Vụ án Hồ Duy Hải: Vì sao 4 bút lục bị rút khỏi hồ sơ vụ án?
https://www.baogiaothong.vn/vu-an-ho-duy-hai-vi-sao-4-but-luc-bi-rut-khoi-ho-so-vu-an-d466810.html
Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng, có thông tin rất quan trọng về người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu cục Cầu Voi nhưng bị rút khỏi hồ sơ vụ án.
Luật sư bào chữa cho tử tù Hồ Duy Hải.
Người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu điện?
Ngày 27/5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Long An đề nghị giải thích.
Theo luật sư Phong, ngay sau khi phiên tòa Giám đốc thẩm kết thúc, những ngày qua liên tiếp xuất hiện nhiều tài liệu, tình tiết “mới” mà trước đây ông và các luật sư chưa từng biết đến, hoặc không được tiếp cận, hoặc chưa phát hiện ra.
Đó là việc xuất hiện 4 bút lục (139, 140, 141, 142 – do VKS đánh số) ghi lời khai của hai anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí có thông tin rất quan trọng về người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu cục Cầu Voi nhưng bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Những bút lục này trước đây ông Phong chưa được tiếp cận.
Ông Phong đặt câu hỏi và đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, việc rút các bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không? Công an tỉnh Long An có biết việc này không?
Luật sư Phong đề nghị làm rõ người thanh niên mặc áo vàng chính là người sau cùng có mặt tại bưu cục Cầu Voi trước khi vụ án mạng xảy ra. Người này là ai và có liên quan gì đến tình tiết cửa mở và sáng đèn trên lầu 1, tình tiết đóng 2 cánh cổng bưu cục? Một hay hai “người thanh niên” đã có mặt trong bưu cục Cầu Voi đêm 13/1/2008?”, luật sư đặt vấn đề.
“Nếu hai bản khai này được đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng quy định thì có thể thấy như sau: Trong khoảng thời gian từ “hơn 19h” đến sát 20h ngày 13/1/2008 lần lượt có 4 người/nhân chứng đã vào Bưu cục Cầu Voi. Đó là các anh: Hồ Văn Bình, Đinh Vũ Thường và sau đó cùng lúc 2 người: anh Đinh Văn Còi và anh Lê Thanh Trí… Qua những điều mà bốn anh này đã thấy và khai báo với CQĐT, cho thấy khả năng có thể có 2 thanh niên lần lượt ghé vào bưu cục Cầu Voi và nói chuyện với hai nạn nhân trước giờ họ bị sát hại”, luật sư nhận định.
Theo luật sư Phong, thứ tự thời gian từng người vào bưu cục Cầu Voi và việc nhìn thấy “người thanh niên” ngồi trên salon bên trong bưu cục như sau: Lúc “hơn 19h” – 19h30: anh Hồ Văn Bình thấy có một “người thanh niên” bên trong nhưng không nhìn thấy mặt và quần áo.
Tại Biên bản ghi lời khai ngày 28/1/2008 (BL 265, 266) anh Bình khai như sau: “Tôi gửi xe ở Cầu Voi, lúc này trong bưu cục đã mở đèn sáng, thời gian lúc đó đã hơn 19h vì ở nhà đi đã ngoài 19h00. Tôi nhìn vào phòng khách, ngay bàn salon thấy có một thanh niên ngồi trên ghế nói chuyện với Hồng. Tôi đi qua nhà anh Mẫn, rồi quay lại mất độ 10 phút, lúc đó độ khoảng ngoài 19h30 tôi đến bưu cục lấy xe vẫn thấy Hồng và thanh niên trên còn ngồi nói chuyện”.
Do anh Bình không bước vào trong bưu cục, nên không thấy mặt và trang phục của người thanh niên này. Anh Bình cũng không có lời khai về việc có thấy chiếc xe máy đậu bên ngoài bưu cục hay không. Từ 19h38′ – 19h42′, anh Đinh Vũ Thường thấy một chiếc xe Dream dựng ngoài sân bưu cục, và một người thanh niên mặc áo thun xanh trắng bên trong.
Xuất hiện nam thanh niên có khả năng ngủ lại ở bưu điện cầu voi?
