Tin Việt Nam – 30/03/2020

Tin Việt Nam – 30/03/2020

Việt Nam – Virus corona : Các thành phố lớn

 được yêu cầu sẵn sàng phương án « cách ly toàn diện »

Anh Vũ
Xác định đang trong 2 tuần cao điểm mang tính quyết định chống dịch Covid-19, chính quyền Việt Nam cố gắng tăng tốc chạy đua với thời gian. Liên tiếp trong hai ngày 29 và 30/03/2020, chính phủ họp chỉ đạo các địa phương trên cả nước khẩn trương đẩy mạnh các biện pháp chống dịch. Khả năng phong tỏa toàn diện một địa phương đã được tính đến.
Dẫn thông báo tối hôm qua của Văn phòng Chính phủ sau cuộc họp của thủ tướng với 5 thành phố trực thuộc trung ương, trang tin VnExpress cho biết, « thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh được yêu cầu rà soát, cập nhật phương án phòng chống Covid-19, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố ».
Vẫn theo nguồn tin báo chí tại Việt Nam, sau cuộc họp chính phủ ngày hôm nay, 30/03, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc một lần nữa kêu gọi người dân trong cả nước hạn chế tối đa di chuyển tránh nguy cơ dịch lây lan. Theo lãnh đạo chính phủ Việt Nam, tinh thần chống dịch lúc này là « tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó và nhà nào ở nhà đó ». Hiện tại, biện pháp hạn chế đi lại, cắt giảm hoạt động trong cả nước vẫn dừng lại ở mức độ khuyến cáo, kêu gọi. Chính phủ mới chỉ ban hành một số biện pháp cấm các dịch vụ không thiết yếu hay chỉ đạo ngừng một số hoạt động giao thông vận tải trong nước.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang tập trung dập ổ dịch lớn tại bệnh viện Bạch Mai, ở phía nam Hà Nội, sau khi nhiều ca dương tính với Covid-19 được phát hiện có liên quan đến bệnh viện này trong những ngày qua. Theo số liệu bộ Y Tế Việt Nam công bố chiều tối qua, số ca nhiễm tại Việt Nam là 194 người kể từ đầu dịch. Hôm nay, Việt Nam thông báo 30 bệnh nhân Covid-19 đã được xuất viện 2 cơ sở điều trị tại Hà Nội (27 người) và tại Củ Chi (3 người).
Cộng với 16 ca khỏi bệnh hồi đầu dịch, theo báo cáo chính thức, Việt Nam còn 142 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế trên cả nước. Hơn 32 nghìn người đang được cách ly tập trung, hơn 31 nghìn người được cách ly tại nhà, 711 người thuộc diện nguy cơ lây nhiễm cao bị cách ly tập trung tại bệnh viện. Hiện chưa có trường hợp tử vong nào vì Covid-19 được ghi nhận.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200330-vi%E1%BB%87t-nam-virus-corona-c%C3%A1c-th%C3%A0nh-ph%E1%BB%91-l%E1%BB%9Bn-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-y%C3%AAu-c%E1%BA%A7u-s%E1%BA%B5n-s%C3%A0ng-ph%C6%B0%C6%A1ng-%C3%A1n-c%C3%A1ch-ly-to%C3%A0n-di%E1%BB%87n

Việt Nam có 203 ca COVID-19; 55 ca được chữa khỏi

Bộ Y Tế Hà Nội vào chiều ngày 30 tháng 3 thông báo có thêm 9 ca bệnh COVID-19, nâng tổng số trường hợp nhiễm SARS-CoV-2  từ đầu mùa dịch đến nay lên 203 ca.
Trước đó vào 4 giờ chiều cùng ngày, Bộ Y Tế Hà nội thông báo số ca được chữa  khỏi ở Việt Nam là 55 trường hợp.
Trong số này có thêm 27 bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 được chữa khỏi tại Bệnh Viện Nhiệt Đới Trung ương ở Hà Nội; 3 bệnh nhân được chữa khỏi tại Bệnh viện Dã Chiến Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tất cả những trường hợp vừa nêu sẽ tiếp tục được cách ly tại địa phương và theo dõi tình hình sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.
Thống kê của Bộ Y Tế Việt Nam cho thấy, tính đến lúc này số người đang phải cách ly tại bệnh viện là hơn 710 trường hợp; hơn 32.700 người được cách ly tập trung; và hơn 31.800 người đang cách ly tại nhà.
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc, vào ngày 30 tháng 3 lên tiếng kêu gọi ‘tỉnh nào ở tỉnh đó, nhà nào ở nhà đó’. Phát biểu của người đứng đầu chính phủ Hà Nội được đưa ra tại cuộc họp Thường trực Chính phủ nghe Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo tình hình và đưa ra các quyết sách.
Ông Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi các cơ quan bố trí cho cán bộ làm việc tại nhà qua máy tính, hạn chế đến cơ quan ; ngoại trừ các trường hợp trực quan trọng hay không thể  vắng mặt.
Vào ngày mai 31 tháng 3, hội nghị trực tuyến giữa chính phủ trung ương Hà Nội và các địa phương trong nước sẽ dừng lại, nhằm tập trung cho công tác phòng chống dịch.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/covid-19-cases-in-vietnam-totals-203-55-cases-cured-03302020083749.html

56 người Việt từ Ukraine về sân bay Vân Đồn

Khôi Minh
Vào 8h10 ngày 30/3, chuyến bay VN9062 chở theo 56 hành khách người Việt Nam từ Ukraine đã hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
Báo VnExpress thông tin, sân bay Vân Đồn đã bố trí cho hành khách xếp hàng làm thủ tục cách nhau 2 m. Khoảng cách này cũng áp dụng trên xe bus, tại các vị trí tiếp đón khách cũng như trong nhà vệ sinh sân bay.
Khi hạ cánh, máy bay đậu ở bãi đỗ xa. Mọi thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch, khử trùng… được làm bên ngoài nhà ga, đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động chung của sân bay. Sau đó xe quân đội đưa hành khách về các khu cách ly tập trung để giám sát sức khỏe trong 14 ngày.
Theo báo Tuổi Trẻ, sau khi hoàn tất thủ tục đón hành khách của chuyến bay, toàn bộ khu vực làm thủ tục, luồng di chuyển của hành khách và các thiết bị tại sân bay đều được phun khử trùng, phòng lây nhiễm dịch bệnh.
Máy bay cũng được vệ sinh, khử trùng y tế toàn bộ khoang hành khách, buồng lái để ngăn chặn tuyệt đối khả năng lây nhiễm virus Vũ Hán.
Báo Lao Động cho biết, đây là chuyến bay đặc biệt đưa khách Ukraine bị mắc kẹt ở Việt Nam do dịch Covid-19 về nước, đồng thời đón công dân Việt ở Ukraine trở về quê hương.
Theo thông tin từ hãng hàng không, hành khách đi trên chuyến bay này đều được kiểm tra thân nhiệt, phỏng vấn tình trạng sức khỏe trước khi lên tàu bay. Toàn bộ phi hành đoàn được trang bị đồ bảo hộ y tế che kín toàn thân. Hành khách sử dụng khẩu trang trong suốt chuyến bay.
Như vậy, từ đầu tháng 2 đến nay, sân bay quốc tế Vân Đồn đã đón 28 chuyến bay về từ các vùng dịch Covid-19 trên thế giới, với tổng số hơn 4.000 hành khách.
Tính đến sáng ngày 30/3, tổng số ca nhiễm tại Việt Nam là 194, trong đó có 25 người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai.
https://www.dkn.tv/thoi-su/56-nguoi-viet-tu-ukraine-ve-san-bay-van-don.html

