Ông Bá Thanh sẽ chỉ 'gọt giũa' chút ít?
Tuần báo Bấm The Economist của Anh vừa đặt câu hỏi liệu tân Trưởng Ban nội chính có phải là cứu tinh mà Việt Nam chờ đợi.
Bài viết đăng ngày 25/1 với tựa đề "Ông Thanh có phải là cứu tinh", mở đầu với lời nhận xét về tình hình hiện tại của Việt Nam - đất nước điều hành bởi "một đảng đầy những vụ tai tiếng đang tìm cách loại bỏ giới bất đồng chính kiến và giải quyết nạn tham nhũng."
Mới nhất trong số những vụ đàn áp giới bất đồng chính kiến này được dẫn ví dụ, đó là việc "tòa án Việt Nam tuyên án các bản tù dài hạn lên 14 nhà hoạt động dân chủ và blooger, dựa trên những bằng chứng mơ hồ về tội lật đổ chính quyền."
'Khủng long trái chiều'
Việc sử dụng phiên tòa nhằm thể hiện sức mạnh chính trị và đàn áp bất kỳ sự chống đối nào, theo The Economist, cho thấy "một hành động tuyệt vọng của Đảng, bởi chứng bệnh hoang tưởng ngày càng nặng.""Bất chấp những phát triển về kinh tế, thông qua một số cải cách và mở cửa trong một phần tư thế kỷ qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất đi tiêu chuẩn đạo đức cần thiết để lãnh đạo," tạp chí này viết.
Theo số liệu mà tờ báo của Anh dẫn ra, vào một thời điểm nhất định, Việt Nam có ít nhất hai triệu blog, phần lớn để tán gẫu xung quanh chủ đề "phong cách sống".
Tuy nhiên cũng theo tạp chí này, "một số lượng lớn (các blog) lại nói về những vấn đề 'nhạy cảm' của xã hội, kinh tế và chính trị mà đảng không thích", điều khiến "những cuộc đàn áp giới bất đồng chính kiến chủ yếu nhằm vào Internet."
"Cuộc đàn áp ngày càng trở nên gia tăng về mức độ tàn bạo trong hai năm qua," bài viết nhận xét.
"Về tự do Internet, Việt Nam hiện xếp gần cuối bảng xếp hạng toàn cầu, chỉ trên mỗi Trung Quốc và Iran."
Điều này được The Economist cho là điều khiến Việt Nam đang ngày càng đi ngược lại xu hướng phát triển của khu vực:
"Trong một khu vực đang chứng kiến những cải cách nhanh chóng, cụ thể là Miến Điện, Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang nhìn giống như một con khủng long chính trị đang đi ngược chiều."
Sai phạm trong quản lý"
Trong một khu vực đang chứng kiến những cải cách nhanh chóng, cụ thể là Miến Điện, Việt Nam, hơn bao giờ hết, đang nhìn giống như một con khủng long chính trị đang đi ngược chiều"Lý do gì dẫn đến sự lo ngại quá mức của đảng cầm quyền?
Bài viết cho rằng đó là do các sai phạm trong quản lý kinh tế:
"Chỉ 5 năm trước, đất nước này được ca ngợi là con hổ Châu Á, với mức tăng trưởng cao kỷ lục"
"Vậy mà lúc này, những các vấn đề bắt nguồn từ cấu trúc cũ kỹ của một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, vốn phần lớn vẫn chưa được cải cách, đã làm mất đi điều đó."
Các vấn đề này đã dẫn đến một nền kinh tế hiện tại, với "lạm phát tăng, tiền mất giá, các ngân hàng ngập nợ và tăng trưởng kinh tế suy giảm xuống mức khiêm tốn 5% trong năm ngoái."
Thủ phạm chính, theo The Economist, là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chịu trách nhiệm cho khoảng 40% sản lượng kinh tế của đất nước nhưng lại "được quản lý lỏng lẻo, phí phạm và không có khả năng cạnh tranh" mà cao trào là sự sụp đổ của tập đoàn đóng tàu Vinashin năm 2011.
"Điều gây thiệt hại nặng hơn cả, đó là việc các hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước bị tham nhũng làm cho nhơ nhuốc," bài viết nhận xét.