Tại biên bản ghi lời khai ngày 31/3/2008, anh Đinh Vũ Thường khai: “Tôi ghé vào Bưu điện Cầu Voi gọi điện thoại khoảng 20h đổ lại. Tôi đi vào trong ngay cửa thì thấy 1 người nữ ngồi phía ngoài, một thanh niên ngồi giữa trên ghế salon ”, người thanh niên “mặc áo thun ngắn tay màu xám đen, hoặc xanh đen có sọc trắng xen kẽ”. “Tôi thấy “chiếc xe Dream màu nho đã cũ” nhưng “tôi không nhìn thấy 1 con số nào hết”, “không để ý xe có bửng và kính chiếu hậu phải hay không”, “không để ý trên xe có để đồ vật gì không”.
Tại Biên bản ghi lời khai ngày 15/1/2008 (bút lục 141, 142 – VKSND tỉnh Long An đánh số) anh Lê Thanh Trí khai: “Tôi và anh Còi ghé Cầu Ván ăn cháo, sau khi tính tiền, lúc đó khoảng 19h40 tôi chở anh Còi. Khi đến bưu điện Cầu Voi, thì anh Còi kêu tôi ghé vô nạp card điện thoại. Tôi thấy có một nữ đứng phía trong đang nạp card vào máy anh Còi, tôi mua cái card loại 100 ngàn, tôi tự cào nạp tiền vào máy. Sau khi nạp xong, lúc đó khoảng 19h50, tôi chở anh Còi đến phòng CSBV, rồi tôi chạy một mình về nhà, tôi nhìn đồng hồ là 20h10 phút…
Phía bên trong cách chỗ tôi khoảng 5m, tôi thấy người thanh niên ngồi tôi không để ý ngồi trên ghế hay gì, tôi thấy phớt qua người thanh niên này khoảng 30-33 tuổi, tóc gọn, tròn người, mặt tròn, mặc áo thun màu vàng sậm ngắn tay, tôi không để ý cổ áo.
Ngoài sân chỉ có xe của tôi đậu chứ không có xe của ai cả. Cặp hông quầy phía bên phải từ ngoài nhìn vào (đường vô) thì có một xe Novo đậu, đầu xe hướng vô bưu điện, tôi không nhớ màu xe và biển số”.
Luật sư Phong cho rằng, những thông tin trong các lời khai trên cho thấy: Anh Bình vào sớm nhất, thấy một người thanh niên bên trong, nhưng không rõ mặt. Lúc khoảng 19h30’, anh Thường vào sau đó thấy một chiếc xe Dream, và một người thanh niên mặc áo “màu xám đen, hoặc xanh đen có sọc trắng xen kẽ”, lúc khoảng 19h39’-19h42’.
Sau khi anh Thường ra khỏi bưu cục, anh Còi và anh Trí vào. Lúc này khoảng 19h43′ hoặc trễ hơn. Cả hai anh đều có thời gian đứng sát quầy lâu hơn, nhìn rõ mặt và trang phục của người thanh niên hơn. Hai anh cũng có lời khai trùng khớp nhau: không có chiếc xe nào ngoài sân, người thanh niên mặc áo thun màu vàng, tuổi 28-33.
Điểm khác biệt trong lời khai của anh Còi và anh Trí là anh Trí khai thấy một chiếc xe Nouvo bên trong.
“Như vậy, phải chăng tối 13/1/2008 lần lượt có 2 người thanh niên đã vào bên trong bưu cục? Người vào sau mặc áo thun màu vàng, khoảng 28-33 tuổi? Nếu tình tiết này được làm rõ, thì có thể xác định người thanh niên mặc áo trắng xanh vào trước (được CQĐT xác định là Hồ Duy Hải) không phải là hung thủ giết người. Vì từ khoảng 19h43’ người thanh niên này đã rời khỏi bưu cục.
Người thanh niên mặc áo vàng có mặt bên trong bưu cục lúc 20h có phải là hung thủ giết người hay không là điều cần phải tiếp tục làm rõ. Đặt trong bối cảnh lúc 21h01’ nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây. Người thanh niên áo vàng đến bưu cục bằng phương tiện gì? Nếu đi bằng xe máy thì phải chăng đó là xe Nouvo mà anh Trí đã nhìn thấy và đã dắt xe vào bên trong cho thấy khả năng người thanh niên này sẽ ngủ đêm lại tại bưu cục Cầu Voi?”, luật sư nêu câu hỏi.