Người dân Hạ Long ra đường sau 10 giờ đêm

 sẽ bị đưa về khu tập trung

Tin Vietnam.- Báo Vietnamnet ngày 29 tháng 3 năm 2020 loan tin, ông Vũ Văn Diện, Bí thư Thành uỷ Hạ Long, tỉnh Quang Ninh tuyên bố, bắt đầu từ 10 giờ tối ngày 29 tháng 3, người dân trong thành phố nên ở nhà. Nếu những người nào ra đường sau 10 giờ tối mà không đưa ra được nguyên nhân hợp lý thì sẽ bị lực lượng công an đưa về các khu tập trung ở nhà văn hoá.
Ông Diện cũng thông báo, nhà cầm quyền thành phố dừng việc tiếp công dân vào ngày 1 và 15 hàng tháng.  Đồng thời yêu cầu những người làm tài xế taxi, xe ôm nên tạm nghỉ việc trong thời gian cao điểm, để hạn chế việc đi lại. Không chỉ có các cửa hàng dịch vụ ăn chơi, giải trí phải ngừng kinh doanh, mà thành phố này còn cho dừng hoạt động các chợ phiên, chợ tự phát của người dân; chỉ những trung tâm thương mại, cửa hàng, các chợ lớn được mở cửa để phục vụ nhu cầu về lương thực, thực phẩm, vật tư y tế cho người dân. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh cũng đã lập các chốt để kiểm tra thân nhiệt của những người dân ra vào các khu dân cư ở các khu phố, và những người ở ngoại tỉnh, ngoại quốc đến tỉnh này thuê nhà, hoặc khách sạn.
AN
https://www.sbtn.tv/nguoi-dan-ha-long-ra-duong-sau-10-gio-dem-se-bi-dua-ve-khu-tap-trung/

Thủ tướng Phúc yêu cầu

sẵn sàng cách ly thành phố lớn,người dân đồng tình

Tính đến cuối ngày 30/03, Việt Nam vẫn chưa ban hành lệnh phong tỏa để chặn dịch Covid-19 đối với tỉnh thành nào, nhưng người dân nói VOA Tiếng Việt rằng họ đồng tình với biện pháp cách ly trên diện rộng của chính phủ.
Chiều ngày 30/3, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khuyến cáo người dân nên ở nhà: “Tinh thần là tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, nhà nào ở nhà đó”.
Ông Phúc phát biểu như trên khi chủ trì cuộc họp với Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 về các quyết sách, theo Cổng thông tin Chính phủ.
Hôm 29/03, trong cuộc họp với lãnh đạo 5 tỉnh thành lớn, ông Phúc yêu cầu UBND TP Hà Nội, UBND TP.HCM rà soát, cập nhật phương án phòng chống dịch trên địa bàn, “bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố,” theo trang Tuổi Trẻ.
Người dân ở các thành phố lớn với VOA rằng họ ủng hộ việc chính quyền có kế hoạch phong tỏa trên diện rộng để ngăn sự lây lan của Covid-19.
Từ Hà Nội, ông Đỗ Việt Khoa, một giáo viên trung học phổ thông, nêu nhận định:
“Đây là kế hoạch nếu tình hình bùng phát nghiêm trọng thì sẽ cách ly hai thành phố này. Đây là chuyện thiết yếu phải làm. Đáng lẽ Hà Nội phải làm sớm hơn!”
“Ví dụ như bệnh Bạch Mai, đáng lẽ phải cách ly triệt để các khoa thì họ không chịu cách ly để rồi bệnh viện này để dịch bùng nổ ra khắp miền Bắc.”
Truyền thông trong nước dẫn lời Giáo sư Ngô Quý Châu, quyền Chủ tịch Hội đồng quản lý Bệnh viện Bạch Mai hôm 30/03 nói ông thay mặt tập thể bác sĩ bệnh viện “xin lỗi vì ổ dịch Bạch Mai đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của thành phố.”
Ổ dịch ở Bệnh viện Bạch Mai, nơi có 25 ca nhiễm Covid-19, đã bị phong tỏa hoàn toàn hôm 28/03, buộc chính quyền phải giám sát nguy cơ lây nhiễm của hơn 5.000 bệnh nhân, người nhà, và nhân viên y tế tại bệnh viện, cũng như truy tìm hơn 40.000 người ra vào ổ dịch này từ ngày 10/03 đến ngày 28/03.
XEM THÊM:
Covid-19 từ Bệnh Viện Bạch Mai lan khắp Hà Nội; truy tìm 40.000 người
Nhà văn Nguyễn Viện, một người dân sống ở Tp. Hồ Chí Minh, bày tỏ sự đồng tình:
“Tôi hoàn toàn ủng hộ việc cách ly rộng toàn thành phố, đương nhiên là có sự hạn chế, nhưng tôi ủng hộ để cắt đứt và kiểm soát được nguồn lây.”
Nhận định về lời kêu gọi “tỉnh nào ở tỉnh đó (…) nhà nào ở nhà đó” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Viện nói:
“Đây là sự quyết đoán [của Việt Nam] trước tình hình rất dễ xảy ra việc mất kiểm soát như hiện nay trên thế giới mà chúng ta đang chứng kiến.
“Việc kêu gọi người dân thực thi một cách nghiêm chỉnh trước khi nhà nước có một giải pháp mạnh mẽ hơn là một sự quyết đoán rất đúng và rất cần thiết trong lúc này.”
Trong lời kêu gọi toàn dân “Chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19,” Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng viết hôm 30/03: “Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh.”
Sáng ngày 30/03, Bộ Y tế Việt Nam công bố thêm 8 ca Covid-19 mới, làm việc tại căng tin bệnh viện Bạch Mai, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 203 trường hợp.
Theo công văn hoả tốc của Bộ Giao thông Vận tải ký ngày 29/3, tuyến bay chở khách nối giữa Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và hai thành phố nữa là Phú Quốc và Đà Nẵng giảm xuống mỗi hãng chỉ bay một chuyến/ngày kể từ 30/03 đến 15/04. Đồng thời, cũng theo công văn này, toàn bộ các chuyến bay nội địa khác sẽ dừng hoàn toàn.
Bên cạnh việc hạn chế di chuyển ở trong nước, Việt Nam hôm 28/03 khuyến cáo các công dân đang ở nước ngoài không về nước.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-phuc-yen-cau-sang-sang-cach-ly-thanh-pho-lon/5351657.html

Hà Nội triển khai các kế hoạch

cho giai đoạn nguy hiểm của COVID-19

Hà Nội đang bước vào giai đoạn nguy hiểm của dịch COVID-19. Đó là nhận định của Chủ tịch Thủ đô Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại cuộc họp về phòng chống dịch diễn ra ngày 30/3 và được truyền thông trong nước loan tin.
Theo tin, tại cuộc họp Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết số ca nhiễm COVID-19 tại Việt Nam có xu hướng tăng lên trong những ngày qua. Hiện Hà Nội có 71 ca dương tính trong đó 46 người nhập cảnh, 25 người lây thứ phát tại cộng đồng. Và, điểm nóng nhất tại Hà Nội là BV Bạch Mai với 26 trường hợp dương tính; 6.898 người chưa qua 14 ngày tiếp xúc với người nhiễm vẫn đang bị cách ly.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, sẽ có trên chục ca nữa chuẩn bị công bố tại ổ dịch BV Bạch Mai và theo ông đó chính là sự nguy hiểm trong thời gian đến.
Với dự đoán trên của chủ tịch Hà Nội, trong ngày 30/3 Hà Nội đã quyết định thành lập thêm khu cách ly tập trung tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Quốc gia tại xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất.
Đồng thời, chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP sử dụng 5 ngàn test nhanh, triển khai ngay việc xét nghiệm nhanh vì test này có kết quả trong 10 phút và thông qua việc lấy mẫu máu.
Ông Chung giao Sở Y tế lập 10 tổ, đặt 10 trạm test nhanh trên địa bàn nhưng trước mắt sẽ thực hiện ở các phường quanh ổ dịch BV Bạch Mai.
Để chuẩn bị cho giai đoạn nguy hiểm này, chủ tịch Chung cũng cho biết Hà Nội sẽ thuê 10 lều dã chiến có đầy đủ bàn, thiết bị làm việc với giá 6 triệu đồng/trạm/tháng theo tiêu chuẩn của WHO để triển khai kế hoạch test nhanh ở một số phường tại Hà Nội.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hanoi-carries-out-urgent-plans-to-deal-with-dangerous-period-of-covid-19-03302020075714.html

