Mỹ-Nhật sắp đạt thỏa thuận về TPP
28.01.2015
Tiến bộ về hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP gồm 12 nước đã bị trì trệ vì Nhật Bản và Hoa Kỳ chưa đạt được thỏa thuận về hai khu vực thị trường trọng yếu. Theo tường thuật của thông tín viên Steve Herman tại trung tâm tin tức Đông Nam Á của đài VOA ở Bangkok, có tin cho biết sắp có một sự đột phá trong cuộc thương thuyết về TPP.
Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước chính đang điều đình với nhau về một hiệp định để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do có sản lượng kinh tế chiếm tới 40% sản lượng thế giới. Hiệp định, thường được gọi tắt là TPP, là một sáng kiến hàng đầu về chính sách thương mại của chính phủ của Tổng thống Obama. Các nước đã điều đình với nhau trong 4 năm qua và kết quả tùy thuộc rất nhiều vào việc Tokyo và Washington có giải quyết được những mối bất đồng sâu sắc hay không.
Cuộc đàm phán kéo dài 6 ngày giữa các giới chức Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu hôm thứ hai tại New York. Thương thuyết gia trưởng của Nhật Bản, ông Koji Tsuruoka, cho báo chí biết rằng “những tiến bộ quan trọng” có thể đạt được trong tuần này. Ông Michael Froman, người đứng đầu phái đoàn Mỹ, hôm qua cho Ủy ban Tài chánh Thượng viện biết rằng “những tiến bộ lớn” đã đạt được.
Bà Deborah Elms, Giám đốc Trung tâm Thương mại Á Châu ở Singapore, dự kiến đôi bên sẽ đúc kết tất cả mọi thứ trong tuần này, ngoại trừ những quyết định về mặt chính trị.
"Nhưng chúng ta có thể đang tiến rất gần tới mục tiêu. Và khi các vị bộ trưởng gặp nhau tại cuộc họp dự trù diễn ra vào tháng 3, họ có thể sẽ chấp thuận hiệp định và như vậy thì trên cơ bản là công việc đã hoàn tất."
Nhật Bản muốn chọn tháng 5 để đưa ra loan báo về hiệp định TPP khi Thủ tướng Shinzo Abe đến thăm Washington. Bà Elms cho biết 10 nước khác trong vòng đàm phán TPP đầu tiên hiện đang theo dõi sát để xem Washington có những nhượng bộ như thế nào đối với Tokyo.
"Điều đó sẽ đánh đi một tín hiệu cho tất cả những nước còn lại. Họ sẽ nói “Thế thì tôi có thể chọn một lập trường rất cứng rắn hoặc giả tôi không nên có nhiều tham vọng như vậy.”
Ông Chris Nelson, một nhà phân tích thương mại Á châu của công ty Samuels International, nói rằng rõ ràng là sắp sửa có được một sự đột phá.
"Đàng sau những bức màn mà quí vị và tôi đang tìm cách nhìn vào, những sự việc đã xảy ra trong lãnh vực nông nghiệp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điều này có thể nói là không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì những người như tôi đã được cho biết từ nhiều tháng trước là đôi bên đang tiến rất gần tới chỗ đạt được thỏa thuận."
Tờ Nihon Keizai Shimbun, nhật báo tài chánh lớn nhất Nhật Bản, cho biết Tokyo sẽ đồng ý tăng mạnh quota của gạo nhập khẩu miễn thuế và sẽ nhập khẩu thêm “hàng vạn tấn gạo” từ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, có tin nói rằng Nhật Bản sẽ giữ cho thuế suất hiện hành đánh vào gạo nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch đó.
Thắng lợi có thể có đối với người trồng lúa ở Mỹ dường như sẽ được đánh đổi bằng những sự bất lợi cho các nhà sản xuất xe hơi. Tờ Nihon Keizai Shimbun cho biết các nhà thương thuyết của Mỹ sẽ thôi không đòi Nhật Bản nới lỏng các luật lệ về nhập khẩu xe hơi. Hiện giờ Tokyo đang áp dụng quota 5.000 chiếc mỗi năm cho mỗi loại xe của Mỹ.
