Lưỡng hội ĐCSTQ ‘nếm’ 4 đòn tấn công trong một ngày
Ngày 27/5 là một ngày ảm đạm cho “Lưỡng hội” Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Bốn đòn tấn công liên tiếp trong một ngày, ban lãnh đạo cấp cao ĐCSTQ không những đứng ngồi không yên, mà “Lưỡng hội” dù lúng túng vẫn phải tiếp tục, và cuộc họp Bộ Chính trị của ĐCSTQ có thể phải được tổ chức khẩn cấp.
Dưới đây là bài viết của Dương Uy thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
Đòn tấn công thứ nhất: Đặc khu Hồng Kông đối mặt với việc bị Mỹ hủy bỏ chế độ đối xử đặc biệt
Ngày 27/5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Pompeo đã công bố kết quả đánh giá kết luận Hồng Kông không còn giữ được quyền tự trị từ ĐCSTQ, do đó Hồng Kông sẽ không được tiếp tục được đảm bảo đối xử đặc biệt từ phía Hoa Kỳ.
Chính quyền Trung Quốc có thể không lường trước Hoa Kỳ có thể phản ứng nhanh đến vậy. Đối với “Luật An ninh Quốc gia phiên bản Hồng Kông”, các đại biểu Quốc hội Trung Quốc còn chưa kịp giơ tay bỏ phiếu, mà Hoa Kỳ đã tuyên bố các hình phạt có thể. Hoa Kỳ hẳn là đã sớm lấy được thông tin tình báo.
Ông Pompeo trước đó cũng đã nói rằng báo cáo đánh giá về Hồng Kông còn phải chờ xem hành động của ĐCSTQ, nhưng Hoa Kỳ sớm đã có kế hoạch lường trước. Thời điểm vàng để tuyên bố đã được lựa chọn một cách có chủ ý: sau khi dự luật được đề xuất và trước khi ĐCSTQ bỏ phiếu thông qua. Giống như ván cờ đang bị hãm xe, ĐCSTQ cưỡi hổ khó xuống. Nếu tiếp tục bỏ phiếu cho dự luật, thì cũng tương đồng với thúc đẩy việc bãi bỏ tình trạng đặc biệt của Hồng Kông, tất nhiên, việc này có thể được hoãn lại để thảo luận thêm, nhưng ĐCSTQ còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ?
Văn phòng Liên lạc của ĐCSTQ tại Hồng Kông cũng “cấp báo” người dân đang lần nữa xuống đường. Tình cảnh hiện tại của ĐCSTQ thật đúng với câu: tự mình chuốc khổ, tự làm tự chịu.
2. Đòn tấn công thứ hai: Giám đốc Huawei – Mạnh Vãn Châu bị kết tội
Vancouver, Canada, ngày 27/5, Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Châu bị tòa án Canada phán quyết có tội và xúc tiến trình tự dẫn độ sang Hoa Kỳ. Thẩm phán Heather Holmes đã ra phán quyết tuyên bố hành vi phạm tội của Mạnh Vãn Châu đã cấu thành tội lừa đảo. Bà Mạnh Vãn Châu bị Chính phủ Hoa Kỳ cáo buộc phạm tội lừa đảo ngân hàng, lừa đảo chuyển tiền qua mạng và đồng mưu lừa đảo ngân hàng, lừa đảo chuyển tiền.