Covid-19 từ Bệnh Viện Bạch Mai lan khắp Hà Nội;

truy tìm 40.000 người

Dịch Covid-19 từ Bệnh viện Bạch Mai “đã lan ra gần 20 quận, huyện”, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thủ đô Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói hôm 30/3 trong một cuộc họp cấp thành phố về phòng, chống dịch, các báo trong nước cho hay.
Chủ tịch Chung được báo chí trích lời nói ông tin rằng “chỉ trong thời gian ngắn” dịch sẽ lan ra tới “30 quận, huyện, thị xã” vì số người liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai là “rất lớn”.
Hôm 19/3, hai nhân viên điều dưỡng tại bệnh viện Bạch Mai có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19.
Mười ngày sau, số ca nhiễm tại bệnh viện lên đến “gần 20 người”, theo báo cáo của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong một cuộc họp trực tuyến giữa chính phủ với 5 thành phố trực thuộc trung ương về phòng, chống dịch hôm 29/3.
Ông Chung gọi bệnh viện Bạch Mai là “ổ dịch tiềm ẩn nguy cơ lớn nhất, phức tạp nhất” trong cả nước vì từ ngày 19/3 đến nay, mỗi ngày có 5.000-7000 người ra vào bệnh viện, và “đáng lo ngại nhất”, vẫn theo ông Chung, là sau ngày 20/3 bệnh viện này đã chuyển hơn 5.100 bệnh nhân về các tỉnh.
“Đã có lây nhiễm ra ngoài”, ông Chung nói trong cuộc họp với chính phủ, được báo chí Việt Nam dẫn lại.
Chủ tịch của Hà Nội đưa ra nhận định có hàm ý rằng “cơ hội vàng” để khống chế dịch tốt hơn đã trôi qua vì bệnh viện đã không bị “đóng băng” ngay sau ngày 19/3.
Cũng trong cuộc họp hôm 29/3, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu “phải có biện pháp mạnh mẽ, toàn diện đối với các ổ dịch”.
Người đứng đầu chính phủ ra lệnh “phải tìm cho được khoảng 40.000 người” đã ra vào Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian qua “để theo dõi, sàng lọc, xử lý cụ thể từng trường hợp”, các bản tin trong nước cho biết.
VOA cố gắng liên lạc với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung để tìm hiểu thêm về các động thái phòng, chống dịch hiện nay ở thủ đô của Việt Nam, song ông Chung chỉ nói ngắn gọn với VOA rằng ông “đang họp để triển khai”.
Đánh giá về tình hình dịch bệnh ở Việt Nam, đại diện Bộ Y tế tham gia cuộc họp hôm 29/3 loan báo đã xuất hiện tình trạng dịch “lây lan trong cộng đồng”, đồng thời cảnh báo sẽ có “diễn biến phức tạp” trong thời gian tới.
Sau cuộc họp giữa chính phủ với 5 thành phố quan trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền 2 đô thị lớn nhất là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải “rà soát, cập nhật phương án phòng, chống dịch trên địa bàn, bảo đảm sẵn sàng cho cả phương án cách ly toàn thành phố”.
Một phần trong công việc đó là phải “đảm bảo nguồn lực, nhất là lương thực, thực phẩm cho nhân dân trong mọi tình huống”, yêu cầu của Thủ tướng Phúc nêu rõ, theo cổng thông tin điện tử của chính phủ.
Tính đến 6h chiều ngày 30/3, Việt Nam có tổng cộng 203 ca nhiễm Covid-19, tăng thêm 9 ca so với trước đó.
Chính phủ Việt Nam cũng cho biết nhiều tổ chức, cá nhân đã đăng ký ủng hộ bằng tiền và hiện vật có trị giá tổng cộng là gần 550 tỉ đồng cho các nỗ lực phòng, chống Covid-19 ở trong nước
https://www.voatiengviet.com/a/covid-19-tu-bv-bach-mai-lan-khap-hn-phai-truy-tim-40000-nguoi/5351580.html

Virus corona:

Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch, lỗi tại ai?

Hoàng TrúcGửi tới BBC News Tiếng Việt từ Sài Gòn
Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành ổ dịch lớn nhất, nguy hiểm nhất, chính phủ Việt Nam đã công khai như vậy.
Covid-19: Có nhiều ca bệnh mới, TQ đóng cửa với người ngoài
Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?
Virus corona: Trump gia hạn khoảng cách xã hội cho đến hết 30/4
Tính đến trưa 30-3, 32 ca nhiễm liên quan đến BV Bạch Mai: 22 ca nhiễm thuộc Cty Trường Sinh, cung cấp dịch vụ ăn uống cho BV BM,2 điều dưỡng( 86,87) và 1 con gái bệnh nhân 86, 3 bệnh nhân: 133, 161 và 170, 4 người nhà chăm sóc bệnh: 162,163,172 và 185.
Bỏ qua ” thời điểm vàng”
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung của Hà Nội nêu khi khuyến cáo của ông từ hôm 19-3 đã không được bộ Y tế chấp nhận.
Một số báo đã đăng thông tin này nhưng không bình luận.
Chủ tịch Chung cho hay, ngày 19/3, khi nắm được thông tin 2 y tá tại Bệnh viện Bạch Mai dương tính với Covid-19, thực hiện sự chỉ đạo của Thành ủy, ông đã trao đổi các thông tin liên quan với Giám đốc,
Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai và Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kiến nghị xem xét phong tỏa một số khoa trong Bệnh viện Bạch Mai và “đóng băng” bệnh nhân đang điều trị trong bệnh viện này.
Tuy nhiên, kiến nghị của TP Hà Nội đã không được chấp thuận.
“Bộ và lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thống nhất quan điểm chỉ đóng băng một số tầng và khoa có bệnh nhân dương tính”, ông Chung nói và tiếc nuối cho rằng:
“Ngay sau ngày 19, kể ra chúng ta đóng băng đến nay thì có cơ hội vàng sẽ tốt hơn”.
Thực tế, theo ông Chung, không những bệnh nhân trong Bệnh viện Bạch Mai không bị “đóng băng” mà còn được chuyển về khắp các tỉnh thành.
Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai đã chuyển 5.113 bệnh nhân đang điều trị tại đây về các tỉnh thành miền Bắc, trong đó TP Hà Nội đã tiếp nhận 1.592 trường hợp. Đến nay, TP Hà Nội cũng đã xác minh được toàn bộ người thân của gần 1.600 bệnh nhân này và cho cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
“Điều chúng tôi lo ngại nhất, sau ngày 20/3, bệnh viện đã chuyển 5.113 trường hợp về khắp các tỉnh thành, trong đó Hà Nội tiếp nhận 1.592 trường hợp. Về việc này, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP vẫn thường gọi là “thả gà ra đuổi”. Mà đuổi con virus này, tôi nghĩ khó có thể bắt lại được!” ông Chung đánh giá.
Trước việc hơn 5.000 bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được chuyển về các tỉnh thành, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng nguyên cơ lây nhiễm dịch bệnh từ Bệnh viện Bạch Mai ra cộng đồng rất lớn.
Vì vậy, ông Chung dự đoán chỉ trong một vài ngày tới có thể có những “đốm cháy nhỏ” dương tính bùng phát ở một số tỉnh miền Bắc, cũng như tại TP Hà Nội.
“Rất có thể trong những ngày tới sẽ phát ra. Mà nếu xảy ra thì chỉ trong tuần tới. Cho nên chúng tôi thấy, Bệnh viện Bạch Mai là một trong những nơi dịch bệnh phức tạp nhất, có nguy cơ lây lan lớn nhất”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đánh giá.
Cần thành lập bệnh viện dã chiến
Sau Bạch Mai, một khoa của bệnh viện Saint Paul cũng bị tạm thời cách ly do bệnh nhân COVID-19 mang số 175 đến thăm người thân tại đây.
MXH tranh cãi quyết liệt, thậm chí còn đòi xử lý người này người nọ.
Facebooker Trương Huy San viết” CẦN QUYẾT ĐOÁN NHƯ TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC CHUNG”.
“Hôm nay, ngay sau khi phát hiện một ca dương tính Covid-19 ngụ tại 34T Hoàng Đạo Thúy, Chủ tịch Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Chung, đã ra lệnh cách li toàn bộ tòa nhà. Sự quyết đoán này là cần thiết vì nếu chờ công bố của Bộ Y Tế thì mọi việc nhanh nhất cũng phải sang sáng hôm sau. Tướng Chung cũng đã ra lệnh cách li gần 1000 thân nhân các bệnh nhân từng điều trị ở bệnh viện Bạch Mai.”
Đề nghị thành lập bệnh viện dã chiến không mới, đã được TQ áp dụng, cách ly và giảm nguy cơ lây chéo cho người đang điều trị bệnh khác, người thăm nuôi, phục vụ và cho cộng đồng y bác sĩ nhưng chậm triển khai đúng hơn là chậm đưa vào hoạt động điều trị khu biệt bệnh nhân COVIT-19.
“Bạch Mai cố lên”
Đó là ý kiến của nhiều người, cộng đồng tỏ ra thông hiểu sự khó khăn, dấn thân của y bác sĩ, theo cách gọi quen thuộc của VN là ở tuyến đầu chống dịch.
Trong khi đó những người ngay trong ổ dịch không hề nao núng.
Một bác sĩ từ bệnh viện Bạch Mai chia sẻ:
“Tôi không muốn dùng từ kỳ thị, tâm lý tránh xa nguồn nhiễm bệnh rất bình thường. Có thể hôm nay tôi ngồi đây nói chuyện là ngày cuối cùng con tôi nhìn thấy bố, nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu bố phải cách ly vì bố điều trị cho bệnh nhân còn gia đình ở nhà bị hàng xóm láng giềng kỳ thị như bị hủi. Đau lòng lắm, việc kỳ thị đó ảnh hưởng tới chính những người đang công tác.”
“Vì vậy tôi mong và tôi yêu cầu xã hội sẻ chia với ngành y tế, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc cho chúng tôi ở tuyến đầu. Chúng tôi không đòi hỏi đãi ngộ vật chất để chống dịch, cần nhất sự ủng hộ, đồng cảm.”
“Mặc dù tình hình đang dần trở nên căng thẳng, phức tạp hơn và một số người phản ứng tiêu cực nhưng nhân viên Bệnh viện Bạch Mai chưa một ai nao núng. Trong trường hợp phải điều trị cho người dương tính, đã có 600-700 cán bộ nhân viên đăng ký tình nguyện tham gia. Họ ý thức trách nhiệm đối với nhân dân, cộng đồng và nghề nghiệp. Họ cũng được tập huấn để hiểu về cách thức lây nhiễm để phòng chống.”
“Tình huống xấu nhất xảy ra là chẳng may nhân viên y tế dương tính, bị cách ly rồi bệnh nặng hơn, thậm chí từ vong, ngày đi làm ấy là ngày cuối cùng nhìn thấy mặt gia đình. Nhưng không một nhân viên nào làm đơn xin nghỉ không lương.”
“Đây là tinh thần chung của cả ngành y tế, không phải chỉ riêng Bệnh viện Bạch mai. Tôi tin rằng bệnh viện sẽ chống dịch thành công.”
Sáng 30/3, TS Dương Đức Hùng, Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết đã có kết quả xét nghiệm 6.650/7.264 mẫu của y bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân tại BV Bạch Mai.
Trong số này có 19 ca dương tính gồm: 2 bệnh nhân số 86 và 87 là điều dưỡng viên (đã công bố từ ngày 20/3); 1 bệnh nhân khoa thần kinh, 1 người nhà chăm bệnh nhân, 15 người là nhân viên của Công ty Trường Sinh.
Như vậy ngoài 2 điều dưỡng viên (86,87), toàn bộ các y bác sĩ, nhân viên y tế, bệnh nhân tại BV Bạch Mai được xét nghiệm có kết quả âm tính.
Lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tất cả các bệnh nhân ở BV Bạch Mai vẫn đang được điều trị bình thường.
Liên quan đến ổ dịch tại BV Bạch Mai, bên ngoài đã ghi nhận 7 trường hợp nhiễm SASR-CoV-2 là nhân viên Công ty cung cấp dịch vụ Trường Sinh, 1 bệnh nhân, 3 người nhà chăm sóc bệnh nhân.
Như vậy, liên quan đến ổ dịch tại BV Bạch Mai đã có 22 nhân viên Công ty Trường Sinh nhiễm bệnh, 2 điều dưỡng viên, 2 bệnh nhân, 4 người nhà chăm sóc bệnh nhân.
Các chuyên gia y tế nhận định bước đầu đã xác định Công ty Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính tại BV Bạch Mai, không phải từ các y bác sĩ, nhân viên y tế.
Tranh cãi gì, cuối cùng người Việt đều nói” Cầu mong dịch bệnh qua mau”.
Bài thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52093288