"Những quản lý cấp cao đều là những người được bổ nhiệm từ bộ máy chính trị. Doanh nghiệp Nhà nước thường xuyên hoạt động vì quyền lợi của các Đảng viên, nhiều người trong số họ giờ đây rất giàu có."
Tờ tạp chí cho rằng tham nhũng ở Việt Nam đã "mang tính hệ thống", dẫn chứng lấy số liệu từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam rằng hơn 50% doanh nghiệp thừa nhận phải đưa hối lộ để giành hợp đồng và số liệu năm nay có thể sẽ còn cao hơn.
Cứu tinh Nguyễn Bá Thanh?
Tạp chí của Anh nói ông Thanh đang bước vào cuộc tranh chấp quyền lực giữa các lãnh đạo cấp cao của Đảng
Trong bối cảnh chính quyền đang ngày càng đánh mất lòng tin từ người dân bởi sự đổ vỡ của nền kinh tế, chính phủ Việt Nam đang cố gắng tìm một lối ra.
Tuy nhiên, thay vì việc ép từ chức hay bãi nhiệm, điều mà The Economist cho rằng "có thể có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đoàn kết", đảng cầm quyền lại chọn một người trong số họ để giải quyết vấn đề.
"Người xuất hiện để giải cứu đó là ông Nguyễn Bá Thanh, lãnh đạo 59 tuổi của Đà Nẵng, thành phố lớn thứ Ba nước này."
Ngày 28/12 năm ngoái, Bộ Chính trị đã bổ nhiệm ông vào vị trí Trưởng Ban nội chính, cơ quan quyền lực được tái thiết lập qua Hội nghị Trung ương 5.
Dưới góc nhìn của tờ tạp chí của Anh, ông Thanh là một người "có uy tín, nói năng thẳng thừng, làm việc hiệu quả," điều mà những người lãnh đạo hy vọng ông có thể "làm lan ra trên tầm quốc gia."
Tuy nhiên hành trình trước mắt ông Thanh không phải là đơn giản.
Bài viết cho rằng ông này đang "bước thẳng vào giữa cuộc tranh đấu quyền lực gay gắt, với một bên là thủ tướng đương nhiệm, ông Nguyễn Tấn Dũng, một bên là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng."
"Tất cả những thay đổi lớn hơn thì còn phải chờ đợi thêm, nếu không muốn đi ngược lại ý muốn của Đảng."
Cũng theo bài viết, ông Dũng "đã chịu nhiều tai tiếng vì bê bối Vinashin và quan hệ với các nhóm ngân hàng, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, người bị bắt hồi tháng Tám năm ngoái với cáo buộc "sai phạm trong quản lý kinh tế."
Những điều trên khiến ông này 'giữ được việc của mình trong gang tấc'.
Và cũng là điều khiến ông 'ra sức phản công'.
Một trong những đòn tấn công mới nhất nhằm vào ông Thanh, theo The Economist, đó là vụ Thanh tra chính phủ "bất ngờ công bố bản báo cáo trong đó cáo buộc quản lý yếu kém tại Đà Nẵng, thành phố vốn hiện tại vẫn nằm dưới quyền chỉ đạo của ông Thanh."
"Khi những cuộc đấu tranh nội bộ ở cấp cao như vậy diễn ra trước mắt công luận, thì đó rõ ràng là dấu hiệu khủng hoảng của hệ thống chính trị Việt Nam," The Economist nhận xét.
"Trong lúc đó, sự giận dữ và thất vọng của người dân đối với đảng cầm quyền đang ngày càng gia tăng, mặc dù chưa đủ cao đến mức dẫn đến một cuộc cách mạng."
"Tuy nhiên, các cuộc đối đầu khác với phía chính quyền, ví dụ như cưỡng đoạt đất đai, có thể sẽ trở thành những cuộc xung đột bạo lực."
Trong bối cảnh hiện tại, ông Nguyễn Bá Thanh sẽ chỉ chỉnh sửa được vài lỗi hệ thống mà không thể có tác động lớn hơn:
"Ông Thanh có thể chỉ là là người gọi giũa chút ít với hệ thống chính trị hiện nay. Những thay đổi sâu sắc hơn sẽ phải chờ đợi, hoặc nếu có xảy ra thì cũng là trái ý của Đảng," tạp chí kết luận.
Nhận xét
Đăng nhận xét