Lầu 1 bưu cục Cầu Voi có dấu hiệu liên quan đến hung thủ gây án
Theo báo Dân việt, tiếp đến, theo ông Phong, từ nhiều năm qua, ông cũng nêu trong các đơn sự nghi ngờ về việc lầu 1 bưu cục Cầu Voi có dấu hiệu liên quan đến hung thủ gây án. Lý do thể hiện tại những điểm sau:
Lầu 1 là nơi nạn nhân Hồng và người yêu là Nguyễn Mi Sol ngủ (chung sống như vợ chồng) mỗi khi Mi Sol từ TP HCM về thăm Hồng. Mi Sol khai hàng tuần đều về bưu cục Cầu Voi vào cuối tuần (đêm 13/1/2008 là Chủ Nhật). Tại bưu cục Cầu Voi ở tầng trệt chỉ có 1 giường ngủ. Như vậy, việc trên tầng 1 có thêm chỗ ngủ là điều hoàn toàn hợp lý, vì còn có Vân.
Ít nhất 2 nhân chứng là anh Nguyễn Văn Thu và chị Lê Thị Thu Hiếu cho biết, đêm 13/1/2008 (từ khoảng 20h30 – 22h) có bật đèn trên lầu 1. Lời khai của chị Hiếu cho thấy, đêm 13/1/2008 Mi Sol có về bưu cục Cầu Voi (trong khi đó lại không có bản khai hay tài liệu nào khác trong hồ sơ vụ án thể hiện đêm 13/1/2008 Mi Sol làm gì, ở đâu).
Cửa lên lầu 1 không thể ở trong tình trạng “khóa chết” không ai ra vào được, khi mà bưu cục hoạt động bình thường, bên trong lại có đặt máy móc, thiết bị, điện, bồn nước trên mái nhà, có lan can và bên dưới có người ở.
Chính vì vậy, việc khi khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008 CQĐT không lên lầu 1, mà chỉ ghi đơn giản trong Biên bản là “trên lầu không có dấu cạy phá, bên trên để máy móc thiết bị” là khó chấp nhận được và có thể bỏ lọt dấu hiệu tội phạm.
Thật bất ngờ, là trong bản ảnh chụp hiện trường mới xuất hiện, đã cho thấy điều ông nghi vấn là có cơ sở. Đó là trên lầu 1 đêm 13/1/2008 đã có người, cửa mở.
Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị
Cũng theo báo Dân việt, từ năm 2015, gia đình Hồ Duy Hải có đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị, vì hàng loạt dấu hiệu liên quan hoặc ít nhất cũng là nhân chứng rất quan trọng trong vụ án. Tuy nhiên, Công an tỉnh Long An chỉ trả lời đơn giản là: Không có ai là Nguyễn Văn Nghị, mà chỉ có một người tên là Nguyễn Hữu Nghị và người này không liên quan gì đến vụ án.
Tuy nhiên, trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSND Tối cao đã nêu rõ: “Đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol chưa được làm rõ”.
Và tại phiên tòa Giám đốc thẩm vừa qua, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An đều trình bày và xác định có đối tượng Nguyễn Văn Nghị (nhưng không có chứng cứ xác định là nghi can nên không đưa vào hồ sơ vụ án). Ngay trong quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao cũng nêu tên đối tượng Nguyễn Văn Nghị.
Như vậy, có thể khẳng định Nguyễn Văn Nghị là một nhân vật có thật, CQĐT đã mời làm việc, lấy lời khai, dấu vân tay …
Ngoài ra, cũng không có và chưa thấy bằng chứng nào thể hiện Nguyễn Văn Nghị là Nguyễn Hữu Nghị. Do vậy, luật sư Phong muốn Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, nếu Nguyễn Văn Nghị là Nguyễn Hữu Nghị thì tại sao trong phiên tòa Giám đốc thẩm từ ngày 6 đến 8/5/2020 vừa qua, CQĐT Công an tỉnh Long An không nêu vấn đề này, mà vẫn cung cấp thông tin và trình bày về đối tượng có tên Nguyễn Văn Nghị?
_________________________________________________
TCHD ngày nào cũng thả thêm vài tính tiết cứ như tiểu thuyết trinh thá
Luật sư Trần Hồng Phong cho rằng, có thông tin rất quan trọng về người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu cục Cầu Voi nhưng bị rút khỏi hồ sơ vụ án.
Luật sư bào chữa cho tử tù Hồ Duy Hải.
Người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu điện?