Trong chiến dịch vận động bầu cử quốc hội mới đây, Thủ tướng Abe hứa với nhà nông ở Hokkaido là ông sẽ điều đình với Mỹ “với một cách thức không gây thiệt hại cho nông dân.” Tuy nhiên, ông cũng nói với một tạp chí ở Anh là ông sẽ “vượt qua sự chống đối của nông dân.”
Bà Deborah Elms của Trung tâm Thương mại Á châu cho biết hiệp định TPP bao gồm nhiều khu vực hơn so với những hiệp định thương mại trước đây và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động kinh doanh ven bờ Thái Bình Dương.
"Các doanh nghiệp sẽ đặt cơ sở hoặc di chuyển cơ sở sản xuất tại các nước thuộc khối TPP để hưởng lợi. Và những nước không theo đuổi những chính sách tương tự sẽ bị thiệt thòi rất nhiều."
Ngoài Hoa Kỳ và Nhật Bản, TPP còn qui tụ Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Theo nhà phân tích Chris Nelson ở Washington, nhiều nước khác đang muốn tham gia vòng đàm phán thứ nhì, trong đó nổi bật nhất là Nam Triều Tiên.
"Nam Triều Tiên đã quyết định là nếu Nhật Bản thành công trong việc gia nhập TPP thì họ cũng muốn gia nhập. Điều đó rất quan trọng vì Nam Triều Tiên là một nền kinh tế rất lớn và quan trọng. Vấn đề thứ nhì là trong hai, ba tháng nay nhiều người đã nhận thấy Trung Quốc đang xem xét lại vấn đề TPP và họ cũng đang suy nghĩ một cách nghiêm túc là có lẽ họ cần phải gia nhập."
Một số tổ chức tranh đấu ở cả hai bờ Thái Bình Dương đã bày tỏ quan tâm về cách thức soạn thảo hiệp định TPP. Họ cho rằng có sự thiếu minh bạch trong cuộc đàm phán sẽ ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau và không có cách nào để ước tính mức độ nghiêm trọng của những tác động của hiệp định này đối với người lao động và người tiêu thụ.
Những người ủng hộ TPP nói rằng hiệp định này sẽ tạo thêm rất nhiều công ăn việc làm và giúp cho giới tiêu thụ mua sắm nhiều loại hàng hóa khác nhau với giá rẻ hơn.
Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai nước chính đang điều đình với nhau về một hiệp định để thiết lập một khu vực mậu dịch tự do có sản lượng kinh tế chiếm tới 40% sản lượng thế giới. Hiệp định, thường được gọi tắt là TPP, là một sáng kiến hàng đầu về chính sách thương mại của chính phủ của Tổng thống Obama. Các nước đã điều đình với nhau trong 4 năm qua và kết quả tùy thuộc rất nhiều vào việc Tokyo và Washington có giải quyết được những mối bất đồng sâu sắc hay không.
Cuộc đàm phán kéo dài 6 ngày giữa các giới chức Hoa Kỳ và Nhật Bản đã bắt đầu hôm thứ hai tại New York. Thương thuyết gia trưởng của Nhật Bản, ông Koji Tsuruoka, cho báo chí biết rằng “những tiến bộ quan trọng” có thể đạt được trong tuần này. Ông Michael Froman, người đứng đầu phái đoàn Mỹ, hôm qua cho Ủy ban Tài chánh Thượng viện biết rằng “những tiến bộ lớn” đã đạt được.
Bà Deborah Elms, Giám đốc Trung tâm Thương mại Á Châu ở Singapore, dự kiến đôi bên sẽ đúc kết tất cả mọi thứ trong tuần này, ngoại trừ những quyết định về mặt chính trị.
"Nhưng chúng ta có thể đang tiến rất gần tới mục tiêu. Và khi các vị bộ trưởng gặp nhau tại cuộc họp dự trù diễn ra vào tháng 3, họ có thể sẽ chấp thuận hiệp định và như vậy thì trên cơ bản là công việc đã hoàn tất."
Nhật Bản muốn chọn tháng 5 để đưa ra loan báo về hiệp định TPP khi Thủ tướng Shinzo Abe đến thăm Washington. Bà Elms cho biết 10 nước khác trong vòng đàm phán TPP đầu tiên hiện đang theo dõi sát để xem Washington có những nhượng bộ như thế nào đối với Tokyo.
