Obama sẽ tỏa sáng thời hậu Nhà Trắng?

Tổng thống Obama và phu nhân
Vào một tối tháng Mười Một se lạnh, tôi cùng đoàn làm phim có mặt tại Grant Park, Chicago, và chứng kiến cảnh Tổng thống Mỹ thứ 44 được những người ủng hộ đầy hân hoan chào đón.
Đây quả là một thời khắc tuyệt vời không thể quên được. Thế nhưng ngay khi đó đã có một câu hỏi vẫn ám ảnh trong đầu tôi về ông Barack Obama.
Tôi đã có một cuộc gặp gỡ ngắn với ông trước đó vài tháng và đã rất ấn tượng về trí thông minh của ông. Tôi nghe vài bài phát biểu của ông và biết rằng ông là một người có tài hùng biện với lời lẽ sâu sắc và gây xúc động lòng người.
Thế nhưng khi gặp mặt ông tôi có cảm giác ông muốn tôi và những ai đã gặp ông phải quý mến ông. Sau nhiều năm tường thuật về những nhà lãnh đạo chính trị mạnh mẽ, những người chẳng quan tâm quý vị có thích họ hay không, thì tôi cảm thấy điều đó có gì đáng ngại.
Liệu ông Obama có đủ cứng rắn để đạt được những gì ông nói trong buối tối lịch sự đó tại Grant Park hay không?
Ông còn tại nhiệm hai năm nữa vì vậy viết điếu văn chính trị cho ông là hơi sớm.
Nhưng vào thời điểm này trong nhiệm kỳ thứ hai, quý vị có thể nói nó thành công hay không. Và khó hình dung được là ông Barack Obama có thể được đánh giá là đã thành công khi ông rời nhiệm sở.
Ở một mức độ nào đó thì điều đó thực sự không công bằng.

Thành công kinh tế

Các đánh giá kinh tế luôn được xem là có tính quyết định đối với một Tổng thống Mỹ, và trong trường hợp của ông Obama thì đánh giá rõ ràng là tích cực.
Trong suốt thời kỳ kinh tế suy giảm tàn khốc, đã gây ảnh hưởng lớn tới Đức, Pháp và Nhật Bản thì nền kinh tế Mỹ lại tăng trưởng hơn 7% kể từ năm 2008 và tình trang thất nghiệp nay là dưới 6%. Đó là những thành quả đáng kể.
Đúng là theo một số thước đo thì nền kinh tế Trung Quốc vừa vượt qua hay sắp vượt qua kinh tế Mỹ nhưng chắc chắn không phải lỗi của ông Obama.
Về mặt y tế, một trong những vấn đề ông phát biểu tại Grant Park, ông đã làm cho hàng triệu người dân nghèo Mỹ lần đầu tiên được nhận bảo hiểm y tế đàng hoàng.
Nhưng trên phương diện quốc tế, danh tiếng và tính hiệu quả của nước Mỹ đã bị sụt giảm mạnh – sa sút hình ảnh như dưới thời ông Jimmy Carter (một người sâu sắc và thông minh khác) và ông George W Bush.
Thế giới (hay phần lớn thế giới) muốn một nước Mỹ chủ động và có hiệu quả hành động trên cương vị của một cảnh sát, giải quyết nhưng vấn đề mà các quốc gia nhỏ hơn không thể đương đầu một mình.
Đó là một sai lầm lớn của Tổng thống Obama khi nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể rút khỏi vị trí lịch sử của mình mà bị nhìn nhận là kém cỏi đi.
Và ông cũng phạm một sai lầm khác. Cảnh báo Tổng thống Syria, Bashar al-Asad, rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận nếu ông dùng vũ khí hóa học chống lại chính người dân Syria, và rồi lại không làm gì khi điều đó xảy ra. Đó là một tai họa về chính sáchngoại giao.
Sự lớn mạnh của Nhà nước Hồi giáo cũng có thể truy ngược lại từ việc thiếu quyết đoán đó.
Và mặc dù ông phát biểu tại Grant Park về khôi phục những tiêu chuẩn đạo đức đã bị đánh mất của Mỹ sau tiết lệ về các hành động tra tấn thì điều đó cũng vẫn chưa diễn ra.
Vịnh Guantanamo, nơi ông hứa sẽ đóng cửa, thì nay vẫn tiếp tục hoạt động và việc cưỡng bức ăn một cách dã man với những tù nhân đang tuyệt thực vẫn diễn ra tại đó.
Khái niệm cũ của người Mỹ về mình như một thành phố bên sườn đồi mà ánh sáng đạo đức không thể bị che lấp nay đã bị phá hủy không gì có thể khắc phục được. Và Tổng thống Obama đã không làm được là bao để cải thiện điều đó.

Hậu nhiệm kỳ Tổng thống

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter
Liệu có quá muộn với ông để đảo ngược tình thế không? Có là như vậy.
Tất nhiên là ông luôn có thể tập trung vào giải quyết vấn đề Israel và Palestin.
Nhưng thời điểm cho một giải pháp hai nhà nước dường như đi qua rất nhanh và có thể đã vuột đi mất rồi.
Nếu Tổng thống Obama cố gây áp lực với Israel, ông bị các phe nhóm ủng hộ Israel tại Mỹ làm cho phải chịu thua thiệt nặng nề.
Sau khởi đầu không mấy tốt đẹp việc ông có thể đánh bại Nhà nước Hồi giáo IS tại Syria và Iraq là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Tuy nhiên điều đó sẽ mất nhiều thời gian hơn là khoảng thời gian còn lại trong nhiệm kỳ này của ông và vị Tổng thống thứ 45, dù đó là ai, sẽ là người được nhận công cho điều đó.
Tuy nhiên Tổng thống Obama mới chỉ 55 tuổi khi ông rời Tòa Bạch Ốc vào tháng Giêng năm 2017.
Ông Jimmy Carter, sau tất cả những gì ông đạt được sau khi rời Toà Bạch Ốc, thì nay là một trong những người được kính trọng nhất tại Mỹ. Ông Bill Clinton cũng vậy.
Những yếu điểm mà người ta nhìn nhận về họ ở cương vị Tổng thống dần lu mờ sau khi họ trở lại đời sống riêng tư và được tự do làm những gì họ muốn.
Ông George W Bush ở nhà vẽ chân dung chó chứ ông Obama thì không.
Có rất nhiều điều ông có thể làm được. Và khi không còn bị những ngờ vực, tức giận vô lý nhắm vào mình ông có thể làm nhiều hơn khi ông là Tổng thống.
Một người đầy năng lực như vậy xứng đáng được có cơ hội tỏa sáng, thậm chí nếu ông không thể làm được điều đó khi tại nhiệm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?

Xứ Sở Hận Thù