Trong các đạo luật quốc gia cũng như văn bản pháp lý quốc tế đều ghi nhận nguyên tắc định danh kép tội phạm như là điều kiện tiên quyết để tiến hành dẫn độ tội phạm. Nếu thẩm phán quyết định tội danh không thành lập, bị cáo có thể được thả tự do. Hiện giờ, bà Mạnh Vạn Châu đã bị kết án về tội phạm kép, vì vậy phải bị dẫn độ về Hoa Kỳ.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đe dọa: “Để ngăn chặn tiếp tục thiệt hại đến quan hệ Trung Quốc-Canada, Canada thực sự nên sửa chữa sai lầm của mình, ngay lập tức thả bà Mạnh Vãn Châu và đảm bảo rằng bà trở về Trung Quốc an toàn.” Người phát ngôn này lần nữa để lộ sự thiếu hiểu biết về pháp lý của mình. Chính phủ Canada từ lâu đã tuyên bố rằng tư pháp độc lập của Canada và vụ án dẫn độ của Mạnh Vãn Châu không thuộc phạm trù ngoại giao.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Huawei đang dần gia tăng. Vụ án Mạnh Vãn Châu không có ý nghĩa gì đáng kể. Tuy nhiên, phán quyết của vụ án vẫn có ý nghĩa pháp lý và đối với bên ĐCSTQ không hiểu luật thì nó lại có ý nghĩa chính trị càng mạnh mẽ. ĐCSTQ không chỉ giam giữ một số người Canada làm con tin, mà còn cấm nhập khẩu thịt lợn và hạt cải dầu để làm áp lực. Đến hôm nay, các tính toán của ĐCSTQ đã thất bại và nó đã phơi bày rõ ràng mối quan hệ đặc biệt giữa Huawei và ĐCSTQ. Trong hai tháng qua, khi ĐCSTQ xuất khẩu khẩu trang với giá cao, họ thường quyên tặng khoảng 1% đơn đặt hàng với tên của Huawei trong nỗ lực thúc đẩy hình ảnh của tập đoàn này.
Phán quyết của vụ án Mạnh Vãn Châu đánh dấu một cú đòn kinh tế và chính trị kép đánh vào ĐCSTQ đối với vấn đề Huawei.
3. Đòn tấn công thứ ba: Du học sinh Trung Quốc không thể về nước, năng lực nội bộ yếu kém bị phát triển thành vấn đề ngoại giao
Ngày 27/5, tại cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc, phóng viên hãng tin Reuters đặt câu hỏi: “Nhiều du học sinh Trung Quốc vẫn còn kẹt lại ở nước ngoài, không thể quay về Trung Quốc. Một số sinh viên tin rằng chính sách ‘Năm một” do cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc đưa ra đã hạn chế số lượng chuyến bay quốc tế đến Trung Quốc. Vậy Trung Quốc liệu sẽ có kế hoạch gửi thêm chuyến bay để đón du học sinh trở về từ nước ngoài?”
Phát ngôn viên ngoại giao Triệu Lập Kiên trả lời: “Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, nhiều quốc gia và khu vực đã đình chỉ các chuyến bay quốc tế và hạn chế người qua lại. Vì lý do khách quan này, công dân Trung Quốc ở nước ngoài muốn về nước cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Thời điểm bắt đầu bùng phát dịch, chúng tôi đã gửi các chuyến bay đón những công dân Trung Quốc bị mắc kẹt ở nước ngoài. Sau khi tình hình dịch bệnh ở nước ngoài trở nên nghiêm trọng, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ để sắp xếp các chuyến bay tạm thời để tạo điều kiện hỗ trợ sinh viên quốc tế, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và các nhân viên tạm thời làm việc ở nước ngoài gặp khó khăn và đang cần khẩn cấp trở về nước. Bộ Ngoại giao và các đại sứ quán và lãnh sự quán ở nước ngoài sẽ tiếp tục hết sức mình làm tốt công việc bảo vệ và hỗ trợ công dân Trung Quốc ở nước ngoài, giải quyết những khó khăn thực tế mà họ gặp phải.“
Sinh viên Trung Quốc không thể trở về nước, vấn đề bất tài trong việc nội bộ này lại phát triển thành vấn đề ngoại giao, lại cũng là do truyền thông nước ngoài đề cập đến, quả là làm bẽ mặt ĐCSTQ. Ngày 3/2, Bộ Ngoại giao tự hào tuyên bố rằng họ đã sắp xếp bốn chuyến bay hàng không dân dụng để trả lại 399 công dân Trung Quốc về Vũ Hán. Đưa công dân vào thành phố nơi dịch bệnh bùng phát, đây là chính phủ duy nhất trên thế giới hành động kỳ quặc như vậy! Còn ngày nay, Vũ Hán đã gỡ bỏ phong tỏa, tuyên truyền của ĐCSTQ đã chống dịch thắng lợi, nhưng sinh viên Trung Quốc vẫn không thể trở về. Bộ Ngoại giao rõ ràng là không chuẩn bị để giải quyết vấn đề này, lại còn kêu gọi sinh viên quốc tế ở lại nơi họ đang ở.