Ngày 27/5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến Giám đốc Công an tỉnh Long An đề nghị giải thích.
Theo luật sư Phong, ngay sau khi phiên tòa Giám đốc thẩm kết thúc, những ngày qua liên tiếp xuất hiện nhiều tài liệu, tình tiết “mới” mà trước đây ông và các luật sư chưa từng biết đến, hoặc không được tiếp cận, hoặc chưa phát hiện ra.
Đó là việc xuất hiện 4 bút lục (139, 140, 141, 142 – do VKS đánh số) ghi lời khai của hai anh Đinh Văn Còi và Lê Thanh Trí có thông tin rất quan trọng về người thanh niên áo vàng có mặt lúc 20h tại bưu cục Cầu Voi nhưng bị rút khỏi hồ sơ vụ án. Những bút lục này trước đây ông Phong chưa được tiếp cận.
Ông Phong đặt câu hỏi và đề nghị Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, việc rút các bút lục này ra khỏi hồ sơ vụ án có phải là hành vi làm sai lệch hồ sơ vụ án hay không? Công an tỉnh Long An có biết việc này không?
Luật sư Phong đề nghị làm rõ người thanh niên mặc áo vàng chính là người sau cùng có mặt tại bưu cục Cầu Voi trước khi vụ án mạng xảy ra. Người này là ai và có liên quan gì đến tình tiết cửa mở và sáng đèn trên lầu 1, tình tiết đóng 2 cánh cổng bưu cục? Một hay hai “người thanh niên” đã có mặt trong bưu cục Cầu Voi đêm 13/1/2008?”, luật sư đặt vấn đề.
“Nếu hai bản khai này được đưa vào hồ sơ vụ án theo đúng quy định thì có thể thấy như sau: Trong khoảng thời gian từ “hơn 19h” đến sát 20h ngày 13/1/2008 lần lượt có 4 người/nhân chứng đã vào Bưu cục Cầu Voi. Đó là các anh: Hồ Văn Bình, Đinh Vũ Thường và sau đó cùng lúc 2 người: anh Đinh Văn Còi và anh Lê Thanh Trí… Qua những điều mà bốn anh này đã thấy và khai báo với CQĐT, cho thấy khả năng có thể có 2 thanh niên lần lượt ghé vào bưu cục Cầu Voi và nói chuyện với hai nạn nhân trước giờ họ bị sát hại”, luật sư nhận định.
Theo luật sư Phong, thứ tự thời gian từng người vào bưu cục Cầu Voi và việc nhìn thấy “người thanh niên” ngồi trên salon bên trong bưu cục như sau: Lúc “hơn 19h” – 19h30: anh Hồ Văn Bình thấy có một “người thanh niên” bên trong nhưng không nhìn thấy mặt và quần áo.
Tại Biên bản ghi lời khai ngày 28/1/2008 (BL 265, 266) anh Bình khai như sau: “Tôi gửi xe ở Cầu Voi, lúc này trong bưu cục đã mở đèn sáng, thời gian lúc đó đã hơn 19h vì ở nhà đi đã ngoài 19h00. Tôi nhìn vào phòng khách, ngay bàn salon thấy có một thanh niên ngồi trên ghế nói chuyện với Hồng. Tôi đi qua nhà anh Mẫn, rồi quay lại mất độ 10 phút, lúc đó độ khoảng ngoài 19h30 tôi đến bưu cục lấy xe vẫn thấy Hồng và thanh niên trên còn ngồi nói chuyện”.
Do anh Bình không bước vào trong bưu cục, nên không thấy mặt và trang phục của người thanh niên này. Anh Bình cũng không có lời khai về việc có thấy chiếc xe máy đậu bên ngoài bưu cục hay không. Từ 19h38′ – 19h42′, anh Đinh Vũ Thường thấy một chiếc xe Dream dựng ngoài sân bưu cục, và một người thanh niên mặc áo thun xanh trắng bên trong.
Xuất hiện nam thanh niên có khả năng ngủ lại ở bưu điện cầu voi?