Hải Phòng tạm đóng cửa phòng tiếp dân đến 15/4

Khôi Minh
UBND TP. Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo dừng tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính đối với công dân cho đến hết ngày 15/4/2020, hạn chế cán bộ, công chức, người lao động đến cơ quan làm việc …
Cụ thể theo báo Tài Nguyên và Môi Trường, chính quyền thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn chỉ đạo các bộ phận trực thuộc dừng ngay việc tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính đối với công dân cho đến hết ngày 15/4/2020 (trừ các trường hợp đặc biệt, cấp bách do Thủ trưởng các cơ quan; Chủ tịch UBND các quận, huyện, xã, phường, thị trấn xem xét, quyết định).
Dừng tiếp công dân theo quy định đến hết ngày 15/4/2020. Không làm việc với người đến cơ quan không đeo khẩu trang, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo quy định.
Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 thành phố tại Văn bản số 2244/UBND-VX ngày 27/3/2020.
Báo VnExpress cho biết, văn bản chỉ đạo trên được áp dụng từ ngày mai (31/3). Ngoài ra, từ ngày 30/3 đến hết 15/4, tất cả tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và trong TP. Hải Phòng cũng phải dừng. Các nhà xe phải cắt giảm 50% ôtô dưới 9 chỗ ngồi, taxi và chỉ được vận chuyển khách dưới 50% số ghế.
Xe chở công nhân, xe nội bộ, tài xế phải khai báo y tế bắt buộc, chỉ vận chuyển dưới 50% số ghế và không quá 20 người một chuyến xe. Nhà xe phải gửi bản sao hợp đồng giữa doanh nghiệp và đơn vị thuê vận chuyển, lập báo cáo hàng ngày về số xe, danh sách hành khách, tên công ty vận chuyển gửi về Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Sở Giao thông Vận tải để tổng hợp, quản lý.
https://www.dkn.tv/thoi-su/hai-phong-tam-dong-cua-phong-tiep-dan-den-15-4.html

Vietnam News dừng xuất bản báo giấy

vì phóng viên nhiễm Covid-19

Báo Vietnam News vào ngày 30 tháng 3 năm 2020, thông báo dừng xuất bản báo giấy trong 2 tuần tới, do có một nữ phóng viên mắc Covid-19.
Theo thông báo chính thức của tờ báo này, thời gian tạm dừng xuất bản là từ ngày 31 tháng 3 năn 2020 đến ngày 15 tháng 4 năm 2020.
Trước đó, vào ngày 29/3, Bộ Y tế Việt Nam xác nhận ca bệnh số 183 mắc Covid-19 là nữ phóng viên 43 tuổi, địa chỉ tại Trung Hòa, Cầu Giấy có tiếp xúc gần khi phỏng vấn bệnh nhân số 148 vào ngày 12/3/2020. Đây là trường hợp đầu tiên một phóng viên tại Việt Nam nhiễm SRAS-CoV-2 trong quá trình tác nghiệp.
Tin cũng cho biết, ca bệnh 148 lưu trú ở Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội, là một người 58 tuổi, quốc tịch Pháp. Bệnh nhân là du khách từ Pháp đến Việt Nam ngày 12/03/2020 trên chuyến bay VN0018. Từ 12/03-19/03, bệnh nhân có đi đến nhiều điểm ở Hà Nội.
Từ ngày 19/03 đến ngày 24/3, nữ phóng viên của Báo Vietnam News tự cách ly tại nhà. Sau khi có kết quả dương tính với COVID-19, bệnh nhân được đưa vào cách ly tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh, tình trạng sức khoẻ ổn định.
Sáng ngày 29/3 các lực lượng chức năng quận Cầu Giấy đã dựng rào chắn, bố trí lực lượng để cách ly nơi ở của nữ phóng viên của Vietnam News, là tòa nhà 34T trên đường Hoàng Đạo Thúy, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Tuy nhiên, sau khi phun khử khuẩn toàn bộ toàn nhà 34T, đến tối ngày 29/3, cơ quan chức năng đã cho tháo dỡ rào chắn ngăn chặn cách ly tại khu vực tòa nhà 34T Hoàng Đạo Thúy.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vn-news-stopped-publishing-newspapers-because-reporters-were-infected-with-covid-19-03302020074309.html

Virus corona : Việt Nam chống dịch thành công

với tiềm lực hạn hẹp

Thu Hằng
Khi dịch virus corona bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), Việt Nam từng bị coi là nước có nguy cơ bị tác động lớn thứ hai do ở sát Trung Quốc, có chung 1.100 km biên giới. Khi cả thành phố Vũ Hán bị phong tỏa ngày 23/01/2020, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm virus đầu tiên. Nhưng từ 3 tháng qua, chỉ có 194 ca lây nhiễm, không có ca tử vong.
Cùng lúc, cả trang Deutsche Welle của Đức và tuần báo l’Obs của Pháp đều quan tâm đến trường hợp chống dịch của Việt Nam, được Tổ Chức Y Tế Thế Giới đánh giá cao. Deutsche Welle đặt câu hỏi : “Việt Nam chiến thắng cuộc chiến chống virus corona như thế nào?”, trong khi l’Obs so sánh : “Virus corona : Làm thế nào Việt Nam, quốc gia đang phát triển, lại thành công hơn cả Pháp?” (28/03).
Không giầu như Hàn Quốc với khả năng xét nghiệm gần như đại trà người nhiễm virus corona, hay như Đức có thể thực hiện đến 300.000 xét nghiệm mỗi ngày, Việt Nam, đã sản xuất được bộ kit riêng, chỉ xét nghiệm cho những ca nghi nhiễm, với tổng số gần 16.000 xét nghiệm. Theo Deutsche Welle, dù hệ thống y tế còn yếu và ngân sách dành chống virus corona không phải là lớn, Việt Nam đã sớm có chiến lược chống virus lây lan trong cộng đồng, được tóm lược trong phát biểu “chống dịch như chống giặc” của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngay từ dịp Tết nguyên đán.
Theo bài viết của hai báo Deutsche Welle và l’Obs, thành công của Việt Nam được thể hiện qua bốn biện pháp chính.
Cách ly tập trung
Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong từng phát biểu nếu có 1.000 ca nhiễm virus corona ở thành phố có hơn 8 triệu dân này thì coi như “vỡ trận” vì các bệnh viện chỉ có 900 giường chăm sóc tích cực. Vì thế, Việt Nam chọn biện pháp cách ly, từng được Financial Times gọi là chiến lược “low cost”, “nghiêm ngặt”, theo Deutsche Welle và “tấn công”, theo l’Obs.
Khác với Đức chỉ cách ly những người bị nhiễm virus corona và những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, Việt Nam mở rộng tìm tất cả những người tiếp xúc ở vòng hai, vòng ba và vòng bốn để cách ly hoặc hạn chế tiếp xúc. Sau đó, tất cả những người đến từ vùng có nguy cơ cao trên thế giới đều bị cách ly tập trung 14 ngày. Mọi trường học đều đóng cửa, học sinh, sinh viên được nghỉ học ngay từ sau Tết nguyên đán.
L’Obs nhắc lại chiến lược cách ly này từng mang lại hiệu quả lúc xảy ra dịch SARS năm 2003, bắt nguồn từ bệnh viện Việt-Pháp hiện đại với bệnh nhân đầu tiên là một người Hồng Kông, sau đó lây nhiễm cho rất nhiều y tá và khiến 5 người chết. Cuối cùng, chính bệnh viện Bạch Mai lại khống chế được sự lây lan của virus bằng cách mở cửa sổ lưu thông không khí khi chăm sóc bệnh nhân. Thành công này được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu khoa học.
Giám sát ở mọi cấp độ
Thay vì phụ thuộc vào y tế và công nghệ để cảnh báo dịch virus corona, Việt Nam có thể trông cậy vào lực lượng giám sát đến từng ngóc ngách và được quân đội hỗ trợ. Deutsche Welle nhận xét quân đội Việt Nam, được trang bị tốt và được người dân tôn trọng, đã triển khai nhân lực và thiết bị giúp chống virus  corona. Biện pháp giám sát chặt chẽ này ngăn chặn được bất kỳ ai thuộc diện cách ly lọt lưới.
Một người tên là Lan, được l’Obs phỏng vấn, tỏ ra lo ngại về sự “hồi sinh” của một số biện pháp giám sát từng được nới lỏng phần nào “vì họ (người dân) có cảm tưởng chỉ có những biện pháp đó mới có thể cứu được họ. Rất nhiều người chế giễu Mỹ, Pháp, các nền dân chủ phương Tây về việc : dân chủ chẳng để làm gì vì quý vị không có khả năng bảo vệ dân khỏi một con virus . Đúng, hậu quả về nhân mạng của chúng tôi sẽ không cao như ở châu Âu hay ở Mỹ. Nhưng sẽ phải trả cái giá nào ?”
Tuy nhiên, biện pháp giám sát này lại dẫn đến bất cập là người nhiễm virus corona bị tẩy chay, bị thóa mạ trên mạng xã hội như trường hợp bệnh nhân 17, được cả Deutsche Welle và l’Obs lấy làm ví dụ. Anna Moï, nhà văn Pháp gốc Việt đến Việt Nam trước chuyến bay có bệnh nhân 17 vài ngày, kể lại với nhà báo của l’Obs :
“Họ (chính quyền) làm việc rất hiệu quả. Cảnh sát đến các khách sạn để tìm những hành khách của chuyến bay nổi tiếng đó. Nhờ vào khai báo bắt buộc khi vào lãnh thổ, họ đã tìm được tất cả mọi người. Đó là chưa kể đến những người hàng xóm thường tán chuyện với nhau : ở Việt Nam, chuyện gì cũng biết được ! Dù sao, tôi thấy rõ là không khí thay đổi. Rất nhiều nghi ngờ đối với người từ nước ngoài đến… Bệnh Covid-19 trở thành căn bệnh của người phương Tây”.
Khẩu hiệu chiến tranh
Những khẩu hiệu thời chiến lại trở thành trào lưu được hưởng ứng trong giai đoạn chống dịch Covid-19. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh “chống dịch như chống giặc”  “mỗi doanh nghiệp, người dân, khu dân cư phải là “pháo đài” chống dịch bệnh”. Theo Deutsche Welle, những khẩu hiệu này tác động mạnh đến tâm trí người dân, tạo cho họ cảm giác tự hào chung sức trong cuộc khủng hoảng.
L’Obs nêu lên một biện pháp khác, đó là những chiếc loa phường hoặc làng xóm liên tục phát những thông tin phòng chống virus corona. Ngoài ra, bộ Y Tế thường xuyên gửi tin nhắn đến các thuê bao di động về những thông liên quan đến diễn biến của dịch và những lời khuyên về vệ sinh.
Truyền thông Nhà nước cũng được huy động hết vào chiến dịch thông tin tuyên truyền. Giới nghệ sĩ cũng tham gia, thể hiện qua tác phẩm Ghen Cô Vy, một dự án hợp tác giữa nhạc sĩ Khắc Hưng, hai ca sĩ Min, Erik và Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y Tế).
Hưởng ứng quy định
Trên mạng xã hội mới xuất hiện một phong trào mới : gieo vần tên của mình theo “tuyên ngôn” để hưởng ứng “ở nhà là yêu nước”, cùng với điều kiện phải chụp ảnh có đeo khẩu trang. Báo Thanh Niên đăng một số khẩu hiệu hài hước : “Tôi là Hưng, ở nhà không phổi bị sưng”, “Tôi là Trang, ở nhà không lang thang”…
Phần lớn người dân đồng tình với các biện pháp của chính phủ. Họ tự hào vì Việt Nam khá thành công trong việc xử lý dịch, dù theo thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai tuần đầu tháng Tư sẽ mang tính quyết định. Theo Deutsche Welle, rất ít người cảm thấy phiền về việc thành công này sẽ trao cho chính phủ, do đảng lãnh đạo, thêm lợi thế chính trị. Ngoài ra, họ cũng chấp nhận việc kiểm soát chặt chẽ hơn các phương tiện truyền thông.
Người dân cũng chấp nhận thiệt hại kinh tế lớn đối với Việt Nam, đổi lại có ít ca nhiễm virus corona. Theo số liệu của chính phủ, khoảng 3.000 doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động từ hai tháng đầu năm 2020. Nhiều tập đoàn lớn như Vingroup cũng phải đóng cửa hàng chục khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi vì số lượng khách giảm mạnh. Để giảm bớt gánh nặng, chính phủ giải ngân 1,1 tỷ đô la. Lời kêu gọi quyên góp của chính phủ được hưởng ứng mạnh mẽ vì rất nhiều người tin vào chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng dịch tễ này.
http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200330-virus-corona-vi%E1%BB%87t-nam-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-v%E1%BB%9Bi-ti%E1%BB%81m-l%E1%BB%B1c-h%E1%BA%A1n-h%E1%BA%B9p

Covid-19 lan rộng:

Việt Nam ‘chưa điều chỉnh’ tăng trưởng kinh tế

TS. Phạm Quý ThọGửi cho BBC từ Hà Nội
Dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng, tác động toàn diện tới các mặt kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, cho đến ngày 26/3/2020 theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý chưa xem xét việc đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, trong đó có tăng trưởng GDP.
‘Bước vào giai đoạn mới’
Theo các số liệu của Bộ Y tế Việt Nam tính đến 30/3/2020 có tổng số ca nhiễm Covid-19 là 194 ca. Trong đó có 36 bệnh nhân dương tính được chữa khỏi và chưa có tử vong.
Virus corona: Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch, lỗi tại ai?
Covid-19: Tác dụng, tác hại của MXH thời dịch bệnh
Những gì chúng ta vẫn chưa biết về virus corona
Trong khi Trung Quốc công bố một số ngày không có ca nhiễm mới từ trong nước, thì bệnh dịch này tăng nhanh và mức độ nghiêm trọng lây lan trên toàn thế giới, đặc biệt ở châu Âu và Mỹ.
Mỗi nước có cách phòng chống khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thể chế, kinh tế và xã hội. Khác với một số quốc gia về cách chống dịch ở Châu Á, như Thái Lan ban bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc hay Ấn Độ ‘phong toả’ cả nước trong 21 ngày tính từ 26/3…
Việt Nam dường như tránh ‘cực đoan’ kiểu Trung Quốc, khi cách ly cả tỉnh Hồ Bắc, trong đó có thành phố Vũ Hán, với 60 triệu dân, nhưng cũng ‘quyết liệt’ như ‘chống giặc’ khi huy động cả ‘hệ thống chính trị’ và toàn dân phòng chống dịch Covid-19.
Những ngày cuối tháng 3/2020 tình hình dịch bệnh ở Việt Nam bước vào giai đoạn nguy hiểm, khi đánh giá nguy cơ lây lan từ ổ dịch ‘Bệnh viện Bạch Mai’ khi có các bác sĩ, hộ lý và bệnh nhân bị dương tính với Covid-19 và số người nước ngoài và việt kiều trở về nước từ vùng dịch.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị yêu cầu các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng cần đóng cửa toàn bộ các hoạt động dịch vụ như mát xa, caraokê, nhà hàng ăn uống, dừng các nghi lễ tôn giáo… đến giữa tháng 4/2020, trừ dịch vụ cung cấp thực phẩm, dược phẩm và các cơ sở khám chữa bệnh, cấm tụ tập trên 10 người được khuyến cáo đến mọi tổ chức, công sở, trường học, công dân…
‘Chưa điều chỉnh tăng GDP’
Đại dịch Covid-19 tác động toàn diện và nặng nề đến tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam.
Từ giai đoạn khởi phát từ Trung Quốc đến lan rộng ở châu Âu và Mỹ như hiện nay các dự báo đánh giá về tăng trưởng luôn thay đổi theo hướng xấu hơn.
Các tổ chức thế giới như IMF, ADB và các chuyên gia cho rằng kinh tế thế giới có thể rơi vào suy thoái kinh tế tồi tệ hơn cuộc khủng khoảng tài chính 2008-2009.
Ngân hàng trung ương và chính phủ các nước, đặc biệt các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, đưa ra ‘các gói cứu trợ khủng’, thậm chí sử dụng các biện pháp ‘ trực thăng’ rải tiền như Mỹ , trong đó mỗi người dân có thể được nhận đến USD 1.200…
Ngay từ cuối tháng 1/2020 ở giai đoạn đầu phòng chống dịch, các cơ quan chức năng của Chính phủ, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã dự báo sự tác động của bệnh dịch này tới tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2020 với ‘kịch bản’ giảm thấp nhất là 0,5% và cao nhất là 0,9%.
Tuy nhiên, các phương án này có vẻ khá ‘lạc quan’ so với những đánh giá gần đây nhất về sự tác động nghiêm trọng đến kinh tế xã hội Việt Nam.
Đồng thời với việc tích cực phòng chống dịch Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Từ đầu tháng 3/2020 Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Trong đó nêu bảy nhóm giải pháp, bao gồm: Tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử; Rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp; Tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất, nhập khẩu; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh…
Trên cơ sở chỉ thị này, các bộ, ngành, địa phương đề xuất và thực thi các chính sách cụ thể…
Đây được cho là động thái phù hợp với hoàn cảnh cụ thể và phương pháp điều hành kinh tế của Chính phủ Việt Nam.
Ngoài ra, ngày 26/3/2020 theo Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý chưa xem xét việc đề xuất việc điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2020, trong đó có tăng trưởng GDP.
‘Tăng’ tính chính danh chế độ
Tăng trưởng kinh tế phản ánh tính chính danh của chế độ đảng cộng sản lãnh đạo toàn diện, bởi vậy chỉ tiêu này được coi là ‘sức ép’ đối với chính phủ và chính quyền địa phương. Hơn thế, phương thức điều hành nền kinh tế cũng dựa trên nguyên tắc lãnh đạo tập thể.
Hàng năm,12 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội, trong đó có tỷ lệ tăng GDP, được coi là ‘pháp lệnh’ khi được đảng và quốc hội có nghị quyết cụ thể. Năm 2020 chỉ tiêu tăng GDP từ 6,8 đến 7% được nêu tại kết luận số 63 của Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa 12, Nghị quyết số 85/2019 của Quốc hội thông qua. Bởi vậy Chính phủ muốn điều chỉnh phải theo những ‘quy trình điều hành’ như trên với các luận cứ ‘thuyết phục’.
Chính phủ đang nỗ lực thúc đẩy các biện pháp hỗ trợ kinh tế hướng tới duy trì mục tiêu tăng trưởng, ‘ưu tiên’ thúc đẩy từ phía cung. Một gói cứu trợ 285 nghìn tỷ đồng và chính sách tiền tệ chưa đủ lớn đối với tình hình suy giảm kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, Chính phủ đang tìm giải pháp thúc đẩy đầu tư công.
Một trong những giải pháp ‘cấp bách’ là đề nghị Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của đảng cộng sản, chuyển đổi một số dự án từ hình thức hợp tác công tư (PPP) sang đầu tư công, như các dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông (8 dự án) và dự án đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ… Trong đó có lưu ý các biện pháp cụ thể và chế tài mạnh mẽ trong triển khai thực hiện để chống tham nhũng, lãng phí và nâng cao hiệu quả…
Tuy nhiên, theo tôi, mặc dù có nhiều khó khăn về thu ngân sách song Chính phủ cần tập trung nguồn lực nhiều hơn để hỗ trợ cho công nhân đang và sẽ nguy cơ mất việc trong các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu như may mặc, da giày, đồ gỗ… cũng như người lao động trong khu vực phi kết cấu, người nghèo và yếu thế… Và đặc biệt tránh sa vào ‘bệnh thành tích’.
Đại dịch Covid-19 chưa biết khi nào chấm dứt, tác động của nó có thể còn lâu dài và nặng nề tới kinh tế – xã hội, trong những tình huống cấp bách những giải pháp chính sách xã hội có thể ‘làm tăng’ tính chính danh của chế độ. Bởi vậy, khi cân đối nguồn lực giữa tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, theo hướng ưu tiên hơn cho ổn định cuộc sống người dân, thì Chính phủ có thể đưa ra các kịch bản giảm chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2020. Tốc độ tăng trưởng chắc chắn không đạt mục tiêu, tuy nhiên các phương án đưa ra khiến Chính phủ có thể chủ động hơn, ít nhất trong phân bố nguồn lực, và thúc đẩy các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế ngay từ lúc này.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-52094760