Ngày 26/3, Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã ban hành “Thông báo về việc tiếp tục giảm lưu lượng hành khách quốc tế trong giai đoạn kiểm soát và phòng chống dịch bệnh”, yêu cầu mỗi hãng hàng không quốc nội chỉ có thể giữ một tuyến bay ra nước ngoài; mỗi hãng hàng không nước ngoài chỉ có thể giữ một đường bay đến Trung Quốc và không quá một chuyến bay mỗi tuần. Chính sách này được gọi tắt là chính sách “Năm một”. Kết quả là, hàng triệu người Trung Quốc bị mắc kẹt ở nước ngoài, rơi vào tình trạng khó xử khi mua vé với giá cao, mua và hủy vé nhiều lần; một số người không thể tiếp tục chờ đợi vì hết hạn visa.., cảm thấy oán hận và giận dữ đối với chính sách vô nhân tính này!
Để các quan chức cao cấp của ĐCSTQ và đại biểu “Lưỡng hội” có thể “yên tâm” dành thời gian cho hội nghị, Bộ Ngoại giao đã sắp xếp hợp lý việc trở về nước theo nhu cầu cấp bách cho con cái của những cán bộ cấp cao này. Tuy nhiên, hàng triệu phụ huynh ở Trung Quốc phải lo lắng về con cái họ mỗi ngày, chỉ có truyền thông nước ngoài chia sẻ mối quan tâm này của họ và diễn biến thành vấn đề ngoại giao. Cảm tình yêu nước của nhiều du học sinh vì thế mà bị ảnh hưởng rất nhiều. “Hình tượng đại biểu” của ĐCSTQ trong lòng người dân lần nữa sụp đổ, tin tức về hai phiên họp e rằng sẽ không có ai đọc.
4. Đòn tấn công thứ tư: Trump muốn hòa giải xung đột biên giới Trung-Ấn
Ngày 27/5, Trump đăng trên Twitter:
“Chúng tôi đã thông báo cho cả Ấn Độ và Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã sẵn sàng và hy vọng sẽ hòa giải cuộc xung đột biên giới hiện tại.”(We have informed both India and China that the United States is ready, willing and able to mediate or arbitrate their now raging border dispute.)
Trước đây, đã có một cuộc xung đột tương tự ở biên giới Trung-Ấn nhưng Tổng thống Mỹ chưa bao giờ trực tiếp bày tỏ sự hòa giải như vậy. Động thái này của ông Trump thực sự gây bất ngờ. Trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của ông Trump, Ấn Độ đã trở thành một trong những đồng minh của Hoa Kỳ. Ấn Độ có thể đã gửi yêu cầu can thiệp tới đồng minh Hoa Kỳ?
Bất kể Ấn Độ có đưa ra yêu cầu hay không, Hoa Kỳ hẳn đã có được thông tin chính xác về vấn đề điều động quân đội của ĐCSTQ, và ông Trump đã quyết định can thiệp. Vài ngày trước, ông Trump nói rằng Mỹ có thể cắt đứt quan hệ với ĐCSTQ. Rõ ràng, điều này không có nghĩa là ông sẵn sàng thả lỏng Trung Quốc. Tuyên bố hòa giải của ông Trump tạo ấn tượng không khác gì siêu cường Mỹ đang chuẩn bị sắp xếp lại trật tự quốc tế. Trung Quốc luôn thách thức vị thế cường quốc số một của Hoa Kỳ. Đến nay, ông Trump chắc chắn cho ĐCSTQ thấy rằng Hoa Kỳ là một cường quốc có thể đảm bảo trật tự quốc tế. Sức mạnh và trình độ của Trung Quốc còn cách quá xa.
Ông Trump tỏ rõ thái độ, cũng có thể còn có nghĩa là sau một chút thảo luận và cân nhắc, ông cùng Nội các đã hoàn thành một loạt các kế hoạch đối với ĐCSTQ và bắt đầu bước vào giai đoạn thực hiện. Có khả năng một loạt các đòn tấn công kết hợp sẽ liên tục được tung ra. ĐCSTQ rõ ràng sẽ cảm thấy như đang trên bàn chông, hẳn là đứng ngồi không yên.
Dương Uy – 31/5/20
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)
(Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả)
Nhận xét
Đăng nhận xét