Tin khắp nơi – 30/03/2020

Tin khắp nơi – 30/03/2020

Đừng để Bắc Kinh

lợi dụng đại dịch virus corona để tô vẽ cho mình

Quý Khải
Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng trốn tránh trách nhiệm trong đại dịch virus Vũ Hán, thậm chí lợi dụng bối cảnh hiện tại để tô vẽ cho bản thân mình. Đừng để điều đó xảy ra.
Trên là câu mở đầu bài bình luận có tựa đề “Đừng để Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng đại dịch virus corona để tô vẽ cho mình” của tác giả Michael Sobolik trên tạp chí National Review ngày 27/3. Ông là nhà nghiên cứu khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tại tổ chức Hội đồng Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông:
Khi nhắc đến đại dịch virus Vũ Hán đang hoành hành toàn cầu, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đóng vai trò là kẻ đổ dầu vào lửa lẫn người chữa cháy.
Phản ứng đầu tiên của chính quyền độc tài Trung Quốc là thái độ đe nẹt dư luận. ĐCSTQ đã tích cực kiềm chế thông tin về sự tồn tại của virus Vũ Hán bằng cách bịt miệng các bác sĩ và cấm các chuyên gia y tế công bố những phát hiện có thể cứu sống nhiều sinh mạng. Khi chính quyền này không còn có thể phủ nhận sự bùng phát của dịch bệnh, nó đã tỏ ra bối rối vào tháng 12 năm ngoái và tháng 1 đầu năm nay khi các ca lây nhiễm ở Vũ Hán và các thành phố lân cận tăng vọt, bởi nó chỉ quan tâm đến quyền lực độc tài của mình hơn là lợi ích của người dân. Đến tháng Hai, khi dịch virus Vũ Hán lan rộng khắp thế giới, vì để bảo vệ danh tiếng, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gây áp lực để các nước láng giềng không ban hành lệnh cấm người Trung Quốc nhập cảnh do lo ngại dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện tại, Trung Quốc đang tìm cách minh oan cho những thất bại của mình – và đổ lỗi trong đại dịch này cho các quốc gia khác, ví như Mỹ.
Bối cảnh lịch sử này khá là quan trọng. Theo một nghiên cứu tại Đại học Southampton ở Anh, nếu các nhà cầm quyền Trung Quốc hành động nhanh chóng, họ đã có thể hạ thấp số trường hợp lây nhiễm tại chính quốc gia của họ xuống 95%. Thay vào đó, sự hoang tưởng chính trị của ĐCSTQ đã biến một đợt bùng phát virus cục bộ thành một đại dịch toàn cầu, với hơn 22.000 ca tử vong được báo cáo trên phạm vi toàn thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, tác động kinh tế toàn cầu của dịch virus Vũ Hán sẽ không thua kém so với cuộc Đại suy thoái kinh tế năm 2008, thậm chí vượt quá con số đó.
Trên thực tế, điều này chỉ đúng nếu những số liệu báo cáo từ Trung Quốc là xác thực. Với tiếng tăm của ĐCSTQ trong việc thay đổi số liệu để phục vụ lợi ích chính trị của mình, số người chết và tác động đối với nền kinh tế có thể còn tồi tệ hơn rất nhiều.
Nghi vấn đặt ra khi hơn 20 triệu thuê bao điện thoại di động ở Trung Quốc ‘biến mất’
Như tình hình hiện tại, sự thất bại mang tính thể chế của chính quyền Trung Quốc đang trở thành bài test khả năng chống chọi của các hệ thống chăm sóc sức khỏe của mọi quốc gia trên toàn cầu. Các bệnh viện ở Ý đang tràn ngập bệnh nhân, Mỹ thì sắp sửa hết máy thở trong vòng bốn tuần, còn ở Iran thì cứ mười phút lại có một người tử vong vì viêm phổi Vũ Hán.
Trong cuộc khủng hoảng này, ĐCSTQ hiện đang làm việc rất vất vả – nhưng không phải để sửa chữa những sai lầm, mà là để viết lại lịch sử. Chính quyền này đang tiến hành một chiến dịch tuyên truyền trên nhiều mặt trận để đổ lỗi cho Mỹ, cùng lúc tuyên truyền rằng phản ứng của Trung Quốc trong dịch
bệnh đã giúp phần còn lại của thế giới có đủ thời gian chuẩn bị để ứng phó. Chính phủ Trung Quốc cũng tự tuyên truyền bản thân như một nhà cung ứng dịch vụ y tế toàn cầu, khi tiếp tế mặt nạ và bộ dụng cụ xét nghiệm cho các quốc gia đang bị thiếu hụt trên thế giới.
Tất nhiên, Trung Quốc đúng khi cung cấp thiết bị y tế cho các quốc gia đang cần. Nhưng chính phủ của nó lại trộn lẫn những thông tin sai lệch vào các gói viện trợ này.
Những lời nói dối này nhằm đạt được một mục đích cao hơn cho chính quyền: biến virus Vũ Hán thành một công cụ tuyên truyền tích cực cho ĐCSTQ. Tuần trước, hãng tư vấn Horizon Advocacy đã công bố một báo cáo, dựa trên các nguồn thông tin từ truyền thông nhà nước Trung Quốc, trong đó nêu chi tiết kế hoạch nhằm định hình nền kinh tế của nó trong các lĩnh vực chiến lược nhằm vượt mặt các quốc gia công nghiệp hóa khác hiện vẫn đang quay cuồng vì tác động của dịch bệnh. Theo Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc, Trung Quốc phải khởi động nền kinh tế của mình để “mở đường cho việc mở rộng thị trường quốc tế sau khi dịch bệnh kết thúc”.
Các nhà hoạch định chính sách ở Washington nên coi trọng việc này. Nhưng họ không nên giả định rằng bạn bè và đối tác của họ cũng có khả năng nhận thức tương tự. Trong những năm gần đây, Trung Quốc – thông qua các hãng như Huawei cùng với dự án “Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường” – đã vươn chiếc vòi bạch tuộc kinh tế ra toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn quá nhiều đối tác thương mại của Trung Quốc chưa nhận thức được bản chất thực sự của hệ thống chính trị của nó và mối đe dọa mà nó gây ra.
Mỹ phải vô hiệu hóa chiến dịch bóp méo thông tin của ĐCSTQ. Chỉ khi làm được vậy, chúng ta mới có thể củng cố sự đoàn kết ở quê nhà.
Cho đến nay, hầu hết các cuộc thảo luận sôi nổi ở Mỹ đều xoay quanh quyết định của Tổng thống Trump khi gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc (Chinese virus)”. Không phải ông chọn cách dùng từ như vậy với dụng ý phân biệt chủng tộc – cũng như vô số nhà báo và chuyên gia khác đã sử dụng cụm từ tương tự trong suốt tháng một đầu năm – mà là để đáp trả lại tuyên truyền của ĐCSTQ.
Tuy nhiên, cụm từ này, dù chính xác về mặt kỹ thuật, vẫn chưa đủ sức phân biệt rõ ràng giữa người dân Trung Quốc và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Người dân Trung Quốc không phải là người khởi xướng cuộc khủng hoảng này, mà là những nạn nhân đầu tiên của phản ứng tự bảo vệ của ĐCSTQ.
Sự khác biệt này có ý nghĩa quan trọng hơn một thông điệp mang tính quan hệ công chúng thông thường; bởi nó là một sự khác biệt quan trọng mà các nhà lãnh đạo Mỹ phải hiểu rõ. Chúng ta không thể kháng lại ĐCSTQ nếu chúng ta không phân biệt được giữa người bị hại và người gây hại – giống như người Mỹ không thể đoàn kết thế giới lại trong khi đưa ra những giả định tồi tệ nhất về nhau.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã châm ngòi cho ngọn lửa này. Nhưng nó lại đang muốn nổi lên từ đống tro tàn như một vị cứu tinh của nhân loại. Do đó, cho dù Trung Quốc đang muốn thể hiện một số động thái hỗ trợ thế giới chống dịch, người Mỹ chúng ta cần phải sát cánh với nhau và gọi cái chính quyền đó bằng một cái tên thích đáng: kẻ chủ mưu của dịch bệnh.
Theo Michael Sobolik, National Review
Quý Khải dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dung-de-bac-kinh-loi-dung-dai-dich-virus-corona-de-to-ve-cho-minh.html

Mỹ có nên ra tay

chống lại cuộc “nổi dậy” của TQ ở Biển Đông

Tạp chí The National Interest của Mỹ cho rằng, việc quản lý Biển Đông bằng luật pháp quốc tế sẽ đứng vững hay sụp đổ phụ thuộc vào việc các tàu thuyền dân sự các nước có tự tin hoạt động ở những khu vực và theo cách thức họ muốn trong khuôn khổ các quyền lợi hợp pháp của mình được luật pháp quốc tế thừa nhận, hay không.
Theo đánh giá của tạp chí chuyên về phân tích chính trị, quân sự này, cách tiếp cận hiện tại của Mỹ đối với việc chống lại sự gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông đã thất bại, bởi vì Hải quân Mỹ không đạt được các mục tiêu chính trị dài hạn khi sử dụng các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) nhằm làm thay đổi đáng kể thái độ mang màu sắc của chủ nghĩa xét lại và hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, hay duy trì sự quản lý khu vực này bằng luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, thất bại đó chưa phải là kết cục cuối cùng. Mặc dù sự bành trướng mang tính đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông giờ đây đã gia tăng đáng kể so với khi Mỹ bắt đầu các chiến dịch FONOP, nhưng vẫn còn thời gian để cứu vãn tình hình trước khi các cộng đồng khu vực và quốc tế hoặc là công nhận về mặt chính trị những thành quả phi nghĩa của Trung Quốc, hoặc là đầu hàng trước quan niệm theo chủ nghĩa châu lục của nước này về chủ quyền đối với hầu hết diện tích Biển Đông. Điều đó đòi hỏi Mỹ phải có một quan điểm mới về
bản chất của mối đe dọa của Bắc Kinh tại khu vực, xem xét lại các nỗ lực hiện tại của mình nhằm nhận thức rõ hơn những tác động về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trong thời gian qua, cũng như tương lai, từ đó áp dụng các bài học lịch sử của chính nước Mỹ vào việc tạo dựng các chiến lược, chiến thuật và những khái niệm tác chiến mới có thể được sử dụng để giành thế chủ động và đạt được mục tiêu hiệu quả hơn trong việc duy trì quyền tự do trên biển và nền pháp trị trên phạm vi quốc tế.
Thực tế cho thấy, chiến lược của Trung Quốc nhằm thúc đẩy các mục tiêu của nước này ở Biển Đông gồm nhiều hướng, với nhiều mức độ xung đột và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, giống như một con bạch tuộc đang tấn công, mà ở đó nó kết hợp nhiều tuyến nỗ lực, diễn ra đồng thời để gây bối rối và áp đảo đối phương trước khi họ có thể đưa ra một phản ứng đối phó chi tiết hay tổng thể. Nhiều người đã chú ý đến những thách thức được đặt ra bởi sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thông qua việc cải tạo các cấu trúc địa hình trên biển do họ chiếm đóng trái phép, và việc nước này mở rộng phạm vi chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực thông qua xây dựng các cơ sở không quân, hải quân và tên lửa trên các cấu trúc đảo nhân tạo mới, cũng như gia tăng sự hiện diện của lực lượng Hải quân Trung Quốc. Tuy nhiên, về cơ bản, thành tố mang tính quyết định và trọng tâm của “trận chiến” đang diễn ra ở Biển Đông hiện nay chưa phải là sử dụng sức mạnh quân sự, mà là cuộc giao tranh giữa hai hệ thống pháp lý loại trừ lẫn nhau, đó là chế độ quản lý bằng luật pháp quốc tế hiện tại và tư tưởng xét lại mang màu sắc chủ nghĩa châu lục của Trung Quốc.
Như đã biết, chế độ quản lý biển hiện hành được điều chỉnh bởi các nguyên tắc về quyền tự do trên biển, đã được hệ thống hóa trong Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế về Luật Biển (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc. Theo các văn bản pháp lý này, các khu vực đang diễn ra tranh chấp ở phía nam Biển Đông chủ yếu được phân chia thành các Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei, với một phần nhỏ của vùng biển quốc tế giữa chúng chạy xuyên qua Vùng nguy hiểm. Đi ngược lại nguyên trạng hợp pháp quốc tế này là tham vọng lãnh thổ mang đậm màu sắc chủ nghĩa xét lại của Bắc Kinh. Với những đòi hỏi về “chủ quyền không thể chối cãi” đối với một vùng biển rộng lớn của Biển Đông nằm trong phạm vi “đường chín khúc” và những nỗ lực nhằm áp đặt luật pháp của họ đối với các tàu thuyền và máy bay đi qua khu vực rộng lớn đó, Bắc Kinh tìm cách phá bỏ nguyên tắc quyền tự do trên biển và nguyên tắc đất liền chi phối biển để áp dụng các nguyên tắc về chủ quyền trên đất liền đối với những vùng biển mà họ thèm muốn. Do đó, Trung Quốc không coi Biển Đông là một khu vực chung toàn cầu, mà coi nó là vùng “lãnh thổ xanh” của họ, một mình khẳng định chủ quyền, không hề đếm xỉa tới chủ quyền và lợi ích hợp pháp của các nước khác trong khu vực.
Trong lĩnh vực luật pháp quốc tế, Trung Quốc đã chọn cách can dự có chọn lọc vào cơ chế được quốc tế công nhận, như phủ nhận vị thế của PCA trong việc đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông; đệ trình những hồ sơ pháp lý nhằm thúc đẩy lập luận của nước này trong các khuôn khổ pháp lý được công nhận nhằm thực hiện ý đồ “độc chiếm” Biển Đông. Trung Quốc là một bên tham gia UNCLOS 1982 và do đó công nhận khái niệm EEZ 200 hải lý cho chính mình, thế nhưng lại không công nhận và liên tục vi phạm EEZ của các nước láng giềng bằng việc nhấn mạnh “quyền lịch sử” đối với khu vực nằm trong “đường chín khúc” không có bằng chứng tin cậy. Về cơ bản, Trung Quốc luôn tìm cách đánh bại cơ chế pháp lý quốc tế hiện hành bằng việc ép buộc các nước khác công nhận trên thực tế thẩm quyền trái pháp luật của họ, sử dụng lực lượng chấp pháp trên biển và lực lượng bán quân sự với quy mô lớn để quấy rối, hăm dọa ngư dân các quốc gia láng giềng đang tiến hành các hoạt động kinh tế ngoài biển khơi hoặc trong các EEZ của riêng họ theo đúng luật pháp quốc tế.
Phía sau những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông vừa qua đã cấu thành một cuộc “nổi dậy” nhằm làm suy yếu tính hợp pháp của cơ chế hiện hành là UNCLOS 1982 bằng cách áp đặt thẩm quyền trái pháp luật đối với các thủy thủ, phi công dân sự, cũng như ngư dân các nước láng giềng đang có tranh chấp biển với họ thông qua những lời đe dọa ngấm ngầm và công khai về việc sử dụng vũ lực. Nếu các nước để Trung Quốc tước đoạt các quyền lợi hợp pháp của họ, dù đó là những hành vi xâm phạm EEZ, hay những hạn chế đối với quyền tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển quốc tế gần với những căn cứ mới được xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông, thì qua thời gian, Bắc Kinh sẽ hợp pháp hóa những hành động tước đoạt đó, kết quả cuối cùng là sự sụp đổ về thẩm quyền của một trật tự đúng đắn, tức luật pháp quốc tế.
Việc Chính phủ Trung Quốc coi hệ thống luật pháp quốc tế dựa trên các quy tắc là một sự áp đặt hà khắc được hình thành trước khi Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chiếm một ghế trên bàn đàm phán ngoại giao quốc tế, kết hợp với những động lực của các chiến thuật mang tính cưỡng ép, buộc các nước khác
phải chấp thuận theo quan điểm của Bắc Kinh về sự cai trị ở Biển Đông, đưa Trung Quốc trở thành một phe “nổi dậy” với quy mô nhà nước chống lại trật tự thế giới tự do dựa trên luật pháp quốc tế.
Trong khi đó, những hoạt động của Mỹ ở Biển Đông trong thời gian qua có vẻ như “đá ném ao bèo”. Một số nhà bình luận của tạp chí trên cho rằng, Mỹ chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quyền tự do hàng hải về quân sự, chứ không phải về dân sự. Sẽ là sai lầm nếu tiếp nhận quan điểm này như một chính sách chính thức, bởi vì chế độ quản lý bằng luật pháp quốc tế sẽ đứng vững hay sụp đổ phụ thuộc vào việc các tàu thuyền dân sự địa phương có tự tin vào khả năng hoạt động hàng ngày của họ ở những vùng biển theo cách thức họ muốn trong khuôn khổ luật pháp quốc tế hay không. Chính vì các tàu thuyền và máy bay dân sự địa phương không có vũ trang, hoạt động trong các khu vực tranh chấp một cách thường xuyên hơn nhiều so với các tàu chiến của Mỹ, nên chính khả năng và sự sẵn sàng của người dân trong việc xem nhẹ hành vi quấy rối và kiềm chế phi pháp của Trung Quốc đối với hoạt động hàng hải sẽ quyết định cuộc tranh đấu giữa hai chế độ pháp lý đang đối đầu nhau.
Các nhà bình luận chỉ rõ: Không thể gọi cách tiếp cận hiện tại của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông, cụ thể là mô hình FONOP hiện nay, là một chiến lược hay một chiến dịch, vì nó chỉ là một loạt hành động rời rạc, định kỳ để khẳng định quyền tự do hàng hải và hàng không quân sự của Mỹ, chứ không hề làm giảm bớt sức ép từ việc Trung Quốc làm xói mòn nền pháp trị trên biển dưới hình thức tước đoạt quyền tự do hàng hải và hàng không dân sự. Việc cử một tàu chiến tới hoạt động trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một cấu trúc địa hình bị tranh chấp trên biển mỗi quý một lần là cách để thông báo về mặt pháp lý việc Mỹ tái khẳng định quyền tự do hàng hải quân sự của mình hay không công nhận một tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với một lãnh thổ cụ thể, nhưng những chuyến “quá cảnh” đó không có hiệu quả trong khuôn khổ rộng lớn hơn, vì chúng chỉ mang tính tạm thời. Quan trọng hơn, chúng không có tác động đáng kể tới hành vi của các thủy thủ và phi công dân sự các nước láng giềng Trung Quốc trong khu vực Biển Đông, những người sẽ một lần nữa phải chịu sự quấy rối của Trung Quốc ngay sau khi tàu Mỹ rời khỏi khu vực. Vì chính dân thường sẽ là những người quyết định chiến thắng cuối cùng trong cuộc chiến giữa các chế độ pháp lý, nên các chuyến FONOP của Mỹ không thực sự công kích chiến lược của Trung Quốc là đe dọa để có được quyền kiểm soát đối với Biển Đông. Kết quả là, các FONOP của Mỹ được tiến hành như hiện nay thiếu sức bền bỉ, không tạo ra được mối đe dọa mang tính chiến lược nào đối với Trung Quốc.
Giới chuyên gia quân sự Mỹ đánh giá, các sân bay của Trung Quốc được xây dựng trên các bãi đá được gia cố sẽ là những mục tiêu tương đối sơ hở trong một cuộc giao tranh toàn lực. Nhưng dù giá trị tác chiến của chúng là gì trong một tình huống bất ngờ với cường độ cao, thì trong các kịch bản chưa đến mức chiến tranh, những công trình này và những vũ khí tinh vi được bố trí trên đó vẫn có sức ảnh hưởng đáng kể nhất. Trong môi trường chưa đến mức phải sử dụng vũ lực, chúng có thể đe dọa các thủy thủ và phi công dân sự không có vũ trang của các nước trong khu vực để họ không đến quá gần những vùng cốt lõi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền và các trung tâm hậu cần quân sự của nước này ở các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chừng nào cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc còn diễn ra dưới ngưỡng một cuộc chiến tranh công khai, thì chừng đó mối đe dọa thực sự đối với Mỹ, các đồng minh của nước này và trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc được Mỹ ủng hộ sẽ không đến từ việc Trung Quốc mở rộng sự hiện diện trên biển và mạng lưới chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập khu vực của nước này, mà đến từ cuộc “nổi dậy” trên biển, trong đó Trung Quốc tìm cách phát triển những điều kiện nhằm lật đổ hệ thống thẩm quyền hiện tại và áp đặt các quy tắc, luật lệ của riêng họ đối với bất cứ ai đi qua các vùng biển và vùng trời mà nước này thèm muốn.
Theo đó, để cạnh tranh với Bắc Kinh nhằm giành quyền kiểm soát trên thực tế và có khả năng kiểm soát hợp pháp trong tương lai, các nhà bình luận cho rằng, Washington phải tư duy và hành động như một lực lượng chống “nổi dậy” ở Biển Đông, sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để chống lại cuộc “nổi dậy” của Trung Quốc thông qua việc bảo vệ sự hiện diện thường xuyên và liên tục hơn của các tàu thuyền và máy bay dân sự của các nước trong khu vực. Nếu Mỹ bảo vệ thành công các tàu thuyền đó khỏi sự can thiệp của Trung Quốc trong hoạt động của họ ở những khu vực trên Biển Đông, vốn nằm trong phạm vi của luật pháp quốc tế, và nếu Mỹ có thể hợp thức hóa thành công các hoạt động như vậy nhằm tạo ra một nguyên trạng mới, thì Trung Quốc sẽ buộc phải tôn trọng quyền tự do hàng hải dân sự và những nỗ lực của Bắc Kinh để có được chủ quyền “hợp pháp” theo kiểu trên đất liền đối với Biển Đông sẽ phải dừng lại.
Một chiến dịch chống “nổi dậy” trên biển như vậy sẽ không làm thay đổi toàn bộ cán cân quân sự ở Biển Đông, bởi vì thách thức mà các lực lượng thực hiện việc chống “nổi dậy” phải đối mặt sẽ là việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và luật pháp quốc tế từ lập trường yếu thế hơn về quân sự. Ban đầu, điều
này dường như trái với lẽ thường, nhưng chừng nào Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng nổ súng để xua đuổi các lực lượng hộ tống của Mỹ và do đó chấp nhận nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mang tính phá hoại cao chỉ để quấy rối một nhóm tàu dân sự dưới sự bảo vệ của Mỹ, thì chừng đó sự mất cân bằng cục bộ giữa các lực lượng tinh nhuệ tham chiến nhìn chung là không gây ảnh hưởng gì.
Xem xét những phân tích, đánh giá mà The National Interest nêu ra như trên, liên hệ với chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và mở rộng” mà Mỹ đang thực hiện ở khu vực, có thể nhận định: Chiến lược của Mỹ thành công hay thất bại, phụ thuộc rất nhiều vào việc Mỹ và các đồng minh của họ có tiến hành chống “nổi dậy” trên Biển Đông hay không. Nếu tiến hành, đương nhiên công cuộc này sẽ đòi hỏi một tiến trình lên kế hoạch liên ngành, linh hoạt, có sự cố kết, phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan; khả năng kết hợp các phương tiện kinh tế, chính trị, ngoại giao và quân sự nhằm chuẩn bị cho các phản ứng khác nhau có thể có; và trên hết là hướng tới mục tiêu buộc Trung Quốc trở lại quỹ đạo bình thường như các nước khác, chấp nhận quyền tự do trên biển vốn đã làm lợi rất nhiều cho nước này trong 7 thập kỷ qua và tránh các hành động mang tính đe dọa đối với các nước. Công cuộc này có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỷ, song vì sự cần thiết duy trì trật tự quốc tế dựa trên các nguyên tắc được cả thế giới thừa nhận, xem ra nó nên được ủng hộ.
http://biendong.net/bi-n-nong/33809-my-co-nen-ra-tay-chong-lai-cuoc-noi-day-cua-tq-o-bien-dong.html

Giới chiến lược Mỹ: Washington nên làm gì

để đẩy lùi những khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông?