Bộ Y tế đề nghị các doanh nghiệp

sản xuất 5 triệu khẩu trang mỗi ngày

Bộ Y tế mới đây có thông báo đề nghị các cơ sở sản xuất của Việt Nam tăng sản xuất khẩu trang phòng dịch COVID-19 lên 5 triệu chiếc một ngày, đồng thời cho biết Việt Nam đang tìm cách tự sản xuất máy thở trong điều trị bệnh nhân. Reuters trích thông báo của chính phủ hôm 30/3.
Đề nghị này được Bộ Y tế đưa ra trong khi tình hình lây lan dịch bệnh COVID-19 ở Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu giảm với hơn 200 ca nhiễm bệnh tính đến tối ngày 30/3.
Trước đó, vào ngày 16/3, chính phủ Việt Nam yêu cầu tất cả người dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng có tập trung đông người như siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng.
Thủ tướng chính phủ cũng giao cho Bộ Công thương và Bộ Y tế chỉ đạo, đảm bảo sản xuất cung ứng khẩu trang bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu người dân.
Sau quyết định này của chính phủ, truyền thông trong nước cho biết nhu cầu khẩu trang trên thị trường vẫn cao hơn mức cung và việc tìm mua khẩu trang y tế vẫn khó khăn.
Để đáp ứng nhu cầu về khẩu trang phòng dịch, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam cũng được đề nghị tăng cường việc sản xuất khẩu trang vải phòng dịch. Bộ Công thương cho biết trong nửa đầu tháng 4 năm 2020, các doanh nghiệp sẽ sản xuất và cung ứng ra thị trường trên 30 triệu khẩu trang vải kháng khuẩn, và khẩu trang vải kháng giọt bắn.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-asks-mask-firms-to-increase-production-to-five-million-a-day-03302020082725.html

Kỷ luật tập thể Sagri, Dược Sài Gòn

và Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM

Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ TP.HCM hôm 29/3 ra thông báo kết quả kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật đảng đối với tập thể và các cá nhân vi phạm tại Đảng uỷ Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn và Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM. Truyền thông trong nước loan tin hôm 30/3.
Ban Thường vụ Đảng uỷ Sagri nhiệm kỳ 2015 – 2020 bị nhận định đã buông lỏng, thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát để Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc Sagri có những sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý đất đai và quản lý tài chính, thực hiện các dự án gây thất thoát, lãng phí tài sản nhà nước.
Thường vụ Thành uỷ TP.HCM quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với tập thể Ban Thường vụ Đảng uỷ Sagri nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Thanh tra TP.HCM trước đó đã có kết luận từ 2016 đến 2018, Sagri đã vi phạm dự án Khu nhà ở Phước Long B ở Quận 9, TP.HCM khi đã không thực hiện thẩm định giá trước khi chuyển nhượng cho đối tác, báo cáo không trung thực với UBND TP, giá chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Sagri còn bị xác định sai phạm về việc người đại diện góp vốn đã thực hiện biểu quyết chuyển nhượng hơn 3,6 hecta đất tại xã Cửa Cạn, Phú Quốc trước khi có tờ trình báo cáo xin ý kiến hội đồng tổng công ty. Giá chuyển nhượng dự án này bị nói cũng thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Kết luận thanh tra cũng khẳng định Sagri đã vi phạm các dự án liên doanh sử dụng đất đai với Công ty Bò Sữa hồi năm 2013, thực hiện 24 gói thầu mua sắm với tổng giá trị 2,7 tỷ đồng không đúng trình tự, thủ tục luật Đấu thầu hồi năm 2017, thực hiện sự kiện kỷ niệm 20 năm thành lập công ty tốn 703 triệu đồng không đúng quy định.
Đặc biệt, Sagri đã sử dụng vốn vay 150 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động và 2 khoản vay khác 131 tỷ đồng không đúng mục đích. Ngoài ra, Sagri đã chi hơn 4,5 tỷ đồng để trả lương năm 2016, 2017 không đúng quy định.
Nguyên tổng giám đốc Sagri Lê Tấn Hùng là em trai cựu Bí thư Thành ủy Tp Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Đối với Công ty Dược Sài Gòn, Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ nhận thấy các đảng viên ở tổ chức này đã vi phạm trong việc lập sổ sách kế toán liên quan đầu thấu, đầu tư, góp vốn liên kết, liên doanh, quản lý công nợ và vay ngân hàng bổ sung vốn lưu động thực hiện dự án không đúng luật.
Ban Quản lý Đường sắt đô thị TP.HCM bị xác định đã vi phạm trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự án, công tác đấu thầu và sử dụng xe đưa đón. Ông Hoàng Như Chương, nguyên Bí thư Đảng uỷ nhiệm kỳ 2015 – 2020, nguyên Phó trưởng ban cơ quan này bị kỷ luật khiển trách.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/disciplining-sagri-saigon-pharmacists-and-hcmc-urban-railway-management-board-03302020083927.html

Xuất khẩu thép sang Trung Quốc

tăng đột biến trong hai tháng đầu năm 2020

Việt Nam xuất khẩu tổng sản lượng thép sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2020 tương đương 50% so với cả năm 2019. Tổng cục Hải quan, vào ngày 30/3 cho biết thông tin vừa nêu.
Theo số liệu thống kê tính đến hết tháng 2/2020 của Tổng cục Thống kê, Trung Quốc nhập khẩu thép của Việt Nam tăng trưởng đột biến gần 211 ngàn tấn, tăng 26 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm 2019, Việt Nam xuất khẩu thép sang Trung Quốc đạt hơn 442 ngàn tấn. Do đó, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã nhập khẩu thép của Việt Nam với sản lượng bằng 50% của năm ngoái.
Tổng cục Hải quan cho biết trong vòng nửa đầu tháng 3/2020, Việt Nam xuất khẩu hơn 297 tấn sắt thép, đạt tổng kim ngạch hơn 165 triệu USD. Tính từ đầu năm đến giữa tháng 3/2020, sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam đạt 1,5 triệu tấn, với kim ngạch hơn 815 triệu USD. Mức xuất khẩu này tăng 2,8% về sản lượng, nhưng kim ngạch giảm gần 10% so với cùng kỳ năm 2019.
Campuchia là thị trường xuất khẩu sắt thép lớn nhất của Việt Nam, nhưng trong 3 tháng đầu năm 2020, lại giảm tới 20,5% so với cùng kỳ năm 2019.
Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ cũng được ghi nhận nhập khẩu thép của Việt Nam trong 3 tháng qua giảm hơn 57%.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC), hồi trung tuần tháng 12 năm 2019, ra thông báo áp mức thuế 456% đối với một số sản phẩm thép được sản xuất tại Đài Loan hoặc Hàn Quốc, chuyển đến Việt Nam để gia công rồi xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế này không áp dụng đối với những sản phẩm thép được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/china-imported-vn-steels-26-times-increasingly-in-first-2-months-2020-03302020083510.html

Tuyên giáo, tuyên truyền và…. Y học bó tay!

Đồng Phụng Việt
Dẫu dịch viêm phổi Vũ Hán do COVID-19 tiếp tục lan rộng, số người bị lây nhiễm và số người chết trên toàn thế giới tăng từng giờ nhưng nhân loại vẫn tin rằng y học sẽ tìm ra thuốc đặc trị, cũng như vaccine phòng ngừa loại virus này…
Tuy nhiên trong đại dịch đang làm thế giới ngả nghiêng, có một điều mà chắc chắn y học bó tay, đó là không thể thay đổi nhận thức của hệ thống tuyên giáo và hoạt động tuyên truyền tại Việt Nam cho dù kiểu tư duy và lối hành xử đó góp phần hủy diệt cả dân tộc…
***
Tờ Người Đưa Tin – một trong những cơ quan truyền thông chính thức ở Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vừa giới thiệu một bài viết, nội dung là: Trong nguy khốn mới biết, hộ chiếu Việt Nam là quyền lực nhất thế giới (1)…
Theo bài viết vừa kể thì vì Việt Nam trở thành nơi an toàn và có khả năng chữa trị COVID-19 tốt nhất nên không chỉ có Việt kiều hối hả về nước mà còn có nhiều cư dân châu Âu tìm đến Việt Nam lánh nạn.
Bởi chính phủ Việt Nam mở rộng vòng tay chào đón những người con xa xứ trở về  và điều động nhiều máy bay của hãng hàng không quốc gia đưa người Việt về nước, nhiều cư dân châu Âu rất muốn, vật nài xin hỗ trợ vượt thoát nhưng vì không phải là người Việt nên không thể lên được những chuyến bay này,… nên qua đó có thể thấy, hộ chiếu Việt Nam “quyền lực nhất thế giới” bởi nó đem lại hy vọng về một cuộc sống ổn định, sức khỏe bảo đảm!
Dẫn tường thuật trên facebook của một người có tên là Thành Trần, tờ Người Đưa Tin quảng bá nhận định: Châu Âu đang sụp đổ và hoan hỉ khi có một ngày, cư dân của lục địa già vốn đã quá quen với việc người của họ được giải cứu từ những nơi kém phát triển hơn, giờ lại phải đi lánh nạn nơi khác vì quan ngại về chính sách, văn hoá châu Âu, về  về  “miễn dịch bầy đàn”,… Cứ như tường thuật của Thành Trần thì chỉ đến khi máy bay đáp xuống Vân Đồn, mọi người mới thở phào và tin là… SỐNG RỒI!..
***
Có tin vào tường thuật của Thành Trần và có tán thành cách tuyên truyền của tờ Người Đưa Tin hay không là chuyện của từng cá nhân. Kẻ viết bài này chỉ có một đề nghị: Những người Việt đang định cư tại châu Âu – những Việt kiều thật sự – nên dịch và giới thiệu bài viết vừa kể cho cả hệ thống truyền thông châu Âu, lẫn cư dân châu Âu cùng thưởng lãm bởi đó không phải là ý kiến của một cá nhân, đó là chủ trương tuyên truyền của đảng CSVN và chính phủ Việt Nam.
Thiên hạ chỉ mới thấy sự phi nhân và bất lương của Trung Quốc trong việc khai thác dịch viêm phổi Vũ Hán để tô vẽ, đánh bóng hình ảnh của họ. Nếu bỏ qua Việt Nam thì rõ ràng là chỉ thấy cây, chưa thấy vẫn còn vài… khu rừng đáng sợ khác giữa lòng nhân loại!
***
Có một điểm cần phải nhấn mạnh, hệ thống tuyên giáo chỉ đạo hoạt động tuyên truyền tại Việt Nam không chỉ đáng tởm mà còn là tác nhân khiến dịch viêm phổi Vũ Hán càng ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam.
Việt Nam phát giác ca nhiễm COVID-19 đầu tiên vào ngày 23 tháng 1. Từ đó cho đến 13 tháng 2, Việt Nam xác nhận chỉ có 16 ca nhiễm COVID-19 (2).  Trong vòng 25 ngày, từ 13 tháng 2 đến 10 tháng 3, Việt Nam không có thêm ca nào khác nhiễm COVID-19.
Giống như nhiều quốc gia khác, dịch viêm phổi Vũ Hán gây ra đủ loại tác hại nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội Việt Nam. Vì sợ không đạt… “chỉ tiêu tăng trưởng” của năm nay, hạ tuần tháng 2, Việt Nam bắt đầu “tuyên truyền, giáo dục” nhân dân vừa tích cực tham gia du lịch, vừa hỗ trợ hệ thống công quyền để tạo ra một môi trường “thân thiện” thu hút du khách thập phương, đặc biệt là du khách châu Âu (3).
Khi nhiều quốc gia châu Á áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, Việt Nam lại thực thi hàng loạt biện pháp chứng tỏ sự “thân thiện”, tất nhiên, du khách châu Âu lũ lượt đổ tới Việt Nam. Họ đi… du lịch, không phải để tránh dịch!
Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để phác họa hình ảnh một quốc gia hết sức “thân thiện” với du khách giữa đại dịch, hệ thống tuyên giáo còn vẽ ra một hình ảnh khác, hết sức “nhân đạo”, “bao dung”, không chỉ sẵn sàng cứu nạn, đón nhận mà còn chăm sóc tử tế, cẩn thận những đứa con sống bên ngoài tổ quốc cần quay về quê hương lánh dịch.
Chỉ cần bay một chuyến đến Vũ Hán, chở về chừng 30 người Việt đang kẹt ở đó, phi hành đoàn đã được xưng tụng là “những người hùng”, làm “cả nước xúc động, tự hào”, hệ thống tuyên giáo không ngừng tuyên truyền về cơ hội để… “ngạo nghễ” (4).
Do hoạt động tuyên truyền được thúc đẩy theo hướng đó khi có thêm những người Việt đang du học, làm thuê ở Hàn Quốc quay về, lúc COVID-19 bắt đầu lan rộng tại châu Âu, người Việt đang tạm cư ở châu Âu để học hành, làm việc lũ lượt quay về…
***
Một tuần sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán tái bùng phát tại Việt Nam (sau 25 ngày không có thêm ca nhiễm nào, đến 10 tháng 3 mới bắt đầu phát giác càng ngày càng nhiều những ca nhiễm COVID-19 mới từ những người ở châu Âu trở về và từ những du khách đến Việt Nam du lịch), Việt Nam mới bắt đầu khuyên những người Việt đang học hành, làm thuê ở nước ngoài “nên cân nhắc kỹ lưỡng chuyện có nên trở về hay không” (5).
Rõ ràng, diễn biến của dịch viêm phổi Vũ Hán tại Việt Nam từ 10 tháng 3 đến nay là “trái đắng” của tuyên truyền nhằm thúc đẩy cả du lịch nội địa lẫn thu hút du khách quốc tế để đạt “chỉ tiêu tăng trưởng của năm nay”, nhằm tô vẽ một Việt Nam “ngạo nghễ”, “nhân đạo”… Những người Việt trở về từ châu Âu và những du khách châu Âu tìm đến Việt Nam giữa đại dịch vì không có nơi nào “thân thiện”… bằng, đã khiến kinh tế – xã hội Việt Nam thêm điêu đứng. Chưa rõ giá phải trả cho tuyên truyền sẽ ở mức nào!
Tuy nhiên khó mà hi vọng hệ thống tuyên giáo sẽ “kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc” và hoạt động tuyên truyền sẽ trung thực, nhân bản hơn. Đâu phải tự nhiên mà thiên hạ khinh miệt “tuyên truyền” nhưng ở Việt Nam “tuyên truyền” vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ quan trọng mà không chỉ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền cũng tìm mọi cách để hoàn thành.
Việt Nam vừa hoàn thành một phần Quy hoạch báo chí phục vụ tuyên truyền và Người Đưa Tin với Trong nguy khốn mới biết, hộ chiếu Việt Nam là quyền lực nhất thế giới chính là thành quả quy hoạch ấy!
Chú thích
(1) https://www.nguoiduatin.vn/techzvn/187-320-1-trong-con-nguy-khon-moi-biet-quyen-ho-chieu-viet-nam-la-quyen-luc-nhat-the-gioi-ylt507032.html
(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/toan-canh-cac-ca-nhiem-covid-19-tai-viet-nam-toi-ngay-123-1194645.html
(3) https://tuoitre.vn/du-lich-viet-nam-dam-bao-an-toan-nhung-cung-can-than-thien-20200220174210322.htm
(4) https://vtv.vn/chuyen-dong-24h/nhung-nguoi-hung-trong-chuyen-bay-dua-nguoi-viet-tu-vu-han-tro-ve-20200223123157484.htm
(5) http://dangcongsan.vn/thoi-su/danh-nhung-dieu-kien-tot-nhat-cho-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-ve-nuoc-550708.html
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
https://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/propaganda-its-apparatus-and-failure-of-medical-treatment-03292020121337.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?