nào cũng nhiễm coronavirus."
Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu, tại Đức có người bản xứ hỏi người bán hàng Việt ở một thành phố rằng, "Sao, nơi đây có an toàn, có virus corona hay là không?".
Được biết một số báo Anh cũng chạy các video cảnh ăn động vật hoang dã của người châu Á, với tựa đề nói đó là chuyện 'kinh tởm, ghê rợn' (xem thêm bài Súp dơi và Coronavirus).
Mỗi nước một kiểu
Phố Tàu - Chinatown ở London: Cho đến hôm 26/01 chỉ thấy người châu Á đeo khẩu trang
Hiện nay, các nước châu Âu chưa có chính sách thống nhất về việc ứng phó với coronavirus, bị cho là xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha... đều lo đưa kiều dân của họ kẹt tại Vũ Hán về bằng không vận.
Những người từ Vũ Hán về Anh sẽ phải cách ly hai tuần, theo chính phủ Anh nói hôm 29/01.
Tuy thế, những người đã từ Vũ Hán vào Anh, gồm nhiều sinh viên Trung Quốc du học trở về trường sau kỳ nghỉ Tết, thì chỉ bị "yêu cầu tự cách ly" sau khi đã nhập cảnh.
Chừng hơn 2000 người bay từ Vũ Hán tới phi trường Heathrow trong hai tuần qua và Bộ Y tế Anh chỉ nói họ "cần tự báo cho y tế địa phương" biết tình trạng sức khoẻ cá nhân.
Tại Anh, Pháp, và nhiều thủ đô châu Âu vẫn không có cảnh người dân hoặc du khách đeo khẩu trang phổ biến như ở châu Á.
Tuy thế, có vẻ như du khách đến từ Trung Quốc tự họ đeo khẩu trang vì vệ sinh, và có thể để bảo hộ trong thời gian có virus corona.
Nhận xét
Đăng nhận xét