Biểu tình phản đối thành phố Riverside kết nghĩa với Cần Thơ


Đoàn biểu tình, ngoài cư dân của thành phố Riverside còn có nhiều cư dân gốc Việt từ khu vực Little Sài Gòn của quận Cam, tập trung trước Tòa Thị Chính, giương cờ Mỹ và cờ Việt Nam cộng hòa.
Đoàn biểu tình, ngoài cư dân của thành phố Riverside còn có nhiều cư dân gốc Việt từ khu vực Little Sài Gòn của quận Cam, tập trung trước Tòa Thị Chính, giương cờ Mỹ và cờ Việt Nam cộng hòa.
 

Cộng đồng người Việt hải ngoại phản đối một thành phố Mỹ có đông người Việt sinh sống kết nghĩa với một thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam.
Hàng trăm người Việt hôm 29/1 tề tựu về thành phố Riverside, bang California, biểu tình chống lại mối quan hệ hợp tác vừa ký kết với thành phố Cần Thơ vì thành tích nhân quyền xuống cấp của Việt Nam.
Đoàn biểu tình, ngoài cư dân của thành phố Riverside còn có nhiều cư dân gốc Việt từ khu vực Little Sài Gòn của quận Cam, tập trung trước Tòa Thị Chính, giương cờ Mỹ và cờ Việt Nam cộng hòa.
Những người biểu tình cũng hô vang các khẩu hiệu ủng hộ tự do-dân chủ, phản đối sự cai trị độc tài và vi phạm nhân quyền của chính phủ Hà Nội.
Tờ Los Angeles Times tường thuật rằng Hội đồng thành phố Riverside đã bỏ phiếu tán thành việc kết nghĩa với thành phố Cần Thơ từ tháng 3 năm ngoái, nhưng giới hoạt động bảo vệ nhân quyền không được biết thông tin này cho tới khi phái đoàn giới chức của Việt Nam bay sang chính thức ký văn kiện kết nghĩa trong tháng này.
Bản tin trên trang web Sở Ngoại vụ Cần Thơ hôm qua cho hay phái đoàn do Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ, Lê Hùng Dũng, dẫn đầu đã đến làm việc và ký bản hợp tác với thành phố Riverside trong chuyến thăm từ ngày 20 đến 22/1/2015.
Với việc ký kết này, Cần Thơ trở thành thành phố kết nghĩa thứ 9 của Riverside trong nỗ lực tăng cường các mối quan hệ về văn hóa, giáo dục, và thương mại giữa hai thành phố Việt-Mỹ.
Cộng đồng gốc Việt tại Mỹ, đa số là những di dân phải rời bỏ đất nước đi tị nạn chính trị sau khi chế độ cộng sản lên nắm quyền tại Việt Nam từ năm 1975, cho rằng hành động kết nghĩa mang thông điệp của một sự ủng hộ đối với chính quyền độc tài toàn trị tại Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng của người Mỹ gốc Việt, những nạn nhân của chế độ cộng sản chấp nhận mọi gian nguy để mưu tìm tự do.
Họ yêu cầu chính quyền thành phố Riverside phải xem lại việc kết nghĩa này. Người biểu tình nói họ lên tiếng vì quan tâm đến sự phát triển lành mạnh cho Việt Nam mà qua đó người dân phải được hưởng dân chủ và các quyền con người căn bản thay vì phải chịu đựng một sự cai trị tàn bạo, độc đoán.
Các hình ảnh video được phổ biến trên mạng internet cho thấy đoàn người biểu tình ở thành phố Riverside hôm qua đã tố cáo chính phủ Việt Nam tham nhũng và dùng các chính sách đàn áp khắc nghiệt để trừng phạt những người bất đồng quan điểm.

'Tôn trọng mọi quan điểm'
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt ngữ, bà Lanney Trần, một cư dân gốc Việt ở California, chia sẻ:
“Chúng ta là những người Việt tị nạn cộng sản, chúng ta không chấp nhận những kẻ độc tài. Thứ hai, Việt Nam là nước vi phạm nhân quyền gần như hàng đầu trên thế giới với những vụ đàn áp, bắt bớ, đánh đập, hành hung, tra tấn vẫn diễn ra ngay sau khi Việt Nam được gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc. Chúng ta không làm bạn hay anh chị em với một thể chế độc tài, tàn ác như vậy.”
Chính quyền thành phố Riverside ra thông cáo nói họ tôn trọng mọi quan điểm và quyền bày tỏ ý kiến của mọi người.
VOA Việt ngữ liên lạc với bà Trần Thị Ngọc Dung, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Cần Thơ, để hỏi thăm phản hồi của giới chức tỉnh trước sự phản đối của cộng đồng người Việt tại Mỹ, nhưng bà Dung từ chối bình luận:
“Người phát ngôn của cơ quan là giám đốc. Tôi không được giao trách nhiệm phản hồi thông tin. Chỉ có một mình giám đốc là được phép trả lời với báo đài thôi. Theo phân công trong cơ quan, ông ấy là người phát ngôn của cơ quan.”
Người đứng đầu Sở Ngoại vụ Cần thơ đảm nhiệm vai trò phát ngôn chính, Giám đốc Phạm Thế Vinh, hồi đáp yêu cầu bình luận của chúng tôi như sau:
“Tôi sẽ cho chị email để chị gửi câu hỏi vì tôi phải xin ý kiến Ủy ban, ý kiến sếp tôi mới được. Chị thông cảm ở đây phải xin ý kiến sếp mới được. Chị hỏi tôi chưa trả lời được.”
Năm nay kỷ niệm 40 năm ngày cuộc chiến Việt Nam kết thúc và đánh dấu 20 năm Việt-Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao. Kết nghĩa giữa thành phố Riverside và Cần Thơ là một trong những hoạt động thắt chặt mối quan hệ này.
Chúng ta là những người Việt tị nạn cộng sản, chúng ta không chấp nhận những kẻ độc tài. Chúng ta không làm bạn hay anh chị em với một thể chế độc tài, tàn ác như vậy.
Giới hữu trách thành phố Riverside nói mối quan hệ kết nghĩa sẽ mở ra cơ kênh đối thoại trực tiếp giữa người dân hai bên về các vấn đề cùng quan tâm và thành phố mong phát triển hơn nữa mối thâm tình này với người dân Cần Thơ.
Trở ngại chính lâu nay trong quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước Việt-Mỹ là thành tích nhân quyền Việt Nam vốn bị quốc tế chỉ trích là đáng quan ngại và đi ngược lại các Công ước chuẩn mực mà Hà Nội đã ký với thế giới.
Năm ngoái, các cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt ở Mỹ đã ngăn cản thành công kế hoạch kết nghĩa tương tự giữa thành phố Irvine với thành phố Nha Trang.
Tháng 2 năm 2013, Santa Ana, một trong những thành phố ở Hoa Kỳ có đông người Việt sinh sống nhất, thông qua nghị quyết 55B cấm quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam du hành hoặc ghé ngang qua thành phố này cho đến khi nào Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các tổ chức quốc tế xác định hay chứng nhận rằng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền và tôn trọng các quyền căn bản của công dân.
Trước Santa Ana, hai thành phố Garden Grove và Westminster cũng đã thông qua các nghị quyết tương tự.
Năm 1999, một cuộc biểu tình rầm rộ của người Việt tại thành phố Westminster kéo dài gần 2 tháng, quy tụ hơn 15.000 người tham gia khi cờ cộng sản và ảnh của ông Hồ Chí Minh được treo trong tiệm video của ông Trần Trường. Thành phố Westminster lúc bấy giờ đã tiêu tốn gần 200.000 đô la cho công tác giữ gìn trật tự trong các vụ biểu tình đó.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?