Tại biên bản ghi lời khai ngày 31/3/2008, anh Đinh Vũ Thường khai: “Tôi ghé vào Bưu điện Cầu Voi gọi điện thoại khoảng 20h đổ lại. Tôi đi vào trong ngay cửa thì thấy 1 người nữ ngồi phía ngoài, một thanh niên ngồi giữa trên ghế salon ”, người thanh niên “mặc áo thun ngắn tay màu xám đen, hoặc xanh đen có sọc trắng xen kẽ”. “Tôi thấy “chiếc xe Dream màu nho đã cũ” nhưng “tôi không nhìn thấy 1 con số nào hết”, “không để ý xe có bửng và kính chiếu hậu phải hay không”, “không để ý trên xe có để đồ vật gì không”.
Tại Biên bản ghi lời khai ngày 15/1/2008 (bút lục 141, 142 – VKSND tỉnh Long An đánh số) anh Lê Thanh Trí khai: “Tôi và anh Còi ghé Cầu Ván ăn cháo, sau khi tính tiền, lúc đó khoảng 19h40 tôi chở anh Còi. Khi đến bưu điện Cầu Voi, thì anh Còi kêu tôi ghé vô nạp card điện thoại. Tôi thấy có một nữ đứng phía trong đang nạp card vào máy anh Còi, tôi mua cái card loại 100 ngàn, tôi tự cào nạp tiền vào máy. Sau khi nạp xong, lúc đó khoảng 19h50, tôi chở anh Còi đến phòng CSBV, rồi tôi chạy một mình về nhà, tôi nhìn đồng hồ là 20h10 phút…
Phía bên trong cách chỗ tôi khoảng 5m, tôi thấy người thanh niên ngồi tôi không để ý ngồi trên ghế hay gì, tôi thấy phớt qua người thanh niên này khoảng 30-33 tuổi, tóc gọn, tròn người, mặt tròn, mặc áo thun màu vàng sậm ngắn tay, tôi không để ý cổ áo.
Ngoài sân chỉ có xe của tôi đậu chứ không có xe của ai cả. Cặp hông quầy phía bên phải từ ngoài nhìn vào (đường vô) thì có một xe Novo đậu, đầu xe hướng vô bưu điện, tôi không nhớ màu xe và biển số”.
Luật sư Phong cho rằng, những thông tin trong các lời khai trên cho thấy: Anh Bình vào sớm nhất, thấy một người thanh niên bên trong, nhưng không rõ mặt. Lúc khoảng 19h30’, anh Thường vào sau đó thấy một chiếc xe Dream, và một người thanh niên mặc áo “màu xám đen, hoặc xanh đen có sọc trắng xen kẽ”, lúc khoảng 19h39’-19h42’.
Sau khi anh Thường ra khỏi bưu cục, anh Còi và anh Trí vào. Lúc này khoảng 19h43′ hoặc trễ hơn. Cả hai anh đều có thời gian đứng sát quầy lâu hơn, nhìn rõ mặt và trang phục của người thanh niên hơn. Hai anh cũng có lời khai trùng khớp nhau: không có chiếc xe nào ngoài sân, người thanh niên mặc áo thun màu vàng, tuổi 28-33.
Điểm khác biệt trong lời khai của anh Còi và anh Trí là anh Trí khai thấy một chiếc xe Nouvo bên trong.
“Như vậy, phải chăng tối 13/1/2008 lần lượt có 2 người thanh niên đã vào bên trong bưu cục? Người vào sau mặc áo thun màu vàng, khoảng 28-33 tuổi? Nếu tình tiết này được làm rõ, thì có thể xác định người thanh niên mặc áo trắng xanh vào trước (được CQĐT xác định là Hồ Duy Hải) không phải là hung thủ giết người. Vì từ khoảng 19h43’ người thanh niên này đã rời khỏi bưu cục.
Người thanh niên mặc áo vàng có mặt bên trong bưu cục lúc 20h có phải là hung thủ giết người hay không là điều cần phải tiếp tục làm rõ. Đặt trong bối cảnh lúc 21h01’ nạn nhân Vân vẫn còn ở tiệm bán trái cây. Người thanh niên áo vàng đến bưu cục bằng phương tiện gì? Nếu đi bằng xe máy thì phải chăng đó là xe Nouvo mà anh Trí đã nhìn thấy và đã dắt xe vào bên trong cho thấy khả năng người thanh niên này sẽ ngủ đêm lại tại bưu cục Cầu Voi?”, luật sư nêu câu hỏi.
Lầu 1 bưu cục Cầu Voi có dấu hiệu liên quan đến hung thủ gây án
Theo báo Dân việt, tiếp đến, theo ông Phong, từ nhiều năm qua, ông cũng nêu trong các đơn sự nghi ngờ về việc lầu 1 bưu cục Cầu Voi có dấu hiệu liên quan đến hung thủ gây án. Lý do thể hiện tại những điểm sau:
Lầu 1 là nơi nạn nhân Hồng và người yêu là Nguyễn Mi Sol ngủ (chung sống như vợ chồng) mỗi khi Mi Sol từ TP HCM về thăm Hồng. Mi Sol khai hàng tuần đều về bưu cục Cầu Voi vào cuối tuần (đêm 13/1/2008 là Chủ Nhật). Tại bưu cục Cầu Voi ở tầng trệt chỉ có 1 giường ngủ. Như vậy, việc trên tầng 1 có thêm chỗ ngủ là điều hoàn toàn hợp lý, vì còn có Vân.
Ít nhất 2 nhân chứng là anh Nguyễn Văn Thu và chị Lê Thị Thu Hiếu cho biết, đêm 13/1/2008 (từ khoảng 20h30 – 22h) có bật đèn trên lầu 1. Lời khai của chị Hiếu cho thấy, đêm 13/1/2008 Mi Sol có về bưu cục Cầu Voi (trong khi đó lại không có bản khai hay tài liệu nào khác trong hồ sơ vụ án thể hiện đêm 13/1/2008 Mi Sol làm gì, ở đâu).
Cửa lên lầu 1 không thể ở trong tình trạng “khóa chết” không ai ra vào được, khi mà bưu cục hoạt động bình thường, bên trong lại có đặt máy móc, thiết bị, điện, bồn nước trên mái nhà, có lan can và bên dưới có người ở.
Chính vì vậy, việc khi khám nghiệm hiện trường ngày 14/1/2008 CQĐT không lên lầu 1, mà chỉ ghi đơn giản trong Biên bản là “trên lầu không có dấu cạy phá, bên trên để máy móc thiết bị” là khó chấp nhận được và có thể bỏ lọt dấu hiệu tội phạm.
Thật bất ngờ, là trong bản ảnh chụp hiện trường mới xuất hiện, đã cho thấy điều ông nghi vấn là có cơ sở. Đó là trên lầu 1 đêm 13/1/2008 đã có người, cửa mở.
Nguyễn Văn Nghị hay Nguyễn Hữu Nghị
Cũng theo báo Dân việt, từ năm 2015, gia đình Hồ Duy Hải có đơn tố giác đối tượng Nguyễn Văn Nghị, vì hàng loạt dấu hiệu liên quan hoặc ít nhất cũng là nhân chứng rất quan trọng trong vụ án. Tuy nhiên, Công an tỉnh Long An chỉ trả lời đơn giản là: Không có ai là Nguyễn Văn Nghị, mà chỉ có một người tên là Nguyễn Hữu Nghị và người này không liên quan gì đến vụ án.
Tuy nhiên, trong quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 15/QĐ-VKSTC-V7 ngày 22/11/2019 của VKSND Tối cao đã nêu rõ: “Đối tượng tình nghi là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol chưa được làm rõ”.
Và tại phiên tòa Giám đốc thẩm vừa qua, các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An đều trình bày và xác định có đối tượng Nguyễn Văn Nghị (nhưng không có chứng cứ xác định là nghi can nên không đưa vào hồ sơ vụ án). Ngay trong quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao cũng nêu tên đối tượng Nguyễn Văn Nghị.
Như vậy, có thể khẳng định Nguyễn Văn Nghị là một nhân vật có thật, CQĐT đã mời làm việc, lấy lời khai, dấu vân tay …
Ngoài ra, cũng không có và chưa thấy bằng chứng nào thể hiện Nguyễn Văn Nghị là Nguyễn Hữu Nghị. Do vậy, luật sư Phong muốn Giám đốc Công an tỉnh Long An cho biết, nếu Nguyễn Văn Nghị là Nguyễn Hữu Nghị thì tại sao trong phiên tòa Giám đốc thẩm từ ngày 6 đến 8/5/2020 vừa qua, CQĐT Công an tỉnh Long An không nêu vấn đề này, mà vẫn cung cấp thông tin và trình bày về đối tượng có tên Nguyễn Văn Nghị?
_________________________________________________
TCHD ngày nào cũng thả thêm vài tính tiết cứ như tiểu thuyết trinh thá
Nhận xét
Đăng nhận xét