Rạn nứt trong mối bang giao Trung - Triều?

           
Bang giao của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh đã căng thẳng kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, nhất là kể từ năm 2013 khi Bắc Triều Tiên bất chấp lời cảnh báo quốc tế và lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc.
Bang giao của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh đã căng thẳng kể từ khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, nhất là kể từ năm 2013 khi Bắc Triều Tiên bất chấp lời cảnh báo quốc tế và lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc.
 
Theo VOA
Briden Padden
Các giới chức ở Moscow nói ông Kim Jong Un sẽ dự các buổi lễ ở Nga vào tháng 5 nhân kỷ niệm chiến thắng Đức trong thế chiến thứ hai.
Quyết định của lãnh tụ Bắc Triều Tiên đi Nga trước khi đến thăm đồng minh chính là Trung Quốc có thể cho thấy một sự rạn nứt trong mối bang giao Trung - Triều.
Tin nói ông Kim Jong Un đã xác nhận việc tham dự các buổi lễ vào tháng 5 đánh dấu ngày kết thúc thế chiến thứ hai được phát ngôn viên văn phòng tổng thống Nga ở điện Kremli loan báo. Chưa thấy thông cáo chính thức từ phía Bình Nhưỡng về chuyến đi này.
Ông Kim chưa xuất ngoại lần nào kể từ khi lên nắm quyền ở Bắc Triều Tiên hồi cuối năm 2011 khi ông lên kế nhiệm thân phụ là ông Kim Jong Il qua đời một cách bất ngờ.
Giáo sư Andrei Lankov, một chuyên gia phân tích về Bắc Triều Tiên của trường Đại học Kookmin ở Seoul, nói rằng nếu nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên đến Nga, thì việc này sẽ được coi như một hành động thách thức ở một mức độ nào đó đối với Trung Quốc, đồng minh và đối tác thương mại chính của miền Bắc trong khu vực.
Ông Lankow nói: “Đó rõ ràng là một dấu hiệu để Trung Quốc và toàn thế giới thấy rằng Bắc Triều Tiên đang trông đợi quan hệ tốt hơn và chặt chẽ hơn với Nga. Và nước này cũng muốn tự xa lánh Trung Quốc ít nhất ở một mức độ nào đó.”
Cũng đã có lời đồn đoán trong giới truyền thông rằng nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên có thể dự một hội nghị quốc tế gồm các nguyên thủ quốc gia ở Indonesia vào tháng 4.
Quan hệ căng thẳng
Bang giao của Bình Nhưỡng với Bắc Kinh đã căng thẳng kể từ khi ông Kim lên nắm quyền, nhất là kể từ năm 2013 khi Bắc Triều Tiên bất chấp lời cảnh báo quốc tế và lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc tiến hành một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Cả Trung Quốc và Nga đều ủng hộ lệnh chế tài của Liên Hiệp Quốc đối với miền Bắc vì những vụ thử nghiệm hạt nhân và phi đạn. Nhưng Trung Quốc đã nắm một vai trò có tính dẫn đầu hơn trong các nỗ lực ngoại giao quốc tế nhằm chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Ông Kim Yong-hyun, một giáo sư về nghiên cứu Bắc Triều Tiên tại trường Đại học Dongguk ở Seoul nói Bắc Kinh có thể hoãn một lời mời ông Kim Jong Un đến thăm Trung Quốc cho đến khi Bình Nhưỡng nhượng bộ trước áp lực quốc tế hạn chế chương trình hạt nhân của họ và tái tục các cuộc đàm phán quốc tế.
Giáo sư Kim nói Trung Quốc quan ngại về sự chỉ trích của cộng đồng quốc tế nếu họ chấp nhận ông Kim Jong Un, bởi vì không có tiến bộ nào đạt được về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chưa đi thăm Bắc Triều Tiên, mà cũng chưa đích thân gặp ông Kim Jong Un. Nhưng năm ngoái, ông đã thực hiện một chuyến công du Nam Triều Tiên và đã hội kiến Tổng thống Park Geun-hye 6 lần kể từ năm 2012.
Cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Il đã đến thăm Nga vào năm 2011, nhưng đã thực hiện những chuyến thăm thường xuyên hơn đến Trung Quốc.

Tin liên hệ

Người đào tị xem xét việc ngưng thả phim' The Interview' vào Triều Tiên

Một nhóm người đào tỵ cho biết sẵn sàng ngưng các kế hoạch thả bong bóng vào Bắc Triều Tiên, trong đó có chứa những DVD sao chép cuốn phim 'The Interview'

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?