Những năm qua, Trung Quốc ngang nhiên thi thố nhiều thủ đoạn bất chấp luật pháp quốc tế ở Biển Đông, từ việc xây dựng căn cứ quân sự trái phép trên các đảo, đá cho đến việc đưa ra các yêu sách chủ quyền phi lý theo “đường chín khúc” ngụy tạo. Cung cách hành xử ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông còn bao gồm cả việc đe dọa các nước láng giềng và thực hiện các hành động quấy rối nguy hiểm, phi đạo đức đối với tàu thuyền hoạt động trong vùng biển quốc tế. Sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông không chỉ đe dọa các lợi ích cốt lõi về kinh tế, an ninh của Mỹ, các đối tác và cộng đồng quốc tế, mà sâu xa hơn là họ còn muốn đẩy Mỹ và đồng minh ra xa Trung Hoa đại lục.
Giới chuyên gia, học giả nghiên cứu nhiều nước nhận định, chỉ có Mỹ mới có thể đẩy lùi được mọi hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Song, những nỗ lực của Mỹ vừa qua không thấm vào đâu, chưa khiến Trung Quốc phải “chùn tay”, thậm chí còn lấn tới. Nếu Mỹ cùng đồng minh và đối tác không có phản ứng kịp thời, toàn diện thì Trung Quốc có thể hành động quyết liệt hơn. Giới chiến lược Mỹ hỏi nhau, Washington nên làm gì để chống lại những khiêu khích của Bắc Kinh ở Biển Đông?
Trước khi nghe họ tìm lời giải cho câu hỏi này, hãy xem Bắc Kinh đã làm gì ở Biển Đông gần đây.
Một thành tố chính trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông liên quan đến việc sử dụng các chiến dịch phi quân sự mà theo Ủy ban chiến lược quốc phòng thuộc Quốc hội Mỹ chỉ ra là nó diễn ra trong “khoảng không gian giữa chiến tranh và hòa bình” và “bao gồm mọi hình thức, từ sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và cưỡng ép kinh tế, đến thao túng truyền thông, tấn công mạng, hay sử dụng lực lượng bán quân sự và lực lượng ủy nhiệm”. Các chiến dịch phi quân sự nhằm mục đích “phá vỡ hoặc làm suy yếu dần lập trường hoặc quyết tâm của đối thủ mà không kích động phản ứng quân sự”.
Trong các chiến dịch phi quân sự đó, Bắc Kinh thường đưa ra các yêu sách chủ quyền dựa trên cơ sở pháp lý ngụy tạo và hỗ trợ chúng bằng các chiến dịch tuyên truyền. Điển hình là, khi Tòa Trọng tài thường trực quốc tế về Luật Biển (PCA) năm 2016 ra phán quyết bác bỏ những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng Bắc Kinh vẫn trắng trợn khẳng định rằng, họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” ở Biển Đông. Họ còn tìm cách “đe nẹt” các nước láng giềng yếu thế hơn ở ven Biển Đông bằng những hành động có hệ thống hòng bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của các quốc gia này. Họ còn ngang nhiên bồi lấp các cấu trúc địa hình ở Biển Đông rồi nhanh chóng quân sự hóa chúng mặc dù đã cam kết không làm vậy.
Bắc Kinh còn đưa Lực lượng dân quân biển không chính quy của họ tham gia nhiều chiến dịch ở Biển Đông. Đây là lực lượng quân sự trá hình được Trung Quốc sử dụng để quấy rối tàu thuyền của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, đồng thời dùng làm “lá chắn” chống lại hành động của đối phương. Theo đó, dân quân biển “đóng vai trò chính trong các hoạt động cưỡng ép giúp Trung Quốc đạt được các mục tiêu chính trị mà không phải tham chiến”. Trung Quốc có vẻ tự tin khi thực hiện những
hành động này vì cho rằng cán cân sức mạnh quân sự trong khu vực đã nghiêng về phía có lợi cho họ. Giới chuyên gia nghiên cứu của Australia đã chỉ ra, trong hai thập niên qua, Trung Quốc đã củng cố sức mạnh quân sự trên quy mô lớn, trong đó có chương trình hiện đại hóa hải quân đầy tham vọng. Giờ đây, Hải quân Trung Quốc có thể cạnh tranh ngang ngửa với Hải quân Mỹ về quy mô. Mặc dù vẫn kém Mỹ về chất lượng, nhưng Hải quân Trung Quốc tự hào vì có nhiều tàu hơn và năng suất đóng tàu của họ vượt xa Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc còn theo đuổi chiến lược chống tiếp cận/xâm nhập (A2/AD) ở Biển Đông thông qua việc triển khai hệ thống tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhằm đe dọa các lực lượng của Mỹ và đồng minh đang hoạt động ở khu vực này. Tháng 5/2018, Bắc Kinh đã triển khai hệ thống tên lửa hành trình chống hạm và hệ thống phòng không tới ba hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng trái phép ở Biển Đông để mở rộng phạm vi áp dụng chiến lược A2/AD. Năm 2019, nước này đã thực hiện nhiều cuộc tập trận quân sự tại Biển Đông, trong đó có vụ phóng thử tên lửa đạn đạo chống hạm từ một trong những hòn đảo nhân tạo hướng tới mục tiêu trên biển. Trong khi Hải quân Mỹ phải dàn trải trên toàn thế giới để thực hiện các sứ mệnh toàn cầu, thì Hải quân Trung Quốc chủ yếu tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Do đó, Bắc Kinh có thể điều động nhiều tàu hơn trong giai đoạn mở đầu của một cuộc xung đột, lợi thế càng gia tăng khi có sự phối hợp của máy bay chiến đấu, tên lửa chống hạm và cơ sở hạ tầng chỉ huy và kiểm soát ngay tại chiến trường.
Người Mỹ đã nhận ra, những hoạt động kể trên của Trung Quốc đã làm gia tăng ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực, đe dọa các lợi ích của Mỹ và đồng minh tại đây. Chiến lược làm cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Washington có nguy cơ trở thành “thùng rỗng kêu to” nếu họ không có hành động chính sách kịp thời và đồng bộ để ngăn chặn. Vì thế, giới chiến lược Mỹ đã kiến nghị:
Trước hết, về chủ trương, chính sách chung, Mỹ cần nhanh chóng kết hợp nền tảng ngoại giao với sức mạnh quân sự truyền thống, các biện pháp phát triển tài chính và trừng phạt kinh tế để làm chậm lại và cuối cùng là ngăn chặn những bước tiến của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tiếp theo, về biện pháp, cần tập trung vào các vấn đề sau:
Một là, trấn an và tập hợp các đồng minh trong khu vực. Đây là bước quan trọng đầu tiên trong việc đối phó với các hành động gây hấn của Bắc Kinh vì nếu không có sự trấn an từ Mỹ, các nước trong khu vực có thể sẽ rời xa Mỹ và cố gắng đạt được thỏa thuận tốt nhất có thể với một Trung Quốc đầy quyết đoán, giống như trường hợp của Philippines khi Washington không thể hỗ trợ nước này trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough. Do vậy, Mỹ cần xây dựng và củng cố một mạng lưới các đồng minh có thực lực và đoàn kết trong việc chống lại lối hành xử trơ tráo và đôi khi liều lĩnh của Trung Quốc. Washington nên tìm cách biến các cuộc tranh chấp chủ quyền này thành vấn đề đa phương bất cứ khi nào có thể. Bởi xét đến cùng, các hoạt động của Trung Quốc đe dọa sự ổn định của toàn bộ khu vực và của cả cộng đồng quốc tế nói chung. Bất kỳ phản ứng nào đối với những hành động của Trung Quốc cũng cần thể hiện rõ điều đó. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã hành động như vậy trong chuyến thăm Philippines gần đây. Ông đã tuyên bố rằng Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ – Philippines năm 1951 bao gồm cả các nghĩa vụ ở Biển Đông và: “Một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào các lực lượng, máy bay hoặc tàu thuyền dân sự của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ phòng thủ chung giữa hai nước”. Tuy nhiên, những tín hiệu ngoại giao tích cực này phải được hậu thuẫn bằng hành động cụ thể như việc Washington gần đây tăng cường hợp tác với các đồng minh trong việc tiến hành các cuộc tuần tra đa phương ở Biển Đông, tăng quy mô của Hải quân Mỹ và công khai chỉ trích Trung Quốc về hành vi của nước này trong khu vực.
Hai là, trong thời gian tới, Mỹ có thể phối hợp với các đồng minh ngăn chặn Trung Quốc bằng cách đe dọa năng lực tác chiến của nước này bên ngoài “chuỗi đảo thứ nhất”, gồm các đảo nằm dọc bờ biển Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh tìm cách cản trở các nước tiếp cận Biển Đông, thì Mỹ và các đồng minh có thể đáp trả bằng cách chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng, trong trường hợp xảy ra xung đột, Mỹ có thể và sẵn sàng ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương rộng lớn hơn. Nói thẳng ra, Mỹ có thể tìm cách mở rộng phạm vi các cảng, căn cứ và sân bay của các nước đồng minh để hỗ trợ việc luân chuyển và đồn trú các lực lượng quân sự Mỹ ở khu vực. Chẳng hạn, quần đảo Andaman và Nicobar do Ấn Độ kiểm soát có vị trí chiến lược và tiềm năng to lớn vì nằm gần tuyến đường biển “huyết mạch” chạy qua eo biển Malacca, cửa ngõ dẫn vào Biển Đông. Mỹ và Ấn Độ nên khai thác các cơ hội đầu tư chung và Mỹ có thể luân phiên đưa tàu chiến, máy bay đến đồn trú tại các căn cứ của Ấn Độ trên quần đảo này.
Tương tự như ở Australia, Mỹ đã lên kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng quân sự tại đây, tăng số lượng lính thủy đánh bộ đồn trú và tăng cường các cuộc tập trận chung giữa hai nước. Những sáng kiến này cần được cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ hỗ trợ trong tương lai. Tuy nhiên, Mỹ cần tăng cường triển khai lực lượng của mình và các nước đồng minh ở khu vực để hiện diện quân sự chứ không nên coi đây là một địa điểm tập trận tốn kém. Bởi nếu Mỹ cùng các nước đồng minh và đối tác trong khu vực không triển khai và duy trì đủ lực lượng quân sự ở Biển Đông, thì sẽ khó mà buộc Trung Quốc thay đổi “đường đi, nước bước” tại đây.
Ba là, Mỹ và các đối tác phải đầu tư đầy đủ cho quốc phòng. Mỹ cần có kế hoạch đóng tàu nhiều hơn cho hải quân trong năm tài khoá 2020, cho phép lực lượng này triển khai nhiều tàu hơn đến Biển Đông. Thêm vào đó, Lầu Năm Góc cần tiếp tục ưu tiên phát triển các công nghệ và hệ thống có vai trò then chốt đối với ưu thế quân sự của Mỹ và đồng minh ở Biển Đông. Các công nghệ và hệ thống đó bao gồm vũ khí siêu thanh, máy bay ném bom tàng hình, hệ thống phóng tên lửa cơ động trên mặt đất, tên lửa chống hạm tầm xa, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo cải tiến và phương tiện không người lái dưới nước… Các hệ thống này được trang bị phần mềm trí tuệ nhân tạo mũi nhọn và điều hành theo những học thuyết chiến tranh có tính đổi mới.
Việc Mỹ rút khỏi sự ràng buộc của Hiệp ước các Lực lượng hạt nhân tầm trung sẽ cho phép Mỹ có thể tự do sản xuất tên lửa đất đối đất tầm trung có tầm bắn xa nhất tới 5.500km và triển khai chúng đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Biện pháp này đảm bảo năng lực quyết định trong đối phó với lợi thế áp đảo về tên lửa của Trung Quốc ở khu vực. Tháng 8/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tiết lộ, Mỹ đã tính đến kế hoạch trên. Nếu tên lửa của Mỹ có tầm bắn đủ xa, được đặt đúng vị trí, chúng có thể làm tăng khả năng răn đe của Mỹ ở Biển Đông và các khu vực lân cận.
Bốn là, trong ngắn hạn, Mỹ cần tăng cường phối hợp các hoạt động quân sự. Cuộc tập trận Mỹ – Nhật năm 2019 tại Biển Đông với sự tham gia của đội tàu tấn công USS Ronald Reagan và tàu IS Izumo – tàu sân bay lớn nhất của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và các tàu hộ tống, là mô hình cho việc phối hợp các hoạt động như vậy. Các kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu F-35 của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trên một tàu sân bay của Anh vào năm 2021 cũng là bước đi tích cực khác hướng tới việc hợp nhất các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Cần khuyến khích các đồng minh châu Âu phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do ở Biển Đông để họ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực và mở rộng tham gia vào các cuộc tuần tra, tập trận đa phương do Mỹ dẫn dắt.
Năm là, Mỹ cần hợp tác với đồng minh và đối tác triển khai các chiến dịch ngoại giao công khai, mạnh mẽ liên quan đến Biển Đông. Các chiến dịch tuyên truyền đó được thực hiện bất cứ khi nào có thể để làm rõ rằng, những hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông là mối đe dọa đối với nhiều quốc gia. Trên thực tế, Trung Quốc thường lấn tới khi các hành vi đe dọa của họ không bị ai phản đối hoặc chỉ bị một nước phản đối. Điều quan trọng là Mỹ và các đối tác phải cùng nhau lên án hành vi sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc, buộc nước này phải xem xét cẩn trọng trước khi hành động ở Biển Đông.
Sáu là, Mỹ cần phải sử dụng các công cụ kinh tế để thể hiện sức mạnh quốc gia. Chính quyền Mỹ nên ưu tiên đầu tư cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thông qua Tập đoàn Tài chính phát triển quốc tế Mỹ (IDFC). Mặc dù số vốn hiện có của IDFC chỉ bằng một phần so với hàng trăm tỷ USD Trung Quốc bỏ ra cho sáng kiến “Vành đai và Con đường”, nhưng IDFC vẫn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự hỗ trợ của Mỹ đối với khu vực. Đặc biệt, các sáng kiến định hướng thị trường của nước này, nhất là tính minh bạch, bền vững và khả năng chống tham nhũng. Nó tương phản rõ rệt so với cách tiếp cận theo chủ nghĩa “thực dân mới” của Trung Quốc, vốn tập trung vào khai thác tài nguyên và dùng bẫy nợ làm công cụ kiểm soát, nên sẽ có sức hấp dẫn đối với các nước trong khu vực.
Nhìn từ khía cạnh phát triển, các nước đối tác trong khu vực không muốn ở vào thế phải “chọn phe” trong cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung. Tuy nhiên, nếu Mỹ tìm kiếm các đối tác độc lập và thịnh vượng, còn Trung Quốc tìm kiếm các chư hầu phụ thuộc và mắc nợ để khai thác thì những đối tác này sẽ lựa chọn. Dựa vào Mỹ, họ sẽ làm giảm khả năng của Trung Quốc trong việc sử dụng các khoản nợ để cưỡng ép, kiểm soát hoặc đe dọa các quốc gia trong khu vực Biển Đông. Vì thế, Washington nên ưu tiên đầu tư các nguồn lực của IDFC cho Biển Đông. Điều này sẽ góp phần ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc nhằm hiện diện và thiết lập các cơ sở hạ tầng mang tính sống còn ở Biển Đông thông qua các biện pháp cưỡng ép tài chính. Washington cũng cần xem xét việc bán các thiết bị quân sự cho nước ngoài, thậm chí có thể là cả các chương trình viện trợ quân sự nước ngoài. Mỹ nên tích cực khuyến khích và cho phép các đối tác trong khu vực mua thiết bị quân sự của Mỹ. Như vậy sẽ làm gia tăng năng lực của quân đội các nước đối tác, làm giảm gánh nặng cho Quân đội Mỹ và tăng cường khả năng răn đe đối với Trung Quốc.
Bảy là, Bộ Tài chính Mỹ có thể tham gia vào việc ngăn chặn những hành động phi quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) là cơ quan có ảnh hưởng lớn của Bộ Tài chính Mỹ, từng được sử dụng để chống lại một loạt đối thủ của Mỹ, từ Iran đến Venezuela. Nếu OAFC “nhúng tay” vào Biển Đông thì chính sách trừng phạt của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phải chịu tổn thất kinh tế vì hành vi sai trái của mình. Đối tượng đầu tiên OAFC có thể hướng đến là Lực lượng dân quân biển của Trung Quốc. Lực lượng này đã tăng cường hạm đội của mình bằng cách thuê tàu đánh cá thông qua sự phối hợp giữa các cá nhân, công ty tư nhân và các thực thể nhà nước và hiện Bắc Kinh hầu như không có lý do gì để hạn chế sử dụng dân quân biển. Nếu Mỹ tiến hành một chiến dịch trừng phạt, những người ra quyết định ở Bắc Kinh sẽ hành động thận trọng hơn.
Mỹ là một quốc gia rất chú trọng hoạt động thương mại và hàng hải. Sự thịnh vượng và cuộc sống của người Mỹ phụ thuộc vào hoạt động thông suốt của các đoàn tàu thương mại và các sản phẩm mà chúng vận chuyển. Chiến lược an ninh quốc gia Mỹ năm 2017 đã thừa nhận, những hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đang gây nguy hiểm cho sự thông thương đó. Tuy nhiên, chiến lược sẽ vô nghĩa nếu chúng không được hiện thực hóa. Washington cần phải có những hành động cụ thể nhằm buộc Bắc Kinh phải trả giá khi hành động ở Biển Đông. Xem ra, những kiến nghị của giới chiến lược Mỹ không phải là không có lý.
http://biendong.net/bien-dong/33808-gioi-chien-luoc-my-washington-nen-lam-gi-de-day-lui-nhung-khieu-khich-cua-bac-kinh-o-bien-dong.html

Virus corona: Trump gia hạn

khoảng cách xã hội cho đến ít nhất ngày 30/4

Tổng thống Donald Trump nói rằng quy tắc về virus corona như cách ly xã hội sẽ được kéo dài trên khắp nước Mỹ ít nhất là đến 30/4.
Trước đây ông Trump đã gợi ý rằng những quy định này có thể được thư giãn ngay từ lễ Phục sinh, rơi vào giữa tháng Tư.
“Đỉnh dịch với tỷ lệ tử vong cao nhất có khả năng sẽ xảy ra trong hai tuần nữa”, ông Trump nói, có vẻ như nhắc đến một tài liệu tham khảo về tỷ lệ lây nhiễm cao nhất mà nhiều người lo ngại sẽ khiến các bệnh viện bị quá tải.
Cố vấn y tế Nhà Trắng, Tiến sĩ Anthony Fauci trước đó đã cảnh báo rằng loại virus này có thể giết chết tới 200.000 người Mỹ.
Tiến sĩ Fauci nói rằng “hoàn toàn có thể hiểu được” rằng hàng triệu người Mỹ cuối cùng có thể bị nhiễm bệnh.
Mỹ hiện có 142.070 trường hợp xác nhận dương tính với Covid-19.
Tính đến tối Chủ nhật, đã có 2.493 ca tử vong được ghi nhận ở Mỹ do Covid-19 gây ra, theo số liệu được đối chiếu bởi Đại học Johns Hopkins.
Virus corona: New York cảnh báo sẽ thiếu hụt y tế nghiêm trọng trong vòng 10 ngày
Trump rút ý định ‘phong tỏa’ tiểu bang New York
Vào tuần trước, Mỹ đã vượt mặt cả Trung Quốc và Ý về số trường hợp được xác nhận dương tính với virus.
Trump nói gì?
Phát biểu trong cuộc họp báo mới nhất của Đội đặc nhiệm virus corona tại Nhà Trắng vào Chủ nhật, Tổng thống nói rằng các biện pháp như cách ly xã hội là “cách giành chiến thắng”, đồng thời nói rằng Mỹ “sẽ làm tốt trên giai đoạn hồi phục” vào tháng Sáu
Cho rằng “đỉnh điểm” của tỷ lệ tử vong ở Mỹ có khả năng sẽ xảy ra trong hai tuần nữa, ông Trump nói rằng “không có gì tồi tệ hơn khi tuyên bố chiến thắng trước khi chiến thắng thực sự – đó sẽ là mất mát lớn nhất trong tất cả”.
Các nhà phân tích cho rằng khi ông Trump đề cập đến đỉnh điểm trong “tỷ lệ tử vong”, có lẽ ông ý ông nói là tổng số ca nhiễm virus được xác nhận.
Ông nói rằng quyết định kéo dài việc cách ly xã hội được đưa ra sau khi ông nghe rằng “2,2 triệu người có thể đã tử vong nếu chúng ta không áp dụng tất cả những điều này”, ông nói thêm là nếu có thể giới hạn số người chết xuống dưới 100,000, là ”cùng nhau chúng ta đã tạo được thành quả tốt.”
He said the decision to extend social distancing was made after he heard that “2.2 million people could have died if we didn’t go through with all of this”, adding that if the death toll could be restricted to less than 100,000 “we all together have done a very good job”.
Con số 2.2 triệu mà ông đang đề cập đến đã xuất hiện trong một báo cáo về tác động của virus corona do Imperial College London công bố vào ngày 16/3.
Ông Trump trước đây đã nói rằng Lễ Phục sinh – cuối tuần của ngày 12/4 – sẽ là “thời gian đẹp” để có thể mở lại ít nhất một số khu vực. Vào Chủ nhật, ông nói rằng việc dở bỏ những hạn chế trong lễ Phục sinh “chỉ là một khát vọng”.
“Tôi ước chúng ta có thể trở lại cuộc sống cũ … nhưng chúng ta đang làm việc rất chăm chỉ, đó là tất cả những gì tôi biết. Tôi thấy mọi việc, tôi thấy những con số, chúng không quan trọng với tôi. Điều quan trọng với tôi là chúng ta thắng dịch này càng sớm càng tốt, “ông nói.
Tổng thống cũng nói về đáp ứng y tế vào hôm Chủ Nhật. Ông nói rằng “xét nghiệm nhanh” đã được phê duyệt để có thể có kết quả Covid-19 trong vòng năm phút. Các bác sĩ, y tá và nhân viên y tế khác sẽ được xét nghiệm.
Trong khi đó, một loại thuốc chống virus – hydroxychloroquine – đang được sử dụng cho 1.100 bệnh nhân ở New York.
“Chúng ta hãy chờ xem nó hoạt động như thế nào, chúng ta có thể đạt được một số kết quả đáng kinh ngạc”, ông nói.
Ông Trump nói rằng các chuyên gia cũng đang xem xét việc truyền máu để điều trị cho người bệnh, sử dụng máu từ những người đã hồi phục.
Việc thiếu hụt thiết bị thì sao?
Trước đó hôm Chủ nhật, ông Trump đã cáo buộc các bệnh viện ở một số bang “tích trữ” máy thở, khẩu trang và các vật tư y tế quan trọng khác.
“Chúng ta có một vấn đề với việc tích trữ … bao gồm cả máy thở. Các bệnh viện cần phải giải phóng chúng – trong trường hợp họ sở hữu quá nhiều, họ phải giải phóng vật tư và thiết bị y tế”, ông nói.
Các bệnh viện “không thể giữ [máy thở] nếu họ nghĩ rằng sẽ có vấn đề trong vài tuần nữa”, ông nói, cho rằng một số người đã “tích trữ”.
Virus corona: Chuyện gì đang xảy ra ở Anh Quốc?
Nước Anh chờ dịch lên đỉnh với ba lãnh đạo chống virus corona cùng dương tính
Máy thở là mối quan tâm lớn của các chuyên gia y tế vì nhu cầu gia tăng cùng với mức độ lây lan của virus. Một số tiểu bang đã cảnh báo họ sẽ sớm không đủ máy thở để điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Loại virus corona mới này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho đường hô hấp khi nó tấn công phổi và máy thở giúp bệnh nhân duy trì việc thở.
Tổng thống Trump đã yêu cầu nhà sản xuất xe hơi General Motors tại Detroit sản xuất thêm máy móc y tế để đáp ứng nhu cầu.
Trong một diễn biến riêng biệt, một thiết bị hỗ trợ thở mới đã được tạo ra có thể giúp bệnh nhân virus corona không phải vào phòng cấp cứu. Thiết bị được chế tạo bởi đội đua Mercedes Formula One, hợp tác với các kỹ sư từ Đại học College London.
Tình hình virus corona ở ​​nơi khác?
Hơn 30.000 người trên toàn cầu đã tử vong vì virus corona mới này.
Một số diễn tiến mới nhất trên toàn cầu:
Tây Ban Nha ghi nhận một kỷ lục mới về số người chết, có 838 ca tử vong vào Chủ nhật. Những hạn chế mới cũng có hiệu lực ở nước này, có nghĩa là tất cả những người lao động không cấp bách nên ở nhà trong 11 ngày tới.
Ở Anh, có thêm 209 người được xác nhận đã tử vong trong 24 giờ, nâng số người chết lên 1.228. Thủ tướng Boris Johnson cảnh báo rằng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi hồi phục.
Úc thắt chặt các hạn chế về di chuyển. Các cuộc tụ họp công cộng bây giờ chỉ giới hạn ở hai người. Sân chơi, phòng tập thể dục ngoài trời và công viên sẽ đóng cửa từ thứ Hai.
Ý ghi nhận thêm 756 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 10.779. Đây là một sự sụt giảm nhẹ trong số người tử vong hàng ngày được ghi nhận.
Pháp đã có 292 trường hợp tử vong mới, nâng tổng số lên 2.606. Các đoàn tàu chuyên biệt đã bắt đầu vận chuyển bệnh nhân từ các khu vực chịu thiệt hại nặng nhất ở phía đông đất nước đến các bệnh viện ở phía nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-52087946

TT Trump rút kế hoạch

mở cửa lại nền kinh tế vào giữa tháng 4

Tổng thống Donald Trump hôm 29/3 gia hạn thêm lệnh ‘ở trong nhà’ cho đến hết tháng 4, và từ bỏ kế hoạch bị nhiều chỉ trích về việc đưa nền kinh tế vận hành trở lại vào giữa tháng 4 sau khi một cố vấn hàng đầu về y tế cảnh báo rằng sẽ có hơn 100.000 người Mỹ có thể chết vì sự bùng phát dịch bệnh virus corona.
Quyết định đảo ngược của ông Trump, mà ông nói sẽ tiết lộ thêm chi tiết vào ngày 1/4, được đưa ra trong lúc số lượng người chết ở Mỹ vì căn bệnh viêm đường hô hấp cấp lên đến 2.460. Theo thống kê của Reuters, Mỹ đã có hơn 141.000 trường hợp nhiễm virus corona, cao hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
“Đỉnh điểm, (tức) điểm cao nhất của tỷ lệ tử vong, có khả năng sẽ xảy ra sau hai tuần nữa,” ông Trump nói tại một cuộc họp báo cập nhật về tình hình virus corona tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng, với sự có mặt của các cố vấn hàng đầu và lãnh đạo doanh nghiệp. “Không có gì tồi tệ hơn khi tuyên bố chiến thắng trước cả khi giành thắng lợi,” ông nói.
Ông nói với người dân Mỹ: “Bạn tuân thủ tốt ngày nào thì cơn ác mộng này sẽ chóng kết thúc ngày đấy.”
Trước đó cùng ngày, bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, nói với CNN rằng đại dịch này có thể sẽ giết chết khoảng 100.000 đến 200.000 người ở Mỹ nếu nỗ lực giảm nhẹ không thành công.
Kể từ năm 2010, bệnh cúm đã giết chết 12.000 đến 61.000 người Mỹ mỗi năm, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC). Đại dịch cúm năm 1918-1919 đã giết chết 675.000 người tại Mỹ, vẫn theo CDC.
Bác sĩ Fauci làm dịu đi những dự đoán tàn khốc của mình tại cuộc họp báo ở Vườn Hồng, khi ông nói rằng các dự báo đó dựa trên các mô hình được đưa ra để cho thấy tình huống xấu nhất nếu người Mỹ không tuân theo các chỉ thị ‘ở trong nhà.’
“Chúng tôi cảm thấy nỗ lực giảm thiểu mà chúng tôi đang tiến hành hiện đang có hiệu quả,” chuyên gia hàng đầu của Mỹ về các bệnh truyền nhiễm nói. “Quyết định kéo dài quá trình giảm thiểu này cho đến cuối tháng 4 là một quyết định sáng suốt và khôn ngoan.”
Đề xuất bất ngờ của ông Trump rằng ông có thể ra lệnh mở cửa lại nền kinh tế vào dịp lễ Phục sinh đã nhận được sự chỉ trích gay gắt và tức thì từ các thống đốc bang tại các tiểu bang vẫn đang vật lộn với số lượng bệnh nhân ngày càng tăng và hệ thống y tế ngày càng mỏng.
Các thống đốc của ít nhất 21 tiểu bang, đại diện cho hơn một nửa của tổng số 330 triệu người dân Mỹ, đã đóng cửa “các cơ sở kinh doanh không thiết yếu” và bảo người dân ở trong nhà.
Khi được hỏi trong cuộc họp báo, liệu ý tưởng về việc dỡ bỏ lệnh cấm vào giữa tháng 4 có phải là một sai lầm hay không, ông Trump nói đó “chỉ là một mong muốn” và rằng ông giờ đây tin tưởng rằng nước Mỹ có thể sẽ trên đường phục hồi kinh tế vào ngày 1/6.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-rut-ke-hoach-mo-cua-lai-nen-kinh-te-vao-giua-thang-4/5351908.html

Thượng nghị sĩ Mỹ:

Chính phủ Trung Quốc ‘vẫn nói dối’ về virus Vũ Hán

Thiện Lan
Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Sunday Morning Futures của hãng Fox News vào ngày 29/3, Thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton nói rằng chính phủ Trung Quốc giờ đây vẫn đang nói dối về virus Vũ Hán, sau khi trì hoãn công bố thông tin về dịch bệnh khiến cho nó trở thành đại dịch toàn cầu.
“Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang nói dối”, ông Cotton nói với chương trình Sunday Morning Futures của hãng Fox News, và nói rằng vào tháng 1, ông đã cảm thấy virus này có thể gây ra một đại dịch cho toàn cầu vì cách xử lý của chính phủ Trung Quốc, khi ngay từ ban đầu họ đã hạ thấp mức độ
nghiêm trọng của dịch bệnh, mặc dù đã cách ly hàng chục triệu người, và bây giờ họ vẫn tiếp tục đưa ra những tuyên bố sai sự thật.
“Chẳng hạn, Trung Quốc nói rằng họ không có thêm ca nhiễm mới, không có thêm ca tử vong mới, nhưng họ mới đóng cửa tất cả các rạp chiếu phim trên toàn quốc chỉ vài ngày sau khi mở chúng”, ông nói.
“Họ nói rằng họ chỉ có khoảng 2.500 ca tử vong, nhưng một nhà xác đã đặt hàng hơn 5.000 chiếc bình đựng tro cốt. Cô có thể nhìn vào những sự thật cơ bản này để biết rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay vẫn nói dối, giống như họ đã làm trong tháng 12 và tháng 1, và đó là lý do tại sao một vấn đề chỉ xảy ra ở địa phương là Vũ Hán lại biến thành đại dịch toàn cầu”, ông nói với người dẫn chương trình.
Trước đó, vào tháng 2, ông Cotton đã nói về một phòng thí nghiệm siêu an toàn sinh học cấp 4 chuyên nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm trên người ở Vũ Hán, Trung Quốc, cộng với việc Trung Quốc từ chối sự giúp đỡ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và trục xuất các phóng viên của tờ Tạp chí phố Wall (Wall Street Journal), tờ New York Times và tờ Washington Post, Cotton nói rằng có bằng chứng cho thấy Trung Quốc “đang cố gắng che đậy câu chuyện lớn nhất thế giới”.
“Đối với những gì đã xảy ra trong phòng thí nghiệm cấp 4 an toàn sinh học, siêu phòng thí nghiệm đó ở Vũ Hán, chúng tôi vẫn không biết rõ, vì Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối lời đề nghị đến kiểm tra nó”, ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Cotton cũng nói về việc Hoa Kỳ đã phụ thuộc vào Trung Quốc như thế nào trong việc sản xuất thuốc kháng sinh và dược phẩm, đó là lý do tại sao ông đang thúc đẩy dự luật để giảm sự phụ thuộc này bằng cách khuyến khích sản xuất tại Hoa Kỳ và chính phủ liên bang mua sản phẩm do Mỹ sản xuất.
Cuối cùng, ông Cotton nói Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ “khi họ mất đi những thứ như năng lực sản xuất mà chúng tôi đã thuê họ làm hoặc khi các chính phủ dân chủ khác trên thế giới đáp ứng yêu cầu từ người dân của họ, khi người dân biết rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về virus này”.
Theo Fox News
Thiện Lan dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/thuong-nghi-si-my-chinh-phu-trung-quoc-van-noi-doi-ve-virus-vu-han.html

Luật sư Mỹ cáo buộc virus corona là vũ khí sinh học,

kiện chính quyền Trung Quốc 20 nghìn tỷ USD

Ngọc Mai
Một luật sư người Mỹ cùng nhóm vận động đã đệ đơn kiện chính quyền Trung Quốc với số tiền lên tới 20 nghìn tỷ USD. Họ cáo buộc virus Vũ Hán là một loại vũ khí sinh học.
Luật sư người Mỹ Larry Klayman và nhóm vận động Freedom Watch cùng với công ty Buzz Photos (ở Texas) đã đệ đơn kiện chính phủ Trung Quốc, quân đội Trung Quốc, Viện virus học Vũ Hán, Viện trưởng Viện Virus học Vũ Hán Shi Zhengli và Thiếu tướng Chen Wei của quân đội Trung Quốc.
Các nguyên đơn đã yêu cầu bồi thường 20 nghìn tỷ đô la, con số này lớn hơn GDP của Trung Quốc. Họ tuyên bố virus Vũ Hán là kết quả của vũ khí sinh học do chính quyền Trung Quốc chuẩn bị.
Nhóm cho rằng virus đã thoát ra từ Viện Virus học Vũ Hán. Các nguyên đơn tuyên bố virus Vũ Hán được Trung Quốc “thiết kế” để tiêu diệt số đông dân chúng. Nội dung đơn kiện đề cập, vũ khí sinh học đã bị cấm vào năm 1925 và do đó đây là vũ khí hủy diệt hàng loạt liên quan đến khủng bố.
Nhóm của luật sư Larry cũng trích dẫn nhiều báo cáo trên các phương tiện truyền thông chỉ ra, có duy nhất một phòng thí nghiệm vi sinh ở Trung Quốc đặt tại Vũ Hán, chuyên xử lý các loại siêu virus như virus Vũ Hán. Các nguyên đơn cáo buộc, chính quyền Trung Quốc đã che đậy sự thật về chủng virus này bằng cách viện cớ đến các vấn đề an ninh quốc gia.
Ông Larry và nhóm cộng sự buộc tội chính quyền đảng cộng sản Trung Quốc “bịt mồm” những bác sĩ và nhà nghiên cứu Trung Quốc, những người đã lên tiếng về virus Vũ Hán và “gióng lên hồi chuông cảnh báo” ra thế giới.
Đơn kiện có đoạn: “Nó (virus Vũ Hán) được thiết kể để chống lại người dân phổ thông của một hoặc các quốc gia mà Trung Quốc coi là kẻ thù, như nước Mỹ”.
Các nguyên đơn Mỹ cũng yêu cầu xét xử bồi thẩm đoàn đối với các bị cáo Trung Quốc.
Ông Larry Klayman là luật sư hoạt động cánh hữu người Mỹ và cựu công tố viên của Bộ Tư pháp Mỹ. Ông là người sáng lập của các nhóm theo dõi Judicial Watch và Freedom Watch.
Theo Business Today
Ngọc Mai dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/luat-su-my-cao-buoc-corona-la-virus-sinh-hoc-kien-chinh-quyen-trung-quoc-20-nghin-ty-usd.html

Tổng thống Trump tuyên bố New York, New Jersey

và Connecticut không cần cách ly, nhưng chỉ thị

CDC ban hành khuyến cáo du lịch đến những nơi này

Theo đài KTLA, tổng thống Trump đã không quyết định cách ly các ổ dịch coronavirus ở New York, New Jersey và Connecticut. Thay vào đó vào tối thứ bảy (ngày 28 tháng 3), tổng thống chỉ thị cơ quan Phòng Chống Dịch Bệnh CDC ban hành khuyến cáo du lịch nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch. Phó Tổng Thống Mike Pence đăng tải trên Twitter rằng cơ quan CDC đang kêu gọi cư dân của 3 tiểu bang này hạn chế việc đi lại không cần thiết trong 14 ngày tới.
Theo KTLA, lệnh cách ly các ổ dịch được nhiều thống đốc ủng hộ, bao gồm Thống Đốc Florida Ron DeSantis. Tuy nhiên, việc này lại nhận được sự chỉ trích nhanh chóng từ các nhà lãnh đạo của các tiểu bang nói trên, lập luận rằng lệnh cách ly sẽ gây hoảng loạn cho dân chúng. Theo thông báo từ Tổng Thống Trump, ông quyết định không đưa ra lệnh cách ly sau khi tham khảo ý kiến với lực lượng đối phó dịch bệnh của Tòa Bạch Ốc và thống đốc ba tiểu bang nói trên. Thống đốc New York Andrew Cuomo từng nhận định việc cách ly các tiểu bang sẽ đồng nghĩa với “một lời tuyên chiến liên bang,” và nói rằng hành động này là bất hợp pháp cũng như sẽ gây ra ảnh hưởng thảm khốc cho nền kinh tế, nhất là New York là trung tâm tài chính của toàn quốc.
Chính phủ liên bang được trao quyền để thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm giữa các tiểu bang, nhưng không rõ điều này có đồng nghĩa với việc Tổng Thống Trump có thể cấm mọi người rời khỏi tiểu bang của họ hay không. Quyền này vẫn chưa tùng được áp dụng trong thời kỳ hiện đại – và trong những trường hợp hiếm hoi khi các tiểu bang vi phạm lệnh cách ly, tòa án thường ủng hộ quyết định của các viên chức y tế cộng đồng.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-tuyen-bo-new-york-new-jersey-va-connecticut-khong-can-cach-ly-nhung-chi-thi-cdc-ban-hanh-khuyen-cao-du-lich-den-nhung-noi-nay/

TT Trump thấy

nhiều ‘túi đựng xác’ nạn nhân COVID-19 ở New York

Tổng thống Donald Trump mô tả cảnh tượng Bệnh viện Elmhurst ở Queens, khu vực nơi ông sinh ra và lớn lên, ở New York thông qua những hình ảnh được ghi nhận trên truyền thông về những “túi đựng tử thi” trong các xe tải và ông nói rằng ông “chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ thứ gì như vậy.”
Những hình ảnh ám ảnh đó dường như đã làm tổng thống lo lắng, theo kênh ABC.
“Tôi đã thấy nó trong tuần qua trên truyền hình,” ông Trump nói hôm 29/3. “Những túi đựng tử thi ở khắp nơi, trên cả các hành lang. Tôi thấy họ mang chúng lên các xe tải – xe tải đông lạnh, đó là những xe tải đông lạnh vì họ không thể xử lý tất cả các tử thi bởi có quá nhiều. Đó là những cảnh tượng ngay chính tại khu nhà tôi ở Queens, New York.” Ông Trump nói: “Tôi đã thấy những điều mà tôi chưa từng bao giờ thấy trước đây.”
Dù ông Trump đề cập tới “túi đựng xác chết” ở hành lang Bệnh viện Elmhurst, kênh CNN nói không thấy bằng chứng về điều này.
Đã có 13 bệnh nhân tử vong vì virus corona tại bệnh viện này chỉ trong một ngày vào tuần trước, theo kênh ABC.
Tổng thống Trump nói thêm: “Khi tôi thấy những chiếc xe tải đến để đưa các xác chết đi – Ý tôi là những chiếc xe tải xếp hàng dài như vườn hồng (trong Nhà Trắng) và chúng đến để đưa xác đi và bạn nhìn vào bên trong và thấy những chiếc túi đựng xác màu đen? (Bạn thắc mắc) có gì trong đó? Đó là ở bệnh viện Elmhurst. Chắc phải là đồ tiếp viện. (Nhưng) đó không phải là đồ tiếp viện. Đó là những con người (bên trong các túi đó).”
Tổng thống Trump cũng chia sẻ câu chuyện về một người bạn của ông đã được nhập viện vì nhiễm virus corona và một ngày sau đó rơi vào hôn mê.
“Tôi có một người bạn đã nhập viện. Ông ấy hơn tuổi tôi và ông ấy hơi nặng nề, nhưng ông ấy là một người cứng rắn. Ông ấy nhập viện này. Một ngày sau đó ông ấy hôn mê. Tôi hỏi tình hình ông ấy thế nào? Thưa ông, ông ấy đang hôn mê, ông ấy bất tỉnh. Tình hình ông ấy không được tốt. Tốc độ phá huỷ của virus rất khủng khiếp, đặc biệt nếu vào đúng người. Thật kinh khủng “, ông Trump nói.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-thay-nhieu-tui-dung-xac-nan-nhan-covid-19-o-new-york/5351666.html

‘Hàng triệu người Mỹ’

có thể nhiễm virus Corona,  tử vong ‘lên tới 200 nghìn’

Một chuyên gia hàng đầu của chính phủ Mỹ về bệnh truyền nhiễm hôm 29/3 cảnh báo rằng con số tử vong vì virus Corona ở Hoa Kỳ có thể tăng lên tới 200 nghìn người và hàng triệu ca lây nhiễm, theo Reuters.
Lời cảnh báo của bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và dị ứng, được đưa ra trong bối cảnh New York, New Orleans và các thành phố lớn khác kêu gọi thêm các thiết bị y tế.
Ông Fauci nói với kênh CNN rằng dịch COVID-19 có thể khiến từ 100 tới 200 nghìn người tử vong ở Mỹ và hàng triệu ca nhiễm.
XEM THÊM:
Mỹ: Ca nhiễm Corona tăng vọt, TT Trump điều ‘bệnh viện nổi’ tới điểm nóng
Theo Reuters, kể từ năm 2010, dịch cúm ở Mỹ làm 12 nghìn tới 61 nghìn người tử vong mỗi năm. Đại dịch cúm năm 1918-19 đã làm 675 nghìn người chết.
Tính tới ngày 29/3, con số người tử vong vì COVID-19 ở Mỹ là 2.300 người, tăng hơn gấp đôi so với hai ngày trước đó.
Con số người nhiễm virus ở Hoa Kỳ là hơn 130 nghìn người.
XEM THÊM:
Mỹ khuyến cáo cư dân ba bang không đi lại trong nội địa
Theo Reuters, thành phố New York sẽ cần thêm hàng trăm máy thở trong những ngày tới, cũng như cần thêm khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế và các vật dụng y tế khác.
Trong khi đó, tới ngày 4/4, New Orleans sẽ thiếu máy thở và các quan chức ở New Orleans hiện chưa biết là họ có nhận được các máy thở từ kho dự trữ quốc gia hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/h%C3%A0ng-tri%E1%BB%87u-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-c%C3%B3-th%E1%BB%83-nhi%E1%BB%85m-virus-corona-t%E1%BB%AD-vong-l%C3%AAn-t%E1%BB%9Bi-200-ngh%C3%ACn/5350792.html

Bộ trưởng ngân khố Mnuchin tin tưởng

kinh tế Hoa Kỳ sẽ trổi dậy một cách mạnh mẽ

Trong buổi trả lời phỏng vấn trên Face The Nation của đài truyền hình CBS vào hôm Chủ Nhât 29 tháng 03, bộ trưởng ngân khố Mnuchin cho biết ông tin tưởng rằng kinh tế Hoa Kỳ sẽ trổi dậy một cách mạnh mẽ.  Trả lời ký giả MARGARET BRENNAN, bộ trưởng Mnuchin cho biết gói kích thích kinh tế không phải là số tiền dùng để bảo lãnh cho bất kỳ công ty hoặc bất kỳ ngành công nghiệp nào.
Bất kỳ khoản vay nào chính phủ thực hiện, người đóng thuế sẽ được bồi thường đầy đủ. Vì vậy, số tiền  sẽ đi vào nền kinh tế rất nhanh. Nó sẽ giúp công nhân Hoa Kỳ rất nhanh chóng. Và ông không biết sẽ mất bao lâu để tiêu diệt con virus này. Nhưng ông biết rằng khi con virus này bị tiêu diệt, kinh tế Mỹ sẽ trổi dậy mạnh mẽ. Ngoài ra, bộ trưởng Mnuchin thông báo thêm những người có đủ điều kiện nhận thanh toán một lần từ chính phủ liên bang như là một phần của gói cứu trợ kinh tế sẽ nhận được tiền được gửi vào tài khoản ngân hàng của họ “trong vòng ba tuần.”  Người độc thân có lợi tức tới 75,000 Mỹ Kim sẽ nhận được 1,200 Mỹ kim, cộng thêm 500 Mỹ Kim cho mỗi đứa trẻ phụ thuộc. Số tiền giảm dần cho thu nhập lên tới 99,000 Mỹ Kim.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/bo-truong-ngan-kho-mnuchin-tin-tuong-kinh-te-hoa-ky-se-troi-day-mot-cach-manh-me/

Các trường đại học gia hạn thời gian chọn trường

cho học sinh do ảnh hưởng của dịch coronavirus

Từ trước đến nay, ngày 01/05 hàng năm, còn gọi là Ngày quyết định Chọn Trường đại học Quốc gia, là hạn chót để học sinh trung học lớp 12 quyết định trường đại học họ sẽ theo học. Tuy nhiên vào năm nay, đại dịch coronavirus toàn cầu và sự bất ổn về kinh tế khiến nhiều đại học phải gia hạn  đến ngày 01/06/2020. Theo ông Robert Franek, chủ bút  tờ The Princeton Review cho biết, do lo lắng về tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm mạnh, ngày càng nhiều sinh viên chọn các trường đại học công lập ở địa phương và ít tốn kém hơn là các trường đại học tư ở xa nhà.
Đồng thời, khi ngân sách của trường phụ thuộc vào đợt tuyển sinh mùa thu, việc gia hạn ngày quyết định chọn trường khiến họ chịu nhiều ảnh hưởng hơn do những biến động trong doanh thu học phí. Ngoài ra, gánh nặng còn đến từ khả năng ít sinh viên quốc tế ghi danh cho năm học sắp tới, khiến cho các trường đại học phụ thuộc về các sinh viên này sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong thập niên qua, việc ngân sách chính phủ cho giáo dục đại học bị cắt giảm mạnh đã gây áp lực cho các trường, buộc họ phải nhận nhiều sinh viên cần ít trợ cấp học phí hơn để trang trải ngân sách hoạt động khổng lồ, vì vậy rất nhiều đại học phải phụ thuộc vào doanh thu từ các sinh viên ngoại quốc. Theo NAFSA: Hiệp hội các nhà giáo dục quốc tế, do những hạn chế của chính sách visa du học và góc nhìn về việc học tập tại Hoa Kỳ thay đổi, lưu lượng sinh viên quốc tế sẽ giảm, và đây là nhóm đã góp gần 41 tỷ Mỹ kim cho nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm học 2018-2019. Do đó, những trường đại học gặp tình trạng như trên có thể sẽ không thể hào phóng với việc trợ cấp học phí cho sinh viên.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/cac-truong-dai-hoc-gia-han-thoi-gian-chon-truong-cho-hoc-sinh-do-anh-huong-cua-dich-coronavirus/

Nhóm tình nguyện may khẩu trang

 cho bệnh viện trong bối cảnh dịch COVID-19

Tin từ ROSEVILLE, California – Một nhóm tình nguyện viên đang bận rộn ngày đêm để cung cấp khẩu trang cho nhân viên chăm sóc sức khỏe trong khu vực. Theo đài KCRA3 đưa tin, nhóm tình nguyện này gồm hơn 50 người, được thành lập bởi cô Karen Wilkes và chồng của cô. Họ may 1,000 khẩu trang cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe trong đại dịch coronavirus.
Những khẩu trang này sẽ được đeo chồng lên khẩu trang N95, giúp bảo vệ chúng và kéo dài thời hạn sử dụng khẩu trang N95. Cô Wilkes cho biết, phần khẩu trang bên ngoài có thể tháo ra và rửa sạch, như vậy khẩu trang N95 với bộ lọc có thể được sử dụng nhiều lần. Nhóm các thợ may tình nguyện này cũng sẵn sàng cho một dự án khác, đó là may bộ dụng cụ kinh nguyệt có thể giặt và tái sử dụng cho phụ nữ ở các nước nghèo. Cô Cinda Wade, một trong các tình nguyện viên chia sẻ rằng, khi cá nhân cô cảm thấy không kiểm soát được những gì đang xảy ra, cô có thể làm gì đó để mang lại sự bình yên cho mình và giúp đỡ tình hình trở nên tốt hơn. Đợt khẩu trang đầu tiên sẽ được vận chuyển đến Kaiser Permanente Roseville, và sau đó họ có thể sẽ liên lạc các bệnh viện khác.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nhom-tinh-nguyen-may-khau-trang-cho-benh-vien-trong-boi-canh-dich-covid-19/

Nhiều công ty đứng ra giúp đỡ California trong lúc

tiểu bang đối mặt với tình trạng thiếu thiết bị y tế

Tin từ California – Vào hôm thứ bảy (28 tháng 3), Thống Đốc California Gavin Newsom cho biết trong lúc tiểu bang chuẩn bị các kế hoạch đối phó với số lượng người nhiễm COVID-19 dự kiến sẽ tăng mạnh trong vài tuần tới, hàng trăm công ty đang làm việc với các viên chức tiểu bang để cung cấp máy thở và các thiết bị khác để chăm sóc bệnh nhân.
Thống đốc cho biết số bệnh nhân COVID-19 tại các phòng chăm sóc đặc biệt trên khắp California đã tăng 105% chỉ sau một đêm, trong khi số người nhập viện do coronavirus tăng 38.6%.
Theo ông Newsom, “hiện tại, máy thở là thiết bị duy nhất có hiệu quả với người mắc bệnh, vì vậy tiểu bang cần thêm rất nhiều.” Các viên chức California đã đặt mục tiêu có thêm 10,000 máy thở ngoài những máy đang sử dụng tại bệnh viện. Tính đến nay, tiểu bang đã mua được khoảng 4,200 máy – hơn 1,000 trong số đó cần được tân trang lại.
Chỉ vài ngày trước, công ty Bloom Energy chuyên sửa chữa và tân trang máy phát điện, đã sử dụng một nhà kho tại thành phố Sunnyvale làm kho lưu trữ. Hiện tại, các công nhân đang sửa chữa những máy thở vẫn chưa được sử dụng từ năm 2011, và pin trong một số máy này không còn hoạt động.
Vào hôm thứ bảy, Bloom Energy nhận thêm 170 máy thở không hoạt động mà Quận Los Angeles đã mua từ kho dự trữ quốc gia. Công ty hy vọng sẽ sửa những máy này và vận chuyển trở lại Nam California vào thứ Hai tới đây (ngày 30 tháng 3).
Theo thống đốc Newsom, Bloom Energy là một trong số khoảng 350 công ty tình nguyện giúp California đáp ứng nhu cầu cung cấp y tế trong thời gian dịch bệnh bùng phát. (BBT)
https://www.sbtn.tv/nhieu-cong-ty-dung-ra-giup-do-california-trong-luc-tieu-bang-doi-mat-voi-tinh-trang-thieu-thiet-bi-y-te/

Phương Tây lo ngại

chính sách ‘ngoại giao khẩu trang’ của TQ

Lo ngại các động cơ chính trị từ Bắc Kinh
Marcin Przychodniak, nhà phân tích tới từ Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan cho biết, các quốc gia tiếp nhận vật tư viện trợ từ Trung Quốc, đặc biệt là Trung Âu và Đông Âu sẽ đánh giá cao nỗ lực của Bắc Kinh. Nhưng cũng có những ngại về động cơ chính trị và kinh tế ẩn đằng sau đó.
“Có thể có những điều kiện kèm theo, ví dụ buộc các đối tác châu Âu thừa nhận thông điệp “người lãnh đạo sáng suốt” và “hệ thống chính trị thành công” đã giúp Trung Quốc vượt qua khủng hoảng”, ông Przychodniak nói.
Hôm 23/3, Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh Josep Borrell cảnh báo về chiến dịch quyền lực mềm của Bắc Kinh. Ông này kêu gọi châu Âu phải tỉnh táo nhận thức về động cơ chính trị đằng sau những cú vung tay hào phóng của Trung Quốc.
Chuyên gia về viện trợ nước ngoài của Trung Quốc Miwa Hirono, tại Đại học Ritsumeikan (Nhật Bản) cho rằng, chính sách “ngoại giao khẩu trang” của Trung Quốc lần nay liên quan tới khả năng Trung Quốc cố gắng “lãnh đạo thế giới” bằng cách cải thiện hình ảnh và tăng cường quyền lực mềm từ các lô khẩu trang viện trợ.
Mặc dù vậy, ông Hirono nói không thể hoàn toàn quy chụp rằng, các chiến dịch hỗ trợ của Trung Quốc đi liền với mong muốn “lãnh đạo thế giới” của Bắc Kinh. Bởi nhiều nước khác cũng đang tìm cách viện trợ cho các nước khác, không chỉ riêng Bắc Kinh.
Ông Hirono cũng tin rằng, nỗ lực hỗ trợ từ Bắc Kinh sẽ không cải thiện được nhiều hình ảnh của họ ở nước ngoài.
“Trong thời gian ngắn, các quốc tiếp nhận khẩu trang và thiết bị y tế sẽ đánh giá cao sự giúp đỡ của Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, những nước này từ lâu đã chú ý tới cách ứng xử quốc tế của Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, công nghệ, bẫy nợ.
Thật khó để quên đi các vấn đề đó và ủng hộ “chiến dịch quyền lực mềm” của Trung Quốc, chỉ vì Bắc Kinh viện trợ cho họ khẩu trang”, ông Hirono phân tích.
 Viện trợ cho 83 quốc gia
Hôm 26/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Luo Zhaohui cho biết, Bắc Kinh đã cung cấp cứu trợ khẩn cấp, trong đó có các bộ dụng cụ xét nghiệm và khẩu trang tới 83 quốc gia.
“Trung Quốc cảm thông và sẵn sàng cung cấp những gì họ có thể cung cấp cho các quốc gia đang cần”, ông Luo nói và cho biết thêm rằng, Bắc Kinh muốn chia sẻ kinh nghiệm chiến đấu với đại dịch với thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp viện trợ nhân đạo trong cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu. Nhưng theo các quan chức Bắc Kinh, đây là nỗ lực hỗ trợ “tốn kém” nhất kể từ năm 1949.
Hai tuần trước, Italy đang phải vật lộn chống dịch, Trung Quốc cử chuyên gia y tế cùng hàng tấn nhu yếu phẩm tới hỗ trợ. Tại thời điểm đó, tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã dịu đi đáng kể.
Hiện tại, khi nỗi lo đối phó dịch giảm xuống, Trung Quốc bắt đầu tính tới chuyện giúp đỡ các nước Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á.
Nhưng các phản ứng này của Trung Quốc lại vấp phải sự lo ngại của phương Tây. Một số nhà quan sát tin rằng, Bắc Kinh đang chuyển hưởng sự chú ý để che đậy ổ dịch ban đầu ở Vũ Hán. Với nhiều người, việc Trung Quốc giấu dịch tại thành phố này làm trì hoãn các phản ứng quốc tế trước đại dịch toàn cầu.
Trung Quốc gửi viện trợ nhiều bộ dụng cụ xét nghiệm và khẩu trang tới 83 quốc gia.
Nhiều nước khác cũng tăng cường viện trợ
Ngoài Trung Quốc thực hiện chương trình “ngoại giao khẩu trang”, nhiều nước trên thế giới hiện cũng tăng cường các gói hỗ trợ giành cho các khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19.
Hôm 26/2, Úy ban châu Âu cam kết sẽ phân bổ 41,7 triệu USD cho lĩnh vực y tế cùng 416 triệu USD hỗ trợ các nước Tây Balkan hồi phục kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, nước Đức đã tiếp nhận các trường hợp mắc Covid-10 nguy kịch từ Italy và Pháp.
Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington đã cung cấp 100 triệu USD viện trợ y tế cho các quốc gia khác, trong đó có cả Iran.
Quân đội Mỹ ở Châu Âu xác nhận đã chuyển các thiết bị và dụng cụ y tế, bao gồm giường bệnh, đệm, giá treo bình truyền dịch từ các căn cứ của họ ở thành phố cảng Livorno của Italy tới khu vực đang bị ảnh hưởng nặng nề là Lombardy.
Tạm gác lại căng thẳng với phương Tây, Nga huy động 14 máy bay quân sự chở chuyên gia và thiết bị y tế tới hỗ trợ Italy chống dịch. Đại sứ Nga tại Washington cũng tuyên bố nước này sẵn sàng hỗ trợ Mỹ trong cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.
Cuba, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề vì các đòn trừng phạt hàng chục năm qua Mỹ cũng gửi một đội ngũ y, bác sỹ tới Italy, Venezuela, Nicaragua, Suriname, Jamaica và Grenada hỗ trợ.
Ngoài ra, Hàn Quốc đã cung cấp 15.000 bộ dụng cụ xét nghiệm cho Philippines, trong khi Đài Loan cam kết chuyển 100.000 khẩu trang y tế tới Mỹ mỗi tuần.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33801-phuong-tay-lo-ngai-chinh-sach-ngoai-giao-khau-trang-cua-tq.html