"Điều đó sẽ đánh đi một tín hiệu cho tất cả những nước còn lại. Họ sẽ nói “Thế thì tôi có thể chọn một lập trường rất cứng rắn hoặc giả tôi không nên có nhiều tham vọng như vậy.”
Ông Chris Nelson, một nhà phân tích thương mại Á châu của công ty Samuels International, nói rằng rõ ràng là sắp sửa có được một sự đột phá.
"Đàng sau những bức màn mà quí vị và tôi đang tìm cách nhìn vào, những sự việc đã xảy ra trong lãnh vực nông nghiệp giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điều này có thể nói là không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì những người như tôi đã được cho biết từ nhiều tháng trước là đôi bên đang tiến rất gần tới chỗ đạt được thỏa thuận."
Tờ Nihon Keizai Shimbun, nhật báo tài chánh lớn nhất Nhật Bản, cho biết Tokyo sẽ đồng ý tăng mạnh quota của gạo nhập khẩu miễn thuế và sẽ nhập khẩu thêm “hàng vạn tấn gạo” từ Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, có tin nói rằng Nhật Bản sẽ giữ cho thuế suất hiện hành đánh vào gạo nhập khẩu nằm ngoài hạn ngạch đó.
Thắng lợi có thể có đối với người trồng lúa ở Mỹ dường như sẽ được đánh đổi bằng những sự bất lợi cho các nhà sản xuất xe hơi. Tờ Nihon Keizai Shimbun cho biết các nhà thương thuyết của Mỹ sẽ thôi không đòi Nhật Bản nới lỏng các luật lệ về nhập khẩu xe hơi. Hiện giờ Tokyo đang áp dụng quota 5.000 chiếc mỗi năm cho mỗi loại xe của Mỹ.
Trong chiến dịch vận động bầu cử quốc hội mới đây, Thủ tướng Abe hứa với nhà nông ở Hokkaido là ông sẽ điều đình với Mỹ “với một cách thức không gây thiệt hại cho nông dân.” Tuy nhiên, ông cũng nói với một tạp chí ở Anh là ông sẽ “vượt qua sự chống đối của nông dân.”
Bà Deborah Elms của Trung tâm Thương mại Á châu cho biết hiệp định TPP bao gồm nhiều khu vực hơn so với những hiệp định thương mại trước đây và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các hoạt động kinh doanh ven bờ Thái Bình Dương.
"Các doanh nghiệp sẽ đặt cơ sở hoặc di chuyển cơ sở sản xuất tại các nước thuộc khối TPP để hưởng lợi. Và những nước không theo đuổi những chính sách tương tự sẽ bị thiệt thòi rất nhiều."
Ngoài Hoa Kỳ và Nhật Bản, TPP còn qui tụ Australia, Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Theo nhà phân tích Chris Nelson ở Washington, nhiều nước khác đang muốn tham gia vòng đàm phán thứ nhì, trong đó nổi bật nhất là Nam Triều Tiên.
"Nam Triều Tiên đã quyết định là nếu Nhật Bản thành công trong việc gia nhập TPP thì họ cũng muốn gia nhập. Điều đó rất quan trọng vì Nam Triều Tiên là một nền kinh tế rất lớn và quan trọng. Vấn đề thứ nhì là trong hai, ba tháng nay nhiều người đã nhận thấy Trung Quốc đang xem xét lại vấn đề TPP và họ cũng đang suy nghĩ một cách nghiêm túc là có lẽ họ cần phải gia nhập."
Một số tổ chức tranh đấu ở cả hai bờ Thái Bình Dương đã bày tỏ quan tâm về cách thức soạn thảo hiệp định TPP. Họ cho rằng có sự thiếu minh bạch trong cuộc đàm phán sẽ ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề khác nhau và không có cách nào để ước tính mức độ nghiêm trọng của những tác động của hiệp định này đối với người lao động và người tiêu thụ.
Những người ủng hộ TPP nói rằng hiệp định này sẽ tạo thêm rất nhiều công ăn việc làm và giúp cho giới tiêu thụ mua sắm nhiều loại hàng hóa khác nhau với giá rẻ hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét