Luật hóa chạy chức: Ngộ nhận mơ hồ?
Theo Dân Trí
Nguyễn Duy Xuân
30-01-2015
- Thứ nhất: Chạy chức chạy quyền không riêng gì ở Việt Nam mà thế giới cũng đã chạy nhiều ví như “Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ”.
- Thứ hai: Chạy chức chạy quyền không có gì là xấu, đó là cơ hội để người chạy “đóng góp được nhiều hơn”. Ông thừa nhận: “Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức.”
- Thứ ba: Kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có cung cầu, có cạnh tranh, có giá trị thì công tác tổ chức cán bộ lẽ nào lại không vận hành theo, điều đó cũng không có gì là xấu vì nó vẫn là quan hệ cung cầu.
- Thứ 4: Nếu thiết lập theo luật định chuyện chạy chức chạy quyền thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được, không chảy vào túi của riêng ai.
- Thứ 5: Tất cả những điều trên: Chạy chức chạy quyền là đương nhiên, cần luật hóa để thu tiền cho nhà nước.
Thoạt đọc, lí lẽ mà PGS.TS đưa ra có vẻ rất thuyết phục, nhưng ngẫm nghĩ lại thì thấy có một số điều cần bàn lại:
Thứ nhất, PGS.TS ngộ nhận việc “chạy” vào Nhà trắng của tổng thống Mỹ hay Nhà đỏ của tổng thống Nga cũng giống như việc chạy chức ở ta. Nhưng chuyện “chạy” vào Nhà trắng của ông Obama như thế nào cả thế giới đều biết, khác với “chạy” chức chạy quyền ở ta.
Thứ hai, chạy chức chạy quyền ở ta là có thật nhưng xưa nay đều dấm dúi giữa một nhóm người có tiền, có quyền với nhau hòng giành ghế mưu lợi cho cá nhân. Chạy như thế mà “không có gì xấu” ư, thưa PGS.TS? Vô hình chung, ông lại khuyến khích cho việc chạy chức – một vấn nạn đang làm nhức nhối xã hội hiện nay?
Thứ ba, không phải cứ vin vào cơ chế thị trường để rồi áp đặt mọi hoạt động trong xã hội cũng phải theo cơ chế này trong đó có công tác tổ chức nhân sự. Từ khi xã hội loài người có thể chế, có nhà nước, chưa thấy chế độ nào đồng tình với việc chạy chức chạy quyền cả. Thời phong kiến tuy cũng có chuyện mua bán quan tước, nhưng quan tước do mua bán chỉ là phẩm hàm mà không được trao chức vụ, nghĩa là hữu danh vô thực. Còn bây giờ, chức vụ gắn với quyền lực và bổng lộc. Chức càng to thì quyền càng lớn, lộc càng nhiều và tất nhiên, để “đấu thầu” được phải bỏ ra cả một núi tiền. Cứ làm theo đề xuất của ông thì xã hội sẽ vận hành ra sao?
Thứ tư, PGS.TS nói luật hóa chạy chức để thu tiền cho nhà nước. Ý tưởng của PGS.TS khiến tôi bỗng nhớ đến một câu nói của ông Hoài Thanh, nhà phê bình văn học nổi tiếng khi bàn về cái xã hội bị chi phối bởi đồng tiền trong truyện Kiều: “Cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Chả nhẽ điều đó sẽ thành hiện thực trong nay mai nếu thực hiện theo ý tưởng của PGS.TS Tri? Lúc ấy chỉ có tiền là trên hết. Hiền tài – nguyên khí quốc gia sẽ bị triệt tiêu nếu không có tiền để “chạy”?
Trong bài trả lời phỏng vấn, PGS.TS có nói đại ý: ông đã từng nhiều lần đặt câu hỏi khi giảng bài cho các học trò rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Thế giới “chạy” được thì Việt Nam cũng “chạy” được, chẳng có gì là xấu. Và ông cũng thừa nhận chính ông cũng từng muốn chạy để có chức, có quyền. Thưa PGS.TS! nghĩ đến đã có bao nhiêu thế hệ cán bộ quản lí ông “gieo mầm” tư tưởng chạy chức chạy quyền? Nghĩ thế, bỗng thấy rùng mình. Thiện tai! Thiện tai!
Chạy chức chạy quyền đang là vấn nạn của xã hội và là một trong những nguyên nhân sâu xa của quốc nạn tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phòng chốnghiện nay. Chức nhỏ chạy nhỏ, chức to chạy to. Cái “giá trị” kiểu chạy chức chạy quyền mà PGS.TS nói ở trên được đo bằng tiền chứ không phải bằng tài năng. Chẳng ai dại gì bỏ tiền túi ra đấu giá chức quyền, mà lại không tính đến chuyện thu hồi cả vốn lẫn lãi trong tương lai. Nguồn thu hồi vốn và lãi ấy ở đâu chẳng nói thì ai cũng biết. Và, cái ý tưởng khác người “luật hóa cho phép chạy chức chạy quyền” như trên “rằng hay thì thật là hay” nhưng xem ra… không ổn lắm cho sự tiến bộ của xã hội.
Nguyễn Duy Xuân
30-01-2015
Chức nhỏ chạy nhỏ, chức to chạy to. Cái “giá trị” kiểu chạy chức chạy quyền mà PGS.TS nói ở trên được đo bằng tiền chứ không phải bằng tài năng.
Trong bối cảnh xã hội hiện nay, bỗng nhớ lại cách đây đúng một năm, trả lời phỏng vấn của báo chí về chuyện chạy chức mà bây giỡ vẫn nóng bỏng tính thời sự, ông Nguyễn Hữu Tri, PGS.TS, Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý, đã đề xuất ý tưởng “luật hóa” cho phép chạy chức chạy quyền công khai. (’Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền’). Lập luận mà ông PGS.TS đưa ra trong bài trả lời phỏng vấn của mình là:- Thứ nhất: Chạy chức chạy quyền không riêng gì ở Việt Nam mà thế giới cũng đã chạy nhiều ví như “Obama phải ‘chạy’ vào Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ”.
- Thứ hai: Chạy chức chạy quyền không có gì là xấu, đó là cơ hội để người chạy “đóng góp được nhiều hơn”. Ông thừa nhận: “Bản thân tôi cũng từng nói với nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu rằng tôi cũng muốn chạy để có chức.”
- Thứ ba: Kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có cung cầu, có cạnh tranh, có giá trị thì công tác tổ chức cán bộ lẽ nào lại không vận hành theo, điều đó cũng không có gì là xấu vì nó vẫn là quan hệ cung cầu.
- Thứ 4: Nếu thiết lập theo luật định chuyện chạy chức chạy quyền thì tiền sẽ nổi lên, Nhà nước quản lý được, không chảy vào túi của riêng ai.
- Thứ 5: Tất cả những điều trên: Chạy chức chạy quyền là đương nhiên, cần luật hóa để thu tiền cho nhà nước.
Thoạt đọc, lí lẽ mà PGS.TS đưa ra có vẻ rất thuyết phục, nhưng ngẫm nghĩ lại thì thấy có một số điều cần bàn lại:
Thứ nhất, PGS.TS ngộ nhận việc “chạy” vào Nhà trắng của tổng thống Mỹ hay Nhà đỏ của tổng thống Nga cũng giống như việc chạy chức ở ta. Nhưng chuyện “chạy” vào Nhà trắng của ông Obama như thế nào cả thế giới đều biết, khác với “chạy” chức chạy quyền ở ta.
Thứ hai, chạy chức chạy quyền ở ta là có thật nhưng xưa nay đều dấm dúi giữa một nhóm người có tiền, có quyền với nhau hòng giành ghế mưu lợi cho cá nhân. Chạy như thế mà “không có gì xấu” ư, thưa PGS.TS? Vô hình chung, ông lại khuyến khích cho việc chạy chức – một vấn nạn đang làm nhức nhối xã hội hiện nay?
Thứ ba, không phải cứ vin vào cơ chế thị trường để rồi áp đặt mọi hoạt động trong xã hội cũng phải theo cơ chế này trong đó có công tác tổ chức nhân sự. Từ khi xã hội loài người có thể chế, có nhà nước, chưa thấy chế độ nào đồng tình với việc chạy chức chạy quyền cả. Thời phong kiến tuy cũng có chuyện mua bán quan tước, nhưng quan tước do mua bán chỉ là phẩm hàm mà không được trao chức vụ, nghĩa là hữu danh vô thực. Còn bây giờ, chức vụ gắn với quyền lực và bổng lộc. Chức càng to thì quyền càng lớn, lộc càng nhiều và tất nhiên, để “đấu thầu” được phải bỏ ra cả một núi tiền. Cứ làm theo đề xuất của ông thì xã hội sẽ vận hành ra sao?
Thứ tư, PGS.TS nói luật hóa chạy chức để thu tiền cho nhà nước. Ý tưởng của PGS.TS khiến tôi bỗng nhớ đến một câu nói của ông Hoài Thanh, nhà phê bình văn học nổi tiếng khi bàn về cái xã hội bị chi phối bởi đồng tiền trong truyện Kiều: “Cả một xã hội chạy theo đồng tiền”. Chả nhẽ điều đó sẽ thành hiện thực trong nay mai nếu thực hiện theo ý tưởng của PGS.TS Tri? Lúc ấy chỉ có tiền là trên hết. Hiền tài – nguyên khí quốc gia sẽ bị triệt tiêu nếu không có tiền để “chạy”?
Trong bài trả lời phỏng vấn, PGS.TS có nói đại ý: ông đã từng nhiều lần đặt câu hỏi khi giảng bài cho các học trò rằng tại sao lại phê phán việc chạy chức chạy quyền. Thế giới “chạy” được thì Việt Nam cũng “chạy” được, chẳng có gì là xấu. Và ông cũng thừa nhận chính ông cũng từng muốn chạy để có chức, có quyền. Thưa PGS.TS! nghĩ đến đã có bao nhiêu thế hệ cán bộ quản lí ông “gieo mầm” tư tưởng chạy chức chạy quyền? Nghĩ thế, bỗng thấy rùng mình. Thiện tai! Thiện tai!
Chạy chức chạy quyền đang là vấn nạn của xã hội và là một trong những nguyên nhân sâu xa của quốc nạn tham nhũng mà Đảng và Nhà nước ta đang ra sức phòng chốnghiện nay. Chức nhỏ chạy nhỏ, chức to chạy to. Cái “giá trị” kiểu chạy chức chạy quyền mà PGS.TS nói ở trên được đo bằng tiền chứ không phải bằng tài năng. Chẳng ai dại gì bỏ tiền túi ra đấu giá chức quyền, mà lại không tính đến chuyện thu hồi cả vốn lẫn lãi trong tương lai. Nguồn thu hồi vốn và lãi ấy ở đâu chẳng nói thì ai cũng biết. Và, cái ý tưởng khác người “luật hóa cho phép chạy chức chạy quyền” như trên “rằng hay thì thật là hay” nhưng xem ra… không ổn lắm cho sự tiến bộ của xã hội.
Nhận xét
Đăng nhận xét