Chỉ trích chính quyền Trung Quốc

không phải là ‘bài Trung’ và phân biệt chủng tộc

Bằng cách bao bọc bản thân trong những ngôn luận hùng biện của chủ nghĩa dân tộc, Đảng Cộng sản Trung Quốc thường tuyên bố rằng việc phê phán các hành động của nó tương đương với sự phê phán chính người dân Trung Quốc. Đây là một chiến thuật tuyên truyền được cố tình dàn dựng.
Trên là dòng mở đầu bài bình luận có tựa đề “Việc chỉ trích cách hành xử đối với dịch viêm phổi Vũ Hán của chính quyền Trung Quốc không phải là một hành vi phân biệt chủng tộc” của tác giả Marcus Kolga trên tạp chí Maclean’s của Canada. Kolga là một chiến lược gia về truyền thông kỹ thuật số và là một chuyên gia có hiểu biết về các mánh khóe tung tin giả của truyền thông nước ngoài. Ông là thành viên cấp cao tại Trung tâm Thúc đẩy Lợi ích của Canada ở nước ngoài trực thuộc Viện Macdonald-Laurier. Dưới đây là nguyên văn bài viết của ông:
Khi chúng ta chỉ trích hành động của các chính phủ được điều hành bởi những lãnh đạo chuyên quyền và độc tài, ví như ở Nga và Trung Quốc, chúng ta cần phải nhớ rằng người dân của những nước này không phải là đối tượng chịu trách nhiệm cho sự lạm dụng và sơ suất của chính phủ của họ; trên thực tế, họ ngược lại chính là những nạn nhân chịu hại nhiều nhất.
Chẳng hạn, người dân Trung Quốc không cần phải chịu trách nhiệm cho việc chính phủ của họ bắt giam bất hợp pháp 3 công dân Canada là Michael Kovrig, Michael Spavor và Hussein Celil. Mà đó là do sơ suất mang tính hình sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trực tiếp góp phần vào sự bùng nổ mất kiểm soát của dịch viêm phổi ở Vũ Hán, và đại dịch trên toàn cầu mà chúng ta đang phải đối mặt ngày hôm nay. Trên thực tế, tôi rất nghi ngờ việc các gia đình nạn nhân của đại dịch này ở Trung Quốc hiện đang ăn mừng hành động của chính phủ của họ.
Khi chúng ta chỉ trích hành động của các chính phủ này, chúng ta phải rất cụ thể và chính xác trong việc hướng sự chỉ trích của chúng ta về phía những người đương quyền. Trong trường hợp của Trung Quốc, Đảng Cộng sản là người nắm quyền lực tối đa, cũng như ở Nga, là chính quyền của Putin. Trong cả hai trường hợp, người dân của các quốc gia này không có tiếng nói đáng kể trong quá trình ra quyết sách của chính phủ, ngược lại họ sẽ phải đối mặt với việc bị bắt giữ và bỏ tù nếu chỉ trích nhà cầm quyền.
Bằng cách khái quát hóa sự bất đồng và phẫn nộ của chúng ta thành ra nhắm vào người dân của các chính quyền này, chúng ta đang có nguy cơ làm tổn thương và bêu xấu cộng đồng người dân nước này, và điều này chính nó lại bị lợi dụng trực tiếp trong các chiến dịch tuyên truyền được các chế độ đó dựng lên chống lại thế giới phương Tây, bao gồm cáo buộc về sự “phân biệt chủng tộc”.
Các chế độ độc tài thường dán nhãn cho các chỉ trích của nước ngoài đối với các chính sách của họ là “phân biệt chủng tộc” như một cách thức để vô hiệu hóa chúng và phân cực tranh luận. Bằng cách bao bọc bản thân trong những luận điệu của chủ nghĩa dân tộc, những chế độ này thường sẽ tuyên bố rằng sự phê phán đối với hành động của chính quyền cũng bằng như sự phê phán đối với chính người dân nước đó; do đó chúng ta cần phải cẩn trọng với cách dùng từ và cảnh giác trước những nỗ lực tuyên truyền của các chế độ độc tài. Bởi đó vốn là một chiến thuật xác thực đã được dùng đi dùng lại trong bài vở của những chính quyền đó.
Năm ngoái, Lu Shaye, cựu đại sứ Trung Quốc tại Canada, đã cáo buộc chính phủ Canada với cái mác “chủ nghĩa da trắng thượng đẳng (white supremacy)”, khi Canada yêu cầu trả tự do cho những công dân bị giam giữ tại Trung Quốc, một động thái đáp trả việc Canada tuân thủ yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ đối với giám đốc tài chính Huawei bà Mạnh Vãn Châu.
Tuần trước, Liên minh châu Âu EU đã công bố một báo cáo cảnh báo rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đang tìm cách lợi dụng đại dịch COVID-19 để gây bất ổn cho các quốc gia phương Tây và làm suy yếu liên minh của chúng ta. Báo cáo nói rằng chiến dịch tung tin giả của chính phủ Nga được thiết kế để “làm gia tăng cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng ở các nước phương Tây, đặc biệt bằng cách làm suy yếu niềm tin của công chúng vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc gia, từ đó ngăn chặn một chiến dịch ứng phó hiệu quả đối với dịch bệnh”.
Trong trường hợp không có bất kỳ bằng chứng nào có thể bác bỏ tuyên bố trên của EU, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov vẫn buộc tội EU với cái mác “chủ nghĩa bài Nga”, trong một nỗ lực nhằm đe dọa các nhà hoạch định chính sách, phê bình và truyền thông châu Âu để họ phải im lặng.
Chiến thuật tương tự cũng đã được chính phủ Nga sử dụng để làm mất uy tín các chính khách Canada, như phó thủ tướng Chrystia Freeland, khi gốc gác Ukraina của bà đã được viện dẫn như một nhân tố tác động đến các quyết sách điều hành chính phủ của bà. Những nhà phê bình Putin, ví như tôi, cũng bị dán nhãn là “người theo chủ nghĩa bài Nga” khi ủng hộ luật nhân quyền Magnitsky của Canada, một đạo luật được coi là chính sách ủng hộ người dân nước Nga nhất (không phải ủng hộ chính phủ Nga!) mà bất kỳ chính phủ phương Tây nào cũng có thể áp dụng, theo nhà lãnh đạo phe đối lập dân chủ Nga bị ám sát, Boris Nemtsov.
Tuy nhiên, mối quan tâm của những người Canada đang lo lắng về các cộng đồng dân tộc bị kỳ thị bởi đại dịch toàn cầu cũng không nên bị bác bỏ. Như tác giả Josh Rogin của tờ Washington Post gần đây có chỉ ra, cách gọi COVID-19 là “virus Trung Quốc” của Tổng thống Trump gần đây, là “một cách gọi đơn giản nhưng chính xác về mặt kỹ thuật”, nhưng cách gọi này đã các nhà tuyên truyền của ĐCSTQ sử dụng nó để làm kích động tình cảm chống Trump và chống phương Tây.
Nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu Trung Quốc hiện đang định cư tại Mỹ Dương Kiến Lợi (Jianli Yang) đã nói với tôi rằng ông ấy “có thể không thích thuật ngữ ‘virus Trung Quốc’ mà Tổng thống Trump đã sử dụng trong vài ngày qua”, nhưng ông không tin rằng “cách gọi này mang bất kỳ hàm ý phân biệt chủng tộc nào của ông tổng thống”.. Ông tin rằng ông Trump đã sử dụng thuật ngữ này để kháng lại việc chính phủ Trung Quốc “chuyển hướng trách nhiệm của họ từ các hành xử lý sai lầm trong dịch bệnh dẫn đến đại dịch mang tính toàn cầu hiện nay”.
Ông Dương tin rằng, “sẽ đến lúc tất cả mọi người, các cá nhân và quốc gia bị tổn hại trong dịch bệnh này, cần phải tập hợp lại với nhau để khiến ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm cho việc này”.
Ở Canada, chúng ta có thể khá chắc chắn rằng cách thức phản ứng của chính phủ chúng ta trước đại dịch COVID-19, ở cả ba cấp chính quyền, đã được thiết lập trong một bối cảnh nhận thức rõ ràng các cáo buộc phân biệt chủng tộc tiềm tàng của chính quyền Bắc Kinh. Nếu không thì tại sao Canada không kiềm chế việc giới hạn hành khách nhập cảnh từ Hồ Bắc và Trung Quốc , để rồi cấm nhập cảnh đối với tất cả công dân nước ngoài (không chỉ riêng từ Hồ Bắc và Trung Quốc) chỉ vài tuần sau đó?
Canada không phải nước duy nhất phải đối mặt với những cáo buộc phi lý như vậy.
Ở Thụy Điển, một cựu nghị sĩ Thụy Điển có thâm niên, ông Gunnar Hökmark, đã viết trong một bài bình luận ​​gần đây rằng “các nhà lãnh đạo Trung Quốc nên xin lỗi thế giới vì dịch bệnh đến từ Trung Quốc do sự thất bại của chế độ độc tài trong việc giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn động vật và bởi việc kiềm hãm sự thật và sự tự do ngôn luận của chính người dân của họ”. Đại sứ Trung Quốc tại Thụy Điển Quế Tùng Hữu (Gui Congyou) đã lên án tuyên bố này và cáo buộc ông Hökmark có thái độ “bài Trung Quốc”. Đại sứ Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Hökmark, đồng nghiệp của ông Patrik Oksanen và viện chính sách của họ, Diễn đàn Thế giới Tự do Stockholm (Stockholm Free World Forum), với các buộc họ là một bộ phận của “bộ máy chính trị chống Trung Quốc”, và vì đã “tấn công, nói xấu và bôi nhọ Trung Quốc”.
Người Canada và chính phủ của chúng ta phải hết sức cẩn thận để tránh những sự khái quát hóa có nguy cơ kỳ thị người Canada gốc Trung Quốc, hoặc bất kỳ cộng đồng nào khác, trong bối cảnh chính phủ của họ cũng có những hành vi tương tự, bao gồm Nga và Iran. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cảnh giác trước những cỗ máy tuyên truyền cho những chính quyền này, những người đang tìm cách bác bỏ và bịt miệng những chỉ trích chính đáng về hành động của những chính phủ đó khi họ bôi nhọ các nhà phê bình dưới cái mác “phân biệt chủng tộc” sai lệch.
Như ông Dương Kiến Lợi đã nhấn mạnh với tôi, “Đảng Cộng sản Trung Quốc không có lý do nào để buộc tội bất kỳ ai với tội danh phân biệt chủng tộc, những người chỉ trích các hành vi che giấu sự bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán của nó trong giai đoạn đầu, và cuộc chiến thông tin (tung tin giả) mới nhất chống lại các nước khác của nó”.
http://biendong.net/goc-nhin-moi/33796-chi-trich-chinh-quyen-trung-quoc-khong-phai-la-bai-trung-va-phan-biet-chung-toc.html

Tổ chức y tế thế giới chọn Malaysia

để thử nghiệm thuốc điều trị COVID-19 mới

Tin từ Petaling Jaya – Theo Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chọn Malaysia là một trong những quốc gia để thử nghiệm mức độ hiệu quả của loại thuốc mới, có tên là Remdesevir để điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19. NSC cho biết Malaysia được chọn do Bộ Y tế Malaysia đủ khả năng đảm đương việc nghiên cứu.
Tổng giám đốc y tế Malaysia, Noor Hisham Abdullah cho hay Bộ Y tế sẽ điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bằng thuốc Remdesevir mới và sẽ theo dõi tất cả các tác dụng phụ và hiệu quả của nó. Trong bài đăng trên Facebook, ông Noor Hisham giải thích rằng vào thứ Sáu (27/03/2020), WHO đã công bố một thử nghiệm toàn cầu lớn, gọi là Solidarity, để tìm hiểu xem loại thuốc nào có thể điều trị coronavirus hay không. Theo ông, cuộc nghiên cứu có thể có hàng ngàn bệnh nhân ở hàng chục quốc gia tham gia được thiết kế đơn giản nhất, để ngay cả những bệnh viện bị tràn ngập bởi số lượng bệnh nhân COVID-19 cũng có thể tham gia.
Ông Noor Hisham cho hay, WHO đang tập trung vào bốn phương pháp điều trị hứa hẹn nhất, bao gồm: một hợp chất kháng virus thử nghiệm gọi là remdesivir; Sự kết hợp thuốc trị sốt rét chloroquine và hydroxychloroquine; Sự kết hợp hai loại thuốc trị HIV, lopinavir và ritonavir; Hoặc là cùng loại kết hợp đó với interferon-beta, một hợp chất mang hệ thống miễn dịch có khả năng làm tê liệt virus.
BTT
https://www.sbtn.tv/to-chuc-y-te-the-gioi-chon-malaysia-de-thu-nghiem-thuoc-dieu-tri-covid-19-moi/

Virus corona: Thế giới khủng hoảng,

cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?

TS Phạm Đỗ ChíGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Florida, Hoa Kỳ
Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đã tuyên bố hôm thứ sáu ở Washington D.C. 27/3 rằng kinh tế thế giới đã ở vào cơn suy thoái và hiện có 81 quốc gia đang cầu cứu khẩn cấp cứu trợ tài chính của định chế quốc tế quan trọng này.
Ký họa từ khu cách ly của du học sinh Anh được 45.000 tương tác
Virus corona: Trump gia hạn khoảng cách xã hội cho đến hết 30/4
Bà thêm rằng IMF đã sẵn sàng can thiệp với một gói tài chính là 1,000 tỷ đô la Mỹ để cứu trợ các nước hội viên ứng phó với hiểm họa suy thoái đó, phát xuất từ cơn đại dịch COVID 19.
Lời xác nhận trên cho thấy cơn đại dịch cúm Coronavirus đã đưa đến cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và vai trò quan trọng có thể gọi tới sự can thiệp của 2 định chế tài chính quốc tế lớn nhất là IMF và World Bank (Ngân hàng Thế giới).
Nhưng điều quan trọng phải nói ngay là IMF và WB không thể dùng khả năng tài chính khổng lồ của mình để cung ứng gói cứu trợ tài chính thông thường đi kèm các biện pháp kinh tế kích cầu theo mô hình Hoa kỳ-Anh quốc để chống suy thoái mới đây.
Sống tại Hoa Kỳ, tôi nhận thấy, đành rằng một phần lớn gói cứu trợ dùng để trợ cấp các cá nhân qua cơn khủng hoảng vì mất việc và các doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động phải dính vào nợ nần, nhưng nhận xét kỹ có thể thấy ngay rằng đồng đô la hay bảng Anh vứt vào đời sống kinh tế hàng ngày chưa chắc đã có hiệu quả chặn được con virus quái ác hoành hành không ngừng nghỉ và gây ra bệnh tật và thương vong tăng theo cấp số nhân hàng tuần.
Việc Hoa Kỳ và các nước Tây Âu ra lệnh phong tỏa (lockdown) và cách ly chính là nguyên nhân gây ra tê liệt sự đi lại và các hoạt động kinh tế.
Không chặn được cơn dịch hiệu quả thì kinh tế càng đi sâu vào suy thoái tiếp và nặng thêm. Do đó đã có dự đoán cho rằng với đà tăng lây nhiễm khủng khiếp của dịch bệnh ở Mỹ, gói cứu trợ khổng lồ 2,200 tỷ đô chỉ là bước đầu, HK còn cần thêm các gói vài nghìn tỷ kế tiếp trong vài tháng tới.
Nhìn lại nhanh các thời điểm chính của cơn dịch COVID 19, Trung Quốc (TQ) đã để lỡ cơ hội phòng chống qui mô cơn dịch từ khoảng đầu tháng 12/2019 xuất phát từ Vũ Hán. Và đã chịu hậu quả nặng nề khi cơn đại dịch bùng phát ở TQ và kéo theo sự phong tỏa đi lại của 600-700 triệu người ở đa số các tỉnh lớn, sau đó là sự sụp đổ của toàn nền kinh tế cho đến nay.
Nhận định sai tình hình ban đầu
Bài học từ Trung Quốc và các lời tuyên bố xem nhẹ lúc bắt đầu cơn dịch nêu trên cho đến giữa tháng 1/2020 đã bị lập lại bởi chính Hoa kỳ từ cuối tháng 1/2020 lúc có bệnh nhân lây nhiễm đầu tiên ở tiểu bang Washington bên bờ Tây nước Mỹ. Bên bờ Đông, chính phủ trung ương liên bang đã nhận định sai tình hình trong suốt 5-6 tuần, do thiếu các phương tiện xét nghiệm trên cả nước để không biết rằng cơn lây nhiễm đã lan rất rộng, và đã không kịp ra lệnh phong tỏa kịp thời.
Từ đầu tháng 3 lúc có thêm các dụng cụ xét nghiệm, cũng là lúc nắm bắt được thực trạng của cơn dịch thì lại thành quá muộn để ngăn chặn hiệu quả cơn lây lan đó. Từ thiếu dụng cụ xét nghiệm, tình trạng “vỡ trận” ở vài tiểu bang lớn Hoa kỳ, nhất là bang New York và điển hình là thành phố New York (NYC), đã cho thấy HK đang thiếu toàn diện các thứ khác : dụng cụ bảo hộ như khẩu trang và quần áo phòng bị thích hợp cho nhân viên y tế, các trung tâm xét nghiệm, các dụng cụ xét nghiệm nhanh, các nhà thương hay khu chữa bệnh COVID 19 chuyên biệt, các máy thở, và nhất là các thuốc chữa trị vẫn còn đang thời kỳ thử nghiệm thô sơ; chưa nói gì đến các thuốc chủng ngừa (“vaccines”) còn cần 12-18 tháng nữa mới cho các kết quả khoa học chính xác đầu tiên.
Nay đại dịch đã thành đại họa cho Mỹ, suy thoái kinh tế HK có thể trở thành đại suy thoái cho cả thế giới, và cơn dịch cúm sẽ lan ngược ra lại khắp thế giới nếu Mỹ không có chính sách chữa trị quyết liệt và nhất là hiệu quả trong vài tháng tới đây! Và đó là lý do thị trường chứng khoán sụp đổ tan tành mà người viết chưa muốn nhắc tới trong bài này!
Người viết muốn đặc biệt nhấn mạnh tới hai chọn lựa lúc này cho nước Mỹ:
1) Chính phủ trung ương phải dùng tới các người chỉ huy phải là các chuyên gia y tế nhiều kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm, và trao quyền cho các Thống đốc phối hợp trong từng tiểu bang, thống nhất các việc như tuyên bố phong toả, lập nhà thương hay khu điều trị chuyên trách, đặt mua khẩu trang loại tốt và các dụng cụ phòng hộ cho nhân viên y tế, lập khu xét nghiệm và đặt mua thêm thật nhiều dụng cụ
xét nghiệm từ khu vực tư nhân trong nước (thay vì làm bởi CDC) và nhất là nhập cảng lập tức từ nước ngoài (Hàn quốc, Nhật bản).
Còn về chữa trị sẽ cần chế tạo thêm máy thở và lập kho thuốc dự trữ chiến lược gồm vài thứ đã dùng có hiệu quả bên Á châu như Hàn quốc, TQ…
2) Chính phủ trung ương chỉ đưa ra các chiến lược tổng quát, trao quyền rộng rãi cho các tiểu bang thực hiện các kế hoạch chống dịch chi tiết nêu trên, và nhất là lên tiếng kêu gọi các tổ chức từ thiện tư nhân lớn hay các đóng góp tư nhân tài trợ các chương trình chống dịch ở từng tiểu bang.
Người viết nghiêng về đề nghị này vì còn có thể huy động nhiều sáng kiến tư nhân và các đóng góp tài chính tự nguyện rộng rãi, cùng sự tổ chức phân quyền rộng rãi thích hợp với các điều kiện địa phương vì thời gian đã quá gấp rút.
Cần kết nối cả thế giới, gồm Việt Nam:
Trong tiến trình này, IMF và WB còn giúp được ngay chính các cường quốc như Mỹ, Tây Âu, Nhật có phương tiện ngăn chặn được cơn dịch nhanh hơn, nhờ cách tổ chức phòng chống dịch chi tiết nêu dưới đây, nhấn mạnh vào nguyên tắc phân công trong các nước hội viên, về việc tổ chức sản xuất và phân phối các dụng cụ phòng và chữa bệnh, hay thuốc chủng ngừa.
IMF sẽ giữ vai trò cung cấp và tư vấn tài chính. WB ngoài cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển còn có thể tư vấn và giám sát kỹ thuật.
Cho cơn đại dịch Covid 19 và ngăn ngừa cơn Đại Suy Thoái Thế giới có thể xảy ra vào cuối năm 2020 hay sang đầu năm 2021, IMF và WB có thể cung cấp tài chính và phối hợp với các nước trong nhóm OECD để tổ chức việc sản xuất và phân phối các dụng cụ và thuốc men liên hệ đến việc chống dịch như sau:
thiết lập một tổ chức nhỏ quốc tế mới (“Oversight Organization”) để thiết lập và thanh sát các việc sau, được giao cho các nước chuyên biệt.
sản xuất khẩu trang, y phục phòng hộ và nước tẩy trùng: TQ và các nước Đông Nam Á trong đó gồm Việt Nam vốn có giá lao động thấp;
sản xuất các dụng cụ xét nghiệm: Hàn quốc và Nhật bản đã có kinh nghiệm và trình độ khoa học cao;
sản xuất máy thở: Nhật, Mỹ và các nước Tây Âu;
nghiên cứu thêm và sản xuất vài thứ thuốc chữa trị có sẵn : Pháp (Plaquenil); Mỹ (Remdevisir; Hydroxychloroquine…)
nghiên cứu và sản xuất các thứ vaccines trong vòng 12-18 tháng: Mỹ , Nhật , Tây Âu, TQ…
Các hoạt động này sẽ tạo ra một nền kinh tế – y tế mới hỗ trợ cho tất cả các nước tham gia, vừa chống dịch bệnh, vừa tạo công ăn việc làm, thúc đẩy xuất khẩu.
Bệnh tật, tử vong và tâm lý xấu
Cho sự can thiệp sắp tới của IMF và WB, nếu có, các biện pháp tiền tệ và tài khoá kiểu Mỹ và Anh không thể đáp ứng với tình hình bệnh tật và tâm lý đang làm tê liệt mọi nền kinh tế thế giới.
IMF dù có nghìn tỷ đô không thể gửi phái đoàn đi giải cứu 81 nước một lúc và đưa ra các biện pháp stimulus mong mỏi, vì điều quan trọng là liệu pháp cần thiết: giúp các nước hội viên chặn sớm được cơn dịch COVID 19.
Tất cả phải tuỳ theo đầu tàu là Mỹ và Tây Âu chặn được bệnh và tái lập sinh hoạt kinh tế để tái tạo mức “tổng cầu” cho các nước khác trên thế giới trong giai đoạn phục hồi: đó mới là stimulus thật sự trong tương lai, còn chính sách kích cầu của IMF lúc này không làm được gì cho 81 nước đó.
Tiền của IMF và World Bank nếu có đủ chỉ là để cứu trợ khẩn cấp và tạm thời, chứ không phải là để kích thích các nền kinh tế, nên các giải pháp khác nữa như nêu trên mới có thể góp phần giúp thế giới chống lại dịch bệnh và tạo nền tảng cho các hợp tác toàn cầu về sau, khi nhân loại đối mặt với các thách thức khác.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của TS Phạm Đỗ Chí từ Florida.
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52092101

Phòng chống virus corona:

Làm việc tại nhà sao cho hiệu quả

Bryan LufkinBBC Worklife
Nhiều công ty trên thế giới đã yêu cầu bắt buộc nhân viên của họ làm việc từ xa. Một thuật ngữ mới xuất hiện, WFH – work from home, tức là làm việc từ nhà.
Google, Microsoft, Twitter. Hitachi, Apple, Amazon. Chevron, Salesforce. Spotify.
Thời gian đi từ nhà tới sở có nên được trả tiền?
Covid-19: Cả Trung Quốc làm việc từ nhà
Nên gọi là ‘virus Vũ Hán’, ‘virus corona’ hay tên khác?
Từ Anh Quốc cho tới Hoa Kỳ, từ Nhật Bản cho tới Hàn Quốc, đó là những công ty toàn cầu mà trong những ngày gần đây dã triển khai chính sách bắt buộc làm việc tại nhà giữa lúc đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
Phần đông mọi người nhìn nhận sự thay đổi cách làm việc “tại nhà” này sẽ trở thành cách thức mới kể từ sau khi Tổ chức Y tế Thế giới WHO công bố tình trạng “đại dịch toàn cầu” vào hôm thứ Tư ngày 11/3.
Với một số người lao động thì đây là lần đầu tiên họ trải nghiệm làm việc tại nhà, có nghĩa là họ phải làm thế nào để tập trung làm việc trong một môi trường có vẻ khó mà đạt hiệu suất công việc.
Nhưng vẫn có cách để họ đạt được kết quả mà không bị phân tán mất thời gian vào những thứ khác, bắt đầu từ việc tạo ra một góc riêng cho không gian làm việc cho đến thay đổi cách thức tương tác với đồng nghiệp.
Điều chỉnh cách thức trao đổi, liên hệ
Dù là có virus corona hay không, thì điều then chốt giúp bạn làm việc tại nhà đạt hiệu quả là phải có cách thức trao đổi, liên hệ rõ ràng với sếp, và phải hiểu đích xác sếp mong đợi gì ở bạn.
“Bạn cần chủ động liên hệ trao đổi hàng ngày với sếp mình,” Barbara Larson, giáo sư chuyên ngành quản trị ở Đại học Đông Bắc Boston, người có đề tài nghiên cứu ‘làm việc từ xa’, nói.
“Hãy đề nghị sếp liệu có thể dành thời gian trao đổi điện thoại trực tiếp khoảng 10 phút khi bắt đầu ngày làm việc và 10 phút lúc cuối ca làm việc được không. Có đôi khi chính sếp cũng chưa nghĩ đến việc đó.”
Bình thường mỗi ngày mọi người đều làm việc cùng chỗ với sếp, nên trao đổi công việc khá dễ dàng và không tốn mấy công sức.
Bắc Cực tan băng khiến nhiều virus cổ đại chết chóc thoát ra
Covid-19: Vì sao người dân đổ xô đi mua hàng?
Covid-19: Sai lầm chết người khi uống nước phòng bệnh
Nhưng điều này không còn được như vậy khi chúng ta phải chuyển sang làm việc tại nhà, và việc trao đổi sẽ bị gián đoạn cực nhiều nếu công ty của bạn không làm quen được với sự thay đổi cách thức này.
Ví dụ như sếp bạn có thể không quen chỉ đạo trực tuyến đối với nhân viên, hay công ty bạn chưa sẵn có những công cụ hỗ trợ làm việc tại nhà, như phần mềm trò chuyện trực tuyến Slack hay phần mềm họp video trực tuyến Zoom, giáo sư Larson nói.
Nhưng ngay cả những người đã quen với cách thức làm việc tại nhà vẫn có thể cảm thấy bị phân tâm và cô đơn.
Một nghiên cứu năm 2019 thực hiện trên 2500 người làm việc từ xa, do công ty dịch vụ phát triển thương hiệu trực tuyến Buffer thực hiện, cho thấy sự cô đơn là khó khăn thứ hai, có ở 19% số người tham gia nghiên cứu. Sự cô đơn làm giảm động lực làm việc và hiệu suất làm việc.
Cho nên khi bạn có sự trao đổi với sếp và đồng nghiệp từ nhà, việc đó sẽ có tác dụng không kém gì việc gặp gỡ trực tiếp và liên tục, giáo sư Larson nói: do đó hãy dùng các cuộc gọi video, như Skype hay Zoom.
“Không bị để ý tới thì việc mất tập trung có thể là một vấn đề thực sự đối với các nhân viên làm viẹc từ xa,” Sara Sutton, CEO kiêm sáng lập viên của trang web tìm việc làm tại nhà FlexJobs, nói. “Những nhân viên làm việc từ xa giỏi nhất là người thường xuyên liên lạc với đồng nghiệp và sếp” bằng đủ mọi cách khác nhau.
‘Hãy coi đó như công việc tại cơ quan’
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích khi làm việc tại nhà mà bạn cần chú ý.
Chẳng hạn như bạn không nên ăn mặc bộ đồ ở nhà chỉ vì bạn không làm việc ở cơ quan. “Hãy tắm táp cho đầu óc sảng khoái và trang phục chỉnh tề. Thái độ nghiêm túc y như thể bạn làm việc tại cơ quan vậy,” giáo sư Larson nói.
Nếu bạn không có phòng làm việc tại nhà, hãy cố gắng hết mức để tạo một không gian dành riêng cho công việc.
“Khi phải làm việc tại nhà mà không có một chỗ làm việc với đầy đủ trang thiết bị thì hiệu suất sẽ kém,” Sutton giải thích.
Bà nói việc sử dụng màn hình kép, bàn phím và chuột không dây giúp bà đạt năng suất cao hơn khi làm việc tại nhà.
Thay vì nằm trên giường làm việc với cái máy tính cầm tay, bạn hãy thử cách sử dụng sáng tạo hơn.
Sự thay đổi có thể đơn giản chỉ là kê cái kệ để đầu giường ra một góc, tránh xa những thứ gây sao nhãng, đặt máy tính lên đó và ngồi vào một chiếc ghế có tựa lưng dựng thẳng, giống như khi bạn ngồi ở bàn làm việc tại sở. (Nhớ để ý tư thế ngồi và cách đặt máy, đặt tay, chân cho đúng cách.)
Việc này cũng nhằm thông báo cho những người trong nhà bạn biết rằng bạn đang ‘làm việc’.
“Hãy đề ra những quy ước mà mọi người trong nhà cần tuân thủ, ví dụ như, ‘Khi cửa phòng tôi đóng thì xem như tôi không có mặt ở nhà,’” giáo sư tâm lý học Kristen Shockley tại trường Đại học bang Georgia nói.
Trong một không gian dành riêng, nơi bạn có thể tập trung làm việc, bạn sẽ dễ dàng thấy được những lợi ích của làm việc từ xa.
Trong một cuộc khảo sát được FlexJobs tiến hành trên 7.000 nhân viên hồi năm ngoái, 65% người tham gia cho biết họ làm việc tại nhà có hiệu suất cao hơn, nhờ những ưu điểm như ít bị đồng nghiệp làm phiền, giảm thiểu những cư xử xã giao chốn công sở và bớt được áp lực đi lại vất vả từ nhà đến cơ quan.
Kết thúc một ngày làm việc như thế nào cũng là việc khá quan trọng.
Trong cuộc khảo sát của công ty Buffer nêu trên, than phiền hàng đầu về làm việc tại nhà là không thể dứt ra khỏi công việc.
Khi bạn không thể ra khỏi nhà để đến cơ quan, đi vào bên trong rồi ra về khỏi nơi công sở có khung giờ làm việc rõ ràng, giáo sư Shockley cho rằng ta nên có “những khoảng chuyển tiếp tâm lý” để tạo cân bằng về mặt tinh thần: chẳng hạn như có 20 phút uống cà phê sáng, và tập thể dục sau khi công việc để khởi đầu và kết thúc một ngày làm việc.
“Kể cả khi không phải chăm sóc con cái, bạn vẫn dễ bị sao nhãng về các chuyện như, ‘Ồ, mình cần phải giặt đồ, thôi để tranh thủ bấm máy giặt rồi vào làm việc,’” bà nói. “Bạn phải đặt mình vào khuôn khổ và luôn ý thức rằng mình đang thực sự trong giờ làm việc.”
Đừng nghĩ rằng mình bị cách ly
Dù những lợi ích nói trên có khả quan ra sao thì bản chất ép buộc và đột ngột của sự chuyển dịch làm việc từ văn phòng về nhà vẫn có thể khiến một số người phải gồng mình để làm quen.
“Virus corona đã đẩy mọi người vào tình trạng phải làm việc cật lực ở nhà,” giáo sư kinh tế Nicholas Bloom từ Đại học Stanford ở California, người đã diễn thuyết về làm việc từ xa cho chương trình truyền hình TED Talks, nói.
Ông nói có hai kiểu làm việc tại nhà: ngắn hạn hoặc thỉnh thoảng mới cần làm việc tại nhà, và làm việc tại nhà hoàn toàn.
“Để so sánh thì nó giống như một bên là bài thể dục nhẹ nhàng, còn một bên là khóa huấn luyện chạy đường trường marathon vậy,” ông nói.
Kiểu thứ hai thường hiếm khi xảy ra – giáo sư Bloom nói chỉ khoảng 5% lực lượng lao động Mỹ nói họ làm việc từ xa toàn thời gian.
Do đại dịch virus corona, chúng ta không biết được khi nào cách thức làm việc tại nhà sẽ chấm dứt, cho nên lại có thêm một số vấn đề phát sinh.
Ví dụ như các bậc cha mẹ cảm thấy khó làm việc khi con cái cũng ở nhà do các trường học cũng đồng thời đóng cửa. Mà như vậy thì việc trao đổi chặt chẽ với sếp – những người sẽ cần phải cảm thông cho nhân viên – là cực kỳ quan trọng.
Bị cô lập trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng xấu đến tâm lý làm việc và hiệu quả công việc.
Đó là lý do giáo sư Larson gợi ý các nhóm làm việc hãy thử duy trì tình trạng giả bộ như đang làm việc cùng nhau và sự gắn bó với đồng nghiệp qua những hình thức độc đáo mới mẻ như tiệc pizza trực tuyến hay những khung giờ vui vẻ từ xa, khi mọi người gọi điện thoại nhóm và cùng nâng ly cocktail trên ứng dụng Slack hoặc Skype.
“Đó là những cách tốt để mọi người cảm thấy gắn bó với nhau – cho dù khá kỳ quặc nhưng nó làm cho mọi người đều vui,” giáo sư Larson nói, và mô tả ý tưởng này là tạo tâm lý “đồng cam cộng khổ”. “Nó làm nhẹ bớt và xoa dịu căng thẳng của môi trường làm việc tại nhà đầy rẫy khó khăn.”
Sutton cũng ủng hộ ý tưởng tiếp tục những hoạt động tập thể tại văn phòng dưới hình thức trực tuyến.
“Tiệc mừng sinh nhật, tuyên dương trước tập thể khi hoàn thành mục tiêu và kết thúc dự án,” bà Sutton nói. “Cũng nên dành chút thời gian cho tán gẫu và chuyện phiếm ngoài lề công việc.”
‘Giữ vững tinh thần’
Thời khắc đầy áp lực căng thẳng không cho phép phạm sai lầm. Những bản tin có nội dung tiêu cực, những mối lo về dịch bệnh và người thân lớn tuổi trong nhà, kể cả việc phải kiềm chế ý muốn tích trữ giấy vệ sinh trong hoảng loạn đều có thể khiến bạn lơ là kiểm tra email công việc.
Khi bạn tăng cường trao đổi, thảo luận với đồng nghiệp, bạn sẽ dễ dàng xua tan cảm giác bị cô lập, vốn là thứ có thể gây trầm cảm.
“Nhìn chung thì làm việc tại nhà toàn thời gian trong một giai đoạn ngắn khoảng hai đến bốn tuần sẽ gây khó khăn cho cả nền kinh tế và cá nhân người lao động, song vẫn trong mức có thể chịu đựng được,” giáo sư Bloom nói. “Lâu hơn nữa,giả sử như hai hay ba tháng, thì làm việc ở nhà sẽ để lại tổn thất nặng nề về kinh tế và sức khoẻ.”
Giáo sư Bloom đồng ý rằng giải pháp cho những khó khăn khi nhân viên làm việc tại nhà bao gồm việc tăng cường tối đa các cuộc trao đổi trực tuyến qua video call, những cập nhật tình hình thường xuyên từ sếp – đặc biệt là đối với những nhân viên sống một mình. là những người sẽ dễ cảm thấy bị cô lập hơn so với những người sống cùng gia đình – và có các cuộc họp trực tuyến định kỳ để tán chuyện ngoài lề, như cùng thưởng thức cà phê hoặc một vài ly đồ uống.
Nếu bạn là sếp, bạn cần truyền đạt mọi thứ thật rõ ràng mạch lạc và cũng cực kỳ quan trọng là bạn phải giữ tinh thần phấn chấn.
“Bạn sẽ dễ bị căng thẳng quá độ hoặc trầm cảm trong giai đoạn này,” giáo sư Larson nói.
Nếu bạn là sếp, “hãy thừa nhận rằng sẽ có áp lực và khó khăn. Bạn có nhiệm vụ cổ vũ tinh thần cho cả nhóm làm việc của bạn.”
Điều này đặc biệt quan trọng nếu như tình trạng làm việc tại nhà kéo dài hơn vài tuần.
“Hãy thiết lập chuẩn mực cho việc làm việc từ nhà,” giáo sư Larson nói. “Hãy giữ vững tinh thần của mọi người.”
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Worklife.
https://www.bbc.com/vietnamese/vert-cap-52095765

Virus corona:

Sáu mặt hàng bán chạy trong thời bệnh dịch

Simon Gompertz và Robert PlummerBBC News
Khi đại dịch virus corona ngày càng hoành hành, nhiều nhà bán lẻ đang điêu đứng nhìn sự sụp đổ thương mại sắp đến, nhưng những người khác thì không kịp bán.
“Chúng tôi bận rộn như vào thời điểm Giáng sinh”, chủ sở hữu của một doanh nghiệp cà phê trực tuyến, nói “chúng tôi đang bán gấp đôi số lượng trước đây.”
Cùng ở vào vị thế may mắn này là một nhà cung cấp trò chơi ngoài trời: “Chúng tôi đã bán hết bàn chơi ping pong – chúng là trò chơi đang được ưa thích.”
Sự lựa chọn món hàng để mua trong khi mọi gia đình bị mắc kẹt ở nhà, cho thấy nhiều người muốn tìm cách giữ cho tâm trí và cơ thể được hoạt động, được nuôi dưỡng tốt và được làm mới.
Vậy thì, những món hàng gì đang bán chạy nhất?
1. Xe đạp và dụng cụ tập thể dục
Cho dù để tập thể dục hoặc để có một phương tiện đi lại an toàn hơn, doanh số bán xe đạp đang tăng tốc.
“Mọi người đang nghĩ, tôi muốn có sự độc lập,” Will Butler-Adams, giám đốc điều hành của công ty xe đạp gấp được, Brompton, nói.
“Tôi nghĩ doanh số bán hàng ở Anh trên toàn ngành có thể tăng khoảng 15%.”
Trong khi đó, London Cycle Workshop bận rộn gấp đôi so với bình thường, tu sửa những chiếc xe đạp cũ cho khách hàng đang cố gắng tránh những phương tiện giao thông công cộng hoặc “chỉ tìm kiếm một cái gì đó để làm”.
Nhà bán lẻ Halfords cũng báo cáo gia tăng doanh số bán xe đạp tập thể dục, nói rằng: Những người không thể ra ngoài vẫn muốn tập thể dục trong nhà.Toby Clark, thuộc công ty nghiên cứu thị trường Mintel, cho biết các đội ngũ của ông đang thấy báo cáo về ”doanh số bán thiết bị tập thể dục tại nhà rất cao, vì mọi người cố gắng bù đắp cho thực tế là giờ họ không thể đến phòng tập thể dục “.Cửa hàng John Lewis biểu đồng tình.
Số bán thiết bị tập thể dục tại nhà và các sản phẩm thể dục khác của chuỗi cửa hàng này đã chứng kiến sự “nâng cấp đáng kể”.
2. Trò chơi ngoài trời và trong nhà
Nhà cung cấp trò chơi Andy Beresford cho biết toàn bộ kho bàn chơi pingpong ngoài trời của ông đã bán hết và số hàng phải giao trong tuần này được đặt mua trước.
“Tôi đã bán được 124 bàn trong tuần trước, ông Beresford nói,” Trong cùng thời gian này năm ngoái, tôi chỉ bán được 15 bàn.”
Đơn đặt hàng bắt đầu gia tăng khi chính phủ cho biết các trường sẽ phải đóng cửa.
Andy, công ty kinh doanh Home Leisure Direct có trụ sở ngay bên ngoài Bristol, cũng đã bán được “rất nhiều” bàn bida.
Số bàn bida tồn kho của Home Leisure Direct đã giảm một nửa từ 500 xuống 250.
3. Vật dụng trong nhà và ngoài vườn
Phil Jones của tiệm JustSeed ở Wrexham, nơi bán nhiều loại hạt giống cây trồng, nói rằng phải ngừng nhận đơn đặt hàng sau khi bán một loạt các mặt hàng chủ lực bao gồm cà rốt, rau diếp, đậu và cà chua.
“Người ta mua nhiều quá,” ông nói, “Chúng tôi không bắt kịp với một sự đột biến lớn.”
Hai trong số các công ty hạt giống lớn nhất là Marshalls và Suttons ngừng trả lời điện thoại.
Một số người mua lo lắng là sẽ thiếu rau quả tươi, nhưng Phil nói rằng nhiều người chỉ đang tìm kiếm một việc gì đó để làm.
“Họ đã có ý định làm mảnh vườn trồng ít rau từ nhiều năm và đó là một thứ giáo dục để làm chung với con trẻ”, ông nói thêm.
Một nhà bán lẻ chuyên gia khác, Franchi Seeds, phải tạm thời gỡ bỏ trang web, nói rằng “mọi người đang mua hàng một cách hoảng loạn”.
Trong nhà, nhiều người đang dùng may và đan như một cách để đánh bại sự nhàm chán của việc bị chôn chân một chỗ.
Cửa hàng bách hóa Liberty có trụ sở tại London cho biết doanh số phụ kiện may hiện tăng 380% so với năm ngoái, trong khi số lượng mua bộ dụng cụ thủ công của họ tăng 228%.
4. Sách và tiểu thuyết
Một mục tiêu khác phổ biến với những người bỗng dưng có quá nhiều thời gian ngay bây giờ là nằm nhà với một cuốn sách hay. Và có lẽ đáng ngạc nhiên, các tiểu thuyết hư cấu về dịch bệnh đang có nhu cầu lớn.
Ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng những cuốn sách được bán nhiều nhất trong tuần của Amazon là The Eyes of Darkness của Dean Koontz. Mặc dù nó được viết vào năm 1981, nhưng nó mô tả một loại virus có tên là Vũ Hán-400, trong đó có vẻ như là một dự đoán kỳ lạ về virus corona.
Một cuốn tiểu thuyết khác đang bán rất chạy là The Plague của tác giả người Pháp Albert Camus. Nhà xuất bản Penguin của Anh cho biết doanh số bán hàng của cuốn này trong tuần cuối tháng 2 tăng 150% so với năm ngoái và họ đang tái bản cuốn sách. Doanh số của sách này cũng tăng mạnh ở Pháp và Ý.
5. Hàng điện tử
Như các ông chủ siêu thị đã nói với chúng ta, tổng số thức ăn trị dự trữ trong nhà của mọi người bây giờ được đánh giá 1.24 tỷ đôla cao hơn so với trước khi cơn sốt mua hàng bắt đầu.
Nhưng tất cả những món này bỏ vào đâu? Bạn phải có một nơi nào đó để lưu trữ chúng.
Do đó, tủ đông và tủ lạnh nằm trong danh sách những sản phẩm mà mọi người đang tìm kiếm trên các thị trường trực tuyến.
Máy tính xách tay cũng đắt hàng, các thiết bị văn phòng cũng thế, có lẽ bởi vì nhiều người đang thấy rằng trượt trên ghế sofa không phải là cách tốt nhất để làm việc.
Dixons Carphone cho biết doanh số bán thiết bị làm việc tại nhà rất tốt (máy tính xách tay, máy in), thiết bị giải trí gia đình (TV, máy chơi game) và cho sinh hoạt gia đình (tủ lạnh, tủ đông, thiết bị nhà bếp), với doanh số bán hàng cùng cửa hàng tăng 23% .
6. Cà phê
Rave Coffee, bán cà phê với những hương vị lạ từ một đơn vị công nghiệp ở Cirencester, đang phải nhận thêm nhân viên để đối phó vì nhu cầu đã tăng gấp đôi.
“Đội ngũ nhân viên của chúng tôi có 11 thành viên, và đang cần thêm năm người nữa”, Vikki Hodge, người điều hành doanh nghiệp nói.
“Mọi người mua cà phê của chúng tôi để cung cấp cho văn phòng của họ, bây giờ họ đang nhận nó ở nhà,” Vikki giải thích.
“Với mỗi đơn đặt hàng cho văn phòng, tôi có thể nhận được 10 người đặt hàng từ phòng khách.”
Doanh nghiệp nhỏ ‘lúng túng’
Nhưng ngay cả các doanh nghiệp đang đắt hàng trong cuộc khủng hoảng vẫn gặp nguy hiểm.
Andy từ Home Leisure Direct cho biết ông đã ngừng nhận đơn đặt hàng cho bàn chơi pingpong sau khi các nhà máy đóng cửa ở Pháp, Tây Ban Nha và Ý.
“Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ bị phong tỏa trước cuối tuần”, ông nói.
Andy có 40 nhân viên, nhiều người trong số họ sẽ không có việc gì để làm, vì vậy ông đang lên kế hoạch xin tài trợ của chính phủ để giúp trả lương.
Vikki từ Rave Coffee nhận thức sâu sắc rằng các doanh nghiệp xung quanh cô trong khu công nghiệp của cô ở Cirencester đang phải đóng cửa.
“Tôi có thể thấy sự lo lắng trên khuôn mặt của họ. Họ là những doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn”, Vikki nói.
Cô tin rằng tiếp tục mở cửa không chỉ là cung cấp thêm việc làm. Đó là về việc cung cấp tài chính cho các công ty cần giúp đỡ.”
“Chúng tôi sẽ trả VAT và PAYE đúng hạn”, Vikki nói thêm, “Nó đi vào quỹ tiền chung để giúp họ.”
https://www.bbc.com/vietnamese/business-52081867

Virus corona : Hiệu quả của thuốc chloroquine

 chưa được chứng minh chắc chắn

Thanh Phương
Thuốc chống sốt rét chloroquine là thần dược để chữa trị cho mọi bệnh nhân Covid-19 ? Đây là câu hỏi mà có lẽ cả thế giới đang chờ lời giải đáp, vào lúc một số nước như Pháp và Mỹ đã cho phép sử dụng loại thuốc này trong bệnh viện, tuy với mức độ khác nhau.
Tại Hoa Kỳ, tổng thống Donald Trump đã đặt rất nhiều hy vọng vào chloroquine và hydroxychloroquine, mà ông cho là « món quà Trời ban ». Hôm qua, 29/03/2020, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cho phép sử dụng hai loại thuốc chống sốt rét này để chữa trị cho các bệnh nhân Covid-19 là thiếu niên và người lớn. Nhưng FDA chỉ cho sử dụng trong bệnh viện, « một cách thích hợp », khi nào chưa có kết quả thử nghiệm lâm sàng chắc chắn.
Trong khi đó, tại Pháp, theo khuyến cáo của Hội đồng Cao cấp về Y tế Công cộng, thuốc chloroquine hiện chỉ được dùng để điều trị trong bệnh viện và cho những ca bệnh nặng, chứ không được dùng cho những ca nhẹ hơn.
Ngày 27/03/2020, vị giáo sư Pháp gây nhiều tranh cãi Didier Raoult, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm ở Marseille, vừa công bố một công trình nghiên cứu mới về chloroquine. Theo ông, nghiên cứu mới xác nhận « hiệu quả » của loại thuốc chống sốt rét này trong việc điều trị Covid-19. Khẳng định của giáo sư Raoult dựa theo kết quả thử nghiệm thuốc chloroquine trên 80 bệnh nhân, mà trong đó 80% đã có « tiến triển thuận lợi ». Trước đó, vị giáo sư này đã có một nghiên cứu đầu tiên trên khoảng 20 bệnh nhân.
Nhưng cũng như lần trước, nhiều nhà khoa học đã phản bác kết luận của giáo sư Raoult trong nghiên cứu mới. Họ cho rằng không thể kết luận như vậy mà chỉ dựa trên một nghiên cứu mà ngay cả cách thức tiến hành cũng đã có vấn đề. Điều chủ yếu mà các nhà khoa học chỉ trích, đó là nghiên cứu của giáo sư Raoult không bao gồm một nhóm « đối chứng », tức là những bệnh nhân không uống loại thuốc đang được nghiên cứu. Cho nên không thể nào có sự so sánh để xác định có đúng là nhờ thuốc đó mà bệnh tình tiến triển khả quan.
Hiện giờ, cả thế giới đang nỗ lực thử nghiệm các phương thuốc điều trị Covid-19. Theo thông báo của bộ trưởng bộ Đại Học và Nghiên Cứu Pháp Frédérique Vidal hôm nay, các kết quả đầu tiên của cuộc thử nghiệm lâm sàng Discovery của châu Âu về các loạt thuốc có thể trị Covid-19 sẽ được công bố vào cuối tuần này. Trong cuộc thử nghiệm Discovery, ngoài một số bệnh nhân được cho uống thử chloroquine, một số bệnh nhân được điều trị bằng thuốc Remdesivir (thuốc chống Ebola), một số khác thì được điều trị bằng thuốc Kaletra trị SIDA. Bộ trưởng Vidal cho biết dựa trên các kết quả đầu tiên này, các nhà khoa học mới quyết định xem có nên kéo dài cuộc thử nghiệm, bỏ một số thuốc này, hay thêm một số thuốc khác.
Tại Hoa Kỳ, Viện Y tế Quốc gia NIH và Cơ quan Nghiên cứu Phát triển trong lĩnh vực Y Sinh học BARDA cũng đang ráo riết tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng về các phương thuốc điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona.
Nói chung, đại bộ phận các nhà khoa học và các cơ quan y tế trên thế giới vẫn kêu gọi mọi người nên chờ có những kết quả chắc chắn với một quy trình thử nghiệm thật chặt chẽ về mặt khoa học. Họ cũng liên tục cảnh báo các bệnh nhân Covid -19 về nguy cơ của việc sử dụng thuốc chống sốt rét, khi hiệu quả của thuốc này chưa được chứng minh.
Hôm qua, chính cơ quan FDA cũng đã khuyến cáo dân Mỹ không nên tự uống thuốc chloroquine, sau khi một người dân ở bang Arizona bị chết do uống uống chất làm sạch bể cá, trong đó có chứa hoạt chất chloroquine phosphate, vì nghe đồn đây là thuốc chữa bệnh Covid-19.
Hôm qua, Cơ quan Y tế Địa phương ở vùng Nouvelle-Aquitaine, miền tây nam nước Pháp, cũng đã cảnh báo về một số trường hợp bệnh nhân « nhiễm độc tim mạch » khi tự uống thuốc hydroxychloroqine, nhập viện trong tình trạng nguy kịch đến mức phải được đưa vào phòng hồi sức, trong khi hệ thống bệnh viện tại Pháp đang bị quá tải do số bệnh nhân nặng mỗi ngày lại tăng thêm hàng trăm người.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A2n-t%C3%ADch/20200330-virus-corona-hi%E1%BB%87u-qu%E1%BA%A3-c%E1%BB%A7a-thu%E1%BB%91c-chloroquine-ch%C6%B0a-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ch%E1%BB%A9ng-minh-ch%E1%BA%AFc-ch%E1%BA%AFn

Covid-19: Pháp tăng tốc di chuyển bệnh nhân

tới bệnh viện các vùng ít dịch

Tú Anh
Tính đến hôm nay 30/03/2020, đại dịch Covid-19 đã sát hại hơn 34 ngàn người trên thế giới, trong tổng số hơn 725 ngàn ca bị lây nhiễm và làm hơn 3 tỷ người bị cách ly hay hạn chế đi lại.
Đứng hàng thứ 5 trong bức tranh ảm đạm này, trước tình trạng một số bệnh viện bị « quá tải », cơ quan y tế Pháp khẩn cấp di chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế ở vùng ít dịch. Chính quyền Pháp cũng tăng cường các chuyến bay sang Trung Quốc đem dụng cụ y tế và khẩu trang về Pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt tại các bệnh viện.
Cho đến hôm nay, số bệnh nhân từ trần vì đại dịch Covid-19 tại Pháp đã lên đến 2.606 người trong tổng số hơn 40 ngàn người bị lây nhiễm. Theo báo cáo của Tổng Nha Y Tế Công Cộng, trong 24 giờ qua, có thêm 292 người chết. Tổng cộng đến nay có 4.632 người đang chống chọi với tử thần trong các phòng cấp cứu nhưng tin vu là có 7.732 bệnh nhân đã bình phục và trở về nhà.
Để có thể đối phó hiệu quả với Covid-19 mà « đỉnh sóng thần » được dự báo trong tuần này, cơ quan y tế tiến hành hàng loạt biện pháp. Từ cuối tuần qua, nhiều xe lửa tốc hành TGV, trực thăng, máy bay quân sự di chuyển nhiều đợt bệnh nhân (250 người), từ vùng Đông Pháp – nơi mà các bệnh viện cấp vùng gần như « quá tải » - về các địa phương chưa bị báo động đỏ như miền tây và tây nam.
Các nước láng giềng như Đức và Thuỵ Sĩ đã nhận hơn một chục bệnh nhân Pháp.
Tranh thủ thời gian này, các ty y tế ở một số tỉnh thành, kể từ hôm nay, thành lập các trạm xét nghiệm và khám bệnh lưu động theo mô hình Hàn Quốc. Tùy mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được chuyển đi đúng nơi đúng chỗ, tránh gây thêm sức ép không cần thiết cho nhân viên chăm sóc. Pháp cũng thiết lập cầu không vận, mỗi tuần bốn chuyến bay, đem khẩu trang và máy hô hấp nhân tạo đặt mua tại Trung Quốc về Pháp. Chuyến đầu tiên đã đến san bay Pháp vào chiều hôm qua.
Để tỏ lòng tri ân đối với nhân viên y tế trên tuyến đầu ở Paris và vùng phụ cận, chính quyền địa phương thông báo chi ra 18 triệu euros bổ sung thu nhập cho y tá. Một biện pháp đáng khích lệ khác là các công ty xe điện ngầm, xe bus, sẽ hoàn trả tiền mua vé phương tiện công cộng tháng Tư cho khách hàng có thẻ tháng hoặc năm. Trái lại, số tiền phạt đối với những người phạm luật phong tỏa tăng vùn vụt: từ 135 euro lên 200 euro nếu tái phạm trong vòng 15 ngày. Và 3.750 euro cộng thêm 6 tháng tù nếu liên tục tái phạm.
Về trị liệu, một số trường hợp biến chứng từ triệu chứng nhiễm Covid-19 thành truỵ tim ở một số bệnh nhân tự ý dùng hydroxychloroquine, được ghi nhận ở Nouvelle-Aquitaine.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200330-covid-19-ph%C3%A1p-t%C4%83ng-t%E1%BB%91c-di-chuy%E1%BB%83n-b%E1%BB%87nh-nh%C3%A2n-t%E1%BB%9Bi-b%E1%BB%87nh-vi%E1%BB%87n-c%C3%A1c-v%C3%B9ng-%C3%ADt-d%E1%BB%8Bch

Virus corona: Pháp lập cầu không vận,

mua hàng trăm triệu khẩu trang Trung Quốc,

Thụy My
Bắc Kinh đã ngỏ lời cảm ơn Pháp do trong hội nghị truyền hình của nhóm G7 Paris đã phản đối đề nghị của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là nên dùng từ « virus Vũ Hán ». Trung Quốc đáp ứng đơn đặt hàng khẩu trang khổng lồ của Pháp, và cầu không vận bắt đầu hoạt động từ ngày 29/03/2020.
Cuối giờ chiều Chủ nhật 29/03/2020, chiếc phi cơ vận tải của Air France chở theo 100 tấn thiết bị y tế, trong đó có 5,5 triệu khẩu trang từ Thượng Hải đã hạ cánh xuống phi trường Roissy, ngoại ô Paris. Trước đó một hôm, chính phủ Pháp loan báo lập cầu không vận với Trung Quốc để đưa gấp mặt hàng mà các nhân viên y tế đang rất cần để có thể tự vệ trước đại dịch virus corona.
Theo bộ trưởng y tế Olivier Véran, Pháp đã đặt mua « hơn 1 tỉ khẩu trang » trên khắp thế giới, nhưng chủ yếu từ Trung Quốc. Trước đó hai ngày, tờ Le Monde đưa ra con số khẩu trang mua của Trung Quốc là 600 triệu. Đối mặt với làn sóng bệnh nhân Covid-19 hiện nay, ngành y tế Pháp cần 40 triệu khẩu trang/tuần, nhưng Pháp chỉ có thể sản xuất 8 triệu chiếc/tuần.
Đối mặt với đại dịch, Paris mới nhận ra những khiếm khuyết về nguồn cung thiết bị y tế. Libération nêu ra vài ví dụ : hãng Air Liquide sản xuất bình oxy ở Auvergne, nhưng bị Anh mua lại và chuyển dịch sang Ba Lan. Một công ty ở Bretagne sản xuất khẩu trang nhưng không có đủ hợp đồng, đã đóng cửa năm 2018…
Từ gần hai tháng qua, các nhà máy khẩu trang ở Trung Quốc đã lần lượt mở cửa lại, và tăng tốc sản xuất. Ngày 29/2, Bắc Kinh cho biết có thể sản xuất mỗi ngày 110 triệu khẩu trang, gấp 12 lần so với trước. Ngoài 4.000 công ty trong lãnh vực này, còn được bổ sung thêm hàng ngàn doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu trong ngành dệt may. Những tên tuổi lớn trong ngành xe hơi và điện tử cũng tham gia. Có thể kể Foxconn, nhà thầu của hãng Apple (sản lượng 2 triệu khẩu trang/ngày), và BYD chuyên về xe điện (5 triệu/ngày).
Cầu không vận hoạt động ra sao ?
Công ty Geodis phụ trách việc vận chuyển, Cơ quan Y tế công (SPF) nhận số khẩu trang được giao, còn đại sứ quán Pháp tại Bắc Kinh cố gắng kiểm tra chất lượng hàng, theo khả năng của mình.
Khó khăn đầu tiên là tìm được phi cơ vận tải trong lúc này. Một công ty Nga là Volga Dnepr đồng ý cho thuê hai chiếc Antonov-124, loại máy bay chở hàng lớn nhất thế giới. Kế tiếp là giấy phép hạ cánh tại Trung Quốc, được ký sau 4 ngày thay vì 7.
Sau chuyến hàng đầu tiên hôm Chủ nhật, thứ Hai 30/3 một phi cơ vận tải khác hạ cánh xuống sân bay Paris-Vatry (Marne) có khu vực dành riêng cho hàng hóa. Tiếp theo mỗi ngày sẽ có ít nhất một chuyến bằng máy bay Antonov-124, chở khoảng 100 tấn hàng với số lượng thiết bị y tế khác nhau, nhưng ít nhất khoảng 12 triệu khẩu trang mỗi chuyến. Những phi cơ vận tải này sẽ quay vòng trong nhiều tháng, tùy theo khả năng cung ứng của phía Trung Quốc.
Geodis đã thành lập đội đặc nhiệm gồm khoảng 20 người, gồm một số tại Paris, số còn lại ở Thâm Quyến và Thượng Hải. Công ty còn phải liên lạc thường xuyên với 4 nhà máy sản xuất khẩu trang Trung Quốc để cập nhật số lượng hàng, nhằm tính toán phương tiện trung chuyển. Dùng container là nhanh nhất, nhưng lại lãng phí 30 đến 40% khối lượng hàng chở được, còn chất lên các palette phải mất thêm 6 tiếng đồng hồ. Khi đến nơi, hàng sẽ được chuyển xuống dưới sự giám sát của cảnh sát.
Vấn đề hàng giả, hàng dỏm
Tuy vậy theo Le Figaro, một số nguyên liệu như dây thun đang khó tìm, và một số chuyến hàng có thể bị chậm trễ. Chưa kể vấn nạn hàng giả, hàng dỏm nhận ra trong những tuần lễ gần đây do thị trường đang rất nóng.
Tại Tây Ban Nha, 340.000 bộ xét nghiệm nhanh mua của công ty Trung Quốc Easy Biotechnology ở Thâm Quyến không sử dụng được vì độ nhạy chỉ có 30% so với yêu cầu là 80%. Sau khi 8.000 lần xét nghiệm cho ra kết quả không thuyết phục, Madrid đã gởi trả 58.000 bộ đầu tiên về nơi sản xuất. Đại sứ quán Trung Quốc tại Tây Ban Nha thú nhận, công ty này được phép bán sản phẩm nhưng lại chưa được chứng nhận chất lượng.
Còn ở Hà Lan, AFP cho biết chính quyền đã nhập khẩu từ Trung Quốc 1,3 triệu khẩu trang loại FFP2 và phân phối cho các bệnh viện. Đây là loại khẩu trang chận được những giọt bắn rất nhỏ, giúp bảo vệ các nhân viên y tế chăm sóc cho bệnh nhân bị nhiễm virus corona. Tuy nhiên nhiều bác sĩ y tá nhanh chóng báo động cho bộ Y Tế vì nhiều khẩu trang Trung Quốc là hàng dỏm, gây nguy hiểm cho người
sử dụng. Những khẩu trang này không ôm sát khuôn mặt, và màng lọc của chúng không tốt – theo kênh truyền hình công NOS.
Kết quả là Hà Lan đã phải gởi trả về Trung Quốc 600.000 khẩu trang, tức phân nửa lượng hàng đặt. Phát ngôn viên của bệnh viện Catharina d’Eindhoven nhận xét : « Có những kẻ lợi dụng cuộc khủng hoảng hiện nay để thủ lợi, bán hàng xấu với giá cao ». Một thử nghiệm thứ hai cho thấy các khẩu trang không đạt chất lượng, bộ Y Tế Hà Lan quyết định không cho sử dụng toàn bộ số hàng còn lại.
Châu Âu viện trợ âm thầm, Bắc Kinh bán hàng nhưng khoe cứu trợ thế giới
Điện Elysée nhấn mạnh sự « có qua có lại » với Trung Quốc, bác bỏ mọi tuyên truyền là Bắc Kinh « cứu vớt » châu Âu. Paris nhắc lại vào cuối tháng Giêng, chính quyền Trung Quốc đã xin Ủy Ban Châu Âu giúp đỡ, và châu Âu đã gởi tặng 56 tấn thiết bị y tế, chủ yếu là các bộ đồ bảo hộ, khẩu trang y tế và hóa chất khử trùng. Tuy nhiên châu Âu làm việc này một cách lặng lẽ để không làm mất mặt Bắc Kinh.
Ngược lại, khi vừa phục hồi Trung Quốc lại khua chuông gióng trống, để làm quên đi những sai lầm nghiêm trọng, những dối trá trong hai tháng đầu của cuộc khủng hoảng Vũ Hán. Những ngày gần đây, các chuyến hàng khẩu trang, găng, máy thở gởi sang Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Serbia và Pháp, được kèm theo chiến dịch tuyên truyền quy mô, tạo ấn tượng Trung Quốc đang đi « cứu » thế giới.
Một nguồn tin ở Elysée nói với Le Monde, trong đại dịch này thế mạnh địa chính trị đã chuyển sang phía Trung Quốc và một phần về phía Nga. Bắc Kinh muốn phô trương sức mạnh, tự cho là đã vượt qua khủng hoảng, đánh bại con virus và nay giúp đỡ toàn thế giới, với mục tiêu ngắn hạn là châu Âu. Trước mắt cần chấp nhận thực trạng là Pháp cần những khẩu trang này, nhưng về lâu về dài cần xem lại về sự lệ thuộc kinh tế.
Cũng theo Le Monde, gần đây đã có những cuộc điện đàm giữa tổng thống Emmanuel Macron với chủ tịch Tập Cận Bình, giữa hai ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và Vương Nghị. Tờ báo tiết lộ thêm, Bắc Kinh qua đó đã cảm ơn Pháp – trong hội nghị truyền hình của nhóm G7 Paris đã phản đối đề nghị của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo là nên dùng từ « virus Vũ Hán ». Theo ông Pompeo, không nhìn nhận trách nhiệm trực tiếp của đảng Cộng Sản Trung Quốc trong thảm họa này là một dạng đồng lõa thụ động. Cuộc thảo luận diễn ra hết sức gay gắt !
Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, rõ ràng « ngoại giao khẩu trang » của Trung Quốc đang phát huy thế mạnh.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200330-virus-corona-ph%C3%A1p-l%E1%BA%ADp-c%E1%BA%A7u-kh%C3%B4ng-v%E1%BA%ADn-mua-h%C3%A0ng-tr%C4%83m-tri%E1%BB%87u-kh%E1%BA%A9u-trang-trung-qu%E1%BB%91c

Pháp : Ca sĩ Christophe nhập viện do khó thở

Thanh Phương
Nam danh ca Pháp Christophe, nổi tiếng thế giới với ca khúc « Aline », hiện đang nằm viện tại Paris do bị khó thở, nhưng hiện chưa biết ông có nhiễm virus corona hay không.
Theo lời ông Laurent Castanié, nhà sản xuất các chương trình biểu diễn, nói với hãng tin AFP hôm qua, 29/03/2020, Christophe đã nhập viện ở Paris từ tối thứ Năm, tình trạng hiện đang ổn định và đang được bác sĩ y tá chăm sóc rất tốt. Nhưng ông không thể xác nhận là nam danh ca 74 tuổi có đã bị nhiễm virus corona hay không. Về phần Le Parisien, nhật báo này khẳng định ca sĩ Christophe dương tính với virus gây bệnh Covid-19.
Thông tin về Christophe nhập viện do bị khó thở đã gây xúc động dư luận tại Pháp, với rất nhiều phản ứng của giới nghệ sĩ trên các mạng xã hội. Các danh ca như Michel Polnareff, Jeanne Mas, đều lo ngại cho sức khỏe của ông.
Sinh năm 1945, Christophe, tên thật là Daniel Bevilacqua, xuất thân từ một gia đình người Ý nhập cư vào Pháp. Nổi danh từ thập niên 1960, Christophe cho tới nay vẫn không bị lỗi thời, bằng chứng là hai album mới nhất của ông ra năm ngoái, “Christophe, etc”, vol 1 và vol 2, đã được công chúng tán thưởng nồng nhiệt, nhất là vì trong đó Christophe song ca với các ca sĩ đủ mọi thế hệ để trình bày lại các ca khúc tiêu biểu của ông.
Vẫn chưa mệt mỏi ở tuổi 74, Christophe đã dự kiến tiếp tục lưu diễn tại Pháp, nhưng do tình hình dịch Covid-19, ông đã phải dời hai buổi diễn 29 và 30/03 ở Paris đến ngày 28 và 29/04.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200330-ph%C3%A1p-ca-s%C4%A9-christophe-nh%E1%BA%ADp-vi%E1%BB%87n-do-kh%C3%B3-th%E1%BB%9F

Trứng gà bán chạy ở Pháp nhân mùa dịch Covid-19

Tuấn Thảo
Đại dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch, khách sạn hay nhà hàng. Họa người phúc ta, ngành thực phẩm lại có doanh thu tăng vọt trong thời kỳ có lệnh phong tỏa do hầu hết các hộ gia đình đều tự ‘‘cách ly’’ ở trong nhà. Một cách khá bất ngờ, trứng gà là một trong những mặt hàng bán chạy nhất ở Pháp nhân mùa dịch Covid-19.
Trong vòng hai tuần qua, bên cạnh những người sành nấu ăn, cũng có rất nhiều người Pháp do buộc phải ở nhà, đã trở thành ‘‘đầu bếp’’ bất đắc dĩ. Theo báo Le Parisien, chưa bao giờ các mạng dạy nấu ăn với các công thức đơn giản lại thu hút đông đảo lượt người truy cập như vậy.
Các món ăn không quá công phu cầu kỳ, không tốn nhiều thời gian mà cũng chẳng đòi hỏi quá nhiều thành phần như các loại bánh quiches, crêpe, gaufre, cake với cá anchois và trái ôliu, các loại bánh nướng mặn cũng như ngọt  … Không chỉ là một thú tiêu khiển cho qua thời gian như đọc sách, nghe nhạc hay xem phim, nấu ăn còn tạo cơ hội cho các gia đình quây quần lại với nhau ban đầu ở trong bếp và sau đó là quanh bàn ăn.
Các món ăn đơn giản mà người Pháp thường hay làm giống nhau ở một điểm : một trong những thành phần chính vẫn là trứng gà. Kết quả là dân Pháp trong thời gian qua đã mua rất nhiều trứng trong các siêu thị. Phần lớn cũng vì giá trứng gà khá rẻ, lượng protein đầy đủ không kém gì thịt cá và thời hạn sử dụng cũng tương đối lâu hơn so với nhiều thực phẩm tươi. Theo báo Le Figaro, điều đó giải thích vì sao nhu cầu mua trứng đã tăng vọt trong thời gian qua.
Theo ông Maxime Chaumet, tổng thư ký Ủy ban CNPO đại diện cho ngành sản xuất trứng gà ở Pháp, đa số các thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng đã buộc phải tuyển dụng thêm nhân viên, tăng thêm ca sản xuất, phần lớn vì đơn đặt hàng đã gia tăng từ 30% đến 60% trong tuần qua. Tại một số khu vực, các nhà sản xuất đã không phản ứng kịp thời, đến mức một số quầy siêu thị bị thiếu hàng trong những ngày cuối tuần.
Theo tuần báo Capital, sự ‘‘khan hiếm’’ nhất thời của trứng gà một phần cũng vì các hệ thống phân phối chuyên chở, các phương tiện giao hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn hơn tại Pháp, do các biện pháp phong tỏa ngày càng được siết chặt. Đó là trường hợp của các siêu thị trên đường Lamarck, ở Paris quận 18 hay trên đại lộ Italie ở Paris quận 13.
Tại thành phố Orléans (vùng Loiret), các nhân viên làm việc ở một siêu thị Carrefour trên đường Royale (đại lộ nổi tiếng nhất thành phố) cho biết các hộp trứng gà được giao từ hồi sáng sớm thứ Sáu, và thông thường kho hàng này được bán trong ba ngày nay lại được bán sạch chỉ trong hai tiếng đồng hồ. Một  kịch bản tương tự đã diễn ra tại đại siêu thị Intermarché ở thành phố Champigny (vùng Marne). Khách hàng không còn trứng gà để mua vào buổi sáng đầu tuần, do trong hai ngày cuối tuần trứng gà bán rất chạy.
Theo ông Pascal Le Maire, tổng giám đốc tập đoàn Cocorette, tập hợp 680 nhà sản xuất tại Pháp cung cấp mỗi năm hơn 1 tỷ quả trứng gà cho người tiêu dùng : trứng gà là loại thực phẩm có nhiều chất protein và có thể được cất giữ trong tủ lạnh 28 ngày thay vì chỉ được có vài ngày như thịt bò tươi. Các hộ gia đình khi đi mua thức ăn để trữ sẵn trong tủ lạnh thường nghĩ đầu tiên hết tới trứng gà, sữa chua hay các loại phô mai.
Theo ông Yves de Le Fouchardière, chủ tịch hợp tác xã các nhà sản xuất trứng gà hiệu Loué ở vùng Sarthe, nhu cầu mua trứng gà tăng vọt đột ngột là do hai lý do. Đầu tiên hết là khách hàng mua trứng để dự trữ đề phòng, về điểm này trứng gà vẫn được xem như là một thức ăn bổ dưỡng hơn so với đồ khô và đồ hộp. Lý do thứ nhì là ‘‘hiệu ứng’’ đoàn tụ gia đình (thường thấy vào những dịp lễ lạt), anh em cùng một nhà có cơ hội về thăm bố mẹ, trước kia họ không có nhiều cơ hội, bây giờ lại dư dã thời gian để cùng làm bánh hay nấu ăn với nhau.
Chuyện làm bánh trong nhà là một nét văn hóa thường thấy nơi người Pháp, đặc biệt là đối với các em nhỏ, các gia đình Pháp thường có truyền thống dạy cho các em cách khuấy bột đổ bánh crêpe, nhồi bột làm bánh táo, bánh charlotte có trứng nhưng không cần đút lò, các loại bánh nướng thì có bánh hạnh nhân fiancier, bánh bột dừa congolais, hay đơn giản hơn nữa là loại bánh bông lan (madeleine) mà trong thành ngữ Pháp mùi hương của chiếc bánh luôn gắn liền với ký ức chưa phai mờ, những kỷ niệm tươi đẹp nhất của tuổi thơ.
http://www.rfi.fr/vi/ph%C3%A1p/20200330-tr%E1%BB%A9ng-g%C3%A0-b%C3%A1n-ch%E1%BA%A1y-%E1%BB%9F-ph%C3%A1p-nh%C3%A2n-m%C3%B9a-d%E1%BB%8Bch-covid-19

Dịch bệnh ở Ý theo sau mối quan hệ với Trung Quốc?

Triệu Hằng
Cứ khoảng hai phút, có một người Ý chết vì virus Vũ Hán mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ hay còn gọi là CCP) để mặc lan truyền khắp thế giới bằng cách giấu giếm che đậy nó.
Ý trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, với 97.689 ca nhiễm và hơn 10.779 người chết (*) kể từ ngày 24/3. Vẫn chưa biết chính xác sự bùng phát dịch ở Ý bắt đầu như thế nào.
Tuy nhiên, vùng tâm chấn dịch bệnh của Ý lại có một mối quan hệ kinh doanh đặc biệt mạnh mẽ với Trung Quốc và có luồng ý kiến cho rằng vì Ý quá thân cận với ĐCSTQ.
Mầm mống bệnh dịch
Hai ca nhiễm đầu tiên ở Ý là một cặp vợ chồng đến từ Vũ Hán, Trung Quốc, tâm chấn dịch bệnh. Hai người này đến Milan vào ngày 24/1 và trong tuần tiếp theo họ đi về phía Nam đến Rome, ở đây họ xuất hiện các triệu chứng.
Một trường hợp khác là một người đàn ông người Ý đã xét nghiệm dương tính sau khi trở về từ Trung Quốc vào cuối tháng 1. Dường như không ai trong số họ dẫn đến một vụ bùng phát dịch lớn hơn.
Trong gần 2 tuần, số trường hợp nhiễm virus được xác nhận chỉ là 3. Sau đó, một bệnh nhân bí ẩn xuất hiện.
Vào ngày 18/2, một người đàn ông 38 tuổi lộ diện ở Bệnh viện Codogno ở một thị trấn nhỏ khoảng 30 dặm về phía Đông Nam của Milan. Hai ngày trước, anh được kê đơn thuốc cảm cúm tại bệnh viện, nhưng cơn sốt của anh không giảm, la Repubblica – tờ báo tiếng Ý, cho hay.
Người đàn ông đã không tiết lộ mình có bất kỳ kết nối nào với Trung Quốc và không có hình thức kiểm dịch nào được thực hiện. Ngày hôm sau, anh ta bắt đầu có vấn đề về hô hấp và vợ anh nhớ lại rằng anh đã gặp một người bạn trở về từ Trung Quốc vài tuần trước đó. Điều này đã kích hoạt báo động.
Một xét nghiệm được thực hiện và người đàn ông có kết quả dương tính. Cuộc truy tìm những hoạt động của người đàn ông này trong vài tuần trước được bắt đầu.
“Anh ấy gặp nhiều người hơn trong những ngày đó, trong công việc và thể thao, nhiều hơn cả số người tôi gặp trong sáu tháng”, bác sĩ Giorgio Scanzi của bệnh viện bình luận.
Người vợ đang mang thai của anh này bị ốm, bác sĩ riêng của anh bị ốm và một số nhân viên bệnh viện bị ốm. Số lượng các trường hợp lây nhiễm trong khu vực bắt đầu lên cao.
Đầu tiên là hàng chục, sau đó là hàng trăm, kế tiếp là hàng ngàn. Tính đến ngày 24/3, gần một nửa trong số các ca nhiễm được xác nhận ở Ý tập trung tại vùng Lombardy bao quanh Milan.
Tỉnh Lodi, bao gồm Codogno và các thị trấn xung quanh, cứ 1.000 cư dân có gần 8 người nhiễm bệnh, gấp khoảng 8 lần so với mức trung bình quốc gia.
Người đàn ông bị bệnh nói trên là một quản lý và nghiên cứu cho Unilever, một gã khổng lồ đa quốc gia về thực phẩm và vệ sinh. Công ty có sự hiện diện rộng rãi ở Trung Quốc, bao gồm một cơ sở phát triển và nghiên cứu ở Thượng Hải, nhưng không rõ liệu người đàn ông này có thể đã nhiễm virus thậm chí chỉ là gián tiếp thông qua các hoạt động Unilever hay không. Công ty đã không trả lời yêu cầu bình luận.
Bạn của anh này, người trở về từ Trung Quốc, sau đó đã xét nghiệm âm tính. Vì vậy, người đàn ông này đã nhiễm virus từ đâu? Chưa có câu trả lời rõ ràng. Nhà chức trách Ý hiện tập trung vào dịch bệnh, thay vì truy tìm “bệnh nhân số 0”.
Dù vậy, có một điều rõ ràng, nếu có một nơi nào đó có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, thì đó là tỉnh Lodi.
Mối quan hệ với Trung Quốc
Mặc dù chỉ có khoảng 230.000 cư dân, nhưng Lodi đạt giá trị kinh doanh hơn 2,6 tỷ USD với Trung Quốc vào năm 2018, phòng thương mại địa phương báo cáo. Như vậy, hơn 11 triệu USD tính trên một đầu người, một tỷ lệ gần gấp bốn lần so với thành phố lân cận là Milan.
Các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề khác ở Lombardy cũng có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc.
Trong số tất cả các thành phố của Ý, Milan hợp tác kinh doanh nhiều nhất với Trung Quốc, với doanh số khoảng 9,4 tỷ USD trong năm 2018. Milan có hơn 5.700 ca nhiễm virus.
Bergamo, tỉnh có hầu hết các ca nhiễm với hơn 6.700, từ lâu đã có mối quan hệ hữu nghị với tỉnh tự trị Diên Biên (Yanbian) của Trung Quốc ở biên giới Triều Tiên. Tỉnh này đã mở văn phòng riêng tại Ý. Thương mại với Trung Quốc của Bergamo đạt gần 1,6 tỷ USD vào năm 2018.
Brescia, thủ phủ của nhà sản xuất vũ khí Beretta nổi danh của Ý, đang thực hiện công việc kinh doanh trị giá hơn 1 tỷ USD với Trung Quốc mỗi năm. Brescia có gần 6.300 ca nhiễm CCP virus.
Trên toàn quốc, các khu vực làm ăn nhiều nhất với Trung Quốc cũng là những khu vực bị virus ĐCSTQ (CCP) tấn công nhiều nhất. Lombardy chiếm hơn 20 tỷ USD và hơn 30.000 ca nhiễm bệnh. Emilia Romagna hơn 6,2 tỷ USD và hơn 9.000 ca nhiễm. Veneto hơn 6,4 tỷ USD và gần 6.000 ca nhiễm. Piemonte hơn 4,6 tỷ USD và hơn 5.500 ca nhiễm.
Nhưng cũng không tuyệt đối. Campania, khu vực đông dân nhất cả nước chỉ có khoảng 1.100 ca nhiễm. Nơi này vẫn còn hợp tác khá nhiều với Trung Quốc, khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.
Virus được cho rằng sẽ hoạt động tốt hơn ở thời tiết lạnh hơn. Đó có thể là một phần lý do tại sao các khu vực phía Nam, bao gồm Campania, ít ca nhiễm hơn.
Đồng thời, nơi có sự hiện diện của những người nhập cư Trung Quốc không hẳn là điểm nóng bùng phát dịch bệnh.
Tỉnh miền Trung Prato được biết đến với cộng đồng lớn của người Trung Quốc. Hàng ngàn nhà máy dệt may của người Trung Quốc, thường là các nhân viên nhập cư bất hợp pháp, đã mọc lên trong một hoặc hai thập niên gần đây, cạnh tranh với các doanh nghiệp địa phương lâu đời bằng cách nhập khẩu vải Trung Quốc giá rẻ, phá vỡ quy tắc lao động chặt chẽ của Ý và đôi khi trốn thuế. Nhưng tỉnh này chỉ có 159 ca nhiễm virus.
Sáng kiến Vành đai và Con đường của ĐCSTQ
Chính phủ Ý trong những năm gần đây đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc. Quá nhiều điều lạ đã khiến Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu vào năm ngoái trong vô ích kêu gọi Ý ngừng lại việc tham gia sáng kiến Vành đai Con đường, dự án cơ sở hạ tầng của Bắc Kinh để kết nối chính nó với châu Âu, Nam và Đông Nam Á, Trung Đông, châu Đại Dương, châu Mỹ Latinh và châu Phi thông qua một mạng lưới cảng, đường bộ và đường sắt.
Vành đai và Con đường đã bị chỉ trích vì nhấn chìm các nước đang phát triển vào bẫy nợ và để mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị và quân sự của ĐCSTQ.
Ý đã thấy ở Trung Quốc một nguồn đầu tư cho nền kinh tế đang gặp khó khăn cũng như thị trường cho các sản phẩm của mình. Nhưng những triển vọng đó đã chậm thành hiện thực. Năm 2018, chưa đến một phần tư của các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ý từ Trung Quốc.
Trong khi ĐCSTQ tận hưởng hiệu ứng của quan hệ công chúng khi một nước thuộc khối G-7 tham gia Vành đai Con đường, thì Ý không thực sự nhận được nhiều lợi ích dưới sáng kiến này.
Chỉ có thỏa thuận duy nhất cho đến nay, công ty Jetion Solar (Trung Quốc) và Eni SpA sẽ đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD vào các dự án năng lượng mặt trời mới.
Trong khi đó, Ý tiếp tục thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, chỉ riêng năm 2018 là hơn 200 tỷ USD.
Virus corona thêm vào những rủi ro cho Ý từ các vướng mắc với Trung Quốc, theo Delle Vedove, thành viên của Ủy ban Đối ngoại của “Anh em Italy” (Fratelli d’Italia), một đảng Bảo thủ của Ý.
“Virus corona mở ra một viễn cảnh đáng lo ngại”, ông nói. “Nó nói với chúng ta rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc có thể là một vấn đề không chỉ từ quan điểm kinh tế hay công nghiệp, mà còn từ an ninh và dự phòng y tế quốc gia”.
(*) Cập nhật theo số liệu của worldometers ngày 30/3/2020. Trong bài gốc, Belt and Road News viết “gần 70.000 ca nhiễm và hơn 6.800 ca tử vong”. Hiện, Ý là quốc gia có số ca tử vong vì virus Vũ Hán cao nhất thế giới.
Theo Belt and Road News ngày 26/3/2020
Triệu Hằng dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/dich-benh-o-y-theo-sau-moi-quan-he-voi-trung-quoc.html

Virus Corona : Nước Ý le lói hy vọng hạ nhiệt « cơn sốt »

Anh Vũ
Tại Ý, các số liệu công bố ngày hôm qua 29/03/2020 vẫn còn rất đáng lo ngại. Từ đầu dịch đến nay, đã có 10.779 người chết và 97.689 ca lây nhiễm. Tuy nhiên, dường như biện pháp phong tỏa cả nước từ 3 tuần nay bắt đầu có dấu hiệu tích cực. Mức tăng số bệnh nhân mới đã rút ngắn dần trong 3 ngày liên tiếp.
Thông tín viên RFI tại Ý Eric Senanque cho biết thêm chi tiết :
Sau hai ngày đen tối, các số liệu của cơ quan bảo vệ dân sự, theo dõi khắp cả nước hàng ngày và được công bố cuối buổi chiều cho thấy chút hy vọng. Ngoài số ca tử vong vẫn còn cao với thêm 756 người vào hôm qua, biểu đồ lây nhiễm đi xuống : chỉ tăng thêm 5,6% hôm Chủ Nhật so với mức tăng 7,4% của ngày trước đó. Dù sao thì đó cũng là tin mang lại hy vọng ở Ý. Số bệnh nhân phải chăm sóc tích cực chỉ tăng rất ít trong vùng Lombardia. Vùng được cho là thước đo cuộc khủng hoảng y tế của nước này vào hôm qua chỉ có thêm 9 ca phải điều trị tích cực so với hôm trước. Đó cũng là một tín hiệu đáng khích lệ.
Hôm qua trên truyền hình, giám đốc bệnh viện Bergamo tỏ vui mừng về số lượng người khỏi bệnh tăng mạnh (hiện tại con số này là 13 nghìn người). Tình hình trong những vùng khác của Ý nhìn chung có xu hướng ổn định. Vẫn có các ca nhiễm mới nhưng dường như dịch bắt đầu được kiềm chế. Tuy vậy, tất cả vẫn còn mong manh, đỉnh dịch vẫn chưa đạt tới. Tối hôm qua, bộ trưởng Y Tế Roberto Speranza nhấn mạnh giờ chưa phải lúc hạ thấp cảnh giác.  
Tây Ban Nha chờ đỉnh dịch
Bên cạnh Ý, Tây Ban Nha là nước có số tử vong cao thứ 2 châu Âu. Con số thống kê được công bố hôm nay cho thấy Tây Ban Nha có thêm 812 ca tử vong trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, thấp hơn một ít so với con số 838 ca tử vong được công bố hôm qua, nâng tổng số người chết vì dịch Covid-19 lên 7.340 người. Tổng số ca nhiễm bệnh của Tây Ban Nha hôm nay cũng lên tới 85.195.
Hầu hết các bệnh viện ở Tây Ban Nha đều trong tình trạng quá tải, thiếu thốn trang thiết bị, đang khắc khoải hy vọng đỉnh dịch sẽ nhanh đến.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200330-virus-corona-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-%C3%BD-le-l%C3%B3i-hy-v%E1%BB%8Dng-h%E1%BA%A1-nhi%E1%BB%87t-c%C6%A1n-s%E1%BB%91t

Covid-19: Thủ đô nước Nga ban hành lệnh cấm ra đường

Tú Anh
Thị trưởng Matxcơva ra lệnh dân chúng “ở nhà” chống dịch. Lệnh mới có hiệu lực kể từ hôm nay 30/03/2020. Lệnh cũ áp dụng từ ngày 08/03 chỉ liên quan đến những người trên 65 tuổi. Giờ đây, tất cả 12,5 triệu dân thủ đô đều phải chấp hành lệnh. Những người vi phạm quy định có thể lãnh án 5 năm tù.
Từ  Matxccơva, thông tín viên Daniel Vallot tường thuật :
Matxcơva tỉnh thức một cách muộn màng vì không ngờ tình hình dịch tại thủ đô nghiêm trọng như vậy. Chính quyền ban hành các biện pháp rất nghiêm ngặt : dân Matxcova không có quyền rời khỏi nhà trừ phi phải có mặt tại sở làm hay là những trường hợp bất khả kháng như đi mua thức ăn hay cần chữa trị khẩn cấp. Họ cũng được ra khỏi nhà để đổ rác và dẫn chó đi dạo nhưng không được đi xa quá 100 mét, không được phép chạy bộ hay dạo chơi như ở một số nước khác.
Các biện pháp hạn chế đi lại nói trên được một hệ thống « theo dõi thông minh », theo thuật ngữ của toà đô chính Matxcơva, mà không kèm theo một lời giải thích chính xác nào.
Theo báo chí Nga, có thể đó là một loại code mã vạch mà người dân thủ đô phải chụp bằng điện thoại di động và sẽ cho phép cảnh sát kiểm chứng địa chỉ của cư dân cũng như các đơn xin phép ngoại lệ, trong trường hợp cần thiết.
Nước Nga như vậy đã tăng cường các biện pháp chống dịch Covid-19, thế nhưng báo cáo chính thức chỉ đưa ra các con số rất thấp : 9  bệnh nhân tử vong và 1.500 ca bị lây nhiễm. Thị trưởng Matxcơva nhìn nhận báo cáo chính thức không phản ánh tình trạng thực tế bởi vì số xét nghiệm không nhiều. Chính quyền liên bang không thể tránh né các biện pháp phong toả triệt để trên toàn quốc nữa. Nhưng tạm thời, chỉ mới có thủ đô và vùng phụ cận dân chúng thực sự bị hạn chế đi lại.
http://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20200330-covid-19-th%E1%BB%A7-%C4%91%C3%B4-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nga-ban-h%C3%A0nh-l%E1%BB%87nh-c%E1%BA%A5m-ra-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng

Cảnh sát Nam Phi bắn đạn cao su

vào người mua sắm trong thời gian cách ly tại nhà

Tin từ JOHANNESBURG – Theo hãng thông tấn AFP, tổng thống Cyril Ramaphosa ra lệnh cho 57 triệu người Nam Phi ở nhà trong vòng 21 ngày, và bố trí cảnh sát và quân đội để thực thi lệnh này. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là từ các khu dân cư nghèo, bất chấp lệnh cấm và đi ra ngoài để mua thực phẩm. Trong khi chạy bộ và dắt chó đi dạo bị cấm, thì việc mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác được cho phép, tuy nhiên không được mua rượu bia.
Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn AFP cho biết, cảnh sát Nam Phi đã bắn đạn cao su về phía hàng trăm người đang xếp hàng bên ngoài một siêu thị ở Johannesburg vào hôm thứ Bảy (28 tháng 3). Khoảng 200 đến 300 người tụ tập bên ngoài cửa hàng tạp hóa nổi tiếng Shoprite tại Yeoville, đây là khu vực nằm trong quận trung tâm thương mại của thành phố Johannesburg. Những người này chen lấn để giữ chổ của họ, nên nhiều người không chú ý đến khoảng cách an toàn được đề nghị để tránh nhiễm coronavirus.
Cảnh sát đến trên 10 xe tuần tra và bắt đầu bắn đạn cao su về phía những người mua sắm, khiến họ giật mình giẫm đạp lên nhau, và một người phụ nữ cõng em bé trên lưng đã bị té xuống đất. Sau đó, cảnh sát dùng roi da để buộc những người mua sắm tuân thủ các quy tắc về giữ khoảng cách an toàn tại nơi công cộng. Tính đến nay, Nam Phi có 1,170 trường hợp nhiễm coronavirus được xác nhận, và ghi nhận ca tử vong đầu tiên do virus này vào thứ Sáu (27/3).
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/canh-sat-nam-phi-ban-dan-cao-su-vao-nguoi-mua-sam-trong-thoi-gian-cach-ly-tai-nha/

Covid-19 : Hàn Quốc kiểm soát dịch không kiểm soát dân

Anh Vũ
Trong mùa đại dịch Covid-19, sáng hôm nay 30/03/2020, Seoul tiếp tục loan báo một loạt thông tin khích lệ : chỉ có 78 ca lây nhiễm mới, (tổng cộng 9.661 ca), chứng tỏ Hàn Quốc kiểm soát được làn sóng lây lan của siêu vi Corona chủng mới.
Trong số các biện pháp hiệu quả, có chính sách xét nghiệm đại trà, công dân nào cũng được chăm sóc và nhất là phương pháp theo dõi lộ trình đi lại của người mang siêu vi dịch Covid qua ứng dụng định vị trên điện thoại di động.
Luật pháp Hàn Quốc quy định ra sao để công nghệ cao cấp không bị lạm dụng vào mục đích kiểm soát tự do của dân chúng như ở một chế độ độc tài ? Từ Seoul, thông tín viên RFI Frederic Ojardias giải thích :
“Tại Hàn Quốc, nhất cử nhất động của những người bị lây nhiễm siêu vi Corona đều được theo dõi từng giây từng phút : thông tin họ đến quán ăn nào, cửa hiệu nào, theo lộ trình xe bus nào, vào giờ nào … đều được ghi lại và chuyển đến smartphone của cư dân tại khu phố mà bệnh nhân đi tới.
Sau vài lần trật nhịp, biện pháp này được cải tiến để bệnh nhân không bị tiết lộ danh tính. Tại Hàn Quốc, luật pháp quy định rất nghiêm khắc về biện pháp theo dõi đường đi nước bước của người dân : Các dữ liệu liên quan đến vị trí, tọa độ phải được các công ty dịch vụ điện thoại chuyển thẳng cho Trung tâm quản lý khủng hoảng, được lưu trữ trong các công cụ không thuộc Nhà nước và phải được xoá bỏ sau khi khủng hoảng chấm dứt.
Những ai vô tình tiếp xúc hoặc đứng gần với người bệnh sẽ được báo động tức khắc và có thể xin xét nghiệm ngay lập tức và tự cách ly nếu cần. Các ổ dịch bị dập tắt trước khi bùng lên. Chiến lược này không gặp nhiều chống đối tại Hàn Quốc. Đại đa số dân chúng rất xem trọng quyền tự do cá nhân nhưng họ biết tình hình rất nghiêm trọng. Cho đến nay, Hàn Quốc không áp dụng biện pháp phong toả đi lại”.
Cũng trong ngày hôm nay 30/03/2020, sau cuộc họp lần thứ ba giữa tổng thống Moon Jea In với các chuyên gia thuộc Hội Đồng Kinh Tế Khẩn Cấp, chính phủ Hàn Quốc loan báo một loạt biện pháp xã hội giúp các gia đình có thu nhập thấp và xí nghiệp nhỏ. Khoảng 14 triệu hộ gia đình 4 người, có thu nhập dưới 5.800 đô la Mỹ/tháng sẽ được hỗ trợ 816 đô la/tháng. Theo bản tin KBS, các công ty nhỏ và tư nhân nghèo sẽ được tạm miễn đóng góp bảo hiểm y tế và tiền điện.
http://www.rfi.fr/vi/ch%C3%A2u-%C3%A1/20200330-covid-19-h%C3%A0n-qu%E1%BB%91c-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-d%E1%BB%8Bch-kh%C3%B4ng-ki%E1%BB%83m-so%C3%A1t-d%C3%A2n

TQ diễn tập đối đầu với máy bay,

chiến hạm nước ngoài ở Biển Đông

Quân đội Trung Quốc đã tiến hành tập trận mô phỏng những cuộc đối đầu trực tiếp với máy bay và chiến hạm nước ngoài ở Biển Đông và chuyên gia dự đoán nước này có thể tăng cường tập trận ở khu vực.
Cuộc tập trận nói trên do không quân và hải quân Trung Quốc cùng tiến hành vào ngày 10.3, theo PLA Daily, cơ quan ngôn luận của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA). PLA Daily nói rằng cuộc tập trận bao gồm diễn tập tìm kiếm máy bay nước ngoài chưa được xác định với sự hỗ trợ của tàu nổi, đuổi máy bay nước ngoài ra khỏi cái gọi là không phận Trung Quốc, thậm chí “bắn chúng bằng tên lửa để ngăn chặn chúng tấn công tàu chiến Trung Quốc”.
Cuộc tập trận chung mới của không quân và hải quân Trung Quốc diễn ra cùng ngày khu trục hạm Mỹ USS McCampbell tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOP) ở quần đảo Hoàng Sa nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Hình ảnh do hải quân Mỹ chụp cho thấy một tàu hộ vệ Type 054A của hải quân Trung Quốc đã theo dõi chiến hạm Mỹ. Hải quân Mỹ nói tàu hộ vệ Trung Quốc đã cảnh báo khu trục hạm USS McCampbell rời khỏi khu vực, theo tờ South China Morning Post (SCMP).
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Châu Thần Minh ở Bắc Kinh bình luận việc Mỹ gia tăng FONOP ở Biển Đông đã mang lại thêm nhiều cơ hội cho PLA huấn luyện tác chiến. Ông Châu còn bình luận việc Mỹ gia tăng tập trận bắn đạn thật ở khu vực sẽ “khích lệ PLA tiến hành thêm nhiều cuộc diễn tập”, theo SCMP.
Hồi tuần trước, Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đăng trên website 2 bức ảnh chụp ngày 19.3 với chú thích tuần dương hạm USS Shiloh phóng tên lửa đối không SM2 (có tầm bắn gần 170 km) trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở biển Philippines. Ngoài ra, Hạm đội 7 đăng trên Facebook ảnh chụp ngày 19.3, với chú thích khu trục hạm USS Barry phóng tên lửa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở vùng biển này.
“Cả USS Barry lẫn USS Shiloh được trang bị nhiều loại tên lửa như tên lửa hành trình Tomahawk, nhưng họ không phóng loại tên lửa này mà lại thử tên lửa phòng thủ SM2”, ông Châu nói và bình luận tên lửa Tomahawk là mối đe đọa đối với các tiền đồn quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
http://biendong.net/bi-n-nong/33807-tq-dien-tap-doi-dau-voi-may-bay-chien-ham-nuoc-ngoai-o-bien-dong.html

Cạnh tranh toàn diện: Thách thức của TQ tại Biển Đông

Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) mới công bố Báo cáo “Cạnh tranh toàn diện: Thách thức của Trung Quốc tại Biển Đông” do chuyên gia Patrick Cronin và Ryan  của Viện Hudson chủ biên.
Về vấn đề “cạnh tranh toàn diện”
Cạnh tranh toàn diện là một lăng kính hữu ích vì nó sẽ giúp làm rõ ba ý tưởng cốt yếu. Thứ nhất, cuộc đấu tranh chính đang diễn ra dưới ngưỡng một cuộc chiến tranh thật sự. Đây là cạnh tranh, không phải chiến tranh. Sự khác biệt đó rất quan trọng vì cạnh tranh và chiến tranh đòi hỏi những chiến lược, nguồn lực và sự lãnh đạo khác nhau. Bộ Quốc phòng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, sẽ không thể thành công nếu không có sự đóng góp không kém phần mạnh mẽ từ các hoạt động ngoại giao, phát triển và các bên tham gia chính phủ cũng như tư nhân có vai trò quan trọng đối với chính sách công nghệ và đổi mới. Cần có sự chung tay của Bộ Ngoại giao để tập hợp sự ủng hộ của các quốc gia chung chí hướng đối với một nghị trình chung cũng như đối phó với các hoạt động tuyên truyền và gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Cần có sự tham gia của các Cơ quan tài chính phát triển quốc tế Mỹ (DFC) và Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ (USAID) để cung cấp các khoản đầu tư minh bạch và bền vững với tiêu chuẩn cao, trái với sự hợp tác ép buộc của Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Mỹ cần có các khoản đầu tư trong nước, cải cách giáo dục và các chính sách điều phối để có thể chiếm ưu thế so với Trung Quốc
trong cuộc cạnh tranh về các công nghệ trọng yếu. Quan trọng nhất, Mỹ cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thông qua Hội đồng an ninh quốc gia (NSC) và cần đồng bộ hóa các chính sách với các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực. Trung Quốc đang sử dụng tất cả các công cụ, ngoại trừ chiến tranh. Mỹ cần sử dụng mọi công cụ sao cho có thể tận dụng được những lợi thế độc đáo của mình, củng cố các chuẩn mực và luật pháp quốc tế đồng thời giữ vững các giá trị Mỹ.
Thứ hai, cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cạnh tranh không bị ràng buộc bởi chuẩn mực và luật pháp quốc tế.mCạnh tranh thông thường đều có giới hạn. Việc gieo rắc thông tin sai lệch, sáp nhập lãnh thổ tranh chấp hoặc đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ với sự hỗ trợ của nhà nước là những phương thức không được phép sử dụng. Những nỗ lực nhằm cản trở quyền tự do ngôn luận ở một số nước khác hay quyền tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế cũng vậy. Cách tiếp cận của Trung Quốc đối với cạnh tranh vi phạm những giới hạn này. Cạnh tranh toàn diện giúp nêu bật việc Trung Quốc đang áp dụng một chiến lược cực đoan và toàn lực đối với cạnh tranh.
Thứ ba, cạnh tranh toàn diện truyền tải ý tưởng rằng đây là một cuộc cạnh tranh toàn xã hội. Giống như khi một quốc gia huy động cho cuộc chiến tổng lực, Trung Quốc đã huy động toàn xã hội cho sự cạnh tranh toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã nhờ tới các công ty tư nhân, ngư dân, những kẻ kích động trên mạng Internet, Hoa kiều và bất kỳ nhóm người nào khác mà giới chức Trung Quốc có thể kiểm soát. Cũng có người gọi hành vi ứng xử của Trung Quốc là “chiến tranh chính trị” hay “chiến tranh vùng xám”. Trong khi nhấn mạnh bản chất của cuộc chạy đua hay ít nhất là cách thức vận hành của nó, thì những thuật ngữ này cũng vô tình cổ súy quan điểm cho rằng vấn đề này chủ yếu liên quan đến quân sự. Cạnh tranh toàn diện hướng sự chú ý tới những đặc trưng cốt yếu nhất trong chiến lược và hành vi của Trung Quốc. Trong khi sự cạnh tranh của Bắc Kinh hầu như không bị hạn chế, thì một ngoại lệ là Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn giành chiến thắng mà không cần giao chiến.
Mối quan hệ giữa các mục tiêu quốc gia, mục tiêu khu vực của Trung Quốc ở Biển Đông
Phạm vi tác động của các công cụ mà Trung Quốc sử dụng chắc chắn đã và đang được mở rộng trên mọi lĩnh vực. Tất cả các phương tiện kinh tế, thông tin, quân sự, tâm lý và pháp lý của nước này ngày nay đều có tác động lớn hơn. Các phương tiện này có phạm vi tiếp cận lớn hơn, có nhiều khả năng huy động các bên tham gia then chốt hơn và được kết hợp tốt hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi rõ rệt nhất chính là cách Trung Quốc sử dụng các công cụ của mình.
Dưới thời Tập Cận Bình, Chính phủ Trung Quốc đã chuyển hướng sang thực hiện chính sách đối ngoại mang tính đàn áp và coi thường luật pháp hơn. Thời kỳ “trỗi dậy hòa bình” và theo đuổi một “thế giới hài hòa” đã qua. Sau khi từng bước tích lũy quyền lực, Chính phủ Trung Quốc hiện nay dường như có ý định sử dụng sức mạnh đó để áp đặt sở thích của mình lên người khác. Điều đó được thể hiện khi Trung Quốc trực tiếp ép buộc các nước khác phải nhượng bộ. Tuy nhiên, điều đó cũng được thể hiện khi các chính sách mang tính ép buộc của Trung Quốc khiến các bên thứ ba phải chủ động thông qua các chính sách thân thiện với Đảng Cộng sản Trung Quốc do e ngại làm Bắc Kinh khó chịu .
Đồng thời, Chính phủ Trung Quốc cũng trở nên sẵn sàng thách thức và đôi khi trực tiếp vi phạm các cam kết hiệp ước mang tính ràng buộc về pháp lý như Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS). Chính phủ Trung Quốc ký kết các hiệp ước nhưng chỉ tuân thủ khi nào cảm thấy thuận tiện. Ví dụ nổi bật nhất trong vấn đề Biển Đông  là việc Bắc Kinh từ chối công nhận phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài về tranh chấp trên Biển Đông, vốn là một phần của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS.
Điều thậm chí diễn ra thường xuyên hơn là việc Trung Quốc luôn muốn làm theo ý mình thông qua hành vi áp đặt các nước láng giềng nhỏ hơn, những nước vốn phải đối mặt với một lựa chọn sống còn: để Bắc Kinh tự do hành động hoặc từ bỏ lợi ích kinh tế đồng thời đối mặt với các biện pháp trừng phạt. Ví dụ, kể từ phán quyết năm 2016, Tổng thống Duterte đã cho phép Trung Quốc “chà đạp” lên chủ quyền của Philippines nhằm đổi lấy miếng mồi nhử là những lời hứa hẹn về cơ sở hạ tầng mà phần lớn vẫn chưa được thực hiện. Đồng thời, Trung Quốc tiến hành xây dựng các tiền đồn quân sự trên các đảo đá nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, trái với quy tắc của ASEAN và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002.
Những thay đổi này phản ánh một mô hình mà trong đó Chính phủ Trung Quốc bắt đầu áp đặt lối tư duy độc đoán với các nước bên ngoài giống như với người dân trong nước. Điều này cho thấy, nếu như có cơ hội, Chính phủ Trung Quốc sẽ đối xử với các nước láng giềng như những đối tượng chứ không phải đối tác. Việc Chính phủ Trung Quốc ưa thích các mục tiêu và phương thức độc đoán, phi pháp là lý do dẫn tới căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước khác trong cộng đồng quốc tế. Nếu Chính phủ Trung Quốc thể hiện ý định ôn hòa và tuân thủ các chuẩn mực và luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế sẽ hoan nghênh sự trỗi dậy của nước này. Tuy nhiên, thay vào đó, Bắc Kinh lại làm phức tạp thêm vấn đề liên
quan tới hành vi ác ý của họ với một chiến dịch kỳ lạ, tuyên truyền về việc họ đã tỏ ra cởi mở và công bằng ra sao và rằng bất kỳ ai phản đối lập trường của Bắc Kinh đều không muốn Trung Quốc giành được chỗ đứng xứng đáng.
Hành vi của Trung Quốc cũng bộc lộ một mô hình quan trọng khác. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần xây dựng sức mạnh vượt trội so với các quốc gia khác trong một lĩnh vực nào đó nhưng cũng đồng thời trấn an rằng họ sẽ không sử dụng sức mạnh đó để chống lại những nước này. Sau đó, khi Trung Quốc trở thành bên tham gia chiếm ưu thế trong lĩnh vực đó thì Chính phủ nước này lại lạm dụng sức mạnh để ép buộc các quốc gia dễ tổn thương hay các tập đoàn đa quốc gia. Ví dụ, Trung Quốc xây dựng sức mạnh kinh tế vượt trội so với các nước láng giềng trong nhiều thập kỷ. Đối với những sự phụ thuộc sâu sắc hơn về kinh tế, nước này tạo ra vỏ bọc “đôi bên cùng có lợi” và chờ đợi cho đến khi Trung Quốc có được vị thế đối tác thương mại chủ chốt của những quốc gia này. Sau đó, Trung Quốc lại sử dụng đòn bẩy tài chính để ép buộc những nước này. Một báo cáo của CNAS năm 2018 đã mô tả chi tiết một số vụ việc đáng chú ý: Lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản năm 2010, hạn chế nhập khẩu cá hồi Na Uy năm 2010, hạn chế nhập khẩu chuối từ Philippines năm 2012, hạn chế du lịch đến Đài Loan năm 2016, tính phí nhập khẩu các sản phẩm khai mỏ từ Mông Cổ năm 2016, việc đóng cửa chuỗi siêu thị Lotte và hạn chế du lịch và nhập khẩu văn hóa phẩm Hàn Quốc năm 2016. Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự trong khi vẫn trấn an các nước khác rằng họ sẽ không sử dụng sức mạnh đó để chèn ép các nước láng giềng. Sau đó, khi quân đội Trung Quốc giành được lợi thế vượt trội so với các nước láng giềng, Bắc Kinh bắt đầu triển khai sức mạnh quân sự của nước này. Chính phủ Trung Quốc đã triển khai các lực lượng quân sự, bao gồm cả tên lửa chống hạm, đến các cấu trúc địa hình trên quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Bắc Kinh cũng cử các tàu cảnh sát biển có vũ trang cỡ tàu khu trục để hộ tống ngư dân nước này đánh bắt cá trái phép vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác. Trung Quốc cũng cử các tàu dân quân biển sử dụng tia laser để làm lóa mắt các phi công bay trên không phận quốc tế. Trung Quốc cũng đe dọa các nước láng giềng thông qua việc triển khai các tàu khảo sát đại dương, các giàn khoan và số lượng lớn tàu đánh cá, tất cả đều do lực lượng dân quân biển, cảnh sát biển và Hải quân Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc hộ tống và bảo vệ.
Mô hình này có ý nghĩa quan trọng vì gần đây Trung Quốc đã tích lũy dữ liệu lớn (Big Data) để chuẩn bị cho việc chiếm ưu thế vượt trội về thông tin. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đang từng bước thúc đẩy việc kiểm soát cơ sở hạ tầng số của các nước khác – bao gồm phần cứng và phần mềm mạng 5G, hạ tầng cứng viễn thông và các tuyến cáp ngầm dưới biển. Trung Quốc trấn an các nước láng giềng rằng nước này sẽ không lạm dụng sức mạnh về cơ sở hạ tầng của mình. Đến lúc này, chúng ta hẳn đã biết mô hình này sẽ kết thúc như thế nào. Đối với những dữ liệu không thể xâm nhập, Trung Quốc sẵn sàng tìm cách phá hoại nhằm đạt được điều mà họ cần trong thời bình hoặc nếu cần thiết có thể tìm cách thắng thế trong một cuộc giao tranh “thông tin hóa” chóng vánh.
Năm khía cạnh quan trọng nhất của chiến dịch cạnh tranh toàn diện của Trung Quốc ở Biển Đông và khu vực Đông Nam Á
Cạnh tranh thông tin là rất quan trọng vì nó tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với tất cả các lĩnh vực cạnh tranh khác. “Thống trị thông tin” là thuật ngữ chúng tôi sử dụng để thảo luận về các nỗ lực của Trung Quốc nhằm thu thập các dữ liệu, kiểm soát cơ sở hạ tầng số, lấp liếm thông tin, phát tán thông tin sai lệch và phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến thông tin để Trung Quốc có thể chi phối nền kinh tế thông tin và công nghệ cao trong tương lai. Nếu Trung Quốc có được ưu thế về thông tin, thì nước này có thể sử dụng lợi thế đó để tăng cường các hoạt động tâm lý, đòn bẩy kinh tế, các hoạt động quân sự và bán quân sự, và thậm chí là các nỗ lực để loại bỏ các chuẩn mực và nguyên tắc pháp lý. Ví dụ, các hoạt động tâm lý sẽ hiệu quả hơn khi Trung Quốc có thể sử dụng dữ liệu về các cá nhân để phát tán các thông tin sai lệch đúng mục tiêu hơn. Việc kiểm soát cơ sở hạ tầng số đem lại một phương thức thuận tiện hơn để theo dõi việc truy cập mạng, làm chậm kết nối đến các trang mạng nhất định, hay có thể là sàng lọc nội dung giống như cách Trung Quốc đã tiến hành ở trong nước, mà không để lại dấu vết. Khả năng xảy ra lạm dụng là rất cao.
Điều làm gia tăng mối quan ngại của quốc tế không phải là hành động đơn lẻ nào đó của Trung Quốc mà là toàn bộ những nỗ lực của chính phủ nước này trong lĩnh vực thông tin. Chúng ta có thể trích dẫn một số hành động khác biệt nhưng có liên hệ với nhau của Trung Quốc mà có thể phá hoại thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo lâu nay giữa Mỹ và Anh. Trước tiên, Viện nghiên cứu số 54 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc đã thâm nhập vào cơ sở dữ liệu của công ty Equifax năm 2017, gây tổn hại tới dữ liệu cá nhân của gần 150 triệu người Mỹ (và 13 triệu người Anh) – những thông tin có thể nhắm đến những người làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến an ninh quốc gia. Thứ hai, dưới áp lực kinh
tế và vận động hành lang mạnh mẽ (Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thậm chí đã gọi việc phản đối Huawei là “vô đạo đức”), nước Anh đã buộc phải chấp nhận rủi ro đối với hệ thống viễn thông 5G của mình khi phụ thuộc một phần vào công nghệ của Huawei. Một số chuyên gia cố gắng giảm thiểu rủi ro của việc mua công nghệ của Trung Quốc khi gợi ý rằng London có thể chống lại các hoạt động gián điệp và bảo vệ các bí mật từ các phần khác của hệ thống. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của bản thân, Mỹ biết rõ các thông tin có thể bị đánh cắp qua hệ thống viễn thông như thế nào. Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan tình báo liên bang Đức (BDN) đã bẻ khóa hệ thống bảo mật của chính phủ các nước đã mua máy móc của công ty Crypto của Thụy Sỹ. Tuy nhiên, theo Jonathan Eyal, một cây bút của tờ Straits Times, chính phủ nhiều nước vẫn tin tưởng giao phó các thông tin liên lạc bí mật cho các thiết bị nước ngoài, vì “họ coi máy móc chỉ đơn thuần là những nền tảng”. Trung Quốc cũng muốn có được khả năng đó trong tương lai. Việc mua lại một lượng dữ liệu cá nhân khổng lồ chỉ là một công cụ khác mà Bắc Kinh hy vọng có thể dựa vào để đạt được sự vượt trội về thông tin.
Giải pháp khả thi
Trước tiên, Mỹ và các quốc gia cùng chí hướng cần phải tìm cách làm giảm hiệu quả các hoạt động tâm lý và tuyên truyền của Trung Quốc. Điều này đòi hỏi phải vạch trần các đối tượng được ủy nhiệm và gắn nhãn các thông tin sai lệch để những người tiếp nhận thông tin có thể nhận biết tốt hơn khi nào họ đang là mục tiêu. Các bước đi cụ thể có thể bao gồm việc đẩy mạnh thực thi các đạo luật như Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài (FARA) của Mỹ và xây dựng các hướng dẫn rõ ràng, minh bạch với các công ty truyền thông xã hội để gắn nhãn thông tin sai lệch trên các nền tảng của họ một cách rõ ràng hơn. Việc Mỹ mở rộng các nỗ lực ngoại giao công của Bộ Ngoại giao và Trung tâm can dự toàn cầu trực thuộc bộ này cũng có thể giúp đảm bảo rằng các thông tin chính xác, tin cậy, kịp thời có thể đến với những độc giả đang là mục tiêu của Trung Quốc.
Thứ hai, Mỹ và các đối tác có thể giúp các quốc gia chống chọi tốt hơn trước đòn bẩy kinh tế của Trung Quốc bằng cách cung cấp các nguồn tài trợ thay thế minh bạch, chất lượng và bền vững hơn. Việc trao quyền cho DFC, với vai trò là ngân hàng phát triển của Mỹ, để huy động khu vực tư nhân Mỹ đầu tư vào các nước đang phát triển có thể cung cấp thêm nhiều nguồn tài trợ hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng cấp thiết, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn và tính cạnh tranh.
Thứ ba, Mỹ cũng cần tìm cách tự đầu tư cho chính mình. Hệ thống giáo dục công và các hệ thống đào tạo nhân lực hiện nay của Chính phủ Mỹ không được trang bị để đối phó với những thách thức do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gây ra, những căng thẳng về môi trường, sự suy yếu của các tiến trình dân chủ và những nhu cầu an ninh quốc gia trong tương lai. Những thách thức này cần một tư duy đổi mới về các ngành khoa học tự nhiên và nhân văn, nghiên cứu và ngôn ngữ khu vực cũng như công nghệ và đạo đức. Những điều này đòi hỏi phải cải tiến toàn diện chất lượng và khả năng tiếp cận giáo dục. Trong khi đó, các hệ thống giáo dục và đào tạo nhân lực của chính phủ cũng cần cải thiện lực lượng lao động để có thể hoạt động trên khắp các tuyến thông tin trong các lĩnh vực quân sự, công nghệ, kinh tế và ngoại giao.
Ngoài ra, Mỹ muốn chứng kiến một Đông Nam Á an toàn, thịnh vượng, ổn định và có thẩm quyền. Có rất nhiều cơ hội đang nổi lên để đầu tư vào kinh doanh và cơ sở hạ tầng ở Đông Nam Á. Như đã đề cập trước đó, Mỹ có thể giúp đáp ứng các nhu cầu đó bằng cách huy động khu vực tư nhân tài trợ thông qua các thể chế như DFC, vốn có khả năng hợp tác với nhiều chủ thể khác của chính phủ và khu vực tư nhân để huy động các khoản đầu tư quan trọng, cần thiết, bền vững và minh bạch. Cũng có rất nhiều cơ hội để tăng cường sự phối hợp của các nước Đông Nam Á về các vấn đề nhận được sự quan tâm chung. Ví dụ, việc hỗ trợ các nước Đông Nam Á tăng cường hợp tác quốc phòng và chia sẻ thông tin tình báo có thể giúp làm gia tăng ảnh hưởng, khả năng tự vệ và nhận thức tình huống của Đông Nam Á.
Mỹ và các đối tác cần nỗ lực phối hợp để can dự với tất cả các nước ở Đông Nam Á. Tất nhiên, thật đáng thất vọng khi phải chứng kiến Chính phủ Campuchia từng phá vỡ tính thống nhất của ASEAN về vấn đề Biển Đông vào năm 2012, nay lại ký kết một thỏa thuận bí mật có thời hạn một thế kỷ, cho phép Hải quân Trung Quốc tiếp cận vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, đã có một vài quốc gia thể hiện sự quan tâm tới việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ như Việt Nam, Indonesia và Singapore. Vì vậy, điều quan trọng là Mỹ cần phải đáp ứng mối quan tâm đó bằng những hợp tác sâu sắc hơn. Mỹ cũng cần loại bỏ những trở ngại đối với việc củng cố quan hệ với các đồng minh khu vực như Philippines và Thái Lan, cũng như các quốc gia hàng hải khác như Malaysia và Brunei.
Các nước Đông Nam Á có sức ảnh hưởng lớn nhất khi hợp tác với nhau, vì vậy, chủ nghĩa đa phương sẽ tiếp tục đóng vai trò trọng yếu. ASEAN nên tận dụng tốt hơn sự hỗ trợ của tập hợp các quốc gia cam kết bảo vệ quyền tự do hàng hải nhằm tránh bị ép buộc tham gia các thỏa thuận không công bằng về
phát triển tài nguyên hay các quy tắc lưu thông. Vì vậy, không những không nên coi sự hợp tác lỏng lẻo giữa Bộ tứ gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Úc như là mối đe dọa đối với vai trò trung tâm của ASEAN, Đông Nam Á còn nên hoan nghênh các sáng kiến như Mạng lưới điểm Xanh (Blue Dot Network), vốn được xây dựng để bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn trước các chương trình phát triển bất lợi. Tương tự, nếu ASEAN tiếp tục đấu tranh, các nhóm nước nhỏ sẽ có cơ hội hợp tác trong khuôn khổ đa phương hẹp nhằm đưa ra các giải pháp. Ví dụ, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Philippines có thể thương lượng đưa ra một quan điểm đồng thuận trong vấn đề phân định ranh giới và xây dựng một bộ quy tắc ứng xử trên biển bên ngoài ASEAN và cùng thông qua lập trường thống nhất đó.
http://biendong.net/bien-dong/33817-canh-tranh-toan-dien-thach-thuc-cua-tq-tai-bien-dong.html

Bộ Quốc phòng TQ:

Vu cáo hoạt động của Mỹ trong khu vực Biển Đông

Trong buổi trả lời họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường (26/3) đã đưa ra một số tuyên bố liên quan hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, đồng thời xuyên tạc cho rằng Trung Quốc “có chủ quyền cố hữu” trong vùng biển này.
Liên quan việc tàu chiến Type 052D của Trung Quốc chiếu laser vào máy bay trình sát P-8A của Mỹ khi hoạt động trong vùng biển quốc tế, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhậm Quốc Cường cho rằng Bắc Kinh đã thể hiện rõ lập trường. Sự thật là khá rõ ràng. Vào ngày 17 tháng 2, trong cuộc tập trận thường lệ của Hải quân Trung Quốc tổ chức trên biển vùng biển quốc tế, máy bay trinh sát P-8 của Hải quân Hoa Kỳ đã tiếp cận hạm đội Trung Quốc để thực hiện các hoạt động trinh sát trong hơn 4 giờ bất chấp cảnh báo từ phía Trung Quốc. Các hoạt động nguy hiểm của Hoa Kỳ là cực kỳ không chuẩn mực, cực kỳ không chuyên nghiệp và cực kỳ không an toàn.
Trong một thời gian dài, Hoa Kỳ đã tiếp cận trinh sát ở các khu vực trên không và trên biển đối mặt với Trung Quốc, theo dõi hoạt động của máy bay, tàu chiến của Trung Quốc trong một thời gian dài, và thậm chí đã gây ra nhiều cách tiếp cận nguy hiểm và khẩn cấp. Hành vi khiêu khích này của Hoa Kỳ làm suy yếu lợi ích an ninh của Trung Quốc và gây nguy hiểm cho sự an toàn của cả máy bay hải quân và sĩ quan và binh sĩ Trung Quốc. Phía Mỹ không chỉ nhắm mắt làm ngơ với điều này, mà thường đưa ra những tuyên bố ngụy biện và chỉ trích Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này và yêu cầu Hoa Kỳ ngừng thực hiện các hành động khiêu khích và nguy hiểm tương tự và không làm mất uy tín của Trung Quốc, tránh làm tổn hại mối quan hệ chung giữa hai nước.
Về việc tàu chiến Mỹ tập trận, tuần tra ở Biển Đông và máy bay Mỹ bay qua khu vực, ông Nhậm Quốc Cường cho biết, vào ngày 10 tháng 3, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mc Campbell đã “xâm nhập vào vùng lãnh hải của Trung Quốc ở quần đảo Tây Sa”. Bộ Tư lệnh chiến khu miền Nam của quân đội Trung Quốc đã tổ chức các lực lượng trên biển và trên không để theo dõi, giám sát, nhận diện và cảnh báo tàu Mỹ; tái khẳng định “quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có của Trung Quốc và không có tranh chấp về chủ quyền”. Tàu chiến của Hoa Kỳ đã đột nhập vào “lãnh hải của Trung Quốc” mà không được phép và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc “chủ quyền và an ninh quốc gia”.
Hiện tại, với những “nỗ lực” chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, tình hình Biển Đông tiếp tục phát triển tốt. Hoa Kỳ đã nhiều lần phái các tàu chiến và máy bay chiến đấu tiến hành các cuộc tập trận chung và mục tiêu khiêu khích trên biển Đông, dùng chiêu bài “tự do hàng hải”, đe dọa an ninh quốc gia các nước ven Biển Đông, phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực, Trung Quốc kiên quyết phản đối việc này.
Liên quan việc Trung Quốc tuần tra ở khu vực eo biển Đài Loan, ông Nhậm cho biết: Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc tổ chức một loạt các hoạt động quân sự, bao gồm tập trận sẵn sàng chiến đấu và diễn tập chung, nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan và bảo vệ lợi ích chung của đồng bào ở hai bờ eo biển Đài Loan.
Trong giai đoạn gần đây, Hoa Kỳ tiếp tục có những hành động tiêu cực đối với vấn đề Đài Loan, bao gồm cho phép Lại Thanh Đức đến Hoa Kỳ, Hoa Kỳ xem xét và thông qua cái gọi là “Dự luật Đài Bắc” và liên tục cử tàu chiến đi qua Eo biển Đài Loan. Hành động của Hoa Kỳ can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, làm suy yếu nghiêm trọng hòa bình và ổn định trên Eo biển Đài
Loan, làm tổn hại nghiêm trọng các mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ và đưa ra các tín hiệu sai cho lực lượng “Đài Độc”. Trung Quốc bày tỏ sự không hài lòng mạnh mẽ và sự phản đối kiên quyết. Chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép các lực lượng nước ngoài ủng hộ các thế lực “Đài Độc”. Quân đội Trung Quốc có một ý chí vững chắc, đầy đủ tự tin và đủ khả năng để ngăn chặn mọi hoạt động ly khai và bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ.
Trên thực tế, Trung Quốc không hề có “chủ quyền” đối với khu vực Biển Đông. Thậm chí Trung Quốc còn tìm mọi cách để ngụy tạo chứng cứ pháp lý nhằm khẳng định “chủ quyền” ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thường nói họ có đầy đủ chứng cứ để chứng minh người Trung Quốc đã phát hiện và khai thác hai quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) và “làm chủ” Biển Đông từ cách đây hơn 2.000 năm. Tuy nhiên, trên thực tế họ không đưa ra được một bằng chứng xác thực nào mà chỉ dựa vào những trích dẫn từ các sách cổ của các tác giả Trung Quốc rồi giải thích một cách tùy tiện theo ý mình rằng đó là bằng chứng về việc họ phát hiện và khai thác hai quần đảo này. Với cách thức tập hợp rất nhiều đoạn trích dẫn có dụng ý chủ quan, cắt xén, lắp ghép tùy tiện là cách Trung Quốc tung hỏa mù để đánh lừa cộng đồng quốc tế về “chủ quyền” ở Biển Đông. Không những vậy, Trung Quốc luôn tìm mọi cách để tuyên truyền, củng cố, ngụy tạo chứng cứ pháp lý để tìm cách khẳng định “chủ quyền” ở Biển Đông. Lập luận pháp lý mà Trung Quốc đưa ra chủ yếu dựa trên một số khía cạnh như: Trung Quốc có “chủ quyền” lịch sử ở Biển Đông; Khu vực này thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, được xác định từ phần lãnh thổ Trung Quốc có “chủ quyền”; Ngư dân Trung Quốc phát hiện sớm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Hiệp ước Pháp – Thanh (26/6/1887) về phân định biên giới giữa Trung Quốc và Bắc kỳ  khẳng định “chủ quyền” của Trung Quốc ở Biển Đông…
Bên cạnh đó, Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan vấn đề Biển Đông, Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS (12/7/2016) đã ra phán quyết kết luận: Nếu Trung Quốc đã từng có quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này đã bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với quy chế Vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của UNCLOS 1982. Tòa cũng nhận thấy, dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân Trung Quốc và ngư dân các nước khác đã sử dụng các đảo ở Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã độc quyền kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Chính vì vậy, không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong “đường 9 đoạn”.
Ngoài ra, trong quá khứ, Trung Quốc đã hai lần xâm chiếm trái phép Hoàng Sa. Năm 1956, lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Việt Nam, Trung Quốc đã xâm chiếm nhóm đảo phía Đông của Hoàng Sa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực sự chiếm đóng một phần quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã phản đối mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Năm 1959, một nhóm binh lính Trung Quốc giả dạng ngư dân âm mưu đổ bộ lên nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa đã bị lực lượng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đập tan. Năm 1974, lợi dụng tình hình chiến tranh ở Việt Nam, Trung Quốc đã tấn công và chiếm quyền kiểm soát Hoàng Sa từ chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chiếm đóng bằng vũ lực toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/3/1988, Trung Quân bắt đầu dùng vũ lực chiếm đóng trái phép một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
http://biendong.net/bien-dong/33814-bo-quoc-phong-tq-vu-cao-hoat-dong-cua-my-trong-khu-vuc-bien-dong.html

Chính sách ngoại giao ‘hai mặt’ của Trung Quốc

trong việc đổ lỗi dịch bệnh cho Hoa Kỳ

Tuệ Minh
Chính quyền Trung Quốc đang phải đối mặt với sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế trong việc che giấu thông tin làm bùng phát dịch Covid-19. Điều đáng nói là, nhằm giảm bớt áp lực, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc gần đây cáo buộc quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán, trong khi đại sứ Trung Quốc tại Mỹ lại uốn lưỡi nói rằng thuyết âm mưu này là “điên khùng”.
Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đăng trên Twitter ngày 12/03 rằng:  “Bệnh nhân số 0 bắt đầu ở Mỹ khi nào? Có bao nhiêu người bị nhiễm bệnh? Tên của các
bệnh viện là gì? Có thể là quân đội Hoa Kỳ đã mang dịch bệnh đến Vũ Hán. Hãy minh bạch! Hãy công bố số liệu! Mỹ nợ chúng ta một lời giải thích”.
Đó là một phát ngôn đã đổ thêm dầu vào cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Thuyết âm mưu của chính quyền Trung Quốc ngay lập tức nhận được phản ứng mạnh mẽ từ Washington. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng hành động che giấu thông tin của Trung Quốc đã khiến thế giới phải trả giá rất đắt khi dịch viêm phổi Vũ Hán đang bùng phát khắp nơi. Ông gọi virus gây ra đại dịch này là “virus Trung Quốc”.
“Trung Quốc lúc đầu ở trong tình thế khó khăn khi virus bắt đầu lan rộng, vì vậy họ đã phát động cuộc tấn công phủ đầu vào Hoa Kỳ”, một nguồn tin Trung Quốc có hiểu biết về chính trị của Bắc Kinh tiết lộ.
Bắc Kinh sợ rằng chính quyền Trump sẽ buộc Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho sự lan rộng của dịch bệnh và đã che giấu thông tin quan trọng liên quan về virus corona. Trung Quốc cũng sợ rằng Washington thậm chí có thể yêu cầu Bắc Kinh xin lỗi thế giới.
Nếu Trung Quốc ở trong thế bị động, hình ảnh của Trung Quốc trong cộng đồng quốc tế sẽ mờ nhạt đi. Chính quyền ĐCSTQ ngay tại nước nhà cũng sẽ bị lung lay. Do đó, những nhà cầm quyền cần một số công cụ để phát động một cuộc tấn công phủ đầu Hoa Kỳ để ngăn chặn những lời chỉ trích hướng đến Chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuyên truyền luôn là yếu tố rất quan trọng đối với ĐCSTQ, và chiến dịch tuyên truyền lần này là chối bỏ trách nhiệm với lập luận “Nguồn gốc của virus corona không phải ở Trung Quốc”.
Nếu điều này được cộng đồng quốc tế chấp nhận, thì chính quyền Trung Quốc cơ bản sẽ thoát khỏi tình thế khó khăn mặc dù đã thất bại trong phản ứng ban đầu về dịch bệnh.
Bản thân Tập Cận Bình đã ra lệnh điều tra kỹ lưỡng virus “đến từ đâu” và lây lan như thế nào. Ông đã nêu ra những câu hỏi đó trong một bài báo đăng trên tạp chí đảng Cầu Thị (Qiushi) ngày 16/3.
Các bộ phận liên quan của chính quyền được cho là đang nỗ lực hết sức để nghiên cứu và đưa ra các học thuyết khác nhau liên quan đến nguồn gốc của virus corona chủng mới.
Lập luận nCov có nguồn gốc bên ngoài Trung Quốc hoàn toàn phù hợp với điều chính quyền Trung Quốc muốn, và điều này dẫn đến thuyết âm mưu của Hoa Kỳ mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc, song chính ông cũng không đưa ra được chứng cứ.
Ông Triệu cáo buộc các binh sĩ Mỹ tham gia Thế vận hội quân sự ở Vũ Hán vào tháng 10/2019 có thể đã đưa virus corona vào Trung Quốc
Tuy nhiên, cuộc tranh cãi về thuyết âm mưu đã có một bước ngoặt mới trong tuần qua khi ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ có mối quan hệ mật thiết với Tập, đã trả lời phỏng vấn Axios, trong đó ông khẳng định lại quan điểm của mình rằng những thuyết âm mưu quân sự như vậy là “điên khùng”.
Ông từng nói như vậy vào tháng 2 trong một cuộc phỏng vấn khác, trước khi ông Triệu cáo buộc trên Twitter.
Khi được hỏi liệu ông hay ông Triệu là đại diện cho lập trường chính thức của Trung Quốc, ông Thôi đáp: “Tôi ở đây đại diện cho người đứng đầu nhà nước và chính phủ của tôi… Tôi là đại diện của Trung Quốc tại Hoa Kỳ”.
Ông Thôi cũng nói rằng sẽ “rất nguy hiểm” khi các nhà báo và nhà ngoại giao “suy đoán” về nguồn gốc của virus, và điều này nên để lại cho các nhà khoa học.
Khi được người phỏng vấn hỏi liệu ông Triệu có bất kỳ bằng chứng nào về việc quân đội Hoa Kỳ mang virus đến Vũ Hán không, đại sứ Thôi trả lời: “Các vị có thể đi hỏi anh ta”.
Hơn nữa, nội dung cuộc phỏng vấn đã được công bố trên các trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc và đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Hai quan chức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói những điều khác nhau – một người sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ, người còn lại dùng ngôn ngữ mềm mỏng – dường như là một phần trong chiến lược ngoại giao hai mặt của Bắc Kinh trong việc điều hướng “trò chơi” đổ lỗi nguồn gốc virus cho Hoa Kỳ.
Với việc ông Thôi nói dứt khoát rằng, ông đại diện cho Tập, người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, có thể đoán rằng ông Thôi đã nhận được một mệnh lệnh ngay từ đầu là thể hiện thiện chí của Trung Quốc đối với chính quyền Trump và người dân Mỹ.
Còn phát ngôn viên Triệu gây tranh cãi giống như một cây thương cấp thấp, chỉ có thể tiến lên và dùng một lần. Mặt khác, nếu một cây thương được giữ, nó có thể hữu ích trong tương lai. Nếu quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc ngày càng xấu đi, Triệu có thể một lần nữa đứng ở vị trí hàng đầu trong cuộc đối đầu song phương.
Trong khi chính sách ngoại giao hai mặt của Trung Quốc khó hiểu đối với cộng đồng quốc tế, điều đó không có nghĩa là việc hoạch định chính sách của Trung Quốc rơi vào hỗn loạn. Theo logic của Trung Quốc, nó có nghĩa ngược lại.
Giới lãnh đạo Trung Quốc, đứng đầu là ông Tập, nghĩ rằng đây là một cơ hội vàng trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng quốc tế của đất nước.
Một bước ngoặt đến vào giữa tháng 3, khi số người nhiễm nCov bên ngoài Trung Quốc vượt quá số ca mắc bệnh trong nước, dựa trên số liệu mà giới chức trách Trung Quốc công bố. Ngoài sự đảo ngược này, số người nhiễm bệnh ở Hoa Kỳ đã tăng lên nhanh chóng.
Dường như đỉnh điểm của nCov đã qua ở Trung Quốc và bước quan trọng tiếp theo của chính quyền Trung Quốc là đảm bảo tình cảm chống Trung Quốc không tăng lên ở châu Âu, nơi chứng kiến ​​lượng lớn số người chết vì nCov.
Theo chiến lược này, ông Tập đã gửi thông điệp chia sẻ và hỗ trợ tới Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Quốc vương Tây Ban Nha Felipe VI vào ngày 21/3.
Hai ngày sau, ông Tập cũng đã có cuộc trò chuyện qua điện thoại với Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson.
Cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu đang làm thay đổi mạnh mẽ chính trị và kinh tế, và nó cũng có thể thay đổi tương lai.
Chưa thể nói trước loại trật tự toàn cầu nào có thể sẽ xuất hiện sau khi virus bị tiêu diệt. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn trong nhiều năm nay là: Cuộc giằng co mạnh mẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về “một trật tự mới hậu virus” sẽ tiếp tục.
Theo Katsuji Nakazawa / Nikkei Asian Review
Tuệ Minh dịch và biên tập
https://www.dkn.tv/the-gioi/chinh-sach-ngoai-giao-hai-mat-cua-trung-quoc-trong-viec-do-loi-dich-benh-cho-hoa-ky.html

Nhà sản xuất găng tay lớn nhất thế giới có thể

sẽ thiếu sản phẩm do dịch bệnh coronavirus

Tin từ KUALA LUMPUR, Malaysia – Công ty sản xuất găng tay hàng đầu Malaysia Top Glove Corporation Bhd dự kiến sẽ thiếu sản phẩm vì nhu cầu từ châu Âu và Hoa Kỳ tăng đột biến, do sự bùng phát của coronavirus đang vượt ngoài tầm kiểm soát. Vào thứ Sáu (27/3), Giám đốc điều hành Lim Wee Chai nói với Reuters rằng công ty đã kéo dài thời gian vận chuyển để giải quyết sự gia tăng nhu cầu về găng tay. Ông Lim cho biết các đơn đặt hàng nhận được trong vài tuần qua gần gấp đôi công suất sản xuất của công ty, dù đây là công ty hàng đầu thế giới, cứ 5 chiếc găng tay trên toàn thế giới thì sẽ có một chiếc được sản xuất bởi công ty này.
Mỗi ngày công ty có thể sản xuất 200 triệu găng tay cao su. Hiện tại có hơn 600,000 ca nhiễm coronavirus tại 202 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó Hoa Kỳ vượt qua Trung Cộng trở thành quốc gia có nhiều ca nhiễm bệnh nhất, còn Châu Âu thì tiếp tục báo cáo nhiều ca tử vong nhất. Ông Lim cho hay, một số khách hàng đặt gấp đôi so với số lượng thông thường. Ông cho rằng việc đặt hàng dự kiến sẽ duy trì mạnh mẽ tới chín tháng nữa.  Ông cho biết công ty đang bổ sung máy mới mỗi tuần và có thể tăng sản lượng lên tới 30%. Công ty cũng đang gấp rút tuyển thêm khoảng 1,000 công nhân để kịp kế hoạch sản xuất. Hôm thứ Sáu (27/3), Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng tình trạng thiếu hụt thiết bị bảo vệ cá nhân kéo dài trên toàn cầu là một trong những mối đe dọa cấp bách nhất đối với các nỗ lực ngăn chặn virus.
Mộc Miên
https://www.sbtn.tv/nha-san-xuat-gang-tay-lon-nhat-the-gioi-co-the-se-thieu-san-pham-do-dich-benh-coronavirus/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?